Luận án Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà nội giai đoạn 2014 - 2016

Ung thư vú (UTV) không những là một bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước. Theo GLOBOCAN 2018, trên toàn thế giới có 2.089.000 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán, chiếm 11,6% trong tất cả các loại ung thư và số trường hợp tử vong do ung thư vú là 881.000 trường hợp [1]. Chính vì vậy, vấn đề phòng chống ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng luôn được xem là một trong vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu.

Ở nhiều nước phát triển, các Chương trình quốc gia về phòng chống ung thư (PCUT) đều hướng đến: phòng bệnh; sàng lọc và phát hiện sớm; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư [2],[3],[4].

Tuy nhiên, việc xây dựng một chương trình PCUT hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào các nghiên cứu dịch tễ học ung thư. Các dữ liệu dịch tễ học về ung thư như gánh nặng bệnh tật, các đặc điểm phân bố về tuổi, kinh tế xã hội, khu vực địa lý, xu hướng mắc bệnh có ý nghĩa quyết định trong việc xác định các hướng ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia [5]. Trong đó, tỉ suất mới mắc và tỉ suất tử vong là hai chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình bệnh ung thư. Tỉ suất mới mắc ung thư chỉ có được từ những ghi nhận dựa vào quần thể. Tỉ suất tử vong do ung thư ở các quốc gia đều dựa vào các thống kê tử vong theo nguyên nhân bệnh tật. Loại thống kê này có ở hầu hết các nước phát triển và một số các nước đang phát triển. Tại một số quốc gia đang phát triển khác, các chứng nhận tử vong thường không có xác nhận của thầy thuốc về nguyên nhân tử vong. Do đó, tại những nơi này không thể tính được tỉ suất tử vong do ung thư hoặc những số liệu đưa ra thấp hơn nhiều so với thực tế [6],[7],[8],[9],[10],[11].

Tại Việt Nam, ung thư vú đứng đầu trong nhóm ung thư hay gặp ở phụ nữ [12]. Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, tỉ suất mắc ung thư vú chuẩn hóa theo tuổi của Việt Nam năm 2010 là 29,9/100.000 dân, đứng đầu trong tất cả các bệnh ung thư ở nữ giới. Đây là một trong những bệnh ung thư tiến triển chậm, có tiên lượng tốt, thời gian sống kéo dài nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ trong chẩn đoán, sàng lọc phát hiện sớm cũng như trong điều trị bệnh mà thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú càng ngày càng được cải thiện.

Công tác phòng chống ung thư vú, sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú ngày càng được quan tâm, đặc biệt ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về ung thư vú tại Việt Nam thường tập trung vào chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Ngược lại, các nghiên cứu về dịch tễ học ung thư vú còn ít được quan tâm, trong khi kết quả từ các loại nghiên cứu này lại có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng chống ung thư. Nhằm cung cấp thêm dữ liệu dịch tễ học cho các cơ quan quản lý y tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng phòng chống ung thư vú một cách hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỉ suất mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2014-2016”, với các mục tiêu:

1. Xác định tỉ suất mắc mới ung thư vú ở phụ nữ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014-2016 .

2. Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của ung thư vú mắc mới ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn trên và xác định một số yếu tố liên quan.

 

docx 144 trang dienloan 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà nội giai đoạn 2014 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà nội giai đoạn 2014 - 2016

Luận án Nghiên cứu tỉ lệ mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà nội giai đoạn 2014 - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
NGUYỄN THỊ MAI LAN
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC MỚI UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===========
NGUYỄN THỊ MAI LAN
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MẮC MỚI UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
Chuyên ngành	: Ung thư
Mã số	: 62720149
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Diệu
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.
Với tấm lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng uỷ, BGH, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Ung Thư, Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu; BGĐ Bệnh viện K Trung ương, Trung tâm chỉ đạo tuyến bệnh viện K và Viện nghiên cứu ung thư quốc gia đã luôn giúp đỡ tôi, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Đảng uỷ, BGĐ bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện và động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
PGS. TS. Bùi Diệu, nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Ung thư trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cung cấp cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Các đồng nghiệp tại các cơ sở khám chữa bệnh ung thư vú ở Hà Nội và các trung tâm y tế quận huyện của Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Các đồng nghiệp phòng Kế hoạch tổng hợp, đơn vị Quản lý chất lượng - Công tác xã hội, đơn nguyên điều trị Nội trú ban ngày và các đồng nghiệp bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi trọn lòng biết ơn và tình cảm yêu quý nhất tới gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, chia sẻ và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
 Nguyễn Thị Mai Lan
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Ung Thư, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Diệu.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Mai Lan
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng việt
Tiếng Anh
ACS
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ
American Cancer Society
ASR
Tỉ suất mắc chuẩn hoá theo tuổi
Age-Standardize Rate
BMI
Chỉ số khối cơ thể
Body Mass Index
CDH1
Đột biến di truyền của E-cadherin gene
Cadherin-1 mutation
CA 15.3
Chất chỉ điểm ung thư CA 15-3
Cancer antigen 15-3
CANREG
Ghi nhận ung thư
Cancer registry
CI
Khoảng tin cậy
Confident Interval
CR
Tỉ suất thô
Crude rate 
CT
Chụp cắt lớp vi tính
Computerized Tomography
GNUT
Ghi nhận ung thư
IARC
Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế
International Agency for Research on Cancer
ICD-O
Phân loại Quốc tế các bệnh khối u
International Classification of Diseases of Oncology
MRI
Cộng hưởng từ
Magnetic Resonance Imaging
NCCN
Mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kì
National Comprehensive Cancer Network
PCUT
Phòng chống ung thư
RR
Nguy cơ tương đối
Ralative Risk
RT-PCR
Kĩ thuật phiên mã ngược giải trình tự gen
Reverse transcription polymerase chain reaction
SEER
Chương trình ghi nhận, dịch tễ theo dõi ung thư
Surveillance, Epidemiology, and End Results Program
TCYTTG
Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization
TTNT
Thụ thể nội tiết
UT
Ung thư
UTV
Ung thư vú
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Tỉ suất mắc mới chuẩn hoá theo tuổi và tỉ suất hiện mắc ung thư vú theo ghi nhận của Globocan 2018	3
Bảng 1.2. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú một số quốc gia khu vực châu Á năm 2018	4
Bảng 1.3. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú ở nữ giới tại Việt Nam 2000-2010	5
Bảng 1.4. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú ở nữ tại một số tỉnh thành năm 2004-2013	6
Bảng 1.5. 	Phân loại ung thư vú theo hội nghị St. Gallen 2013	29
Bảng 2.1. 	Thông tin ghi nhận	39
Bảng 2.2. 	Phân bố dân số nữ Hà Nội 2014-2016	50
Bảng 3.1: 	Lý do loại khