Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh có tính thời sự trong lĩnh vực y học cũng như trong chuyên ngành thần kinh. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi lao động, hậu quả làm giảm, mất khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều tới kinh tế xã hội. Theo ước tính thì nền kinh tế Mỹ mỗi năm phải chi trả từ 25 đến 100 tỷ đô la cho thiệt hại do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, trong đó 75% chi trả cho 5% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn [1]. Nền kinh tế Phần Lan cũng thiệt hại 100 tỷ đô la/năm cho giảm năng suất lao động do bệnh gây ra [2]. Theo nghiên cứu của Wenig C.M. và cộng sự (2009) thì tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở Cộng hòa Liên bang Đức tại một thời điểm xấp xỉ 30-40%, tỷ lệ mắc một năm khoảng 70-80% và tỷ lệ mắc trong suốt cuộc đời lên đến trên 80%, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 1.322 euro mỗi năm [3].

Quá trình thoái hóa có liên quan chặt chẽ với chức năng chịu áp lực trọng tải của cột sống và phương thức nuôi dưỡng đĩa đệm. Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm được xác định là do thoái hóa và chấn thương, trong đó cơ chế thoái hóa là cơ sở nền tảng và đóng vai trò chính. Trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hóa các tác động cơ học bên ngoài như chấn thương, vi chấn thương, áp lực trọng tải của cơ thể, các vận động bất thường của cột sống là yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh.

Do đặc điểm nuôi dưỡng của đĩa đệm thông qua thẩm thấu là chính nên sự hoàn thiện của các mạch máu nuôi dưỡng cột sống có vai trò rất lớn tới quá trình thoát vị đĩa đệm. Quá trình vữa xơ của những động mạch này rất có ý nghĩa trong cơ chế bệnh sinh thoát vị đĩa đệm [4]. Vì vậy vấn đề được đặt ra là liệu các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch có ảnh hưởng ở chừng mực nào tới mức độ phơi nhiễm cũng như lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và khả năng dự phòng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông qua ngăn ngừa, điều trị có hiệu quả các yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch có ý nghĩa như thế nào trong thực tế.

 

doc 162 trang dienloan 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Luận án Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=======
ĐỖ THỊ LỆ THÚY
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA 
LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI YẾU TỐ 
NGUY CƠ CỦA VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN 
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
=======
ĐỖ THỊ LỆ THÚY
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA 
LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI YẾU TỐ 
NGUY CƠ CỦA VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN 
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Chuyên ngành	: Khoa học Thần kinh
Mã số	: 9720159
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Chương 
TS. Nguyễn Liên Hương
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Lệ Thúy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng đào tạo sau đại học, và các phòng, khoa, ban liên quan.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Chương, TS. Nguyễn Liên Hương những người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án với tất cả nhiệt tình và tâm huyết.
 Xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án các cấp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện bản luận án.
Xin cảm ơn Đảng ủy - Ban giám đốc Bệnh viện 19-8 Bộ công an, các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên khoa Nội Thần kinh, Khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện 19-8 đã luôn giúp đỡ tôi thực hiện luận án này. 
Cuối cùng tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bố, mẹ, anh chị em, chồng, con và bạn bè luôn động viên chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. 
