Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Các nghiên cứu trên thế giới

 Về thành phần loài cây, diện tích và đặc điểm phân bố rừng ngập mặn

- Thành phần loài cây ngập mặn

Thực tế, có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng loài CNM, điều đó phụ thuộc vào quan niệm và định nghĩa áp dụng cho các vùng sinh cảnh khác nhau trên thế giới, có thể kể ra một số tác giả nghiên cứu về thành phần loài cây RNM như sau [90], [62], [63], [60].

 

doc 23 trang dienloan 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận án Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
 1.1.1. Về thành phần loài cây, diện tích và đặc điểm phân bố rừng ngập mặn
- Thành phần loài cây ngập mặn
Thực tế, có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng loài CNM, điều đó phụ thuộc vào quan niệm và định nghĩa áp dụng cho các vùng sinh cảnh khác nhau trên thế giới, có thể kể ra một số tác giả nghiên cứu về thành phần loài cây RNM như sau [90], [62], [63], [60].
Bảng 1.1. Loài cây RNM trên thế giới theo các tác giả khác nhau
Nguồn
Họ
Chi
Loài
Lugo & Snedaker (1974)
Seanger et al (1983)
Cintron & Schaeffer – Novelli (1983)
Chapman (1970)/ Walsh (1974)
Chapman (1974)
Blasco (1984)
23
16
13
11
10
16
32
22
17
16
15
22
75
60
56
55
53
53
Nguồn: Chapman (1970, 1974)
 Giesen and Wulffrraat (1998) [76] khẳng định rằng Indonesia là nước đa dạng nhất về thực vật RNM với 45 trong tổng số 60 loài CNM chính mà Saenger et al (1983) [90] đã công bố; Ellison (2008) [73] cũng cho rằng Đông Nam Á là trung tâm đa dạng sinh học của RNM với 45 loài chính thức. Kết quả công bố gần nhất của Spalding (2010) thì trên thế giới có 73 loài CNM chính thức [94].
- Diện tích và đặc điểm phân bố RNM
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về diện tích và phân bố của RNM. Nghiên cứu của Twilley et al, (1992) [97], (Spalding, 1997) [92] cho thấy RNM phân bố ở vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới, trong khoảng 30o vĩ tuyến Bắc đến 30o vĩ tuyến Nam, tập trung nhiều nhất ở 10o vĩ tuyến Bắc đến 10o vĩ tuyến Nam. 
	Theo Tomlinson (1986) [96], Saenger, Hegerl và David (1983) [91] có khoảng 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có sự phân bố của CNM thực thụ, còn Spalding et al.(1997) [92] và Spalding (2004) [93] thì cho rằng RNM phân bố ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo 5 vùng địa lý khác nhau.
Wilkie et al. (2003) [103] ước tính diện tích RNM của thế giới khoảng 15,6 triệu hecta, lớn nhất là ở châu Á, sau đó là châu Phi và Nam Mỹ; 4 quốc gia Inđônêsia, Brazil, Nigêria và Australia chiếm khoảng 41% tổng diện tích RNM của thế giới. Mazada (2005) [84] thì cho rằng tổng diện tích che phủ của RNM là 18 triệu ha, chiếm khoảng 0,45% diện tích rừng của thế giới.
	Năm 2010, với sự hỗ trợ của tổ chức ITTO và FAO, Spalding và các cộng sự đã xuất bản cuốn World Atlas of Mangroves [94], khẳng định diện tích RNM hiện có trên thế giới là 152.752 km², phân bố ở 10 khu vực, trong đó vùng Đông Nam Á có nhiều diện tích RNM nhất với 51.049 km², chiếm 33,4%, vùng Nam Mỹ đứng thứ hai với 23.883 km², chiếm 15,6% và thấp nhất là khu vực Đông Á chỉ có 215km², chiếm 0,1% (Hình 1.1).
 1.1.2. Nghiên cứu lập địa rừng ngập mặn
Khái niệm lập địa được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật (Krauss, 1935;1954), (Kopp, 1965; 1969), (W. Schwaneeker, 1965; 1974) (dẫn theo Đỗ Đình Sâm và cs, 2005) [36]. Với cách định nghĩa như trên, nhiều tác giả đã cho rằng yếu tố để xác định lập địa cũng tương đồng như các yếu tố xác định đơn vị đất đai.
Khi nghiên cứu lập địa của RNM, phần lớn các công trình tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự hình thành và phát triển RNM. Chapman (1975) [64] cho rằng có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của RNM là nhiệt độ, thể nền, đất bùn, sự che chắn, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lưu, biển nông; Saenger và cộng sự (1983) thì cho rằng sự có mặt của RNM ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. Aksornkoae S. (1993) [56] thì cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố của CNM. Sau đây là một số nghiên cứu điển hình.
