Luận án Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số nhà máy chế biến quặng kẽm, đề xuất giải pháp dự phòng
Hiện nay nhu cầu sử dụng bột kẽm ô xít, kẽm và chì kim loại đang rất
cao, do vậy các hoạt động khai thác và chế biến quặng kẽm để sản xuất các
sản phẩm này đang ngày một tăng. Theo định hướng phát triển trong giai
đoạn 2011 - 2020, ngành chế biến quặng kẽm sẽ tăng nhanh sản lượng, để đáp
ứng tối đa nhu cầu trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường quốc tế [1].
Chế biến quặng kẽm thuộc ngành khoáng sản và luyện kim, vì vậy môi
trường lao động thường có nhiều các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe,
trong đó đáng chú ý là bụi, hơi kẽm và chì. Các bệnh và triệu chứng thường
gặp khi tiếp xúc với hơi kẽm chì là: sốt hơi kim loại (MFF), các bệnh viêm
mũi họng, tăng hấp thu kẽm, chì gây thiếu máu, tăng huyết áp và nhiều biểu
hiện ảnh hưởng tới sức khỏe khác. Với đặc điểm như vậy, khai thác khoáng
sản, trong đó có chế biến quặng kẽm đã được coi là một trong các ngành nghề
có nguy cơ cao cần phải đẩy mạnh nghiên cứu trong chương trình quốc gia về
an toàn lao động và vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020 [2].
Sốt hơi kim loại là bệnh đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới.
Theo Baker, Beth A (2004) [3], Michael I. Greenberg (2015) [4], hàng năm ở
Mỹ có khoảng 1000 - 1500 trường hợp người mắc MFF và rất nhiều trường
hợp khác không được ghi nhận. L. Lillienberg, et al (2010) [5] đã phỏng vấn
1.632 người tiếp xúc với hơi bụi kim loại, kết quả đã có 8% nam và 9% nữ trả
lời đã từng mắc MFF. El-Zein M, et al (2005) [6] đã nghiên cứu 351 công
nhân ở Canada có tiếp xúc với hơi kim loại cho thấy, 12% đã từng mắc sốt kim
loại, trong đó 4 % có kèm theo với các biểu hiện của hen phế quản
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số nhà máy chế biến quặng kẽm, đề xuất giải pháp dự phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VŨ XUÂN TRUNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN QUẶNG KẼM, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ------------------ VŨ XUÂN TRUNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN QUẶNG KẼM, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 62720301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Khương Văn Duy 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Xuân Trung, nghiên cứu sinh khóa 30 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy (Cô) PGS.TS. Khương Văn Duy và PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Người viết cam đoan Vũ Xuân Trung ii LỜI CẢM ƠN i ng i n à n ng m in n ng m n y gi , gi ng i Hà Nội - i n ng à ng ộng, ộ m n ng ng i n n gi ng y, ng ẫn, giú ỡ m ng qu n , ng iên u à àn àn u n n. m in n ng m n i - i n ĩ K ng ăn Duy à i - i n ĩ Nguy n iên, n ng ng i y i ng ẫn, giú ỡ m ng u i gi n ng iên u à àn àn u n n. Tôi in n ng m n n N à m y, X ng i uộ C ng y Cổ n Kim i màu i Nguyên, C ng y Cổ n K ng n ắ K n i u i n u n ợi, giú ỡ i ng qu n à i n ng iên u. i in n ng m n n i n K n àn à in ộng, n ộ, ĩ, n n iên ung m ng ng i , mộ n i n à ung m ng iên u m i i u i n à ợ i ng qu n i n u n n này. C m n gi n , ồng ng i , n ng ng i n n i giú ỡ, ộng iên, , i ẻ ăn ng i gi n i à àn àn u n n. Hà Nội, ngày 15 ng 3 năm 2018 Người viết Vũ Xuân Trung iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Tổng quan chung .................................................................................... 3 1.1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................. 3 1.1.2. Hấp thu, đào thải kẽm trong cơ thể ................................................. 5 1.1.3. Xâm nhập, tích lũy, đào thải chì trong cơ thể ................................. 8 1.2. Tổng quan môi trường, sức khỏe ngành chế biến quặng kẽm ............. 10 1.2.1. Lịch sử phát triển .......................................................................... 10 1.2.2. Tình hình khai thác và chế biến quặng kẽm ................................. 11 1.2.3. Một số yếu tố môi trường theo quy trình sản xuất. ....................... 13 1.2.4. Ảnh hưởng sức khỏe của một số yếu tố môi trường ..................... 16 1.3. Sốt hơi kim loại và một số yếu tố liên quan......................................... 25 1.3.1. Đặc điểm, nguyên nhân của sốt hơi kim loại ................................ 25 1.3.2. Biểu hiện triệu chứng và chẩn đoán .............................................. 27 1.3.3. Các nghiên cứu về sốt hơi kim loại ............................................... 28 1.4. Viêm mũi nghề nghiệp và các yếu tố liên quan ................................... 31 1.5. Dự phòng bệnh tật cho người lao động chế biến quặng kẽm .............. 33 1.5.1. Các giải pháp dự phòng chung ...................................................... 33 1.5.2. Các giải pháp dự phòng khi tiếp xúc với hơi kẽm chì .................. 34 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 41 2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 41 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 41 2.2.1. Môi trường lao động ..................................................................... 41 2.2.2. Người lao động .............................................................................. 42 2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 42 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 42 iv 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 42 2.4.2. Sơ đồ và thiết kế nghiên cứu ......................................................... 43 2.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 43 2.4.4. Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................ 44 2.4.5. Những khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ................................. 46 2.4.6. Chỉ số nghiên cứu .......................................................................... 51 2.4.7. Công cụ nghiên cứu ...................................................................... 53 2.4.8. Kỹ thuật thu thập thông tin ........................................................... 53 2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu và khắc phục sai số ............................ 56 2.4.10. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................... 57 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 58 3.1. Thực trạng môi trường làm việc tại các cơ sở nghiên cứu. ................. 58 3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu .................................................................... 58 3.1.2. Kết quả đo bụi tại nơi làm việc ..................................................... 59 3.1.3. Kết quả đo hơi khí độc trong môi trường lao động ...................... 60 3.2. Thực trạng sức khỏe người lao động tại các cơ sở nghiên cứu ........... 63 3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 63 3.2.2. Phân loại sức khỏe chung của đối tượng nghiên cứu ................... 66 3.2.3. Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp .................................................... 68 3.3. Mức độ nhiễm kẽm, chì ở người lao động ........................................... 85 3.4. Sốt hơi kim loại ở người lao động và một số yếu tố liên quan ............ 93 3.4.1. Mắc sốt hơi kim loại ..................................................................... 93 3.4.2. Một số yếu tố liên quan với mắc sốt hơi kim loại ......................... 95 3.5. Viêm mũi và một số yếu tố liên quan .................................................. 97 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 102 4.1. Thực trạng môi trường lao động ........................................................ 