Luận án Nghiên cứu khả năng nghe - Hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện

Nghe kém là một trong những khiếm khuyết về mặt giác quan

thường gặp nhất, ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng hòa nhập cuộc sống của

bệnh nhân. Theo nghiên cứu năm 2017 của CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ nghe kém ở

trẻ sơ sinh được phát hiện qua sàng lọc là 1.7 trẻ/1000 trẻ. Đánh giá trong

giai đoạn 3-17 tuổi thì tỷ lệ này còn tăng cao là 5/1000 trẻ. Tại Hà Nội,

theo nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Xương và cộng sự trên những trẻ tiền

học đường từ 2-5 tuổi, có tới 4,4% trẻ có nghe kém các mức độ [1]. Theo

tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có 466 triệu người nghe

kém, trong đó 34 triệu là trẻ em. Chi phí xã hội hỗ trợ cho những bệnh

nhân này tới 750 tỷ đô la Mỹ. Những trẻ em điếc nặng, sâu nếu không được

hỗ trợ sức nghe đầy đủ, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển sẽ trở thành

gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội.

Do đó phẫu thuật cấy điện cực ốc tai là một bước ngoặt lịch sử của y học

hiện đại thế kỷ XX nói chung, ngành Tai Mũi Họng, Tai - Tai Thần Kinh nói

riêng. Phẫu thuật này khắc phục tối ưu nhất những khiếm khuyết nặng về mặt

thính giác, giúp cho bệnh nhân hoà nhập lại với cuộc sống, xã hội bình thường

[2]. Năm 2012, theo thống kê của viện nghe kém và rối loạn giao tiếp Hoa Kỳ,

trên thế giới đã có 324.200 bệnh nhân được cấy ĐCOT [3]. Tại Việt Nam, sau

hơn 20 năm phát triển phẫu thuật này đã có hàng ngàn bệnh nhân được phẫu

thuật cấy ĐCOT tại nhiều trung tâm Tai Mũi Họng trong cả nước. Tuy nhiên kết

quả nghe hiểu lời nói sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó

quá trình huấn luyện sau phẫu thuật là khâu quan trọng nhất. Trước và sau khi

huấn luyện, cần lượng hóa kết quả và từ đó lên kế hoạch huấn luyện cụ thể cho

giai đoạn tiếp theo [4].

pdf 149 trang dienloan 8160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu khả năng nghe - Hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu khả năng nghe - Hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện

Luận án Nghiên cứu khả năng nghe - Hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Nghe kém là một trong những khiếm khuyết về mặt giác quan 
thường gặp nhất, ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng hòa nhập cuộc sống của 
bệnh nhân. Theo nghiên cứu năm 2017 của CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ nghe kém ở 
trẻ sơ sinh được phát hiện qua sàng lọc là 1.7 trẻ/1000 trẻ. Đánh giá trong 
giai đoạn 3-17 tuổi thì tỷ lệ này còn tăng cao là 5/1000 trẻ. Tại Hà Nội, 
theo nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Xương và cộng sự trên những trẻ tiền 
học đường từ 2-5 tuổi, có tới 4,4% trẻ có nghe kém các mức độ [1]. Theo 
tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có 466 triệu người nghe 
kém, trong đó 34 triệu là trẻ em. Chi phí xã hội hỗ trợ cho những bệnh 
nhân này tới 750 tỷ đô la Mỹ. Những trẻ em điếc nặng, sâu nếu không được 
hỗ trợ sức nghe đầy đủ, ngôn ngữ và trí tuệ không phát triển sẽ trở thành 
gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. 
 Do đó phẫu thuật cấy điện cực ốc tai là một bước ngoặt lịch sử của y học 
hiện đại thế kỷ XX nói chung, ngành Tai Mũi Họng, Tai - Tai Thần Kinh nói 
riêng. Phẫu thuật này khắc phục tối ưu nhất những khiếm khuyết nặng về mặt 
thính giác, giúp cho bệnh nhân hoà nhập lại với cuộc sống, xã hội bình thường 
[2]. Năm 2012, theo thống kê của viện nghe kém và rối loạn giao tiếp Hoa Kỳ, 
trên thế giới đã có 324.200 bệnh nhân được cấy ĐCOT [3]. Tại Việt Nam, sau 
hơn 20 năm phát triển phẫu thuật này đã có hàng ngàn bệnh nhân được phẫu 
thuật cấy ĐCOT tại nhiều trung tâm Tai Mũi Họng trong cả nước. Tuy nhiên kết 
quả nghe hiểu lời nói sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó 
quá trình huấn luyện sau phẫu thuật là khâu quan trọng nhất. Trước và sau khi 
huấn luyện, cần lượng hóa kết quả và từ đó lên kế hoạch huấn luyện cụ thể cho 
giai đoạn tiếp theo [4]. 
Trên thế giới đã trải qua gần 4 thập kỷ phẫu thuật cấy điện cực ốc tai đa 
kênh cho trẻ em. Các trung tâm điện cực ốc tai lớn đã nghiên cứu và xây dựng 
nhiều bộ công cụ để lượng giá kết quả sau huấn luyện cho các bệnh nhân cấy 
điện cực ốc tai trong đó có các công cụ dành riêng cho trẻ em: Bộ câu hỏi 
 2 
đánh giá hành vi thính giác, bộ công cụ đánh giá khả năng giao tiếp, bộ từ thử 
(BTT) có trợ giúp bằng tranh ảnh đánh giá khả năng nghe-hiểu của trẻ em...; 
Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng bộ công cụ là chúng phải 
phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ bệnh nhân sử dụng hàng ngày. Phần lớn các 
bộ công cụ phổ biến trên thế giới hiện nay là dành cho trẻ em nói tiếng Anh, 
tiếng Pháp 
Tiếng Việt có nhiều đặc điểm khác biệt với các ngôn ngữ khác, nhất là 
các ngôn ngữ loại hình đa tiết như tiếng Anh, Pháp, NgaDo vậy, không thể 
áp dụng các bộ công cụ (trong đó có BTT) xây dựng trên cơ sở loại hình ngôn 
ngữ khác cho trẻ em nói Tiếng Việt được. 
BTT nhằm nghiên cứu tổng hợp về thính giác, giúp chúng ta xem xét 
trên mọi phương diện: tiếp nhận âm thanh, phân biệt và xử lý âm thanh, hiểu 
âm thanh của từng cá thể sử dụng ngôn ngữ. 
Tại Việt Nam đã có một số tác giả xây dựng các BTT cho người lớn [5], 
nhưng chưa có BTT nào cho trẻ em, đặc biệt là cho trẻ nhỏ ở lứa tuổi nhà trẻ, 
mẫu giáo (tuổi tiền học đường) là lứa tuổi được can thiệp thính giác chủ yếu. 
Việc xây dựng BTT cho trẻ em tuổi tiền học đường phải dựa trên cơ sở lí 
luận của các chuyên ngành Tai-Mũi Họng (Thính học, Tai và Tai-Thần Kinh), 
Ngôn ngữ học (Ngữ âm học, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt), Tâm lí 
ngôn ngữ học (sự phát triển ngôn ngữ trẻ em Việt Nam). Trong những năm 
gần đây, các nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các chuyên ngành trên 
đã có nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến trẻ em 
tuổi tiền học đường, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu xây dựng BTT dành 
cho trẻ em dưới 6 tuổi. 
 Đề tài: “Nghiên cứu khả năng nghe - hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai 
sau huấn luyện” có mục tiêu sau: 
1. Xây dựng BTT bằng Tiếng Việt cho trẻ dưới 6 tuổi. 
2. Đánh giá khả năng nghe - hiểu của trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện. 
 3 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN 
