Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật u dây thần kinh V
U dây thần kinh V là khối u có nguồn gốc từ dây thần kinh V, phần lớn là
u của tế bào Schwann ở lớp vỏ bao sợi thần kinh (còn gọi là Schwannoma) và
một tỷ lệ rất nhỏ khối u có thể từ mô liên kết sợi thần kinh, vỏ bó sợi thần kinh,
vỏ bao dây thần kinh. Mặc dù phổ biến chỉ sau u dây thần kinh VIII, nhưng u
dây thần kinh V chỉ chiếm tỷ lệ 0,8-8% tổng số u dây thần kinh sọ [1] [2], tương
ứng với 0,07-0,36% các loại u trong sọ nói chung. Bệnh thường hay gặp ở tuổi
trung niên, 40-60 tuổi và có xu hướng phổ biến hơn ở nữ.
U dây thần kinh V thường lành tính, phát triển chậm và hoàn toàn có thể
điều trị khỏi nếu được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u. Dây thần kinh V có
giải phẫu rất phức tạp ở nền sọ, khối u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên
đường đi của dây thần kinh V, từ hố sọ sau ra hố giữa, ra ngoài sọ. Hơn nữa, u
dây thần kinh V còn có liên quan chặt chẽ về mặt giải phẫu với rất nhiều dây
thần kinh sọ (dây II, III, IV, VI, VII, VIII, ) và các mạch máu quan trọng
trong não (ĐM cảnh trong, đa giác Willis), xoang tĩnh mạch hang, thân não,
cầu não. Do đó, phẫu thuật u dây thần kinh V từ lâu vẫn được coi là thách thức
với các phẫu thuật viên thần kinh.
Dixon, năm 1846, và Smith, năm 1849, là những người đầu tiên mô tả về
khối u của dây thần kinh V, xuất phát từ hạch Gasser [3]. Năm 1918, Frazier
lần đầu tiên báo cáo phẫu thuật thành công ca u dây thần kinh V [4]. Đến năm
1960, Schisano và Olivecrona sau khi tổng kết y văn nhận thấy tỷ lệ tử vong
năm đầu tiên sau mổ lên tới 41% [5]. Đầu thế kỷ 20, phẫu thuật là phương pháp
điều trị nặng nề do tỷ lệ cắt hết u thấp mà tỷ lệ biến chứng và di chứng lại cao.
Xạ phẫu là lựa chọn chủ yếu cho u dây thần kinh V, do đây là phương pháp
điều trị an toàn, hiệu quả.
Từ cuối thế kỷ 20, khi kính vi phẫu được sử dụng trong phẫu thuật và sự2
ra đời của các kỹ thuật mới vùng nền sọ, phẫu thuật u dây thần kinh V đã đạt
được nhiều tiến bộ, kết quả được cải thiện một cách đáng kể, tỷ lệ tử vong giảm
xuống rất thấp.
Tại Việt Nam, phẫu thuật u dây thần kinh V mới chỉ thực sự được quan tâm
và chú ý trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên việc phẫu thuật còn nhiều hạn
chế do khối u nằm ở vị trí rất sâu ở nền sọ và thường ngay sát cầu não hoặc
xoang hang, nguy cơ sang chấn, đụng dập não nhiều và tỷ lệ cắt bỏ triệt để còn
thấp.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật u dây
thần kinh V” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và mô bệnh học của
u dây thần kinh V.
- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u dây thần kinh V.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kết quả phẫu thuật u dây thần kinh V
1 ĐẶT VẤN ĐỀ U dây thần kinh V là khối u có nguồn gốc từ dây thần kinh V, phần lớn là u của tế bào Schwann ở lớp vỏ bao sợi thần kinh (còn gọi là Schwannoma) và một tỷ lệ rất nhỏ khối u có thể từ mô liên kết sợi thần kinh, vỏ bó sợi thần kinh, vỏ bao dây thần kinh. Mặc dù phổ biến chỉ sau u dây thần kinh VIII, nhưng u dây thần kinh V chỉ chiếm tỷ lệ 0,8-8% tổng số u dây thần kinh sọ [1] [2], tương ứng với 0,07-0,36% các loại u trong sọ nói chung. Bệnh thường hay gặp ở tuổi trung niên, 40-60 tuổi và có xu hướng phổ biến hơn ở nữ. U dây thần kinh V thường lành tính, phát triển chậm và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u. Dây thần kinh V có giải phẫu rất phức tạp ở nền sọ, khối u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của dây thần kinh V, từ hố sọ sau ra hố giữa, ra ngoài sọ. Hơn nữa, u dây thần kinh V còn có liên quan chặt chẽ về mặt giải phẫu với rất nhiều dây thần kinh sọ (dây II, III, IV, VI, VII, VIII,) và các mạch máu quan trọng trong não (ĐM cảnh trong, đa giác Willis), xoang tĩnh mạch hang, thân não, cầu não. Do đó, phẫu thuật u dây thần kinh V từ lâu vẫn được coi là thách thức với các phẫu thuật viên thần kinh. Dixon, năm 1846, và Smith, năm 1849, là những người đầu tiên mô tả về khối u của dây thần kinh V, xuất phát từ hạch Gasser [3]. Năm 1918, Frazier lần đầu tiên báo cáo phẫu thuật thành công ca u dây thần kinh V [4]. Đến năm 1960, Schisano và Olivecrona sau khi tổng kết y văn nhận thấy tỷ lệ tử vong năm đầu tiên sau mổ lên tới 41% [5]. Đầu thế kỷ 20, phẫu thuật là phương pháp điều trị nặng nề do tỷ lệ cắt hết u thấp mà tỷ lệ biến chứng và di chứng lại cao. Xạ phẫu là lựa chọn chủ yếu cho u dây thần kinh V, do đây là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Từ cuối thế kỷ 20, khi kính vi phẫu được sử dụng trong phẫu thuật và sự 2 ra đời của các kỹ thuật mới vùng nền sọ, phẫu thuật u dây thần kinh V đã đạt được nhiều tiến bộ, kết quả được cải thiện một cách đáng kể, tỷ lệ tử vong giảm xuống rất thấp. Tại Việt Nam, phẫu thuật u dây thần kinh V mới chỉ thực sự được quan tâm và chú ý trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên việc phẫu thuật còn nhiều hạn chế do khối u nằm ở vị trí rất sâu ở nền sọ và thường ngay sát cầu não hoặc xoang hang, nguy cơ sang chấn, đụng dập não nhiều và tỷ lệ cắt bỏ triệt để còn thấp. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu kết quả phẫu thuật u dây thần kinh V” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau: - Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và mô bệnh học của u dây thần kinh V. - Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u dây thần kinh V. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu quốc tế Dixon (1846) và Smith (1849) là những người đầu tiên mô tả về u tế bào Schwann của dây thần kinh V ở hạch Gasser [3]. Năm 1918, Frazier lần đầu tiên báo cáo phẫu thuật thành công u tế bào Schwann của dây thần kinh V [4]. Năm 1952, Cumeo và Rand lần đầu tiên công bố về loạt ca bệnh u tế bào Schwann của dây thần kinh V [6]. Năm 1960, Schisano và Olivecrona [5], sau khi nhìn lại y văn cho tới năm 1956, nhận thấy tỷ lệ tử vong sau một năm phẫu thuật u dây thần kinh V là 41%. Tuy nhiên, những năm gần đây, con số này đã có nhiều thay đổi nhờ sự trợ giúp của phương pháp phẫu thuật vi phẫu và kỹ thuật phẫu thuật nền sọ [1] [7] [8]. Năm 1996, Konovalov và cs đã công bố nghiên cứu có số lượng bệnh nhân lớn nhất (111 người) từng được ghi nhận trong y văn [9]. Trong đó, 98 trường hợp được theo dõi điều trị lâu dài, với thời gian trung bình là 13,5 năm, 87% có kết quả điều trị tốt, 12% bị tái phát triệu chứng và 3% tử vong. Nhóm bệnh nhân lớn thứ 2 từng được ghi nhận là nhóm của Goel và cs năm 2003 [10]. Đây cũng là nhóm có kích thước trung bình của khối u lớn nhất. Phẫu thuật cắt toàn bộ khối u đạt được ở 51 trường hợp (chiếm 70%), có 2 bệnh nhân tử vong trong giai đoạn hậu phẫu. Với thời gian