Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (mma) ở lợn nái sinh sản

Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của

Việt Nam nói chung và của các tỉnh phía bắc nói riêng. Trong những năm qua

thịt lợn đã trở thành hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng

thu nhập cho nông dân. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020,

ngành chăn nuôi sẽ được tổ chức lại theo hướng gắn với thị trường; Chăn nuôi sẽ

cơ bản chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, theo phương thức chăn nuôi tập

trung công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và vệ sinh an

toàn thực phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi và cải thiện

điều kiện an sinh xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, việc nâng cao năng suất sinh

sản của đàn lợn nái, đăc biệt là đàn lợn nái ngoại luôn là mối quan tâm, là mục

tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học.

Trong những năm gần đây, cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh

các bệnh về sinh sản cũng không ngừng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng

suất sinh sản của lợn nái. Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân

làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là hội chứng viêm

tử cung (metritis), viêm vú (mastitis), mất sữa (agalactia) viết tắt là MMA. Thuật

ngữ MMA được dùng nhiều ở các nước châu Âu (Martin et al., 1967;

Waldmann, 2001), đặc trưng bởi việc giảm tiết sữa 12 - 48 giờ sau đẻ, viêm tử

cung, viêm vú ở lợn mẹ, còi cọc, dễ nhiễm bệnh và chết đói ở lợn con.

pdf 148 trang dienloan 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (mma) ở lợn nái sinh sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (mma) ở lợn nái sinh sản

Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (mma) ở lợn nái sinh sản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ HỒNG MINH 
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM 
SÀNG, PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP 
PHÒNG, TRỊ HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, 
MẤT SỮA (MMA) Ở LỢN NÁI SINH SẢN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
CHUYÊN NGÀNH: SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC 
HÀ NỘI, 2014 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ HỒNG MINH 
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG, 
PHI LÂM SÀNG VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ 
HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ, MẤT SỮA (MMA) Ở 
LỢN NÁI SINH SẢN 
CHUYÊN NGÀNH : SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC 
MÃ SỐ : 62 64 01 06 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH 
 2. TS. TRỊNH ĐÌNH THÂU 
HÀ NỘI, 2014
 i
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các 
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa được công bố 
trong bất kỳ công trình nào khác. 
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ thực hiện luận án đã được cảm ơn và các 
thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. 
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2014 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Thị Hồng Minh 
 ii
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã 
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động 
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. 
 Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và 
biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Thanh; TS Trịnh Đình Thâu đã tận tình 
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá 
trình học tập và thực hiện đề tài. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, 
Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp 
đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi 
cục Thú y tỉnh Bắc Ninh, cảm ơn các trang trại chăn nuôi, các công ty lợn giống đã 
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo 
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi 
hoàn thành luận án./. 
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2014 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Thị Hồng Minh 
 iii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan i 
Lời cảm ơn ii 
Mục lục iii 
Danh mục các chữ viết tắt vii 
Danh mục bảng viii 
Danh mục hình x 
MỞ ĐẦU 1 
1 Tính cấp thiết của đề tài 1 
2 Mục tiêu của đề tài 3 
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 
4 Phạm vi nghiên cứu 3 
5 Những đóng góp mới của đề tài 3 
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 
1.1 Khái quát hội chứng viêm tử cung (Metritis), viêm vú (Mastitis), 
mất sữa (Agalactia) - MMA 4 
1.1.1 Viêm tử cung (Metritis) 5 
1.1.2 Viêm vú (Mastitis) 10 
1.1.3 Mất sữa (Agalactia) 15 
1.2 Những nghiên cứu về hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) 17 
1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 17 
1.2.2 Nghiên cứu trong nước 28 
1.3 Ảnh hưởng của hội chứng MMA 35 
1.3.1 Khả năng sinh sản của lợn nái 35 
1.3.2 Sinh trưởng và phát triển của lợn con 35 
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 37 
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 
2.3 Nội dung nghiên cứu 37 
 iv
2.3.1 Điều tra dịch tễ học hội chứng MMA 37 
2.3.2 Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 37 
2.3.3 Theo dõi một số chỉ tiêu phi lâm sàng 38 
2.3.4 Theo dõi một số chỉ tiêu về thành phần, tính chất của sữa lợn 38 
2.3.5 Phân lập và giám định các loài vi khuẩn 38 
2.3.6 Kiểm tra kháng sinh đồ 38 
2.3.7 Thử nghiệm phác đồ điều trị hội chứng MMA 38 
2.3.8 Đề xuất các biện pháp phòng hội chứng MMA 39 
2.4 Phương pháp nghiên cứu 39 
2.4.1 Xác định một số chỉ tiêu lâm sàng 39 
2.4.2 Phương pháp điều tra hồi cứu để nắm được tình hình dịch tễ của 
lợn mắc hội chứng MMA 39 
2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản để đánh giá ảnh hưởng 
của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 40 
2.4.4 Phương pháp lấy mẫu 40 
2.4.5 Các phương pháp dùng trong xét nghiệm một số chỉ tiêu phi lâm 
sàng: sinh lý, sinh hóa máu 41 
2.4.6 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất béo, protein, đường, vật 
chất khô và đo pH của sữa 41 
2.4.7 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn trong mẫu sữa lợn 42 
