Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi bê tông asphalt làm lớp mặt đường tại Việt Nam
Bê tông asphalt là hỗn hợp bao gồm cốt liệu khoáng và chất kết dính (nhựa
đường/bi tum/asphalt). Cốt liệu thường chiếm khoảng 95% khối lượng hỗn hợp bê
tông asphalt, bi tum chiếm khoảng 5% còn lại. Về thể tích, một hỗn hợp bê tông
asphalt điển hình có khoảng 85% cốt liệu, 10% bi tum, và khoảng 5% lỗ rỗng. Một
lượng nhỏ chất độn và phụ gia được thêm vào hỗn hợp bê tông asphalt để tăng
cường chất lượng hoặc dễ thi công [31]. Chất lượng khai thác mặt đường bê tông
asphalt phụ thuộc vào tính chất của bi tum, cốt liệu, thành phần hỗn hợp, chất lượng
thi công và cả các yếu tố tác động bên ngoài như xe, môi trường.
Bi tum là sản phẩm còn lại sau dầu hỏa, xăng, dầu diesel, dầu mỡ, được
tinh chế từ dầu thô. Bi tum có tác dụng tạo tính công tác cho hỗn hợp và liên kết cốt
liệu trong bê tông asphalt. Thành phần bi tum chủ yếu là carbon và hydro, với một
lượng nhỏ oxy, lưu huỳnh và một số phi kim loại khác. Chất kết dính bi tum là loại
vật liệu đàn hồi nhớt. Tính chất vật lý của bi tum khác nhau rất nhiều khi nhiệt độ
thay đổi. Bi tum mềm trong môi trường nhiệt độ cao; dễ nứt gãy, giòn khi nhiệt độ
xuống thấp. Bê tông asphalt cũng có những tính chất khác nhau theo nhiệt độ xuất
phát từ đặc điểm này của bi tum.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi bê tông asphalt làm lớp mặt đường tại Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRẦN THIỆN LƯU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MỎI BÊ TÔNG ASPHALT LÀM LỚP MẶT ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT (Dự thảo) Hà Nội, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Trần Thiện Lưu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MỎI BÊ TÔNG ASPHALT LÀM LỚP MẶT ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM Ngành : Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông Mã số : 62.58.02.05 Chuyên ngành : Kỹ thuật Xây dựng Đường ôtô và đường thành phố LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Lã Văn Chăm GS. TS. Nguyễn Xuân Đào Hà Nội, 2015 LỜI CÁM ƠN Sau hơn ba năm nỗ lực hết mình và được sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy hướng dẫn, sự ủng hộ của nhà trường, sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, người thân, luận án “Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi bê tông asphalt làm lớp mặt đường tại Việt Nam” của tôi đã hoàn thành. Lời tri ân sâu sắc nhất tôi xin được dành cho hai người thầy đáng kính đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, khích lệ tôi là PGS.TS Lã Văn Chăm và GS.TS Nguyễn Xuân Đào. Điều đặc biệt là PGS.TS Lã Văn Chăm - người thầy đã từng hướng dẫn tôi làm luận văn thạc sĩ, nay lại tiếp tục nâng đỡ tôi làm luận án tiến sĩ. Dù Thầy không hay thể hiện ra ngoài, nhưng tôi cảm nhận được sự tận tâm hiếm có. GS.TS Nguyễn Xuân Đào trong suốt quá trình hướng dẫn đã thường xuyên điện thoại thăm hỏi tình hình, góp ý và động viên tôi cố gắng sớm hoàn thành công trình nghiên cứu. Những lời khen của Thầy dành cho tôi (dù tôi tự thấy mình chưa thực sự xứng đáng) là sự khích lệ quý giá, giúp tôi vượt qua những trở ngại, khó khăn để bước tiếp trên con đường khoa học không dễ dàng này. Xin chân thành cám ơn TS. Nguyễn Quang Phúc - người tư vấn cho tôi chọn đề tài và có nhiều chia sẻ về vấn đề nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn GS.TS Phạm Duy Hữu, PGS.TS Trần Thị Kim Đăng, TS. Nguyễn Mai Lân, TS. Nguyễn Quang Tuấn đã rất quan tâm và cho tôi nhiều góp ý chuyên môn xác đáng. Xin cám ơn Phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng - Bộ môn Vật liệu xây dựng - Viện Kỹ thuật xây dựng, Bộ môn Đường bộ trường Đại học GTVT, Phòng thí nghiệm VILAS 047, LAS-XD 456 - Trung tâm Kiểm định chất lượng