102 4.2. Thực trạng sức khỏe người lao động ................................................. 106 v 4.2.1. Phân loại sức khỏe chung ............................................................ 106 4.2.2. Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp .................................................. 108 4.2.3. Các bệnh thường gặp có liên quan đến nghề và công việc ......... 112 4.3. Biểu hiện bệnh, triệu chứng liên quan đến nghề nghiệp .................... 117 4.3.1. Mức độ nhiễm kẽm ở người lao động ......................................... 117 4.3.2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt hơi kim loại và một số yếu tố liên quan ...... 121 4.3.3. Mối liên quan với viêm mũi ........................................................ 125 4.4. Một số giải pháp dự phòng liên quan đến yếu tố tiếp xúc ................. 128 4.4.1. Giám sát môi trường ................................................................... 128 4.4.2. Khám, quản lý sức khỏe người lao động .................................... 129 4.4.3. Một số biện pháp khác: ............................................................... 132 4.5. Một số hạn chế của đề tài ................................................................... 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 135 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐKLĐ: Điều kiện lao động FEV1: Forced Expired Volume in one second (thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên) FVC: Forced Volume Capacity (thể tích khí thở ra tối đa khi gắng sức thổi) HDL: High-density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng cao) HH: Hô hấp IL: Interleukin (Yếu tố tăng trưởng) KL: Kim loại LDL: Low-density lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng thấp) Max: Cao nhất MFF: Metal fume fever (Sốt hơi kim loại) Min: Thấp nhất MTLĐ: Môi trường lao động NC: Nghiên cứu NLĐ: Người lao động PX: Phân xưởng RHM: Răng hàm mặt SD: Standard deviation (độ lệch chuẩn) STEL: Short Term Exposure level - Giới hạn tiếp xúc trong thời gian ngắn TB: Trung bình TCCP: Tiêu chuẩn cho phép THA: Tăng huyết áp TMH: Tai mũi họng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNF-α: Tumor necrosis factor (yếu tố hủy hoại khối u) TWA: Time Weighted Average - Trung bình theo thời gian vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Kế hoạch khai thác kim loại chì kẽm giai đoạn 2005 - 2020 ......... 12 Bảng 1.2: Thành phần của sản phẩm kẽm thỏi ............................................... 15 Bảng 1.3: Mức độ tiếp xúc với kẽm qua đường da và hô hấp ........................ 16 Bảng 1.4: Tương quan giữa nồng độ chì trong huyết thanh và tổn thương cơ thể ..... 22 Bảng 2.1: Phân bố các phân xưởng thuộc các nhà máy được chọn vào NC .. 45 Bảng 2.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu được chọn theo nhà máy ............... 46 Bảng 2.3: Phân độ tăng huyết áp ..................................................................... 49 Bảng 2.4: Bảng dân số chuẩn theo WHO ....................................................... 50 Bảng 3.1: Kết quả đo nhiệt độ theo nhóm phân xưởng .................................. 58 Bảng 3.2: Kết quả đo độ ẩm theo nhóm phân xưởng ..................................... 58 Bảng 3.3: Kết quả đo tốc độ gió theo nhóm phân xưởng ............................... 59 Bảng 3.4: Kết quả đo bụi toàn phần trong không khí theo nhóm phân xưởng 59 Bảng 3.5: Kết quả đo bụi HH trong không khí theo nhóm phân xưởng ......... 60 Bảng 3.6: Kết quả đo hơi nO trong không khí theo nhóm phân xưởng ....... 60 Bảng 3.7: Kết quả đo hơi Pb trong không khí theo nhóm phân xưởng .......... 61 Bảng 3.8: Kết quả đo hơi Cd trong không khí theo nhóm phân xưởng .......... 61 Bảng 3.9: Kết quả đo hơi Cu trong không khí theo nhóm phân xưởng .......... 62 Bảng 3.10: Kết quả đo CO2 trong không khí theo nhóm phân xưởng ............ 