2.4.8 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí có trong dịch 
tử cung 43 
2.4.9 Phương pháp kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn phân lập từ 
sữa và dịch viêm tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại 
kháng sinh thông dụng 46 
2.4.10 Ứng dụng điều trị hội chứng MMA 47 
2.4.11 Thử nghiệm biện pháp phòng hội chứng MMA 48 
2.4.12 Xử lý số liệu 49 
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50 
3.1 Xác định một số biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng MMA 50 
 v
3.2 Tình hình mắc hội chứng MMA trên đàn lợn nái tại các trang trại 
nghiên cứu 52 
3.3 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA 53 
3.4 Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA 55 
3.5 Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 56 
3.6 Kết quả kiểm tra huyết cầu và huyết sắc tố của lợn mắc hội chứng MMA 60 
3.7 Số lượng và công thức bạch cầu của lợn nái mắc hội chứng MMA 62 
3.8 Kết quả kiểm tra hàm lượng protein tổng số, các tiểu phần protein huyết 
thanh của lợn nái mắc hội chứng MMA và của lợn nái bình thường 63 
3.9 Hàm lượng đường huyết và hoạt độ của enzyme GOT, GPT trong 
máu lợn mắc hội chứng MMA 65 
3.10 Kết quả phân lập, giám định vi khuẩn trong sữa lợn mắc hội 
chứng MMA 66 
3.11 Sự biến động số lượng vi khuẩn phân lập được trong sữa lợn mắc 
hội chứng MMA và trong sữa lợn bình thường 68 
3.12 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng, thành phần và tính chất 
của sữa lợn 70 
3.13 Kết quả phân lập và giám định vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung 
lợn mắc hội chứng MMA 72 
3.14 Kết quả kiểm tra số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung lợn 
nái mắc hội chứng MMA 74 
3.15 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập 
được từ mẫu sữa, mẫu dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 
10 loại kháng sinh thông dụng 76 
3.15.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các vi khuẩn hiếu khí phân lập 
từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại kháng sinh 76 
3.15.2 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hiếu khí 
phân lập từ dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA với 10 loại 
kháng sinh thông dụng 82 
 vi
3.16 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ với tập đoàn vi khuẩn trong mẫu 
dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA 93 
3.17 Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA 95 
3.18 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng hội chứng MMA bằng vệ 
sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng 97 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103 
1 Kết luận 103 
2 Kiến nghị 104 
Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 105 
Tài liệu tham khảo 106 
Phụ lục 112 
 vii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Ý nghĩa của chữ viết tắt 
BA Blood Agar: thạch máu 
CFU Clony Forming Unit: đơn vị khuẩn lạc 
cs Cộng sự 
ĐVT Đơn vị tính 
ELISA Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay: hấp phụ miễn dịch liên 
kết với enzyme 
FSH Follicle Stimulating Hormone: Hormon làm trúng chín 
GOT Glutamate Oxalate Transaminase: men chuyển hóa 
GPT Glutamate Pyruvate Transaminase: men chuyển hóa 
LH Lutenizing Hormone: Hormon làm rụng trứng 
MC Thạch Maconkey 
MIC Minimum inhibitory concentration: nồng độ ức chế tối thiểu 
MMA Metritis, mastitis, agalactia: hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa 
OR Odds Ratio: hệ số tương quan 
P Khối lượng cơ thể 
PGF Prostaglandin F: hormon sinh sản 
PPDS Post partum dysgalactia syndrome: hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ 
PRRS Porcine reproductive and respiratory syndrome: hội chứng rối loạn 
sinh sản và hô hấp ở lợn 
PTNT Phát triển Nông thôn 
SE Standard Error: Sai số chuẩn 
Spp species Plural: loài 
YCW yeast cell wall: men vách tế bào 
 viii 
DANH MỤC BẢNG 
TT Tên bảng Trang 
2.1 Bảng qui chuẩn lâm sàng phòng xét nghiệm NCCS 1999 47 
2.2 Bố trí thử nghiệm biện pháp tổng hợp phòng hội chứng MMA 48 
3.1 Kết quả theo dõi một số biểu hiện lâm sàng ở lợn nái mắc hội 
chứng MMA 50 
3.2 Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA tại các địa phương 52 
3.3 Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ 54 
3.4 Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA qua các mùa trong năm 55 
3.5a Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến một số chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái 57 
