Luận án Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận

Chảy máu thận do nguyên nhân mắc phải là biến cố thường gặp và

đáng ngại trong thực hành lâm sàng tiết niệu, thường xảy ra sau chấn thương -

vết thương thận hoặc sau những can thiệp y khoa như phẫu thuật lấy sỏi thận,

cắt một phần thận, cắt chỏm nang thận, sinh thiết thận

Trước đây, nếu điều trị nội khoa bảo tồn không hiệu quả, để kiểm soát

tình trạng chảy máu, không hiếm trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ thận để

cầm máu [1], [8], [15]. Báo cáo trong nước cho thấy cắt thận để cầm máu

trong phẫu thuật điều trị chảy máu do chấn thương, vết thương thận và do can

thiệp y khoa có tỷ lệ khá cao, với tỷ lệ 34,69 đến 67,39% [1], [8]. Tình hình

trên ở các nước khác cũng tương tự, những trường hợp chảy máu do chấn

thương - vết thương thận hoặc do can thiệp y khoa khi có chỉ định can thiệp

ngoại khoa thì khả năng cắt bỏ thận cũng khá cao, với tỷ lệ lên đến 62 - 64%

[97]. Bên cạnh khả năng cao phải cắt thận thì bệnh nhân còn phải chịu một

phẫu thuật lớn trong tình trạng nguy kịch và/hoặc phức tạp ở giai đoạn hậu

phẫu. Trong hơn 2 thập kỷ qua, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán

hình ảnh và kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, nút mạch chọn lọc giúp điều trị

hiệu quả đa số các trường hợp chảy máu do thương tổn mạch máu thận [43],

[111]. Nút mạch thận là kỹ thuật nhằm gây tắc toàn bộ hoặc một vài nhánh

động mạch thận [79]. Một số báo cáo như Fisher RD (1989), Miller D.C

(2002), Vignali C. (2004), Heye Sam (2005) và Vozianov S. (2015) cho rằng

phương pháp nút mạch thận chọn lọc tỏ ra khá an toàn và hiệu quả trong việc

kiểm soát chảy máu do tổn thương động mạch thận [43], [49], [75], [111],

[112]. Một nghiên cứu của Ramaswamy RS và cs (2016) cho thấy nút mạch

chọn lọc giúp giảm tỉ lệ cắt thận lên đến 78% và 83% ở chấn thương thận độ

IV và độ V [87]

pdf 168 trang dienloan 10860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận

Luận án Nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động mạch thận
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
ĐỖ ANH TOÀN 
NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP 
NÚT MẠCH CHỌN LỌC ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU 
DO THƢƠNG TỔN ĐỘNG MẠCH THẬN 
Chuyên ngành: Ngoại thận và tiết niệu 
Mã số: 62720126 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN NGỌC SINH 
 PGS.TS. THÁI MINH SÂM 
Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số 
liệu công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất 
kỳ công trình nghiên cứu nào khác. 
Tác giả 
ĐỖ ANH TOÀN 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt 
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt 
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình, sơ đồ 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 
1.1. Giải phẫu học thận .................................................................................. 4 
1.2. Chụp mạch số hóa xóa nền ................................................................... 21 
1.3. Nút mạch chọn lọc điều trị thương tổn động mạch thận mắc phải: 
khảo sát y văn ....................................................................................... 32 
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 39 
2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 39 
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 39 
2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 40 
2.4. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 40 
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 40 
2.6. Biến số nghiên cứu ............................................................................... 54 
2.7. Tóm tắt tiến trình nghiên cứu ............................................................... 58 
2.8. Vai trò của người nghiên cứu ............................................................... 59 
2.9. Xử lý số liệu .......................................................................................... 60 
2.10. Vấn đề y đức ....................................................................................... 60 
Chƣơng 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 62 
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 62 
3.2. Tỷ lệ thành công ................................................................................... 77 
3.3. Tai biến - biến chứng ............................................................................ 86 
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 89 
4.1. Đặc điểm lâm sàng mẫu nghiên cứu ..................................................... 89 
4.2. Kết quả điều trị các thương tổn động mạch thận mắc phải bằng nút 
mạch thận chọn lọc ............................................................................. 100 
4.3. Tính an toàn của can thiệp mạch số hóa xóa nền ............................... 111 
4.4. Các yếu tố tiên lượng khả năng thất bại trong lần can thiệp đầu tiên 117 
4.5. Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài ............................................ 123 
4.6. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài .................................... 124 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 125 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 127 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BN : Bệnh nhân 
CMSHXN : Chụp mạch số hóa xóa nền 
cs. : Cộng sự 
CT - VTT : Chấn thương - vết thương thận 
ĐM : Động mạch 
ĐTĐ : Đái tháo đường 
NC : Nghiên cứu 
SA : Siêu âm 
TH : Trường hợp 
THA : Tăng huyết áp 
TM : Tĩnh mạch 
TPTNT : Tổng phân tích nước tiểu 
XQ - CLVT : X - quang cắt lớp vi tính 
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
Aggressive renorrhaphy Phẫu thuật khâu thận tích cực 
American Association for the Surgery 
of Trauma (AAST) 
Hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ 
Arterio - Venous Fistula (AVF) Rò động - tĩnh mạch 
Catheter/ microcatheter Ống thông/ vi ống thông 
Computed tomography scans (CT 
scans) 
X - quang cắt lớp vi tính 
Detachable balloons Bóng chèn tách rời được 
Digital Subtraction Angiography 
(DSA) 
Chụp mạch số hóa xóa nền 
Iatrogenic Do can thiệp y khoa = do phẫu thuật 
