Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại bệnh viện Việt Đức

Ung thư bàng quang là một tình trạng bệnh lý ác tính đường tiết niệu

thường gặp. Trên thế giới bệnh lý này đứng thứ 6 trong các loại ung thư thường

gặp [1], hàng năm có khoảng hơn 420.000 trường hợp mới mắc [2]. Tỷ lệ mắc

loại ung thư này cao ở Bắc Mỹ, đông Địa Trung Hải, phía nam và Tây Âu, một

vài vùng ở Bắc Phi, đặc biệt cao nhất ở Ai Cập [3].

Ở Việt nam, ung thư bàng quang chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý

ung thư đường tiết niệu. Theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2002 tại Bệnh

viện Hữu Nghị Việt Đức có 427 trường hợp ung thư bàng quang. Trong đó

51,75% là u tái phát, 48,25% là u mới phát hiện [4].

Ung thư bàng quang nông hay ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là

loại ung thư mà thương tổn còn giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc màng đáy, chưa

xâm lấn xuống lớp cơ, gồm các giai đoạn Ta, Tis, T1. Tại Mỹ và Châu Âu, ở

lần khám đầu tiên khoảng 70% là u bàng quang nông, Ở Việt nam, bệnh nhân

thường đến khám muộn nên tỷ lệ u xâm lấn thường cao hơn [5].

Ung thư bàng quang nông đặc trưng bởi nguy cơ cao bị tái phát sau khi

khối ung thư được cắt bỏ bằng phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo; tỷ lệ tái

phát sau 1 năm từ 15% đến 61%, sau 5 năm từ 31% đến 78% [6]. Tại Bệnh viện

Hữu Nghị Việt Đức tỷ lệ tái phát là 8,02% sau 12 tháng đối với bệnh nhân ung

thư bàng quang nông được điều trị bằng bơm mitomycin C sau phẫu thuật nội

soi [7]. Các yếu tố tiên lượng nguy cơ u bàng quang tái phát và xâm lấn gồm

có: Kích thước u, số lượng u, đáp ứng của khối ung thư với hóa trị trong bàng

quang, cấp độ của khối ung thư theo phân loại mô bệnh học, có hiện hữu hay

không các khối ung thư tại chỗ - carcinoma in situ [6],[8],[9].

pdf 171 trang dienloan 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại bệnh viện Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại bệnh viện Việt Đức