1.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến sinh trưởng của CNM đều đi đến kết luận là nhiệt độ không khí có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và số lượng loài CNM. Blasco (1983) [60] cho rằng vùng xích đạo hoặc gần xích đạo, nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm 26 - 270C, là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của RNM. Nếu trong năm có nhiều tháng nhiệt độ của nước biển <160C thì sẽ không xuất hiện RNM; nếu nhiệt độ nước biển từ 160C - 180C thì chỉ có rừng Mắm phát triển; từ 180C - 200C chỉ có rừng Trang phát triển; luôn lớn hơn 200C, thì mới bắt đầu xuất hiện rừng Đước. 
Chapman (1977) [66] thì cho rằng RNM chỉ phát triển khi nhiệt độ ở tháng lạnh nhất cao hơn 200C và biên độ nhiệt dao động theo mùa không quá 100C. Nhận xét của Chapman gây nhiều tranh cãi vì trên thực tế nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở một số nơi dưới 100C như phía Nam Nhật Bản, Hồng Kông nhưng vẫn có RNM dù số loài rất ít và phát triển kém hơn các vùng khác.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn
Có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến RNM như De Hann (1931), Rao (1986), Saenger và cộng sự (1983), Blasco (1983), B.F. Clough (1984) [70] [87] [90] [60] [68]. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng độ mặn là nhân tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố RNM. Hầu hết CNM đều sinh trưởng tốt ở nước có độ mặn từ 25% đến 50% độ mặn nước biển; độ mặn tăng cao thì sinh trưởng của cây kém, sinh khối của rễ, thân, lá đều thấp dần, lá sớm rụng.
Theo De Hann (1931) [70], RNM tồn tại phát triển ở nơi có độ mặn từ 10-30‰ và tác giả đã chia TVNM thành hai nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10-30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0-10‰. Rao (1986) [87] cũng khẳng định, yếu tố giới hạn sự phân bố của RNM là sự thiếu vắng muối trong đất và nước. Mỗi loài CNM chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá càng nhỏ và dày hơn. 
Phần lớn công trình nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của CNM tập trung trên các loài cây thuộc họ Đước và họ Mắm, điển hình như:
- Steru và cộng sự (1959) [95] khi thực hiện thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn tới sinh trưởng của cây Đước đỏ đã cho rằng cây này sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn tương đương với độ mặn nước biển; còn P.F. Scholander và cộng sự (1966) [90] thì kết luận: Đước đỏ có khả năng điều chỉnh muối tốt ở độ mặn thấp (1/2 độ mặn nước biển) và độ mặn đó cây sinh trưởng tốt nhất. Blasco (1983) [60] cho rằng rừng Đước sinh trưởng tốt ở nước có độ mặn 10‰ - 20‰. Khi nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của một số loài CNM ở Ras A Khafji, Saudi Arabia, các nhà khoa học đã kết luận: Trụ mầm một số loài cây trong chi Đước phát triển tốt nhất ở độ mặn bằng 50% độ mặn nước biển và rất kém trong điều kiện bằng 150% độ mặn nước biển [75].
M. Kogo (1986) [82] khi làm thí nghiệm trồng 2 loài cây Đước vòi và Mắm biển ở Ảrập Saudi, đã rút ra kết luận: nồng độ muối tốt nhất cho sự nảy mầm và sinh trưởng là 20‰, xấu nhất là 60‰, lúc đó rễ không xuất hiện; còn Jintana và cộng sự (1992) [79] thì nhận xét: Đước đôi sinh trưởng tốt trong môi trường có độ mặn thấp hơn độ mặn nước biển. 
D.J. Conon (1969) [69]; Downton (1982) [72]; Clough (1984) [68] khi trồng cây Mắm biển trong các dung dịch có nồng độ muối khác nhau đã có nhận xét: Cây con của phần lớn CNM mọc tốt ở môi trường có độ mặn thấp hơn nước biển (25- 50% nước biển), ở môi trường không có nước mặn chúng cũng không sinh trưởng bình thường hoặc không mọc mầm. 
Bamroongrusa và cộng sự (1999) [59] nghiên cứu tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao cây Đước đôi trồng trong túi bầu nilon được tưới nước theo 3 chế độ mặn 30‰, 12,5‰ và 0‰. Sau 3 tháng tưới nước liên tục, kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cây con ở công thức tưới nước mặn 30‰ là thấp nhất (46,6%), tiếp đến là công thức tưới nước mặn 12,5‰ (76,6%) và cao nhất là công thức tưới nước ngọt, đến 95,0%. Kết quả chiều cao của cây con cũng tỷ lệ thuận với kết quả về tỷ lệ sống.
1.1.2.3. Ảnh hưởng của thủy triều và thể nền
Do sống ở các bãi lầy ven biển nên CNM chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều. Sự lên xuống đều đặn của thủy triều gây ra sự ngập định kỳ của nước mặn trong một khoảng thời gian của ngày đã ảnh hưởng tính chất của thể nền và tác động cơ học đến cây. Chế độ ngập triều và đặc điểm thể nền có liên quan chặt chẽ với nhau. Những vùng đất ngập khi triều thấp có thể nền dạng bùn rất loãng và loãng; những nơi chỉ ngập khi triều trung bình có thể nền dạng bùn chặt và những nơi chỉ ngập khi triều cao, có thể nền là dạng sét mềm hoặc sét cứng.