Tác giả
 Đỗ Thị Lệ Thúy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
ADA
: American Diabetes Assocition 
 (Hiệp hội đái tháo đường Mỹ)
ATP III
: Adult Tresment Panal III (bảng điều trị cho người lớn)
BMI
: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BN
: Bệnh nhân
CHT
: Cộng hưởng từ
CS
: Cộng sự
CSTL
: Cột sống thắt lưng
ĐM:
: Động mạch
ĐS
: Đốt sống
ĐTĐ:
: Đái tháo đường
HDL-C
: High Densitive Lipoprotein-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao)
LĐ
: Lao động
LDL-C
: Low Densitive Lipoprotein-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp)
MRI
: Magnetic Resonace Imaging (Cộng hưởng từ)
MSU
: Michigan State University (Đại học Michigan)
NCEP
: National cholesterol education progrem 
 (Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia)
OR
: Odds Ratio (Tỷ số chênh)
RLCH
: Rối loạn chuyển hóa
THA
: Tăng huyết áp
TP
: Toàn phần
TVĐĐ
: Thoát vị đĩa đệm
VXĐM
: Vữa xơ động mạch
WHO
: Worl Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
YTNC
: Yếu tố nguy cơ
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1. 	Biểu hiện lâm sàng tổn thương rễ thần kinh của đám rối thần kinh thắt lưng - cùng	38
2.2. 	Lượng giá điểm lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng	39
2.3. 	Phân loại BMI của WHO (2000) cho người châu Á	43
2.4. 	Phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam	44
2.5. 	Đánh giá các rối loạn nồng độ lipid máu theo NCEP - ATP III	45
3.1. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính	49
3.2. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian bị bệnh	50
3.3. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cách khởi phát và hoàn cảnh xuất hiện bệnh	51
3.4. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các triệu chứng lâm sàng	52
3.5. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thể thoát vị đĩa đệm trên phim chụp cộng hưởng từ	55
3.6. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng và đĩa đệm trên phim chụp cộng hưởng từ	56
3.7. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự phù hợp hợp giữa lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ	56
3.8. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI	57
3.9. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kết quả xét nghiệm nồng độ lipid máu	58
3.10. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ các yếu tố nguy cơ	59
3.11. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ phối hợp các yếu tố nguy cơ	59
3.12. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và nghề nghiệp	60
Bảng
Tên bảng
Trang
3.13. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức nồng độ Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglycerid và nghề nghiệp	61
3.14. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và thời gian bị bệnh	62
3.15. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và mức độ bệnh trên lâm sàng	63
3.16. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và mức độ bệnh trên lâm sàng	64
3.17. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và vị trí thoát vị đĩa đệm	65
3.18. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và vị trí thoát vị đĩa đệm	66
3.19. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và số tầng thoát vị đĩa đệm	67
3.20. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và số tầng thoát vị đĩa đệm	68
3.21. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và thể thoát vị đĩa đệm	69
3.22. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và thể thoát vị đĩa đệm	70
3.23. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và mức độ hẹp ống sống	71
3.24. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và mức độ hẹp ống sống	72
Bảng
Tên bảng
Trang
3.25. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố nguy cơ và hình ảnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm trên phim cộng hưởng từ	73
3.26. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sự kết hợp các yếu tố nguy cơ và hình ảnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm trên phim cộng hưởng từ	74
3.27. 	Hồi quy logistic đơn biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với mức độ bệnh trên lâm sàng	75
3.28. 	Hồi quy logistic đa biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với mức độ bệnh trên lâm sàng	76
3.29. 	Hồi quy logistic đơn biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với số tầng thoát vị đĩa đệm	77
3.30. 	Hồi quy logistic đa biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với số tầng thoát vị đĩa đệm	78
3.31. 	Hồi quy logistic đơn biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với mức độ hẹp ống sống	79
3.32. 	Hồi quy logistic đa biến mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với mức độ hẹp ống sống	80
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	A) Đĩa đệm bình thường trên ảnh T2W B) Thoái hóa đĩa đệm L4-L5: Giảm tín hiệu và giảm chiều cao đĩa đệm trên ảnh T2W	10
1.2. 	a) Lồi đĩa đệm L4-L5 và thoát vị đĩa đệm L5-S1 trên ảnh T2W cắt dọc b) Lồi đĩa đệm L4-L5 trên ảnh T2W cắt ngang	11
1.3. 	Thoát vị đĩa đệm L2-L3, L3-L4, L4-L5 ra trước trên ảnh T1W và T2W cắt dọc	11
1.4. 	A) Thoát vị đĩa đệm L3-L4 vào lỗ ghép bên phải trên ảnh T2W cắt ngang B) Thoát vị Schmorl vào mặt trên thân đốt sống L4 trên ảnh T2W đứng dọc	12
1.5.	 Các thể thoát vị đĩa đệm	13
1.6. 	A) Cột sống thắt lưng bình thường B) Cột sống thắt lưng thoái hóa: Giảm đường cong sinh lý, giảm chiều cao thân đốt sống L3, L4 và mỏ xương phía trước thân đốt sống L4	14
1.7. 	Thoái hóa Modic II: Tăng tín hiệu thân đốt sống L5, S1 trên ảnh T1W và T2W	15
1.8.	A) Ống sống thắt lưng bình thường trên ảnh T2W cắt ngang B) Hẹp nặng ống sống thắt lưng trên ảnh T2W cắt ngang	16
1.9. 	Hẹp ống sống ở L4-L5 do thoát vị đĩa đệm L4-L5 trên ảnh T2W đứng dọc	16
