Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam sơn, tỉnh Thanh Hóa

Mía là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có phạm vi thích ứng rộng, có thể

trồng được trên nhiều loại đất khác nhau (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Trên thế

giới mía được trồng ở hầu hết các quốc gia, trong đó các nước Brazil, Ấn Độ và

Trung Quốc là những nước có diện tích và sản lượng mía lớn nhất thế giới.

Mía là nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp chế biến đường. Năm

2017 sản lượng đường thế giới đạt 168,373 triệu tấn, doanh thu đạt 60 tỷ USD,

chiếm 85% doanh thu chất tạo ngọt của thế giới (OECD/FAO, 2017).

Tại Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân

với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Đây là một trong những ngành thiết yếu, quan trọng phục vụ cho tiêu dùng trong

nước. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh

tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ 2015 - 2016

cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ Bắc đến Nam. Diện tích mía

nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả

nước. Toàn ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, doanh thu đạt 24,8 ngàn tỷ

đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 về diện tích

trồng mía và sản lượng đường so với ngành đường thế giới (Ngô Thị Thanh Tâm,

2017).

pdf 238 trang dienloan 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam sơn, tỉnh Thanh Hóa

Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc lặc phục vụ vùng nguyên liệu mía đường Lam sơn, tỉnh Thanh Hóa
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN THỊ LOAN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 
PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2020
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
NGUYỄN THỊ LOAN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC 
PHỤC VỤ VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN,
TỈNH THANH HÓA
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 9.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Đào Châu Thu
 2. PGS.TS. Lê Thị Giang
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Loan
1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: 
PGS.TS. Đào Châu Thu và PGS.TS. Lê Thị Giang là những Cô giáo đã hướng
dẫn nhiệt tình chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. 
Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất
đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 
Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh
đạo và cán bộ: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện
Ngọc Lặc, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Ngọc Lặc, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn Thanh Hóa đã cử người
phối hợp và cung cấp số liệu cho luận án, các hộ gia đình chọn làm mô hình trồng mía.
Xin chân thành cám ơn Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng đồi núi
Bắc Trung Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu” thuộc Văn phòng chương trình KH&CN
cấp quốc gia về Tài Nguyên Môi trường & biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Trường Đại
học Hồng Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã luôn
chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Loan
2
MỤC LỤC
Lời cam đoan.....................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng...............................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Trích yếu luận án...............................................................................................................x
Thesis abstract................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
1.3.1. Đối tượng..............................................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.4. Đóng góp mới của luận án....................................................................................4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................4
1.5.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................................4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................4
Phần 2. Tổng quan tài liệu.............................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất trồng mía................................................................5
2.1.1. Sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất...............................................5
2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây mía và các loại cây trồng xen.................................9
2.2. Tình hình sản xuất và tiềm năng phát triển mía nguyên liệu phục vụ công