Luận án Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại bệnh viện Việt Đức
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B Ộ Y T Ế 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
HÀ MẠNH CƯỜNG 
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
UNG THƯ BÀNG QUANG NÔNG 
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI 
KẾT HỢP BƠM DOXORUBICIN 
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B Ộ Y T Ế 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
HÀ MẠNH CƯỜNG 
NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
UNG THƯ BÀNG QUANG NÔNG 
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI 
KẾT HỢP BƠM DOXORUBICIN 
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC 
Chuyên ngành : Ngoại thận và tiết niệu 
Mã số : 62.72.01.26 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 
 PGS.TS. Đỗ Trường Thành 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CẢM ƠN 
Thay mặt nhóm nghiên cứu, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn và lòng 
biết ơn sâu sắc tới: 
Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y Hà Nội. 
Khoa Phẫu thuật Tiết niệu, Phòng khám chuyên khoa Tiết niệu Bệnh viện 
Hữu Nghị Việt Đức. 
Phòng Kế hoạch tổng hợp, bộ phận lưu trữ hồ sơ bệnh án Bệnh viện Hữu 
Nghị Việt Đức. 
Em xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn, PGS. TS. Đỗ Trường Thành 
- Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã trực tiếp 
hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và viết luận án. 
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng đã đóng góp những 
ý kiến quý báu để em hoàn thiện luận án này. 
Em xin cảm ơn những bệnh nhân tham gia nghiên cứu, họ đã nhiệt tình, 
kiên trì và tuân thủ đầy đủ các nội quy của đề tài nhằm đảm bảo nghiên cứu 
tiến hành thuận lợi. 
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên tinh thần 
để thực hiện nghiên cứu này. 
Hà Nội, ngày  tháng  năm 2021 
Hà Mạnh Cường 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Hà Mạnh Cường, nghiên cứu sinh Khóa 34, chuyên ngành Ngoại 
thận và tiết niệu, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của 
PGS. TS. Đỗ Trường Thành - Trưởng Khoa Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện 
Hữu nghị Việt Đức. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được 
công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung 
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày  tháng  năm 2021 
Người viết cam đoan 
Hà Mạnh Cường 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BCG 
BN 
BQ 
CIS 
cs 
CT Scanner 
EAU 
EORTC 
GPB 
MMC 
MRI 
Bacillus Calmette-Guérin 
Bệnh nhân 
Bàng quang 
Carcinoma in situ 
(Ung thư tại chỗ) 
Cộng sự 
Computed Tomography Scanner 
(Chụp cắt lớp vi tính) 
European Association of Urology 
(Hội niệu khoa Châu Âu) 
European Organization for Research and Treatment of Cancer 
(Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu) 
Giải phẫu bệnh 
Mitomycin C 
Magnetic Resonance Imaging 
TUR 
(Chụp cộng hưởng từ hạt nhân) 
Trans Urethral Resection 
(Phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo) 
UIV 
UTBQN 
Urographie Intra Veineuse 
(Chụp niệu đồ tĩnh mạch) 
Ung thư bàng quang nông 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 
1.1.Dịch tễ học ung thư bàng quang .................................................................. 3 
1.1.1.Trên thế giới ......................................................................................... 3 
1.1.2.Tại Việt Nam ........................................................................................ 4 
1.2.Giải phẫu bàng quang .................................................................................. 4 
1.3.Đặc điểm giải phẫu bệnh, phân chia giai đoạn ung thư bàng quang ............. 5 
1.3.1.Đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư bàng quang ...................................... 5 
1.3.2.Sự phân chia giai đoạn ung thư bàng quang .......................................... 7 
1.4.Chẩn đoán ung thư bàng quang ................................................................. 10 
1.4.1.Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 10 
1.4.2.Các dấu hiệu cận lâm sàng .................................................................. 10 
1.5.Điều trị ung thư bàng quang nông (UTBQN) ............................................ 16 