3.5b Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái 58 
3.6 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học của lợn nái mắc hội 
chứng MMA và lợn nái bình thường 60 
3.7 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở lợn nái mắc hội chứng 
MMA và lợn nái bình thường 62 
3.8 Kết quả kiểm tra hàm lượng protein huyết thanh của lợn mắc hội 
chứng MMA và lợn bình thường 63 
3.9 Hàm lượng đường huyết và hoạt độ men sGOT, sGPT ở lợn nái 
mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường 65 
3.10 Số loài vi khuẩn trong sữa lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái 
bình thường 67 
3.11 Kết quả xác định số lượng vi khuẩn hiếu khí trong sữa lợn mắc hội 
chứng MMA và sữa lợn bình thường 69 
3.12 Một số chỉ tiêu về thành phần, tính chất của sữa lợn 70 
3.13 Kết quả phân lập vi khuẩn trong dịch tử cung của lợn nái mắc hội 
chứng MMA và lợn nái bình thường 72 
3.14 Kết quả xác định số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của 
lợn nái mắc hội chứng MMA và lợn nái bình thường 75 
 ix
3.15 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của vi khuẩn E. coli phân lập từ 
sữa lợn mắc hội chứng MMA (n = 62) 77 
3.16 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 54 chủng vi khuẩn 
Staphylococcus spp phân lập từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA 78 
3.17 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 17 chủng vi khuẩn 
Streptococcus spp phân lập từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA 80 
3.18 Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli, Staphylococcus spp và 
Streptococcus spp mẫn cảm với 10 loại kháng sinh kiểm tra 81 
3.19 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 135 chủng vi khuẩn E. coli 
phân lập từ dịch tử cung lợn mắc hội chứng MMA 83 
3.20 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 135 chủng vi khuẩn 
Staphylococcus spp với 10 loại kháng sinh thường dùng 85 
3.21 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 119 chủng vi khuẩn 
Streptococcus spp với 10 loại kháng sinh thông dụng 86 
3.22 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 83 chủng vi khuẩn Salmonella 
spp với 10 loại kháng sinh thông dụng 88 
3.23 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 34 chủng vi khuẩn 
Pseudomonas spp với 10 loại kháng sinh thông dụng 90 
3.24 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của 5 loại vi khuẩn với 10 loại 
kháng sinh 91 
3.25 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch 
tử cung của lợn mắc hội chứng MMA 93 
3.26 Kết quả điều trị hội chứng MMA 96 
3.27 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng hội chứng MMA ở lợn nái 100 
3.28 Kết quả theo dõi các đàn lợn con của những lợn nái được phòng 
ngừa hội chứng MMA 101 
 x
DANH MỤC HÌNH 
TT Tên hình Trang 
1.1 Tiết diện núm vú và phân loại khả năng hoạt động của núm vú lợn cái 11 
3.2 Lô thí nghiệm phòng hội chứng MMA 101 
3.3 Lô đối chứng phòng hội chứng MMA 101 
 DANH MỤC SƠ ĐỒ 
TT Tên sơ đồ Trang 
1.1 Cơ chế phát sinh chứng mất sữa 20 
1.2 Cơ chế phát sinh chứng viêm tử cung 20 
1.3 Cơ chế phát sinh chứng viêm vú 20 
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
TT Tên biểu đồ Trang 
3.1 Tính mẫn cảm của các vi khuẩn trong sữa với 10 loại kháng sinh 82 
3.2 Tính mẫn cảm của vi khuẩn trong dịch tử cung lợn nái với 10 loại 
kháng sinh 92 
 1
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của 
Việt Nam nói chung và của các tỉnh phía bắc nói riêng. Trong những năm qua 
thịt lợn đã trở thành hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng 
thu nhập cho nông dân. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, 
ngành chăn nuôi sẽ được tổ chức lại theo hướng gắn với thị trường; Chăn nuôi sẽ 
cơ bản chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, theo phương thức chăn nuôi tập 
trung công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và vệ sinh an 
toàn thực phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi và cải thiện 
điều kiện an sinh xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, việc nâng cao năng suất sinh 
sản của đàn lợn nái, đăc biệt là đàn lợn nái ngoại luôn là mối quan tâm, là mục 
tiêu hàng đầu của các nhà chăn nuôi và các nhà khoa học. 
Trong những năm gần đây, cùng với những thiệt hại do các bệnh truyền 
nhiễm nguy hiểm gây ra cho đàn lợn như: dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh 
