Luận án Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào

Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có các dịch vụ y tế, mô hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân cũng đã có những thay đổi theo thời gian. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã tạo cơ hội cho y học ngày càng phát triển. Trên thực tế các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của y học và y tế. Nhờ những đổi mới của nền kinh tế, xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội, trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lào đã có những cải thiện rõ rệt trên phạm vi toàn quốc [1], [2], [3].

Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Lào đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có y tế. Đời sống của người dân đang dần được cải thiện và mức sống từng bước nâng cao. Trong thời kỳ này, ngành y tế Lào đã có những bước chuyển biến quan trọng. Mặc dù phải đứng trước những thử thách to lớn, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng ngành y tế đã từng bước phát triển với cơ chế mới, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, các cơ sở y tế của Lào hiện nay vẫn đứng trước các thử thách cần được cải tiến, nâng cấp nhiều mặt, đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh rất cần được nâng cao.

Chăm Pa sắc là một tỉnh ở Nam Lào, tỉnh có đường biên giới với Căm Pu chia và Thái Lan. Kinh tế xã hội của Chăm Pa sắc có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc cũng có những thay đổi đáng kể. Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ tăng lên, đòi hỏi hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và khám chữa bệnh của các bệnh viện nói riêng tại tỉnh Chăm Pa Sắc cần được quan tâm, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tế.

Đến nay cũng đã có một số báo cáo và nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh tại một số khu vực của Lào, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào phân tích một cách chi tiết về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện một cách hợp lý, góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc.

Bệnh viện Chăm Pa Sắc là một bệnh viện của một tỉnh lớn ở Nam Lào. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì cần có các nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện, nhất là công tác khám chữa bệnh. Năm 2004 khi thấy bệnh viện hoạt động hiệu quả không cao, đặc biệt công tác quản lý của bệnh viện không được tốt, sở y tế tỉnh đã quyết định thu gọn bệnh viện, giảm số giường để tập trung nâng cấp chất lượng bệnh viện. Hiện nay bệnh viện vẫn đang tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

Vấn đề đặt ra là có thể can thiệp các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng bệnh viện được không và bằng cách nào? để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng và phù hợp với mô hình bệnh tật mới của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện?. Góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc - Nam Lào từ năm 1995 đến 2012.

2. Đánh giá một số giải pháp can thiệp quản lý góp phần cải thiện công tác khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc.

 

doc 166 trang dienloan 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào

Luận án Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có các dịch vụ y tế, mô hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân cũng đã có những thay đổi theo thời gian. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã tạo cơ hội cho y học ngày càng phát triển. Trên thực tế các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của y học và y tế. Nhờ những đổi mới của nền kinh tế, xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội, trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lào đã có những cải thiện rõ rệt trên phạm vi toàn quốc [1], [2], [3]. 
Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Lào đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có y tế. Đời sống của người dân đang dần được cải thiện và mức sống từng bước nâng cao. Trong thời kỳ này, ngành y tế Lào đã có những bước chuyển biến quan trọng. Mặc dù phải đứng trước những thử thách to lớn, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng ngành y tế đã từng bước phát triển với cơ chế mới, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, các cơ sở y tế của Lào hiện nay vẫn đứng trước các thử thách cần được cải tiến, nâng cấp nhiều mặt, đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh rất cần được nâng cao.
Chăm Pa sắc là một tỉnh ở Nam Lào, tỉnh có đường biên giới với Căm Pu chia và Thái Lan. Kinh tế xã hội của Chăm Pa sắc có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc cũng có những thay đổi đáng kể. Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ tăng lên, đòi hỏi hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và khám chữa bệnh của các bệnh viện nói riêng tại tỉnh Chăm Pa Sắc cần được quan tâm, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Đến nay cũng đã có một số báo cáo và nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh tại một số khu vực của Lào, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào phân tích một cách chi tiết về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện một cách hợp lý, góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc.
Bệnh viện Chăm Pa Sắc là một bệnh viện của một tỉnh lớn ở Nam Lào. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì cần có các nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện, nhất là công tác khám chữa bệnh. Năm 2004 khi thấy bệnh viện hoạt động hiệu quả không cao, đặc biệt công tác quản lý của bệnh viện không được tốt, sở y tế tỉnh đã quyết định thu gọn bệnh viện, giảm số giường để tập trung nâng cấp chất lượng bệnh viện. Hiện nay bệnh viện vẫn đang tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Vấn đề đặt ra là có thể can thiệp các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng bệnh viện được không và bằng cách nào? để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng và phù hợp với mô hình bệnh tật mới của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện?. Góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc - Nam Lào”.
Mục tiêu nghiên cứu: 
1. 	Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc - Nam Lào từ năm 1995 đến 2012.