1.5.1.Một số hướng dẫn điều trị bổ túc ........................................................ 16 
1.5.2.Phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo (TUR) ....................................... 18 
1.5.3.Liệu pháp bổ trợ tại chỗ bằng hóa chất sau TUR ................................ 19 
1.6.Các yếu tố tiên lượng tái phát của ung thư bàng quang nông ..................... 26 
1.6.1.Các yếu tố lâm sàng và giải phẫu bệnh ............................................... 26 
1.6.2.Vai trò của điều trị .............................................................................. 26 
1.6.3.Vai trò của các dấu ấn trong nước tiểu ................................................ 27 
1.6.4.Vai trò của soi bàng quang bằng ánh sáng huỳnh quang ..................... 27 
1.7.Một số nghiên cứu về điều trị ung thư bàng quang nông ........................... 28 
1.7.1.Trên thế giới ....................................................................................... 28 
1.7.2.Tại Việt Nam ...................................................................................... 31 
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 34 
2.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 34 
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .......................................................... 34 
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ............................................................. 34 
2.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 34 
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 34 
2.2.2.Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................. 34 
2.2.3.Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 35 
2.2.4.Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 35 
2.2.5.Quy trình phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua niệu đạo - TUR .... 38 
2.2.6.Quy trình bơm doxorubicin vào bàng quang sau TUR ........................ 39 
2.2.7.Thu thập các biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................... 41 
2.3.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .............................................................. 52 
2.4. Xử lý số liệu ............................................................................................. 53 
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 54 
3.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ................................................................ 54 
3.1.1.Một số đặc điểm chung ....................................................................... 54 
3.1.2.Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ..................................... 57 
3.2.Một số đặc điểm của khối u và phân nhóm nguy cơ .................................. 59 
3.2.1.Một số đặc điểm của khối u ................................................................ 59 
3.2.2.Phân nhóm nguy cơ ............................................................................ 65 
3.3.Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng TUR + doxorubicin ......... 65 
3.3.1.Một số tiêu chí phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo .......................... 65 
3.3.2.Kết quả sớm sau phẫu thuật ................................................................ 66 
3.3.3.Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u .......................................... 66 
3.3.4.Kết quả lâu dài .................................................................................... 67 
3.3.5.Đánh giá tác dụng không mong muốn ................................................ 70 
3.4.Đánh giá mối liên quan của một số yếu tố với tỷ lệ tái phát ....................... 71 
3.4.1.Mối tương quan giữa một số yếu tố lâm sàng, GPB với tỷ lệ tái phát . 71 
3.4.2.Mối liên quan giữa kích thước u với tỷ lệ tái phát ............................... 72 
3.4.3.Mối liên quan giữa hình dáng u với tỷ lệ tái phát ................................ 72 
3.4.4.Mối liên quan giữa giai đoạn u, độ biệt hóa u với tỷ lệ tái phát ........... 73 
3.4.5.Mối liên quan giữa các nhóm nguy cơ theo EAU với tỷ lệ tái phát ..... 75 
3.4.6.Mối liên quan giữa mức điểm tái phát theo EORTC với tỷ lệ tái phát . 75 
3.4.7.Thời gian tái phát của các nhóm mức điểm theo EORTC ................... 76 
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN ............................................................................. 78 