theo dõi trung bình là 38 tháng, nhóm nghiên cứu có 1 trường hợp u tái phát và 71 bệnh nhân có thể tự làm chủ được cuộc sống của mình. Năm 1989, Yasui và cs đã sử dụng kỹ thuật nền sọ trên 8 bệnh nhân u dây thần kinh V có độ tuổi trên 13 tuổi [8]. Tất cả bệnh nhân đều có kết quả điều trị 4 tốt, không có trường hợp vào tử vong, và 2 trường hợp u tái phát. Từ đó đến nay, phẫu thuật u dây TK V đã đạt được nhiều bước tiến to lớn, tỷ lệ cắt hết u hoặc gần toàn bộ đạt 70%. Khó khăn chủ yếu cản trở việc cắt u toàn bộ là do hạn chế của việc bộc lộ khối u và liên quan giải phẫu với xoang tĩnh mạch hang. Nhưng nhờ sự ứng dụng của kính hiển vi phẫu thuật và sự ra đời của các kỹ thuật phẫu thuật nền sọ, kết quả điều trị phẫu thuật u dây TK V càng ngày càng trở nên tốt hơn và khả năng triệt để cao hơn. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, đề tài u dây thần kinh V còn chưa được quan tâm đúng mức. Cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu chính thức nào về phẫu thuật u dây thần kinh V, đa số là các nghiên cứu về một số loại u dây thần kinh khác như u dây TK VIII hoặc báo cáo ca bệnh u dây II, Trong khi đó, những năm gần đây, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán (chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp mạch số hóa xóa nền), đã phát triển nhanh chóng. Việc áp dụng những hiểu biết về triệu chứng, mô bệnh học, chẩn đoán và điều trị đã có những bước tiến vượt bậc. Vi phẫu thuật lấy u dây TK V cũng đã được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây, cho kết quả mổ tốt hơn, giảm thiểu biến chứng, cải thiện và kéo dài thời gian sống sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khó khăn khi dùng phương pháp này là thiếu trang thiết bị như kính vi phẫu, dụng cụ vi phẫu và phẫu thuật viên phải là người có kinh nghiệm sử dụng các kỹ thuật vi phẫu và kỹ thuật phẫu thuật nền sọ. Do vậy, rất cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. 1.2. GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH V VÀ NỀN SỌ Dây thần kinh V là dây lớn nhất trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Về chức năng, nó chi phối cảm giác cho da mặt, phần lớn da đầu, mắt, ổ miệng, mũi, 5 màng não cứng và chi phối vận động cho các cơ nhai, cơ hai bụng và cơ hàm móng. Ngoài ra, nó còn chứa các sợi cảm giác bản thể từ cơ nhai và các cơ mặt. Về mặt giải phẫu, dây thần kinh V được chia làm 5 đoạn: (1) đoạn thân não, (2) đoạn bể dịch (dây TK V nằm trong màng cứng, trong não) từ cầu não tới đỉnh xương đá, (3) đoạn hố Meckel (dây TK V nằm giữa 2 lớp màng cứng), (4) đoạn xoang hang và nền sọ và (5) đoạn ngoài sọ là các nhánh của dây TK V. 1.2.1. Đoạn thân não Bao gồm các nhân vận động và cảm giác của dây TK V, trong đó nhân cảm giác có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nhân vận động. Nhân cảm giác được chia làm 3 phần: nhân cầu não là phần lớn nhất, nằm ở mặt bên cầu não, ở phía trước bên so với não thất IV, tiếp nhận cảm giác xúc giác và áp lực ở mặt; nhân gian não, nằm phía trên so với nhân cầu não, ở vùng gian não, tiếp nhận cảm giác sâu của cơ cắn; nhân hành tuỷ, nằm ở phía dưới cầu não, có thể kéo dài đến ngang mức C4. Nhân vận động là một nhân nhỏ, nằm ở phía trước trong so với nhân cảm giác, gần đường giữa. Nhân vận động chi phối vận động cho cơ cắn, bụng trước cơ hai bụng và cơ chân bướm khẩu cái. 1.2.2. Đoạn bể dịch Dây thần kinh V đi ra từ mặt trước bên của cầu não, ngang mức với cuống tiểu não giữa. Dây TK V có 2 phần, gồm rễ cảm giác kích thước lớn và rễ vận động kích thước nhỏ, nằm ở trước trong so với rễ cảm giác. Từ cầu não, rễ cảm giác chạy ra trước 1-2 cm qua bể dịch não tuỷ góc cầu, đến đỉnh xương đá, vào hố Meckel qua lỗ dây TK V, ở đỉnh xương đá, ngay phía dưới so với xoang tĩnh mạch đá trên. Rễ vận động đi ra khỏi cầu não từ phía trên so với rễ cảm giác, sau đó chạy ra trước vào trong. 