1.1. Tổng quan về điện cực ốc tai 
1.1.1. Cấu tạo-hoạt động của hệ thống điện cực ốc tai 
1.1.1.1 Khái niệm điện cực ốc tai [6] 
- Đây là một thiết bị vi mạch điện tử nhỏ (được cấy dưới da đầu vùng 
sau trên vành tai đem theo chuỗi điện cực đặt vào ốc tai), một bộ phận ngoài 
xử lý âm thanh, một micro cũng được mang bên ngoài cơ thể dưới dạng đeo 
sau tai, hoặc tích hợp với bộ phận xử lý âm thanh để thu âm thanh đến. 
1.1.1.2. Phân loại điện cực ốc tai [7], [8] 
- Điện cực ốc tai đơn kênh: 
+ Đây là loại điện cực ra đời sớm nhất, phát triển bởi William House và 
cộng sự (House và Urban- 1973). 
+ House/3M là thế hệ thiết bị đầu tiên chỉ có duy nhất 1 điện cực. Tiếp 
nhận và khuếch đại âm thanh trong dải băng tần 340-2700 Hz bằng 1 
microphone nằm bên ngoài. Điện cực đơn kênh chỉ kích thích tại một điểm 
của ốc tai, chỉ thu được 37% âm thanh bên ngoài. Đánh giá kết quả nghe sau 
cấy thiết bị này bằng test open-set word recognition thu được giá trị khiêm 
tốn trên 0%. 
+ Vienna/3M cải tiến dựa trên House/3M đã thu nhận được các tín hiệu 
âm thanh rộng hơn trong khoảng 100Hz-4000Hz, khả năng tiếp nhận lời nói 
tăng nhưng vẫn còn nghèo nàn. Kết quả đánh giá bằng test open-set word 
recognition khoảng 15%, có vài trường hợp đơn lẻ thu được kết quả đạt 85%. 
- 1980-1984, tại Hoa Kỳ đã cấy 164 ca ĐCOT đơn kênh. FDA chưa 
xác nhận thiết bị này đã hoàn chỉnh, thiết bị này mới chỉ được cấy cho người 
lớn. Trong thời kỳ này không có trẻ em nào được cấy ĐCOT [9]. 
 4 
Tóm lại điện cực ốc tai đơn kênh không đủ điều kiện để tiếp nhận 
ngôn ngữ. 
- Điện cực ốc tai đa kênh: 
+ Ra đời vào năm 1980. 
+ Cấu tạo chuỗi điện cực gồm 12-22 điện cực tuỳ vào nhà sản xuất. 
(Hãng Medel: 12 điện cực kép, hãng Cochlear: 22 điện cực, hãng AB: 
16 điện cực). Dãy điện cực tiếp xúc nhiều vị trí suốt chiều dài của ốc tai, và 
kích thích vào các thời gian khác nhau. Tạo ra kết quả có tính bước ngoặt 
trong khả năng phục hồi nghe nói. 
Hình 1.1: Sơ đồ chuỗi điện cực ốc tai phân bố tương ứng các vùng tần số ở ốc tai [11] 
1.1.1.3. Cơ chế hoạt động của điện cực ốc tai [2] 
1.1.1.3.1. Bộ phận ngoài 
Bộ phận này gồm: 
 5 
- Một microphone nhỏ thu nhận âm thanh, gắn trực tiếp vào bộ phận xử 
lý âm thanh bên ngoài và được đeo sau tai. 
- Bộ phận xử lý âm thanh: Đây là bộ phận vi xử lý chọn lọc, phân tích, 
số hoá các tín hiệu âm thanh thành những tín hiệu điện đã được mã hoá. 
- Bộ phận xử lý âm thanh gửi những tín hiệu đã được mã hoá tới cuộn 
truyền dẫn, cuộn truyền dẫn này thật sự là một anten vận chuyển sóng tần 
radio. Cuộn truyền dẫn được dính với bộ phận tiếp nhận trong ở dưới da bằng 
nam châm. 
- Cuộn truyền dẫn gửi những tín hiệu đã được mã hoá (giống tín hiệu 
radio) qua da tới bộ phận tiếp nhận trong nằm dưới da. 
1.1.1.3.2. Bộ phận tiếp nhận trong 
- Bộ phận tiếp nhận trong thực chất là một anten tiếp nhận sóng tần số 
radio và một siêu máy vi tính, tại đây các tín hiệu đã mã hoá được biến đổi 
thành các tín hiệu điện. 
- Bộ phận tiếp nhận trong chuyển các tín hiệu điện này đến dây điện 
cực nằm bên trong ốc tai. Mỗi điện cực nằm dọc theo dây điện cực đều có dây 
kết nối với bộ phận tiếp nhận trong, mỗi điện cực có một chương trình riêng 
biệt chuyển đổi các tín hiệu điện đặc trưng cho từng loại âm thanh khác nhau 
cả về độ lớn cũng như tần số. Khi các điện cực tiếp nhận một tín hiệu điện 
chúng kích thích vào các synap hướng tâm của các sợi thần kinh ốc tai để gửi 
thông tin về não giải mã. 
1.1.1.3.3. Quá trình tiếp nhận và mã hoá âm thanh của điện cực ốc tai [2] 
- Những tín hiệu thu được phân tích thành nhiều thành phần, mỗi thành 
phần mang một tần số riêng lẻ của tín hiệu ban đầu. Quá trình này có thể chia 
nhỏ các thành phần khác nhau của tín hiệu âm thanh ban đầu và tái kết hợp 
 6 
chúng thành một dạng tín hiệu mới đã được biến đổi so với tín hiệu âm thanh 
nguyên thuỷ. 
Quá trình tái phục hồi tín hiệu âm thanh sau đó còn gọi là sự tổng hợp 
nghĩa là phục hồi toàn bộ tín hiệu âm thanh nguyên thuỷ. Quá trình này sẽ 
chọn lựa những phổ lời nói nổi trội nhất trong tín hiệu âm thanh thu nhận 
được, từ đó định hướng để dẫn truyền hàng loạt phổ lời nói tới các điện cực 
đã được quy định sẵn. 
1.1.2. Hiệu chỉnh điện cực ốc tai [4] 
1.1.2.1. Lịch hiệu chỉnh điện cực ốc tai 
- Trẻ được bật máy điện cực ốc tai sau phẫu thuật 3 tuần đảm bảo vết 
thương đã liền sẹo tốt, vị trí điện cực ổn định, đúng giải phẫu. 
- Quá trình trị liệu nghe - nói cần sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trị liệu 
ngôn ngữ và chuyên gia thính học nhằm hiệu chỉnh máy đạt kích thích phù 
hợp tối ưu. 
- Lịch hiệu chỉnh (mapping): 
+ Tháng đầu tiên sau phẫu thuật: 1-2 lần 
+ 6 tháng đầu: 1 lần/ tháng 
+ Những năm tiếp theo: 1 lần/ 3-6 tháng hoặc khi cần 
Lịch hiệu chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào tình trạng đáp ứng nghe từng trẻ. 
1.1.2.2. Nhiệm vụ của hiệu chỉnh ĐCOT [9] 
- Công việc hiệu chỉnh ĐCOT gồm: 
+ Tìm ngưỡng nghe T và ngưỡng to nhất không khó chịu C ở các điện 
cực dựa trên các đáp ứng của bệnh nhân với cường độ kích thích khác nhau. 
+ Mô tả chương trình nghe 
+ Chương trình được lưu vào bộ xử lý âm thanh 
+ Thông qua chương trình nghe, bộ xử lý âm thanh kích hoạt các điện 
cực bên trong tuỳ thuộc vào tín hiệu đầu vào. 
 7 
- Công việc tiến hành khi hiệu chỉnh ĐCOT: 
+ Đo trở kháng điện cực (impedance): Đánh giá trở kháng (tiếp xúc) 
giữa chuỗi điện cực và tế bào hạch xoắn thần kinh ốc tai. 
+ Đo đáp ứng thần kinh thính giác (NRT- Neural Response Telemetry): 
ghi đáp ứng thần kinh thính giác đầu gần ốc tai. Giá trị NRT cung cấp thông 
tin cho quá trình hiệu chỉnh, ngưỡng C thường xuất hiện ngay trên ngưỡng 
xuất hiện NRT. 
+ Xác định ngưỡng nghe T- Threshold 
Mục tiêu đạt được khi đặt T mà bệnh nhân có thể nghe tại cường độ 25-
30 dB tại các dải tần số khác nhau. 
T quá cao: Bệnh nhân luôn có cảm giác ồn ào. 
T quá nhỏ: Bệnh nhân có cảm giác âm thanh xung quanh nhỏ khó nghe. 
+ Xác định ngưỡng C: Ngưỡng lớn nhất mà bệnh nhân vẫn thấy thoải 
mái C- Comfortable 
Xác định đúng ngưỡng C giúp tránh cảm giác khó chịu khi nghe âm 
thanh lớn từ môi trường. 
Tóm lại: 
+ Ngưỡng T quá thấp thì bệnh nhân không nghe được âm thanh có 
cường độ nhỏ. 
+ Ngưỡng T quá cao: Phải nghe âm nền với cường độ khó chịu, có cảm 
giác ồn làm giảm khoảng cách nghe của bệnh nhân. 
+ Ngưỡng C quá thấp: Cảm nhận âm thanh quá nhỏ làm thu hẹp 
khoảng nghe của người bệnh. 
+ Ngưỡng C quá cao: Tăng nguy cơ kích thích quá ngưỡng, nghe quá 
to, khó chịu, nhanh hết pin. 
 8 
1.2. Tổng quan về huấn luyện phục hồi khả năng nghe nói, đánh giá kết 
quả nghe nói cho trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện 
1.2.1 Huấn luyện phục hồi khả năng nghe-nói của trẻ sau cấy điện cực ốc tai 
1.2.1.1. Các phương pháp huấn luyện trẻ điếc [10] 
Trên thế giới, có 5 phương pháp huấn luyện trị liệu can thiệp cho bệnh 
nhân khiếm thính. 
- Giao tiếp tổng hợp 
+ Sử dụng nhiều phương pháp cùng lúc (nhìn miệng, ra dấu bằng ngón 
tay, đọc thành lời và sử dụng khả năng nghe). 
+ Có thể lựa chọn giữa lời nói, đọc thành lời, ra ký hiệu, đọc bằng ngón 
tay, khả năng nghe tuỳ tình huống giao tiếp. 
- Giao tiếp ký hiệu: Giao tiếp bằng dấu hiệu, ra dấu bằng ngón tay, 
phương pháp này hạn chế khả năng nghe-nói, chỉ hoàn thiện ngôn ngữ nhìn. 
- Giao tiếp Nghe- nhìn miệng: Tăng khả năng nghe tối đa và đọc lời để 
phát triển ngôn ngữ. 
- Phương pháp lời nói hình dạng: Ngôn ngữ nói có thể nhìn thấy thông 
qua các hình dạng tay cụ thể, các vị trí, đọc hình miệng. 
- Phương pháp nghe-nói (AVT- Auditory Verbal Therapy) [11], [12]: 
+ Tăng khả năng nghe tối đa để phát triển ngôn ngữ nói. 
+ Can thiệp sớm đối với trẻ khiếm thính và gia đình của trẻ. 
+ Mục đích: Phục hồi trên hai phương diện thính giác và ngôn ngữ. 
1.2.1.2. Thời gian huấn luyện: 
- Theo Malcomm Gladwell để trung tâm thính giác ở não phát triển 
bình thường, mỗi trẻ phải có 10000 giờ luyện tập nghe-nói. Theo Dehaene 
20000 giờ nghe là nền tảng cho việc đọc hiểu. Theo Pitman, trẻ khiếm thính 
phải tiếp cận gấp 3 lần với các từ mới để hiểu các từ ấy [11]. 
 9 
- Quan điểm hiện nay là trẻ em có thể nghe từ tuần thứ 20 của thời kỳ 
bào thai những âm thanh trầm, quá trình phát triển ngôn ngữ được hình thành 
nhờ quá trình nghe tình cờ trong cuộc sống. Do đó bố mẹ trẻ là người huấn 
luyện cho trẻ hàng giờ, hàng ngày tại nhà. 
- Thời gian tham gia huấn luyện tối thiểu sau phẫu thuật cấy 
ĐCOT là 2 năm. 
1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nghe-nói sau cấy ĐCOT [12]. 
+ Tuổi được chẩn đoán, thời điểm được trợ giúp nghe tối ưu 
+ Tuổi phẫu thuật 
+ Nguyên nhân nghe kém 
+ Thời gian điếc, mức độ điếc trước khi phẫu thuật 
+ Kinh nghiệm nghe trước cấy ĐCOT (Quản lý thính học) 
+Tình trạng ốc tai, dây VIII, Nhu mô não 
+ Kỹ thuật cấy ĐCOT 
+Thời gian sử dụng ĐCOT liên tục 
+Chương trình hiệu chỉnh máy phù hợp 
+ Bệnh lý phối hợp 
+ Sức khoẻ của trẻ, trí tuệ của trẻ 
+ Mong muốn, ủng hộ, hỗ trợ, kỹ năng của bố mẹ, của gia đình 
+ Chất lượng, tính liên tục của huấn luyện, phục hồi 
1.2.2. Phương pháp trị liệu nghe-nói (AVT-Auditory Verbal Therapy) 
[11], [12]. 
- Đây là phương pháp trị liệu đặc biệt, là con đường tốt nhất tới âm thanh, 
được thiết kế cho việc dạy trẻ sử dụng các thiết bị hỗ trợ nghe như máy trợ thính 
hoặc điện cực ốc tai để có thể nghe, hiểu lời nói và có thể nói được. 
 10 
Bảng 1.1: Đặc điểm cơ bản của AVT 
AVT là: AVT không là: 
Học thông qua nghe Học thông qua nhìn 
Mục đích: Trẻ nghe được Mục đích: trẻ không nghe được 
Phát triển giọng nói rõ ràng Giọng nói to hoặc nhỏ 
Ngôn ngữ phát triển tự nhiên Ngôn ngữ đơn giản 
Bố mẹ trở thành giáo viên Bố mẹ là người quan sát 
Dạy từng cá nhân Dạy theo nhóm 
Hội thoại là huấn luyện cơ bản Tập luyện là cơ bản 
- AVT lấy lại những khả năng thực sự của người khiếm thính: khả năng 
nghe-nói, ngôn ngữ là con đường để chúng ta hiểu suy nghĩ của người khác, 
người khác hiểu chúng ta. 
- AVT dựa trên lý thuyết cơ bản mô hình “bố mẹ huấn luyện” là 
trung tâm chính của AVT. 
1.2.2.1. Nguyên tắc học nghe-nói 
- Nguyên tắc 1: 
+ Phát hiện tổn thương ở cơ quan nghe sớm nhất, sàng lọc ở thời kỳ sơ 
sinh. Sàng lọc định kỳ 6 tháng/ 1 lần cho trẻ em trong độ tuổi tới trường. 
+ Chỉ định đeo máy trợ thính, phẫu thuật cấy ĐCOT sớm nhất có thể. 
+ Huấn luyện nghe liên tục là cốt lõi. 
+ Trẻ có thể bắt đầu trị liệu ngay từ nhỏ. Trước khi cấy điện cực ốc tai. 
- Nguyên tắc 2: 
+ Luôn luôn có phương tiện khuếch đại phù hợp, lý tưởng nhất. 
+ Trẻ phải nghe được trước khi học bằng cách nghe. 
+ Cha mẹ và giới chuyên môn phải là đối tác chặt chẽ 
- Nguyên tắc 3: 
 11 
+ Hướng dẫn cha mẹ giúp trẻ sử dụng thính giác là giác quan chủ yếu . 
+ Không nhấn mạnh vào thị giác, trọng tâm là nghe. 
+ Trẻ phải đeo máy trợ thính, điện cực ốc tai trong mọi lúc thức. 
+ Máy móc, thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên. 
- Nguyên tắc 4: 
+ Trị liệu AVT thực hiện ở trung tâm huấn luyện, gia đình, lớp học của 
trẻ xuyên suốt trong cuộc sống, những kinh nghiệm, thực  ... l journal of audiology, 47(sup2), S21-S30. 
87. Tait M., Nikolopoulos T.Lutman M. (2007), "Age at implantation and 
development of vocal and auditory preverbal skills in implanted deaf 
children", International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology, 
71(4), 603-610. 
88. Ruben R. J. (2013), "International Journal of Pediatric 
Otorhinolaryngology", International Journal of Pediatric 
Otorhinolaryngology, 70(2), 191. 
89. Connor C. M., Craig H. K., Raudenbush S. W. et al. (2006), "The age 
at which young deaf children receive cochlear implants and their 
vocabulary and speech-production growth: is there an added value for 
early implantation?", Ear and hearing, 27(6), 628-644. 
90. Mueller M., Chiong C., Martinez N. et al. (2004), "Bilingual auditory and 
oral/verbal performance of Filipino children with cochlear implants", 
Cochlear Implants International, 5(sup1), 103-105. 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
LÊ HỒNG ANH 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NGHE HIỂU 
CỦA TRẺ CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI 
SAU HUẤN LUYỆN 
Chuyên ngành : Tai - Mũi - Họng 
Mã số : 62720155 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. LƯƠNG HỒNG CHÂU 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Lê Hồng Anh, nghiên cứu sinh khoá 32, chuyên ngành Tai Mũi 
Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: 
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn 
của PGS.TS Lương Hồng Châu. 
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã 
được công bố tại Việt Nam. 
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung 
thực, khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên 
cứu. 
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. 
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020 
Người viết cam đoan 
Lê Hồng Anh 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
Tiếng Việt: 
BTT : Bộ từ thử 
BN : Bệnh nhân 
ĐCOT : Điện cực ốc tai 
ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội 
BVTMHTW : Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương 
Tiếng Anh: 
AVT : Auditory Verbal Therapy 
CAP : Categories of Auditory Perfomance 
MAIS : Meaningful Auditory Intergration Scale 
PLS-5 : Presschool Language Scale 5 
PTA : Pure Tone Avarage 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................... 3 
1.1. Tổng quan về điện cực ốc tai ............................................................................. 3 
1.1.1. Cấu tạo-hoạt động của hệ thống điện cực ốc tai .............................. 3 
1.1.2. Hiệu chỉnh điện cực ốc tai ................................................................ 6 
1.2. Tổng quan về huấn luyện phục hồi khả năng nghe nói, đánh giá kết quả 
nghe nói cho trẻ cấy điện cực ốc tai sau huấn luyện ............................................... 8 
1.2.1 Huấn luyện phục hồi khả năng nghe-nói của trẻ sau cấy điện cực ốc tai 8 
1.2.2. Phương pháp trị liệu nghe-nói .......................................................... 9 
1.2.3. Đánh giá khả năng nghe - nói của trẻ sau huấn luyện ................... 20 
1.3. Tổng quan về lịch sử phát triển BTT, cơ sở xây dựng BTT Tiếng Việt ..... 32 
1.3.1. Lịch sử phát triển BTT trên thế giới và Việt Nam, ứng dụng đánh 
giá trẻ cấy ĐCOT sau huấn luyện. ........................................................... 32 
1.3.2. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt của việc xây dựng BTT cho trẻ 
tiền học đường .......................................................................................... 35 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 52 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 52 
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 53 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 53 
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 53 
2.3. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu ................................................................ 55 
2.4. Các bước tiến hành ........................................................................................... 56 
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................................... 57 
2.5.1. Mục tiêu 1 ....................................................................................... 57 
2.5.2. Mục tiêu 2 ....................................................................................... 57 
2.6. Sai số và cách khắc phục sai số ....................................................................... 58 
2.6.1. Mục tiêu 1 ....................................................................................... 58 
2.6.2. Mục tiêu 2 ....................................................................................... 58 
2.7. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 58 
2.7.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 58 
2.7.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 58 
2.8. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................. 59 
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 59 
2.10. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 60 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 61 
3.1. Xây dựng BTT Tiếng Việt cho trẻ cấy ĐCOT sau huấn luyện .................... 61 
3.1.1. Xác định danh sách từ vựng thông dụng ở trẻ em dưới 6 tuổi ....... 61 
3.1.2. Xây dựng BTT Tiếng Việt cho trẻ dưới 6 tuổi .............................. 66 
3.1.3. Kiểm định giọng của người đánh giá ............................................ 74 
3.1.4. Kiểm định lại phân loại âm học của BTT bằng giọng đánh giá thực tế74 
3.1.5. Kiểm định BTT trên trẻ bình thường ............................................. 81 
3.2. Đánh giá khả năng nghe - hiểu của trẻ cấy ĐCOT sau huấn luyện. ............ 82 
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 82 
3.2.2. Tình trạng thính lực - ngôn ngữ trước cấy ĐCOT ......................... 84 
3.2.3. Kết quả khả năng nghe - nói sau huấn luyện ................................. 86 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 100 
4.1. Xây dựng BTT cho trẻ <6 tuổi ..................................................................... 100 
4.1.1. Đặc điểm của BTT Tiếng Việt cho trẻ em ................................... 100 
4.1.2. Nguyên tắc xây dựng BTT ........................................................... 102 
4.1.3. Nguyên tắc đánh giá khả năng nghe- hiểu bằng BTT .................. 106 
4.1.4. Kiểm định BTT ............................................................................ 107 
4.2. Đánh giá khả năng nghe hiểu của trẻ cấy ĐCOT sau huấn luyện .............. 108 
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 108 
4.2.2. Thính lực và khả năng nghe hiểu trước cấy ĐCOT ..................... 111 
4.2.3. Khả năng nghe đơn âm sau cấy ĐCOT ........................................ 112 
4.2.4 Khả năng nghe - hiểu của trẻ sau cấy ĐCOT. ............................... 115 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 128 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1: Đặc điểm cơ bản của AVT ....................................................... 10 
Bảng 1.2: Phân loại mức độ đánh giá của bộ đóng ................................... 14 
Bảng 1.3: Sơ đồ cấu tạo âm tiết Tiếng Việt .............................................. 36 
Bảng 1.4: Hệ thống phụ âm đầu tiếng Hà Nội .......................................... 37 
Bảng 1.5: Hệ thống 9 nguyên âm đơn cơ bản của Tiếng Việt .................. 39 
Bảng 3.1: Danh sách từ cơ bản phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi ..................... 62 
Bảng 3.2: Danh sách các từ có âm sắc trung ............................................. 64 
Bảng 3.3: Danh sách các từ có âm sắc cao ................................................ 65 
Bảng 3.4: Danh sách các từ có âm sắc thấp .............................................. 65 
Bảng 3.5: Danh sách các từ đủ tiêu chuẩn để xây dựng BTT. .................. 66 
Bảng 3.6: BTT cho trẻ ≤ 3 tuổi – Danh sách 1........................................ 68 
Bảng 3.7: BTT cho trẻ ≤ 3 tuổi – Danh sách 2......................................... 69 
Bảng 3.8: BTT cho trẻ 3 < T ≤ 5 tuổi – Danh sách 1 ................................ 70 
Bảng 3.9: BTT cho trẻ 3 < T ≤ 5 tuổi - Danh sách 2 ................................ 71 
Bảng 3.10: BTT cho trẻ > 5 tuổi - Danh sách 1 ......................................... 72 
Bảng 3.11: BTT cho trẻ > 5 tuổi - Danh sách 2 ......................................... 73 
Bảng 3.12: Kết quả phát âm 5 câu mẫu ....................................................... 74 
Bảng 3.13: BTT cho trẻ ≤ 3 tuổi – Danh sách 1 sau khi đã kiểm định bằng 
giọng nói thực tế ....................................................................... 75 
Bảng 3.14: BTT cho trẻ ≤ 3 tuổi – Danh sách 2 sau khi đã kiểm định bằng 
giọng nói thực tế ....................................................................... 76 
Bảng 3.15: BTT cho trẻ 3 < T ≤ 5 tuổi – Danh sách 1 sau khi đã kiểm định 
bằng giọng nói thực tế .............................................................. 77 
Bảng 3.16: BTT cho trẻ 3 < T ≤ 5 tuổi – Danh sách 2 sau khi đã kiểm định 
bằng giọng nói thực tế .............................................................. 78 
Bảng 3.17: BTT cho trẻ > 5 tuổi – Danh sách 1 sau khi đã kiểm định bằng 
giọng nói thực tế ....................................................................... 79 
Bảng 3.18: BTT cho trẻ > 5 tuổi – Danh sách 2 sau khi đã kiểm định bằng 
giọng nói thực tế ....................................................................... 80 
Bảng 3.19: Kết quả phát âm BTT cho trẻ dưới 3 tuổi ................................. 81 
Bảng 3.20: Kết quả phát âm BTT cho trẻ từ 3-5 tuổi.................................. 82 
Bảng 3.21: Kết quả phát âm BTT cho trẻ >5 tuổi ....................................... 82 
Bảng 3.22: Đặc điểm quá trình huấn luyện ................................................. 83 
Bảng 3.23: Tình trạng tâm lý - trí tuệ trước cấy ĐCOT .............................. 83 
Bảng 3.24: PTA trước phẫu thuật nhóm 1 .................................................. 84 
Bảng 3.25: Khả năng hiểu lời trước PT cấy ĐCOT nhóm 1 ....................... 84 
Bảng 3.26: PTA trước phẫu thuật nhóm 2 .................................................. 85 
Bảng 3.27: Khả năng hiểu lời trước PT cấy ĐCOT nhóm 2 ....................... 85 