4.1.Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ................................................................ 78 
4.1.1.Một số đặc điểm chung ....................................................................... 78 
4.1.2.Chẩn đoán ung thư bàng quang nông .................................................. 81 
4.2.Một số đặc điểm của khối u và phân nhóm nguy cơ .................................. 87 
4.2.1.Một số đặc điểm của khối u ................................................................ 87 
4.2.2.Phân nhóm nguy cơ ............................................................................ 91 
4.3.Kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng TUR + doxorubicin ......... 92 
4.3.1.Phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua niệu đạo - TUR .................... 92 
4.3.2.Hóa trị liệu doxorubicin .................................................................... 100 
4.3.3.Kết quả lâu dài .................................................................................. 104 
4.3.4.Tác dụng phụ của doxorubicin .......................................................... 111 
4.4.Các yếu tố tiên lượng tái phát của ung thư bàng quang nông ................... 114 
4.4.1.Phân tích riêng rẽ các yếu tố tiên lượng tái phát của UTBQN ............ 114 
4.4.2.Mối liên quan giữa các nhóm nguy cơ với tỷ lệ tái phát .................... 119 
KẾT LUẬN ................................................................................................... 123 
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 125 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN 
ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 2.1.Mức độ thiếu máu mạn tính .............................................................. 42 
Bảng 2.2.Mức độ suy thận mạn tính ................................................................ 42 
Bảng 2.3.Nhóm nguy cơ tái phát theo EAU .................................................... 46 
Bảng 2.4.Điểm các yếu tố nguy cơ tái phát, xâm lấn theo EORTC .................. 47 
Bảng 2.5.Mức độ nguy cơ dựa vào tổng điểm tái phát, xâm lấn ...................... 47 
Bảng 3.1.Phân bố theo nhóm tuổi, giới tính ..................................................... 54 
Bảng 3.2.Phân bố theo nghề nghiệp, các yếu tố nguy cơ ................................. 55 
Bảng 3.3.Tiền sử bị u bàng quang và thời gian phát hiện bệnh ........................ 56 
Bảng 3.4.Lý do vào viện ................................................................................. 57 
Bảng 3.5.Triệu chứng thiếu máu ..................................................................... 57 
Bảng 3.6.Chức năng thận ................................................................................ 58 
Bảng 3.7.Đối chiếu số lượng u giữa siêu âm và trong mổ ................................ 58 
Bảng 3.8.Đối chiếu kích thước u giữa siêu âm và CT Scanner ........................ 59 
Bảng 3.9.Số lượng, kích thước, tần suất tái phát, giai đoạn, độ biệt hóa u ....... 59 
Bảng 3.10.Vị trí, hình dáng khối u .................................................................. 61 
Bảng 3.11.Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với số lượng, kích thước 
khối u (n = 37) ................................................................................................. 62 
Bảng 3.12.Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với giai đoạn, độ biệt hóa 
u (n = 37) ........................................................................................................ 62 
Bảng 3.13.Mối liên quan giữa tiền sử bị u BQ với giai đoạn, độ biệt hóa u ..... 63 
Bảng 3.14.Mối liên quan giữa số lượng khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u .... 63 
Bảng 3.15.Mối liên quan giữa kích thước khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u . 64 
Bảng 3.16.Mối liên quan giữa hình dáng khối u với giai đoạn, độ biệt hóa u ... 64 
Bảng 3.17.Phân nhóm nguy cơ tái phát theo EAU và EORTC ........................ 65 
Bảng 3.18.Kết quả sớm sau phẫu thuật ............................................................ 66 
Bảng 3.19.Kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u sau phẫu thuật 3 tháng . 66 
Bảng 3.20.Số lần tái phát ................................................................................. 68 
Bảng 3.21.Thời gian tái phát (tính đến lần tái phát đầu tiên) ........................... 68 
