Luận án Nghiên cứu hướng chẩn đoán và xử trí kén khí phổi
Kén khí phổi là những khoảng chứa khí khu trú nằm ở bề mặt hoặc bên
trong nhu mô phổi, có kích thƣớc trên 1cm đƣờng kính và có thể xuất hiện ở
một bên hoặc cả hai bên phổi. Kén khí phổi là sự thay đổi phế nang với phần
nhu mô phổi bình thƣờng hoặc với tình trạng khí phế thũng [24],[47],[52].
Bệnh lý kén khí phổi thƣờng đƣợc mô tả với hai loại: Kén khí phổi tiên
phát (primary bullous disease) và kén khí phổi khí phế thũng (bullous
emphysema). Trong đó, kén khí tiên phát hay gặp ở ngƣời bệnh trẻ tuổi, thể
trạng cao gầy; kén khí khí phế thũng thƣờng gặp ở những ngƣời bệnh lớn tuổi
có tiền sử bệnh phổi mạn tính. Thế nhƣng, những mô tả về biểu hiện lâm sàng
còn có nhiều đặc điểm khác nhau trong các nghiên cứu [15],[50],[77].
Ngƣời bệnh kén khí phổi đến bệnh viện với nhiều bệnh cảnh khác
nhau, có thể đƣợc phát hiện tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe, hoặc khi có
những triệu chứng nhƣ đau ngực, khó thở do kén khí phát triển kích thƣớc gây
ảnh hƣởng chức năng hô hấp, hay kén khí có biến chứng nhƣ kén khí nhiễm
trùng, chảy máu trong kén, vỡ kén khí [31],[35],[51].
Chẩn đoán bệnh lý kén khí phổi không thể chỉ dựa vào các biểu hiện
lâm sàng mà còn cần dựa trên các kết quả hình ảnh học nhƣ X quang phổi hay
chụp cắt lớp điện toán ngực, trong đó giá trị chẩn đoán xác định và vai trò của
chụp cắt lớp điện toán ngực đang đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu với những
kết quả khác nhau [3],[61],[78],[82]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hướng chẩn đoán và xử trí kén khí phổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU PHÚ THI NGHIÊN CỨU HƢỚNG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KÉN KHÍ PHỔI Chuyên ngành: Ngoại lồng ngực Mã số: 62270124 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1. PGS.TS. LÊ NỮ THỊ HÒA HIỆP 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHÔI Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi là ngƣời thực hiện chính. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Châu Phú Thi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt Danh mục các bảng, biểu đồ, hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Lịch sử chẩn đoán và điều trị kén khí phổi ................................................ 4 1.2. Sự hình thành kén khí phổi ........................................................................ 5 1.3. Phân loại kén khí phổi ................................................................................ 8 1.4. Chẩn đoán bệnh lý kén khí phổi ............................................................... 12 1.5. Các phƣơng pháp điều trị không phẫu thuật bệnh kén khí phổi .............. 20 1.6. Các phƣơng pháp điều trị phẫu thuật bệnh kén khí phổi ......................... 23 1.7. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật xử trí kén khí phổi ............. 30 1.8. Tình hình nghiên cứu hiện nay trong phẫu thuật điều trị kén khí phổi ... 33 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 37 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 37 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 38 2.3. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ................................................................ 57 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 58 3.1. Triệu chứng khởi phát và các tuyến nhận bệnh ....................................... 58 3.2. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ..................................................................... 59 3.3. Đặc điểm lâm sàng ................................................................................... 60 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 62 3.5. Chỉ định phẫu thuật, phƣơng pháp phẫu thuật và các đặc điểm kén khí trong phẫu thuật ........................................................................................ 