Mỗi loài cây RNM thường chỉ thích ứng với một loại đất và chế độ ngập triều nhất định (Chan & Baba, 2009) [61] (bảng 1.2) và cũng chính từ yêu cầu sinh thái này của CNM đã hình thành nên kiểu diễn thế RNM.
Bảng 1.2. Phân bố một số loài cây rừng ngập mặn điển hình ở vùng ven biển
Chế độ ngập nước triều
Độ thành thục của đất
Loài cây rừng ngập mặn
Ngập khi nước triều rất thấp
Bùn rất loãng 
Chưa xuất hiện rừng ngập mặn
Ngập khi nước triều trung bình thấp 
Bùn loãng 
Mắm trắng, Mắm biển, Bần trắng, Đước bộp
Ngập khi nước triều cao trung bình 
Bùn chặt
Vẹt dù, Vẹt trụ, Vẹt tách, Vẹt khang, Đước đôi
Ngập khi nước triều cao 
Sét mềm hoặc sét cứng 
Giá, Gõ nước, Cóc đỏ, Cóc trắng, Xu ổi, Xu sung
Ngập khi triều bất thường
Sét cứng, đất rắn chắt
Mướp xác hường, Mướp xác, Dừa nước, Bần chua
Thông thường, những loài cây hình thành RNM thường ở vùng triều trung và triều cao (Chapman, 1977) [66]. Walsh (1974) [101] thì nhấn mạnh ở đâu có thủy triều ăn sâu vào trong cửa sông thì RNM có thể mọc sâu trong đất liền. 
Theo các tác giả Van Steenis (1957), Chapman (1976, 1977), Aragones et al., (1998) [99, 65, 66, 58], cây RNM phát triển tốt trên đất bùn lầy, nơi bồi lắng phù sa. Ở Đông Nam Á trên vùng đất bùn lầy có các loài Đước bộp (Đưng), Mắm biển phát triển rất tốt (Watson, 1928; Van Steenis, 1958) [102, 99]. Tuy nhiên, theo Ding Hou (1958) [71] thì một vài loài như Đước vòi (Đâng) có thể sống được trên đất cát, thậm chí trên một số đảo san hô; trước đó, Kint (1934) [83] cũng đã tìm thấy loài cây này trên đất cát và ngay cả trên bờ đá ở Indonesia. Ngoài ra, một vài loài cây RNM có thể phát triển trên đất than bùn ở Florida của Mỹ (Chapman, 1976) [65]; còn ở vùng Lariang-Lumu thuộc Indonesia có rừng hỗn giao giữa Đước và Vẹt phát triển mạnh trên đất than bùn sâu trên 3 m với tầng cát mỏng bên trên 0,5 m (Giesen et al., 1998) [76]. 
 1.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con ngập mặn
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới về CNM ở giai đoạn vườn ươm chủ yếu tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây con, ít quan tâm nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con. Kết quả thu thập tài liệu ghi nhận chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm CNM. N.A.Siddiqi & et al (1993) [85] đã giới thiệu kỹ thuật thu hái và gieo ươm cho 17 loài CNM ở Banglades là các loài Bần trắng, Bần chua, Mắm đen, Mắm trắng, Mắm biển, Giá, Xu mekong, Xu ổi, Sú; Ravishankar and R. Ramasubramanian (2004) [88] xây dựng tài liệu kỹ thuật gieo ươm cho 7 loài CNM ở Ấn Độ là Mắm biển, Giá, Bần không cánh, Xu sừng, Sú, Vẹt dù và Đước đôi. Tài liệu của Ravishankar and R. Ramasubramanian đã hướng dẫn khá chi tiết kỹ thuật nhận biết và thu hái quả giống chín; kỹ thuật làm vườn ươm, chăm sóc cây con; tiêu chuẩn cây giống xuất vườn của các loài phải có chiều cao tối thiểu là 50cm (riêng cây Đước là 60 cm) và thời gian ở vườn ươm là 8 tháng. 
Hideki Hachinohe, Oliva Suko, Atsuo Ida (1998) [78] đã khuyến cáo sử dụng bầu nilon có kích thước 12cm x20 cm, thành phần ruột bầu 100% đất bờ vuông tôm hoặc bờ đê bao ở độ sâu 0-40 cm để đóng bầu tạo cây con cho loài Đước đôi, Đước bộp, Bần trắng, Mắm biển, Xu ổi, Vẹt bông đỏ và Dà vôi để phục vụ trồng RNM trình diễn tại Benoa Port, Ba Li, Indonesia. 
 1.1.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng ngập mặn	
 Những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế như Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO), Chương trình nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực châu Á và Thái Bình Dương của UNDP/UNESCO (RAS/79/002) đã cung cấp tài chính cho những tổ chức chuyên môn của các nước để nghiên cứu quản lý RNM. Chính phủ của nhiều nước cũng đã ban hành các chính sách về RNM, khuyến khích trồng lại rừng. 