1.10. 	Hình ảnh dây chằng cột sống	17
1.11. 	Phân bố thần kinh đĩa đệm	18
1.12.	Mạch máu nuôi dưỡng cột sống thắt lưng - cấp máu theo nguyên lý phân đoạn	19
Hình
Tên hình
Trang
1.13.	a) Động mạch thắt lưng và động mạch xương cùng bình thường b) Tắc động mạch thắt lưng số 4 và hẹp động mạch thắt lưng số 2, 3 bên phải	20
1.14. 	Nuôi dưỡng đĩa đệm thông qua phương thức khuếch tán	21
1.15. 	A) Hình ảnh đại thể ở đĩa đệm người trẻ B) Hình ảnh đại thể ở đĩa đệm người già	24
2.1. 	Phân loại thoát vị đĩa đệm theo kích thước	41
2.2. 	Phân loại thoát vị đĩa đệm theo vị trí	41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp	50
3.2. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí tổn thương rễ thần kinh trên lâm sàng	53
3.3. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ bệnh trên lâm sàng	53
3.4. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí đĩa đệm thoát vị trên phim chụp cộng hưởng từ	54
3.5. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số tầng đĩa đệm thoát vị trên phim chụp cộng hưởng từ	54
3.6.	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ hẹp ống sống trên phim chụp cộng hưởng từ	55
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh có tính thời sự trong lĩnh vực y học cũng như trong chuyên ngành thần kinh. Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi lao động, hậu quả làm giảm, mất khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều tới kinh tế xã hội. Theo ước tính thì nền kinh tế Mỹ mỗi năm phải chi trả từ 25 đến 100 tỷ đô la cho thiệt hại do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, trong đó 75% chi trả cho 5% bệnh nhân tàn phế vĩnh viễn [1]. Nền kinh tế Phần Lan cũng thiệt hại 100 tỷ đô la/năm cho giảm năng suất lao động do bệnh gây ra [2]. Theo nghiên cứu của Wenig C.M. và cộng sự (2009) thì tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở Cộng hòa Liên bang Đức tại một thời điểm xấp xỉ 30-40%, tỷ lệ mắc một năm khoảng 70-80% và tỷ lệ mắc trong suốt cuộc đời lên đến trên 80%, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là 1.322 euro mỗi năm [3]. 
Quá trình thoái hóa có liên quan chặt chẽ với chức năng chịu áp lực trọng tải của cột sống và phương thức nuôi dưỡng đĩa đệm. Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm được xác định là do thoái hóa và chấn thương, trong đó cơ chế thoái hóa là cơ sở nền tảng và đóng vai trò chính. Trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hóa các tác động cơ học bên ngoài như chấn thương, vi chấn thương, áp lực trọng tải của cơ thể, các vận động bất thường của cột sống là yếu tố thuận lợi để phát sinh bệnh. 
Do đặc điểm nuôi dưỡng của đĩa đệm thông qua thẩm thấu là chính nên sự hoàn thiện của các mạch máu nuôi dưỡng cột sống có vai trò rất lớn tới quá trình thoát vị đĩa đệm. Quá trình vữa xơ của những động mạch này rất có ý nghĩa trong cơ chế bệnh sinh thoát vị đĩa đệm [4]. Vì vậy vấn đề được đặt ra là liệu các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch có ảnh hưởng ở chừng mực nào tới mức độ phơi nhiễm cũng như lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và khả năng dự phòng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông qua ngăn ngừa, điều trị có hiệu quả các yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch có ý nghĩa như thế nào trong thực tế. 
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu Mỹ cũng như nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến vai trò của cholesterol và triglycerid trong bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Những bệnh nhân có tăng nồng độ lipid máu thường có lâm sàng nặng nề hơn các bệnh nhân có nồng độ lipid bình thường [5], [6]. Như vậy, còn các yếu tố nguy cơ khác như: Tuổi, giới tính, chỉ số BMI, chỉ số huyết áp, nồng độ glucose máu... ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng lâm sàng cũng như hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng? điều này vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tương đối cao. Theo kết quả thống kê cơ cấu bệnh tật trong 10 năm (2004-2013) của Nguyễn Văn Chương và cộng sự thì bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất (30,69%) trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Quân y 103 [7]. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cũng như các nghiên cứu sự liên quan rối loạn chuyển hóa lipid máu trong các bệnh tim mạch, nội tiết Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu sự liên quan của rối loạn chuyển hóa lipid máu cũng như các yếu tố nguy cơ khác của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Chính vì lý do đó đề tài được thực hiện với tên đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng” nhằm 2 mục tiêu sau:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ, xác định chỉ số BMI, chỉ số huyết áp, nồng độ glucose, nồng độ cholesterol và nồng độ triglycerid ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Đánh giá mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với một số yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) cột sống thắt lưng (CSTL) là nguyên nhân gây đau lưng và thường kèm theo đau chân làm hạn chế vận động, bệnh có thể gây hậu quả tàn phế suốt cuộc đời, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỷ lệ đau CSTL trong suốt cuộc đời của người dân Mỹ khá cao, dự báo từ 54% đến 80% [8] và 1/3 dân số trưởng thành của nước này mắc TVĐĐ cột sống, trong đó 2/3 là TVĐĐ CSTL [9]. Chi phí cho điều trị TVĐĐ CSTL ở Mỹ chỉ xếp sau bệnh ung thư và tim mạch [10]. Theo kết quả nghiên cứu của Rubin. D.I. (2007) có 15-20% số người trưởng thành bị đau CSTL và trong đó có tới 50-80% ít nhất một lần đau CSTL do các bệnh lý liên quan đến TVĐĐ CSTL [11]. 