1.2.3. Đoạn hố Meckel Dây TK V đi vào hố Meckel qua lỗ thông dây TK V ở đỉnh xương đá, mang 6 theo cả lớp màng cứng và màng mềm. Chính nhờ có lớp màng mềm này mà dây TK V ở hố Meckel được bao phủ xung quanh bởi dịch não tuỷ, hay còn gọi là bể dịch tam thoa (trigeminal cistern). Đoạn trong hố Meckel là đoạn phình to của dây thần kinh V hay còn gọi là hạch Gasser. Từ hố Meckel, rễ cảm giác dây thần kinh V chia làm 3 nhánh: nhánh ổ mắt (V1), nhánh hàm trên (V2) và nhánh hàm dưới (V3). Cả 3 nhánh này đều chạy giữa 2 lớp màng cứng của hố sọ giữa và thoát ra ngoài xương thái dương qua thành bên xoang hang, dây TK V1 chạy qua khe ổ mắt trên, dây TK V2 chạy qua lỗ tròn và dây TK V3 chạy qua lỗ bầu dục. Rễ vận động đi ra trước ở dưới hạch Gasser rồi đi vào theo nhánh hàm dưới (V3). 1.2.4. Đoạn xoang hang và nền sọ Nhánh TK V1 và V2 tiếp tục đi ra phía trước, giữa 2 lớp màng cứng của thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, phía dưới dây IV và phía ngoài của dây TK VI, động mạch cảnh trong. Chúng thoát ra ngoài sọ qua khe ổ mắt trên và lỗ tròn. 1.2.5. Đoạn ngoài màng cứng (ngoài sọ) Thần kinh ổ mắt (V1) Hình 1. 1: Đường đi và phân nhánh của dây TK V1 [11] 7 Đây là nhánh nhỏ nhất của dây thần kinh V, chỉ gồm các sợi cảm giác, chi phối cho màng não cứng, nhãn cầu, một phần niêm mạc mũi và da phần trên của mặt, bao gồm mũi, mi trên và trán. Nó tách ra từ phần trong của hạch Gasser, chạy ra trước, dọc theo thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang, dưới dây thần kinh III, IV. Ngay trước khi tới khe ổ mắt trên (SOF: superior orbital fissure), thần kinh ổ mắt tách thành 3 nhánh chính: thần kinh lệ, thần kinh trán và thần kinh mũi mi. Trước khi tận cùng, thần kinh V1 nhận các sợi từ đám rối giao cảm quanh động mạch cảnh trong và tiếp nối với thần kinh III, IV, VI. Thần kinh V1 tách ra 1 nhánh bên là nhánh màng não quặt ngược hay nhánh lều cho lều tiểu não. Thần kinh ổ mắt phân chia thành các nhánh: (1) thần kinh lệ (2) thần kinh trán (3) thần kinh trên ổ mắt (4) thần kinh trên ròng rọc (5) thần kinh mũi mi (6) thần kinh sàng trước (7) thần kinh sàng sau và (8) thần kinh dưới ròng rọc. Thần kinh hàm trên (V2) Hình 1. 2: Đường đi và phân nhánh của dây TK V2 [11] TK hàm trên là nhánh cảm giác đơn thuần, chi phối cho màng não, răng lợi hàm trên, niêm mạc thành sau mũi, tỵ hầu, khẩu cái và da của vùng giữa mặt. 8 Nó phân chia thành các nhánh: (1) thần kinh dưới ổ mắt chi phối cho da và kết mạc mi dưới, môi trên và cánh mũi, (2) nhánh màng não đi theo động mạch màng não giữa cảm giác cho màng não (3) thần kinh gò má chi phối cho da vùng gò má (4) thần kinh huyệt răng trên (5) nhánh vào hạch chân bướm khẩu cái. Từ hạch chân bướm khẩu cái đi ra các nhánh: nhánh ổ mắt, nhánh mũi sau trên bên và giữa, thần kinh mũi khẩu cái, thần kinh khẩu cái lớn, thần kinh khẩu cái nhỏ, thần kinh hầu. Thần kinh hàm dưới (V3) Hình 1. 3: Đường đi và phân nhánh của dây TK V3 [11] Đây là nhánh lớn nhất của dây TK V, là dây hỗn hợp. Nó thu nhận cảm giác từ răng lợi hàm dưới, da ở vùng thái dương, một phần của loa tai, gồm ống tai ngoài và màng nhĩ, môi dưới, phần dưới của mặt, niêm mạc của 2/3 trước của lưỡi và sàn ổ miệng. Các nhánh vận động chi phối cho các cơ nhai. Nó phân chia thành các nhánh: (1) nhánh màng não quặt ngược lại qua lỗ gai cùng động mạch màng não giữa cảm giác cho màng não, (2) thần kinh cơ chân bướm trong 9 chi phối vận động cơ chân bướm trong, cơ căng màng nhĩ, màn khẩu cái, (3) thần kinh má cảm giác cho da trên phần trước cơ mút và niêm mạc má (4) thần kinh cơ cắn chi phối vận động cơ cắn và cảm giác của khớp thái dương hàm (5) thần kinh thái dương sâu chi phối vận động cơ thái dương (6) thần kinh cơ chân bướm ngoài chi phối vận động cơ chân bướm (7) thần kinh tai thái dương (8) thần kinh lưỡi cảm giác cho niêm mạc của 2/3 trước lưỡi, sàn miệng và lợi lưỡi hàm dưới (9) thần kinh huyệt răng dưới. 1.3. BỆNH HỌC U DÂY THẦN KINH V 1.3.1. Dịch tễ học U dây TK V là loại u hiếm gặp, mặc dù phổ biến chỉ sau u dây TK VIII trong số các khối u dây TK sọ. U dây TK V chiếm tỷ lệ 0,07%-0,36% các khối u nội sọ và 0,8%-8% các khối u của dây TK sọ [7] [10] [12] [13] [14] [15] [16]. Phần lớn u dây TK V là lành tính, rất hiếm gặp u ác tính. Nghiên cứu của Smith năm 2013 sau khi hồi cứu y văn mới