Luận án Nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu Phan Rang
Cừu là gia súc nhỏ nhai lại có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Úc, Nam Phi, với mục đích lấy thịt, lông, da và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Cừu là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều loại cây, cỏ và những phụ phẩm nông nghiệp khác. Cừu hiền lành dẻo dai, chịu đựng kham khổ tốt và tăng trưởng khối lượng nhanh. Nuôi cừu có thể tận dụng được lao động, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, mặt khác quay vòng vốn nhanh.
Cừu Phan Rang là một giống cừu ngoại được du nhập vào nước ta từ hàng trăm năm nay và được nuôi nhiều ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận thuộc Nam Trung bộ. Đây là vùng nắng nóng, nhiệt độ bình quân năm là 27 0C- 29 0C, nóng quanh năm và không có mùa lạnh, lượng mưa trung bình thấp, nhiều năm có lượng mưa trung bình chỉ là 717 mm/năm, năm cao nhất là 1300 mm.
Trong những năm gần đây chăn nuôi cừu đã phát triển, trước năm 1975 đàn cừu có khoảng 14.000-15.000 con, năm 2004 có trên 47.000 con, năm 2012 lên tới 87.743 con (Cục Chăn nuôi, 2012) tăng gần gấp đôi so với năm 2004.
Giống cừu Phan Rang có đặc điểm nhỏ con, năng suất thấp nhưng chất lượng thịt ngon, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, hiền lành, dễ nuôi. Vì vậy, đàn cừu qua nhiều thế hệ vẫn tồn tại và được nuôi rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là giống cừu thịt có khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát pha có đồng cỏ nghèo và khô. Do đặc tính của cừu Phan Rang chịu kham khổ, ăn được nhiều loại thức ăn, được nuôi ở nhiều địa hình khác nhau nên rất được người dân quan tâm và chúng cũng thích hợp với phương thức nuôi thâm canh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sinh trưởng, sinh sản, cho thịt và một số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu Phan Rang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGÔ THÀNH VINH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI NGÔ THÀNH VINH NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, CHO THỊT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT CỦA CỪU PHAN RANG Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã số : 62 - 62 - 01 - 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đinh Văn Bình PGS.TS. Nguyễn Kim Đường HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các nội dung nghiên cứu, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan những trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ địa chỉ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đều được cám ơn. Hà Nội, năm 2014 Tác giả luận án NGÔ THÀNH VINH LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Văn Bình và PGS.TS. Nguyễn Kim Đường dành thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án . Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các anh chị trong Phòng, các bộ môn liên quan của Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Vũ Chí Cương, TS. Phạm Kim Cương- Viện Chăn nuôi, PGS.TS. Lê Đình Phùng - Trường Đại học Nông Lâm Huế, Thạc sỹ. Ngô Đình Tân Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, cán bộ giáo viên Bộ môn di truyền giống vật nuôi- Khoa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản -Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về các lời khuyên quý báu cho Luận án này. Nhân dịp nàỳ. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em là cán bộ kỹ thuật đã và đang tham gia thực hiện đề tài về con cừu Phan Rang từ 2007 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình về mọi mặt của toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trạm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật Chăn nuôi Ninh Thuận. Các anh chị em bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi.Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan đoàn thể và các cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn vợ và các con tôi, Anh chị em ruột thịt hai họ nội ngoại đã động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận án này. Hà nội, năm 2014 Tác giả luận án NGÔ THÀNH VINH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt tiếng Việt ADF Xơ không tan trong môi trường axit ADL Lignin không tan trong môi trường axit BCS Điểm thể trạng CSDT Chỉ số dài thân CSKL Chỉ số khối lượng CSTM Chỉ số tròn mình ĐC Đối chứng DT Cơ thăn ĐVT Đơn vị tính EVB Giá trị giống ước tính F1 Con lai (Dorper x Phan Rang) G Gam KCLĐ Khoảng cách lứa đẻ KLPGLĐ Khối lượng phối giống lần đầu KLSS Khối lượng sơ sinh KP Khẩu phần ST Cơ bán nguyệt TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TGĐDL Thời gian động dục trở lại TGĐDLĐ Thời gian động dục lần đầu TGPGLĐ Thời gian phối giống lần đầu VCK Vật chất khô WHC Độ mọng nước Tiếng Anh ADG Average daily gain ANOVA Analysis of variance Cm Centimet CP Crude protein DM Dry matter DMI Dry matter intake EU European Union FAO Food and agriculture organization of the United Nation FCR Feed conversion ratio FSH Follice Sitmulating Hormone LH Luteing Hormone LW Live weight ME Metablism energy NRC National Research Council Pr Protein DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới 4 Bảng 2.2: Mười tám quốc gia có đàn cừu nhiều nhất trên thế giới 5 Bảng 2.3: Hai gen chính qui định khả năng sinh sản cao ở cừu (Davis, 2004) 12 Bảng 2.4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt 24 Bảng 3.1: Khối lượng, vòng ngực, dài thân chéo và cao vây từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi của cừu Phan Rang tại Ba Vì và Ninh Thuận 47 Bảng 3.2: Khối lượng cừu Phan Rang theo giới tính qua các tháng tuổi (kg) 48 Bảng 3.3a: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và Ninh Thuận (g/con/ngày) 50 Bảng 3.3b: Sinh trưởng tương đối của đàn cừu Phan Rang ở Ba Vì và Ninh Thuận (%) 51 Bảng 3.4:Chỉ số cấu tạo thể hình cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận 52 Bảng 4.1: Khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì 64 Bảng 4.2a: Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì 66 Bảng 4.2b. Ảnh hưởng của mùa vụ phối giống và mùa vụ đẻ đến một số chỉ tiêu sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận 67 Bảng 4.3a: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ba Vì 69 Bảng 4.3b: Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh sản của cừu nuôi ở Ninh Thuận 70 Bảng 5.1: Sơ đồ thí nghiệm 1 (cừu 6 tháng tuổi) 76 Bảng 5.2: Sơ đồ thí nghiệm 2 (cừu 9 tháng tuổi) 76 Bảng 5.3: Công thức thức ăn tinh hỗn hợp 77 Bảng 5.4: Giá trị dinh dưỡng của cỏ Voi 77 Bảng 5.5: Thành phần dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn có tỷ lệ thô: tinh khác nhau 78 Bảng 5.5: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu 82 Bảng 5.6: Ảnh hưởng của khẩu phần đến thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu 83 Bảng 5.7: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 6 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD) 83 Bảng 5.8: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến khả năng tăng khối lượng của cừu 84 Bảng 5.9: Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm đến khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của cừu 85 Bảng 5.10: Tỷ lệ thân thịt và một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể của cừu lúc 9 tháng tuổi vỗ béo với các khẩu phần khác nhau (Mean ± SD) 86 Bảng 5.11: Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu (9 tháng) 87 Bảng 6.1: Khối lượng của cừu lai (Dorper x Phan Rang) qua các tháng tuổi 107 Bảng 6.2a: Sinh trưởng tuyệt đối của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) (g/con/ngày) 108 Bảng 6.2b: Sinh trưởng tương đối của cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) (%) 109 