Bảng 3.28: Ngưỡng nghe PTA trung bình sau phẫu thuật nhóm 1 ............. 86 
Bảng 3.29: Đặc điểm PTA nhóm 1 sau 24 tháng huấn luyện ..................... 86 
Bảng 3.30: PTA trung bình sau phẫu thuật nhóm 2 .................................... 87 
Bảng 3.31: Đặc điểm PTA nhóm 2 sau 24 tháng huấn luyện ..................... 87 
Bảng 3.32: Kết quả nghe hiểu 6 âm Lings sau huấn luyện nhóm 1 ............ 88 
Bảng 3.33: Kết quả nghe hiểu BTT sau 24 tháng huấn luyện nhóm 1 ...... 89 
Bảng 3.34: Kết quả phát âm BTT sau 24 tháng huấn luyện nhóm 1 .......... 89 
Bảng 3.35: Khả năng nghe-hiểu đúng BTT 100% sau huấn luyện nhóm 1 89 
Bảng 3.36: Khả năng phát âm BTT đúng 100% sau huấn luyện nhóm 1 ... 90 
Bảng 3.37: Khả năng nghe- hiểu BTT theo các mức độ sau 6 tháng huấn luyện 
nhóm 1 ....................................................................................... 90 
Bảng 3.38: Khả năng nghe - hiểu BTT theo các mức độ sau 12 tháng huấn luyện 
nhóm 1 ....................................................................................... 91 
Bảng 3.39: Khả năng nghe – hiểu BTT theo các mức độ sau 18 tháng huấn 
luyện nhóm 1 ............................................................................ 91 
Bảng 3.40: Khả năng nghe – hiểu BTT theo các mức độ sau 24 tháng huấn 
luyện nhóm 1 ............................................................................ 92 
Bảng 3.41: Kết quả nghe hiểu 6 âm Lings sau huấn luyện nhóm 2 ............ 92 
Bảng 3.42: Kết quả nghe hiểu BTT sau 24 tháng huấn luyện nhóm 2 ...... 93 
Bảng 3.43: Kết quả phát âm BTT sau 24 tháng huấn luyện nhóm 2 .......... 93 
Bảng 3.44: Khả năng nghe-hiểu đúng BTT 100% sau huấn luyện nhóm 2 93 
Bảng 3.45: Khả năng phát âm đúng 100% BTT sau huấn luyện nhóm 2 ... 94 
Bảng 3.46: Khả năng nghe - hiểu đúng BTT theo các mức độ sau 6 tháng 
huấn luyện nhóm 2 .................................................................... 94 
Bảng 3.47: Khả năng nghe - hiểu đúng BTT theo các mức độ sau 12 tháng 
huấn luyện nhóm 2 .................................................................... 95 
Bảng 3.48: Khả năng nghe - hiểu đúng BTT theo các mức độ sau 18 tháng 
huấn luyện nhóm 2 .................................................................... 95 
Bảng 3.49: Khả năng nghe - hiểu đúng BTT theo các mức độ sau 24 tháng 
huấn luyện nhóm 2 .................................................................... 96 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi chỉ số PTA trung bình theo thời gian của 2 nhóm 88 
Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi khả năng trả lời đúng BTT1 theo thời gian huấn luyện 
của cả hai nhóm. ......................................................................... 96 
Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi khả năng phát âm đúng BTT1 theo thời gian huấn 
luyện của cả hai nhóm. ............................................................. 97 
Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi khả năng trả lời đúng BTT2 theo thời gian huấn 
luyện của cả hai nhóm. ............................................................. 97 
Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi khả năng phát âm đúng BTT 2 theo thời gian huấn 
luyện của cả hai nhóm. ............................................................. 98 
Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi khả năng trả lời đúng BTT3 theo thời gian huấn 
luyện của cả hai nhóm. ............................................................. 98 
Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi khả năng phát âm đúng BTT3 theo thời gian huấn 
luyện của cả hai nhóm. ............................................................. 99 
4,88,96-99,140 
1-3,5-87,89-95,100-139,141- 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_kha_nang_nghe_hieu_cua_tre_cay_dien_cuc_o.pdf
  • pdf2. Tóm tắt LATS NCS Lê Hồng Anh bản Tiếng Việt.pdf
  • pdf3. Tóm tắt LATS NCS Lê Hồng Anh bản Tiếng Anh.pdf
  • docx4. Thông tin kết luận mới của LATS NCS Lê Hồng Anh bản tiếng Anh.docx
  • docx4. Thông tin kết luận mới của LATS NCS Lê Hồng Anh bản tiếng Việt.docx
  • docx5. Trích luận án NCS Lê Hồng Anh.docx
  • pdf5. Trích luận án NCS Lê Hồng Anh.pdf
  • pdfBìa tóm tắt LATS NCS Lê Hồng Anh bản Tiếng Anh.pdf
  • pdfBìa tóm tắt LATS NCS Lê Hồng Anh bản Tiếng Việt.pdf