66 3.6. Các đặc điểm sau khi phẫu thuật và kết quả phẫu thuật .......................... 69 3.7. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ............................ 75 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 78 4.1. Xây dựng hƣớng chẩn đoán và xử trí ....................................................... 78 4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật xử trí kén khí phổi ...................................... 89 4.3. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ thành công điều trị ngoại khoa kén khí phổi ............................................................................................. 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 109 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh trong nghiên cứu 2. Mẫu thu thập số liệu 3. Bản chấp thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu 4. Bản cung cấp thông tin về nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu 5. Phụ lục các bảng 6. Danh sách đối tƣợng tham gia nghiên cứu 7. Chấp thuận của Hội đồng Y đức DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLĐT Cắt lớp điện toán CLS Cận lâm sàng CNHH Chức năng hô hấp DL Dẫn lƣu HP Hậu phẫu KK Kén khí KMĐM Khí máu động mạch KPT Khí phế thũng LS Lâm sàng MP Màng phổi PT Phẫu thuật TD Theo dõi TH Trƣờng hợp TKMP Tràn khí màng phổi TP Tiền phẫu TS Tiền sử DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Viết Tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ATS American Thoracic Society Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ BTS British Thoracic Society Hội lồng ngực Anh quốc COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CT Scan Computer Tomography Scanner Chụp cắt lớp vi tính FEV1 Forced Expiratory Volume in 1 st second Thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên FVC Forced Volume Capacity Dung tích thở gắng sức GOLD Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease Chiến lƣợc toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mMRC modified Medical Research Council Dyspnea Scale Hội đồng nghiên cứu y khoa sừa đổi VC Vital Capacity Dung tích sống DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Đánh giá mức độ khó thở theo thang điểm mMRC.................................. 13 Bảng 1.2. Phân độ chỉ số FEV1 theo ATS ................................................................ 19 Bảng 1.3. Phân độ phân áp oxy trong máu động mạch ............................................. 20 Bảng 3.1. Triệu chứng khởi phát ............................................................................... 58 Bảng 3.2. Các tuyến nhận bệnh ................................................................................. 59 Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi, giới, địa chỉ ...................................................................... 59 Bảng 3.4. Tiền sử bệnh ............................................................................................. 60 Bảng 3.5. Đặc điểm lâm sàng.................................................................................... 61 Bảng 3.6. Đặc điểm X quang ngực quy ƣớc ............................................................. 62 Bảng 3.7. Đặc điểm chụp cắt lớp điện toán ngực ..................................................... 63 Bảng 3.8. Đặc điểm chức năng thông khí ................................................................. 64 Bảng 3.9. Đặc điểm khí máu động mạch .................................................................. 65 Bảng 3.10. Chỉ định phẫu thuật ................................................................................. 66 Bảng 3.11. Phƣơng pháp phẫu thuật ......................................................................... 67 Bảng 3.12. Đặc điểm kén khí trong phẫu thuật ......................................................... 