62 Bảng 3.11: Kết quả đo CO trong không khí theo nhóm phân xưởng ............. 63 Bảng 3.12: Phân bố đối tượng theo nhà máy và giới tính ................................. 63 Bảng 3.13: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính ................... 64 Bảng 3.14: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi nghề và giới tính .......... 65 Bảng 3.15: Phân bố đối tượng theo nhóm công việc và giới tính ................... 65 Bảng 3.16: Trung bình tuổi đời, nghề chia theo nhóm công việc ................... 66 viii Bảng 3.17: Phân loại sức khỏe theo công việc ............................................... 66 Bảng 3.18: Phân loại sức khỏe theo thâm niên nghề ...................................... 67 Bảng 3.19: Phân loại sức khỏe theo giới tính ................................................. 67 Bảng 3.20: Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp theo giới tính ....................................... 71 Bảng 3.21: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn bệnh RHM theo tuổi và theo công việc . 71 Bảng 3.22: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn bệnh mắt theo tuổi và theo công việc.... 74 Bảng 3.23: Tỷ lệ mắc thô, mắc chuẩn bệnh TMH theo tuổi và công việc ..... 76 Bảng 3.24: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp theo nhóm công việc và giới tính ......... 78 Bảng 3.25: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn tăng huyết áp theo tuổi và theo công việc 78 Bảng 3.26: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn bệnh thiếu máu giảm hồng cầu theo tuổi và theo công việc ................................................................... 81 Bảng 3.27: Tỷ lệ mắc thô và mắc chuẩn bệnh thiếu máu giảm huyết sắc tố theo tuổi và công việc ................................................................... 82 Bảng 3.28: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường theo công việc ................................... 84 Bảng 3.29: Trung bình nồng độ kẽm trong máu theo nhóm công việc .......... 85 Bảng 3.30: Nồng độ kẽm trong máu của người lao động chia theo nhóm công việc và giới tính............................................................................. 85 Bảng 3.31: Nồng độ chì trong máu của người lao động theo nhóm công việc và giới tính .................................................................................... 86 Bảng 3.32: Nồng độ kẽm ô xít và chì tiếp xúc cộng dồn theo nhóm tuổi và công việc ....................................................................................... 87 Bảng 3.33: Phân bố nồng độ chì tiếp xúc cộng dồn theo công việc ............... 89 Bảng 3.34: Phân bố nồng độ kẽm ô xít tiếp xúc cộng dồn theo công việc .......... 90 Bảng 3.35: Phân bố nồng độ chì tiếp xúc cộng dồn theo nhóm công việc và tuổi nghề ........................................................................................ 91 Bảng 3.36: Phân bố nồng độ kẽm ô xít tiếp xúc cộng dồn theo nhóm công việc và tuổi nghề ........................................................................................ 92 ix Bảng 3.37: Mối liên quan với mắc sốt hơi kim loại theo giới ........................ 93 Bảng 3.38: Các triệu chứng kèm theo với sốt hơi kim loại ............................ 93 Bảng 3.39: Mối liên quan giữa sốt hơi kim loại với tuổi đời .......................... 95 Bảng 3.40: Mối liên quan giữa sốt hơi kim loại với tuổi nghề ....................... 95 Bảng 3.41: Mối liên quan giữa sốt hơi kim loại với chức năng hô hấp .......... 96 Bảng 3.42: Mối liên quan giữa sốt hơi kim loại với tiếp xúc với hơi kẽm cộng dồn . 96 Bảng 3.43: Mối liên quan giữa sốt hơi kim loại và tiếp xúc với bụi chì cộng dồn 96 Bảng 3.44: Tỷ lệ bị bệnh viêm mũi theo giới ................................................. 