2. Đánh giá một số giải pháp can thiệp quản lý góp phần cải thiện công tác khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh viện và hoạt động của bệnh viện
1.1.1. Định nghĩa và vai trò của bệnh viện
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh. Công tác ngoại trú của bệnh viện toả tới tận gia đình đặt trong môi trường của nó. Bệnh viện còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh học xã hội [4].
Bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân vì bệnh viện có thày thuốc giỏi lâm sàng, có trang thiết bị, máy móc hiện đại nên có thể thực hiện được công tác khám bệnh, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Bệnh viện không chỉ đơn thuần làm công tác khám chữa bệnh mà còn thực hiện các chức năng khác trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân như giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ tại nhà, đồng thời còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và tiến hành các nghiên cứu y học, y tế, về các hoạt động khám chữa bệnh và phòng bệnh.
1.1.2. Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa
- Bộ phận hành chính lãnh đạo gồm: Ban giám đốc và các phòng quản lý chức năng như phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Hành chính quản trị, phòng Tài chính kế toán, Y tá trưởng bệnh viện.
- Bộ phận chuyên môn gồm có các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Tùy theo quy mô của mỗi bệnh viện mà các khoa lâm sàng và cận lâm sàng được tổ chức để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh.
- Bộ phận phục vụ gồm: các kho, bộ phận sửa chữa, bảo vệ, nhà giặt Các bộ phận này có thể nằm trong phòng vật tư trang thiết bị y tế.
- Biên chế cán bộ và số giường bệnh của bệnh viện do Bộ y tế, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp, các bộ, các ngành liên quan ấn định và căn cứ vào: 
+ Nhiệm vụ của bệnh viện.
+ Dân số trong khu vực phụ trách của bệnh viện.
+ Tình hình bệnh tật ở địa phương.
+ Khả năng điều trị ở các cơ sở tuyến trước.
- Các khoa của bệnh viện được tổ chức căn cứ vào:
+ Nhiệm vụ và số giường của bệnh viện.
+ Nhu cầu điều trị của bệnh tật.
+ Nguyên tắc phân công trong bậc thang điều trị.
+ Tình hình cán bộ, trang thiết bị.
- Cơ cấu giường của các khoa được ấn định và thay đổi căn cứ vào:
+ Cơ cấu bệnh tật của địa phương.
+ Nhu cầu điều trị nội trú và thời gian điều trị trung bình của các bệnh.
+ Nhiệm vụ đặc biệt của bệnh viện.
+ Khả năng kỹ thuật của cán bộ chuyên môn.
+ Tuyến của bệnh viện.
1.1.3. Nhiệm vụ của bệnh viện
Hiện nay bệnh viện không chỉ là nơi khám và điều trị bệnh nhân mà còn làm các nhiệm vụ khác nhau của một cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe tích cực. Bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.
- Đào tạo cán bộ y tế.
- Nghiên cứu khoa học về y học và y tế.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật.
- Phòng bệnh.
- Hợp tác quốc tế.
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện.
	Có thể thấy với quan niệm hiện nay thì bệnh viện đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ chứ không chỉ như quan niệm trước đây là bệnh viện chỉ tập trung vào nhiệm vụ khám chữa bệnh đơn thuần. 
1.1.4. Các nội dung quản lý chính trong bệnh viện
	Với nhiều chức năng, nhiệm vụ quan trọng nên bệnh viện cần quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý để đảm bảo bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Hoạt động quản lý bệnh viện phức tạp, tuy nhiên các lĩnh vực quản lý sau đây có vai trò quan trọng trong công tác bệnh viện: 
- Quản lý kế hoạch: thu thập thông tin bệnh viện phục vụ lập kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch khám, chữa bệnh và các hoạt động bệnh viện khả thi, thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Quản lý nhân lực và chuyên môn: xây dựng và thực hiện quy hoạch tuyển cán bộ, phân công nhiệm vụ, đề bạt, đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ. Quản lý thực hiện tốt các chế độ và nguyên tắc, quy định chuyên môn trong công tác bệnh viện. 
- Quản lý tài chính: Đảm bảo hệ thống quản lý, theo dõi các nguồn thu, chi rõ ràng, sử dụng hợp lý và hiệu quả tất cả các nguồn tài chính của bệnh viện để thực hiện các nhiệm vụ của bệnh viện. 
- Quản lý hệ thống thông tin báo cáo: Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin theo yêu cầu chung và các yêu cầu thông tin cho quản lý bệnh viện. Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong trong công tác quản lý, thống kê, báo cáo của bệnh viện.
- Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị - thuốc: lập kế hoạch, dự trù, mua sắm trang thiết bị thuốc men theo quy định. Thường xuyên theo dõi, bảo dưỡng, thay thế các loại máy máy móc, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ bệnh viện.