= do y thuật 
Intravenous pyelography (IVP) Chụp hình hệ niệu tiêm thuốc cản 
quang tĩnh mạch 
Magnetic Resonance Imaging (MRI) Chụp cộng hưởng từ 
Metallic coils Cuộn kim loại 
Metallic microcoils Vi cuộn kim loại 
Non - resorbable materials Vật liệu không hấp thụ được 
Occluder Dù bít 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
Percutaneous nephrolithotomy 
(PCNL) 
Lấy sỏi thận qua da 
Post - Embolization Syndrome (PES) Hội chứng sau thuyên tắc 
Pseudoaneurysm (PA) Giả phình mạch máu = phình giả 
mạch máu 
Resorbable materials Vật liệu hấp thụ được 
Segmental artery Động mạch phân thuỳ 
Selective Renal Arterial Embolization 
(SRAE) 
Nút động mạch thận chọn lọc 
Sheath Bộ thông nòng 
Sub - selective Chọn lọc (chọn lọc một phần) 
Superselective Siêu chọn lọc 
Transarterial embolization (TAE) Nút mạch (qua) động mạch 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 1.1. Phân độ tổn thương thận theo AAST (2004) .................................... 9 
Bảng 1.2. Phân độ AAST chỉnh sửa theo Buckley và McAninch (2011) ...... 10 
Bảng 1.3. Nguyên nhân thường gặp của tổn thương thận (Heye, 2005) ........ 17 
Bảng 2.1. Các tai biến – biến chứng xảy ra và cách xử trí ............................. 53 
Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 55 
Bảng 3.1. Phân bố tuổi theo nguyên nhân gây tổn thương động mạch. ......... 62 
Bảng 3.2. Phân bố các loại vi khuẩn gây bệnh (n = 18) ................................. 70 
Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh lý các TH nhiễm khuẩn niệu (n = 18). .................. 70 
Bảng 3.4. Phân bố tần suất biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. .................... 72 
Bảng 3.5. Phân bố thời gian điều trị nội khoa bảo tồn theo nhóm nguyên nhân 
tổn thương thận. .............................................................................. 72 
Bảng 3.6. Phân bố tần suất và kích thước các loại thương tổn. ...................... 76 
Bảng 3.7. Tần suất phân bố thương tổn mạch máu theo vị trí. ....................... 77 
Bảng 3.8. Phân bố thời gian can thiệp. ........................................................... 77 
Bảng 3.9. Phân bố mức độ chọn lọc theo số lượng tổn thương động mạch thận 
trong lần can thiệp đầu tiên. ............................................................ 80 
Bảng 3.10. Phân bố mức độ thành công về kỹ thuật theo nguyên nhân tổn 
thương trong lần can thiệp đầu tiên. ............................................... 80 
Bảng 3.11. Phân bố mức độ chọn lọc theo chất liệu nút mạch trong lần can 
thiệp đầu tiên. .................................................................................. 81 
Bảng 3.12. Các yếu tố tiên lượng đến thất bại về kỹ thuật. ............................ 82 
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ thành công lâm sàng theo nhóm nguyên nhân tại thời 
điểm ngày thứ 3 sau can thiệp. ....................................................... 83 
Bảng 3.14. Các yếu tố tiên lượng đến thất bại về lâm sàng. ........................... 85 
Bảng 3.15. Phân bố ước lượng nhu mô thận bị nút mạch trên 4 bệnh nhân có 
THA mới xuất hiện. ........................................................................ 87 
Bảng 3.16. Phân bố các triệu chứng liên quan đến hội chứng sau nút mạch. . 88 
Bảng 3.17. Phân bố tần suất xảy ra hội chứng sau nút mạch với lượng nhu 
mô bị mất. ....................................................................................... 88 
Bảng 4.1. Các dạng thương tổn động mạch thận mắc phải ............................ 97 
Bảng 4.2. Phân bố kết quả nút mạch điều trị chảy máu thận mắc phải. ....... 103 
Bảng 4.3. Kết quả nút mạch thận chọn lọc sau chấn thương thận. ............... 107 
Bảng 4.4. Phân bố các nguyên nhân tổn thương động mạch thận 
do y thuật ....................................................................................... 109 
Bảng 4.5. Thời gian trùng hợp của Histoacryl® theo tỷ lệ pha loãng với 
Lipiodol® ...................................................................................... 120 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
Trang 
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính. ................................................................ 63 