M.Kogo (1986) [82] cho rằng, phương pháp trồng rừng phải dựa trên đặc tính của loài và khả năng nảy mầm của hạt giống hoặc trụ mầm, theo đó có 3 phương pháp được áp dụng tại một số nước châu Á đó là trồng trực tiếp trụ mầm, trồng bằng cây con gieo tạo ở vườn ươm và trồng bằng cây con mọc sẵn trong tự nhiên.
Ở Thái Lan, Đước đôi và Đước bộp được xem là đối tượng chính để trồng RNM. Đước đôi được trồng bằng trụ mầm và cây con trong túi bầu đạt tỷ lệ sống trên 80%, còn Đước bộp trồng từ trụ mầm có tỷ lệ sống trên 94% (Aksornkoea,1996) [57]. Theo Chan, (1996) [67] thì từ năm 1987 - 1992, Malaysia đã trồng được 4.300 ha Đước đôi và Đước bộp; mật độ trồng trực tiếp trụ mầm Đước đôi là 6.944 cây/ha (1,2 m x1,2 m) và Đước bộp là 3.086 cây/ha (1,8m x1,8 m), còn nếu trồng bằng cây con 5-6 tháng tuổi, thì mật độ trồng là 2.500 cây/ha (2mx2m). Tại Indonesia có 2 kỹ thuật trồng được áp dụng: trồng trực tiếp bằng trụ mầm tỷ lệ sống đạt 55- 70%; trồng bằng cây con 3-4 tháng tuổi có tỷ lệ sống cao hơn đạt 85%. Mật độ trồng theo quy định chung là 2.500 cây/ha, loài cây trồng chủ yếu là Đước đôi, Đước bộp và Vẹt dù (Soemodihardjo và cs,1996) (Aksornkoea,1996 dẫn) [57].
	Tại Ấn Độ đã 5 loài cây chính là Mắm lưỡi đồng, Mắm biển, Đước đôi, Đước bộp và Bần chua bằng hai phương pháp trồng trực tiếp từ trụ mầm và cây con trong các túi bầu (có kích thước 4 cm x 10 cm). Các loài Đước đôi, Đước bộp và Mắm biển trồng với mật độ 1,5 m x 1,5 m, (Untawale, 1996) [98].
Pakistan trồng 4 loài: Mắm biển, Sú, Đước vòi bằng 2 phương pháp cây có bầu và trồng trực tiếp bằng trụ mầm. Còn ở Bangladesh người ta trồng các loài Vẹt khang, Bần không cánh và Mắm lưỡi đồng bằng cây con trong túi bầu và trồng trực tiếp (M.T. Qureshi, 1996) [86]. 
Tại Goa và Maharashtra loài Mắm đen và Đước bộp bằng cách trồng thành các đám có diện tích 225 m², cây cách cây 1,5 m; khoảng cách giữa các đám cây 10m. Có 3 phương pháp trồng được áp dụng là trồng trực tiếp bằng trụ mầm, trồng cây con 1 năm tuổi rễ trần và cây con 1 năm tuổi trong bầu nilon. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống theo phương pháp trồng trực tiếp đạt 75 - 80% đối với Đước bộp và 20-30% đối với Mắm đen; trồng bằng cây con rễ trần đạt 20 - 25% đối với Đước bộp và 30 - 40% đối với Mắm đen; trồng bằng cây con có bầu nilon đạt 80- 85% đối với Đước bộp và 80-90% đối với Mắm đen. Như vậy, trồng theo phương pháp cây con có bầu nilon có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với phương pháp trồng trực tiếp và trồng bằng cây con có rễ trần (Untawale, 1996) [98].
N.A.Siddiq và Khan (1996) [85] cho rằng mức độ ngập triều và độ mặn thích hợp là nhân tố quan trọng quyết định đến sự sống sót và sinh trưởng của cây con mới trồng. Kết quả thử nghiệm trồng Mắm đen và Bần không cánh bằng cây con trong bầu nilon 6-7 tháng tuổi trên bãi mới bồi ven biển tại Bangladesh với các loại mật độ trồng 1,2m x 1,2m, 1,5m x 1,5m và 1 ... nh phần ruột bầu 80% đất thịt + 20% mùn; Kiều Tuấn Đạt và cs (2009) [14] đã sử dụng túi bầu ươm cây kích thước 10cm x 20cm và thành phần hỗn hợp ruột bầu là lớp đất mặt + bùn bã vật liệu hữu cơ + vật liệu nặng đá và vụn san hô với tỷ lệ <50% để gieo ươm 5 loài cây Sú đỏ, Dà vôi, Đước, Đâng và Đưng tại Côn Đảo.