Bảng 3.22.Tỷ lệ sống không có u .................................................................... 69 
Bảng 3.23.Triệu chứng tại chỗ sau khi bơm doxorubicin bàng quang .............. 70 
Bảng 3.24.Đánh giá chỉ số công thức máu, creatinin sau phẫu thuật 3 tháng ... 70 
Bảng 3.25.Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ tái phát .......................... 71 
Bảng 3.26.Mối liên quan giữa kích thước u với tỷ lệ tái phát .......................... 72 
Bảng 3.27.Mối liên quan giữa hình dáng u với tỷ lệ tái phát ............................ 72 
Bảng 3.28.Mối liên quan giữa giai đoạn u với tỷ lệ tái phát ............................. 73 
Bảng 3.29.Mối liên quan giữa độ biệt hóa u với tỷ lệ tái phát .......................... 73 
Bảng 3.30.Thời gian tái phát của các nhóm giai đoạn u và độ biệt hóa u ......... 74 
Bảng 3.31.Liên quan giữa các nhóm nguy cơ theo EAU với tỷ lệ tái phát ....... 75 
Bảng 3.32.Liên quan giữa các mức điểm theo EORTC với tỷ lệ tái phát ......... 75 
Bảng 3.33.Tỷ lệ tái phát theo thời gian của các mức điểm theo EORTC ......... 76 
Bảng 4.1.Phác đồ dùng doxorubicin của một số nghiên cứu .......................... 104 
Bảng 4.2.So sánh tỷ lệ tái phát của một số tác giả ......................................... 107 
Bảng 4.3.Tác dụng phụ của doxorubicin theo một số nghiên cứu .................. 113 
Bảng 4.4.Tỷ lệ tái phát của giai đoạn Ta, T1 theo một số nghiên cứu ............ 118 
Bảng 4.5.Tỷ lệ tái phát của các nhóm G1, G2, G3 theo một số nghiên cứu ... 119 
Bảng 4.6.Xác suất tái phát của UTBQN theo bảng điểm EORTC ................. 122 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ giới tính (n = 59) .................................................... ... vasive bladder cancer in 
Turkish patients. Turk J Urol, 43(1), 48-54. 
150. Dalkilic A, Bayar G, Kilinc M.F (2019). A Comparison of EORTC And 
CUETO Risk Tables in Terms of the Prediction of Recurrence and 
Progression in All Non-Muscle-Invasive Bladder Cancer Patients. J Urol, 
16(1), 37-43. 
151. Jobczyk M, Stawiski K, Fendler W et al (2020). Validation of EORTC, 
CUETO, and EAU risk stratification in prediction of recurrence, 
progression, and death of patients with initially non-muscle‐invasive 
bladder cancer (NMIBC): A cohort analysis. Cancer Med, 9(11), 4014-
4025. 
152. Wang H, Ding W, Jiang G et al (2018). EORTC risk tables are more 
suitable for Chinese patients with nonmuscle-invasive bladder cancer than 
AUA risk stratification. Medicine (Baltimore), 97(36), e12006. 
PHỤ LỤC 
Phụ lục I: Bệnh án nghiên cứu. 
Phụ lục II: Bản cung cấp thông tin cho đối tượng tham gia nghiên cứu. 
Phụ lục III: Đơn tình nguyện tham gia nghiên cứu. 
Phụ lục IV: Quy trình bơm doxorubicin vào bàng quang. 
Phụ lục V: Bảng điểm các yếu tố nguy cơ tiên lượng tái phát, xâm lấn 
của EORTC. 
Phụ lục VI: Chứng nhận chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Trường Đại 
học Y Hà Nội. 
Phụ lục VII: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu. 
Phụ lục 1: 
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 
(Số bệnh án: ............) 
I. HÀNH CHÍNH. 
Họ tên Bệnh nhân: ..................................................... Tuổi: ......... Nam/Nữ 
Địa chỉ: ........................................................................ Số ĐT: ............................ 
 Thành thị Nông thôn 
Nghề nghiệp: ....................................... 
 Viên chức Công nhân Nông dân Nhóm khác 
Vào viện: ...... giờ ......, ngày ...... tháng ...... năm 20 ...... 
Phẫu thuật: ...... giờ ......, ngày ...... tháng ...... năm 20 ...... 
Ra viện: ...... giờ ......, ngày ...... tháng ...... năm 20 ...... 
II. CHUYÊN MÔN. 
2.1. Lâm sàng. 
2.1.1.Tiền sử. 
* Bệnh u bàng quang: ............................................................ 
 U lần đầu Tái phát ≤ 1 lần/năm Tái phát > 1 lần/năm 
* Các yếu tố liên quan: ............................................................. 
 Thuốc lá ............... Rượu ............... 
 Yếu tố khác: ............................................................. 
2.1.2. Triệu chứng lâm sàng. 
* Lý do vào viện. 
 Tiểu máu Tiểu buốt, rắt, khó Đau hạ vị 
 Theo dõi định kỳ Không triệu chứng 
* Thời gian phát hiện: ............... 
Không xác định 3 tháng 
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng. 
2.2.1. Xét nghiệm máu. 
* Hemoglobin: ...... g/L. Bình thường Thiếu máu Mức độ: .......... 