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính theo nguyên nhân gây tổn thương. ................. 63 
Biểu đồ 3.3. Phân bố nơi sinh sống. ................................................................ 64 
Biểu đồ 3.4. Phân bố nơi sinh sống theo nguyên nhân tổn thương. ............... 64 
Biểu đồ 3.5. Phân bố bên thận tổn thương. ..................................................... 65 
Biểu đồ 3.6. Phân bố bên thận tổn thương theo nhóm nguyên nhân. ............. 65 
Biểu đồ 3.7. Phân bố nguyên nhân gây tổn thương mạch máu thận............... 66 
Biểu đồ 3.8. Phân bố mức độ tổn thương thận theo phân độ AAST. ............. 67 
Biểu đồ 3.9. Phân bố mức độ tổn thương thận theo phân độ AAST. ............. 67 
Biểu đồ 3.10. Phân bố tần suất thương tổn phối hợp ...................................... 68 
theo nguyên nhân gây tổn thương. .................................................................. 68 
Biểu đồ 3.11. Phân bố tần suất các bất thường hệ niệu kèm theo trên thận 
có tổn thương mạch máu. ................................................................ 69 
Biểu đồ 3.12. Phân bố tần suất các bệnh lý nền kèm theo. ............................. 71 
Biểu đồ 3.13. Phân bố thời gian điều trị nội khoa bảo tồn. ............................ 72 
Biểu đồ 3.14. Phân bố tần suất các chỉ định chụp mạch số hóa xoá nền. ....... 73 
Biểu đồ 3.15. Phân bố tần suất bệnh nhân với mức độ truyền máu 
trước can thiệp................................................................................. 74 
Biểu đồ 3.16. Phân bố số lượng tổn thương mạch máu thận. ......................... 75 
Biểu đồ 3.17. Phân bố tần suất các loại thương tổn. ....................................... 76 
Biểu đồ 3.18. Phân bố vật liệu sử dụng thuyên tắc. ........................................ 78 
Biểu đồ 3.19. Phân bố loại ống thông mạch máu được sử dụng. ................... 78 
Biểu đồ 3.20. Thành công về kỹ thuật trong lần can thiệp đầu tiên. .............. 79 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Trang 
Hình 1.1. Hình thể trong của thận. .................................................................... 4 
Hình 1.2. Mạch máu thận. ................................................................................. 6 
Hình 1.3. Chấn thương thận độ I, II, III, IV (theo phân loại AAST). ............. 11 
Hình 1.4. Chấn thương thận độ IV, V (theo phân loại AAST). ...................... 12 
Hình 1.5. Tụ máu dưới bao thận ..................................................................... 13 
BN nam, 35 tuổi, tụ máu dưới bao thận do tai nạn giao thông. ...................... 13 
Hình 1.6. Rách vỏ thận và tụ máu quanh thận ................................................ 13 
Hình 1.7. Rách vỏ - tủy không liên quan bể thận, dập gan ............................. 14 
Hình 1.8. Rách nhu mô liên quan hệ thống góp, máu cục trong bàng quang. 14 
Hình 1.9. Teo thận do tổn thương huyết khối động mạch thận. ..................... 15 
Hình 1.10. Tổn thương đứt khúc nối niệu quản - bể thận. .............................. 15 
Hình 1.11. Dụng cụ chọc dò động mạch ......................................................... 22 
Hình 1.12. Mô tả kỹ thuật chọc dò động mạch đùi ......................................... 23 
Hình 2.1. Máy chụp mạch số hóa xóa nền, Philips, Allura CV20. ................. 41 
Hình 2.2. Hệ thống ống thông và dây dẫn. ..................................................... 42 
Hình 2.3. Lipiodol® (Hyphens); Histoacryl® (NBCA); Ultravist®. ............. 43 
Hình 2.4. Tổn thương giả phình xuất phát từ nhánh dưới động mạch 
phân nhánh sớm. ............................................................................. 46 
Hình 2.5. Chụp mạch số hóa xoá nền phát hiện tổn thương giả phình 
xuất phát từ nhánh gian thùy cực dưới thận trái. ............................ 47 
Hình 2.6. Chọn lọc nhánh động mạch gian thùy cực dưới tiếp cận 
tổn thương. ...................................................................................... 48 
Hình 2.7. Nút mạch chọn lọc thương tổn bằng keo Histoacryl®. .................. 48 
Hình 2.8. Diện tích nhu mô thận ..................................................................... 50 
Hình 2.9. Diện tích nhu mô thận bị mất sau nút mạch.................................... 51 
DANH MỤC SƠ ĐỒ 
Trang 
Sơ đồ 1.1. Tiếp cận xử trí chấn thương thận ở người lớn (EAU 2017) .......... 34 
Sơ đồ 1.2. Tiếp cận xử trí vết thương thận (EAU 2017) ................................ 35 
Sơ đồ 2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 58 
Sơ đồ 2.2. Trình tự đánh giá bệnh nhân .......................................................... 59 
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chảy máu thận do nguyên nhân mắc phải là biến cố thường gặp và 
đáng ngại trong thực hành lâm sàng tiết niệu, thường xảy ra sau chấn thương - 
vết thương thận hoặc sau những can thiệp y khoa như phẫu thuật lấy sỏi thận, 
cắt một phần thận, cắt chỏm nang thận, sinh thiết thận 
Trước đây, nếu điều trị nội khoa bảo tồn không hiệu quả, để kiểm soát 
tình trạng chảy máu, không hiếm trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ thận để 
cầm máu [1], [8], [15]. Báo cáo trong nước cho thấy cắt thận để cầm máu 
trong phẫu thuật điều trị chảy máu do chấn thương, vết thương thận và do can 
thiệp y khoa có tỷ lệ khá cao, với tỷ lệ 34,69 đến 67,39% [1], [8]. Tình hình 
trên ở các nước khác cũng tương tự, những trường hợp chảy máu do chấn 
thương - vết thương thận hoặc do can thiệp y khoa khi có chỉ định can thiệp 
ngoại khoa thì khả năng cắt bỏ thận cũng khá cao, với tỷ lệ lên đến 62 - 64% 
[97]. Bên cạnh khả năng cao phải cắt thận thì bệnh nhân còn phải chịu một 
phẫu thuật lớn trong tình trạng nguy kịch và/hoặc phức tạp ở giai đoạn hậu 
phẫu. Trong hơn 2 thập kỷ qua, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán 
hình ảnh và kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, nút mạch chọn lọc giúp điều trị 
hiệu quả đa số các trường hợp chảy máu do thương tổn mạch máu thận [43], 
[111]. Nút mạch thận là kỹ thuậ ... m, J.F. Glenn, Lippincott Williams and Wilkins. p. 1-7. 
 90. Robert K.K, Jeanne M.L, Roy L.G, et al (2000), "Transcatheter 
embolization", in Interventional radiology essentials, J.M. LaBerge, 
et al, Editors., Lippincott Williams và Wilkins, pp. 215-231. 
91. Rosenstein D.I, Morey A.F, J McAninch.W (2004), "Renale Traunma", 
Glenn's Urologic Surgery, S.D. Graham, J.F. Glenn, Editors., 
Lippincott Williams và Wilkins, pp. 89-93. 
92. Sam K., Gahide G., Soulez G., et al (2011), "Percutaneous embolization 
of iatrogenic arterial kidney injuries: safety, efficacy, and impact on 
blood pressure and renal function", J Vasc Interv Radiol, 22 (11), 
pp. 1563-8. 
93. Santucci R.A., J.W. McAninch, Safir M., et al (2001), "Validation of the 
American Association for the Surgery of Trauma organ injury 
severity scale for the kidney", J Trauma, 50 (2), pp. 195-200. 
94. Santucci R.A., McAninch J.M. (2001), "Grade IV renal injuries: 
evaluation, treatment, and outcome", World J Surg, 25 (12), pp. 
1565-72. 
95. Saour M., Charbit J., Millet I., et al (2014), "Effect of renal 
angioembolization on post-traumatic acute kidney injury after high-
grade renal trauma: a comparative study of 52 consecutive cases", 
Injury, 45 (5), pp. 894-901. 
96. Sauk S., Zuckerman D.A. (2011), "Renal artery embolization", Semin 
Intervent Radiol, 28 (4), pp. 396-406. 
97. Schmidlin F.R., Rohner S., Hadaya K., et al (1997), "The conservative 
treatment of major kidney injuries", Ann Urol (Paris), 31 (5), pp. 
246-52. 
 98. Schwartz M.J., Smith E.B., Trost D.W., et al (2007), "Renal artery 
embolization: clinical indications and experience from over 100 
cases", BJU Int, 99 (4), pp. 881-6. 
99. Shariat S.F., Roehrborn C.G., Karakiewicz P.I., et al (2007), "Evidence-
based validation of the predictive value of the American 
Association for the Surgery of Trauma kidney injury scale", J 
Trauma, 62 (4), pp. 933-9. 
100. Shoobridge J.J., Bultitude M.F., Koukounaras J., et al (2013), "A 9-year 
experience of renal injury at an Australian level 1 trauma centre", 
BJU Int, 112 Suppl 2, pp. 53-60. 
101. Sildiroglu Onur, Wael E Saad, Klaus D Hagspiel, et al (2012), 
"Endovascular management of iatrogenic native renal arterial 
pseudoaneurysms", Cardiovascular and interventional radiology, 
35 (6), pp. 1340-1345. 
102. Sofocleous C.T., Hinrichs C., Hubbi B., et al (2005), "Angiographic 
