Luận án Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi (Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức và được người châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39].
Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,. Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp, ) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HUẾ, 2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃ THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ TRỒNG CÂY HOA CHUÔNG (SINNINGIA SPECIOSA) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62 62 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Khánh 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Hà HUẾ, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thông tin trích dẫn trong luận án đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Tác giả luận án Lã Thị Thu Hằng LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí học tập và nghiên cứu thông qua đề án 911. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế. Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình về mặt khoa học của PGS.TS. Lê Thị Khánh và PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô giáo trong khoa Nông học, Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã cho tôi những góp ý quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nông dân ở các vùng trồng hoa truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Phú Dương, huyện Phú Vang; phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy; xã Quảng An, huyện Quảng Điền đã giúp tôi xây dựng các mô hình thực nghiệm của đề tài. Luận án này dành tặng Bố Mẹ - người đã sinh thành, chịu nhiều vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người. Cảm ơn sự động viên của chồng và các con tôi - những người đã truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tôi trong việc hoàn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được. Xin trân trọng cảm ơn./. Lã Thị Thu Hằng MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC 143 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ABA - Axít abscicic ADN - Axít Deoxyribo Nucleic ARN - Axít ribonucleic ATP - Adenosin triphosphat BA - 6-benzyl adenine BVTV - Bảo vệ thực vật cs - cộng sự CCC - Chlormequat chlorid CEC - Khả năng trao đổi cation (Cation exchange capacity) đ/c - Đối chứng EU - Liên minh Châu Âu GA3 - Gibberellic axít IAA - Axít indolylacetic IBA - Axít indolyl butyric lux - đơn vị đo cường độ ánh sáng MS - môi trường Murashige và Skoog NAA- Axít naphthylacetic NADPH2 - nicotinamide adenine dinucleotide hydrogen phosphate ppm - đơn vị minigam/lít Q (calo) - Nhiệt lượng TDZ - Thidiazuron UDS - Đô la Mỹ VCR - value cost ratio 2,4-D - Axít diclorophenoxy acetic DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nồng độ và thời gian xử lý nấm khuẩn bề mặt mẫu 20 Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông 48 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm trong nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của BA và a-NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông 49 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng và cơ quan nuôi cấy đến sự tạo nguồn vật liệu khởi đầu ở hai giống hoa chuông 64 Bảng 3.2. Ảnh hưởng phối hợp của BA và a-NAA đến khả năng tái sinh chồi in vitro ở hai giống hoa chuông 67 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng tăng hệ số nhân chồi và sinh trưởng của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông 69 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ α-NAA đến sự hình thành rễ của chồi in vitro ở hai giống hoa chuông 71 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của khối lượng cây giống in vitro đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm 75 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các thời vụ ươm đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm 77 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của hai hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. 