nghệ chế biến đường trên thế giới và ở Việt Nam..............................................17
2.2.1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên thế giới...............................................17
2.2.2. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại Việt Nam...............................................23
2.2.3. Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường mía đường tại Việt Nam tác
động đến vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn...............................................27
2.3. Đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam...........................................................28
2.3.1. Đánh giá đất trên thế giới....................................................................................28
3
2.3.2. Đánh giá đất theo FAO ở Việt Nam....................................................................31
2.3.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá đất trồng mía trên thế giới và ở Việt
Nam.....................................................................................................................33
2.4. Một số công trình nghiên cứu sử dụng đất trồng mía trên thế giới và ở
Việt Nam.............................................................................................................35
2.4.1. Trên thế giới........................................................................................................35
2.4.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................37
2.4.3. Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất trồng mía ở Thanh Hóa.........38
2.5. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu của đề tài
.............................................................................................................................40
2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề nghiên cứu.........................................40
2.5.2. Hướng nghiên cứu đề tài.....................................................................................40
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..........................................................42
3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía tại
huyện Ngọc Lặc..................................................................................................42
3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc......................................42
3.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.........42
3.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc................................42
3.1.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc...........................................43
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................43
3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp.......................................43
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................43
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................................44
3.2.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích mẫu đất.................................................44
3.2.5. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO............................................45
3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ............................................................................45
3.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía......................................48
3.2.8. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình.......................................................52
3.2.9. Phương pháp phân tích SWOT...........................................................................53
3.2.10. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh...............54
4
Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................55
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng mía
trên địa bàn huyện Ngọc Lặc..............................................................................55
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................55
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................60
4.1.3. Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngọc Lặc đối
với việc sản xuất mía..........................................................................................62
4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.............................64
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc............................................................64
4.2.2. Thực trạng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc...........................................65