các bệnh về sinh sản cũng không ngừng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng 
suất sinh sản của lợn nái. Theo các nhà chăn nuôi, một trong những nguyên nhân 
làm hạn chế khả năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là hội chứng viêm 
tử cung (metritis), viêm vú (mastitis), mất sữa (agalactia) viết tắt là MMA. Thuật 
ngữ MMA được dùng nhiều ở các nước châu Âu (Martin et al., 1967; 
Waldmann, 2001), đặc trưng bởi việc giảm tiết sữa 12 - 48 giờ sau đẻ, viêm tử 
cung, viêm vú ở lợn mẹ, còi cọc, dễ nhiễm bệnh và chết đói ở lợn con. 
Ngày nay, hội chứng MMA còn được gọi là hội chứng rối loạn tiết sữa sau 
đẻ (Post - Partum Dysgalactia Syndrome - PPDS/PDS), hoặc hội chứng giảm sữa 
sau đẻ (Post - patrum Hypogalactia Syndrome - PHS). Lợn nái có tỉ lệ mắc bệnh 
cao, tỉ lệ chết khoảng 2% nhưng lợn con có thể chết đến 80%, gây tổn thất lớn về 
kinh tế (Shrestha, 2012). 
Trong nghiên cứu đánh giá thiệt hại do ảnh hưởng của hội chứng MMA tại 
 2
Cộng Hòa Liên Bang Đức cho thấy: hội chứng này gây tổn thất kinh tế cho chăn 
nuôi khoảng 15.000 Euro/1.000 lợn nái/năm (During and Friton, 2003). 
Hội chứng MMA không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả 
năng sinh sản, sức sản xuất của lợn nái mà còn ảnh hưởng đến chất lượng lợn 
con. Trên thế giới, mặc dù hội chứng MMA đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ từ 
khi có một số công bố về tỷ lệ mắc hội chứng MMA từ 30 đến 35% ở một số đàn 
lợn nái sinh sản thì mới có nhiều nghiên cứu chi tiết về tổn thương vú (Jensen et 
al., 2006), về mối tương quan giữa viêm nhiễm đường sinh dục với hội chứng 
MMA (Busse, 2006; Hulten et al., 2006), về xác định các yếu tố nguy cơ mắc hội 
chứng (Perestrelo et al., 1994) và thử nghiệm điều trị (Gevaert et al., 2006; Heber 
et al., 2010). Cùng với những đặc điểm lợn nái kém ăn, mệt mỏi, sốt, sưng vú, 
viêm tử cung sau đẻ từ 12 đến 48 giờ, hội chứng MMA còn làm giảm tiết sữa và 
đặc biệt làm thay đổi thành phần của sữa qua đó làm tăng tỷ lệ chết ở lợn sơ sinh 
tới 80% (Shrestha, 2012). 
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về hội chứng MMA 
nhưng chủ yếu các nghiên cứu mới đánh giá tỷ lệ mắc, phân lập vi khuẩn gây 
bệnh, thử nghiệm phác đồ điều trị (Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho, 1985; 
Trịnh Đình Thâu và cs., 2010). Tuy nhiên, việc xác định sự thay đổi các chỉ tiêu 
sinh lý, sinh hóa máu, xác định sự biến động hàm l ... êm vú, viêm tử cung và áp xe ngoài da. 
Lợn: nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hóa do vi khuẩn mẫn cảm với sự kết 
hợp của Amoxycillin và Gentamycin, như viêm phổi, bệnh do E. coli, tiêu chảy do 
vi khuẩn, và viêm vú, viêm tử cung (hội chứng MMA). 
Đường đưa thuốc: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. 
Động vật sử dụng: trâu, bò, bê, cừu và heo. 
Liều lượng sử dụng: 
+ Liều lượng chung: 1 ml/10 kg trọng lượng cơ thể mỗi nagyf trong 3 ngày. 
Trâu bò: 30 – 40 ml/con/ngày – trong 3 ngày 
+Bê: 10 - 15 ml/con/ngày – trong 3 ngày 
+Heo: 5 - 10 ml/con/ngày – trong 3 ngày 
+Heo con: 1 - 5 ml/con/ngày – trong 3 ngày 
Lắc kỹ trước khi sử dụng và không tiêm quá 20 ml ở trâu bò, 10 ml ở lợn và 5 ml ở 
bê ngé, dê cừu ở một vị trí tiêm. 
Tương kỵ của thuốc: Chú ý khi sử dụng kết hợp với các kháng sinh khác: 
Tetracyclin, Clramphenicol, Macrolide, Lincosamid, Quinolon 
 115 
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng: 
Lắc đều thuốc khi sử dụng 
Số đăng ký: ICW – 58 
Số lô sản xuất: Xem “Batch no” trên nhãn thuốc. 
Hạn Sử dụng: Xem “Expiry date” trên nhãn thuốc. 
Chống chỉ định: Không dùng cho thú mẫn cảm với các thành phần của thuốc 
Động vật suy yếu chức năng gan thận. 
Bảo quản: Để thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. 
Thời gian ngừng sử dụng thuốc khi cần thiết: 
Lấy thịt: 30 ngày, lấy sữa: 2 ngày 
Thể tích thực: Chai thủy tinh 100 ml, 48 chai/thùng. 
4. AMOXOIL RETARD 
THÀNH PHẦN: 
Mỗi ml dung dịch chứa: 
Amoxycillin trihydrate 150 mg 
Dung môi 1 ml 
ĐẶC TÍNH: 
Amoxycillin là kháng sinh bán tổng hợp có hoạt phổ rộng thuộc nhóm kháng sinh 
Betalactam. Tác động lên sự tổng hợp tế bào vi khuẩn bằng cách ức chế men 
transpeptidase và carboxypeptidase, làm mất cân bằng sự thẩm thấu nên diệt vi 
khuẩn trong giai đoạn tăng trưởng. 
Các vi khuẩn nhạy cảm như: 
- Gram dương: Actinomyces spp, Bacillus anthracis, Clostridium spp, 
Corynebacterium spp, Erysipelothrix rhusiopathiae, Listeria monocytogenes, 