1.2. Tổng quan về công tác lập kế hoạch khám chữa bệnh
1.2.1. Khái niệm về lập kế hoạch
	Lập kế hoạch là một trong các chức năng cơ bản của quản lý và thường luôn được thực hiện trước các chức năng quản lý khác. Trình độ quản lý được thể hiện trong lập và thực hiện kế hoạch. Trong một bệnh viện, lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động trong một giai đoạn thời gian nhất định của bệnh viện. Lập kế hoạch khám chữa bệnh là lựa chọn một trong những phương án thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh cho bệnh nhân đến bệnh viện trong một giai đoạn thời gian cụ thể [5].
	Lập kế hoạch là dựa trên các cơ sở thông tin, thực tế, nguồn lực để các nhà quản lý xác định được những việc cần làm và làm việc đó bằng cách nào, ai làm, khi nào làm, làm ở đâu, sử dụng nguồn lực, chi phí bao nhiêu là hợp lý để có thể đạt được hiệu quả cao và phù hợp với khả năng sẵn có về các nguồn lực. Lập kế hoạch phải đảm bảo cơ sở khoa học và có tính khả thi, nghĩa là khi lập kế hoạch phải tuân thủ theo các nguyên tắc, nguyên lý, các bằng chứng, trình tự các bước và cần phải phù hợp với thực tiễn về nhu cầu ưu tiên chăm sóc sức khỏe [5], [6].
	Lập kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện là một quá trình hệ thống hoá và hợp lý hoá toàn bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ, cũng như hoạt động khám chữa bệnh, lựa chọn các hoạt động ưu tiên và dự kiến các bước triển khai hoạt động này tại bệnh viện. Việc lập kế hoạch gồm xác định, lựa chọn vấn đề, xây dựng mục tiêu, lựa chọn các hoạt động, giải pháp, xắp xếp bố trí lịch trình, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát và cuối cùng là đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đề ra [5].
1.2.2. Các loại kế hoạch
Trên thực tế mỗi cơ sở y tế hay mỗi bệnh viện có thể có nhiều loại kế hoạch và có các cách phân loại kế hoạch khác nhau. 
* Phân loại kế hoạch theo thời gian:
- Kế hoạch dài hạn hay kế hoạch chiến lược: thường từ 3 đến 5 năm, có thể 10 năm hoặc dài hơn.
- Kế hoạch trung hạn thường là kế hoạch cho 1 đến 2 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn thường là kế hoạch 6 tháng (đầu và cuối năm), kế hoạch quý, tháng.
* Phân loại kế hoạch theo nội dung công việc:
- Kế hoạch tài chính.
- Kế hoạch hoạt động khám chữa bệnh.
- Kế hoạch nhân lực: trong đó có kế hoạch đào tạo, tiếp nhận, đề bạt cán bộ
- Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật tư trang thiết bị, duy tu bảo dưỡng máy móc
* Phân loại kế hoạch theo cách lập kế hoạch:
- Lập kế hoạch theo chỉ tiêu: đó là cách lập kế hoạch từ trên đưa xuống, nghĩa là cấp trên đưa chỉ tiêu thực hiện kế hoạch cho cho cấp dưới và cấp dưới lấy đó là mục tiêu xây dựng kế hoạch của mình. Cách làm kế hoạch này, cấp dưới thường bị động thực hiện và có mổ số trường hợp chỉ tiêu cấp trên đưa xuống có thể không phù hợp với thực tế của tuyến dưới.
- Lập kế hoạch từ dưới lên: còn được gọi là lập kế hoạch theo định hướng vấn đề hay lập kế hoạch theo nhu cầu. Lập kế hoạch từ dưới lên ngược với kiểu lập kế hoạch theo chỉ tiêu trên giao. Cấp dưới (hay tuyến dưới) lập kế hoạch trước, cấp trên (hay tuyến trên) lập kế hoạch tổng hợp sau và căn cứ vào các kế hoạch của cấp dưới (tuyến dưới) để xây dựng kế hoạch của mình và phê chuẩn kế hoạch của tuyến dưới [5], [7]. 
Phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên có rất nhiều ưu điểm. Trước hết nó gắn chặt với trách nhiệm của cấp dưới (tuyến dưới) vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Cấp dưới luôn chủ động trong soạn thảo và thực hiện kế hoạch và đặc biệt là kế hoạch rất sát thực với điều kiện thực tế của cấp dưới, tuyến dưới. Với phương pháp này bản kế hoạch của các cấp từ dưới cơ sở tới trung ương luôn đảm bảo tốt về nhiều phương diện, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề ưu tiên phù hợp với địa phương.