CTGT Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty Cổ phần CTGT Bà Rịa Vũng Tàu đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong công tác làm mẫu và thí nghiệm. Tôi cũng xin cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh đã ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi làm luận án. Cám ơn anh em Phòng Đào tạo, các đồng nghiệp trong bộ môn đã nhiệt tình hỗ trợ công việc trong thời gian tôi đi làm nghiên cứu. Và lòng biết ơn thẳm sâu xin dành cho những người thân đã luôn ở bên và chia sẻ cùng tôi trong suốt những chặng đường gian nan vất vả vừa qua. Thành quả của ngày hôm nay xin ghi khắc công lao của tất cả mọi người. Trân trọng. Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2015 Nghiên cứu sinh Trần Thiện Lưu i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 4 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Chương 1. ĐẾN ĐỘ BỀN MỎI CỦA BÊ TÔNG ASPHALT .............................. 6 1.1 Định nghĩa mỏi ............................................................................................... 6 1.2 Các dạng nứt do mỏi được nghiên cứu ........................................................... 6 1.2.1 Nứt từ dưới lên (nứt dạng cá sấu) ............................................................. 7 1.2.2 Nứt từ trên xuống (nứt theo chiều dọc) .................................................... 8 1.3 Phân tích các nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi của bê tông asphalt .......................................................................................... 8 1.3.1 Nhóm liên quan đến tải trọng ................................................................... 9 1.3.2 Nhóm liên quan đến môi trường ............................................................ 13 1.3.3 Nhóm liên quan đến hỗn hợp bê tông asphalt ........................................ 16 1.4 Các mô hình và chế độ kiểm soát thí nghiệm mỏi bê tông asphalt .............. 20 1.4.1 Các mô hình thí nghiệm ......................................................................... 20 1.4.1.1 Mô hình uốn dầm .............................................................................. 20 1.4.1.2 Mô hình kéo - nén ............................................................................. 21 ii 1.4.1.3 Mô hình cắt xoay .............................................................................. 22 1.4.2 Các chế độ kiểm soát thí nghiệm mỏi .................................................... 22 1.4.2.1 Khống chế ứng suất .......................................................................... 22 1.4.2.2 Khống chế biến dạng ........................................................................ 22 1.5 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng độ bền mỏi bê tông asphalt .......... 23 1.5.1 Trên thế giới ........................................................................................... 23 1.5.1.1 Các trường phái thiết kế kết cấu áo đường mềm .............................. 23 1.5.1.2 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng .......................................... 24 1.5.2 Tại Việt Nam .......................................................................................... 28 1.6 Những vấn đề tồn tại luận án cần giải quyết ................................................ 29 1.7 Mục tiêu và nội dung của đề tài nghiên cứu ................................................. 30 1.7.1 Mục tiêu .................................................................................................. 30 1.7.2 Nội dung ................................................................................................. 30 1.8 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 31 1.9 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 31 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘ BỀN MỎI BÊ TÔNG Chương 2. ASPHALT TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM ........ 