Luận án Nghiên cứu khả năng cố định ổ gcãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa
Gãy đầu dưới xương đùi (gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi cầu trong, lồi cầu ngoài xương đùi), tỷ lệ khoảng 6% - 7% tổng số các loại gãy xương đùi, gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu chiếm 70% các trường hợp [1], [2].
Gãy đầu dưới xương đùi: Do lực chấn thương năng lượng cao hay gặp ở người trẻ tuổi, nam giới (từ 20 – 35 tuổi), chủ yếu do tai nạn giao thông
(> 50%) [1], [3], [4]. Lực chấn thương mạnh làm xương gãy phức tạp, có nhiều tổn thương phối hợp tại chỗ (cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, mạch máu, thần kinh.) và toàn thân [5], [6], [7]. Do lực chấn thương năng lượng thấp thường gặp ở người cao tuổi do ngã (kèm theo thưa – loãng xương), điều trị liền xương cũng tương đối khó khăn [1], [8], [9], [10] .
Các phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương đùi gồm bảo tồn hoặc phẫu thuật kết hợp xương. Nhược điểm điều trị bảo tồn: Khó nắn chỉnh hoàn hảo các di lệch, cố định không vững chắc, bất động lâu nên tỷ lệ biến chứng toàn thân và tại chỗ cao. Ưu điểm của phẫu thuật kết hợp xương: Nắn chỉnh ổ gãy xương hoàn hảo về giải phẫu, phục hồi lại tương quan diện khớp giữa lồi cầu và mâm chày, cố định xương gãy vững chắc, tập vận động sớm, tránh được các biến chứng [8], [11]. Vì vậy các tác giả trên thế giới và trong nước đều thống nhất điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng phẫu thuật mở ổ gãy nắn chỉnh và kết hợp xương. Các phương pháp kết hợp xương được nghiên cứu và ứng dụng như: Đóng đinh nội tủy có chốt (xuôi dòng hoặc ngược dòng từ gối lên) [12]; Kết hợp xương bằng nẹp vít (nẹp vít thường, hai nẹp vít, nẹp góc liền khối 950, nẹp Dynamic Condylar Screw (DCS), nẹp ốp lồi cầu đùi, nẹp khóa đầu dưới xương đùi.); Bằng khung cố định ngoại vi trong gãy xưởng hở phức tạp, đến muộn, nhiễm trùng; Thay khớp gối khi bị tổn thương nặng hoặc di chứng nặng nề. Tuy nhiên với các trường hợp gãy đầu dưới xương đùi phức tạp, gần khớp, phạm khớp thì kết hợp xương bằng nẹp ốp lồi cầu và gần đây bằng nẹp khóa là lựa chọn hàng đầu, khắc phục được nhược điểm của các loại phương tiện kết hợp xương khác [9], [11], [13]. Nẹp khóa có các ưu điểm vượt trội như: Hình dạng phù hợp giải phẫu xương [14]; Ở các lỗ trên nẹp có ren khớp đường ren ở mũ các vít tạo thành liên kết vững chắc, giữ được góc và trục của xương, phục hồi được diện khớp, chống lại được di lệch chồng, gập góc, xoay; Các lực chịu tác động khi vận động sẽ dàn đều đến các đinh vít nên tránh được hiện tượng tuột vít, bật nẹp như khi kết xương bằng nẹp vít thông thường; kết hợp xương nẹp khoá tránh được tổn thương hệ thống mạch máu màng xương quanh ổ gãy và hiện tượng tiêu xương dưới nẹp [15], [16].
Mặc dù các tác giả trong nước đã báo cáo một số kết quả khả quan trong điều trị gãy đầu dưới xương đùi, nhưng dù kết hợp xương bằng nẹp ốp lồi cầu đùi hay nẹp khóa vẫn có một tỷ lệ thất bại (cứng duỗi gối, liền lệch, chậm liền xương, khớp giả ) [6], [11], [13]. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân thất bại điều trị phải đánh giá được khả năng cố định vững chắc ổ gãy xương sau mổ của 2 loại nẹp này. Từ đó đưa ra chương trình tập luyện sau mổ hợp lý, tránh các biến chứng gãy nẹp, bong nẹp, chậm liền xương, khớp giả và di chứng hạn chế vận động khớp gối. Tuy nhiên, cũng chưa có tác giả trong nước nghiên cứu một cách hệ thống từ thực nghiệm đến điều trị về khả năng cố định ổ gãy vững chắc của nẹp khóa. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để so sánh khả năng cố định vững chắc của 2 loại nẹp ốp lồi cầu và nẹp khóa đầu dưới xương đùi và đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi của nẹp khóa, với đề tài:
“Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa” nhằm mục tiêu:
1. Xác định khả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô hình kết hợp xương thử nghiệm.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu khả năng cố định ổ gcãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y HOÀNG NGỌC MINH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH Ổ GÃY TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI LỚN BẰNG NẸP KHÓA Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: 9.72.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y; Phòng Sau đại học - Học viện Quân y, Bộ môn - khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện Quân y 103 Học viện Quân y đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Đa khoa Saint Pault, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang; Các thầy trong Bộ môn Cơ học vật liệu và kết cấu - Viện cơ khí Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn, người thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi vô cùng cảm ơn thầy chủ tịch hội đồng và các thầy trong hội đồng đã phân tích, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận án của tôi. Tôi chân thành cảm ơn các thầy, các anh, các chị, các bạn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi đã luôn động viên, cổ vũ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2020 Hoàng Ngọc Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận án này không trùng lặp với bất kỳ luận án nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoàng Ngọc Minh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Các chữ viết tắt Danh mục hình Danh mục ảnh Danh mục bảng Danh mục đồ thị PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Phần viết tắt Phần viết đầy đủ AO : Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen ASIF : Association for the Study of Internal Fixation BN : Bệnh nhân BV : Bệnh viện BVQY : Bệnh viện Quân y CEK : Chèn ép khoang Cs : Cộng sự CT : Computer Tomography CTCH : Chấn thương chỉnh hình DCCS : Dây chằng chéo sau DCCT : Dây chằng chéo trước DCP : Dynamic Compression Plate DCS : Dynamic Condylar Screw ĐDXĐ : Đầu dưới xương đùi ĐH : Đại học ĐM : Động mạch ĐNT : Đinh nội tủy ĐNTCC : Đinh nội tủy có chốt HSBA : Hồ sơ bệnh án HVQY : Học viện Quân y KCĐNV : Khung cố định ngoại vi KHX : Kết hợp xương LCP : Locking Compression Plate LC – DCP : Limited Contact - Dynamic Compression Plate LISS : Less Invasive Stabilization System Phần viết tắt Phần viết đầy đủ LLC : Liên lồi cầu MIPO : Minimally Invasive Plate Osteosynthesis N : Nén N : Newton (lực) N.mm : Newton.milimet N/mm : Newton/millimet NCKH : Nghiên cứu khoa học NXB : Nhà xuất bản PTKHX : Phương tiện kết hợp xương PTV : Phẫu thuật viên QĐND : Quân đội nhân dân TLC : Trên lồi cầu TK : Thần kinh TNGT : Tai nạn giao thông TNLĐ : Tai nạn lao động TNSH : Tai nạn sinh hoạt TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh ThS : Thạc sỹ Ts : Tiến sỹ U : Uốn X : Xoắn XN : Xét nghiệm YDHQS : Y Dược học Quân sự DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ mô tả độ dốc hình thang đầu dưới xương