1.2.3. Nội dung chính của bản kế hoạch
* Phân tích đánh giá tình hình y tế đại phương:
Để biết được tình hình y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động y tế cần phân tích, đánh giá:
- Các chỉ số kinh tế xã hội: đặc biệt các chỉ số về mật độ dân số, đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường, nghề nghiệp. Các chỉ số này liên quan mật thiết tới sức khoẻ, tới nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Đồng thời nó cũng liên quan đến nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của các bệnh tật. 
Điều kiện kinh tế, xã hội kém sẽ là nguyên nhân, yếu tố thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng... Ngược lại điều kiện công nghiệp hoá, chuyên môn hoá cao lại là yếu tố thuận lợi cho các bệnh tật không nhiễm trùng, các bệnh tim mạch, tâm thần và bệnh chuyển hoá. Phát triển công nghiệp, giao thông mà không kèm theo các biện pháp phòng tai nạn thương tích thì tai nạn sẽ tăng. Vì vậy để có được một kế hoạch phù hợp cần phải phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội.
- Tình hình bệnh tật, sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân
+ Các phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật:
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong cộng đồng: Trong nghiên cứu bệnh tật tại cộng đồng người ta thường sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin là phỏng vấn (phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân), quan sát trực tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm các yếu tố của môi trường hoặc sử dụng số liệu sẵn có.
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện (BV): Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong BV chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu trữ tại các BV. Các kết quả thống kê hồi cứu thường phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi chép, sắp xếp mã số, do đó có thể có một số khác biệt về chất lượng giữa các BV, đặc biệt giữa các BV trung ương và địa phương. Ở các BV Trung ương số liệu thường đầy đủ hơn, người ghi chép, thống kê thường có chất lượng chuyên môn tốt hơn nên số liệu ở đây cũng chính xác hơn ở địa phương.
Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vật chất, các BV chỉ có thể tiếp nhận một số lượng bệnh nhân giới hạn, nhiều bệnh chỉ điều trị ngoại trú nên mô hình bệnh tật tại BV không phản ánh hết thực chất tình hình sức khoẻ của nhân dân tại cộng đồng, nhưng nghiên cứu này vẫn có ý nghĩa tham khảo tốt.
Mô hình bệnh tật theo gánh nặng bệnh tật của cộng đồng
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, WHO và Ngân hàng thế giới (WB) đã đề xuất các phép đo lường mới, quan tâm tới đánh giá gánh nặng bệnh tật của cộng đồng. Gánh nặng bệnh tật đo lường bởi các chỉ số:
DALY (Disability Adjusted Life Years): Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn tật.
YLD (Years of Life with Disability): Số năm sống chung với bệnh tật.
YLL (Years of Life Lost): Số năm sống tiềm tàng bị mất đi. 
DALY biểu thị số năm của cuộc sống bị mất đi do người bệnh bị tö vong (TV) và cả số năm sống trong tàn tật. Nếu không tính khấu hao tuổi và hệ số tỷ trọng tuổi, DALY có thể tính theo công thức:
DALY= YLD + YLL
+ Phân loại bệnh tật: Các số liệu về mô hình bệnh tật, phân loại bệnh tật là các loại thông tin rất cần thiết cho xây dựng kế hoạch cho các hoạt động y tế nói chung và các hoạt động của bệnh viện nói riêng.
Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật: Theo ... i?
- Giải pháp dự kiến áp dụng đã có đủ nguồn lực để thực hiện chưa? có duy trì được không?
- Vấn đề ưu tiên được chọn cũng phải là một trong những vấn đề chung của địa phương và có sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế.
Bước 3: Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu của bản kế hoạch phải đảm bảo các tiêu chí: đặc thù, đo lường được, thích hợp, khả thi và trong phạm vi thời gian cho phép. Mục tiêu nên
viết dưới dạng nghịch đảo của vấn đề tồn tại.
Mục tiêu tổng quát: là cái đích cần đạt được của bản kế hoạch được phát biểu một cách khái quát nhất.
Mục tiêu cụ thể: là sự chi tiết hoá mục tiêu tổng quát.
3.2. Các chỉ tiêu kế hoạch
Căn cứ vào các mục tiêu để viết các chỉ tiêu kế hoạch. Về mặt lý thuyết, làm kế hoạch phải hài hoà giữa các chỉ tiêu kế hoạch được giao và chỉ tiêu kế hoạch riêng hoặc mức phấn đấu của địa phương tuỳ theo vấn đề ưu tiên và khả năng nguồn lực sẽ có được.
Bước 4: Chọn các giải pháp phù hợp
Giải pháp là con đường đi tới mục tiêu. Mỗi một mục tiêu có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều giải pháp. Mỗi giải pháp có thể coi như một kế hoạch nhỏ. Có những giải pháp cụ thể và có những giải pháp hỗ trợ. 