33 2.1 Xác định các thông số chính cho thí nghiệm mỏi......................................... 33 2.1.1 Nhiệt độ thí nghiệm ................................................................................ 33 2.1.2 Tần số tải thí nghiệm .............................................................................. 35 2.1.3 Chế độ thí nghiệm .................................................................................. 37 2.1.4 Vật liệu bê tông asphalt .......................................................................... 39 2.1.4.1 Lựa chọn loại bê tông asphalt ........................................................... 39 2.1.4.2 Lựa chọn loại bột khoáng ................................................................. 39 2.1.5 Tổng hợp mẫu thí nghiệm ...................................................................... 41 2.2 Chế tạo mẫu .................................................................................................. 42 2.2.1 Thiết kế hỗn hợp bê tông asphalt ........................................................... 43 iii 2.2.1.1 Vật liệu ............................................................................................. 43 2.2.1.2 Thiết kế thành phần hỗn hợp BTNC 12,5 ........................................ 46 2.2.1.3 Thiết kế thành phần hỗn hợp BTNC 19 ........................................... 50 2.2.2 Thi công tại hiện trường ......................................................................... 51 2.2.2.1 Địa điểm, thời gian thi công ............................................................. 51 2.2.2.2 Chế tạo hỗn hợp bê tông asphalt ...................................................... 51 2.2.2.3 Thi công tại hiện trường ................................................................... 52 2.2.3 Gia công mẫu thí nghiệm ....................................................................... 53 2.2.3.1 Cắt mẫu tại hiện trường .................................................................... 53 2.2.3.2 Gia công mẫu dầm tại xưởng ........................................................... 53 2.3 Các tính chất cơ lý của bê tông asphalt sau thi công .................................... 54 2.3.1 Bê tông asphalt loại BTNC 12,5 ............................................................ 54 2.3.1.1 Thành phần hạt ................................................................................. 54 2.3.1.2 Độ chặt thi công ................................................................................ 55 2.3.1.3 Các chỉ tiêu cơ lý khác ..................................................................... 56 2.3.2 Bê tông asphalt loại BTNC 19 ............................................................... 57 2.3.2.1 Thành phần hạt ................................................................................. 57 2.3.2.2 Độ chặt thi công ................................................................................ 58 2.3.2.3 Các chỉ tiêu cơ lý khác ..................................................................... 59 2.4 Thí nghiệm mỏi ............................................................................................. 59 2.4.1 Sấy mẫu .................................................................................................. 59 2.4.2 Lưu trữ mẫu ............................................................................................ 59 2.4.3 Mô tả thí nghiệm .................................................................................... 60 2.4.4 Các kết quả thí nghiệm ........................................................................... 61 2.4.4.1 Mô đun độ cứng động (Smix) ............................................................. 