* Creatinin: ...... µmol/L. Bình thường Suy thận Độ: .......... 
2.2.2. Siêu âm. 
 Số lượng u: ...... u 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 Vị trí u: ............................................ 
2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu. 
 Số lượng u: ...... u 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 Vị trí u: ............................................ 
2.2.4. Soi bàng quang. 
 Số lượng u: ...... u 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 Vị trí u: ............................................ 
Hình dáng u: Có cuống Không cuống 
2.3. Phương pháp cắt u nội soi qua niệu đạo. 
2.3.1. Phương pháp vô cảm. 
 Tê tủy sống Mê TM Mê nội khí quản 
2.3.2. Đánh giá trong phẫu thuật. 
* Đánh giá khối u. 
 Số lượng u: ...... u 1 2-7 ≥ 8 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 (-): Không đánh giá 
Vị trí u: Vùng cổ Vùng tam giác 
 Thành trước Thành phải 
 Thành sau ...... Thành trái 
 Cạnh miệng NQ ... Đỉnh 
 Rải rác ở BQ 
 Hình dáng u: Có cuống Không cuống 
* Biến chứng trong phẫu thuật. 
- Chảy máu Có Không 
- Hội chứng hấp thu dịch Có Không 
- Thủng bàng quang Có Không 
* Thời gian phẫu thuật: ........ phút. 
2.4. Hậu phẫu. 
* Biến chứng sau phẫu thuật. 
- Chảy máu Có Không 
- Nhiễm trùng Có Không 
- Thủng bàng quang Có Không 
* Kết quả giải phẫu bệnh: T...... G...... 
* Thời gian hậu phẫu: ...... ngày. 
2.5. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật. 
 Tốt Khá Xấu 
2.6. Phân nhóm nguy cơ tái phát. 
2.6.1. Theo EAU. 
 Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao 
2.6.2. Theo EORTC: Tổng điểm: ...... điểm. 
 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 
2.7. Đánh giá kết quả và theo dõi. 
2.7.1. Tác dụng không mong muốn sau khi bơm bàng quang. 
 Có Không 
 Lần bơm 
Triệu chứng 
Lần 
1 
Lần 
2 
Lần 
3 
Lần 
4 
Lần 
5 
Lần 
6 
Lần 
7 
Lần 
8 
Tiểu buốt, tiểu khó 
Tiểu máu 
Tức vùng hạ vị 
Triệu chứng khác 
2.7.2. Đánh giá sau 3 tháng. 
* Lâm sàng: 
 Tiểu máu Tiểu buốt, rắt, khó Đau hạ vị Không triệu chứng 
 Triệu chứng khác: ....................... 
* Hemoglobin: ...... g/L. Bình thường Thiếu máu Mức độ: ................ 
* Bạch cầu Đa nhân trung tính: ...... G/L. Bình thường Tăng Giảm 
* Tiểu cầu: ...... G/L Bình thường Tăng Giảm 
* Creatinin: ...... µmol/L. Bình thường Suy thận Độ: .......... 
* Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u. Có Không 
* Siêu âm: Có u Không có u 
 Số lượng u: ...... u 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 Vị trí u: ............................................ 
* Soi bàng quang: Có u Không có u 
 Số lượng u: ...... u 
 Kích thước u: ...... mm < 3cm ≥ 3cm 
 Vị trí u: ............................................ 
 Hình dáng u: Có cuống Không cuống 
2.7.3. Theo dõi xa. 
Tái phát: Có Không 
Số lần tái phát: ...... lần. 
Tái phát lần: ...... ở thời điểm: ...... tháng. 
Tái phát lần: ...... ở thời điểm: ...... tháng. 
 Thời điểm (Tháng) 
Triệu chứng 
6 
...... 
9 
...... 
12 
...... 
18 
...... 
24 
...... 
36 
...... 
... 
...... 
... 
...... 
Tiểu máu 
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó 
Đau hạ vị 
Triệu chứng khác 
Siêu âm ổ bụng 
Soi bàng quang 
 (+): Tái phát (-): Không tái phát 
 Hà nội, ngày ...... tháng ...... năm 20 ...... 
Bác sĩ 
Phụ lục 2: 
BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO ĐỐI TƯỢNG 
THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tên nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng 
phẫu thuật nội soi kết hợp bơm doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức. 
Mã số đối tượng: ............................................................................................ 
(Tài liệu này được thông báo đầy đủ đến các đối tượng tham gia nghiên cứu, 
không có trang hay phần nào trong tài liệu này được bỏ qua. Những nội dung 
trong tài liệu này được giải thích rõ bằng lời nói với các đối tượng tham gia 
nghiên cứu). 
1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu. 
1.1. Mục đích của nghiên cứu. 
- Khảo sát đặc điểm bệnh lý, đánh giá kết quả điều trị ung thư bàng quang nông 
bằng phẫu thuật nội soi cắt u kết hợp bơm doxorubicin vào bàng quang sau 
phẫu thuật. 
- Nghiên cứu mối liên quan của một số yếu tố, nhóm nguy cơ tới tỷ lệ tái phát 
ung thư bàng quang nông ở nhóm bệnh nhân trên. 
1.2. Khoảng thời gian dự kiến: từ 03/2016 đến 09/2019. 