67 Bảng 3.13. Khả năng chẩn đoán vị trí kén khí của CT ngực .................................... 69 Bảng 3.14. Đặc điểm hậu phẫu của 2 nhóm bệnh lý ................................................. 69 Bảng 3.15. So sánh cải thiện lâm sàng sau phẫu thuật.............................................. 70 Bảng 3.16. So sánh mức độ khó thở theo mMRC trƣớc và sau phẫu thuật .............. 71 Bảng 3.17. Chức năng hô hấp sau phẫu thuật khi tái khám ...................................... 72 Bảng 3.18. Biến chứng phẫu thuật ............................................................................ 73 Bảng 3.19. Kết quả phẫu thuật .................................................................................. 74 Bảng 3.20. Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật ............ 75 Bảng 3.21. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật .............. 77 Bảng 4.1. So sánh tuổi trung bình nhóm nghiên cứu ................................................ 80 Bảng 4.2. So sánh điểm khó thở trong nhóm nghiên cứu ......................................... 84 Bảng 4.3. So sánh tỉ lệ các chỉ định phẫu thuật với các tác giả ................................ 92 Bảng 4.4. So sánh kết quả phẫu thuật với các tác giả ............................................... 93 Bảng 4.5. So sánh những yếu tố liên quan với các tác giả ...................................... 104 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1. So sánh phƣơng pháp phẫu thuật kén khí phổi qua các năm tại bệnh viện Chợ Rẫy ............................................................................. 95 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các tuyến nhận bệnh ...................................................................... 39 Sơ đồ 2.2: Chẩn đoán và xử trí các trƣờng hợp kén khí vào cấp cứu ....................... 40 Sơ đồ 2.3: Chẩn đoán và xử trí các trƣờng hợp kén khí vào phòng khám ................ 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Mô tả bulla và bleb...................................................................................... 3 Hình 1.2. Kén khí loại 1 .............................................................................................. 9 Hình 1.3. Kén khí loại 2 .............................................................................................. 9 Hình 1.4. Kén khí loại 3 ............................................................................................ 10 Hình 1.5. Kén khí đơn độc và phần phổi lành .......................................................... 10 Hình 1.6. Nhiều kén khí và phần phổi bên dƣới ....................................................... 11 Hình 1.7. Kén khí trên Xquang phổi thƣờng............................................................. 14 Hình 1.8. Kén khí nhiễm trùng.................................................................................. 15 Hình 1.9. Kén khí trên chụp cắt lớp điện toán ngực ................................................. 16 Hình 1.10. Kẹp cắt kén khí bằng stapler ................................................................... 27 Hình 2.1. Hình tƣ thế phẫu thuật ............................................................................... 46 Hình 2.2. Các vị trí đặt Trocar .................................................................................. 