61 2.4.4.2 Ứng suất cực đại (o) ........................................................................ 62 2.4.4.3 Biến dạng kéo cực đại (o) ................................................................ 62 iv 2.4.4.4 Góc lệch pha ( ) ............................................................................... 63 2.4.5 Đánh giá độ tin cậy kết quả thí nghiệm .................................................. 63 2.5 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 65 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐỘ BỀN MỎI BÊTÔNG Chương 3. ASPHALT .......................................................................................... 67 3.1 Kết quả thí nghiệm mỏi BTNC 12,5 (BD) ................................................... 67 3.1.1 Mô đun độ cứng (S) ................................................................................ 69 3.1.1.1 Điều kiện thí nghiệm 10 độ C, tần số 5 Hz ...................................... 69 3.1.1.2 Điều kiện thí nghiệm 10 độ C, tần số 10 Hz .................................... 71 3.1.1.3 Điều kiện thí nghiệm 20 độ C, tần số 5 Hz ...................................... 72 3.1.1.4 Điều kiện thí nghiệm 20 độ C, tần số 10 Hz .................................... 73 3.1.1.5 Phân tích kết quả mô đun độ cứng ................................................... 74 3.1.2 Ứng suất () ........................................................................................... 81 3.1.3 Lực tác dụng (F) ..................................................................................... 84 3.1.4 Góc lệch pha ( ) ..................................................................................... 86 3.1.5 Xây dựng biểu thức đặc trưng độ bền mỏi BTNC 12,5 ......................... 89 3.2 Kết quả thí nghiệm mỏi bê tông asphalt loại BTNC 19 ............................... 91 3.2.1 Tổng hợp kết quả thí nghiệm mỏi BTNC 19 .......................................... 91 3.2.2 Mô đun độ cứng (S) ................................................................................ 91 3.2.3 Xây dựng biểu thức đặc trưng độ bền mỏi BTNC 19 ............................ 93 3.3 Kết quả thí nghiệm mỏi loại BTNC 12,5 (CC) và BTNC 12,5 (CX) ........... 94 3.3.1 Bê tông asphalt sử dụng bột khoáng CaCO3 .......................................... 94 3.3.2 Bê tông asphalt sử dụng bột khoáng CaCO3 + xi măng ......................... 98 3.4 Phân tích kết quả thí nghiệm độ bền mỏi bê tông asphalt .......................... 101 3.4.1 Loại BTNC 12,5 và BTNC 19.............................................................. 101 3.4.2 Các loại BTNC 12,5 sử dụng loại bột khoáng khác nhau .................... 102 v 3.5 Xây dựng phương trình độ bền mỏi cho các loại BTNC 12,5 đã thí nghiệm ..................................................................................................................... 108 3.5.1 Phương trình độ bền mỏi cho BTNC 12,5 (dạng 1) ............................. 108 3.5.2 Phương trình độ bền mỏi cho BTNC 12,5 (dạng 2) ............................. 109 3.6 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 110 ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THIẾT KẾ KẾT CẤU Chương 4. ÁO ĐƯỜNG MỀM TẠI VIỆT NAM .............................................. 112 4.1 Đề xuất kiểm toán mỏi lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường mềm . 112 4.1.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................... 112 4.1.2 Trình tự tính toán .................................................................................. 116 4.1.3 Lựa chọn điều kiện tính toán ................................................................ 117 4.1.3.1 Nhiệt độ .......................................................................................... 