TVĐĐ CSTL có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, là nguyên nhân khiến người bệnh phải nhập viện. Nghiên cứu của Ma D. và cộng sự (CS) (2013) cho thấy tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL tăng theo tuổi, nhưng sau tuổi 80 thì tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL giảm, đặc biệt giảm mạnh ở giới nữ [12]. Nghiên cứu của Kim D.K. và CS (2011) tỷ lệ mắc bệnh TVĐĐ CSTL ở thiếu niên Hàn Quốc là 0,6% [13]. Một nghiên cứu theo dõi 12.058 trẻ em Phần lan từ lúc sinh ra, cho kết quả: Số bệnh nhi TVĐĐ phải nhập viện chiếm tỷ lệ 0,1% - 0,2% và đến năm 28 tuổi có 9,5% số trẻ được theo dõi phải nhập viện điều trị TVĐĐ CSTL [2].
TVĐĐ có thể xảy ra ở bất kỳ đĩa đệm nào trong cột sống, nhưng hay gặp TVĐĐ CSTL, tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL cao gấp 15 lần TVĐĐ cột sống cổ [1]. Nghiên cứu của Vialle L.R. và CS (2010) cho thấy tỷ lệ TVĐĐ CSTL tại Brazil khoảng 2-3% [14]. Theo Mostofi K. và CS (2015) tỷ lệ mắc TVĐĐ CSTL hằng năm ở Pháp ước tính khoảng 100.000 ca, trong đó phẫu thuật TVĐĐ CSTL chiếm tỷ lệ 25%-30% các trường hợp phẫu thuật thần kinh [15].
Nghiên cứu của Suk K.S. và CS (2001) thì tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật TVĐĐ chiếm tới 32,1 % trên các bệnh nhân đã từng được điều trị bằng phẫu thuật về bệnh lý cột sống và chi phí cho phẫu thuật TVĐĐ khá cao, khoảng 15.000 USD/ca phẫu thuật [16]. 
Theo Gardocki R.J. và CS (2013) không có sự khác biệt về bệnh TVĐĐ CSTL giữa các chủng tộc nhưng có liên quan đến trình độ học vấn, và cho rằng TVĐĐ CSTL xảy ra ở lứa tuổi dưới 21 có liên quan đến yếu tố gia đình [1]. Battié M. C. và CS (2006) khi nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và gen của bệnh TVĐĐ đã chỉ ra rằng tuổi và yếu tố di truyề ... rant-Zawadzki M. N., Obuchowski N., et al. (1994). Magnetic resonance imaging of the lumbar spine in people without back pain. New England Journal of Medicine, 331(2): 69-73.
Greenberg J. O., Schnell R. G. (1991). Magnetic resonance imaging of the lumbar spine in asymptomatic adults. Cooperative study-American society of neuroimaging. Journal of Neuroimaging, 1(1): 2-7.
Trần Trung (2006). Nghiên cứu hình ảnh cộng hưởng từ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tạp chí Y học thực hành, 12: 70-72.
Mitra D., Cassar-Pullicino V. N., McCall I. W. (2004). Longitudinal study of vertebral type-1 end-plate changes on MR of the lumbar spine. European radiology, 14(9): 1574-1581.
Albert H. B., Manniche C. (2007). Modic changes following lumbar disc herniation. European Spine Journal, 16(7): 977-982.
Karchevsky M., Schweitzer M. E., Carrino J. A., et al. (2005). Reactive endplate marrow changes: a systematic morphologic and epidemiologic evaluation. Skeletal radiol, 34(3): 125-129. 
Kjaer P., Leboeuf-Yde C., Sorensen J. S., et al. (2005). An epidemiologic study of MRI and low back pain in 13-year-old children. Spine, 30(7): 798-806.