4.2.3. Thực trạng các nguồn lực và các chính sách hỗ trợ cho phát triển cây mía
vùng nghiên cứu..................................................................................................75
4.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với cây mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.........79
4.3.1. Điều tra bổ sung bản đồ đất................................................................................79
4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................................................................81
4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai đối với các kiểu sử dụng đất trồng mía.................93
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc..............................110
4.4.1. Đánh giá hiệu quả các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện.............................110
4.4.2. Hiệu quả các mô hình sử dụng đất trồng mía....................................................117
4.4.3. Phân tích Swot trong sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc.........................124
4.5. Đề xuất sử dụng đất trồng mía hiệu quả phục vụ vùng nguyên liệu mía
đường Lam Sơn.................................................................................................130
4.5.1. Cơ sở đề xuất sử dụng đất trồng mía................................................................130
4.5.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mía huyện Ngọc Lặc đến năm 2025
...........................................................................................................................131
4.5.3. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả đất trồng mía huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa.........................................................................................................135
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................139
5.1. Kết luận.............................................................................................................139
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................140
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án....................................141
Tài liệu tham khảo........................................................................................................142
5
Phụ lục..........................................................................................................................151
6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BVTV Bảo vệ thực vật
CP Cổ phần
DTTN Diện tích tự nhiên
ĐVHC Đơn vị hành chính
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
KHKT Khoa học kỹ thuật
KSD Kiểu sử dụng 
LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
LUT Loại sử dụng đất (Land Use Type)
MH Mô hình
TTg Thủ tướng
TB Trung bình
QĐ Quyết định
STT Số thứ tự
UBND Ủy ban nhân dân
7
DANH MỤC BẢNG
2.1. Yêu cầu sử dụng đối với cây mía.........................................................................12
2.2. Tình hình sản xuất mía các vùng nguyên liệu tại Việt Nam năm 2016................24
2.3. Tiêu chuẩn để phân loại các tính chất đất để trồng mía.......................................36
3.1. Phân cấp độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc...................................................47
3.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất mía................49
3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hô ôi các kiểu sử dụng đất mía..................50
3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các kiểu sử dụng đất mía.........51
3.5. Phân tích SWOT trong sử dụng đất trồng mía tại huyện Ngọc Lặc.....................54
4.1. Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc............................................67
4.2. Hiện trạng diện tích đất trồng mía phân theo loại đất và địa hình.......................68
4.3. Cơ cấu giống mía niên vụ 2017 - 2018 huyện Ngọc Lặc.....................................70
4.4. Các yếu tố tác động đến năng suất mía huyện Ngọc Lặc.....................................72
4.5. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra............................................................76
4.6. Những khó khăn về kỹ thuâ ôt, dịch vụ đối với hô ô trồng mía huyện Ngọc Lặc
..................................................... ... sản lượng mía 175 tấn
tấn, hàm lượng đường 10,0 CCS.
* Vụ 3: Thời gian trồng tháng 1/2017
Quy trình trồng mía vụ 3 tương tự như vụ 2;
Kết quả theo dõi vụ 3: Năng suất mía 61,8 tấn/ha; sản lượng mía 117,4 tấn,