Bảng 6.3: Khả năng sinh sản của cừu lai F1 (Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang 110 Bảng 6.4: Kết quả mổ khảo sát cừu lai F1(Dorper x Phan Rang) và cừu Phan Rang 111 Bảng 6.5: Kết quả phân tích chất lượng thịt cừu lai F1 112 Đồ thị 6.1. So sánh đường sinh trưởng của cừu Phan Rang và cừu F1(DorperxPR) 108 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cừu là gia súc nhỏ nhai lại có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Úc, Nam Phi, với mục đích lấy thịt, lông, da và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Cừu là loài ăn tạp, chúng có thể ăn được rất nhiều loại cây, cỏ và những phụ phẩm nông nghiệp khác. Cừu hiền lành dẻo dai, chịu đựng kham khổ tốt và tăng trưởng khối lượng nhanh. Nuôi cừu có thể tận dụng được lao động, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, mặt khác quay vòng vốn nhanh. Cừu Phan Rang là một giống cừu ngoại được du nhập vào nước ta từ hàng trăm năm nay và được nuôi nhiều ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận thuộc Nam Trung bộ. Đây là vùng nắng nóng, nhiệt độ bình quân năm là 27 0C- 29 0C, nóng quanh năm và không có mùa lạnh, lượng mưa trung bình thấp, nhiều năm có lượng mưa trung bình chỉ là 717 mm/năm, năm cao nhất là 1300 mm. Trong những năm gần đây chăn nuôi cừu đã phát triển, trước năm 1975 đàn cừu có khoảng 14.000-15.000 con, năm 2004 có trên 47.000 con, năm 2012 lên tới 87.743 con (Cục Chăn nuôi, 2012) tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Giống cừu Phan Rang có đặc điểm nhỏ con, năng suất thấp nhưng chất lượng thịt ngon, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, chịu được kham khổ, hiền lành, dễ nuôi. Vì vậy, đàn cừu qua nhiều thế hệ vẫn tồn tại và được nuôi rộng rãi ở các trang trại vừa và nhỏ ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là giống cừu thịt có khả năng phát triển tốt trên vùng đất cát pha có đồng cỏ nghèo và khô. Do đặc tính của cừu Phan Rang chịu kham khổ, ăn được nhiều loại thức ăn, được nuôi ở nhiều địa hình khác nhau nên rất được người dân quan tâm và chúng cũng thích hợp với phương thức nuôi thâm canh. Ở miền Bắc, đàn cừu được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đàn cừu đưa ra từ Ninh Thuận vào năm 1998 với số lượng 5 con đực và 63 con cái và sau đó được nuôi thử nghiệm ở các tỉnh như Hà Tây, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh. Nhìn chung đàn cừu Phan Rang được nuôi ở phía Bắc đã phát triển tốt, dễ nuôi, thích ứng với điều kiện chăn nuôi ở các vùng khác nhau. Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở nước ta đặc biệt là chăn nuôi cừu hướng thịt đã phát triển do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Trong quá trình chọn lọc nhân giống, chúng ta đã thành công với nhiều giống gia súc cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, trong đó con cừu là thế mạnh của Ninh Thuận, vì nó thích nghi với vùng nhiều nắng, ít mưa, quanh năm khô hạn. Tuy nhiên cừu Phan Rang do giao phối cận thân qua nhiều đời nên có nguy cơ bị thoái hóa. Theo nhận xét của Lê Viết Ly, 1991; Đoàn Đức Vũ, 2006; Đinh Văn Bình, 2009 thì khả năng sinh sản, sinh trưởng của đàn cừu có chiều hướng giảm, điều này có thể do công tác sử dụng đực giống chưa được quan tâm, vì vậy luân chuyển, làm tươi máu đàn cừu bằng các giống khác nhằm hạn chế tình trạng đồng huyết và nâng cao chất lượng con giống sẽ là giải pháp khả thi. Để có một cách nhìn tổng thể về hình ảnh con cừu Phan Rang, hoàn thiện bổ sung các chỉ tiêu năng suất của giống cừu này góp phần phát triển nuôi cừu có hiệu quả thiết thực cần phải đánh giá một cách đầy đủ hơn về giống cừu Phan Rang. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt của cừu Phan rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận - Đánh giá khả năng nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi cừu thông qua giải pháp nuôi vỗ béo và lai với cừu Dorper nhập nội. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần tư liệu hóa các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận và các kết quả về sinh trưởng của con lai và số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo. Các kết quả của luận án là những tài liệu khoa học để tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên đại học, thạc sỹ, tiến sỹ ngành nông nghiệp và sinh học ở các Trường đại học, Viện nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án đã cung cấp được số liệu tổng thể về tình hình và phân tích một số các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng thịt cũng như cho thấy tiềm năng để định hướng cho phát triển chăn nuôi cừu tại các địa phương. Đề tài luận án đã góp phần cho việc định hướng cho các cơ sở chăn nuôi cừu giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi cừu thông qua vỗ béo và lai với cừu nhập nội, phù hợp điều kiện chăn nuôi tại Ninh Thuận. Góp phần làm tăng số lượng, đảm bảo chất lượng giống cừu, đưa ngành chăn nuôi cừu phát triển tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương và cung cấp sản phẩm cho thị trường, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho người dân, nhất là các hộ nghèo. 1.4. TÍNH MỚI, ĐỘC ĐÁO, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về cừu, nhưng đây là lần đầu tiên khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho thịt của cừu Phan Rang nuôi tại Ba Vì và Ninh Thuận và kết quả về sinh trưởng của con lai, số lượng, chất lượng thịt cừu khi vỗ béo được nghiên cứu có hệ thống và logic. CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 2.1. Giới thiệu chung về cừu Cừu thuộc lớp động vật có vú, thuộc bộ guốc chẵn, phân bộ: Nhai lại, họ Bovina – họ phụ Caprinea. Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại loại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế giới với mục đích lấy thịt, sữa, lông và da. Bảng 2.1: Số lượng cừu ở các châu lục và lãnh thổ trên thế giới Châu lục Năm 2009 2010 2011 Toàn thế giới 1.076.680.844 1.078.326.625 1.043.712.633 Các nước phát triển 179.951.047 185.467.364 134.760.572 Các nước đang phát triển 160.043.952 160.545.507 164.291.922 Châu Âu 101.279.747 99.155.068 96.788.620 Châu Á 450.657.635 449.860.421 463.575.597 Châu Phi 295.797.644 304.943.682 255.481.282 Châu Đại Dương 105.130.300 100.655.100 104.238.100 Châu Mỹ 93.430.618 92.901.198 93.101.675 Nguồn: FAO, 2012. Theo thống kê của FAO, (2012) số lượng cừu trên thế giới có khoảng hơn 1 tỷ con. Trong đó, đàn cừu tập trung nhiều nhất ở các nước đang phát triển như ở châu Á có 463.575.597 con (chiếm 44,41% tổng đàn cừu của cả thế giới); tiếp theo là châu Phi 255.481.282 con (chiếm 24,47% tổng đàn cừu thế giới); châu Đại Dương có số lượng cừu đứng thứ 3 thế giới là 104.238.100 (chiếm 9,98% tổng đàn); châu Âu có số lượng cừu là 96.788.620 con (chiếm 9,27% tổng đàn) và cuối cùng là châu Mỹ có 93.101.675 con (chiếm 8,92% tổng đàn). Ngày nay những nước có ngành chăn nuôi cừu phát triển, có số lượng nhiều, có chất lượng giống tốt phải kể đến Vương quốc Anh, Úc, New Zeland, Mỹ, Canada, Nam Phi và nhiều nhất là Trung Quốc. Mật độ chăn nuôi cừu trên thế giới tập trung nhiều nhất ở châu Á là các nước thuộc Nam Á, Tây Á và các nước Trung Đông, còn ở Trung Quốc, Mông Cổ thì tập trung phía Bắc Trung Quốc và vùng Nội Mông. Theo thống kê của FAO (2012) số lượng cừu nuôi nhiều ở 18 quốc gia (Bảng 2.2) Bảng 2.2: Mười tám quốc gia có đàn cừu nhiều nhất trên thế giới TT Quốc gia Số lượng (triệu con) 2009 Số lượng (triệu con) 2010 Số lượng (triệu con) 2011 Tỷ lệ % tăng giảm 2011 so 2009 1 Trung Quốc 128,56 134,02 138,84 8,0 2 Ấn Độ 73, 17 73,99 74,50 1,8 3 Úc 72,74 68,08 73,1 0,5 4 I-ran 50,00 49,50 49,00 -2 5 Xu-đăng 51,55 52,08 52,0 0,87 6 Ni-giê-ri-a 34,69 37,42 38,00 9,5 7 Niu Di-lân 32,38 32,56 31,01 -4,2 8 Anh (UK) 31,45 31,08 31,63 0,57 9 Pa-ki-xtan 27,43 27,76 28,09 2,4 10 Ê-ti-ô-pi-a 25,02 25,97 25,51 1,9 11 Thổ Nhĩ Kỳ 23,97 21,79 23,09 - 3,6 12 Nam Phi 24,99 24,50 24,30 -2,7 13 Các nước thuộc Nga 19,60 19,85 19,76 0,8 14 Tây Ban Nha 19,72 18,55 17,01 -13,7 15 Xy-ri 18,33 15,51 18,07 -4 ... -226. Robinson, J.J. 1981. Photoperiodic and nutritional influences on the reproductive performance of ewes in accelerated lambing systems. In: Proceedings of the 32nd Annual Meeting of the European Association for Animal Production, vol. III-2. Zagreb,31 August–3 September, pp. 1–10. Robinson, J.J. 1996. Nutrition and reproduction. Anim. Reprod. Sci. 42, 25–34. Romedi ÇELİK, Alper Yilmaz. 2010. Certain meat quality characteristics of Awassi and Turkish Merino × Awassi (F1) lambs. Turk. J. Vet. Anim. Sci. 2010; 34(4): 349-357 Roque, A.P., Osorio, S.J.C-da, P.O. Jardim, N.M. Oliveira De, M.T.M. Osorio, Da-S. Osorio, J.C and De-Oliveira, N.M. 1999. Meat production in five lambs breeds 6. Relative development. Ciencia- Rural, 29(3): 549-53. (CAB. Abst. 1998/08-2000/07). Rosa, H.J.D and M.J. Bryant. 2003. Seasonality of reproduction in sheep. Small Ruminant Research 48155-171. Rousset-Akrim, S., O.A. Young and J.L. Berdague. 1997. Diet and growth effects in panel assessment of sheepmeat odour and flavour. Meat Sci., 45: 169-181. Ruvuna, F., Taylor, J.F. Okeyo, M. Wanyoike, M and Ahuya, C. 1992. Effects of feed and castration on slaughter weight and carcass composition of goats. Small Ruminant Research.7: 175-183. Sandip Banerjee. 2011. Carcass Composition of Shahabadi Sheep Reared on Natural Pastures in Hot and Humid Climate of Eastern India World Applied Sciences Journal 14 (4): 506-509, ISSN 1818-4952 Sañudo, C., Sánchez, A and Alfonso, M. 1998a. Small ruminants production systems and factors affecting lamb meat quality. Meat Science, 49-Suppl.(1): S29-S64. Scammell, J., Wallace, A. Jolly, S. 2006. Agricultural Experience Review. Productive Nutrition, Walkerville, South Australia. Schanbacher, B.D., Lunstra, D.D. 1976. Seasonal changes in sexual activity and serum levels of LH and testosterone in Finnish Landrace and Suffolk rams. J. Anim. Sci. 43, 644–650. Schoeman, S.J. and Burger, R. 1992. Performance of Dorper sheep under an accelerated lambing system.Small Rumin. Res. 9, 265. Schoeman, S.J. 2000. A comparative assessment of Dorper sheep in different production environments and systems. Small Rumin. Res. 36, 137-146. Searle, T.W., Graham, N.M and O’Callaghan, M. 1972. The chemical composition of the body. J. Agric. Sci. 79:371-382. Seideman, S. C. and Crouse, J.D. 1986. The effects of sex condition, genotype and diet o n bovine muscle fibre characteristics. Meat Sci., 17: 55-72. Sen U., Sirin, E. Ulutas, Z and Kuran, M. 2011. Fattening performance, slaughter, carcass and meat quality traits of Karayaka lambs. Trop Anim Health Prod 43, 409–416. Seyoum Bedie and Zinash Sileshi. 1989.The composition of Ethiopian feed stuffs Research report no.6.Institute of agriculture research (IAR), Addis Ababa, Ethiopia.33p. Shackelford, S.D., Leymaster, K.A. Wheeler, T.L and Koohmaraie, M. 2005. Lamb meat quality progress report number 1. Preliminary results of an evaluation of effects of breed of sire on carcass composition and sensory traits of lamb. Shahjalal, Md., Galbraith, H and Topps, J.H. 1992. The effect of changes in dietary protein and energy on growth, body composition and mohair fibre characteristics of British Angora goats. Animal Production. 