Bước 5: Xác định các nội dung hoạt động và phân bổ nguồn lực
Mỗi giải pháp lại được thực hiện bằng một hoặc nhiều nội dung hoạt động. Từng hoạt động cần bố trí nguồn nhân lực, vật lực và tài lực phù hợp. Không nên quên đưa vào bản kế hoạch các kết quả dự kiến hay kết quả đầu ra. Nếu không rõ kết quả đầu ra thì không thể biết được liệu các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra có đạt được hay không. Cũng nhờ việc đưa ra các kết quả đầu ra rõ ràng tương ứng với khả năng nguồn lực huy động mà người làm kế hoạch có thể lập một bản kế hoạch khả thi, dễ theo dõi tiến độ, dễ đánh giá khi kết thúc.
Cần đưa ra bảng tổng hợp cho bản kế hoạch. Tuỳ loại kế hoạch với quy mô khác nhau mà các mục được cụ thể ở mức khác nhau.
 Bước 6: Chuẩn bị bảo vệ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch
Đối với kế hoạch chiến lược và kế hoạch 5 năm, việc điều chỉnh kế hoạch là rất phổ biến và cũng rất cần thiết vì nhu cầu CSSK cũng như khả năng cung cấp nguồn lực có thể chưa xác định chính xác lúc xây dựng kế hoạch. Đối với kế hoạch 1 năm, điều chỉnh kế hoạch chỉ rất hạn chế và thường được tiến hành vào quý cuối của năm kế hoạch. Cấp nào phê duyệt kế hoạch thì cấp đó xem xét quyết định cho điều chỉnh lập kế hoạch.
Phụ lục 5: Các thông tin cần thu thập về mô hình bệnh tật.
1. Danh mục 10 bệnh gặp với tỷ lệ cao nhất trong năm.
2. Danh mục 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong năm.
3. Danh mục bệnh tật gặp ở địa phương theo phân loại ICD 10
Chương bệnh
Mã số
Năm
Số lượng
%
I. Các nhiễm trùng và ký sinh trùng
A 00-B99
II. Các bệnh ung thư 
C00-D48
III. Các bệnh máu và cơ quan tạo máu và các rối loạn của cơ chế miễn dịch
D50-D89
IV. Các bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá
E00-E90
V. Bệnh tâm thần và Rối loạn hành vi
F00-F99
VI. Bệnh hệ thống thần kinh
G00-G99
VII. Bệnh mắt và phần phụ của mắt
H00-H59
VIII. Bệnh tai và xương chũm
H60-H95
IX. Bệnh hệ thống tuần hòan
I00-I99
X. Bệnh hệ thống hô hấp
J00-J99
XI. Bệnh bộ máy tiêu hoá. 
K00-K03
XII. Bệnh da liễu và tổ chức dưới da
L00-L99
XIII. Bệnh hệ thống cơ - xương và mô liên kết
M00-M99
XIV. Bệnh hệ thống sinh dục và tiết niệu
N00-N99
XV. Mang thai và sinh đẻ
O00-O99
XVI. Các bệnh có nguồn gốc từ tiểu khung
P00-P96
XVII. Dị tật bẩm sinh, biến đổi và bất thường nhiễm sắc thể
Q00-Q99
XVIII. Hội chứng, triệu chứng và bất thường lâm sàng và xét nghiệm được phát hiện, không được phân loại ở trên
R00-R99
XIX. Tai nạn thương tích, ngộ độc và các hậu quả khác từ nguyên nhân bên ngoài
S00-T98
XX. Bệnh tật và tử vong do các nguyên nhân bên ngoài
V01-Y98
XXI. Các yếu tố ảnh hưởng tình trạng sức khoẻ liên quan với dịch vụ y tế
Z00-Z99
XXII. Mã số cho các mục đích đặc biệt
U00-U99
Tổng
Phụ lục 6: Bảng kiểm bản kế hoạch
Tên kế hoạch:
Người / Đơn vị lập kế hoạch:
Cơ quan:
Họ và tên giám sát viên/Nhóm giám sát:
Ngày giám sát:
STT
Những yêu cầu
Đạt
Chưa đạt
Ghi chú
1.
Xác định vấn đề:
(Đạt: - Có số liệu minh hoạ
 - Có đề cập đến kế hoạch tổng thể và điều kiện của địa phương) 
2.
Lựa chọn ưu tiên
(Đạt: - Theo phương pháp khoa học
 - Hợp lí, thực tiễn)
3.
Phân tích vấn đề.
(Đạt: - Có số liệu minh họa.
 - Áp dụng một số phương pháp phân tích vấn đề, sát thực tế) 
4.
Tên kế hoạch
(Đạt: - Rõ, đủ ý
 - Phù hợp với nội dung hoạt động) 
5.
Thông tin để lập kế hoạch
(Đạt: - Trích dẫn từ nguồn tin cậy
 - Đủ thông tin cần thiết
 - Trình bày rõ ràng, gọn)
6.
Mục tiêu đầu ra (kết thúc)
(Đạt: Đảm bảo đầy đủ phẩm chất của mục tiêu: SMART)
7.
Giải pháp
(Đạt: - Đúng với chiến lược chung
 -Khả thi với điều kiện địa phương,được cộng đồng,lãnh đạo chấp nhận
 - Đảm bảo có hiệu quả cao hơn các giải pháp khác)
8. 
Nêu các hoạt động
(Đạt: - Cụ thể, rõ ràng
 - Phù hợp với giải pháp.
 - Đủ chi tiết để thực hiện, phân công, dự trù kinh phí, kết quảcụ thể
 - Không quá vụn vặt.)
9.
Chỉ tiêu thực hiện.
(Đạt: - Phù hợp với mục tiêu.
 - Rõ ràng
 -Phản ánh toàn bộ hoạt động chính của kế hoạch)
10.
Chỉ số đánh giá:
(Đạt: - Phù hợp với chỉ tiêu đặt ra
 - Đo lường được.
 - Định lượng và định tính
 - Đánh giá được hiệu quả các hoạt động) 
11.
Nhân lực tham gia và thực hiện KH:
(Đạt: - Nêu rõ ai tham gia
 - Phù hợp với chức năng nhiệm vụ.
 - Huy động đúng và đủ nguồn nhân lực)
12.
Kinh phí:
(Đạt: - Nêu rõ nguồn kinh phí có được
 - Phân bổ hợp lý.
 - Đảm bảo thời gian và đúng cơ chế quy định chỉ tiêu) 
13.
Giám sát việc thực hiện lập KH:
(Đạt: Nếu đầy đủ về tổ chức, nhân lực, công cụ, tài chính, thời gian)
14. 
Viết bản KH:
(Đạt: - Bố cục rõ ràng, gọn
 - Trình bày đầy đủ, logic
 - Đúng hướng dẫn.)
16. 
Trình bày bảo vệ KH
(Đạt: - Rõ ràng, đủ các ý chính
 - Có sức thuyết phục
 - Được duyệt bởi lãnh đạo các cấp có thẩm quyền).
Đánh giá:
Đạt
Chưa đạt
Phụ lục 7: Bản kiểm nội dung kế hoạch
(Những yêu cầu về nội dung)
Tên kế hoạch:
Người / Đơn vị lập kế hoạch:
Cơ quan:
Họ và tên giám sát viên/Nhóm giám sát:
Ngày giám sát:
TT
Những yêu cầu
Đạt
Chưa đạt
Ghi chú
1
Kế hoạch đáp ứng nhu cầu của cộng đồng:
 - Kế hoạch dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch do tuyến trên giao cho.
 - Kế hoạch dựa vào những nhu cầu CSSK của chính địa phương. 
2
Các giải pháp và hoạt động khả thi và được cộng đồng chấp nhận, sử dụng ở mức cao nhất: 
 - Khả năng cung ứng dịch vụ CSSK của cơ sở y tế.
 - Khả năng chi trả.
 - Khả năng tiếp cận dịch vụ thuận tiện, thái độ phục vụ, sự hài lòng.
3
Bản kế hoạch cân đối giữa các lĩnh vực khám chữa bệnh, phòng bệnh và trong từng lĩnh vực, giữa các đơn vị trực thuộc trên địa bàn:
 - Cân đối các hoạt động và ngân sách theo các mục tiêu, tiêu chí ưu tiên.
 - Không phân bổ ngân sách theo lối mòn tăng ti lệ thuận với mức ngân sách được cấp. 
4
Bản kế hoạch có các nội dung phát triển:
 - Đảm bảo duy trì các hoạt động thường quy.
 - Hoạt động tạo ra các bước chuyển biến mới chương trình, dự án đầu tư phát triển.
 - Tăng cường chất lượng, số lượng các nội dung hoạt động đang thực hiện.
5
Kế hoạch hướng trọng tâm phục vụ cho những nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, khả năng chi trả thấp:
 - Nhóm dễ bị tổn thương (hay bị ốm đau, dễ bị bệnh nặng)
 - Nhóm có khả năng chi trả thấp (nghèo, nhóm dân tộc thiểu số, vùng núi cao)
 - Nhóm ưu đãi xã hội – gia đình chính sách.
6
Kế hoạch chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng các nguồn lực y tế:
 - Hiệu quả kỹ thuật: không để lãng phí các nguồn lực, tiết kiệm nguồn lực.
 - Hiệu quả chi phí: các chi phí đầu vào thấp nhất để có được một mức đầu ra nhất định.
 - Hiệu quả đầu tư: nhằm vào các mục tiêu.