đùi 4 1.2. Các lực kéo gây di lệch 6 1.3. Giải phẫu mạch máu thần kinh gối 7 1.4. Vật liệu dùng để chế tạo phương tiện KHX 13 1.5. So sánh chịu lực uốn bẻ của nẹp thép và nẹp Titan 13 1.6. Vít khóa thường 14 1.7. Mũi vít khóa 14 1.8. Lỗ nẹp của nẹp khóa nén ép 15 1.9. Các loại nẹp khóa 15 1.10. Lực tác động lên xương của nẹp vít thường và nẹp vít khóa 17 1.11 Các loại ĐNTCC và nẹp khóa trong thử nghiệm 19 1.12. Kéo liên tục trên khung Thomas gối gấp 200 21 1.13. Điều trị gãy ĐDXĐ bằng nẹp ốp lồi cầu đùi 25 1.14. Điều trị gãy ĐDXĐ bằng khung CCĐNV vượt khớp gối 29 1.15. Vị trí đặt nẹp khóa 31 2.1. Mặt cắt ngang mô tả vị trí nẹp khi chịu uốn, mô hình uốn xoắn bên trái và uốn ngang bên phải 42 DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang 1.1. Điều trị gãy ĐDXĐ bằng nẹp DCS 23 1.2. Điều trị gãy TLC xương đùi bằng ĐNTCC ngược dòng 27 2.1. Mẫu nẹp xương của nẹp khóa nén ép đầu dưới xương đùi và nẹp ốp lồi cầu đùi 37 2.2. Thử nghiệm sức bền nén của hệ thống nẹp xương 39 2.3. Đồ thị tương quan giữa lực nén và độ biến dạng 40 2.4. Thử nghiệm sức bền uốn – bẻ ngang của hệ thống nẹp ốp lồi cầu – xương 40 2.5. Thử nghiệm sức bền uốn – bẻ ngang của hệ thống nẹp khóa ĐDXĐ – xương 41 2.6. Bộ nẹp khóa ĐDXĐ và bộ dụng cụ KHX nẹp khóa 45 2.7. Tư thế bệnh nhân 46 2.8. Đường rạch da 47 2.9. Bộc lộ ổ gãy xương 48 2.10. Đặt nẹp khóa 49 2.11. Đóng vết mổ 49 PL 1. Xquang trước mổ 141 PL 2. Xquang sau mổ 141 PL 3. Xquang sau mổ 9 tháng 141 PL 4.Xquang sau mổ 28 tháng 141 PL 5. Kiểm tra chức năng 28 tháng sau kết xương 142 PL 6. Xquang trước mổ 144 PL 7. Xquang sau mổ 144 PL 8. Xquang 19 tháng sau PT 145 PL 9. Xquang 24 tháng sau PT 145 Ảnh Tên ảnh Trang PL 10. Xquang sau tháo PTKX 145 PL 11. Đánh giá chức năng 24 tháng sau kết xương 145 PL 12. Xquang trước mổ 147 PL 13. Xquang sau mổ 147 PL 14. Xquang sau mổ 7 tháng 147 PL 15. XQ sau mổ 32 tháng 147 PL 16. Đánh giá chức năng 32 tháng sau kết xương 148 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1. Mức độ gấp gối 52 2.2. Mức độ hạn chế duỗi gối 52 2.3 Triệu chứng đau 53 2.4. Biến dạng gập góc 53 2.5 Biến dạng ngắn chi 53 2.6. Khả năng đi bộ 53 2.7 Khả năng lên cầu thang 54 2.8 Khả năng trở lại công việc 54 2.9 Kết quả chung 54 3.1: Khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – N) và (LA – N) với gãy trên lồi cầu xương đùi 57 3.2. Khả năng chịu lực nén trên 2 mẫu nẹp – xương (KC – N) và (LC – N) với gãy liên lồi cầu xương đùi 59 3.3. Khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – U) và (LA – U) với gãy trên lồi cầu xương đùi 61 3.4. Khả năng chịu lực uốn ngang trên 2 mẫu nẹp – xương (KC – U) và (LC – U) với gãy liên lồi cầu xương đùi 63 3.5: Khả năng chịu lực uốn xoắn trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy trên lồi cầu xương đùi 65 3.6. Khả năng chịu lực uốn xoắn trên 2 mẫu nẹp – xương (KC – X) và (LC – X) với gãy liên lồi cầu xương đùi 67 3.7. Đặc điểm tuổi và giới 69 3.8. Nguyên nhân tai nạn 69 3.9. Cơ chế chấn thương 70 3.10. Phân loại gãy xương theo AO 71 Bảng Tên bảng Trang 3.11. Phân loại gãy xương theo nguyên nhân tai nạn 72 3.12. Thời điểm phẫu thuật 73 3.13. Các đường mổ 73 3.14. Thời gian phẫu thuật 74 3.15. Kỹ thuật kết hợp xương nẹp khóa kết hợp với các phương tiện kết hợp xương khác 74 3.16. Số lượng máu truyền 75 3.17. Kết quả nắn chỉnh 76 3.18. Thời gian liền xương 76 3.19. Thời điểm bỏ nạng 77 3.20. Thời điểm đi lại bình thường 77 3.21. Theo dõi kết quả xa 78 3.22. Tình trạng đau tại chỗ gãy xương 78 3.23. Biên độ vận động gấp gối 79 3.24. Biên độ vận động duỗi gối 79 3.25. Vận động khớp cổ chân 80 3.26. Biến dạng gập góc 80 3.27. Khả năng đi bộ sau mổ 81 3.28. Khả năng lên cầu thang 81 3.29. Phục hồi khả năng lao động, sinh hoạt 82 3.30. Đánh giá kết quả xa theo phân loại gãy xương AO 82 3.31. Đánh giá kết quả xa theo Sander R 83 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị Tên đồ thị Trang 3.1. Biểu diễn mối tương quan giữa lực nén và biến dạng của 2 mẫu nẹp – xương (KA – N) và (LA-N) với gãy trên lồi cầu đùi 58 3.2. Biểu diễn mối tương quan giữa lực nén và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KC – N) và (LC – N) với gãy liên lồi cầu xương đùi 60 3.3. Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – U) và (LA – U) với gãy trên lồi cầu xương đùi. 62 3.4. Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn ngang và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA-U) và (LA - U) với gãy liên lồi cầu xương đùi 64 3.5. Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy trên lồi cầu xương đùi 66 3.6 Biểu diễn mối tương quan giữa lực uốn xoắn và biến dạng trên 2 mẫu nẹp – xương (KA – X) và (LA – X) với gãy liên lồi cầu xương đùi 67 3.7. Bên đùi bị tổn thương 70 3.8. Tính chất gãy xương 71 3.9. Tổn thương kết hợp 72 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy đầu dưới xương đùi (gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi cầu trong, lồi cầu ngoài xương đùi), tỷ lệ khoảng 6% - 7% tổng số các loại gãy xương đùi, gãy trên lồi cầu và liên lồi cầu chiếm 70% các trường hợp [1], [2]. Gãy đầu dưới xương đùi: Do lực chấn thương năng lượng cao hay gặp ở người trẻ tuổi, nam giới (từ 20 – 35 tuổi), chủ yếu do tai nạn giao thông (> 50%) [1], [3], [4]. Lực chấn thương mạnh làm xương gãy phức tạp, có nhiều tổn thương phối hợp tại chỗ (cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, mạch máu, thần kinh....) và toàn thân [5], [6], [7]. Do lực chấn thương năng lượng thấp thường gặp ở người cao tuổi do ngã (kèm theo thưa – loãng xương), điều trị liền xương cũng tương đối khó khăn [1], [8], [9], [10] . Các phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương đùi gồm bảo tồn hoặc phẫu thuật kết hợp xương. Nhược điểm điều trị bảo tồn: Khó nắn chỉnh hoàn hảo các di lệch, cố định không vững chắc, bất động lâu nên tỷ lệ biến chứng toàn thân và tại chỗ cao. Ưu điểm của phẫu thuật kết hợp xương: Nắn chỉnh ổ gãy xương hoàn hảo về giải phẫu, phục hồi lại tương quan diện khớp giữa lồi cầu và mâm chày, cố định xương gãy vững chắc, tập vận động sớm, tránh được các biến chứng [8], [11]. Vì vậy các tác giả trên thế giới và trong nước đều thống nhất điều trị gãy đầu dưới xương đùi bằng phẫu thuật mở ổ gãy nắn chỉnh và kết hợp xương. Các phương pháp kết hợp xương được nghiên cứu và ứng dụng như: Đóng đinh nội tủy có chốt (xuôi dòng hoặc ngược dòng từ gối lên) [12]; Kết hợp xương bằng nẹp vít (nẹp vít thường, hai nẹp vít, nẹp góc liền khối 950, nẹp Dynamic Condylar Screw (DCS), nẹp ốp lồi cầu đùi, nẹp khóa đầu dưới xương đùi...); Bằng khung cố định ngoại vi trong gãy xưởng hở phức tạp, đến muộn, nhiễm trùng; Thay khớp gối khi bị tổn thương nặng hoặc di chứng nặng nề. Tuy nhiên với các trường hợp gãy đầu dưới xương đùi phức tạp, gần khớp, phạm khớp thì kết hợp xương bằng nẹp ốp lồi cầu và gần đây bằng nẹp khóa là lựa chọn hàng đầu, khắc phục được nhược điểm của các loại phương tiện kết hợp xương khác [9], [11], [13]. Nẹp khóa có các ưu điểm vượt trội như: Hình dạng phù hợp giải phẫu xương [14]; Ở các lỗ trên nẹp có ren khớp đường ren ở mũ các vít tạo thành liên kết vững chắc, giữ được góc và trục của xương, phục hồi được diện khớp, chống lại được di lệch chồng, gập góc, xoay; Các lực chịu tác động khi vận động sẽ dàn đều đến các đinh vít nên tránh được hiện tượng tuột vít, bật nẹp như khi kết xương bằng nẹp vít thông thường; kết hợp xương nẹp khoá tránh được tổn thương hệ thống mạch máu màng xương quanh ổ gãy và hiện tượng tiêu xương dưới nẹp [15], [16]. Mặc dù các tác giả trong nước đã báo cáo một số kết quả khả quan trong điều trị gãy đầu dưới xương đùi, nhưng dù kết hợp xương bằng nẹp ốp lồi cầu đùi hay nẹp khóa vẫn có một tỷ lệ thất bại (cứng duỗi gối, liền lệch, chậm liền xương, khớp giả) [6], [11], [13]. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân thất bại điều trị phải đánh giá được khả năng cố định vững chắc ổ gãy xương sau mổ của 2 loại nẹp này. Từ đó đưa ra chương trình tập luyện sau mổ hợp lý, tránh các biến chứng gãy nẹp, bong nẹp, chậm liền xương, khớp giả và di chứng hạn chế vận động khớp gối. Tuy nhiên, cũng chưa có tác giả trong nước nghiên cứu một cách hệ thống từ thực nghiệm đến điều trị về khả năng cố định ổ gãy vững chắc của nẹp khóa. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để so sánh khả năng cố định vững chắc của 2 loại nẹp ốp lồi cầu và nẹp khóa đầu dưới xương đùi và đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi của nẹp khóa, với đề tài: “Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa” nhằm mục tiêu: Xác định khả năng cố định vững chắc của nẹp khóa trên mô hình kết hợp xương thử nghiệm. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi người lớn bằng nẹp khóa, rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI LIÊN QUAN ĐẾN TỔN THƯƠNG VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu xương Theo giải phẫu mô tả đầu dưới xương đùi (ĐDXĐ) được tính từ mặt khe khớp gối lên trên xương đùi 9 – 15cm. Trên lâm sàng ĐDXĐ tính từ khe khớp gối tới chỗ nối giữa hành xương và thân xương đùi, có hình vuông, cong nhẹ ra sau. Theo AO thì ĐDXĐ xác định trên phim chụp khớp gối tư thế thẳng là hình vuông có cạnh bằng chiều ngang chỗ rộng nhất của lồi cầu đùi. Cách xác định giới hạn ĐDXĐ này được nhiều tác giả áp dụng trong lâm sàng [17], [18] . - Mặt trước lồi cầu trong và lồi cầu ngoài xương đùi nối với nhau thành mặt khớp lõm tiếp xúc với mặt sau của xương bánh chè hay còn gọi là diện ròng rọc [19]. Nhìn từ phía trước, ta thấy rãnh ròng rọc khi đi xuống đến mặt khớp ở phía dưới thì liên tục với hố liên lồi cầu (LLC) xương đùi, còn hai sườn bên thì liên tiếp với hai lồi cầu xương đùi. Lồi cầu ngoài dày hơn nhưng lại ngắn hơn lồi cầu trong xương đùi. Lồi cầu trong đi chếch ra ngoài trục xương nhiều hơn so với lồi cầu ngoài xương đùi. Lồi cầu trong xương đùi: Mặt trong có da mặt trước trong khớp gối che phủ, có mỏm trên lồi cầu là nơi bám của dây chằng bên trong và củ cơ khép là điểm bám tận của gân cơ khép lớn. Mặt ngoài nhìn vào hố LLC xương đùi, có chỗ bám của dây chằng chéo sau (DCCS). Mặt sau ở phía trên có điểm bám của cơ sinh đôi trong [19], [20]. Lồi cầu ngoài xương đùi : Mặt trong nhìn vào hố LLC xương đùi, mặt ngoài được da che phủ, có mỏm trên lồi cầu là nơi bám tận của dây chằng bên ngoài. Mặt sau có cơ sinh đôi ngoài và cơ khoeo [19], [20]. - Mặt sau 2 lồi cầu tròn và tách ra thành khe LLC. - Chiều cao của lồi cầu ngoài xương đùi và khoảng cách giữa bờ trước bờ sau lồi cầu ngoài xương đùi là những mốc quan trọng cần xác định rõ khi đặt nẹp để kết hợp xương (KHX). Hố LLC xương đùi nằm giữa 2 lồi cầu xương đùi và nằm bên dưới rãnh LLC xương đùi ở phía trước là sụn khớp, phía sau là rãnh LLC xương đùi là nơi bám của đây chằng chéo trước (DCCT) và DCCS. - Chiều rộng của lồi cầu đùi để ước lượng chiều dài của vít. - Góc và sự nghiêng trước của lồi cầu trong xương đùi: Trên thiết diện cắt ngang ĐDXĐ có dạng hình thang. Cạnh ngoài tạo một góc khoảng 10º với mặt phẳng đứng dọc, cạnh trong nằm chếch hơn và tạo góc khoảng 25º, độ dài cạnh trước ngắn hơn độ dài cạnh trong. Cạnh phía trước (đáy trên của hình thang) nghiêng vào trong 10º có lõm của rãnh ròng rọc, cạnh phía sau (cạnh đáy dưới của hình thang) rộng hơn phía trước và có lõm của hố LLC xương đùi [21], [22]. . Hình 1.1. Sơ đồ mô tả độ dốc hình thang đầu dưới xương đùi *Nguồn: theo Lindvall E.M., và cs (2012) [22] Sự nghiêng trước của đáy trên không ... Bó đông y + Kéo liên tục £ £ £ £ £ £ HÌNH ẢNH XQUANG 5. Hình thái gãy xương + Gãy đơn giản + Gãy phức tạp £ £ 6. Gãy xương phạm khớp + Có + Không £ £ 7. Phân loại gãy xương (Theo AO) A1 A2 A3 C1 C2 C3 £ £ £ £ £ £ 8. Tổn thương phối hợp: + Sốc chấn thương + CT Sọ não + CT ngực + CT bụng + Gãy xương chày cùng bên + Gãy xương đùi cùng bên ở vị trí khác + Gãy xương bánh chè cùng bên £ £ £ £ £ £ £ + Tổn thương cơ quan khác: ..................................................................... + Các gãy xương khác: .............................................................................. 