Takatalo J., Karppinen J., Niinimaki J., et al. (2009). Prevalence of degenerative imaging findings in lumbar magnetic resonance imaging among young adults. Spine, 34(16): 1716-1721.
Urrutia J., Zamora T., Prada C. (2016). The prevalence of degenerative or incidental findings in the lumbar spine of pediatric patients: a study using magnetic resonance imaging as a screening tool. European Spine Journal, 25(2): 596-601. 
Zhang Y. H., Zhao C. Q., Jiang L. S., et al. (2008). Modic changes: a systematic review of the literature. European Spine Journal, 17(10): 1289-1299. 
Teichtahl A.J., Urquhart D.M., Wang Y., et al. (2016). Modic changes in the lumbar spine and their association with body composition, fat distribution and intervertebral disc height - a 3.0 T-MRI study. BioMed Central Musculoskelet disorders, 17(1): 92. 
Borenstein D. G., O'Mara J. W., Boden S. D. et al. (2001). The value of magnetic resonance imaging of the lumbar spine to predict low-back pain in asymptomatic subjects: A seven-year follow-up study. The Journal of Bone and Joint surgery, 83(9): 1306-1311.
van Rijn J. C., Klemetso N., Reitsma J. B., et al. (2006). Symptomatic and asymptomatic abnormalities in patients with lumbosacral radicular syndrome: Clinical examination compared with MRI. Clinical neurology and Neurosurgery, 108(6): 553-557.
Janardhana A. P., Rajagopal S. R., Kamath A. (2010). Correlation between clinical features and magnetic resonance imaging findings in lumbar disc prolapse. Indian Journal of Orthopaedics, 44(3): 263.
Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Hải Thủy (2014). Yếu tố liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid ở phụ nữ trên 45 tuổi tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Nội khoa, 12: 32-47.
Bryla M., Maciak-Andrzejewska A., Maniecka-Bryla I. (2013). Job-dependent prevalence of selected risk factors for cardiovascular diseases in the prevention program participants. Medycyna pracy, 64(3): 307-315.
Alavi S. S., Makarem J., Mehrdad R., et al. (2015). Metabolic syndrome: a common problem among office workers. The International Journal of Occupational and Environmental medicine, 6(1): 34-40.
Knutsson B., Mukka S., Wahlstrom J., et al. (2017). The association between tobacco smoking and surgical intervention for lumbar spinal stenosis cohort study of 331,941 workers. The Spine Journal, 18(8): 1313-1317.
Leino-Arjas P., Kaila-Kangas L., Solovieva S. (2006). Serum lipids and low back pain: an association? A follow-up study of a working population sample. Spine, 31(9): 1032-1037. 
Keser N., Celikoglu E., Is M., et al. (2017). Is there a relationship between blood lipids and lumbar disc herniation in young turkish adults. Archives of Medical sciences atheroscler diseases, 2(1): e24–e28.
Sakellaridis N. (2006). The influence of diabetes mellitus on lumbar intervertebral disk herniation. Surgical neurology, 66(2): 152-154. 
Sakellaridis N., Androulis A. (2008). Influence of diabetes mellitus on cervical intervertebral disc herniation. Clinical neurology and Neurosurgery, 110(8): 810-812.
Ibrahim M., Arockiaraj J., Amritanand R., et al. (2015). Recurrent lumbar disc herniation: Results of revision surgery and assessment of factors that may affect the outcome. A Non-Concurrent prospective study. Asian Spine Journal, 9(5): 728-736.
Koerner J. D., Glaser J., Radcliff K. (2015). Which variables are associated with patient-reported outcomes after discectomy? Review of sport disc herniation studies. Clinical orthopaedics and Related research, 473(6): 2000-2006.
Ha I. H., Lee J., Kim M., et al. (2014). The association between the history of cardiovascular diseases and chronic low back pain in South Koreans: a cross-sectional study. Public Library of Science, 9(4): 1-8. 
Huang W., Han Z., Liu J., et al. (2016). Risk factors for recurrent lumbar disc herniation: A systematic review and meta-analysis. Medicine, 95(2): 1-10.
Wahlstrom J., Burstrom L., Nilsson T. (2012). Risk factors for hospitalization due to lumbar disc disease. Spine, 37(15): 1334-1339. 
American Academy of Orthopaedic Surgeons, Sarwark J. F., American Academy of Pediatrics (2010). Essentials of musculoskeletal care, 4th ed. Rosemount III: American academy of orthopaedic surgeons. 
Meredith D. S., Huang R. C., Nguyen J., et al. (2010). Obesity increases the risk of recurrent herniated nucleus pulposus after lumbar microdiscectomy. Spine, 10(7): 575-580. 