ghi nhận có 36 ca u dây TK V ác tính [17]. U thường được phát hiện ở tuổi trung niên (40-60 tuổi), và ưu thế hơn ở nữ [1] [9] [10] [12] [14] [18] [19]. Đa số các trường hợp u dây TK V xuất hiện đơn độc, nhưng cũng có một số trường hợp nằm trong bệnh cảnh của neurofibromatosis typ 2 (NF2) [20] [18] [7] [8] [21] [10] [15] hoặc schwannomatosis [22]. Ở những trường hợp đó, ngoài u dây TK V, có thể bắt gặp khối u ở những dây TK khác. 1.3.2. Bệnh sinh U dây TK V phần lớn là u của tế bào Schwann của vỏ bao sợi TK, u thường lành tính, phát triển chậm và được xếp loại I theo phân loại của WHO. Khối u thường bắt nguồn ở phía ngoài của vùng chuyển tiếp myelin của tế bào schwann và tế bào TK đệm ít nhánh (oligodendroglial-schwann myelination junction) của dây TK V, ở cách mặt trước cầu não khoảng 5-7 mm [23] [24] [25] [26] [27]. U có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của dây TK V, nhưng 10 phổ biến nhất là ở hố Meckel và hố sọ sau. Hình 1. 4: Ảnh phác hoạ của một số loại u dây thần kinh [28] Theo O’Reilly, tốc độ phát triển trung bình của u dây TK V là 1,7 cm3/năm, giống như các khối u tế bào Schwanns nội sọ khác, cao hơn so với u dây TK VIII đơn độc, nhưng thấp hơn so với u shwannomas trong bệnh cảnh NF2 [29]. 1.3.3. Mô bệnh học Hình 1. 5: Cấu trúc của dây TK [11] Dây thần kinh là tập hợp các bó sợi thần kinh, có chức năng dẫn truyền tín hiệu cảm giác và vận động. Mỗi sợi thần kinh ngoại biên là 1 sợi trục của tế bào thần kinh, được bao quanh bởi các tế bào Schwann. Nhiều sợi thần kinh như vậy tập hợp lại thành bó sợi thần kinh và được bao quanh bởi vỏ bó sợi thần kinh (perineurium) và giữa các sợi là tổ chức mô kẽ thần kinh (endoneurium). Nhiều bó tập hợp lại thành dây thần kinh và được bao quanh 11 bởi vỏ bao dây thần kinh (epineurium), giữa các bó sợi thần kinh là mô kẽ (hay mô liên kết) chứa các tế bào mỡ và mạch máu. U của dây thần kinh có thể xuất phát từ bất cứ tế bào nào tạo nên cấu trúc của dây thần kinh. Tuy nhiên, theo phân loại của tổ chức y tế thế giới năm 2016, u của dây thần kinh sọ có một số loại chính gồm: u tế bào Schwann, u xơ TK, u vỏ bao TK, u vỏ bao TK ác tính, u hạch TK [30]. 1.3.3.1. U tế bào Schwann (Schwannoma) Hình 1. 6: Ảnh mô bệnh học của khối u tế bào Schwann [30] Là u lành tính (WHO độ I) thường gặp nhất của u dây TK V, bắt nguồn từ tế bào Schwann ở vỏ bao sợi thần kinh [30]. ... Thu, cùng hai con là Bảo Thư và Thanh Phong, cũng như tất cả những người thân trong gia đình luôn là nguồn động viên mạnh mẽ giúp tôi thực hiện luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Tác giả luận án NGUYỄN ĐỨC ANH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân TK : Thần kinh CHT : Cộng hưởng từ CLVT : Cắt lớp vi tính ĐM : Động mạch TM : Tĩnh mạch DNT : Dịch não tuỷ GSPN : Thần kinh đá nông lớn TALNS : Tăng áp lực nội sọ HC : Hội chứng TD : Thái dương GNT : Giãn não thất PTV : Phẫu thuật viên DH : Dấu hiệu MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ...................................................... 3 1.1.1. Nghiên cứu quốc tế ............................................................................ 3 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam..................................................................... 4 1.2. GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH V VÀ NỀN SỌ ................................... 4 1.2.1. Đoạn thân não .................................................................................... 5 1.2.2. Đoạn bể dịch ...................................................................................... 5 1.2.3. Đoạn hố Meckel ................................................................................ 5 1.2.4. Đoạn xoang hang và nền sọ ............................................................... 6 1.2.5. Đoạn ngoài màng cứng (ngoài sọ) .................................................... 6 1.3. BỆNH HỌC U DÂY THẦN KINH V ..................................................... 9 1.3.1. Dịch tễ học ......................................................................................... 