9. Tổn thương mạch máu thần kinh đùi – khoeo: Có: £ Không: £ Phương pháp xử trí tổn thương mạch máu – thần kinh: ..................................... .............................................................................................................................10.Xét nghiệm cơ bản: HC.............. BC............TC............Hb............... Glu...............Ure............Cre...........GOT.............GPT.............. Na...............K...............Ca............... III. PHẦN ĐIỀU TRỊ 1. Thời gian từ khi bị gãy xương đến thời điểm phẫu thuật Trong 24h đầu Ngày thứ 2 đến 4 Ngày thứ 5 đến 7 > 7 ngày £ £ £ £ 2. Vô cảm: ......................................................................................................... 3. Đường mổ: ..................................................................................................... 4. Kích thước nẹp khóa sử dụng: + Nẹp 5 lỗ + Nẹp 7 lỗ + Nẹp 9 lỗ + Nẹp 11 lỗ + Nẹp > 11 lỗ £ £ £ £ £ 5. Bắt vít xốp tăng cường ngoài nẹp : Có £ Không £ Số lượng vít xốp tăng cường ngoài nẹp:.................................................... 6. Buộc vòng dây thép tăng cường: Có £ Không £ Số lượng vòng dây thép: ........................................................................... 7. Găm đinh Kirschner: Có £ Không £ Số lượng đinh Kirschner: .............. 8. Truyền máu: Có £ Không £ Số lượng máu truyền trước mổ:...................................(ml) Số lượng máu truyền trong mổ: ...(ml) Số lượng máu truyền sau mổ:...(ml) 9. Thời gian phẫu thuật:..............................................(phút) IV. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 1. Diễn biến tại vết mổ + Liền vết mổ kỳ đầu + Nhiễm khuẩn nông, liền vết mổ kỳ 2 + Nhiễm khuẩn sâu, rò vết mổ kéo dài £ £ £ 2. Xquang sau mổ + Thẳng trục hết di lệch + Di lệch ít + Còn mở góc ra ngoài < 10o + Còn mở góc ra ngoài > 10o £ £ £ £ + Còn mở góc vào trong < 100 £ + Còn mở góc vào trong > 100 £ + Còn mở góc ra trước < 100 £ + Còn mở góc ra trước > 100 £ + Còn mở góc ra sau < 100 £ + Còn mở góc ra sau > 100 £ Nhận xét kết quả điều trị khi ra viện: .................................................................. .............................................................................................................................. Xác nhận phòng KHTH Người làm BA nghiên cứu NCS Hoàng Ngọc Minh PHỤ LỤC 7 BỆNH VIỆN............................... KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH PHIẾU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU DƯỚI XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI LỚN BẰNG NẸP KHÓA (Tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng cố định ổ gãy trên thực nghiệm và kết quả điều trị gãy kín đầu dưới xương đùi bằng nẹp khóa”) I. PHẦN HÀNH CHÍNH 1.Họ và tên...................................................................................Tuổi.............. 2. Giới tính: Nam £ Nữ £ 3.Địa chỉ.............................................................................................................. ............................................................................................................................. 4.Số điện thoạị: ................................................................................................. II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1. Xác định mốc thời gian kiểm tra đánh giá kết quả: Sau mổ 1,2,3,4,5, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, > 12 tháng, sau tháo nẹp. 2. Hình ảnh Xquang - Sau mổ ........ tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... - Sau mổ ......... tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. - Sau mổ ......... tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................. - Sau mổ ....... tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... - Sau mổ .......... tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... - Sau mổ > 12 tháng (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... - Sau tháo nẹp (Phim chụp ngày......tháng.....năm.......). Hình ảnh trên phim Xquang ............................................................................... ............................................................................................................................. ........................................................................................................................... 