Morningstar M. W., Strauchman M. N. (2011). Changes in chronic low back pain and cardiovascular risk factors using a homeopathic human chorionic gonadotropin–based weight loss program: a case report. Journal of Chiropractic medicine, 10(4): 322-326. 
Duruoz M. T., Turan Y., Gurgan A., et al. (2012). Evaluation of metabolic syndrome in patients with chronic low back pain. Rheumatology International, 32(3): 663-667. 
Shiri R., Karppinen J., Leino-Arjas P., et al. (2010). The association between smoking and low back pain: a meta-analysis. The American Journal of Medicine, 123(1): 87.e7 - 87.e35. 
Wu J., Yu B., He B., et al. (2017). Outcome Predictors of the transforaminal endoscopic spine system technique for single-level lumbar disc herniation. Journal of Neurological, 2193-6315.
Weinstein J.N., Tosteson T.D., Lurie J.D., et al. (2006). Surgical versus nonoperative treatment for lumbar disk herniation the Spine patient outcomes research trial: A randomized trial. Journal of the American Medical Association, 296(20): 2441-2450. 
Asadian L., Haddadi K., Aarabi M., et al. (2016). Diabetes mellitus, a new risk factor for lumbar spinal stenosis: a case–control study. Clinical Medicine Insights: Endocrinology and Diabetes, 9: 1-5. 
Nguyễn Thị Hoài Châu (2003). Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương của phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền tây. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 7(1): 126-129.
Fotakopoulos G., Makris D., Kotlia P. et al. (2018). Recurrence is associated with body mass index in patients undergoing a single-level lumbar disc herniation surgery. Journal of clinical medicine research, 10(6): 486. 
Hangai M., Kaneoka K., Kuno S., et al. (2008). Factors associated with lumbar intervertebral disc degeneration in the elderly. The Spine Journal, 8(5): 732-740. 
Battie M. C., Videman T., Gill K., et al. (1991). Smoking and lumbar intervertebral disc degeneration: an MRI study of identical twins. Spine, 16(9): 1015-1021.
Gill C. S., Sandell L. J., El-Zawawy H. B., et al. (2006). Effects of cigarette smoking on early medial collateral ligament healing in a mouse model. Journal of Orthopaedic research, 24(12): 2141-2149.
Nemoto Y., Matsuzaki H., Tokuhasi Y. (2006). Histological changes in intervertebral discs after smoking and cessation: experimental study using a rat passive smoking model. Journal of Orthopaedic science, 11(2): 191-197. 
PHỤ LỤC 1
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
1. Họ tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: 
Địa chỉ:
Nghề nghiệp: 
Ngày vào viện: ngày ra: Mã HSBA:
2. L‎ý do vào viện:
3. Bệnh sử
Thời gian bị bệnh:
Cách khởi phát bệnh: * Từ từ * Đột ngột
Hoàn cảnh xuất hiện bệnh: * Tự nhiên * Sau yếu tố thuận lợi
Triệu chứng khởi phát:
Tính chất đau: 
 	* Đau âm ỉ. * Đau dữ dội 
* Đau liên tục * Đau từng đợt 
* Đau tăng khi vận động, nghỉ đỡ đau * Đau tăng ngay khi ngồi, đứng dậy
* Đau lan dọc đường đi thần kinh hông to
Vị trí đau: * Bên phải * Bên trái * Hai bên
4. Khám lúc vào
Các triệu chứng
Có ( vị trí, tính chất)
Không
Hội chứng cột sống thắt lưng
Đau CSTL hoặc đau cạnh CSTL
Hạn chế vận động CSTL
Co cứng khối cơ cạnh CSTL
Biến dạng CSTL
Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng-cùng
Dấu hiệu Lasègue
Dấu hiệu “Chuông bấm”
Điểm Valleix