findings and embolotherapy in renal arterial trauma", Cardiovasc 
Intervent Radiol, 28 (1), pp. 39-47. 
103. Somani B.K., Nabi G., Thorpe P., et al (2006), "Endovascular control of 
haemorrhagic urological emergencies: an observational study", 
BMC Urol, 6pp. 27. 
104. Søreide K. (2009), "Epidemiology of major trauma", Br J Surg, 7 (96), 
pp. 697-8. 
105. Sueyoshi E., Sakamoto I., Nakashima K., Minami K., Hayashi, K. 
(2005), "Visceral and peripheral arterial pseudoaneurysms", AJR 
Am. J. Roentgenol, (185), pp. 741–749. 
106. Summerton D.J., Djakovic N., Kitrey N.D., et al (2017), Guidelines on 
Urological Trauma, European Association of Urology. 
 107. Summerton Duncan J., Noam D. Kitrey, Nicolaas Lumen, et al (2012), 
"EAU Guidelines on Iatrogenic Trauma", European Urology, 62 
(4), pp. 628-639. 
108. Takeuchi Y., Morishita H., Sato Y., et al (2014), "Guidelines for the use 
of NBCA in vascular embolization devised by the Committee of 
Practice Guidelines of the Japanese Society of Interventional 
Radiology (CGJSIR), 2012 edition", Jpn J Radiol, 32 (8), pp. 500-
17. 
109. van der Wilden G.M., Velmahos G.C., Joseph D.K., et al (2013), 
"Successful nonoperative management of the most severe blunt 
renal injuries: a multicenter study of the research consortium of 
New England Centers for Trauma", JAMA Surg, 148 (10), pp. 924-
31. 
110. Velmahos G.C., Demetriades D., Cornwell E.E., et al (1998), "Selective 
management of renal gunshot wounds", Br J Surg, 85 (8), pp. 1121-
4. 
111. Vignali C., Lonzi S., Bargellini I., et al (2004), "Vascular injuries after 
percutaneous renal procedures: treatment by transcatheter 
embolization", Eur Radiol, 14 (4), pp. 723-9. 
112. Vozianov S, Sabadash M, Shulyak A (2015), "Experience of renal artery 
embolization in patients with blunt kidney trauma", Cent European 
J Urol, 4 (68), pp. 471-7. 
113. Wang C, Mao Q, Tan F, Shen B (2014), “Superselective renal artery 
embolization in the treatment of renal hemorrhage”, Irish Journal of 
Medical Science, Vol. 183, Issue 1, pp. 59-63. 
 114. Wojciech Szmigielski, Rajendra Kumar, Shatha Al Hilli, Mostafa Ismail 
(2013), "Renal trauma imaging: Diagnosis and management. A 
pictorial review", Pol J Radiol., 78 (4), pp. 27–35. 
115. Wright J.L., Nathens A.B., Rivara F.P., et al (2006), "Renal and 
extrarenal predictors of nephrectomy from the national trauma data 
bank", J Urol, 175 (3 Pt 1), pp. 970-5. 
116. Yamakado K., Nakatsuka A., Tanaka N., et al (2000), "Transcatheter 
arterial embolization of ruptured pseudoaneurysms with coils and n-
butyl cyanoacrylate", J Vasc Interv Radiol, 11 (1), pp. 66-72. 
117. Zeng G., Zhao Z., Wan S., et al (2013), "Failure of initial renal arterial 
embolization for severe post-percutaneous nephrolithotomy 
hemorrhage: a multicenter study of risk factors", J Urol, 190 (6), 
pp. 2133-8. 
118. Zipser Stan (2009), "Safety in the Periprocedural Period", in 
Transcatheter Embolization and Therapy, C.R. David Kessel, 
Editor., Springer, pp. 210-216. 
 PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU 
BN (viết tắt):......... - Ngày nhập viện: Ngày can thiệp:  
Số HS: - Nghề nghiệp: Trình độ văn hóa: . 
Tuổi: - Ngày xuất viện: Ngày tổn thương:  
Giới:  - Nguyên nhân chảy máu 
Chiều cao:  Chấn thương Vết thương Can thiệp y khoa 
Cân nặng: - Thời điểm can thiệp/Chỉ định can thiệp: 
 Cấp cứu Cấp cứu trì hoãn Tiểu máu kéo dài 
 - Tiền căn: 
 Tăng H ĐTĐ 
 Thận độc nhất Suy thận 
 Bệnh tim Bệnh phổi 
 Dị ứng Khác 
Đặc điểm lâm sàng Cơ năng: 
 - Tiểu máu - Mệt 
- Đau hông lưng - Truyền máu 
- Khác:  
Thực thể: 
- Mạch:  - Huyết áp:. 
- Sốt:  - Đề kháng:. 
- Chạm thận: Phải Trái 
- Ấn đau hông lưng: Phải Trái 
- Sốc mất máu:  
 - Truyền máu (mL):.. 
- Khác:  
Cận âm sàng trƣớc can thiệp 
Chỉ số Đơn vị Tổn thƣơng Có Không 
T
P
T
N
T
HC SA Doppler 
BC 
Chụp mạch xoá nền thấy tổn 
thương 
TC Loại tổn thương 
Protein Số tổn thương 
Nitrite Vị trí tổn thương 
M
á
u
CTM Kích thước tổn thương 
Ure MS CTA 
Creatinine 
 Urinoma 
 Heamatoma 
Can thiệp Đặc điểm tổn thƣơng 
 - Thận phải Thận trái 
- Số lượng tổn thương 
- Phân loại chấn thương thận (AAST): 
I II III IV V 
- Vị trí nhánh động mạch tổn thương: 