54:405-412. Shelton, M. 2000. Reproductive performance of sheep exposed to hot environments. Malik 186 Suffolk as affected by heat stress, under the conditions of Egypt. Egypt Journal of Sheep and Goats Desertic Animal Science, Vol.1, No.1, pp. 47-62. Shrestha, J.N.B. and Heaney, D.P. 2004. Review of Canadian, Outaouais and Rideau Arcott breeds of sheep: Crossbreeding, registration and subsequent release to the Canadian sheep industry. Small Rum. Res.55: 1-13. Shrestha, J.N.B., Boylan, W.J and Rempel, W.E. 2008a. Evaluation of sheep genetic resources in North America: Lamb productivity of purebred, crossbred and synthetic populations. Can. J. Anim. Sci., 88: 391-398 Sidwell, G.M., and Miller, L.R. 1971. Production in some pure breeds of sheep and their crosses. III. Production indexes in ewes. J. Anim. Sci. 32:1095–1098. Silva, P.M., da Quitana, W. N. M. Teixeira, L. H. D. Costanzi, A.R and Rogrigues, C.O. 1980. Effect of castration in sheep. In Pesquisa em ovinos no Brasil1975-1979, p.101. Singh, V.K and Karim, S.A. 2003: Emerging trends in meat production from sheep and its export potential. In: Proceedings of the Interaction Seminar on “Meat production and export potential: Impact of globalization and quality concepts,” 17 September, Central Institute for Research on Goats, Makhdoom, Farah, Mathura (UP), India pp. 18-30. Smith, J.F.1991. A review of recent developments on the effect of nutrition on vulation rate (the flushing effect with particular referrence to research at Ruakura.ProcNZ soc Anim Prod,51,15-23. Smith, A., Calder, A.G. Lough, A.K and Duncan, W.R. 1979. Identification of methyl-branched fatty acids from the triacylglycerols of subcutaneous adipose tissue of lambs. Lipids, 14: 953- 960. Smith, G.C., Dutson, T.R. Hostetler, R.L and Carpenter, Z.L. 1976. Fatness, rate of chilling and tenderness of lambs. J. Food Sci., 41: 748-756. Snowder, G.D and Duckett, S.K. 2003. Evaluation of the South African Dorper as a terminal sire breed for growth, carcass, and palatability characteristics J ANIM SCJ 2003, 81:368-375. Snowder, G.D., Glimp, H.A and R.A. Field, R.A. 1994. Carcass characteristics and optimal slaughter weights in four breeds of sheep. J. Anim. Sci., 72: 932-937. Sodiq, A., Yuwono, P and Santosa, S.A. 2011. Litter Size and Lamb Survivability of Batur Sheep in Upland Areas of Banjarnegara Regency, Indonesia No. 60, Po. Box 110, Purwokerto 53122, Jawa-Tengah, Indonesia Animal Production 13(3):166-172 Solomon, M., Kemp, J. Moody, W. Ely, D and Fox, J. 1980. Effect of breed and slaughter weight on physical, chemical and organoleptic properties of lamb carcasses. J. Anim. Sci., 51: 1102-1107. Solomon Gizaw, Solomon Abegaz, and Yohannes Gojam. 1995. Factors affecting preweaning survival of Horro lambs at Bako Research Center. In: Proceedings of The Third National Conference of Ethiopian Society of Animal Production (ESAP), Addis Ababa. ESAP. pp: 140-145. Souza, C.J., Macdougall, C. Campbell, B.K. Mcneilly, A.S. Baird, D.T. 2001: The Booroola (FecB) phenotype is associated with a mutation in the bone morphogenetic receptor type 1 B (BMPR1B) gene. Journal of Endocrinology. 169, 1–6. Srivastava, V.K. and Roy, A. 1971. The influence of season, birth, age and nutrition on the organ weights of Magra lambs. Indian J. Anim. Sci., 41: 1060-65. Stanton, T.L and LeValley, S.B. 2006. Lamb feedlot nutrition, Colorado State University Cooperative Extension.Retrieved 26 April 2006 from Streitz, E., Baulain, U and Kallweit,E. 1994. Estimation of body composition in live lambs by means of Magnetic Resonance Imaging (MRI).Paper presented at the 45th Annual meeting of the European Association for Animal Production (EAAP).5-8 September, Edinburgh, UK. Stobart, R.H., Bassett, J.W. Cartwright, T.C and Blackwell, R.L. 1986. An analysis of body weights and maturing patterns in Western Range ewes. Journal of Animal Science 63 (3): 729-740. Štolc, L., Ptáček, M. Stádník, L. Lux, M. 2011. Effect of selected factors on basic reproduction, growth and carcass traits and meat production in Texel sheep. Acta universitatis agriculturae et silviculturae. Mendelianae. Brunensis., 2011, Vol: LIX 29, No. 5, pp. 247-252. Sultana, N., Hossain, S.M.J. Chowdhury, S.A. Hassan, M.R and Ershaduzzaman, M. 2010. Effects of age on intake, growth, nutrient utilization and carcass characteristics of castrated na-tive sheep. Goat and Sheep Production Research Division, Bangladesh Livestock Research Institute, Savar, Dhaka-1341, Bangladesh Bangl. Vet. 27,62-73. Susic, V., Pavic, V. Mioc, B. Stokovic, I and Ekert Kabalin, A. 2005. Seasonal variations in lambs birth weight and mortality. Vet. Arhiv. 