47 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kén khí phổi là những khoảng chứa khí khu trú nằm ở bề mặt hoặc bên trong nhu mô phổi, có kích thƣớc trên 1cm đƣờng kính và có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên phổi. Kén khí phổi là sự thay đổi phế nang với phần nhu mô phổi bình thƣờng hoặc với tình trạng khí phế thũng [24],[47],[52]. Bệnh lý kén khí phổi thƣờng đƣợc mô tả với hai loại: Kén khí phổi tiên phát (primary bullous disease) và kén khí phổi khí phế thũng (bullous emphysema). Trong đó, kén khí tiên phát hay gặp ở ngƣời bệnh trẻ tuổi, thể trạng cao gầy; kén khí khí phế thũng thƣờng gặp ở những ngƣời bệnh lớn tuổi có tiền sử bệnh phổi mạn tính. Thế nhƣng, những mô tả về biểu hiện lâm sàng còn có nhiều đặc điểm khác nhau trong các nghiên cứu [15],[50],[77]. Ngƣời bệnh kén khí phổi đến bệnh viện với nhiều bệnh cảnh khác nhau, có thể đƣợc phát hiện tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe, hoặc khi có những triệu chứng nhƣ đau ngực, khó thở do kén khí phát triển kích thƣớc gây ảnh hƣởng chức năng hô hấp, hay kén khí có biến chứng nhƣ kén khí nhiễm trùng, chảy máu trong kén, vỡ kén khí [31],[35],[51]. Chẩn đoán bệnh lý kén khí phổi không thể chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng mà còn cần dựa trên các kết quả hình ảnh học nhƣ X quang phổi hay chụp cắt lớp điện toán ngực, trong đó giá trị chẩn đoán xác định và vai trò của chụp cắt lớp điện toán ngực đang đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu với những kết quả khác nhau [3],[61],[78],[82]. Vì vậy, cần có những phƣơng hƣớng chẩn đoán và xử trí bệnh kén khí phổi phù hợp và chính xác cho những bệnh cảnh của ngƣời bệnh kén khí phổi. Ngày nay, trên thế giới đã có nhiều phƣơng pháp điều trị bệnh lý kén khí phổi, trong đó các phƣơng pháp nội khoa đang có nhiều tiến bộ với những can thiệp qua nội soi phế quản hay phƣơng pháp điều trị với alpha 1 2 antitrypsin hoặc việc điều trị bằng tế bào gốc Tuy nhiên khi kén khí có biến chứng nhƣ kén khí vỡ gây tràn khí màng phổi, kén khí nhiễm trùng lại cần có sự can thiệp của các phƣơng pháp ngoại khoa nhƣ cắt kén khí, cắt phân thùy phổi...[32],[128]. Các phƣơng pháp điều trị ngoại khoa đã mang lại cho ngƣời bệnh kén khí phổi những kết quả khả quan, đặc biệt trong các trƣờng hợp kén khí có biến chứng, thế nhƣng kết quả điều trị ngoại khoa còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ chỉ định phẫu thuật, phƣơng hƣớng điều trị, nhóm bệnh điều trị và những yếu tố liên quan khác trong từng loại bệnh kén khí [37],[56],[70]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về chẩn đoán cũng nhƣ điều trị ngoại khoa bệnh kén khí phổi, nhƣng chƣa có những nghiên cứu phƣơng hƣớng để chẩn đoán cụ thể cho các bệnh cảnh của hai loại kén khí, cũng nhƣ đánh giá về kết quả phẫu thuật điều trị bệnh lý kén khí phổi, vì vậy câu hỏi đƣợc đặt ra trong giai đoạn hiện nay cho chúng ta là: “Bệnh lý kén khí phổi cần xử trí ngoại khoa được chẩn đoán ra sao và các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật ?”. Vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hƣớng chẩn đoán và xử trí kén khí phổi” với những mục tiêu cụ thể: 1. Xây dựng hướng chẩn đoán ở các bệnh nhân có bệnh lý kén khí phổi được xử trí ngoại khoa. 2. Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa kén khí phổi. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến tỉ lệ thành công trong can thiệp ngoại khoa kén khí phổi. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh lý kén khí phổi thƣờng biểu hiện trên lâm sàng với các dạng: Kén khí hay bóng khí (bulla), bóng khí nhỏ (bleb), và nang khí hoặc túi khí (cyst) [7],[18],[20],[47],[82]. Bóng khí nhỏ (blebs) là những bóng khí nhỏ nằm trong hoặc tiếp giáp màng phổi tạng, có đƣờng kính nhỏ hơn 10-20 mm, vách bóng khí dƣới 1mm. Thƣờng nằm ở vùng đỉnh phổi, dễ vỡ gây tràn khí màng phổi. Kén khí hay bóng khí (bulla) là những khoảng không khí cuối cùng của tiểu phế quản tận nằm dƣới màng phổi tạng hoặc trong nhu mô phổi, có đƣờng kính lớn hơn 10-20 mm, vách kén khí mỏng dƣới 1mm. Nang hay túi khí (cyst) là những khoảng chứa khí to hơn, với vách dày hơn trên 4mm, thƣờng do bẩm sinh, nhiễm trùng hay chấn thƣơng. Hình 1.1: Mô tả bulla và bleb “Nguồn: Fernando J.M, 2015” [47] 4 1.1. LỊCH SỬ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ KÉN KHÍ PHỔI Trong những năm đầu của thế kỷ 20, Kaufman (1904) là một trong những ngƣời đầu tiên đã mô tả về bệnh lý kén khí phổi. Đến năm 1928 - 1931, Eloesser L đã nghiên cứu về những bệnh lý nang phổi bẩm sinh và bệnh án chi tiết lần đầu tiên đã đƣợc Nelson trình bày năm 1932. Cùng với những phát triển của nền ngoại khoa, những phƣơng pháp phẫu thuật điều trị kén khí phổi đã đƣợc nghiên cứu nhƣ Brown AL (1942), Head JR (1949). Cho đến năm 1945 Gross và Levis đã tiến hành cắt thùy phổi lần đầu tiên để điều trị kén khí phổi. Trong quá trình theo dõi các ngƣời bệnh sau phẫu thuật điều trị kén ... tematic review of randomized clinical trials". British Medicine Journal, 329, pp. 1008. 