hàm lượng đường 10 CCS.
Mô hình 4. Mô hình mía xen đậu tương tại xã Minh Sơn (MH4):
- Tên mô hình: Mía xen đậu tương, đậu tương trồng xen mía năm thứ nhất
(2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017);
- Địa điểm thực hiện mô hình: Minh Lai, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc;
- Tên chủ hộ: Ông Bùi Văn Hiệp;
- Loại đất: đất xám ferralit điển hình; 
- Diện tích trồng mía: 1,5 ha; 
- Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống, không chủ động tưới:
tương tự như mô hình trồng lạc; Giống mía: MY55-14, giống đậu tương: ĐT 26.
- Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015 - 2017.
Kết quả theo dõi:
+ Vụ 1 (tháng 2/2015): Năng suất mía 75,4 tấn/ha, sản lượng mía 113,1 tấn,
hàm lượng đường 10,5 CCS; năng suất đậu tương 8,5 tạ/ha;
+ Vụ 2 (tháng 1/2016): Năng suất mía 82,5 tấn/ha, sản lượng mía 123,75 tấn,
hàm lượng đường 10,8 CCS;
+ Vụ 3 (tháng 1/2017): Năng suất mía 58,8 tấn/ha, sản lượng mía 88,2 tấn,
hàm lượng đường 10,0 CCS.
Mô hình 5. Mô hình mía xen đậu xanh tại xã Minh Tiến (MH5): 
- Tên mô hình: Mía xen đậu xanh, đậu xanh trồng xen mía năm thứ nhất
(2015), mía trồng thuần năm thứ 2 (2016) và năm thứ 3 (2017);
- Địa điểm thực hiện mô hình: Thôn 5, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc;
- Tên chủ hộ: Ông Lê Văn Thuần;
- Loại đất: mía được trồng trên đất nâu đỏ điển hình; 
- Diện tích trồng mía: 1,3 ha; 
- Quy trình canh tác mía theo hướng truyền thống: Tương tự như mô hình
trồng đậu tương; Giống mía: MY55-14, giống đậu xanh: ĐX 14.
- Thời gian theo dõi mô hình: Năm 2015-2017.
Kết quả theo dõi:
+ Vụ 1 (tháng 2/2015): Năng suất mía 74,9 tấn/ha, sản lượng mía 97,37 tấn,
hàm lượng đường 10,2 CCS; năng suất đậu xanh 6,0 tạ/ha;
+ Vụ 2 (tháng 1/2016): Năng suất mía 83,1 tấn/ha, sản lượng mía 108,03 tấn,
hàm lượng đường 10,5 CCS;
+ Vụ 3 (tháng 1/2017): Năng suất mía 59,4 tấn/ha, sản lượng mía 77,22 tấn,
hàm lượng đường 10,0 CCS.
Phụ lục 17. Chi phí đầu tư của các mô hình theo đơn giá
năm 2015, 2016, 2017
Mô hình 1. Chi phí đầu tư của mô hình mía trồng thuần 
TT Chi phí ĐVT Số lượng
Đơn giá
(trđ)
Thành tiền
(trđ)
Chi phí TB 3 vụ mía 25
I Vụ 1 31
1 Giống mía vụ 1 tấn 10 0,9 9
2 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5
3 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6
4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
II Vụ 2 22
1 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
III Vụ 3 22
1 Phân bón lót LS1 tấn 2,5 5 12,5
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1,5 4 6
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
Mô hình 2. Chi phí đầu tư của mô hình mía trồng thuần 
TT Chi phí ĐVT Số lượng
Đơn giá
(trđ)
Thành tiền
(trđ)
Chi phí TB 3 vụ mía 20,5
I Vụ 1 26,5
1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9
2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
II Vụ 2 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
III Vụ 3 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
Mô hình 3. Chi phí mô hình mía trồng xen lạc
Chi phí ĐVT Số lượng
Đơn giá
(trđ)
Thành tiền
(trđ)
 Chi phí TB 3 vụ mía 23,39
I Vụ 1 26,5
1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9
2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
II Vụ 2 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
III Vụ 3 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
IV Chi phí lạc 8,67
1 Giống kg 120 0,04 4,8
2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5
3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,25 0,37
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1
Mô hình 4. Chi phí mô hình mía trồng xen đậu tương
TT Chi phí ĐVT Số lượng
Đơn giá
(trđ)
Thành tiền
(trđ)
Chi phí TB 3 vụ mía 23,09
I Vụ 1 26,5
1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9
2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
II Vụ 2 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
III Vụ 3 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
IV Chi phí đậu tương 7,77
1 Giống kg 130 0,3 3,9
2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5
3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,5 0,37
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1
Mô hình 5. Chi phí mô hình mía trồng xen đậu xanh
TT Chi phí ĐVT Số lượng
Đơn giá
(trđ)
Thành tiền
(trđ)
Chi phí TB 3 vụ mía 23,00
I Vụ 1 26,5
1 Giống mía vụ 1 tấn 7,5 1,2 9
2 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
3 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
4 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
5 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
II Vụ 2 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
III Vụ 3 17,5