79 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm. 80 Bảng 3.9. Một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro khi trồng trên các loại giá thể khác nhau 82 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm 84 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông in vitro giai đoạn vườn ươm 85 Bảng 3.12. Tiêu chuẩn cây giống hoa chuông in vitro khi đưa ra vườn ươm và xuất vườn ươm 87 Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông 91 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống hoa chuông 93 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của hai giống hoa chuông 96 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông 99 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông 101 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến quá trình nở hoa của hai giống hoa chuông 104 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số đặc điểm sinh học của hai giống hoa chuông 105 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng hoa hoa của hai giống hoa chuông 107 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời điểm bấm ngọn đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông 110 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến khả năng sinh trưởng của hai giống hoa chuông 111 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời kỳ bấm ngọn đến năng suất và chất lượng hoa của hai giống hoa chuông 113 Bảng 3.24. Thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên hai giống hoa chuông 116 Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của hai giống hoa chuông tại các mô hình trình diễn 120 Bảng 3.26. Năng suất của hai giống chuông thương phẩm trồng ở các mô hình tại Thừa Thiên Huế 123 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hoa chuông thương phẩm tại tỉnh Thừa Thiên Huế 124 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bức họa đầu tiên về cây hoa chuông 6 Hình 1.2. Sự đa dạng màu sắc của hoa chuông 7 Hình 1.3. Các loại mô trên cây được sử dụng nuôi cấy 17 Hình 2.1. Hai giống hoa chuông sử dụng trong nghiên cứu 44 Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu của luận án 47 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông bằng nuôi cấy đoạn thân mang mắt ngủ 73 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật ươm cây hoa chuông in vitro 89 Hình 3.3. Sơ đồ quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm 119 Hình 3.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông 126 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoa chuông (Sinningia speciosa) thuộc họ tai voi (Gesneriaceae), bộ hoa môi (Lamiales), có nguồn gốc nhiệt đới (thuộc khu vực rừng nhiệt đới của Brazil ở Nam Mỹ). Hoa chuông được phát hiện từ rất sớm (1785) nhưng chỉ thực sự được nuôi trồng, nhân giống và lai tạo vào những năm 70 thế kỷ 18. Sau đó, hoa chuông được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thể giới như Hà Lan, Pháp, Đức và được người châu Âu chọn tạo ra nhiều giống hoa mới ngày nay [39]. Ở Việt Nam, hoa chuông là một trong những loại hoa mới được nhập nội với nhiều ưu điểm: màu sắc, hình dáng hoa đa dạng, hương thơm thanh dịu, độ bền tự nhiên của hoa dài và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: trang trí trong nhà, ban công, công viên, công sở,... Do vậy, hoa chuông đã nhanh chóng trở thành một trong những loài hoa nhập nội có giá trị, đáp ứng được xu hướng ưa thích các loài hoa mới lạ của người chơi hoa và sự quan tâm của người trồng hoa. Tuy nhiên, nguồn cây giống đang được sử dụng tại Việt Nam chủ yếu là ở dạng hạt (nhập nội từ Trung Quốc), chất lượng cây giống không cao (cây bị phân ly, tỷ lệ mọc thấp,) và không chủ động. Vì vậy, diện tích trồng hoa chuông còn rất ít, chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu ở các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cây hoa chuông trong tự nhiên có thể được nhân giống bằng hạt, đoạn thân, lá và củ [63]. Các phương pháp nhân giống truyền thống này thường cho hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ, tốn thời gian, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và cây giống dễ bị thoái hóa qua quá trình canh tác lâu dài [107]. Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp nhân giống truyền thống và đảm bảo nguồn cung cấp cây giống có chất lượng cao cho người sản xuất. Phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành phương pháp nhân giống rất có hiệu quả với hệ số nhân giống cao, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền và có thể sản xuất được ở quy mô lớn. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây hoa chuông: Nguyễn Quang Thạch và cs (2004); Dương Tấn Nhựt và cs (2005); Eui và cs (2012); Ioja-Boldura và Ciulca (2013); Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thử nghiệm mà chưa đi đến xây dựng quy trình nhân giống cụ thể để tạo ra sản phẩm cây giống cung cây cho thị trường. Thừa Thiên Huế là vùng giao thoa giữa 2 miền khí hậu Nam - Bắc nên hình thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên lạnh và ẩm; Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên nhiệt độ cao và khô. Đồng thời, Thừa Thiên Huế còn mang những nét đặc thù của khí hậu vùng đồng bằng ven biển miền Trung (có chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao và chế độ nhiệt tương đối ổn định). Đây là những điều kiện thuận lợi để trồng các loài hoa có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới. Bên cạnh đó, chơi hoa, thưởng thức hoa không chỉ là một thú chơi tao nhã mà nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân cố đô (người dân có kinh nghiệm trồng hoa lâu đời). Hơn nữa, Thừa Thiên Huế còn là trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch lớn và đặc sắc của Việt Nam, hàng năm có rất nhiều sinh viên, khách du lịch trong nước và quốc tế đến học tập thăm quan, tham dự các lễ hội,... nên nhu cầu trang trí làm đẹp cảnh quan của một thành phố du lịch là rất cần thiết. Có thể nói, điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên sự đa dạng cho các loài hoa xứ nóng, xứ lạnh có thể trồng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng hoa ở đây còn rất hạn chế, sản xuất hoa phụ thuộc vào tự nhiên, bộ giống hoa còn nghèo nàn và chất lượng cây giống thấp, nên các sản phẩm hoa làm ra có năng suất và chất lượng không cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các loại hoa nói chung và hoa chuông nói riêng ở Thừa Thiên Huế là việc làm cấp thiết và được xem là giải pháp bền vững để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu hoa của Trường Đại học Nông Lâm, Huế đã thu thập, đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa chuông trên các loại giá thể khác nhau tại Thừa Thiên Huế, đã chọn được hai giống hoa chuông tốt nhất (giống hoa màu đỏ cánh kép, giống hoa màu trắng cánh đơn), phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và giá thể trồng thích hợp là hỗn hợp đất phù sa, cát, phân chuồng và trấu hun, tỷ lệ (1:1:1:1) [6]. Tuy nhiên, để phát triển được diện tích trồng cây hoa chuông trên quy mô lớn ở Thừa Thiên Huế, thì những nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cây thương phẩm cần được tiến hành có hệ thống để hạn chế được những yếu tố bất lợi về điều kiện sinh thái và phát huy ưu điểm của giống. Từ đó, làm cơ sở khoa học để xây dựng các quy trình kỹ thuật phục vụ sản xuất. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu sản xuất cây giống hoa chuông in vitro có chất lượng tốt, đến trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất ở quy mô lớn. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông in vitro ở giai đoạn vườn ươm. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và phát triển diện tích trồng cây hoa chuông ra diện rộng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học nhằm bổ sung thông tin về cây hoa chuông, kỹ thuật nhân giống in vitro, kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất cao, chất lượng hoa tốt để áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật di truyền đối với cây hoa chuông. - Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật trồng hoa chậu. 3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu cung cấp 3 quy trình kỹ thuật bao gồm: Quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro cây hoa chuông; quy trình kỹ thuật ươm cây giống hoa chuông sau nuôi cấy mô; quy trình kỹ thuật trồng cây hoa chuông thương phẩm, phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Việc nghiên cứu xác định được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa chuông thương phẩm có năng suất, chất lượng hoa cao, phù hợp vơi điều kiện sinh thái của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng hoa, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, bổ sung vào danh mục các loại cây trồng phi thực phẩm có giá trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. - Kết quả nghiên cứu góp phần phát huy thế mạnh của vùng và tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm trồng hoa ở các vùng trồng hoa truyền thống của địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Thời gian thực hiện Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông được thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 3/2013. Nghiên cứu quy trình ươm cây giống sau nuôi cấy mô tế bào (giai đoạn cây con ở vườn ươm) được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013. Nghiên cứu quy trình trồng cây hoa chuông thương phẩm (giai đoạn vườn sản xuất) được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2015. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015. - Địa điểm thực hiện Các thí nghiệm của luận án được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Thực nghiệm trồng cây hoa chuông thương phẩm ở một số vùng trồng hoa t ... different light sources on growth and flowering of Gloxinia (Sinningia speciosa (Lodd.) Hiern), Scientia Horticulturae, 32, pp. 297-305. Hartmann H. T., D. E. Kester. (1983), Plant propagation: Principles and practices, 4th ed. New Jersey: Prentice Hall, pp 840. Hazarika B. N. (2003), Acclimatization of tissue culture plants, Devision of Horticulture, ICAR Research complex, uniam 793 103, India, pp 1704 - 1712. Heather A. O., and D. M. Benson. (2010), First Report of Crown Rot Caused by Phytophthora tropicalis on Gloxinia in North Carolina, Department of Plant Pathology, North Carolina State University, Campus. Himphies E. C. (1960), Kintine.inhibinited. root formation. On leaf of detached leaves of rulgaris (dwarp bean), Physicial plant,13, pp. 654 - 663. Horst R.K. (1990), Handbook of plant cell culture, Vol5, New York, pp. 215 - 217. Hui C. H., Q. Cronk, C. N. Wang. (2009), Inheritance and molecular genetics of floral symmetry in Darwin’s gloxinia peloria (Sinningia speciosa), Mechanisms of development, I26, pp. 251. Huiying H., L. Qingying. (2003), The propagation of Sinningia speciosa, Journal of Agricultural and Biological Science, 22(1), pp. 35-49 Ioja-Boldura F., S. Ciulca. (2013), Assessment of “in vitro” propagation potential for some gloxinia (Sinningia speciosa) genotypes, Journal of Horticulture, Forestry and Biotechnology, 17(3), pp. 7- 11. Jie L. Y. (2004), Establishment of tissue culture system of Sinningia speciosa and cymbidium grandiflorium and pilot study on cycd2 gene transformation to cymbidium grandiflorium, Master's thesis, Sichuan Agricultural University. Jiliang P., W. Lilin, X. Taihe, Z. Dan, Y. Hong. (2012), High-frequency Floral Bud Regeneration from Petal Segment Cultures of Sinningia speciosa Hiern, Chinese Journal of Cell Biology , 34(3), pp. 279 - 285. John T. M., C.M. Tucker, C.M. Tompkins. (1944), A disease of gloxinia caused by phytophthora cryptogea, Journal of agricultural research, Washington D.C, 68 (11), pp. 405-413. John M. D., F. W. Harold. (1999), Floriculture. Principles and species, pp. 79 - 89. Kannan S. (2010), Foliar fertilization for sustainable Crop production, Sustainable Agriculture reviews, 1, Genetic Engineering, Biofertilization, Soil quality and Organic Farming, 4, pp. 371-402. Kessler J. R. (1999), Gloxinia, Commercial green house production. Auburn University. Online available at: Khan N. A. (1996), Effect of gibberellic acid on carbonic anhydrase, photosynthesis, growth and yield of mustard, Biologia Plantarum, 38, pp. 145-147. Kurosawa E. (1926), Experimental studies on the secretion of Fusarium heterosporum on rice plant, Trans. Nat. Hist. Soc. Formosa, 16, pp. 213. Kvist L. P., and