102. Shah PL Zoumot Z, Singh S, et al (2013), "Endobronchial coils for the treatment of severe emphysema with hyperinflation (RESET): a randomised controlled trial". Lancet Respiratory Medicine 1, pp. 233-40. 103. Shah PL., Slebos DJ., Cardoso PF. (2011), "Bronchoscopic lung-volume reduction with Exhale airway stents for emphysema (EASE trial): randomised, sham-controlled, multicentre trial". Lancet, 378, pp. 997-1005. 104. Shaikhrezai K., Thompson AI. (2010), "Video-assisted thoracoscopy surgery management of spontaneous pneumothorax long-term results". European Journal Cardio-Thoracic Surgery, 40, pp. 120- 3. 105. Shariff M. A. (2013), "Spontaneous Collapse of Bilateral Bullae with Conservative Management". Clinical Medicine Insights: Case Reports, 6, pp. 107-11. 106. Sharma N. (2009), "Vanishing lung syndrome (giant bullous emphysema): CT findings in 7 patients and a literature review". Journal Thoracic Imaging, 24 (3), pp. 227-30. 107. Shi-ping Luh (2010), "Diagnosis and treatment of primary spontaneous pneumothorax". Journal of Zhejiang University Science, 11 (10), pp. 735-44. 108. Silhan LL., Shah PD. (2014), "Lung transplantation in telomerase mutation carriers with pulmonary fibrosis". European Respiratory Journal, 44 (1), pp. 187-87. 109. Silva CI., Müller NL., Hansell DM., et al (2008), "Nonspecific interstitial pneumonia and idiopathic pulmonary fibrosis: changes in pattern and distribution of disease over time". Radiology, pp. 247- 51. 110. Singhal S. (2004), "Surgery for Emphysema". Surgical Foundations: Essentials of Thoracic Surgery, pp. 217-30. 111. Sokouti M. (2009), "A Giant Bulla of the Lung Mimicking Tension Pneumothorax". Journal Cardiovascular Thoracic Respiratory, 2 (2), pp. 41-4. 112. Sonett J. R. (2015), "Resection of blebs, bullae, and giant bullae". pp. 809-14. 113. Stark P. (2012), "Imaging in Pulmonary Disease". Goldman's Cecil Medicine, pp. 516-23. 114. Stavroulias DS. (2010), "Thoracoscopic bullectomy for dyspnoea in emphysema: defining new boundaries". Thorax, 65, pp. 225. 115. Storz K. (2015), "Bullectomy". Chest Surgery, pp. 263-8. 116. Sudhakar N., Pipavath J. (2009), "Chronic obstructive pulmonary disease: Radiology-pathology correlation". Journal Thoracic Imaging, 24, pp. 171-80. 117. Sung Jun Kim (2011), "Outcome of Video-assisted Thoracoscopic Surgery for Spontaneous Secondary Pneumothorax". Korean Journal Thoracic Cardiovascular Surgery, 44, pp. 225-8. 118. Sverzellati N., Wells AU., Tomassetti S. et al (2010), "Biopsy-proved idiopathic pulmonary fibrosis: spectrum of nondiagnostic thin- section CT diagnoses". Radiology, pp. 254-957. 119. Taniguchi Y. et al (2009), "Video-assisted thoracoscopic bullectomy for an infectious giant bulla with the concomitant use of the perioperative intracavity fluid suction". The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 137 (1), pp. 249-51. 120. Thomeer M., Demedts M., Behr J. et al (2008), "Multidisciplinary interobserver agreement in the diagnosis of idiopathic pulmonary fibrosis". European Respiratory Journal, 31, pp. 585. 121. Tinckam KJ. (2015), "Survival in sensitized lung transplant recipients with perioperative desensitization". American Journal Transplant 15 (2), pp. 417-26. 