117 4.1.3.2 Tần số tải ... Có thể dùng kết quả thí nghiệm độ bền mỏi ở chương 3 làm cơ sở để kiểm toán khả năng kháng mỏi cho lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường; - Lập được trình tự và áp dụng cách kiểm toán độ bền mỏi lớp bê tông asphalt theo biến dạng giới hạn trong thiết kế kết cấu áo đường mềm ở VN; - Sử dụng các phương trình đặc trưng độ bền mỏi bê tông asphalt loại BTNC 12,5 và loại BTNC 19 để dự báo tuổi thọ mỏi cho lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường; - Kết quả tính toán của hai kết cấu áo đường ứng dụng trên cho thấy kiểm toán độ bền mỏi lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường mềm đảm bảo hơn kiểm toán theo điều kiện chịu kéo khi uốn. 126 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm của chính tác giả và những phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm, có thể tóm lược những đóng góp có giá trị của luận án như sau: 1. Đóng góp về mặt khoa học 1.1 Bằng thí nghiệm uốn dầm 4 điểm (4PB - Cooper) thực hiện tại VN, nghiên cứu đã đưa ra được dữ liệu thực nghiệm về độ bền mỏi bê tông asphalt theo các yếu tố nhiệt độ, tần số và biến dạng. 1.2 Nghiên cứu đã định lượng được ảnh hưởng tỷ lệ thuận của nhiệt độ, tỷ lệ nghịch của tần số và biến dạng đến độ bền mỏi loại BTNC 12,5 ở điều kiện nhiệt độ 10oC, 20oC, tần số 5 Hz, 10 Hz và loại BTNC 19 ở điều kiện 10oC, 10Hz. 1.3 Đã xác định được đường đặc trưng mỏi và phương trình độ bền mỏi cho loại BTNC 12,5 và BTNC 19 trong điều kiện nghiên cứu này. + Phương trình độ bền mỏi BTNC 12,5: ( ) ( ) + Phương trình độ bền mỏi BTNC 19 ở 10oC, 10 Hz: ( ) 1.4 Đánh giá được loại bột khoáng tốt hơn cho khả năng kháng mỏi của bê tông asphalt trong 3 loại được nghiên cứu; BTNC 12,5 sử dụng bột khoáng là bột đá Andesit (p0,075 = 71,18%, chiếm 5,338%) và bột khoáng là CaCO3 (p0,075 = 74,30%, chiếm 5,572%) cho kết quả kháng mỏi (fatigue resistance) tốt hơn loại BTNC 12,5 dùng bột khoáng CaCO3 + xi măng (p0,075 = 86,46%, chiếm 6,484%). 127 1.5 Độ bền mỏi của BTNC 19 kém hơn so với loại BTNC 12,5 xét ở điều kiện thí nghiệm 10oC, 10 Hz và vật liệu được chế tạo như trong nghiên cứu. 1.6 Ứng dụng kiểm toán mỏi lớp bê tông asphalt vào trong thiết kế kết cấu áo đường; đồng thời sử dụng kết quả nghiên cứu để dự báo tuổi thọ mỏi cho lớp bê tông asphalt. 2. Đóng góp về mặt thực tiễn 2.1 Công trình nghiên cứu này đã đề xuất cách thức kiểm toán độ bền mỏi lớp bê tông asphalt trong thiết kế kết cấu áo đường mềm tại VN dựa trên các phương trình độ bền mỏi đã xác định; qua đó có thể dự báo được tuổi thọ mỏi cho lớp bê tông asphalt. 2.2 Nghiên cứu đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng hiệu quả các loại bột khoáng dùng cho bê tông asphalt. Bê tông asphalt dùng bột khoáng là xi măng hoặc hỗn hợp của xi măng (có hàm lượng hạt lọt sàng 0,075mm cao) cho kết quả kháng mỏi thấp hơn bột khoáng đá Andesit và CaCO3 (có hàm lượng hạt lọt sàng 0,075mm thấp). 2.3 Nghiên cứu góp thêm một tiêu chí để kiểm toán lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường mềm thông qua khả năng kháng mỏi; qua đó nâng cao hiệu quả khâu thiết kế và đảm bảo chất lượng khai thác kết cấu áo đường. 2.4 Đây là công trình nghiên cứu thực nghiệm về mỏi bê tông asphalt lần đầu được thực hiện ở VN, do vậy kết quả này là cơ sở tham khảo và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về mỏi bê tông asphalt. 3. Hạn chế 3.1 Trong phạm vi đề tài và điều kiện thực nghiệm hạn chế ở VN, nghiên cứu chỉ tập trung thí nghiệm phân tích đánh giá độ bền mỏi bê tông asphalt loại BTNC 12,5 và BTNC 19 ở các điều kiện: 128 + Loại BTNC 12,5, chỉ xét ảnh hưởng của 3 loại bột khoáng (bột đá Andesit, bột CaCO3, hỗn hợp CaCO3 + xi măng) đến đặc tính chịu mỏi của bê tông asphalt. Bột khoáng chỉ mới được xem xét phân tích ảnh hưởng dưới dạng cấp phối hạt. + Loại BTNC 19, chỉ dừng lại ở thí nghiệm mỏi tại 10 độ C và tần số 10 Hz để so sánh với loại BTNC 12,5 cùng điều kiện. + Số lượng mẫu thí nghiệm chưa đủ nhiều để có các đánh giá thuyết phục hơn về kết quả thí nghiệm mỏi bê tông asphalt. 