97 Bảng 3.45: Mối liên quan giữa viêm mũi với tuổi đời .................................... 97 Bảng 3.46: Mối liên quan giữa viêm mũi với tuổi đời theo công việc ........... 98 Bảng 3.47: Mối liên quan giữa viêm mũi với tuổi nghề .......... ... áp thu hồi bột kẽm ô xít 3. Phân xưởng chế biếm kẽm kim loại Bể điện phân bột kẽm ô xít Bóc là kẽm kim loại từ thanh điện cực Kẽm thỏi thành phẩm 4. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài. Xe khám lưu động trên đường đến nơi khảo sát Người lao động xếp hàng nhận hồ sơ khám Đợi khám các nội dung trên xe khám lưu động Công nhân đợi khám Đo chức năng hô hấp Phỏng vấn sức khỏe người lao động Phụ lục 4 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CHO CÔNG NHÂN CHẾ BIẾN QUẶNG KẼM CHÌ 1. Đặc điểm công nghệ và các yếu tố nguy cơ đặc trưng Quặng kẽm tùy theo từng loại thường chứa trung bình từ 6 - 13 % kẽm, từ 0,4 - 4,5 % chì còn lại là các kim loại khác và tạp chất. Quặng kẽm (quặng kẽm ô xít và kẽm sun fua) sau khi được khai thác được đưa vào chế biến chia làm 3 công đoạn chính với công nghệ tóm tắt bao gồm: Các công đoạn sản xuất chính ‐ Công đoạn sàng tuyển đối với quặng kẽm Sulffua: + Quặng kẽm sun fua được nghiền sau đó chuyển sang công đoạn tuyển nổi để thu được tinh quặng kẽm sun fua (chứa 40-67 % kẽm, 1-3 % chì) và tinh quặng chì sun fua. + Các yếu tố phát sinh ở công đoạn này thường là các yếu tố ô nhiễm hay gặp như bụi, hóa chất tuyển, tiếng ồn, yếu tố hơi kẽm chì thường không cao ở công đoạn này. Tuy nhiên công đoạn sàng tuyển thường ở cùng với các khu khai thác quặng, do vậy nguy cơ nhiễm chì từ việc sử dụng các nguồn nước ô nhiễm là vấn đề cần được quan tâm. ‐ Công đoạn lò nung: + Bao gồm lò nung quặng kẽm ôxít, lò thiêu tinh quặng kẽm Sulffua, lò thiêu bột ôxít kẽm để khử Clo, Flo Sản phẩm cuối cùng của công đoạn này là bột kẽm ôxít, axit H2SO4... + Công đoạn nung thường phát sinh nhiều bụi, hơi kẽm chì, trong đó đáng chú ý là ở các vị trí đầu và cuối lò nung, hố thải xỉ, khu thu hồi bột Khu vực lò Sàng tuyển (Tuyển nổi kẽm, chì) SX Bột kẽm ô xít (Lò quay, thiêu) SX kẽm kim loại (Hóa tách, điện phân, đúc thỏi) H2SO4 Quặng kẽm sulphua Quặng kẽm ô xít Bột kẽm ô xít Kẽm KL (Kẽm thỏi) - Bụi quặng, đất đá; nồng độ kẽm, chì thấp; - Vi khí hậu: độ ẩm cao - Yếu tố MT khác - Bụi tinh quặng nồng độ cao; hơi kẽm, chì cao; - Vi khí hậu: nhiệt độ cao - Hơi axit gây kích ứng - Bụi hơi kẽm, chì cao; - Vi khí hậu: độ ẩm cao - Hơi a xít gây kích ứng thiêu axit có phát sinh các loại hơi khí gây kích ứng đường hô hấp như SO2, H2SO4 ‐ Công đoạn chế biến kẽm kim loại + Bao gồm các công đoạn nhỏ như hòa tách, điện phân, đúc thỏi. Sản phẩm cuối cùng là kẽm thỏi. + Khu vực hòa tách và điện phân thường xuất hiện hơi bụi kẽm chì, hơi axit. Khu vực điện phân, đúc thỏi kim loại thường có nồng độ hơi kẽm chì cao hơn các công đoạn khác. 2. Những ảnh hưởng đến sức khỏe do tiếp xúc với hơi bụi chì kẽm 2.1. Sốt hơi kim loại Sốt hơi kim loại là một biểu hiện của bệnh nghề nghiệp đã được biết đến từ hàng trăm năm trước đây. Hơi ôxít kẽm đã được chứng minh là nguyên nhân gây sốt hơi kim loại, mặc dù các biểu hiện sốt thường ít gặp hơn so với khi tiếp xúc với hơi ôxít kim loại khác như đồng và ma giê. Hơi bụi ôxít kẽm xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp ‐ Biểu hiện của sốt hơi kim loại: + Sốt hơi kim loại thường có các biểu hiện tương tự như cảm cúm thông thường với các dấu hiệu như đau đầu, sốt, cảm giác ớn lạnh, đau mỏi cơ, nôn và buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược. + Khi tiếp xúc với hơi ôxít kẽm ở nồng độ cao, tại thời điểm tiếp xúc người bị sốt có thể cảm thấy có vị kim loại trong miệng, khô rát họng, ho và khàn giọng. + Các biểu hiện thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc và mất đi sau 6 đến 24 giờ. Sốt hơi kim loại thường gặp vào những ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ cuối tuần. ‐ Cơ chế bệnh sinh: Cơ chế gây sốt hơi kim loại hiện vẫn chưa được biết đến đầy đủ, người ta cho rằng do một số cơ chế sau: + Sốt kim loại liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tăng các yếu tố này thường là hậu quả do các đại thực bào ở phổi trực tiếp bị kích thích bởi hơi kim loại. + Tiếp xúc với hơi kẽm ô xít cũng gây ra sự tập trung của các bạch cầu trung tính vào đường hô hấp. Phản ứng viêm này có thể là một yếu tố bệnh sinh bổ sung gây sốt hơi kim loại do nó liên quan đến quá trình oxy hóa. ‐ Chẩn đoán sốt hơi kim loại: Dấu hiệu sốt hơi kim loại thường thoáng qua và không đặc hiện do vậy rất dễ bị bỏ qua. Trong thực tế để xác định sốt hơi kim loại chúng ta thường căn cứ vào các dấu hiệu như sau: + Có tiếp xúc với hơi ôxít kẽm hoặc các hơi ôxít kim loại khác + Biểu hiện sốt không cao (38 - 39 oC) kèm theo cảm giác ớn lạnh; + Thời điểm bắt đầu xuất hiện sốt thường là trong giờ làm việc; kết thúc sốt sau 1 - 2 ngày. + Các triệu chứng không đặc hiệu kèm theo bao gồm: Đau mỏi cơ khớp, ho, khô rát họng, đau đầu. Có thể gặp dấu hiệu thay đổi vị giác, cảm giác vị kim loại trong miệng... + Xét nghiệm tại thời điểm sốt có thể thấy: Giảm chức năng hô hấp (giảm chỉ số thở tối đa giây FEV1), tăng số lượng bạch cầu, Chụp phim X quang có thể thấy các nốt mờ nhỏ ở phổi. Định lượng kẽm huyết thanh có thể tăng hoặc không. 2.2. Nhiễm độc chì - Đường xâm nhập: Bụi hơi chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo nhiều đường khác nhau: + Đường hô hấp là con đường chính chì thâm nhập vào cơ thể do chúng ta hít phải hơi, khói và bụi chì. + Đường miệng: Do chúng ta nuốt trực tiếp chì (từ bàn tay, thức ăn, nước uống, thuốc lá hay những vật khác dây bẩn chì đưa lên miệng), hoặc chất đờm phế khí quản có chì. + Đường da: Chì vô cơ cũng có thể được hấp thụ vào cơ thể qua đường da - Các biểu hiện nhiễm độc chì cấp tính: Tiếp xúc với bụi hơi chì trong thời gian ngắn, liều cao có thể gây ra các biểu hiện của nhiễm độc cấp tính như: Đau bụng, đi ngoài táo bón, mệt mỏi, và các triệu chứng thần kinh như đau đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, tử vong... - Biểu hiện nhiễm độc mạn tính: + Tiếp xúc kéo dài có thể xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc mạn tính như: đau đầu mệt mỏi kéo dài, giảm mong muốn tình dục hoặc bất lực, đau bụng vùng thượng vị; các biểu hiện ở giai đoạn muộn hơn là suy thận, cao huyết áp, thiếu máu, bệnh não do nhiễm độc chì... - Các biểu hiện triệu chứng theo mức độ nhiễm độc chì: + Nhẹ: Hay mệt mỏi, dễ nổi cáu, khó tập trung làm việc, mất ngủ... + Trung bình: Đau đầu, thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ, đau, co giật cơ, buồn nôn, giảm cảm giác thèm ăn, đau bụng vùng thượng vị, táo bón, giảm khả năng tình dục. + Nặng: cơn đau bụng vùng thượng vị, viêm dây thần kinh ngoại biên (l yếu cử động duỗi cẳng, bàn tay), bệnh não do nhiễm độc chì (hôn mê, co giật...). - Chẩn đoán nhiễm độc chì: + Có tiến sử tiếp xúc nghề nghiệp: Làm các nghề, công việc có tiếp xúc với hơi bụi chì với thời gian từ một tháng trở lên; + Có biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc chì như: Cơn đau bụng chì biểu hiện đau từng cơn đột ngột dữ dội, nôn mửa, kiểu bán tắc ruột, không sốt, thường kèm theo mạch chậm, cơn tăng huyết áp; đau đầu, mệt mỏi suy nhược, liệt viêm dây thần kinh, đau mỏi cơ khớp... Xét nghiệm: Giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, tăng tỷ lệ hồng cầu hạt ái kiềm (> 5 0/00); định lượng chì huyết tăng (thường ≥ 40 µg /dL), Delta - ALA niệu tăng (thường ≥ 10mg/L). 