75, 375–381. Tafa, A., Melaku, S and Peters, K.J. 2010. Africa. Supplementation with linseed (Linum usitatissimum) cake and/or wheat bran on feed utilization and carcass characteristics of Arsi-Bale sheep. Trop Anim. Health Prod., 42(4): 677-685. Taylor and Francis. 2002. Effects of feeding limited roughage to sheep on Ewe performance economic a spects and behaviour. Aceepted december 8, 2001 Acta Agric. Scand., Sect. A, Animal Sci 52: 65-71. Terrill, C. E. and Maijala, K. 1991. Breed comparisons for meat production in sheep. In: Maijala, K (ed.). 1991. Genetic resources of pig, sheep and goat. World Animal Science. B8:257-276. Thatcher, L.P.and Gaunt, G.M. 1992. Effects of growth path and post-slaughter Chilling regime on carcass composition and meat quality of ewe lambs. Australian J. Agri.Res. 43: 819-830. Tibbo, M. and Tefera, G. 2004. Phenotypic characteristics of the Bonga sheep in Keffa Zone. Field Mission Report. Animal Genetic Resources, ILRI, Addis Ababa. 8 pp. Tibbo, M. 2006. Productivity and health of indigenous sheep breeds and crossbreds in the central Ethiopian highlands. Doctoral dissertation. ISSN 1652-6880, ISBN 91-576-7100-1 Tuah, A.K. and Baah, J. 1985. Reproductive performance, pre-weaning growth rate and pre-weaning lamb mortality of Djallonke sheep in Ghana. Tropical Animal Health and Production. 17(2):107-113. Turner, H.N. 1977. Anim. Breed Abstrre.45: 9 Ugur Sen., Mehmet Kuran and Umran Ensoy. 2013. Growth performance, carcass and meat quality of Karayaka female lambs born in different seasons. Faculty of Agriculture, Ondokuz Mayis University, Samsun, Turkey, Faculty of Engineering and Natural Sciences, Gaziosmanpasa University, Tokat, Turkey Archiv Tierzucht 56;31 doi: 10.7482/0003-9438-56-031 Unal, N., Akcapınar, H. Atasoy, F and Aytac, M. 2006. Some reproductive and growth traits of crossbred genotypes produced by crossing local sheep breeds of Kivircik x White Karaman and Chios x White Karaman in steppe conditions. Arch Tierz 49 , 55-63. Valencia, Z.M., Castillo, H and Berruecos, J. 1975. Reproduccion y Manejo del borrego Tabasco o Peliguey,Tecnica Pecuaria 66-72. Valencia, Z.M., Salinas, T.E and Berruecos, V.J.M. 1974b. Crecimiento y productividad del borrego Tabasco o Peliüey al ano de edad. 11 a Reunión Annual del INIP,p.2. Sheep and Goat. Villete, Y. and Theriez, M. 1981. Influence of birth weight on lamb performance at slaughter.2.Carcass and chemical composition of lambs slaughtered at the same weight. Annales-de-Zootechnic.30(2): 169-18. Vivien-Roels, B., Pévet, P. 1983. The pineal gland and the synchronization of reproductive cycles with variations of the environmental climatic conditions, with special reference to temperature. Pineal Res. Rev. 1, 91–143. Walstra, P. and de Greef., K.H. 1995. Aspects of development and body composition in pigs.In: Ender, K (ed.).Proceedings of 2nd Dummerstorf muscle-workshop.Muscle growth and meat quality. Rostock, 17-19 May, 1995. pp. 183-1 Wan Mohamed, W.E. 1987. Integration of small ruminants with rubber and oil palm cultivation in Malaysia. In: Small Ruminants Pro duction Systems in South and Southeast Asia: Proceedings, Bogor, Indonesia, October 6-10, 1986. Edited by C. Devendra. Ottawa: International Development Research Centre, 1987. pp. 239-256. Wayne, N.L., Malpaux, B. Karsch, F.J. 1989. Social cues can play a role in timing onset of the breeding season of the ewe. J. Reprod. Fertil. 