L. E. Skog. (1993), The genus Columnea (Gesneriaceae) in Ecuador, Allertonia , 6, pp. 327-400. Laneri U., R. Franconi, P. Altavista. (1990), Somatic mutagenesis of Gerbera jamesonii hybro: irradiation and in vitro culture, Acta Horticulturae, 280, pp. 395-402. Lecoufle M. (1981), Orchidées extiques, La Maison Rustique, Paris, pp. 215-217. Lehman P. S. (1991), A disease of gloxinia caused by foliar nematodes. Nematology circular , pp.195. Lester G. E., J. L. Jifon, D. J. Makus. (2006), Supplemental foliar potassium applications with or without a surfactant can enhance netted muskmelon quality, Hort Sci, 4, pp. 741-744. Li X., H. Bian, D. Song, S. Ma, N. Han, J. Wang and M. Zhu. (2013), Flowering time control in ornamental gloxinia (Sinningia speciosa) by manipulation of miR159 expression, Annals of Botany, 111 (5), pp. 791-799 Lia M., O. Sicora, C. Chis, M. Caprar, G. Hranean, C. Sicora. (2009), In vitro multiplication and acclimatization at Sinningia hybrid, Annals of RSCB, 14 (2), pp. 289-291. Liu W. C., and H. R. Carns. (1961), Isolation of abscisin, an abscission accelerating subtance. Science ,134, pp. 384. Loddiges C., and Sons. (1817), Gloxinia speciosa, Botanical Cabinet 1, 28. Mamaril J. C., A. M. Lopez. (1996), Effect of growth hormone extracts from coconut water on the growth of reflasked dendrobium protocorms, Philippines-Journal-of-Crop-Science, tr. 21-30. Mamaril J. C., A. M. Lopez. (1997), Comparative effect of coconut water growth hormone extracts on the growth of reflasked Vanda, Phalaenopsis (grandiflora) and Dendrobium protocorms, Philippine journal of coconut studies, 23. Mantell S. H., J. A. Mathews, and R. A. McKee. (1985), Principles of Plant Biotechnology, Blackwell Scientific Publications, Oxford. Martín M., R., E. Villanueva-Couob, V. Uicab-Quijano, A. Larque-Saavedra. (2003), Positive effect of salicylic acid on the flowering of gloxinia, In; Proceedings 31st Annual Meeting, August 3-6, 2003, Plant Growth Regulation Society of America, Vancouver, Canada, pp 149 - 151. Mathieu P., A. Chautems, R. Spichiger, G. Kite, and V. Savolainen. (2003), Systematics and evolution of tribe sinningieae (Gesneriaceae): Evidence from phylogenetic analyses of six plastid DNA regions and nclear NCPGS, American journal of Botany, 90 (3), pp. 445-460. Morard P., and M. Henry. (1998), Optimization of the mineral composition of in vitro culture medium, Journal. Plant Nutr, 21, pp. 1565-1576. Murashige T. and F. Skoog. (1962), A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco cultures, Physiol. Plant, 15, pp. 473-497. Murashige T. (1974), Plant propagation through tissue culture, Annu. Rev. Plant Phys, 25, pp. 135-166. Naz S., A. Ali, F. A. Siddiqui, J. Iqbal. (2001), In vitro propagation of gloxinia (sinningia speciosa), Pakistan Journal of Botany, 33, pp. 125-129. Navarro L., R. Bari, P. Achard, P. Lison, A. Nemri, N.P. Harberd, J.D. Jones. (2008), DELLAs control plant immune responses by modulating the balance of jasmonic acid and salicylic acid signaling, Curr Biol, 18, pp. 650-655. Nhut D.T., J.A Teixeirada silva, and C.R.Aswth. (2003), The importance of the explant on regeneration in thin cell layer technology, In vitro cell. Dev. Biol. Plant, 39, pp. 266 - 276. Nhut D. T., N. A. Nguyet, H. T. Phuc, N. P. Huy, P. N. Uyen, T. K. Vi, N. T. Hai, N. V. Binh and N. Q. Thien. (2005), Primary designs of tube-shaped nylon film culture system in shoot regeneration of Sinningia spp. Leaf explants, Proceedings of international Workshop on Biotechnology in Agriculture, Nong lam university Ho Chi Minh City, pp. 131-133. Nhut D. T., N. T. Don, N. H. Vu, N. Q. Thien, D. T. T. Thuy, N. D. Jaime, A. Teixeira da Silva. (2005), Advanced technology in micropropagation of some important plants, Floriculture, Ornamental and plant Biotechnology, Volume II, Global science books, UK, pp. 333. Niedz R. P., and T. J. Evens. (2007), Regulation of plant tissue growth by mineral nutrition, In Vitro Cell. Dev. Biol. Plant, 43, pp. 370-381. Ohira K., I. Makoto, K. Ojima. (1976), Thiamine requirements of various plant cells in suspension culture, Plant Cell Physiol, 17(3), pp. 583-590. Ohkuma K., J. L. Lyon, F. T. Addicott, O. E Smith. (1963), Abscisin II, an Abscission-Accelerating Substance from Young Cotton, Fruit. Science, 142 (3599), pp. 1592-1593. Okamoto T., O, Kitani, T. Torii. (2002), Robotic transplanting of orchid protocorm in mericlone culture, Journal of the Japanese Society of Agricultural Machinery, pp.103-110. Olmstead R. G., B. Bremer, K.Scott, and J. D. Palmer. (1993), A parsimony analysis of the Asteridae sensu lato based on rbcL sequences, Annals of the Missouri Botanical Garden, 80, pp. 700-722. Pavlova A., T. Michailova. (2009), Foliar fertilization-profitable technology, Laktofol - 20 years science and practice, Sofia, Bulgarian, pp 455 - 465. Pierik R. L. M. (1997), In vitro culture of higher plants, Dordrecht: Klower Acad, Publication, 312 pp. Pradera E. S., E. Fernandez, O. Calderin. (1942), Coconutbwater, a clinical and experimental study, Am. J. Dis Chil., 64, pp. 977 - 995. Prakash S., M. I. Hoque, T. Brinks. (2002), Culture media and containers. In: International Atomic Energy Agency (ed.): Low cost options for tissue culture technology in developing countries, Proceedings of a technical meeting, 26-30 August 2002, Vienna, Austria, 536 pp. Randy C. P., A. W. Engelhard. (1980a), Chemical control of myrothecium disease of gloxini, Proc. Fla. State Hort. Soc, 93, pp. 181-183. Randy C. P., A. W. Engelhard. (1980b), Crown and root rot of Gloxinia and other Gesneriads caused by phytophthora parasitica, Plant Disease, 64(5), pp. 487-490. Raviv M., R. Wallach, A. Silber, and A. Bar-Tal. (2002), Substrates and their analysis. D. Savvas and H. Passam (Eds), Hydroponic Production of Vegetables and Oranmentals, Empryo Publishcations, Athens Greece, pp. 25 -101. Rikken (2011), The global competitiveness of the kenyan flower industry, Prepared for the Fifth Video Conference on the Global Competitiveness of the Flower Industry in Eastern Africa, World Bank Group and Kenya Flower Council, 29pp. Robbins J. A. and M. R. Evans. (2004), Growing Media for Container Production in a Greenhouse or Nurseries. Part 1: Components and Mixes. Agriculture and Natural Resources, Division of Agriculture, University of Arkansas, Fayetteville, 4pp. Salvador E. D., K. Minami. (2008), Evaluation of different substrates on gloxinia (Sinningia speciosa lood. hiern.) growth, International Symposium on Growing Media Satter R. L and D. F. Wetherell. (1968), Photomorphogenesis in Sinningia speciosa, cv. Queen Victoria - II. Stem Elongation: Interaction of a Phytochrome Controlled Process and a Red-requiring, Energy Dependent Reaction, Plant Physiol, 43, pp. 961-967 Scaramuzzi F., G. Apollonio and S. D’Emerico. (1999), Adventitious shoot regeneration from Sinningia speciosa leaf discs in vitro and stability of ploidy level in subcultures, In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant, Springer Berlin/Heidelberg, 35 (3), pp. 217-221. Shagufta N., Ali. A, Siddqui. F. A and J. Iqbal. (2001), In vitro propagation of Gloxinia (Sinningia speciosa). Pak. J. Bot, 33, pp. 575-579. Sharma S., M. Sharma. (2013), Improved protocol for in vitro propagation of gloxinia (Sinningia sp.), Journal of Cell and Tissue Research, 13(1), pp. 3545-3548. Siddiqui F. A., S. Naz, J. Iqbal. (1993), In vitro propagation of Carnation. Advances in plant tisue culture Pakistan, pp. 43-47. Silva A.B., M. Pasqual, A. L. R. Maciel, and L. F. Dutra. (2003), BAP and substrates on gloxinia (Sinningia speciosa Lood. Hiern.) Plantlets from tissue culture acclimatization, Ciênc. Agrotec, 27(n.2), pp. 255-260. Skoog F. (1955), Growth factors, polarity and morphogenesis, Ann. Biol., 31, pp. 201-213. Skoog F., and C.O. Miller. (1957), Chemical regulation of growth and organ formation plant tissue cultured in vitro, Symp. Soc. London, 114, pp. 317-339. Smith J. F. (1994), Systematics of Columnea section Pentadenia and section Stygnanthe (Gesneriaceae). Systematic Botany Monographs , 44, pp. 1-89. Smith J. F., J. C. Wolfram, K. D. Brown, C. L. Carroll, and D. S. Denton. (1997), Tribal relationships