Thực hiện đề tài nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loài CNM trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo vùng biển phía Nam, Hoàng Văn Thơi (2014) [42] đã thực hiện thí nghiệm về thành phần hỗn hợp ruột bầu, với 4 công thức thí nghiệm, gồm: Công thức đối chứng: Đất cát, vụn san hô; Công thức 1: 75% cát, vụn san hô + đất bùn từ RNM (15%) + phân vi sinh (10%); Công thức 2: 59% cát, vụn san hô + đất bùn từ RNM (30%) + phân vi sinh (10%) + NPK 20:20;15 (1%); Công thức 3: 39% cát, vụn san hô + đất bùn từ RNM (50%) + phân vi sinh (10%) + NPK 20:20:15 (1%). Sau 9 tháng theo dõi, tác giả rút ra kết luận: Hỗn hợp bầu thích hợp cho gieo ươm các loài cây Mắm biển, Sú đỏ và Đước đôi là 39% cát, vụn san hô + 50% bùn đất RNM + 10% phân vi sinh + 1% NPK (20 : 20 : 15); cho Dà vôi, Đước bộp và Đước vòi là 59% cát, vụn san hô + 30% bùn + 10% vi sinh + 1% NPK (20 : 20: 15). 
Bần chua là loài CNM rất được quan tâm nghiên cứu. Đoàn Đình Tam (2011) [40] cho rằng, việc sử dụng túi bầu có kích thước 18 cm x 25 cm sẽ cho hiệu quả kinh tế tốt nhất và có lợi cho sinh trưởng của cây Bần chua, nhất là chiều cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ vườn ươm cây Bần chua thích hợp nhất ở nơi có thủy triều ra vào thường xuyên với độ ngập triều 20- 25 cm, độ mặn từ 1-20‰, không chịu tác động trực tiếp của sóng. Lê Xuân Tuấn (1999) [50] khẳng định: Độ mặn của nước ảnh hưởng đến sự nảy mầm, tăng trưởng chiều cao và chiều dài rễ cây Bần chua. Độ mặn thích hợp nhất từ 5-15‰, độ mặn cao (30‰) làm giảm tốc độ chiều cao thân và chiều dài rễ của loài cây này. Hoàng Công Đãng, 1996 [77] nghiên cứu ảnh hưởng độ che bóng đến sinh trưởng của cây Bần chua trong giai đoạn vườn ươm (che bóng 25%, 50%, 75%, 100% ánh sáng và không che bóng) đã có nhận xét: cây Bần chua ở chế độ không che bóng tăng trưởng nhanh về đường kính và chiều cao, tích lũy nhiều ion phốt phát, ion kali và hàm lượng diệp lục a hơn các độ che bóng khác, từ đó tác giả kết luận: ở giai đoạn vườn ươm cây Bần chua không cần che bóng. 
 1.2.4. Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn
Ngay sau ngày đất nước thống nhất (1975), hoạt động trồng RNM đã được nhiều địa phương trên cả nước triển khai thực hiện. Giai đoạn này, biện pháp kỹ thuật trồng rừng được sử dụng chủ yếu là trồng trực tiếp bằng quả (hoặc trụ mầm), trồng thuần loài và không phân biệt các dạng lập địa trồng rừng, đặc biệt là những lập địa khó khăn, nên kết quả đạt được còn hạn chế, tỷ lệ sống và thành rừng chưa cao. Điển hình như: 
- Tại miền Bắc, những năm 1990, thế kỷ 20, các dự án 327, 661 đã đầu tư nhiều kinh phí để trồng RNM ở Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Cây trồng phổ biến được chọn là Bần chua hoặc Bần chua + Trang ở bãi triều gần cửa sông; Trang, Mắm biển, hoặc Trang + Đước vòi ở bãi triều xa cửa sông (nơi có độ mặn cao và đất có hàm lượng cát cao). Nhìn chung, tỷ lệ thành rừng thấp, chỉ xấp xỉ 50%, với loài Trang là chủ yếu [33].
- Tại Thừa Thiên Huế, cũng vào đầu những năm 90, bằng nguồn vốn đầu tư của Dự án PAM 4304, ngành lâm nghiệp tỉnh đã trồng hàng chục ha trụ mầm cây Đước đôi trên các bãi bồi ven phá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng tất cả đều bị nước lũ cuốn trôi hết. Năm 1999, Nguyễn Khoa Lân đã thử nghiệm trồng cây Đước đôi ở phía Đông của đầm Lập An, tuy nhiên trận lũ lớn cuối năm 1999 đã cuốn trôi hết cây con mới trồng.
	- Ở miền Nam, việc trồng RNM được tiến hành sớm hơn, năm 1978, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Lâm trường Duyên hải trực thuộc Ty Lâm nghiệp thành phố với nhiệm vụ chính là trồng phục hồi lại RNM Cần Giờ. Đước đôi được chọn làm loài cây trồng chính, chủ yếu trồng trực tiếp bằng trụ mầm, mật độ trồng 10.000 cây/ha. Trong vòng 17 năm, từ năm 1978 - 1994, đã trồng được 34.410,65 ha rừng Đước, diện tích thành rừng là 15.956 ha (46,37%) [9].