9 1.3.2. Bệnh sinh ........................................................................................... 9 1.3.3. Mô bệnh học .................................................................................... 10 1.3.4. Lâm sàng ......................................................................................... 14 1.3.5. Hình ảnh .......................................................................................... 16 1.4. CHẨN ĐOÁN U DÂY THẦN KINH V ............................................... 22 1.4.1. Chẩn đoán xác định ......................................................................... 22 1.4.2. Chẩn đoán phân biệt ........................................................................ 23 1.5. ĐIỀU TRỊ U DÂY THẦN KINH V ...................................................... 24 1.5.1. Phẫu thuật ........................................................................................ 24 1.5.2. Tia xạ ............................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 34 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................ 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................... 34 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 34 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 34 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................... 35 2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 35 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 35 2.2.5. Phương tiện nghiên cứu ................................................................... 52 2.2.6. Xử lý số liệu .................................................................................... 53 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 54 2.2.8. Những sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục ......................... 55 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 57 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ MÔ BỆNH HO ̣C CỦA U DÂY THẦN KINH V................................................. 57 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ....................................................................... 57 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 58 3.1.3. Đặc điểm hình ảnh CHT .................................................................. 61 3.1.4. Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh CHT ........ 64 3.1.5. Đặc điểm mô bệnh học .................................................................... 67 3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U DÂY THẦN KINH V ....... 68 3.2.1. Đường mổ ........................................................................................ 68 3.2.2. Thời gian phẫu thuật. ....................................................................... 69 3.2.3. Kết quả lấy u. ................................................................................... 70 3.2.4. Biến chứng ....................................................................................... 74 3.2.5. Thời gian nằm viện .......................................................................... 76 3.2.6. Hiệu quả của phẫu thuật với các triệu chứng lâm sàng ................... 77 3.2.7. U tái phát và tồn dư phát triển trở lại. ............................................. 79 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 81 4.1. ĐẶC ĐIÊ ̉M LÂM SÀNG, HI ̀NH ẢNH VA ̀ MÔ BỆNH HO ̣C CỦA U DÂY THẦN KINH V................................................................................... 81 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học ....................................................................... 81 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 82 4.1.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ .................................................. 89 4.1.4. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ 93 4.1.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh ................................................................. 