1 Phân bón lót LS1 tấn 2 5 10
2 Phân bón thúc LS2 tấn 1 4 4
3 Phân khác: Vôi tấn 3 0,5 1,5
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 2 2
5 Lao động thuê 50 0,15 7,5
IV Chi phí đậu xanh 9,07
1 Giống kg 130 0,04 5,2
2 Phân bón lót LS1 tấn 0,5 5 2,5
3 Phân khác Vôi tấn 0,74 0,5 0,37
4 Thuốc bảo vệ thực vật ha 1 1 1
Phụ lục 18. Hiệu quả kinh tế các mô hình trồng mía 
Mô hình 1. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng mía thuần 
TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I TB 3 vụ mía
GTSX 1000 đ 76,5
CPTG 1000 đ 25,00
GTGT 1000 đ 51,50
HQĐV Lần 2,06
1 Mía thuần vụ 1 
Năng suất tấn 80
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 72,00
CPTG 1000 đ 31
GTGT 1000 đ 41,00
HQĐV Lần 1,32
2 Mía thuần vụ 2 
Năng suất tấn 110
Giá bán 1000 đ 0,90
GTSX 1000 đ 99
CPTG 1000 đ 22
GTGT 1000 đ 77
HQĐV Lần 3,50
3 Mía thuần vụ 3 
Năng suất tấn 65
Giá bán 1000 đ 0,90
GTSX 1000 đ 58,5
CPTG 1000 đ 22
GTGT 1000 đ 36,5
HQĐV Lần 1,66
Mô hình 2. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng mía thuần 
TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I TB 3 vụ mía
GTSX 1000 đ 68,52
CPTG 1000 đ 20,50
GTGT 1000 đ 48,02
HQĐV Lần 2,34
1 Mía thuần vụ 1
Năng suất tấn 80,0
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 72,00
CPTG 1000 đ 26,5
GTGT 1000 đ 45,50
HQĐV Lần 1,72
2 Mía thuần vụ 2
Năng suất tấn 90,60
Giá bán 1000 đ 0,90
GTSX 1000 đ 81,54
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 64,04
HQĐV Lần 3,66
3 Mía thuần vụ 3
Năng suất tấn 57,8
Giá bán 1000 đ 0,90
GTSX 1000 đ 52,02
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 34,52
HQĐV Lần 1,97
Mô hình 3. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen lạc 
TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I Mía xen lạc
GTSX 1000 đ 80,12
CPTG 1000 đ 23,39
GTGT 1000 đ 56,73
HQĐV Lần 2,43
1 Mía xen vụ 1
Năng suất mía tấn 83,5
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 75,15
CPTG 1000 đ 26,5
GTGT 1000 đ 48,65
HQĐV Lần 1,84
2 Mía thuần vụ 2
Năng suất tấn 92,1
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 82,89
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 65,39
HQĐV Lần 3,74
3 Mía thuần vụ 3
Năng suất tấn 61,8
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 55,62
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 38,12
HQĐV Lần 2,18
4 Lạc
Năng suất lạc tạ 15,7
Giá bán 1000 đ 1,7
GTSX 1000 đ 26,69
CPTG 1000 đ 8,67
GTGT 1000 đ 18,02
HQĐV Lần 2,08
Mô hình 4. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen đậu tương 
TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I Mía xen đậu tương 
 GTSX 1000 đ 72,09
 CPTG 1000 đ 23,09
 GTGT 1000 đ 49,00
 HQĐV Lần 2,12
1 Mía xen vụ 1 
 Năng suất mía tấn 75,4
 Giá bán 1000 đ 0,9
 GTSX 1000 đ 67,86
 CPTG 1000 đ 26,5
 GTGT 1000 đ 41,36
 HQĐV Lần 1,56
2 Mía thuần vụ 2 
 Năng suất tấn 82,5
 Giá bán 1000 đ 0,9
 GTSX 1000 đ 74,25
 CPTG 1000 đ 17,5
 GTGT 1000 đ 56,75
 HQĐV Lần 3,24
3 Mía thuần vụ 3 
 Năng suất tấn 58,8
 Giá bán 1000 đ 0,9
 GTSX 1000 đ 52,92
 CPTG 1000 đ 17,5
 GTGT 1000 đ 35,42
 HQĐV Lần 2,02
4 Đậu tương 
 Năng suất đậu tương tạ 8,5
 Giá bán 1000 đ 2,5
 GTSX 1000 đ 21,25
 CPTG 1000 đ 7,77
 GTGT 1000 đ 13,48
 HQĐV Lần 1,73
Mô hình 5. Hiệu quả kinh tế mô hình mía xen đậu xanh 
TT Danh mục ĐVT Hiệu quả kinh tế (trđ)
I Mía xen đậu xanh
GTSX 1000 đ 73,22
CPTG 1000 đ 23,52
GTGT 1000 đ 49,70
HQĐV Lần 2,11
1 Mía xen vụ 1
Năng suất mía tấn 74,9
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 67,41
CPTG 1000 đ 26,5
GTGT 1000 đ 40,91
HQĐV Lần 1,54
2 Mía thuần vụ 2
Năng suất tấn 83,1
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 74,79
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 57,29
HQĐV Lần 3,27
3 Mía thuần vụ 3
Năng suất tấn 59,4
Giá bán 1000 đ 0,9
GTSX 1000 đ 53,46
CPTG 1000 đ 17,5
GTGT 1000 đ 35,96
HQĐV Lần 2,05
4 Đậu xanh
Năng suất đậu xanh tạ 6
Giá bán 1000 đ 4
GTSX 1000 đ 24
CPTG 1000 đ 9,07
GTGT 1000 đ 14,93
HQĐV Lần 1,65
Phụ lục 19. Sơ đồ loại đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 20. Sơ đồ độ dầy tầng đất huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 21. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 22. Sơ đồ độ dốc huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ
lục 23. Sơ đồ độ phì nhiêu của đất huyện Ngọc Lặc, 
tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 24. Sơ đồ chế độ tưới huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Phụ lục 25. Thông tin phẫu diện bản đồ đất huyện Ngọc Lặc,
 1. Thông tin phẫu diện MT1
Địa điểm: Thôn 10, xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: đồi thoải; độ dốc 3º