Trên Giữa Dưới 
 - Loại nhánh động mạch tổn thương: 
ĐM gian thùy ĐM thùy Khác:.. 
- Dạng tổn thương: 
Giả phình AVF 
Phình mạch Khác 
- Tổn thương TM: Có Không 
- Kích thước hồ máu: 
- Kích thước lỗ rò:. 
- Khác:  
Các tham số liên quan can thiệp 
- Đường chọc dò: Động mạch đùi phải Động mạch đùi trái 
- Loại ống thông dùng: Cobra® 5F Vi ống thông 2,7F 
- Thời gian tiếp cận tổn thương:  (phút) 
- Vật liệu nút mạch (ml) 
Gelfoam® Histoacryl® Gelfoam® + Histoacryl® Khác:  
- Thời gian can thiệp (từ khi chọc kim đến khi rút kim): 
- Thành công kỹ thuật: Siêu chọn lọc/ Chọn lọc/ Sai đích/ Thất bại 
- Thành công lâm sàng: Có Không 
Tai biến: Tụt HA Nút mạch sai đích 
Tổn thương m.máu Tụ máu nơi chọc kim 
- Khác:  
THEO DÕI HẬU PHẪU TẠI BV 
- Thời gian hết tiểu máu từ lúc can thiệp:. Phút 
- Sau nút mạch: 
Đau lưng Buồn nôn Truyền máu .(đơn vị) 
Mạch:. Huyết áp: 
Kháng sinh: . (ngày) Giảm đau:  (ngày) Khác:  
 THEO DÕI HẬU PHẪU SAU XUẤT VIỆN (Sau 1 tháng/ 3 tháng) 
 Có Không 
T
P
T
N
T
HC .. Tiểu máu đại thể 
BC .. Siêu âm 
TC .. SA Doppler 
Protein .. 
Nitrite .. 
M
á
u
CTM .. 
Ure .. CTA 
Creatinine .. 
SA: Ghi chú:  
 Phụ lục 2. BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NC 
Kính thưa: Cô, Chú, Anh, Chị! 
Tôi là: BS Đỗ Anh Toàn, học viên nghiên cứu sinh Ngoại Tiết Niệu 
khóa 2010-2013, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
Tôi viết bản thông tin này gửi đến Cô, Chú, Anh, Chị với mong muốn mời 
Cô, Chú, Anh, Chị cùng tham gia một nghiên cứu với tên gọi là: “Nghiên cứu 
phương pháp nút mạch chọn lọc điều trị chảy máu do thương tổn động 
mạch thận”. 
Nghiên cứu viên chính: BS. Đỗ Anh Toàn 
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Ngọc Sinh; PGS.TS. Thái Minh Sâm 
Đơn vị chủ trì: Bộ môn Tiết niệu học, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ 
Chí Minh. 
Mẫu thông tin dưới sẽ giúp Cô, Chú, Anh, Chị hiểu đầy đủ về nghiên 
cứu của chúng tôi trước khi quyết định chấp thuận tham gia nghiên cứu. 
I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 
Mục đích và tiến hành nghiên cứu: 
Gần đây, trên thế giới, phương pháp can thiệp nội mạch nút động mạch 
thận chọn lọc thường được ưu tiên áp dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu 
thận do nguyên nhân mắc phải. Đây là kỹ thuật hình ảnh học can thiệp, giúp 
nút chọn lọc nhánh động mạch tổn thương thông qua lòng mạch máu, nhờ vào 
các ống thông và dây dẫn chuyên biệt. 
 Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào có cỡ mẫu đủ 
lớn đánh giá về phương pháp can thiệp nội mạch nút động mạch thận chọn lọc 
trong các bệnh chảy máu do thương tổn động mạch thận. Vì vậy, chúng tôi 
quyết định tiến hành đề tài “nghiên cứu phương pháp nút mạch chọn lọc điều 
trị chảy máu do thương tổn động mạch thận”. 
 Việc Cô, Chú, Anh, Chị tham gia vào nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp 
thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả của phương pháp nút động mạch thận 
chọn lọc trong điều trị chảy máu do tổn thương động mạch thận, từ đó giúp 
chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này, nhằm đưa ra những quyết 
định đúng đắn hơn trong thực hành điều trị cho người bệnh. 
Quy trình tiến hành: 
Sau khi Cô, Chú, Anh, Chị đồng ý tham gia nghiên cứu, Cô, Chú, Anh, 
Chị sẽ được khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đó, Cô, Chú, 
Anh, Chị sẽ được khảo sát DSA và tiến hành can thiệp dựa vào hình ảnh tổn 
thương mạch máu ghi nhận được. Kết quả can thiệp và các thông tin liên quan 
đến kỹ thuật sẽ được sử dụng làm số liệu nghiên cứu. Sau xuất viện Cô, Chú, 
Anh, Chị đến tái khám định kỳ sau 1 và 3 tháng. 
Quá trình can thiệp cho Cô, Chú, Anh, Chị sẽ do nhóm nghiên cứu trực 
tiếp thực hiện, và tôi (BS Đỗ Anh Toàn) sẽ theo dõi và ghi nhận kết quả can 
thiệp. 
Thời gian tiến hành đề tài từ 6/2010 đến 2/2017 
Đối tƣợng tham gia: 
Cô, Chú, Anh, Chị được mời tham gia vào nghiên cứu vì Cô, Chú, Anh, 
Chị bị chảy máu do tổn thương động mạch thận và được điều trị tại Bệnh viện 
Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 6/2010 đến 2/2017. 
 Việc Cô, Chú, Anh, Chị tham gia vào nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp 
thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả của phương pháp nút động mạch thận 