3.2 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ bền mỏi bê tông asphalt như: loại/hàm lượng chất kết dính (bi tum), độ rỗng dư, tính chất cốt liệu, chưa có điều kiện xét đến trong nghiên cứu này. Hy vọng những nghiên cứu tiếp theo sẽ bổ sung, mở rộng được các khía cạnh đó, để nghiên cứu về mỏi bê tông asphalt ở VN trở nên đầy đủ và toàn diện hơn. 4. Kiến nghị 4.1 Cần nghiên cứu và bổ sung kiểm toán mỏi lớp bê tông asphalt vào trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áo đường tại VN; 4.2 Cần có các kết quả thí nghiệm xác định thông số vật liệu phù với tính toán động để hoàn chỉnh việc kiểm toán mỏi trong thiết kế kết cấu áo đường tại VN. 5. Hướng nghiên cứu tiếp 5.1 Đánh giá ảnh hưởng của chất kết dính bi tum, độ rỗng dư của hỗn hợp đến độ bền mỏi bê tông asphalt; 5.2 Nghiên cứu kết hợp giữa độ bền mỏi với khả năng kháng lún vệt bánh cho vật liệu bê tông asphalt; 129 5.3 Nghiên cứu độ bền mỏi của các loại bê tông asphalt khác nhau; 5.4 Thí nghiệm xác định các thông số vật liệu để hoàn chỉnh khâu kiểm toán mỏi trong thiết kế kết cấu áo đường. xvii DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. NCS. Trần Thiện Lưu (2012), Tổng quan về nghiên cứu độ bền mỏi của lớp bê tông asphalt trong kết cấu áo đường mềm, Tạp chí Giao thông Vận tải, số 3/2012, trang 33 - 37, Hà Nội. 2. Trần Thiện Lưu, TS. Nguyễn Mai Lân - LUNAM Université, IFSTTAR, Bouguenais, France (2012), Vấn đề nghiên cứu độ bền mỏi bê tông nhựa ở Việt Nam (The necessity for further research into fatigue life of asphalt concrete in Vietnam), Tạp chí Giao thông Vận tải, số 6/2012, trang 23 - 24, Hà Nội. 3. Trần Thiện Lưu, Trần Thiện Nhân, Trần Trọng Vinh (2014), Đánh giá thực nghiệm một số chỉ tiêu cơ học đối với vật liệu bán mềm trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ GTVT, số 11-05/2014, trang 50 - 53, trường ĐH GTVT TP HCM; 4. Trần Thiện Lưu, Lưu Ngọc Điện, Nguyễn Ba (2014), Đánh giá đặc tính cơ học của cấp phối đá dăm gia cố xi măng trong làm móng đường ô tô, Tạp chí Khoa học Công nghệ GTVT, số 12-11/2014, trang 90 - 93, trường ĐH GTVT TP HCM. 5. NCS. Trần Thiện Lưu, PGS.TS Lã Văn Chăm, GS.TS Nguyễn Xuân Đào (2015), Ảnh hưởng của tải trọng đến độ bền mỏi bê tông asphalt loại BTNC 12,5, Tạp chí Khoa học Công nghệ GTVT, số 14-02/2015, trường ĐH GTVT TP HCM. 6. NCS. Trần Thiện Lưu, PGS.TS Lã Văn Chăm, GS.TS Nguyễn Xuân Đào (2015), Nghiên cứu thực nghiệm độ bền mỏi bê tông asphalt làm lớp mặt đường tại Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải, số 4/2015, Hà Nội. xviii TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Quang Chiêu, Dương Học Hải (2007), Thiết kế và tính toán các kết cấu mặt đường - hướng dẫn kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội. [2] Nguyễn Xuân Đào (1972), Thiết kế mặt đường mềm đường ô tô, Viện Kỹ thuật Giao thông, Hà Nội. [3] Trần Thị Kim Đăng (2010), Giáo trình độ bền mỏi và tuổi thọ khai thác của bê tông nhựa, NXB GTVT, Hà Nội. [4] Trần Thị Kim Đăng (2004), Nghiên cứu mô đun đàn hồi của bê tông asphalt làm mặt đường ô tô xét đến điều kiện chịu tải trong thực tế, luận án tiến sĩ kỹ thuật, trường ĐH GTVT, Hà Nội. [5] Dương Học Hải, Phạm Huy Khang (2000), Thiết kế mặt đường ô tô theo hướng dẫn AASHTO và ứng dụng ở Việt Nam, NXB GTVT, Hà Nội. [6] Phạm Duy Hữu, Vũ Đức Chính, Đào Văn Đông, Nguyễn Thanh Sang (2010), Bê tông Asphalt và hỗn hợp Asphalt, NXB GTVT, Hà Nội. [7] Nguyễn Quang Phúc (2010), Nghiên cứu một số tính chất và ứng dụng của mastic asphalt trong xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kỹ thuật, trường ĐH GTVT, Hà Nội. [8] Nguyễn Quang Phúc, Trần Thị Cẩm Hà (2012), “Đánh giá mô đun lớp và điều kiện dính bám giữa các lớp bê tông asphalt trong kết cấu mặt đường mềm bằng thí nghiệm FWD”, Tạp chí GTVT, số tháng 6, Hà Nội. [9] Bộ Giao thông Vận tải (2006), tiêu chuẩn ngành 22TCN 211-06, Áo đường mềm - các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế, Hà Nội. [10] Bộ Giao thông Vận tải (2001), tiêu chuẩn ngành 22TCN 274-01, Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường mềm, Hà Nội. [11] Bộ Giao thông Vận tải (2014), Quyết định số 858/QĐ-BGTVT ký ngày 26/03/2014, Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành nhằm tăng cường quản lý chất lượng thiết kế và thi công mặt đường bê tông nhựa xix nóng đối với các tuyến đường ô tô có quy mô giao thông lớn, Hà Nội. [12] Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), TCVN 8819-2011, Mặt đường bê tông nhựa nóng - yêu cầu thi công và nghiệm thu, Hà Nội. [13] Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), TCVN 8820-2011, Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - Thiết kế theo phương pháp Marshall, Hà Nội. [14] Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), TCVN 8860-2011, Bê tông nhựa - phương pháp thử, Hà Nội. [15] Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), TCVN 7493 7504:2005, Bi tum - Yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp thí nghiệm bi tum, Hà Nội. [16] Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), TCVN 7572-2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử, Hà Nội. [17] Bộ Xây dựng (2009), QCVN 02:2009/BXD, Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Hà Nội. TIẾNG ANH [18] Adhikari and You (2010), fatigue evaluation of asphalt pavement using beam fatigue Apparatus, the technology interface journal/Spring 2010. [19] Amjad H. Albayati (2012), Mechanistic Evaluation of Lime-Modified Asphalt Concrete Mixtures, A. Scarpas et al. (Eds.), 7th RILEM International Conference on Cracking in Pavements, pages 921 to 940. [20] Angela L. Priest, David H. Timm (2006), Methodology and calibration of fatigue transfer functions for mechanistic-empirical flexible pavement design, NCAT Report 06-03 - the National Center for Asphalt Technology, Auburn University. [21] M. Coni & S.Portas, R. Isola, J.R.M. Oliveira (2006), FE evaluation of 4- point bending test for fatigue cracking assessment, Workshop on 4PB. [22] Dariusz Sybilski, Wojciech Bankowski (2002) Asphalt Pavement Design using Results of Laboratory Fatigue Tests of Asphalt Mixtures, Road Materials and Pavement Design, Volume 3 - No. 2/2002, pages 183 to 194. xx [23] Daniel Perraton, Hassan Baaj & Alan Carter (2010), Comparison of Some Pavement Design Methods from a Fatigue Point of View, Road Materials and Pavement Design, Volume 11 - No. 4/2010, pages 833 to 861. [24] George Way-RTERF/Consulpav, Kamil Kaloush-ASU, Jorge Sousa- Consulpav, Ali Zareh-ADOT (2009), Arizona’s 15 Years of Experience Using the Four Point Bending Beam Test, 2nd Workshop on 4PB, 24-25th 2009. Guimarães, Portugal. [25] Guide for the Mechanistic-Empirical Design of New and Rehabilitated Pavement Structures - Part 3: Design analysis, 2004. [26] Joel Oliveira, Jorge Pais, Nick Thom, Salah Zoorob (2009), The effect of using rest periods in 4PB tests on the fatigue life of grouted macadams, University of Minho, Department of Civil Engineering - Transport Infrastructures Research Group, Guimarães – Portugal. [27] M.J.C. Minhoto, J.C. Pais, L.P.T.L. Fontes (2009), Evaluation of fatigue performance at different temperatures, 2nd, Workshop on Four Point Bending, Pais (ed.), University of Minho. ISBN 978-972-8692-42-1. [28] Mofreh F. Saleh (2012), Fatigue Behaviour Modelling in the Mechanistic Empirical Pavement Design, A. Scarpas et al. (Eds.), 