7
Kế hoạch hướng ưu tiên các nguồn lực và hoạt động cho các vấn đề sức khoẻ thuộc loại hàng hoá y tế công cộng.
8
Kế hoạch hướng về các giải pháp thực hiện công bằng y tế:
 - Có ưu tiên người nghèo, vùng nghèo.
 - Có các dịch vụ ưu tiên theo hướng công bằng.
 - Có cấp ngân sách ưu tiên theo hướng công bằng.
9
Kế hoạch đảm bảo tính khả thi và bền vững:
 - Có chú ý đến nguyện vọng và đời sống của cán bộ y tế.
 - Có nguồn lực cần thiết và có phương án sử dụng hợp lý nguồn lực đó.
 - Có cam kết chính trị của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Hội đồng nhân dân.
 - Có cân nhắc kĩ càng các tình huống, khả năng có thể gặp phải các cản trở.
10
Kế hoạch có dựa trên các quy định hành chính và quy chế chuyên môn, không tách rời các yếu tố khác đang chi phối sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 
 Có cập nhật văn bản về chính sách y tế và phát triển kinh tế - xã hội.
Tóm tắt:
Đạt
Chưa đạt 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
š&›
Xaly SATHATHONE
THùC TR¹NG Vµ MéT Sè GI¶I PH¸P GãP PHÇN C¶I THIÖN 
HO¹T §éNG KH¸M CH÷A BÖNH T¹I BÖNH VIÖN §A KHOA 
TØNH CH¡M PA S¾C - NAM LµO 
Chuyên ngành	: Y tế công cộng
Mã số	: 62720301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIẾN
 TS. VŨ DIỄN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
 Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Hiến, người thày đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi từ những ngày làm luận văn thạc sỹ, và nay là làm luận án tiến sỹ y học.
 Tôi xin cảm ơn TS. Vũ Diễn đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành các chuyên đề và hoàn thành bản luận án này.
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thày, các cô giáo của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập ở Việt Nam, từ học thạc sỹ đến học tập và hoàn thành luận án tiến sỹ y học.
 Để hoàn thành luận án này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, phòng quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.
 Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn đến vợ, các con, gia đình và bạn bè đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, động viên và chia sẻ những vất vả, khó khăn trong quá trình hoàn thiện luận án này.
Tác giả luận án
Xaly SATHATHONE
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Xaly SATHATHONE
CHỮ VIẾT TẮT
BHYT	:	Bảo hiểm y tế 
BS	:	Bác sĩ
BV	:	Bệnh viện
BVĐK 	: 	Bệnh viện đa khoa
CB : 	Cán bộ
CBYT	:	Cán bộ y tế
CHDCND 	: 	Cộng hoà dân chủ nhân dân
CK I 	: 	Chuyên khoa I
CK II 	: Chuyên khoa II
CSSK	:	Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ 	: 	Chăm sóc sức khỏe ban đầu
GB 	: 	Giường bệnh
GDP	:	Thu nhập quốc dân
ICD 10	:	International classification of Diseases version 10
KCB	:	Khám chữa bệnh
Lkip 	: 	Laos kip (đơn vị tiền của lào)
NCKH 	: 	Nghiên cứu khoa học
NSNN	:	Ngân sách nhà nước
QLHC 	 : 	Quản lý hành chính
SL 	: 	Số lượng
TS 	: 	Tiến sỹ
TTB 	: 	Trang thiết bị
TTBYT	:	Trang thiết bị y tế
TV	:	Tử vong
WHO	:	Tổ chức y tế thế giới
XDCB : 	Xây dựng cơ bản
YTCC : 	Y tế công cộng 
MỤC LỤC
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Phân bố bệnh tật ở Lào năm 2009 đến 2012	11
Bảng 1.2. 	Tiền viện phí 4 năm bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc	21
Bảng 1.3. 	Dân số trung bình và thu nhập GDP/đầu người của tỉnh Chăm Pa sắc	37
Bảng 1.4. 	Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế và kinh phí 1 giường bệnh/năm (từ nguồn ngân sách nhà nước) từ năm 1995 - 2005	39
Bảng 1.5. 	Số cơ sở y tế, giường bệnh, cán bộ y tế giai đoạn 2009 - 2012	40
Bảng 1.6. 	Tỷ lệ cơ sở y tế đủ trang thiết bị y tế theo quy định	40
Bảng 1.7. 	Số giường bệnh và cán bộ y tế ở tỉnh Chăm Pa Sắc	41
Bảng 3.1. 	Một số thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc	53
Bảng 3.2. 	Phân bố bệnh nhân theo 3 nhóm và theo năm ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc	54