1.3. Phương pháp tiến hành. 
• Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả tiến cứu. 
• Cách tiến hành: 
- Với thiết kế báo cáo hàng loạt ca kiểu mô tả dọc tiến cứu, chúng tôi lấy toàn 
bộ mẫu trong thời gian nghiên cứu. 
- Chọn mẫu toàn bộ, lấy tất cả các trường hợp bệnh nhân được phẫu thuật nội 
soi cắt u bàng quang qua niệu đạo, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ xác định u 
không xâm lấn cơ trong thời gian 1 năm từ 16/03/2016 đến 16/03/2017 tại Khoa 
Phẫu thuật Tiết niệu Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Bệnh nhân đồng ý dùng 
doxorubicin bơm vào bàng quang sau phẫu thuật. 
+ Cung cấp thông tin cho những bệnh nhân tham gia nghiên cứu. 
+ Ký đơn tình nguyện tham gia nghiên cứu. 
+ Giải thích quy trình nghiên cứu, theo dõi. 
• Quy trình nghiên cứu. 
- Bệnh nhân vào viện được làm bilan chẩn đoán trước phẫu thuật. 
- Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt u qua niệu đạo, làm giải phẫu 
bệnh sau phẫu thuật xác định giai đoạn ung thư. 
- Bệnh nhân ra viện, hẹn đến khám lại trong khoảng thời gian từ 5-10 ngày sau 
phẫu thuật. 
- Lựa chọn, tư vấn những bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh ở giai đoạn pTa, 
pT1, pTis, đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. 
- Tiến hành bơm doxorubicin vào bàng quang cho bệnh nhân theo phác đồ: 
Thời điểm bắt đầu bơm 10-14 ngày sau phẫu thuật, liều lượng 50mg/lần, 1 tuần 
bơm 1 lần trong 8 tuần liên tục. 
- Kế hoạch theo dõi: 
+ Hẹn bệnh nhân khám lại ở các thời điểm 3, 6, 9, 12, 18, 24, 36 tháng: Thời 
điểm sau phẫu thuật 3 tháng bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, làm xét 
nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi bàng quang, siêu âm. Các thời điểm 
khác theo dõi triệu chứng lâm sàng, siêu âm ổ bụng. 
+ Hoặc khám lại ở bất kỳ thời điểm nào khi có triệu chứng bất thường về đường 
tiết niệu. 
2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu. 
Số lượng bệnh nhân nghiên cứu: 59 bệnh nhân. 
- Bệnh nhân ung thư bàng quang được phẫu thuật bằng nội soi cắt u qua niệu 
đạo. Kết quả giải phẫu bệnh lý sau phẫu thuật xác định u không xâm lấn cơ 
bàng quang, bao gồm các giai đoạn: pTa, pTis, pT1. 
- Bệnh nhân được bơm doxorubicin vào bàng quang sau phẫu thuật theo đúng 
phác đồ. 
- Bệnh nhân có hồ sơ theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu nghiên cứu. 
3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu. 
- Các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật không thấy lớp cơ 
bàng quang trên tiêu bản bệnh phẩm. 
- Các bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không đầy đủ. 
- Các bệnh nhân mắc bệnh kèm theo nặng mà có nguy cơ tử vong gần. 
4. Người đánh giá các thông tin cá nhân và Y khoa để chọn lọc bệnh nhân 
tham gia vào nghiên cứu này: Nghiên cứu viên cùng nhóm nghiên cứu. 
5. Số người sẽ tham gia vào nghiên cứu: 59 bệnh nhân. 
6. Những rủi ro hoặc bất lợi có thể xảy ra. 
 Trong nghiên cứu, có thể do tác dụng phụ của thuốc bệnh nhân có thể 
xuất hiện triệu chứng tại chỗ ở vùng bàng quang: Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu rắt, 
tiểu nhiều, tức vùng bàng quang. 
7. Miêu tả lợi ích của đối tượng và cộng đồng từ nghiên cứu. 
7.1. Lợi ích của đối tượng khi tham gia nghiên cứu. 
• Đối tượng nghiên cứu sẽ được áp dụng phác đồ theo đúng quy trình. 
• Được theo dõi đầy đủ, định kỳ, phát hiện sớm trường hợp tái phát. 
7.2. Lợi ích của cộng đồng từ nghiên cứu. 
 Khi nghiên cứu được nghiệm thu có kết quả, sẽ là một đóng góp hữu ích 
trong việc có thêm lựa chọn phác đồ điều trị bệnh lý ung thư bàng quang không 
xâm lấn cơ. 
8. Những khoản nào được chi trả trong nghiên cứu. 
 Bệnh nhân tự nguyện chi trả chi phí thuốc, tiền khám, và cận lâm sàng. 
9. Công bố phương pháp hoặc cách điều trị thay thế. 
 Trong quá trình tham gia nghiên cứu của chúng tôi, nếu bạn thấy xuất 
hiện các tác dụng không mong muốn mà không giải quyết được bằng điều trị 
nội khoa thì có thể dừng bơm thuốc, tùy từng trường hợp cụ thể có thể không 
dùng hoặc dùng biện pháp trị liệu khác. 
10. Trình bày phương pháp lưu giữ mật các hồ sơ nhưng có thể nhận dạng 
được đối tượng tham gia nghiên cứu. 
• Các bệnh nhân khi đáp ứng với các tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu 
của đề tài, sẽ được giải thích đầy đủ thông tin của nghiên cứu, khi đồng ý tham 
gia nghiên cứu sẽ được làm bệnh án nghiên cứu, mỗi bệnh án nghiên cứu được 