2.3. Những ảnh hưởng khác Tiếp xúc với hơi kẽm chì ngoài biểu hiện sốt hơi kim loại và nhiễm độc chì còn có thể có một số những biểu hiện bệnh, triệu chứng khác như sau: - Viêm mũi nghề nghiệp là một tình trạng bệnh lý viêm của mũi, với các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi Viêm mũi nghề nghiệp có thể gây ảnh hưởng nhiều trong quá trình lao động như gây khó thở, thở mồm, giảm năng suất lao động cũng như giảm chất lượng cuộc sống. Viêm mũi nghề nghiệp thường có liên quan với bệnh hen suyễn nghề nghiệp. - Thiếu máu: Là một trong các biểu hiện của nhiễm độc chì. Tùy theo mức độ thiếu máu mà có các biểu hiện như da xanh, niêm mạc nhợt, hay hoa mắt chóng mặt, xét nghiệm giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố... - Cao huyết áp: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa nhiễm độc chì và bệnh cao huyết áp. + Cao huyết áp thường ít có các biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Đau đầu dữ dội, mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, thị lực bị ảnh hưởng, đau tức ngực, đánh trống ngực, khó thở, nhịp tim đập không bình thường... + Chẩn đoán cao huyết áp khi huyết áp đối đa ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg. 3. Một số biện pháp dự phòng 3.1. Giám sát môi trường: Thực hiện đo kiểm tra và giám sát nồng độ bụi, hơi kẽm ô xít, chì trong môi trường lao động theo đúng quy định hiện hành (Luật ATVSLĐ [11]). Tại các vị trí có mẫu đo vượt TCCP cần được thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định; đo kiểm tra lại ngay sau khắc phục và đình kỳ đo kiếm tra lại sau 3 - 6 tháng. Yếu tố bụi, hơi kẽm chì phải được coi là yếu tố có hại tại nơi làm việc cần được kiểm soát theo quy định tại điều 18 Luật ATVSLĐ [11]. - Giới hạn nồng độ tiếp xúc trong môi trường lao động: + Nồng độ bụi, hơi kẽm theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT [92] trung bình 8 giờ TWA là 5mg/m³ ( dạng bụi và hơi). Giới hạn này cũng phù hợp với các khuyến cáo của ACGIH (2016) [91] và OSHA - Mỹ (2016) [38] khuyến cáo (dựa trên nguy cơ bị sốt kim loại). + Nồng độ bụi, hơi chì theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT [92] trung bình 8 giờ TWA là 0,05mg/m3 (50 μg/m3). Giới hạn này tương tự như tiêu chuẩn của Mỹ OSHA (2015) [95], ACGIH (2016) [91] TWA là 50 μg/m3 , thấp hơn so với tiêu chuẩn của Anh (2002) [97]: nồng độ chì TWA là 0,1 mg/m3. 3.2. Tổ chức khám sức khỏe nghề nghiệp: Trong khám bố trí công việc (khám tuyển), khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động cần thực hiện theo các nội dung như sau: - Hỏi tiền sử bệnh để xác định: + Các trường hợp trong năm từng bị sốt trong ca làm việc (thường là đầu ca); sốt kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau mỏi cơ, ho khan, đau họng hoặc có vị ngọt kim loại trong miệng. Thời gian sốt kéo dài 1 - 2 ngày rồi tự khỏi không cần điều trị. + Các trường hợp có các triệu chứng của viêm mũi như hay bị hắt hơi, chẩy nước mũi, ngạt mũi tại nơi làm việc. - Khai thác các triệu chứng biểu hiện nhiễm độc chì như: hay bị hoa mắt chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau bụng vùng thượng vị... - Khám lâm sàng theo các chuyên khoa, trong đó cần lưu ý khám hệ hô hấp, tuần hoàn; thần kinh, tâm thần; khám Tai - Mũi - Họng để xác định bệnh viêm mũi xoang; da, niêm mạc và hệ tạo máu. - Đo chức năng hô hấp và chụp X quang tim phổi thẳng (nếu cần) để phát hiện sớm các trường hợp có suy giảm chức năng hô hấp, viêm phế quản, đặc biệt là hen phế quản. - Xét nghiệm công thức máu xác định số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu ưa a xít, số lượng hồng cầu và huyết sắc tố... Kết quả xét nghiệm công thức máu sẽ xác định được các trường hợp có biểu hiện dị ứng (tăng tỷ lệ bạch cầu ưa a xít), các trường hợp thiếu máu... - Xét nghiệm định lượng kẽm, chì trong máu toàn phần: Đây là xét nghiệm giúp đánh giá mức độ tiếp xúc, giúp để chỉ định thực hiện các biện pháp dự phòng hạn chế chế ảnh hưởng sức khỏe do tiếp xúc với hơi kẽm chì và là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc (đối với chì). - Xét nghiệm ALA niệu, hồng cầu hạt kiềm là xét nghiệm yêu cầu bắt buộc phải thực hiện theo quy định hiện hành (Thông tư số 28/2016/TT-BYT [121]). - Làm các test da để xác định cơ địa người lao động có dị ứng với các tác nhân là các kim loại nặng như kẽm, crom, mangan... 