122. Tiziano De Giacomo (2002), "Bullectomy is comparable to lung volume reduction in patients with end-stage emphysema". European Journal of Cardio-thoracic Surgery, 2, pp. 357-62. 123. Tobino K., Hirai T. (2012), "Differentiation between Birt-Hogg-Dubé syndrome and lymphangioleiomyomatosis: quantitative analysis of pulmonary cysts on computed tomography of the chest in 66 females". European Journal Radiology, 81, pp. 1340-6. 124. Torre O., Harari S. (2010), "The diagnosis of cystic lung diseases: a role for bronchoalveolar lavage and transbronchial biopsy?". Respiratory Medicine 104, pp. 81-5. 125. Travaline J. M., McKenna Jr. (2009), "Treatment of persistent pulmonary air leaks using endobronchial valves". Chest, 136 (2), pp. 355-60. 126. Trotman-Dickenson B. (2014), "Cystic lung disease: achieving a radiologic diagnosis". European Journal Radiology 83, pp. 39-46. 127. Ugo I. , Ekeowa, Gooptu B. (2009), "Alpha 1 antitrypsin deficiency, chronic obstrucctive pulmonary disease and the serpinopathies". Clinical Science, 116 (12), pp. 837-50. 128. Van Bael K. (2014), "Video-assisted Thoracoscopic Resection of a Giant Bulla in Vanishing Lung Syndrome: case report and a short literature review". Journal Cardiothoracic Surgery, 9, pp. 4. 129. Westphal F.L. (2012), "Expansion of a lung bulla caused by cystic adenomatoid malformation during air travel". Journal Brasil Pneumologic, 38 (2), pp. 272-4. 130. Wise R.A (2008), "The Role of NETT (The National Emphysema Treatment Trial) in Emphysema Research ". Proceedings of American Thoracic Society, 5, pp. 385-92. 131. Yaqing Li, Chao Gu (2014), "Therapeutic effects of amniotic fluid- derived mesenchymal stromal cells on lung injury in rats with emphysema". Respiratory Care, 15, pp. 120-34. 132. Yong Huang (2014), "Approach of The Treatment for Pneumothorax". Journal Thoracic Disease, 6 (4), pp. S416-20. 133. Yunhee Im (2016), " Vanishing Lung Syndrome". Proceeding Baylor University Medical Center, 29 (4), pp. 399-401. 134. Zahid I., Sharif S., Routledge T., Scarci M. (2011), "Is lung volume reduction surgery effective in the treatment of advanced emphysema?". Interact Cardiovasc Thorac Surg, 12 (3), pp. 480- 6. 135. Zoumot Z., Singh S. (2013), "Endobronchial coils for the treatment of severe emphysema with hyperinflation (RESET): a randomised controlled trial". Lancet Respiratory Medicine, 1, pp. 233-40. PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU Hình 1. X quang phổi kén khí phổi T (BN Nguyễn Văn P, số hồ sơ 55167) Hình 2. X quang phổi kén khí phổi P (BN Nguyễn Thanh T, số hồ sơ 91288) Hình 3. CT scan kén khí phổi thùy trên T (BN Trần Văn H, số hồ sơ 100794) Hình 4. CT scan kén khí phổi thùy trên P (BN Nguyễn Đình T, số hồ sơ 105420) Hình 5. CT scan kén khí 2 bên (BN Cái Văn A, số hồ sơ 108327) Hình 6. CT scan kén khí lớn thùy trên P (BN Lương Văn H, số hồ sơ 21445) Hình 7. Mở ngực cắt kén khí (BN Trần Văn H, số hồ sơ 100794) Hình 8. PT nội soi cắt kén khí với stapler (BN Lê Văn T, số hồ sơ 48147) PHỤ LỤC 2 MẪU THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bệnh án số: HÀNH CHÁNH: Họ và tên: Tuổi: [ ] Nam: [ ] Nữ: [ ] Địa chỉ: Ngày vào viện: _ / _ / _ Ngày ra viện: _ / _ / _ BỆNH SỬ: Triệu chứng khởi phát: Thời gian khởi phát: Thuốc điều trị: TIỀN SỬ: Nhiễm trùng hô hấp: Tiền sử tràn khí màng phổi: Hút thuốc lá: Các bệnh lý khác: TÌNH TRẠNG NHẬP VIỆN: CHẨN ĐOÁN KHI VÀO VIỆN: XỬ TRÍ KHI VÀO VIỆN: CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG: - Khó thở: - Ho khạc ra máu: Có [ ] Không [ ] - Đau ngực: Không đau [ ] Đau ngực ít [ ] Đau ngực nhiều [ ] - Ho đàm dai dẳng: Không [ ] Có [ ] - CAT: - Khám phổi: CẬN LÂM SÀNG: - Xquang phổi thẳng, nghiêng: - CT Scan ngực: - Chức năng hô hấp: FEV1[ ]; FVC [ ]; VC [ ]; FEV1/VC [ ] - Khí máu động mạch: pH [ ]; pO2 [ ]; pCO2 [ ] - ECG: - Các xét nghiệm tiền phẫu khác: CHẨN ĐOÁN TRƢỚC MỔ: PHƢƠNG PHÁP MỔ: (Ngày phẫu thuật: _ /_/ _) CHẨN ĐOÁN SAU MỔ: (đƣờng kính kén khí [ ] cm) HẬU PHẪU: Thở máy: có [ ] không [ ] giờ: Thuốc điều trị: CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SAU PHẪU THUẬT - Khó thở: - Ho khạc ra máu: Hết ho máu [ ] Còn ho máu [ ] - Ho đàm: Hết ho đàm [ ] Còn ho đàm [ ] - Đau ngực: Hết đau ngực[ ] Còn đau ít [ ] Không thay đổi[ ] CÁC ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG SAU PHẪU THUẬT: - X quang phổi kiểm tra sau mổ BIẾN CHỨNG SAU MỔ : THỜI GIAN NẰM VIỆN : MẪU HỒ SƠ THEO DÕI BỆNH Ngày khám bệnh: 1. Các triệu chứng lâm sàng: - Đau ngực: - Ho khan: - Ho đàm: - Ho máu: - Khó thở: - CAT 2. Các cận lâm sàng: - Xquang phổi: - Chức năng hô hấp: VC: FEV1: Tiffeneau: PHỤ LỤC 3 MẪU BẢN CHẤP THUẬN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỂ BỆNH NHÂN KÝ Tôi đã đọc mẫu thỏa thuận đồng ý này. Tôi cũng đã có cơ hội để trao đổi về nó với: Bác sĩ CHÂU PHÚ THI. bác sĩ nghiên cứu của tôi. (Cũng là ngƣời có trách nhiệm thu xếp quá trình ký bản chấp thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu) - Tôi đã đƣợc biết về những rủi ro, lợi ích khi tham gia vào nghiên cứu này. Tôi đã có cơ hội để đặt câu hỏi. Tất cả các câu hỏi của tôi đã đƣợc trả lời rõ ràng theo cách tôi có thể hiểu rõ và thỏa đáng. - Tôi đồng ý để bác sĩ nghiên cứu của tôi thu thập và xử lý thông tin, kể cả thông tin về sức khỏe của tôi. Tôi đồng ý với bác sĩ Châu Phú Thi sử dụng thông tin của tôi thu thập trong nghiên cứu “ Nghiên cứu hƣớng chẩn đoán và xử trí kén khí phổi”, bao gồm cả thông tin về sức khỏe, cho nghiên cứu y học tƣơng lai. - Tôi đồng ý để những ngƣời sau đây đƣợc phép truy cập trực tiếp thông tin cá nhân (bảo mật) của tôi: + Các nhà chức trách y tế có thẩm quyền và hội đồng y đức kiểm tra phê chuẩn tiến hành nghiên cứu - Tôi hiểu rằng tôi có thể rút khỏi nghiên cứu này bất cứ lúc nào. Việc tôi rút ra khỏi nghiên cứu sẽ không ảnh hƣởng đến việc chăm sóc sức khỏe sau này của tôi. Nếu tôi quyết định rời khỏi nghiên cứu, tôi đồng ý rằng các thông tin thu thập đƣợc về tôi cho đến thời điểm khi tôi rút khỏi, có thể tiếp tục đƣợc sử dụng. - Tôi không từ chối bất kỳ quyền và trách nhiệm nào khi ký vào đơn này. - Tôi tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu này. Bằng việc ký tên ở đây, tôi khẳng định rằng tôi đã đƣợc giải thích đầy đủ các thông tin có liên quan về nghiên cứu “ Nghiên cứu hƣớng xử trí kén khí phổi” và tôi đƣợc giao một bản sao của mẫu này. Tôi sẽ giữ bản sao của tôi cho đến khi vai trò của tôi trong nghiên cứu kết thúc Chữ ký ngƣời bệnh Họ và tên (chữ in hoa) Ngày ký Tôi, ngƣời ký tên dƣới đây, đã giải thích đầy đủ các thông tin có liên quan tới nghiên cứu cho ngƣời bệnh có tên nêu trên và sẽ cung cấp cho ngƣời bệnh một bản sao của bản cam kết đồng ý đã đƣợc ký và ghi ngày. ______________ Chữ ký Nghiên cứu viên ________________________ Họ và tên (chữ in hoa) ___________________ _Ngày ký Trong thời gian nghiên cứu nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến tình trạng bệnh lý cũng nhƣ phƣơng pháp điều trị xin Anh (Chị) liên hệ trực tiếp với nhóm nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào. 1. PGS.TS. Lê Nữ Thị Hòa Hiệp - Bộ môn Ngoại Lồng Ngực – Tim mạch Đại học Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0908.450678 2. PGS.TS. Lê Văn Khôi - Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy. Điện thoại: 0913.196136 3. BS. Châu Phú Thi - Khoa Ngoại Lồng Ngực Bệnh viện Chợ Rẫy. Điện thoại: 0978.097286 PHỤ LỤC 4 BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHIẾU TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU Biểu mẫu số Tiêu đề NGHIÊN CỨU HƢỚNG CHẨN ĐOÁN & XỬ TRÍ KÉN KHÍ PHỔI Tên của tổ chức nghiên cứu BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Địa chỉ 201 B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Tp HCM Tên ngƣời bệnh _______________________________________________ Họ Tên Quí danh Mã số ngƣời bệnh ________________________________________________ Tài liệu này đƣợc thông báo đầy đủ đến các đối tƣợng tham gia nghiên cứu, không có trang hay phần nào trong tài liệu này đƣợc bỏ qua. Những nội dung trong tài liệu này cần phải đƣợc giải thích rõ bằng miệng với các đối tƣợng tham gia nghiên cứu. 1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu: đƣa ra các hƣớng điều trị phẫu thuật cho các ngƣời bệnh kén khí phổi đơn thuần và kén khí phổi trên nền khí phế thũng Khoảng thời gian dự kiến: 2011-2014 Phƣơng pháp tiến hành: ngƣời bệnh đƣợc khám bệnh, chẩn đoán, lên kế hoạch PTNS cắt thùy phổi, không mổ mở. Ngƣời bệnh đƣợc theo dõi, tái khám sau phẫu thuật liên tục cho đến khi kết thúc nghiên cứu. 2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng vào nghiên cứu: Các trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán và đƣợc phẫu thuật điều trị tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy 3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu - Những trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán kén khí phổi nhƣng không đƣợc phẫu thuật - Những trƣờng hợp kén khí phổi phát hiện khi phẫu thuật các bệnh lý khác nhƣ ung thƣ phổi, u nấm phổi 4. Ngƣời đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để chọn lọc bạn tham gia vào nghiên cứu này: các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực, hội chẩn trƣớc mổ, phẫu thuật, theo dõi sau mổ với sự chủ trì của bs Trƣởng khoa, Bs chủ nhiệm đề tài. 5. Số ngƣời sẽ tham gia vào nghiên cứu 6. Những nguy cơ và tác dụng phụ: nhiễm trùng vết mổ, tràn máu màng phổi, rò khí dai dẳng, tràn khí dƣới da, xẹp phổi, suy hô hấp, đau ngực dai dẳng. 7. Miêu tả lợi ích của đối tƣợng hoặc những ngƣời khác:ngƣời bệnh đƣợc điều trị và theo dõi có khoa học, có những chỉ định và phác đồ điều trị thích hợp. 8. Những khoản nào đƣợc chi trả trong nghiên cứu: khám bệnh, theo dõi tái khám 9. Công bố phƣơng pháp hoặc cách điều trị thay thế: phƣơng pháp mổ có thể tùy vào từng trƣờng hợp bệnh lý để tiến hành phẫu thuật nội soi hoặc mở ngực. 10. Các hồ sơ đƣợc lƣu giữ tại phòng lƣu trữ của bệnh viện Chợ Rẫy và theo Hồ sơ nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài, có địa chỉ và số điện thoại của nghƣời thân hay của đối tƣợng nghiên cứu để liên lạc. 11. Hồ sơ của đối tƣợng đƣợc lƣu trữ trong phòng hồ sơ Bệnh viện Chợ Rẫy. 12. Nếu có vấn đề thƣơng tích xảy ra, chủ nhiệm đề tài sẽ phối hợp cùng khoa và Bệnh viện để giải quyết các tai biến có thể có. 13. Ngƣời để liên hệ khi có câu hỏi Bs Châu Phú Thi Về nghiên cứu Về quyền của đối tƣợng nghiên cứu Trong trƣờng hợp có thƣơng tích liên quan đến nghiên cứu Nêu rõ rằng sự tham gia là tình nguyện, không bị phạt nếu từ chối tham gia và chủ thể có thể thôi không tham gia nữa vào bất kỳ thời điểm nào mà không bị mất quyền lợi Chữ ký của đối tƣợng tình nguyện Ngày ký phiếu tình nguyện PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC CÁC BẢNG Phụ lục Bảng Charlson Comorbidity Index CCI 1: Có một trong các yếu tố sau Bệnh mạch vành Suy tim Bệnh phổi mạn tính Bệnh loét dạ dày Bệnh mạch máu ngoại biên Bệnh gan trung bình Bệnh mạch máu não Bệnh mô liên kết Tiểu đƣờng Sa sút trí tuệ CCI 2: Có một trong các yếu tố sau Bệnh liệt nửa ngƣời Bệnh thận trung bình Tiểu đƣờng với tổn thƣơng cơ quan đích Có bất kỳ u (trong vòng 5 năm) Ung thƣ máu U lymphô CCI 3: Bệnh gan từ vừa đến nặng CCI 6: U ác tính di căn, bệnh AIDS (không chỉ HIV+) Phụ lục Bảng ASA (American Society of Anesthesiologist Score: Điểm số hiệp hội các nhà gây mê Mỹ) ASA 1: Tình trạng sức khỏe tốt ASA 2: Có một bệnh kèm theo nhƣng không ảnh hƣởng sinh hoạt của ngƣời bệnh ASA 3: Có bệnh kèm theo có ảnh hƣởng đến sinh hoạt của ngƣời bệnh ASA 4: Có bệnh nặng kèm theo đe dọa đến tính mạng ASA 5: Tình trạng ngƣời bệnh quá nặng, hấp hối khó có khả năng sống quá 24 giờ dù có mổ hay không
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_huong_chan_doan_va_xu_tri_ken_khi_phoi.pdf