đánh số mã hóa và do một thành viên của nghiên cứu quản lý và lưu trữ. 
• Toàn bộ hồ sơ bệnh án nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu đều được mã 
hóa, lưu lại trong tủ có khóa, chỉ những cán bộ nghiên cứu có liên quan mới 
được tiếp cận các dữ liệu đã thu thập được. 
11. Cơ quan quản lý có thể kiểm tra hồ sơ của đối tượng. 
 Hội đồng đạo đức y sinh học Trường Đại học Y Hà Nội, Hội đồng khoa 
học Bệnh viện có bệnh nhân tham gia nghiên cứu. 
12. Vấn đề bồi thường/hoặc điều trị y tế nếu có thương tích xảy ra (ở đâu 
có thể có các thông tin khác). 
 Trong trường hợp có tác dụng không mong muốn do sử dụng thuốc 
nghiên cứu, người bệnh tham gia nghiên cứu sẽ được chi trả kinh phí điều trị 
tương ứng. 
13. Người để liên hệ khi có câu hỏi. 
 Bs. Hà Mạnh Cường, số điện thoại 0948.586658. 
Sự tham gia là tình nguyện, không bị phạt nếu từ chối tham gia và đối 
tượng tham gia nghiên cứu có thể dừng tham gia vào bất kỳ thời điểm nào. 
 Hà Nội, ngày  tháng  năm  
 Nghiên cứu viên 
Phụ lục 3: 
ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Họ và tên đối tượng: ........................................................................................ 
Tuổi: ................................................................................................................ 
Địa chỉ: ............................................................................................................ 
Sau khi được bác sỹ thông báo về mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ, những 
nguy cơ tiềm tàng và lợi ích của đối tượng tham gia vào nghiên cứu: Nghiên 
cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp 
bơm doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức. 
Tôi (hoặc người đại diện trong gia đình) đồng ý tự nguyện tham gia vào 
nghiên cứu này (đồng ý lấy máu/nước tiểu .......... để xét nghiệm). Tôi xin tuân 
thủ các quy định của nghiên cứu. 
 Hà Nội, ngày  tháng  năm  
Họ tên của người làm chứng 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
 Họ tên của Đối tượng 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
Phụ lục 4: 
QUY TRÌNH BƠM DOXORUBICIN VÀO BÀNG QUANG 
(Sau phẫu thuật nội soi cắt ung thư bàng quang nông qua niệu đạo) 
1. Liệu trình. 
- Liều lượng 50mg/1 lần bơm. 
- Thời điểm bắt đầu bơm doxorubicin: 10 - 14 ngày sau phẫu thuật. 
- Liệu trình: Bơm 1 tuần 1 lần trong thời gian 8 tuần liên tục. 
2. Các bước tiến hành. 
BƯỚC 2 
Đặt thông tiểu, tháo nước tiểu trong bàng quang 
BƯỚC 3 
Bơm thuốc vào bàng quang 
BƯỚC 4 
Rút thông tiểu 
BƯỚC 1 
Pha thuốc 
BƯỚC 5 
Hướng dẫn bệnh nhân thay đổi tư thế 
3. Cụ thể. 
3.1. Pha thuốc. 
Dùng bơm tiêm 50ml lấy thuốc doxorubicin và lấy dung dịch natriclorua 0,9% 
vừa đủ 50ml. 
3.2. Đặt thông tiểu - tháo nước tiểu trong bàng quang. 
- Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân chống, đùi hơi dạng. 
- Đi găng sạch, sát khuẩn bộ phận sinh dục, tháo găng. 
- Đi găng vô khuẩn, trải toan có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài. 
- Bôi trơn đầu ống sonde nelaton bằng gel bôi trơn K-Y, tiến hành đưa sonde 
qua niệu đạo vào bàng quang. 
- Tháo hết nước tiểu trong bàng quang. 
3.3. Bơm thuốc vào bàng quang. 
Bơm thuốc doxorubicin đã chuẩn bị vào bàng quang. 
3.4. Rút thông tiểu. 
3.5. Hướng dẫn bệnh nhân thay đổi tư thế. 
- Hướng dẫn bệnh nhân nằm trên giường tự thay đổi các tư thế: Nghiêng phải, 
nghiêng trái, nằm sấp, nằm ngửa (mỗi tư thế nằm trong 5-10 phút), đi lại trong 
phòng, giữ thuốc trong bàng quang khoảng 2 giờ. 
- Sau đó bệnh nhân đi tiểu bình thường. 
- Hướng dẫn theo dõi triệu chứng. 
Phụ lục 5: 
BẢNG ĐIỂM CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 
TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT, XÂM LẤN THEO TỔ CHỨC 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CHÂU ÂU (EORTC) 
Yếu tố Điểm tái phát Điểm xâm lấn 
Số lượng 1 
2 - 7 
≥ 8 
0 
3 
6 
0 
3 
3 
Kích thước < 3 cm 
≥ 3 cm 
0 
3 
0 
3 
Xuất độ tái phát Lần đầu 
≤ 1 lần/năm 
> 1 lần/năm 
0 
2 
4 
0 
2 
2 
Giai đoạn Ta 
T1 
0 
1 
0 
4 
CIS Không 
Có 
0 
1 
0 
6 
Biệt hóa tế bào G1 
G2 
G3 
0 
1 
2 
0 
0 
5 
Tổng 0 - 17 0 - 23 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ket_qua_dieu_tri_ung_thu_bang_quang_nong.pdf
  • docx3.Thông tin Tiếng Việt_Tiếng Anh NCS Hà Mạnh Cường.docx
  • docx4.Trích yếu Luận án NCS Hà Mạnh Cường.docx
  • pdf5.QĐ_ThanhLap_HĐ_Cường.34.Ngoại.TTN.pdf