Theo Phan Nguyên Hồng (1999) [20] tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng cả 3 phương pháp trồng rừng Đước đôi, đó là (i) Trồng trực tiếp: Cắm trực tiếp trụ mầm sâu 1/3 trái (4 - 6 cm) xuống nền bùn, kỹ thuật này rất đơn giản, giá thành thấp nhưng tỷ lệ sống rất thấp nếu không áp dụng đúng kỹ thuật; (ii) Trồng gián tiếp: Cây con được ươm trong túi bầu nilon kích thước 15 x 20 cm, nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 3 - 5 tháng, khi cây có 2 - 3 cặp lá thì đem đi trồng, phương pháp này giá thành cao nhưng tỷ lệ sống rất cao; (iii) Trồng bằng cây con mọc tự nhiên trong rừng, tuy nhiên, cây đã chết sau vài tháng trồng.
Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng trong điều kiện khó khăn
	Phạm Văn Ngọt (1999) [29] đã nghiên cứu sự tăng trưởng và sinh khối của cây Trang trồng trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã rút ra kết luận: Cây Trang trồng trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang ở Cần Giờ có tỷ lệ sống thấp từ 45-50%; trên thể nền có tỷ lệ cát thấp, ngập nước 5 cm lúc triều xuống, Trang sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở thể nền có tỷ lệ cát cao, không ngập nước, có nhiều cỏ Sam.
Trên cơ sở kế thừa các kinh nghiệm quốc tế và trong nước về xây dựng đai rừng phòng hộ ven biển và các kết quả nghiên cứu của mình, Ngô Đình Quế (2003) [32] đã đề xuất một số giải pháp kĩ thuật xây dựng RNM ven biển gồm: Kỹ thuật cải tạo RNM có chất lượng kém thành rừng phòng hộ; kỹ thuật xây dựng RNM phòng hộ, kỹ thuật nuôi dưỡng rừng phòng hộ, nguyên tắc nuôi trồng thủy hải sản kết hợp trong RNM phòng hộ. Nguyễn Ngọc Bình (1999) [4] đã xây dựng phương pháp trồng hỗn loài theo các công thức Mắm + Đước; Vẹt + Đước, Mắm đen + Dừa nước, Đước + Đâng; Đước + Dà quánh, theo nguyên tắc trồng cây cùng tầng hoặc 2 tầng, theo hàng hoặc băng.
Năm 2009, Dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang đã thực hiện trồng RNM cải tiến bằng phương pháp tạo hàng rào cừ tràm gắn mê bồ và lưới cước tại khu vực xói lở thuộc ấp Vàm Dầy, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức là hàng rào đơn (1) trồng Mắm, Đước; hàng rào đôi (2) trồng Mắm, Đước, Vẹt, Dừa nước; hàng rào giữ bùn + RNM (3) trồng Đước và Dừa nước; hàng rào khóa 2 bên + RNM (4) trồng Đước và Dừa nước. Tỷ lệ sống của của loài sau 2 năm trồng cao nhất ở nghiệm thức 3 và 4, tiếp theo là nghiệm thức 2 đạt 82% và thấp nhất là nghiệm thức 1 chỉ đạt 57%. Giá thành tính cho 1 km hàng rào nghiệm thức 1 là 357.680.000 đồng, nghiệm thức 2 là 705.560.000 đồng [10].
Nghiên cứu trồng RNM chắn sóng để bảo vệ đê biển trên các lập địa khó khăn vùng ven biển phía Bắc, Đoàn Đình Tam (2011) [40] đã thử nghiệm trồng 6ha RNM trên 2 dạng lập địa khó khăn chủ yếu tại các tỉnh Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình. Cụ thể: Trên lập địa cát dính và lập địa đất cát pha sỏi đá, ngập triều sâu tiến hành trồng theo tỷ lệ: 1.600 cây Bần (1ha); 800 cây Bần + 800 cây Trang hoặc Mắm (1ha); 625 cây Trang hoặc Mắm (1ha). Trồng theo băng, cây trồng so le, song song với đê biển. Đối với lập địa là cát dính/đất pha sỏi đá, cần cải tạo đất cục bộ theo hố trồng với kích thước 0,6m x 0,6m x 0,6m và thay thế toàn bộ đất cát trong hố bằng đất phù sa giàu dinh dưỡng. Riêng với lập địa bị ngập triều sâu, sóng to gió lớn cần tiến hành đào hố cục bộ kích thước 50cm x 50cm x 50cm. Để giúp cây trụ vững trước sóng gió, cạnh mỗi cây cần cắm 1 cọc dài 1,5m, sâu 1m rồi dùng cây cột cây vào cọc. Kết quả bước đầu cho thấy cây đã có thể tồn tại được.
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2011) đã ban hành tiêu chuẩn về trồng CNM chắn sóng bảo vệ đê biển, theo đó đối với vùng bãi bồi có tỷ lệ cát trên 80% thì phải cải tạo cục bộ nền đất bằng cách đưa bùn từ nơi khác đến thay thế [55].