Staphylococcus spp, Streptococcus spp. 
- Gram âm: Actinobacillus spp, Bordetella bronchiseptica, Escherichia coli, 
Fusobacteium spp, Haemophylus spp, Moraxella spp, Pasteurella spp, Proteus 
mirabilis, Salmonella spp, Leptospira spp. Tác động trên các vi khuẩn không có sản 
xuất men penicillinase. Phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobacter đều nhạy 
 116 
cảm, cũng như Pseudomonas. 
Được hấp thu nhanh và khuếch tán rộng trong cơ thể, đạt hàm lượng cao trong cơ, 
gan, mật, thận và đường ruột. 
CHỈ ĐỊNH: 
Các viêm nhiễm do các vi khuẩn mẫn cảm với Amoxycllin trên trâu bò, dê cừu, 
heo, chó mèo: 
- Trên đường tiêu hóa: tiêu chảy và viêm ruột do E. coli, Salmonella, 
- Trên đường hô hấp: viêm phổi, viêm màng phổi, viêm teo xoang mũi, 
- Trên đường niệu và sinh dục: viêm bàng quang, viêm tử cung, viêm vú, mất sữa 
(MMA), 
- Trên da và mô mềm: Viêm khớp, viêm rốn, các vết thương, áp xe, 
- Phòng các viêm nhiễm hậu phẫu bằng cách tiêm trước khi giải phẫu. 
LIỀU DÙNG – ĐƯỜNG DÙNG: 
Tiêm bắp hay dưới da. 
Liều: 1 ml AMOXOIL RETARD cho 15-30 kg thể trọng, cách một ngày tiêm nhắc 
lại một lần. Liệu trình điều trị không quá 5 – 7 ngày. Nếu không thấy cải thiện sau 
48 giờ, nên xem lại chẩn đoán bệnh. 
Liều dùng và liệu trình có thể tăng theo hướng dẫn của thú y. 
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 
Không dùng cho thú có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm beta-lactam. Không 
được tiêm tĩnh mạch. Không dùng chung với các kháng sinh dạng tĩnh khuẩn như 
Tetracyclline, Chloramphenicol, Sufamides, 
BẢO QUẢN: 
Nơi mát, khô ráo và tránh ánh sáng. Tránh xa tầm tay trẻ em. 
Sản xuất bởi LABORATORIOS SYVA, S.A TÂY BAN NHA, Nhà phân phối: 
Công ty TNHH TM thuốc Thú y Hoàng Kim. 
5. OXYTOCIN -20 
Nhà sản xuất: Interchemie werken “de Adelaar” BV Thành phố Castenray, Hà 
Lan. 
Nhà phân phối: CN Công ty TNHH DP Đô Thành ĐT: (04) 35523932 – 
 117 
38549252/3/6 . 465 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội 
Thành phần: 
 Oxytocin 20 UI 
 Dung môi vừa đủ 1 ml 
Mô tả: Oxytocin là một hormon protein được cấu tạo bởi 8 amino acid (octa-
peptide), nó là sản phẩm nội sinh của thùy sau tuyến yên. Oxytocun thúc đẩy quá 
trình co bóp của cơ trơn như cơ tử cung và tuyến vú nhạy với hormon sinh dục nữ. 
Công dụng: 
Làm tăng khả năng co bóp tử cung, chống mệt mỏi, xuất huyết tử cung, điều trị mất 
sữa sau khi sinh. 
Đường đưa thuốc: 
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 
Động vật sử dụng: Ngựa, bò, dê, cừu, heo nái. 
Liều lượng sử dụng: 
Ngựa cái và bò cái: 2-2,5 ml 
Cừu cái, dê cái: 0,5-1,5 ml 
Heo nái: 1-2 ml 
Tương kỵ của thuốc: Chú ý khi sử dụng kết hợp với các chất kháng sinh khác: 
Tetracylin, Clramphenicol, Macrolide, Lincosamid 
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng: Lắc đều chai khi sử sụng 
Số đăng ký: ICW-31. 
Chống chỉ định: Không mở tử cung, vị trí sai của bào thai và tử cung, tắc nghẽn 
đường đẻ, nhạy cảm với Oxytocin. 
Bảo quản: Để thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. 
Thời gian ngừng sử dụng thuốc khi cần thiết: 
Lấy thịt: 1 ngày, lấy sữa: 1 ngày 
Thể tích thực: Chai thủy tinh 50 ml, 96 chai/thùng. 
Chai 100 ml, 48 chai/thùng. 
 118 
6. LUTALYSER 
THÀNH PHẦN: 
Dinoprost là chất prostaglandin F2 tự nhiên, được trình bày dưới dạng dung dịch vô 
trùng Dinoprost 5mg/ml (trình bày như 6,71 mg/ml của muối dinoprost 
tromethamine) có chứa 1,65 % benzyl alcohol như chất bảo quản. 
CHỈ ĐỊNH : 
LUTALYSER có tác dụng làm tiêu thể vàng và thúc đẻ nên được chỉ định dùng cho 
trâu bò, ngựa và heo : 
Trâu bò, ngựa : 
1. Kiểm soát hiệu quả hơn thời gian lên giống và rụng trứng trong chu kỳ lên 
giống của trâu bò và ngựa. 
2. làm tiêu thể vàng đang hoạt động ở trâu bò và ngựa giúp con vật lên giống 
lại ; 
3. Trục thai ở trâu bò và ngựa 
4. Kích đẻ ở trâu bò 
5. Điều trị viêm tử cung mãn tính và mủ trong tử cung ở trâu bò ; 
6. Kiểm soát gieo tinh hay phối giống ở trâu bò. 
Heo 
1. Kích đẻ cho heo nái trong vòng 3 ngày so với ngày đẻ dự kiến. 
2. Tăng cường co bóp tử cung, tống sạch nhau và sản dịch sau khi sinh, ngăn 
ngừa viêm tử cung. 
3. Rút ngắn khoảng cách từ cai sữa đến lên giống lại và cai sữa đến gieo tinh 
trên những đàn nái có vấn đề sinh sản. 
4. Làm tiêu thể vàng và phá hủy các u nang trên buồng trứng là nguyên nhân 
làm heo nái chậm lên giống sau cai sữa hoặc không lên giống sau cai sữa. 
5. Nâng cao tỷ lệ thụ thai và số heo con đẻ ra chọn nuôi nhiều hơn. 