chọn lọc trong điều trị chảy máu do tổn thương động mạch thận, từ đó giúp 
chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này, nhằm đưa ra những quyết 
định đúng đắn hơn trong thực hành điều trị cho người bệnh. 
Quyền lợi khi tham gia: 
 Đây là phương pháp mới, tiến bộ, được thực hiện nhiều nơi trên thế 
giới, làm tăng khả năng kiểm soát chảy máu và tránh được các biến chứng 
liên quan mổ mở. Vì vậy, khi tham gia nghiên cứu Cô, Chú, Anh, Chị sẽ được 
áp dụng phương pháp mới này để chẩn đoán và điều trị tổn thương. 
Vì đây là nghiên cứu không có tài trợ, nguồn tài chính của nghiên cứu 
viên có giới hạn nên chúng tôi thành thật xin lỗi không thể hỗ trợ kinh phí cho 
việc điều trị của Cô, Chú, Anh, Chị. Tuy nhiên, nếu quý Cô, Chú, Anh, Chị 
có bảo hiểm y tế thì sẽ được chi trả một phần viện phí khi tham gia nghiên 
cứu này. 
Các nguy cơ và bất lợi: 
 Các nguy cơ liên quan đến thủ thuật có thể xảy ra gồm đau, khó chịu, tụ 
máu tại vị trí chích ống thông, chảy máu nơi chích đưa ống thông vào, tổn 
thương mạch máu, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là đột quị. Khi mạch máu 
được làm tắc có thể làm giảm tưới máu mô gây ra tổn thương, thậm chí hoại 
tử mô. Hơn nữa, việc làm tắc mạch máu này gây giảm lượng máu phía xa dẫn 
đến tổn thương mô vùng đó. Tác hại của chất cản quang gồm dị ứng và suy 
thận. Các thuốc an thần giảm đau có thể gây hít sặc (dịch và thức ăn) và suy 
hô hấp. Bên cạnh các nguy cơ tiềm tàng của thủ thuật, chất cản quang, thuốc 
an thần còn các nguy cơ không lường trước khác bao gồm nguy cơ tử vong. 
Việc áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch nút động mạch thận 
chọn lọc để xử trí chảy máu thận do nguyên nhân mắc phải trong nghiên cứu 
hoàn toàn đúng chỉ định, là phương pháp can thiệp được ưa chuộng hiện nay 
trên thế giới và gần đây được áp dụng rải rác tại Việt Nam. 
Ngƣời liên hệ: 
Nếu Ông, Chú, Anh có bất kì thắc mắc gì có thể liên hệ với: 
1. GS.TS. Trần Ngọc Sinh, Bộ môn Tiết niệu học, ĐHYD TP. Hồ Chí 
Minh, điện thoại: 0983723493. 
 2. PGS.TS. Thái Minh Sâm, Bộ môn Tiết niệu học, ĐHYD TP. Hồ Chí 
Minh, điện thoại: 0918136666. 
3. THS.BS. Đỗ Anh Toàn, Bộ môn Tiết niệu học, ĐHYD TP. Hồ Chí 
Minh, điện thoại: 0983707036. 
S t nguyện tham gia: 
Cô, Chú, Anh, Chị được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc 
tham gia. 
Cô, Chú, Anh, Chị có thể rút lui bất kì thời điểm nào mà không bị ảnh 
hưởng gì đến quá trình điều trị, chăm sóc của Cô, Chú, Anh, Chị đang được 
hưởng. 
Tính bảo mật: 
Những thông tin của Cô, Chú, Anh, Chị sẽ được bảo mật bằng cách mã 
hóa bằng chữ số thay cho tên họ của Cô, Chú, Anh, Chị. Cô, Chú, Anh, Chị 
không cần cung cấp chi tiết thông tin liên lạc. 
Chỉ nghiên cứu viên chính BS Đỗ Anh Toàn là người tiếp cận thông tin 
khảo sát. Mọi thông tin của Cô, Chú, Anh, Chị chỉ sử dụng cho mục tiêu 
nghiên cứu. Chúng tôi cam đoan không chia sẻ thông tin với bất kì ai ngoài 
nhóm nghiên cứu. 
Sau khi xử lý thông tin, thông tin sẽ được công bố dưới dạng tỷ lệ phần 
trăm(%). Không trình bày dưới dạng cá nhân và không có dấu hiệu nhận 
dạng. Sau 5 năm thông tin sẽ bị hủy. 
II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu 
hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói 
chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu 
hỏi, đặc biệt các nguy cơ và biến chứng xảy ra khi nghiên cứu. Tôi nhận một 
 bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia 
nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu này: 
Chữ ký của ngƣời tham gia: 
Họ tên___________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của Nghiên cứu vi n/ngƣời lấy chấp thuận: 
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình 
nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin 
trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Cô, Chú, Anh, Chị 
và Cô, Chú, Anh, Chị đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc Cô, 
Chú, Anh, Chị tham gia vào nghiên cứu này. 
Họ tên ___________________ Chữ ký___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
 Phụ lục 3. HỘI ĐỒNG Y ĐỨC ĐHYD TP.HCM 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phuong_phap_nut_mach_chon_loc_dieu_tri_ch.pdf