Tại Hải Phòng, sau hai năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cải tạo thành phần cơ giới và trồng cây Mắm, Bần trên bãi cát đen di động”, đã trồng được 64 ha rừng với chiều dài hơn 3.200m, kinh phí đầu từ 200 triệu đồng/ha. Biện pháp kỹ thuật áp dụng là đào hố, cải tạo cục bộ theo hố khi thủy triều xuống, sau đó lấy đất phù sa nơi khác đổ vào và trồng cây to, bầu to, có cọc giữ cây khỏi lung lay; hố trồng cây cũng là “ bẫy” để giữ đất phù sa lại tạo thành bãi bồi và nuôi dưỡng cây phát triển [38].
Theo Trịnh Văn Hạnh (2011) [15] các giải pháp để hạn chế một số yếu tố tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng CNM như đất nghèo dinh dưỡng, gió to, sóng lớn, xói lở,trước khi trồng cần tiến hành cải tạo thể nền bằng cách thay thế lớp đất cát bằng lớp phù sa hoặc đất màu giàu dinh dưỡng. Tại các bãi xói lở cần đánh giá nguyên nhân gây ra xói lở, xác định chế độ động lực ven bờ, sau đó triển khai các biện pháp giảm sóng, tạo và ổn định bãi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực. Khi khảo sát thấy sóng đã giảm theo thiết kế, bãi xuất hiện lớp bùn trầm tích phủ trên cát thì mới tiến hành trồng cây.
Theo Albers (2012) [1] tại Sóc Trăng, dự án Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện trồng rừng ngập mặn bằng phương pháp tạo hàng rào tre gai bảo vệ gồm 2 lớp, ở giữa là các loại vật liệu giảm năng lượng sóng và có khả năng lưu trữ bùn cát.
Hoàng Văn Thơi (2014) [42] đã thực hiện các thí nghiệm về kỹ thuật trồng RNM trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô tại Hòn Bà, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; Hòn Nhất Tự Sơn, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận gồm: thí nghiệm lập địa, vật liệu trồng, phương thức trồng, mật độ, tuổi cây và biện pháp bảo vệ cây trồng. Mật độ trồng theo hàng là 5.000 cây/ha, trồng theo cụm 3 cây (0,7 x 0,7 x 0,7 m), cự ly trồng của các cụm cây là 3 m x 2m; tiêu chuẩn cây con trồng là cây con trong túi bầu nilon kích thước 12 x 25 cm, có chiều cao trung bình 30 cm, đường kính gốc trung bình là 1 cm. Sau 2, 3 năm trồng, tác giả đã rút ra kết luận: Dạng lập địa có thể nền đá, sỏi và san hô có thể trồng được RNM với tỷ lệ sống bình quân chung đạt trên 30%. Trong đó, loài Đước bộp có tỷ lệ sống đạt 50,2%, Đước vòi đạt 65,8%, Mắm biển đạt 58,5% trên dạng lập địa có thể nền đá; lập địa với thể nền sỏi, Đước bộp đạt 53,9%, Đước vòi đạt 59,3% và Mắm biển đạt 59,3%; lập địa với thể nền san hô Đước bộp đạt 38,9%, Đước vòi đạt 53,2% và Mắm biển đạt 48,7%. Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của các loài trồng theo đám, theo cụm cao hơn và khác biệt so với trồng theo hàng. Trồng bằng cây con 6 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất. 
* Nghiên cứu trồng rừng ngập mặn tại Thừa Thiên Huế
Sau thất bại trong việc trồng RNM ở những năm 90 của thế kỷ 20, việc nghiên cứu trồng RNM ở Thừa Thiên Huế tạm thời lắng xuống. Từ năm 2010 đến nay, việc trồng RNM được xúc tiến trở lại thông qua một số đề tài, dự án thử nghiệm gây trồng RNM tại các vùng cửa sông, ven biển, ven phá như: Dự án tăng cường RNM nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế do WWF tài trợ (2012-2014), Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh thực hiện, đã gieo ươm và trồng được hơn 23.000 CNM phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Dự án “Thích ứng với biến đồi khí hậu và quản lý tài nguyên nước cấp cộng đồng” ở tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổng cục Hợp tác và Phát triển Hà Lan (CSRD) tài trợ năm 2011, đã trồng hơn 1 ha RNM ở xã Hương Phong, thị xã Hương Trà có tỷ lệ cây sống trung bình đạt khoảng 75%, trong đó cây Bần trắng và Bần chua có tỷ lệ sống đạt 80% và đã cho quả. 
Lê Thị Diên đã nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài CNM gồm: 
- Thí nghiệm trồng Đước vòi, Trang và Dừa nước ở 2 vị trí trong và ngoài hồ nuôi tôm, tác giả đã rút ra kết luận: Đước vòi, Trang và Dừa nước trồng trong hồ có tỷ lệ sống và chiều cao trung bình lớn hơn trồng ngoài hồ. Nguyên nhân theo tác giả là do cây trồng trong hồ tôm được bờ hồ che chắn nên được bảo vệ tốt hơn cây trồng ở ngoài hồ, phải chịu tác động bất lợi của môi trường (gió mạnh, sóng, thủy triều) [12].