96 4.2. ĐÁNH GIA ́ KÊ ́T QUA ̉ PHẪU THUÂ ̣T U DÂY THẦN KINH V ....... 97 4.2.1. Lựa chọn đường mổ ........................................................................ 97 4.2.2. Thời gian phẫu thuật ...................................................................... 100 4.2.3. Kết quả lấy u .................................................................................. 101 4.2.4. Biến chứng ..................................................................................... 111 4.2.5. Thời gian nằm viện ........................................................................ 115 4.2.6. Hiệu quả phẫu thuật với các triệu chứng cơ năng thường gặp ...... 115 4.2.7. U tái phát và tồn dư phát triển trở lại. ........................................... 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 123 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Kết quả xạ phẫu của u dây TK V .................................................. 32 Bảng 3. 1: Tỷ lệ phân bố theo nhóm tuổi (N=30)...........................................57 Bảng 3. 2: Lý do khám bệnh chính ................................................................. 58 Bảng 3. 3: Triệu chứng xuất hiện đầu tiên ...................................................... 59 Bảng 3. 4: Các triệu chứng cơ năng thường gặp ............................................. 59 Bảng 3. 5: Các triệu chứng thực thể ................................................................ 60 Bảng 3. 6: Đặc điểm tín hiệu u trên CHT ....................................................... 61 Bảng 3. 7: Mật độ u trên CHT......................................................................... 62 Bảng 3. 8: Các tổn thương khác trên CHT ...................................................... 62 Bảng 3. 9: Phân bố vị trí u trên nền sọ ............................................................ 63 Bảng 3. 10: Phân loại u theo Ramina .............................................................. 63 Bảng 3. 11: Phân loại kích thước u ................................................................. 64 Bảng 3. 12: Liên quan giữa kích thước u và lâm sàng .................................... 65 Bảng 3. 13: Liên quan giữa vị trí u với lâm sàng ............................................ 66 Bảng 3. 14: Liên quan giữa mật độ u với lâm sàng ........................................ 66 Bảng 3. 15: Liên quan giữa vị trí và kích thước u .......................................... 67 Bảng 3. 16: Liên quan giữa kích thước và mật độ u ....................................... 67 Bảng 3. 17: Kết quả mô bệnh học ................................................................... 67 Bảng 3. 18: Phân nhóm đường mổ chính ........................................................ 68 Bảng 3. 19: Liên quan giữa đường mổ với kích thước u ................................ 69 Bảng 3. 20: Liên quan giữa đường mổ với vị trí u .......................................... 69 Bảng 3. 21: Thời gian mổ trung bình của các đường mổ ............................... 70 Bảng 3. 22: Mức độ lấy u ................................................................................ 70 Bảng 3. 23: Liên quan giữa vị trí u với mức độ lấy u ..................................... 71 Bảng 3. 24: Liên quan giữa mức độ lấy u với kích thước u............................ 72 Bảng 3. 25: Liên quan giữa mức độ lấy u và mật độ u ................................... 72 Bảng 3. 26: Liên quan giữa đường mổ và mức độ lấy u ở u loại E ................ 73 Bảng 3. 27: Liên quan giữa đường mổ và mức độ lấy u ở u loại C ................ 73 Bảng 3. 28: Liên quan giữa đường mổ và mức độ lấy u ở u loại B ................ 74 Bảng 3. 29: Phương pháp sử dụng vá tạo hình ............................................... 74 Bảng 3. 30: Các biến chứng sau mổ ................................................................ 75 Bảng 3. 31: Liên quan giữa biến chứng với mức độ lấy u .............................. 76 Bảng 3. 32: Liên quan giữa liệt mặt với đường mổ ........................................ 76 Bảng 3. 33: Thời gian điều trị ở các nhóm kích thước u ................................ 