Rối loạn cảm giác theo rễ 
Rối loạn phản xạ (gân gối, gân gót)
Rối loạn vận động (giảm sức cơ và trương lực cơ)
Teo cơ
Tổn thương rễ thần kinh trên lâm sàng: 
* Không *Rễ L1, L2 * Rễ L3, L4 * Rễ L5 * Rễ S1
Triệu chứng bệnh toàn thân:
 Mạch: nhịp/phút HA: mmHg
 Các bệnh nội khoa đang mắc: * Không * Có:
 Cân nặng: kg Chiều cao: cm Chỉ số BMI:
Mức độ nặng của bệnh rên lâm sàng (theo Nguyễn Văn Chương):
 * Nhẹ (1-6 điểm) * Nặng (13-18 điểm) 
* Vừa (7-12 điểm) * Rất nặng (19-25 điểm)
5. Tiền sử
Chấn thương CSTL: * Không * Có
TVĐĐ cổ: * Không * Có
Bệnh nội khoa: * Không * Có 
Hút thuốc lá: * Không * Có , Thời gian: Số lượng: điếu/ngày 
6. Xét nghiệm máu
Chỉ số
Glucose
Cholesterol toàn phần 
HDL-C
LDL-C
Triglycerid
Giá trị
7. Cộng hưởng từ CSTL
Vị trí TVĐĐ: * L1-L2 * L2-L3 * L3-L4 * L4-L5 * L5-S1
Số tầng TVĐĐ: * 1 tầng * 2 tầng * 3 tầng * 4 tầng * 5 tầng
Thể thoát vị: 
* Thoát vị trung tâm
* Thoát vị cạnh trung tâm (lệch phải) 
* Thoát vị cạnh trung tâm (lệch trái)
* Thoát vị vào thân đốt (thoát vị Schmorl)
* Thoát vị ra trước (lên trên hoặc xuống dưới)
* Thoát vị vào lỗ ghép
Mức độ thoát vị
* Phình đĩa đệm: 
* Thoát vị đĩa đệm:
Hẹp ống sống : * Độ I * Độ II * Độ III 
Giảm đường cong sinh lý CSTL: * Không * Có
Gai xương thân đốt sống thắt lưng * Không * Có
Giảm chiều cao thân đốt sống thắt lưng: * Không * Có
Thoái hóa Modic * Không * Có
Giảm tín hiệu và chiều cao đĩa đệm trên T2W: * Không * Có 
PHỤ LỤC 2
BỆNH ÁN MINH HỌA SỐ 1
Bệnh nhân: Dương Công Đ; Giới: nam; Tuổi: 52
Mã hồ sơ: 2563
Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện bệnh 6 tháng, tự nhiên xuất hiện đau thắt lưng âm ỉ, đau liên tục, đau kèm theo tê bì lan dọc xuống mặt trước đùi, mặt trước trong cẳng chân phải. Đau tăng khi vận động đi lại, khi ho, hắt hơi. Nằm nghỉ đỡ đau hơn. Đã tự điều trị thuốc giảm đau uống paracetamol, nhưng đỡ đau ít.
Khám hội chứng cột sống thắt lưng: Đau CSTL ở vị trí L3, L4; hạn chế vận động CSTL: Schober 12/10; khối cơ cạnh CSTL 2 bên bình thường; CSTL không biến dạng.
Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng - cùng: Dấu hiệu Lasègue (+) 60º chân phải; dấu hiệu Bấm chuông (+) chân phải; điểm đau Valleix (+) chân phải; phản xạ gân gối giảm chân phải; nghiệm pháp đứng mũi chân và gót chân bên phải và trái làm được bình thường; không teo cơ; không rối loạn cơ tròn.
Mạch: 70 ck/p; HA: 110/70 mmHg
Cân nặng 61 kg, chiều cao 164 cm (BMI: 22,6); mức độ bệnh: Nhẹ.
Tiền sử: Không có gì đặc biệt
Kết quả xét nghiệm nồng độ lipid máu và đường máu: 
Cholesterol tp: 4,42 mmol/l; HDL-C: 0,88 mmol/l; LDL-C: 2,3 mmol/l; TG: 1,66 mmo/l; Glucose: 5,2 mmol/l.
Kết quả chụp CHT cột sống thắt lưng: CSTL giảm độ cong sinh lý. Thoát vị đĩa đệm L3-L4 thể trung tâm lệch phải, chèn ép rễ thần kinh L3 và L4 cùng mức bên phải, hẹp ống sống độ I.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm L3-L4 trên ảnh T2W đứng dọc và thoát vị đĩa đệm L3-L4 thể trung tâm lệch phải, hẹp ống sống độ I trên ảnh T2W cắt ngang (mũi tên)
BỆNH ÁN MINH HỌA SỐ 2
Bệnh nhân: Nguyễn Việt A; Giới: nam; Tuổi: 35
Mã hồ sơ: 7082
Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện bệnh 2 tháng với triệu chứng tự nhiên đau thắt lưng âm ỉ, đau liên liên tục, đau kèm theo tê bì lan dọc xuống mặt sau ngoài đùi, cẳng chân hai bên. Đau tăng khi vận động đi lại, khi ho, hắt hơi. Nằm nghỉ đỡ đau hơn. 