3.3. Lưu ý trong quản lý sức khỏe cho người lao động - Nên lập hồ sơ theo dõi riêng các trường hợp có biểu hiện của sốt hơi kim loại. + Nếu tỷ lệ sốt hơi kim loại tăng cao hơn bình thường (15,2 % theo kết quả tại thời điểm nghiên cứu), cần có các biện pháp kiểm tra lại môi trường làm việc, nhất là ở các phân xưởng SX bột và SX kẽm kim loại. + Các trường hợp có sốt hơi kim loại cần được đo kiểm tra chức năng hô hấp và làm xét nghiệm công thức máu để kiểm tra 6 tháng/lần. + Những người bị tái diễn nhiều lần có thể bố trí các công việc khác để giảm tỷ lệ nghỉ ốm tại đơn vị và nguy cơ tiến triển thành các bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản, hen phế quản. - Các trường hợp có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi, khám lâm sàng chẩn đoán viêm mũi cần được lập danh sách theo dõi riêng. Các đối tượng này cần được làm thêm xét nghiệm test da, đo chức năng hô hấp đề kiếm tra 6 tháng/lần. Những trường hợp có test da dương tính với một trong các loại kim loại nặng như kẽm, crom, mangan... cần được cân nhắc chuyển sang vị trí làm việc không tiếp xúc với các yếu tố tác nhân này. Cho xét nghiệm kiểm tra lại, cách ly khỏi môi trường làm việc hoặc cho đi điều trị dựa theo kết quả xét nghiệm nồng độ chì máu (khuyến cáo theo hướng dẫn của Cơ quan ATVSLĐ Mỹ- OSHA [95]): + Nếu nồng độ chì máu < 40 µg/dL cần xét nghiệm lại sau 6 tháng; từ 40 - 50 µg/dL phải xét nghiệm lại sau 2 tháng (Bao gồm cả các trường hợp phụ nữ có ý định sinh con, nồng độ chí máu > 10 µg/dL); + Trung bình của 3 lần xét nghiệm liên tục trong 6 tháng ≥ 50µg/dL hoặc một lần xét nghiệm ≥ 60 - < 80µg/dL thì phải cách ly khỏi môi trường làm việc hiện tại ít nhất 1 tháng. Theo H. Mason and N. Williams (2005) [96], sau một tháng ngừng tiếp xúc, lượng chì máu sẽ giảm từ 13-26 µg /dL. Chỉ cho người lao động làm việc trở lại khi xét nghiệm nồng độ chì máu < 50µg/dL. + Xét nghiệm nồng độ chì máu ≥ 80µg/dL cần cho đi điều trị nhiễm độc chì ngay. 3.4. Một số biện pháp khác - Kỹ thuật vệ sinh: Nên sử dụng các tấm chắn ở khu vực cửa lò nung bột kẽm và đuc kẽm thỏi nhằm giảm mức độ tiếp xúc của người lao động với hơi kẽm, chì. Tăng cường hệ thống thông gió chung để hạn chế lượng bụi, hơi chì trong môi trường tại vị trí làm việc. - Biện pháp cá nhân: Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp: sử dụng bán mặt nạ có hộp lọc là hộp lọc bụi hơi kim loại. Không nên sử dụng các loại khẩu trang thông thường, nhất là ở các vị trí có nồng độ bụi, hơi kim loại cao. - Giáo dục sức khỏe: Cần áp dụng tài liệu huấn luyện với nội dung như đã đề xuất nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh của người lao động. Hàng năm cần tổ chức huấn luyện nâng cao nhận thức cho người lao động với các nội dung bao gồm: + Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến quặng kẽm, các công đoạn sản xuất có thể phát sinh các yếu tố bụi hơi kẽm chì. + Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với hơi kẽm chì như sốt hơi kim loại, viêm mũi nghề nghiệp, nhiễm độc chì, thiếu máu... Các triệu chứng biểu hiện bệnh và các biện pháp dự phòng cần áp dụng. - Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh tại nơi làm việc: phải bố trí nhà tắm, nơi thay quần áo và có nội quy bắt buộc người lao động phải tắm rửa, thay quần áo sạch trước khi ra khỏi nơi làm việc. Khu nhà tắm phải tách riêng không gần nơi ăn ca, nghỉ tạm của công nhân. Người lao động không được ăn uống hút thuốc tại nơi làm việc; rửa tay kỹ trước giờ ăn ca...
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_moi_truong_va_suc_khoe_nguoi_l.pdf