77 Bảng 3. 34: Hiệu quả của phẫu thuật với lâm sàng......................................... 77 Bảng 3. 35: Liên quan chất lượng cuộc sống với mức độ lấy u ..................... 78 Bảng 3. 36: U tái phát và phát triển trở lại ...................................................... 79 Bảng 4. 1: Kết quả phẫu thuật của các tác giả trên thế giới..........................101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ phân bố theo giới .............................................................. 57 Biểu đồ 3. 2: Phân bố tuổi ở 2 nhóm nam và nữ ............................................. 58 Biểu đồ 3. 3: Phân bố vị trí u theo bên xuất hiện ............................................ 63 Biểu đồ 3. 4: Phân bố kích thước u ở nam và nữ ............................................ 64 Biểu đồ 3. 5: Phân bố kích thước u theo tuổi .................................................. 65 Biểu đồ 3. 6: Phân bố đường mổ được sử dụng .............................................. 68 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Đường đi và phân nhánh của dây TK V1 ......................................... 6 Hình 1. 3: Đường đi và phân nhánh của dây TK V2 ......................................... 7 Hình 1. 4: Đường đi và phân nhánh của dây TK V3 ......................................... 8 Hình 1. 7: Ảnh phác hoạ của một số loại u dây thần kinh .............................. 10 Hình 1. 8: Cấu trúc của dây TK ...................................................................... 10 Hình 1. 9: Ảnh mô bệnh học của khối u tế bào Schwann ............................... 11 Hình 1. 10: Ảnh mô bệnh học của u xơ TK sau nhuộm S100 ....................... 12 Hình 1. 11: Ảnh mô bệnh học u vỏ bao TK sau nhuộm S100 ........................ 13 Hình 1. 12: Ảnh vi thể u hạch TK V ............................................................... 13 Hình 1. 13: CHT T2W FSE vùng nhân dây TK V .......................................... 17 Hình 1. 14: Viêm não do nấm Aspergillus...................................................... 18 Hình 1. 15: CHT T1w qua vùng cầu não của u dây TK V ............................. 18 Hình 1. 16: CHT u màng não .......................................................................... 19 Hình 1. 17: CHT u epidermoid trên bệnh nhân có triệu chứng dây TK V ..... 19 Hình 1. 18: CHT T2W của u dây TK V .......................................................... 20 Hình 1. 19: hội chứng Tolosa- Hunt. .............................................................. 21 Hình 1. 20:CHT khối ung thư biểu mô nhày .................................................. 22 Hình 1. 21: U máu thể hang của xoang hang .................................................. 24 Hình 1. 22: Phình ĐM cảnh trong đoạn trong xoang hang ............................. 24 Hình 2. 1: Sơ đồ phân loại u dây TK V theo Ramina.....................................41 Hình 2. 2: Tư thế bệnh nhân và đường rạch da ............................................... 42 Hình 2. 3: Phẫu trường sau khi đã tách màng cứng khỏi GSPN ..................... 44 Hình 2. 4: Vị trí của tam giác Kawase ............................................................ 45 Hình 2. 5: Các bước mở sọ theo đường dưới chẩm sau sigma ....................... 45 Hình 2. 6: Hình ảnh nội soi qua xoang hàm phải. ........................................... 47 Hình 2. 7: Các dụng cụ hỗ trợ trong mổ ......................................................... 53 Ảnh 3. 1: Kết quả lấy u gần hết của BN số 19................................................71 Ảnh 3. 2: Kết quả lấy hết u của BN số 3 ......................................................... 72 Ảnh 3. 3: Kết quả CHT lấy u gần hết trên BN NF2........................................ 73 Sơ đồ 2. 1: Các bước tuyển chọn BN vào nghiên cứu....................................56
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ket_qua_phau_thuat_u_day_than_kinh_v.pdf
- Tóm tắt LATS tiếng Việt.pdf
- Tóm tắt LATS tiếng Anh.pdf
- 4 Thông tin tóm tắt kết luận mới.docx
- 3 Trích yếu luận án.docx