in the Gesneriaceae: evidence from DNA sequences of the chloroplast gene ndhF, Annals of the Missouri Botanical Garden, 84, pp. 50-66. Smith J. F., L. C. Hileman, M. P. Powell, D. A. Baum. (2004), Evolution of GCYC, a Gesneriaceae homolog of CYCLOIDEA, within Gesneriodeae (Gesneriaceae), Molecular Phylogenetics and Evolution, 31, pp. 765– 779. Sudhagar S. M. C., and M. Phil. (2013), Production and maketing of cut flower (Rose and Gerbera) in Hosur Taluk, International Journal of Business and Management Invention, 2 (5), pp. 15-25. Tamaki V., and H. Mercier. (2007), Cytokinins and auxin communicate nitrogen availability as long-distancesignalmolecules in pineapple, Journal of Plant Physiology, 164(11), pp. 1543-1547. Teresa C. U., E. H. Fajerska, and Adam Świderski. (2007), Effect of Light Wavelength on In Vitro Organogenesis of a Cattleya hybrid, Acta Biologica Cracoviensia Series Botanica, 49(1), pp. 113-118. Thorpe T.A. (2006), Plant Cell Culture Protocols, Second Edition Edited by: V. M. Loyola-Vargas and F. Vázquez-Flota © Humana Press Inc., Totowa, New Jersey. Torres K. C. (1989), Editor, Tissue culture techniques for horticultural crops, New York, London, Chapman and Hall. Tulecke W., L. H. Weinstein, A. Rutner, and H. J. Laurencot. (1961), The biochemical composion of coconut water (coconut milk) as related to its use in plant tissue culture. Contributions, Boyce Thompson Institute of Plant Research, 21, pp. 115-128. Verdan M. H., A. C. Cervi, F. R. Campos, A. Barison, M. E. A. Stefanello. (2009), Anthraquinones and ethylcyclohexane derivatives from Sinningia speciosa ‘‘Fyfiana’’, Biochemical Systematics and Ecology, 37, pp. 40-42. Vince-Pure D. (1994), Photomorphogenesis and plant development. In: Lumsden PJ, Nicholas JR and Davies WJ [eds.], Physiology, growth and development of plants in culture, 19-30, Kluwer Academic Publishers, Dordrecht. Vinterhalter D., B. S. Vinterhalter. (1997), Micropropagation of Dracaena sp, In: Bajaj YPS (ed.) Biotechnology in agriculture and forestry 40, High-tech. and Micropropagation VI, Berlin, Heidelberg, Springer, pp. 131- 146. Weinbaum S. (1988), Foliar nutrition of fruit trees, In: P.M. Neumann (ed.), Plant growth and leaf-applied chemicals, Boca Raton Florida, pp. 81-100. Went F . W. (1928), Wuchsstoff und Wachstum. Rec. Trav. Bot. Neerl, 25, pp. 1 - 116. Wentsai W., P. Kaiyu, L. Zhenyu, A. L. Weitzman, and L. E. Skog. (1998), Gesneriaceae, In W. Zheng-yi and P. H. Raven (co-chairs, Editorial Committee), Flora of China, Science Press, Beijing, China, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis, Missouri, USA, 18, pp. 244 - 401. White P. R. (1943), Nutrient deficiency studies and improved inorganic nutrients for cultivation of excised tomato roots, Growth, 7, pp. 53 - 65. Wiehler H. (1983), A synopsis of the neotropical Gesneriaceae. Selbyana, 6, pp. 1-219. Williams R. R. (1991), Factors determining mineral uptake in vitro, Acta Hort., 289, pp. 165-169. Xu Q., L. Zhe Hu, C. Y. Li, X. Y. Wang, C. Y. Wang. (2009), Tissue culture of Sinningia speciosa and analysis of the in vitro-generated tricussate whorled phyllotaxis (twp) variant. In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant, 45(5), pp. 583-590. Yabuta T., Y. Sumiki. (1938). On the crystal of gibberellin, a substance to promote plant growth, Journal Agricultural Chemical Japan, 14, pp. 1526. Yildiz M. (2012), The Prerequisite of the Success in Plant Tissue Culture: High Frequency Shoot Regeneration In Recent Advances in Plant in vitro Culture, in the book "Recent Advances in Plant in vitro Culture", edited by Annarita Leva and Laura M. R. Rinaldi, ISBN 978-953-51-0787-3. Zaitlin D., Pierce AJ. (2010), Nuclear DNA Content in Sinningia (Gesneriaceae); intraspecific genome size variation and genome characterization in S. speciosa, Genome, 53, pp. 1066 - 1082. Trang thông tin điện tử Công ty công nghệ sinh học Sài Gòn xanh (2014), Đất sạch dinh dưỡng Tribat, Online ngày 1 tháng 9 năm 2014 trên website:
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ky_thuat_nhan_giong_in_vitro_va_trong_cay.doc