3. Xquang sau tháng + Thẳng trục hết di lệch + Di lệch ít + Biến dạng gập góc > 100 + Biến dạng gập góc < 100 £ £ £ £ 4. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng - Thời điểm bắt đầu tỳ nén một phần lên chân mổ:.tuần - Thời điểm tỳ nén hoàn toàn lên chân mổ:.tuần - Thời điểm bỏ nạng.........................................................................tháng - Thời điểm đi lại, vận động bình thường.......................................tháng 5. Tình trạng sẹo mổ + Mềm mại + Viêm rò + Phì đại £ £ £ 6. Thời gian liền xương........................tháng 7. Thời gian tháo nẹp ...........................tháng 8. Thời gian theo dõi: ............................tháng 9. Kết quả liền xương : Liền xương £ Không liền xương £ 10. Các biến chứng: Gãy nẹp £ Gãy vít £ Lỏng vít, trồi vít £ + Hết di lệch + Di lệch ít + Di lệch lớn £ £ £ 11. Kết quả kiểm tra chức năng : - Đánh giá kết quả điều trị xa sau 12 tháng phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Sanders R. dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng sau đây: Triệu chứng đau Mức độ Điểm Không đau 10 Thỉnh thoảng hoặc khi thay đổi thời tiết 7 Đau làm BN mệt mỏi 5 Đau liên tục 0 Chức năng vận động của khớp gối Gấp gối Duỗi gối Biên độ (0) Điểm Biên độ (0) Điểm > 1250 6 00 3 100-1240 4 < 50 2 90-990 2 6-100 1 < 900 0 > 100 0 Biến dạng chi thể: Gấp góc Ngắn chi Biên độ (0) Điểm Biên độ (cm) Điểm 00 3 0 3 < 100 2 < 1,5 2 10 - 150 1 1,5 – 2,5 1 > 150 0 > 2,5 0 Đi bộ Lên cầu thang Khả năng Điểm Khả năng Điểm Bình thường 6 Bình thường 3 > 30ph tới < 60ph 4 Vịn lan can 2 < 30ph 2 Bước từng bước một 1 Đi lại bằng xe đẩy 0 Không lên được 0 Khớp cổ chân: Vận động khớp cổ chân Bình thường Hạn chế ít Hạn chế nhiều Cứng khớp £ £ £ £ Teo cơ đùi, cẳng chân Không Teo ít Teo nhiều £ £ £ Phục hồi khả năng lao động Tuổi lao động Tuổi già Khả năng Điểm Khả năng Điểm Làm việc cũ bình thường 6 Sinh hoạt bình thường 6 Làm việc cũ nhiều khó khăn 4 Phải trợ giúp một phần 4 Phải thay đổi công việc 2 Trợ giúp trong sinh hoạt 2 Làm việc nhẹ hoặc không làm được việc 0 Cần chăm sóc y tế 0 Tổng hợp tiêu chuẩn đánh giá chung: Theo bốn mức độ sau: Rất tốt Khi đạt từ 36 - 40 điểm Tốt Khi đạt từ 26 - 35 điểm Trung bình Khi đạt từ 16 - 25 điểm Kém Khi đạt từ 0 - 15 điểm Người cùng khám và đánh giá Người khám và đánh giá NCS Hoàng Ngọc Minh PHỤ LỤC 8 BỆNH ÁN MINH HỌA BỆNH ÁN THỨ NHẤT Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Thị H. Tuổi: 46 Số bệnh án: 13039453 Số lưu trữ: S72/66 Địa chỉ: Thôn Trung quan – Xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội Vào viện: 30/03/2013 Ra viện: 05/04/2013 Bệnh sử tóm tắt: Khoảng 8h00 ngày 30/03/2013 BN bị tai nạn ngã cao 4m ở nhà, sau tai nạn vẫn tỉnh, sưng đau, bất lực động đùi (T), BN được sơ cứu, cố định chân (T) bằng nẹp gỗ và được đưa vào bệnh viện Saint-Pault sau tai nạn 2 giờ. Vào viện trong tình trạng: - Toàn thân: Tỉnh táo, Glasgow 15đ, da niêm mạc hồng. M 80 l/p, HA 90/60 mmHg, nhịp thở 18 lần/phút. Sưng nề, xây sát mặt và trán - Tại chỗ: Sưng nề biến dạng 1/3 D đùi bên (T), ấn đau chói ĐDXĐ (T), bất lực vận động đùi (T). Vận động bàn ngón chân (T) được. Mạch mu chân ống gót (T) bắt rõ. - Xquang: + Tim phổi: bình thường. + Gãy đầu dưới xương đùi (T). Chẩn đoán: Gãy kín ĐDXĐ bên (T) loại A3 do tai nạn ngã cao. Ngày mổ: 30/03/2013. Phương pháp mổ: KHX nẹp khóa ĐDXĐ (T). Kết quả Xquang sau mổ: xương thẳng trục. Diễn biến sau mổ: vết mổ liền kỳ đầu, cắt chỉ sau phẫu thuật 2 tuần. Ảnh PL 1. Xquang trước mổ Ảnh PL 2. Xquang sau mổ Ảnh PL 3. Xquang sau mổ 9 tháng Ảnh PL 4.Xquang sau mổ 28 tháng Kiểm tra BN sau mổ 28 tháng thấy - BN đi lại bình thường, không đau tại ổ gãy và khớp gối. - Sẹo mổ cũ mặt ngoài đùi mềm mại - Vận động khớp gối bình thường: G/D = 1350/00/00 - Trục thẳng và trục nghiêng chi dưới không thay đổi, không ngắn chi so với bên lành. - Xquang: ổ gãy đã liền xương chắc - BN trở lại công việc cũ bình thường. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn của Roy Sander: 40 điểm Kết quả chung đạt: rất tốt. ẢNH MINH HOẠ Đứng thẳng Đứng nghiêng Đứng gấp gối Ngồi xổm Ảnh PL 5. Kiểm tra chức năng 28 tháng sau kết xương BỆNH ÁN THỨ HAI Họ tên bệnh nhân: Đào Thị T. Tuổi: 66 Số bệnh án: 2208 Số lưu trữ: 2500 Địa chỉ: Khu tập thể giáo viên Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội. Vào viện: 12/12/2014 Ra viện: 23/12/2014 Bệnh sử tóm tắt: Khoảng 15h30 ngày 12/12/2014, đang đi bộ bị xe máy cùng chiều va vào, ngã đập gối (P) xuống nền đường, sau ngã tỉnh, đau chói gối (P) và bất lực vận động chân (P), sơ cứu và được chuyển vào BVQY 103, được cố định tạm thời bằng nẹp ORBER đùi - cẳng - bàn chân,vào khoa B1 sau tai nạn 1 giờ. Vào viện trong tình trạng: - Toàn thân: Tỉnh táo, da niêm mạc hồng, M: 86l/p, HA: 145/85mmHg. - Tại chỗ: Vùng gối P sưng nề, mất các nếp lõm tự nhiên. Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè (+). Ấn có điểm đau chói cố định đầu dưới xương đùi (P). Bất lực vận động chân (P), vận động bàn ngón chân (P) được, mạch mu chân ống gót (P) bắt rõ. - Xquang: + Tim phổi bình thường, + Hình ảnh gãy ĐDXĐ phải. Chẩn đoán: Gãy kín phức tạp ĐDXĐ phải loại A3 do tai nạn giao thông. - Ngày mổ: 16/12/2014 - Phương pháp mổ: KHX nẹp khóa ĐDXĐ phải. Kết quả Xquang sau mổ: xương thẳng trục. Diễn biến sau mổ: Vết mổ liền tốt, cắt chỉ sau mổ 2 tuần. Kiểm tra BN sau mổ 24 tháng thấy: - BN đi lại bình thường, đau tại ổ gãy khi thay đổi thời tiết. - Sẹo mổ cũ mặt ngoài đùi mềm mại - Vận động khớp gối bình thường: G/D = 1400/00/00 - Trục thẳng và trục nghiêng chi dưới không thay đổi, không ngắn chi so với bên lành. - Xquang: ổ gãy đã liền xương chắc và đã tháo PTKX - BN trở lại công việc nội trợ bình thường. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn của Roy Sander: 37 điểm Kết quả chung đạt: Rất tốt Ảnh PL 6. Xquang trước mổ Ảnh PL 7. Xquang sau mổ Ảnh PL 8. Xquang 19 tháng sau PT Ảnh PL 9. Xquang 24 tháng sau PT Ảnh PL 10. Xquang sau tháo PTKX A.Đứng thẳng B.Đứng gấp gối C.Ngồi xổm Ảnh PL 11. Đánh giá chức năng 24 tháng sau kết xương BỆNH ÁN THỨ BA Họ tên bệnh nhân: Lê Thị T. Tuổi: 80 Số bệnh án: 12179757 Số lưu trữ: 12 Địa chỉ: Thôn Địa – Xã Nam Hồng– Đông Anh – Hà Nội Vào viện: 06/01/2013 Ra viện: 11/01/2013 Bệnh sử tóm tắt: Khoảng 15h00 ngày 06/01/2013 BN bị tai nạn ngã cầu thang ở nhà, sau tai nạn vẫn tỉnh, sưng đau, bất lực động đùi (P), BN được sơ cứu, cố định chân (P) bằng nẹp gỗ và được đưa vào bệnh viện Saint-Pault sau tai nạn 3 giờ. Vào viện trong tình trạng: - Toàn thân: Tỉnh táo, Glasgow 15đ, da niêm mạc hồng. M 72 l/p, HA 140/80 mmHg, nhịp thở 18 lần/phút. - Tại chỗ: Sưng nề biến dạng 1/3 D đùi bên (P), ấn đau chói ĐDXĐ (P), bất lực vận động đùi (P). Vận động bàn ngón chân (P) được. Mạch mu chân ống gót (P) bắt rõ. - Xquang: + Tim phổi: bình thường. + Gãy đầu dưới xương đùi (P). Chẩn đoán: Gãy kín ĐDXĐ bên (P) loại A2 do tai nạn ngã cầu thang . Ngày mổ: 07/01/2013. Phương pháp mổ: KHX nẹp khóa ĐDXĐ (P). Kết quả Xquang sau mổ: xương thẳng trục. Diễn biến sau mổ: vết mổ liền kỳ đầu, cắt chỉ sau phẫu thuật 2 tuần. Kiểm tra BN sau mổ 32 tháng thấy - BN đi lại bình thường, không đau tại ổ gãy và khớp gối. - Sẹo mổ cũ mặt ngoài đùi mềm mại - Khớp gối hạn chế gấp ít : G/D = 1200/00/00 - Trục thẳng và trục nghiêng chi dưới không thay đổi, không ngắn chi so với bên lành. - Xquang: ổ gãy đã liền xương chắc - BN đi lại bình thường, hạn chế gấp gối ít. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn của Roy Sander: 38 điểm Kết quả chung đạt: rất tốt. Ảnh PL 12. Xquang trước mổ Ảnh PL 13. Xquang sau mổ Ảnh PL 14. Xquang sau mổ 7 tháng Ảnh PL 15. XQ sau mổ 32 tháng Đứng thẳng Đứng gấp gối C. Ngồi xổm Ảnh PL 16. Đánh giá chức năng 32 tháng sau kết xương
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_kha_nang_co_dinh_o_gcay_tren_thuc_nghiem.docx
- BÌA 1 A.docx
- BÌA 1.docx
- BÌA 2.docx
- BM-J9-04.18 Trang thông tin luận án.doc
- Đề tài NCS tóm tắt _1.docx
- TÀI LIỆU THAM KHẢO sửa 10.4.2020.docx
- Tom tat tieng Anh.docx