Bảng 3.3. 	Mô hình bệnh tật của bệnh nhân tại Bệnh viện tỉnh Chăm Pa sắc theo ICD 10, theo năm.	55
Bảng 3.4. 	Mười bệnh có tỷ lệ nhập viện cao nhất tại bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 1995	57
Bảng 3.5. 	Mười bệnh có tỷ lệ nhập viện cao nhất tại bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 2000	58
Bảng 3.6. 	Mười bệnh có tỷ lệ nhập viện cao nhất tại bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 2005	59
Bảng 3.7. 	Mười bệnh có tỷ lệ nhập viện cao nhất tại bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 2009	60
Bảng 3.8. 	Mười bệnh có tỷ lệ nhập viện cao nhất tại bệnh viện Chăm pa sắc năm 2012	61
Bảng 3.9. 	Tỷ suất nhập viện vì bệnh lây và một số bệnh quan trọng	64
Bảng 3.10. 	Tình hình bệnh nhân nhập viện theo tháng trong 4 năm.	65
Bảng 3.11. 	Tình hình giường bệnh và cán bộ y tế qua các năm	66
Bảng 3.12. 	Số giường bệnh và phân bè cán bộ chuyên môn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc 4 năm	67
Bảng 3.13. 	Tình hình phân bố nhân lực theo giường bệnh và tỷ lệ y tá/bác sỹ của bệnh viện	68
Bảng 3.14. 	Phân bố các nguồn thu tài chính của bệnh viện	68
Bảng 3.15. 	Phân bố các khoản chi của BV đa khoa tỉnh cho các hoạt động	70
Bảng 3.16. 	Hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc từ 1995 đến 2009	71
Bảng 3.17. 	Hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2010-2012	72
Bảng 3.18. 	Số lượt người chụp X quang, siêu âm, xét nghiệm ở BV Chăm Pa Sắc từ năm 1995 đến năm 2005	73
Bảng 3.19. 	Số lượt người chụp X quang, siêu âm, làm CT và xét nghiệm ở BV Chăm Pa Sắc từ năm 2009 đến năm 2012.	74
Bảng 3.20. 	Số lần thực hiện các thăm khám cận lâm sàng bình quân trên 1 bệnh nhân từ năm 1995 - 2009	74
Bảng 3.21. 	Số lần thực hiện các thăm khám cận lâm sàng bình quân cho mỗi bệnh nhân năm 2010 đến 2012	75
Bảng 3.22. 	Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến lên bệnh viện Trung ương của bệnh viện Chăm Pa sắc theo năm	77
Bảng 3.23. 	Số bệnh nhân chuyển đến bệnh viện Chăm Pa Sắc từ một số bệnh viện tỉnh khác	77
Bảng 3.24. 	Số lượng các bản kế hoạch đã được lập tại bệnh viện Chăm Pa sắc theo năm	78
Bảng 3.25. 	Tỷ lệ các khoa phòng, các bộ phận trực thuộc BV có kế hoạch	78
Bảng 3.26. 	Chất lượng các bản kế hoạch của các khoa phòng của bệnh viện Chăm Pa Sắc	79
Bảng 3.27. 	Tình hình thực hiện báo cáo hoạt động trước và sau can thiệp tại bệnh viện Chăm Pa Sắc	80
Bảng 3.28. 	Chất lượng các bản báo cáo hoạt động của bệnh viện trước và sau can thiệp	81
Bảng 3.29. 	Công tác theo dõi, giám sát của các đơn vị bệnh viện Chăm Pa Sắc trước và sau can thiệp.	82
Bảng 3.30. 	Công tác đánh giá của các đơn vị bệnh viện Chăm Pa Sắc trước và sau can thiệp.	82
Bảng 4.1. 	Tỷ lệ các bệnh lây, không lây và chấn thương ở bệnh viện Chăm Pa Sắc so sánh với ở Việt Nam	84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Một số chỉ số hoạt động của bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2010 đến 2012.	54
Biểu đồ 3.2. 	Tỷ lệ một số bệnh mắc với tần số cao ở bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 1995 đến 2012	62
Biểu đồ 3.3. 	Số ca mắc của một số bệnh có tần số mắc cao ở bệnh viện Chăm Pa Sắc năm 1995 đến 2012	63
Biểu đồ 3.4. 	Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện theo tháng trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2009.	66
Biểu đồ 3.5. 	Phân bố tỷ lệ các nguồn thu tài chính của bệnh viên đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc trong 5 năm	69
Biểu đồ 3.6. 	Số lần thực hiện các thăm khám cận lâm sàng bình quân cho mỗi bệnh nhân năm 1995 - 2012	76

File đính kèm:

  • docluan_an_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_gop_phan_cai_thien_ho.doc
  • docBia (Tieng Anh).doc
  • docBia (Tieng Viet).doc
  • docTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN (Tieng Viet).doc
  • docTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN (Tieng Anh).doc
  • docTom tat tieng Anh.doc
  • docTom tat tieng Viet.doc