6. Kích thích tiết prolactin, tăng sản lượng sữa. 
7. Pha trong tinh dịch nhằm nâng cao tỷ lệ đậu thai. 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LIỀU DÙNG : 
 119 
Trâu bò: 
1. Làm tiêu thể vàng trên trâu bò với liều 25 mg (5ml) chích bắp. Tác động tiêu 
thể vàng được sử dụng : 
a. Kiểm soát hiệu quả thời gian lên giống và rụng trứng của chu kỳ động dục 
trên trâu bò ; 
b. Điều trị trâu bò có hoàng thể nhưng không biểu hiện lên giống (động dục 
thầm lặng hoặc không thấy động dục) ; 
c. Điều trị viêm tử cung mãn, viêm mủ tử cung trên trâu bò ; 
d. Kiểm soát phối giống trên trâu bò 
LUTALYSER được chỉ định làm tiêu thể vàng ở trâu bò để kiểm soát thời gian lên 
giống trong chu kỳ lên giống của trâu bò có thể vàng, tác động của LUTALYSER 
cho phép có nhiều chương trình kiểm soát lên giống. Đối với với những thú có chu 
kỳ thông thường, ít nhất là 35 ngày sau sinh. 
Chương trình 1 : 
1. Chích bắp 5 ml LUTALYSER 
2. Chích lặp lại vào 11 (10 tới 12) ngày sau 
3. Phối giống 78 (75 tới 80) giờ sau khi chích LUTALYSER mũi thứ 2 
Khi chích thuốc không cần phát hiện lên giống hoặc quan sát nếu con thú có chu kỳ 
bình thường. 
Chương trình này khuyến cáo cho hầu nhết các đàn với kinh nghiệm gieo tinh nhân 
tạo thành công và khi chu kỳ bò cái đã được biết trước. 
Chương trình 2 : 
1. Chích bắp 5 ml LUTALYSER 
2. Chích lặp lại vào 11 (10 tới 12) ngày sau 
3. Phối giống 72 (70 tới 72) giờ và 90 (88 tới 96) giờ sau khi chích 
LUTALYSER mũi thứ 2 
Khi chích thuốc không cần phát hiện lên giống hoặc quan sát nếu con thú có chu kỳ 
bình thường. Phối giống lần 2 cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ đậu thai ở một số đàn. 
Chương trình 3 : 
1. Chích bắp 5 ml LUTALYSER 
2. Chích lặp lại vào 11 (10 tới 12) ngày sau 
 120 
3. Phối giống ngay khi phát hiện lên giống 
Chương trình 4 : 
1. Chích bắp 5 ml LUTALYSER 
2. Phối giống ngay khi phát hiện lên giống 
Nếu không biết chu kỳ của các thú đang điều trị, thì trong chương trình 3, 4 bắt 
buộc phải theo dõi phát hiện lên giống còn chương trình 1, 2 chỉ yêu cầu về thời 
gian phối giống. 
“Bò đực phối trực tiếp” có thể sử dụng bất cứ chương trình nào của LUTALYSER 
hoặc cần phối giống lặp lại ở lần lên giống kế tiếp, chu kỳ sau, trên những thú 
không mang thai ở lần phối giống đầu tiên. 
2. Trục thai và kích thích trâu bò đẻ: 
LUTALYSER được sử dụng liều cao hơn các liều lượng dùng để làm tiêu thể vàng 
ở gia súc không có mang. 
Căn cứ các chỉ định này, liều hiệu nghiệm biến đổi từ 25-35 mg (5-7 ml) chích bắp. 
Giai đoạn mang thai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quarcuar liều dùng. 
Các thử nghiệm thực tế cho thấy ở bò mang thai tới 150 ngày, LUTALYSER gây 
sảy thai nhân tạo thành công. Tuy nhiên, ở bò mang thai từ 150-270 ngày thì thậm 
chí dùng LUTALYSER liều cao cũng kém hiệu quả hơn. 
Ngựa: 
LUTALYSER làm tiêu thể vàng trên ngựa cái với liều 5mg (1ml) chích bắp. Tác 
động tiêu thể vàng được sử dụng nhằm : 
a. Kiểm soát hiệu quả hơn thời gian lên giống và rụng trứng của chu kỳ động 
dục trên ngựa cái. Điều trị ngựa cái có thể vàng nhưng không biểu hiện lên giống 
(khó phối giống) 
b. Tạo sẩy thai nhân tạo trên ngựa cái (đáp ứng rất khác nhau do đó cần điều 
trị lặp lại) 
Heo: 
1. Kích đẻ trên heo: 
Chích bắp 10 mg (2ml/nái) trong vòng 3 ngày so với ngày đẻ dự kiến. 
LUTALYSER có thể được sử dụng để kích đẻ trên heo trong vòng 3 ngày so với 
 121 
ngày đẻ dự kiến. Đáp ứng với thuốc khác nhau trên từng cá thể dao động từ 24-36 
giờ từ lúc chích thuốc tới lúc sinh. Nó thuận tiện chop người nhân viên trong việc 
kiểm soát thời gian sinh trên heo nái và heo hậu bị mang thai ở giai đoạn cuối. Sử 
dụng sớm hơn 3 ngày trước ngày đẻ dự kiến, heo con đẻ ra sẽ yếu ớt, tỷ lệ sống sót 
giảm. Có tỷ lệ nhỏ heo không đáp ứng do một số lý do cá biệt chưa được xác định. 
CHỐNG CHỈ ĐỊNH - CHÚ Ý : 
a. Thận trọng, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tránh tiếp xúc với dung dịch. 
b. Những người mắc bệnh hen, suyễn hoặc có các bệnh về hô hấp, phụ nữ có 
thai không được phép chích thuốc cho gia súc. 
c. LUTALYSER đổ trên da cần rửa ngay với xà phòng và nước. 
d. Không cần thiết phải ngưng tiêu thụ sữa cho người và cho thú. 
e. Không giết mổ gia súc đã sử dụng thuốc để tiêu thụ cho người trong vòng 24 
giờ sau khi diều trị. 
f. Không nên sử dụng thuốc cho trâu bò bị rối loạn cấp tính hoặc bán cấp tính 
về tim mạch, hô hấp hoặc tiêu hóa. 