87, 707–713. Wilson, R.T. and Light, D. 1986. Livestock production in central Mali: Economic characters and productivity indices for tradi-tionally managed goats and sheep. J. Anim. Sci. 62:567–575. Yilmaz, O., Denk, H and Bayram, D. 2007. Effects of lambing season, sex and birth type on growth performance in Norduz lambs. Small Rum. Res. 68, 336–339. Young, O. A., Berdague, J.L. Viallon, C. Rousset-Akrim, S and Theriez, M. 1997. Fat-borne volatiles and sheepmeat odour. Meat Sci., 45: 183-200. C. Tài liệu tham khảo tiếng Pháp Bouix, J., Kadiri, M. 1975. Un des éléments majeurs de la mise en valeur des palmeraies: la race ovine D’man. Options Méditerranéennes, 26: 87- 93. Institus de l’Elevage. 2006. “La composante structurelle et l’acidification du muscle (pH)”, Le point sur la couleur de la viande bovine. Fiche 3, pp. 1-5. Thimonier, J., Cognie, Y. Lassoued, N. Khaldi, G. 2000. L’effect mˆ ale chez les ovins: une technique actuelle de maˆıtrize de la reproduction. INRA Prod. Anim. 13, 223–231. Thimonier, J., Terqui, M. Chemineau, P. 1986. Conduite de la reproduction des petits ruminants dans les differentes parties du monde. In: Proceedings of an International Symposium on the Use of Nuclear Techniques in Studies of Animal Production and Health in Different Environments, International Atomic Energy Agency, Vienna, pp. 135–147. D. Tài liệu tham khảo tiếng Tây Ban Nha Brazal, T. and Boccard, R. 1977. Efectos de dos tratamientos ante mortem sobre la calidad de la canal y de la carne de cordero. Prod. Anim. INIA, 8: 97-125. Chacon E, Chicco, C. Schultz ,T. Rios, C. Colve & Bodisco, V. 1970. Engorde comparativo y valves hematicos de corderos de tres razes de ovinos tropicales y algunos de sus cruces Agronomia Tropical 163-172 Combellas, J.B de. 1979. Comportamiento de ovejas Tropicalales y sus cruces en un sistema intensivo de produccion. Informe Anual del instituto de produccion, Animal Facultad de Agronomia UCV Venezuela. Gonzalez, E. 1972. Relaciones entre los pesos al nacer 81 destete y de la madre en ovi nos de Cruce. Agronomia Tropical 22: 605-612. Gozalez, E. 1972. Relaciones entre los pesos al nacer 81 destete y de la madre en ovi nos de Cruce. Agronomia Tropical 22: 605-612. Horcada, A. 1996. Calidad de la carne de los corderos de las razas Lacha y Rasa Aragonesa. PhD Thesis, Universidad Pública de Navarra, Pamplona. Sañudo, C., Sierra, I. Lopez, M and Forcada, F. 1986. La qualité de la viande ovine. Estude des différents facteurs qui la conditionnent, EUR 11479, Commission des CE Rapport, pp. 67-81. Sañudo, C., Sierra, I. Alcalde, M.J. Rota, A and Osorio, J.C. 1993. Calidad de la canal y de la carne en corderos ligeros y semipesados de las razas Rasa Aragonesa, Lacaune y Merino Alemán. Información Técnica Económica Agraria, 89A: 203-214. Sierra, I., Sañudo, C. Olleta, J.L. and Forcada, F. 1988. Apport a l'étude comparative de la qualité de la carcasse et de la viande chez des agneaux légers. Problemes concernant l'importation de carcasses. In: Proceedings of the 3rd World Congress of Sheep and Beef Cattle Breeding, Vol. 1, Paris, 19-23 June 1988, pp. 513-515. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đàn cừu lai (Dorper) ở Ninh Thuận Cừu con lai F1 (Dorper x Phan Rang) trại Ninh Thuận Cừu Dorper ở trại Ninh Thuận Đàn cừu ở Ba Vì Đàn cừu lai ở Ninh Thuận cừu Phan Rang Ninh Thuận Nuôi vỗ béo cừu bằng thức ăn ủ chua Cân cừu thí nghiệm Đề tài theo dõi ở nông hộ và trại Chăn nuôi Cỏ voi 35-40 ngày thái cắt cỏ voi làm thí nghiệm Một số hình ảnh mổ khảo sát đánh gia chất lượng thịt Đo độ pH thịt cơ thăn và cơ bán nguyệt
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_sinh_truong_sinh_san_cho_thit_va_mot_so_g.doc
- Thông tin mới của Luận án.doc
- Tom_tat - Việt.doc
- Tom_tat Eng.doc