Hiện trạng thảm thực vật: mía trồng xen lạc năm 2015, mía và lạc phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình
Ký hiệu: Fdh
Thời gian lấy mẫu: 11/6/2016
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu nâu sét ẩm,
ít rễ cây, tơi bở, có đá kết von lẫn,
chuyển lớp không rõ,
20 - 40 cm: Nâu sẫm, nhiều đá lẫ
hơn tầng trên, ẩm hơn tầng trên, kết
von lẫn, chuyển lớp không rõ,
40 - 70 cm: Đất có màu nâu sẫm,
kết cấu chặt, bí hơi lẫn đá đen kết
von
2. Thông tin phẫu diện MS1
Địa điểm: Thôn Giữa, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất xám glây điển hình
Ký hiệu: Xg
Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu xám thẫm,
kết cấu bở, lẫn đá, có lẫn vết xám
đen, chuyển lớp rõ, Mặt thành
phẫu diện giữ nguyên có gốc mía
lẫn cỏ
20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng,
kết cấu chặt bí hơi, lẫn đá, có vết
loang lổ đỏ vàng, kết cấu bở
chuyển lớp không rõ
40 - 70 cm: Đất có màu xám
vàng, kết cấu bở hơn tầng tích tụ,
lẫn nhiều đá, chuyển lớp không rõ
3. Thông tin phẫu diện MS2
Địa điểm: Thôn Muỗng, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
Hiện trạng thảm thực vật: đậu tương xen mía năm 2015; mía, đậu tương phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình
Ký hiệu: Fdh
Thời gian lấy mẫu: 12/6/2016
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu nâu vàng,
kết cấu bở, thịt pha sét, hơi khô,
chuyển lớp từ từ
20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng,
kết cấu chặt bí hơi, màu sắc tương
đối đồng nhất và chuyển lớp từ từ
40 - 70 cm: Đất có màu nâu vàng,
kết cấu chặt hơn các tầng trên,
đồng nhất về màu sắc và cấu trúc,
4. Thông tin phẫu diện PG1
Địa điểm: Thôn Bãi, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua
Ký hiệu: Prc
Thời gian lấy mẫu: 29/10/2016
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu xám vàng,
thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, cấu
trúc khối, có kết von đá ong ít
20 - 40 cm: Đất có màu xám vàng,
kết cấu chặt, tỷ lệ sét giảm so với
tầng 1, có vết loang lổ đỏ vàng,
chuyển lớp từ từ
40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết
cấu chặt, hàm lượng sét nhiều, có
kết von đá ong, chuyển lớp từ từ
5. Thông tin phẫu diện PG2
Địa điểm: Làng Chuối, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit điển hình
Ký hiệu: Xfh
Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu nâu xám,
thịt pha sét, ẩm, kết cấu chặt, có
nhiều rễ cây,
20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng,
kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết
loang lổ màu đen, chuyển lớp rõ
40 - 70 cm: Đất có nâu vàng, kết
cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết
loang lổ màu đen, chuyển lớp từ từ
6. Thông tin phẫu diện PG3
Địa điểm: Làng Lau, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất xám ferralit đá lẫn nông
Ký hiệu: Xfsk1
Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu nâu xám,
ẩm, kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ
cây, có nhiều đá to màu đen,
20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ,
kết cấu chặt, tỷ lệ sét nhiều, có vết
loang lổ màu đỏ, đá nhiều đá nhỏ,
chuyển lớp rõ
40 - 70 cm: Đất có đỏ, kết cấu
chặt, tỷ lệ sét nhiều, đất lẫn đá có
nhiều vết loang lổ màu đỏ, chuyển
lớp từ từ
7. Thông tin phẫu diện VA1
Địa điểm: Thôn Tráng, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất nâu đỏ điển hình
Ký hiệu: Fdh
Thời gian lấy mẫu: 25/5/2017
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu nâu nhạt,
kết cấu tơi xốp, có nhiều rễ cây, đất
khô
20 - 40 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết
cấu chặt hơn tầng 1, có lẫn đá nhỏ,
chuyển lớp từ từ
40 - 70 cm: Đất có màu nâu đỏ, kết
cấu tơi xốp, đất lẫn nhiều đá to kết
von màu đen, chuyển lớp từ từ
8. Thông tin phẫu diện VA2
Địa điểm: Thôn Khén, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Mẫu chất: đá ba zan; địa hình: bằng phẳng; độ dốc 3º 
HIện trạng thảm thực vật: mía trồng thuần năm 2015, mía phát triển tốt
Tên đất Việt Nam: Đất xám kết von đá lẫn nông
Ký hiệu: Xfesk1
Thời gian lấy mẫu: 26/5/2017
Người điều tra: Nguyễn Thị Loan
Đặc điểm hình thái phẫu diện:
0 - 20 cm: Đất có màu xám, kết cấu
chặt, có nhiều rễ cây, tỷ lệ sét cao, đất
ẩm
20 - 40 cm: Đất có màu nâu vàng, kết
cấu tơi xốp hơn tầng 1, kết von đá đỏ
vàng, chuyển lớp rõ
40 - 70 cm: Đất có màu xám, kết cấu
chặt, đất lẫn nhiều đá kết von màu
đen, chuyển lớp rõ
Phụ lục 26. Sơ đồ điểm nghiên cứu và khu vực nghiên cứu tại huyện Ngọc Lặc
Phụ lục 27. Sơ đồ hiện trạng các khu vực trồng mía năm 2017 huyện Ngọc Lặc

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_su_dung_hieu_qua_da.pdf
  • pdfQLDD - TTLA - Nguyen Thi Loan.pdf
  • pdfTTT - Nguyen Thi Loan - QLDD.pdf