7th RILEM International Conference on Cracking in Pavements, pp. 517–525. [29] K. Mollenhauer & M. Wistuba, R. Rabe (2009), Loading Frequency and Fatigue: In situ conditions & Impact on Test Results, 2nd Workshop on Four Point Bending, Pais (ed.), © 2009. University of Minho. ISBN 978- 972-8692-42-1. [30] NCHRP REPORT 646 (2010), Validating the Fatigue Endurance Limit for Hot Mix Asphalt, Washington, D.C. [31] NCHRP REPORT 673 (2011), A Manual for Design of Hot Mix Asphalt with Commentary, Washington, D.C. [32] NM11MSC-02 (2013), Determining Fatigue Endurance Limits of New Mexico Asphalt Mixes for Designing Perpetual Pavements and xxi Implementation of MEPDG to its Full Capacity, Final report, Department of Civil Engineering, University of New Mexico. [33] Research Report ARR 334 (1999), Asphalt fatigue life prediction models - a literature review, ARRB Transport Research Ltd, NIS (National Interest Service program), Australia. [34] Runhua Guo (December 2007), Predicting in-service fatigue life of flexible pavements based on accelerated pavement testing, Doctor of Philosophy, The University of Texas at Austin. [35] SHRP A-404 (1994), Fatigue Response of Asphalt-Aggregate Mixes, Asphalt Research Program, Institute of Transportation Studies, University of California, Berkeley. [36] SHRP A-003A-89-3 (1990), Summary report on fatigue response of asphalt mixtures, Institute of Transportation Studies, University of California Berkeley, California. [37] The Shell Bitumen Handbook (2003), Fifth Edition. [38] AASHTO T 321-07 (2011), Standard Method of Test for Determining the Fatigue Life of Compacted Hot Mix Asphalt Subjected to Repeated Flexural Bending, United States. [39] ASTM D7460-10 (2010), Standard Test Method for Determining Fatigue Failure of Compacted Asphalt Concrete Subjected to Repeated Flexural Bending, United States. [40] ASTM D242-95 (1995), Standard Specification for Mineral Filler For Bituminous Paving Mixtures, United States. [41] BS EN 12697-24 (2007), Bituminous mixtures - Test methods for hot mix asphalt, Part 24: Resistance to fatigue. [42] TIẾNG PHÁP [43] Manuel d'utilisation ALIZE-LCPC Recherche Version 2.3.0 (2005). xxii [44] LCPC (1994), Annexe au guide technique Conception et dimensionnement des structures de chaussée, Aide-Mémoire. TIẾNG NGA [45] Гончаренко В.В. Гончаренко В.И., Голляк Ю.А. (2008), “Исследование усталостной долговечности асфальтобетона в зависимости от структурных особенностей его минерального остова”, Вісті Автомобільно-дорожнього інституту, № 1(6), с. 190-193. [46] Горелышева, Л.А., Штромберг А.А. (2009), “Оценка усталостной долговечности асфальтобетонных покрытий”, Наука и техника в дорожной отрасли, № 1, с. 25-26. [47] Иванов, Н. Н., Калужский Я. А., Корсунский М. Б. и др. (1973), Конструирование и расчет нежестких дорожных одежд, Транспорт, Москва, 328 с. [48] Корочкин А. В. (2014), Элементы теории и практика повышения технико - эксплуатационных показателей жёсткой дорожной одежды с асфальтобетонным покрытием, дисдокт. техн. наук, Москва, 387 с. [49] Корсунский М. Б. (1952), “Основы теории расчета нежестких дорожных одежд по предельным относительным удлинениям”, Обоснование расчетных параметров для нежестких дорожных покрытий, Дориздат, Москва, с. 58-92. [50] Осадчая, Л.М. (1970), Экспериментальное исследование прочности нежёстких дорожных одежд, дис...канд. техн. наук, Михайловна, Саратов, 196 с. [51] Государственная служба дорожного хозяйства министерства транспорта Российской Федерации (2001), ОДН 218.046-01, Проектирование нежестких дорожных одежд, Москва.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_yeu_to_anh_huong_den_do_ben_moi_be.pdf
- 6. Trang thong tin nhung dong gop moi cua luan an (tieng Viet + Anh).docx
- Tom tat LATS Tran Thien Luu (04.5.2015).pdf