- Thí nghiệm trồng cây Vẹt dù ở trong và ngoài hồ tôm, trồng trong cỏ và ngoài cỏ. Qua 4 tháng theo dõi chỉ tiêu về tỷ lệ sống và chiều cao cây, tác giả rút ra kết luận cây Vẹt dù trồng trong hồ tôm và trồng trong cỏ tốt hơn cây Vẹt dù trồng ngoài hồ tôm và trồng ngoài cỏ [11].
1.3. Nhận xét và đánh giá chung
Từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy, RNM là đối tượng rất được quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu thu được khá hệ thống, từ nghiên cứu cơ sở thành phần loài, cấu trúc và đặc điểm phân bố của RNM, cho đến nghiên cứu tác động của các nhân tố sinh thái đến RNM, giải pháp kỹ thuật để phục hồi và phát triển RNM. Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và quản lý hiệu quả RNM của các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về RNM được thực hiện muộn hơn so với các kiểu rừng khác, nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nghiên cứu về thành phần loài cây, sự phân bố và diễn thế của RNM, kỹ thuật gây trồng một số loài CNM, phục vụ tích cực cho nghiên cứu khoa học cũng như thực nghiệm sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên, do đặc thù của điều kiện tự nhiên và phát triển sản xuất, nên trong thời gian qua chúng ta chủ yếu tập trung nghiên cứu về RNM ở các khu vực ven biển miền Bắc và miền Nam, ít chú ý đến khu vực ven biển miền Trung. Phân tích, đánh giá tổng hợp các kết quả nghiên cứu về RNM cho thấy còn một số tồn tại liên quan đến nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển RNM tại tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
- Chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hiện trạng thành phần loài và cấu trúc RNM của toàn tỉnh; về mối quan hệ giữa sự phân bố của RNM với các yếu tố môi trường như chế độ ngập triều, thể nền, độ mặn, của các quần xã ngập mặn được hình thành xung quanh các hệ thống đầm phá của tỉnh.
- Chưa có nghiên cứu đánh giá đặc điểm lập địa đất ngập mặn vùng đầm phá, ven biển của tỉnh làm cơ sở để bố trí cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ RNM phù hợp cho từng điều kiện lập địa.
- Chưa có nghiên cứu về kỹ thuật chọn giống, gieo ươm, gây trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá, ven biển đặc thù như của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi mà hệ thống sông ngắn, dốc, ít phù sa; thủy triều thấp nhất cả nước và độ mặn thay đổi rất lớn giữa 2 mùa mưa và mùa nắng (từ 0,5 - 30‰). 
- Kết quả trồng RNM tại Thừa Thiên Huế thời gian qua còn hạn chế là do phần lớn hoạt động trồng RNM là tự phát, theo phong trào, chưa nắm bắt được kỹ thuật từ khâu tạo cây giống, biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc chưa phù hợp với đặc điểm điều kiện môi trường ĐNM rất đặc thù của tỉnh. Phần lớn các dự án đều mua cây giống từ các địa phương khác nên không chủ động được nguồn giống và chất lượng giống không đảm bảo.
	Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, đề tài nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đặt ra là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển RNM trên các dạng lập địa đầm phá, ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế và miền Trung Việt Nam.

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_mot_so_co_so_khoa_hoc_trong_rung_ngap_man.doc
  • doc1.BIA LUAN AN.doc
  • doc2.MỤC LỤC.doc
  • doc3.DANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • doc4.DANH MỤC CÁC BIEU DO, HÌNH.doc
  • doc5.DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU & TU VIET TAT.doc
  • doc6.BANG TEN CAC LOAI CAY TRONG LUAN AN.doc
  • doc7.Phan mo dau-OK.doc
  • doc9.Chương 2- Noi dung va PP NC - OK.doc
  • doc10.Chương 3- Dieu kien TN, KTXH - OK.doc
  • doc11.Chương 4- mục 4.1-Đánh giá RNM -OK.doc
  • doc12.Chương 4- mục 4.2 -Đặc điểm DNM -OK.doc
  • doc13.Chương 4-mục 4.3-NC chon loai cay trong...- OK.doc
  • doc14.Chương 4- mục 4.4-Nc KT tạo cây con -OK.doc
  • doc15.Chương 4-mục 4.5 -Đề xuất bien phap ky thuat -OK.doc
  • doc16.KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ-OK.doc
  • doc17. Danh muc cong trinh lien quan-OK.doc
  • doc18.Tai lieu tham khao-OK.doc
  • doc19.PHỤ LỤC 1- Các điểm lấy mẫu đất.doc
  • doc20.PHỤ LỤC 2 - KQ xử lý số liệu.doc