Khám hội chứng cột sống thắt lưng: đau CSTL ở vị trí L5, S1; hạn chế vận động CSTL: Schober 12/10; Khối cơ cạnh CSTL 2 bên bình thường, CSTL không biến dạng.
Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng - cùng: Dấu hiệu Lasègue (+) 30º chân phải và trái; dấu hiệu Bấm chuông (+) chân phải và trái; điểm đau Valleix (+) chân phải và trái; giảm phản xạ gân gót cả 2 chân; nghiệm pháp đứng gót chân bên phải và trái không làm được; không teo cơ; không rối loạn cơ tròn.
Mạch: 76 ck/p; HA: 100/60 mmHg
Cân nặng 69 kg, chiều cao 166cm (BMI: 25,03); mức độ bệnh: Vừa.
Tiền sử: Không có gì đặc biệt.
Kết quả xét nghiệm nồng độ lipid máu và đường máu: 
Cholesterol tp: 4,91 mmol/l; HDL-C: 0,88 mmol/l; LDL-C: 3,41 mmol/l; TG: 3,56 mmo/l; Glucose: 4,5 mmol/l.
Kết quả chụp CHT cột sống thắt lưng: CSTL giảm độ cong sinh lý. Giảm tín hiệu và chiều cao đĩa đệm L5-S1. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 ra sau thể trung tâm, chèn ép rễ thần kinh S1 cùng mức, hẹp ống sống độ I.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm L5-S1 trên ảnh T2W đứng dọc và thoát vị đĩa đệm L5-S1 thể trung tâm, hẹp ống sống độ I trên ảnh T2W cắt ngang (mũi tên)
BỆNH ÁN MINH HỌA SỐ 3
Bệnh nhân: Trần Văn L; Giới: nam; Tuổi: 40
Mã hồ sơ: 2646
Triệu chứng lâm sàng: Biểu hiện bệnh 20 ngày nay sau khi bê vật nặng, đột ngột xuất hiện đau thắt lưng dữ dội, đau liên tục, tăng dần, đau kèm theo tê bì lan dọc xuống mặt sau và mặt ngoài đùi, cẳng chân trái. Đau tăng khi vận động đi lại, khi ho, hắt hơi. Nằm nghỉ đỡ đau hơn. Đã tự điều trị thuốc giảm đau Mobic tiêm nhưng không đỡ đau, hạn chế vận động đi lại.
Khám hội chứng cột sống thắt lưng: đau CSTL ở vị trí L4, L5, S1; hạn chế vận động CSTL: Schober 10/10; khối cơ cạnh CSTL bên trái trương lực mạnh; CSTL lệch trái.
Hội chứng rễ thần kinh thắt lưng - cùng: Dấu hiệu Lasègue (+) 15º chân trái; dấu hiệu Bấm chuông (+) chân trái; điểm đau Valleix (+) chân trái; phản xạ gân gót giảm chân trái; nghiệm pháp đứng mũi chân và gót chân cả chân phải và trái đều không làm được; không teo cơ; không rối loạn cơ tròn.
Mạch: 80 ck/p; HA: 110/70 mmHg
Cân nặng 75 kg, chiều cao 162 cm (BMI: 28,57); mức độ bệnh: Nặng.
Tiền sử: Hút thuốc lá 20 năm. Trung bình 7 điếu/ngày
Kết quả xét nghiệm nồng độ lipid máu và đường máu: 
Cholesterol tp: 6,71 mmol/l; HDL-C: 0,9 mmol/l; LDL-C: 4,6 mmol/l; TG: 3,66 mmo/l; Glucose: 6,2 mmol/l.
Kết quả chụp CHT cột sống thắt lưng: CSTL giảm độ cong sinh lý. Giảm tín hiệu đĩa đệm L4-L5 và L5-S1 trên T2W. Thoát vị đĩa đệm L4-L5 và L5-S1 thể trung tâm lệch trái, chèn ép rễ thần kinh L5 và S1 cùng mức bên trái, hẹp ống sống độ III.
Hình ảnh giảm tín hiệu đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm L4-L5, L5-S1 trên ảnh T2W đứng dọc và thoát vị đĩa đệm L5-S1 thể trung tâm lệch trái, hẹp ống sống độ III trên ảnh T2W cắt ngang (mũi tên)

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_moi_lien_quan_giua_lam_sang_hinh_anh_cong.doc
  • docTóm tắt LA tiêng Anh Bs Thúy 6-12-018 (2).doc
  • docTóm tắt LA Tiếng Việt Bs Thúy 6-12-2018 (2).doc
  • docxTRANG THÔNG TIN LUẠN ÁN Bs Thúy (2).docx