g. Phải kiểm tra tình trạng mang thai trước khi chích LUTALYSER vì thuốc gây 
sảy thai hoặc kích đẻ khi sử dụng ở liều đủ cao đối với nhiều loài động vật. 
h. Không tiêm tĩnh mạch 
i. LUTALYSER không hiệu quả khi sử dụng trước ngày thứ 5 sau khi rụng trứng. 
j. Ở thú mang thai, cần nghĩ đến khả năng tử cung có thể bị vỡ, đặc biệt nếu cổ 
tử cung không giãn nở. 
k. Kích đẻ trên heo sớm hơn 72 giờ so với ngày sinh dự kiến có thể làm giảm 
khả năng sống sót đối với heo con. 
l. Bảo quản ở nhiệt độ phòng , không quá 300C 
QUY CÁCH : lọ 10 ml hoặc lọ 30 ml. SĐKNK : PFU-56 
NGÀY SẢN XUẤT VÀ HẠN SỬ DỤNG : 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Sử dụng 
hết trong vòng 28 ngày kể từ khi mở nắp chai. Ngày bsanr xuất và hạn sử dụng xem 
trên bao bì. 
Doanh nghiệp nhập khẩu : Công ty TNHH TN và DP SANG -18Bis/9 Ng. T.Minh 
Khai –Q1.-Tp. HCM 
 122 
VPĐD PFIZER H.C.P. Cororation Vietnam 
Phòng 7.1B, lầu 7 tòa nhà Etown – 364 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí 
Minh 
ĐT: 08.38122461-38122737-FAX : 08. 38122712 
7. BAYTRIL® 5% 
Hoạt chất Enrofloxacin 5% phổ kháng khuẩn rộng, Baytril 5% được dùng để điều 
trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, niệu sinh dục, da và khớp như 
suyễn, tụ huyết trùng, viêm teo mũi truyền nhiễm, thương hàn. E.coli, MMA (viêm 
vú, viêm tử cung, mất sữa), viêm da, khớp và các nhiễm trùng kế phát trên heo, trâu, 
bò, dê, cừu. 
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG 
- Liều lượng: Heo, trâu, bò, dê, cừu: 1ml/20kg thể trọng/ngày, trong 2-3 ngày 
Lưu ý 
- Ngưng sử dụng sản phẩm 7 ngày trước khi giết thịt. 
- Không dùng Baytril cho ngựa 
BẢO QUẢN: Để nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp. 
ĐÓNG CHAI: Chai 100 ml 
III. SƠ ĐỒ PHÂN LẬP VI KHUẨN 
 (1) Sơ đồ phân lập nhóm coliforms 
Mẫu sữa 
MC 
 37OC/24h 
MC: khuẩn lạc màu hồng 
 Gram -, trực 
OF test: + 
Oxidase: – 
KIA: (vàng/vàng/ H2S -) 
LDC 
LDC+ LDC – 
 123 
*E.coli *Citrobacter diversus 
Khuẩn lạc khô dẹp Khuẩn lạc bóng dẹp 
Một vài chủng có khuẩn lạc nhầy Malonate: + 
IMViC: +/+/-/- IMViC: +/+/-/+ 
*Klebsiella pneumonia Urease: + 
Khuẩn lạc bóng lồi, tâm có màu trắng sữa 
IMViC: -/-/+/+ 
Di động: - 
Urease: + 
* Enterobacter aerogenes 
Khuẩn lạc lồi bóng 
IMViC: -/-/+/+ 
Di động : + 
Urease: - 
 124 
(2) Sơ đồ phân lập cầu khuẩn Gram dương 
Catalase 
Thạch máu BA 
370C/24 – 48 giờ 
Chọn khuẩn lạc điển hình và nhuộm 
Gram (cầu khuẩn Gram dương) 
Catalase (+) 
Staphylococcus spp. 
Micrococcus spp. 
Catalase (-) 
Streptococcus spp. 
(tiếp tục sơ đồ 3.) 
Nitrate 
Nitrate (+) 
Staphylococcus spp. 
Nitrate (-) 
Micrococcus spp. 
Staphylococcus aureus 
Coagulase (+), dung huyết β 
Oxidase (-), Manitol (+) 
Mẫu sữa 
 125 
 (3) Sơ đồ xác định các loài Streptococcus 
Streptococcus spp. 
catalase (-), oxidase (-) 
Dung huyết dạng α, γ 
S. dysgalactiae, S. agalactiae, 
 S. uberis, S. faecalis, 
S. pneumoniae 
Dung huyết dạng β 
S. pyogenes, S. agalactiae, S. 
zooepidemicus, 
Mọc trên MC 
S. faecalis 
Không mọc trên MC 
 S. dysgalactiae, 
 S. agalactiae, 
 S. uberis, 
S. pneumoniae 
CAMP test (+) 
S. agalactiae 
CAMP test (-) 
S. pyogenes, 
S. zooepidemicus 
CAMP test (+) 
S. agalactiae 
CAMP test (-) 
S. dysgalactiae, 
S. uberis, 
S. pneumoniae 
Trehalose (-), Lactalose (+), 
Sorbitol (+), Manitol (-) 
S. zooepidemicus 
S. pyogenes 
Optochin test (+) 
S. pneumoniae 
Optochin test (-) 
S. dysgalactiae, 
S. uberis 
Ewards medium 
esculin hydrolysis (+) 
S. uberis 
Ewards medium 
esculin hydrolysis (-) 
S. dysgalactiae 
 126 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
Ảnh 1. Lợn viêm vú trong hội chứng MMA 
 127 
Ảnh 2. Lợn viêm tủ cung trong hội chứng MMA 
 128 
Ảnh 3. Dịch viêm tử cung ở lợn mắc hội chứng MMA 
 129 
Ảnh 4. Lợn nái sốt khi mắc hội chứng MMA 
Ảnh 5. Lợn nái viêm tử cung, viêm vú, mất sữa 
 130 
Ảnh 6. Lợn nái viêm tử cung, mất sữa trong hội chứng MMA 
Ảnh 7. Lợn mẹ mắc hội chứng MMA, lợn con tiêu chảy 
 131 
Ảnh 8: vệ sinh kém, lợn nái mắc MMA, lợn con tiêu chảy, còi cọc 
Ảnh 9: vệ sinh đảm bảo, lợn mẹ khỏe, lợn con phát triển đồng đều 
 132 
Ảnh 10: lợn mẹ viêm tử cung, mất sữa, lợn con tiêu chảy. 
 133 
Ảnh 11: xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu lợn
 134 
Ảnh 12. Phân tích chỉ tiêu sinh lý máu lợn 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_su_bien_doi_mot_so_chi_tieu_lam_sang_phi.pdf
  • pdfSS&BSSGS - TTLA - Nguyen Thi Hong Minh.pdf
  • pdfTTT - Nguyen Thi Hong Minh.pdf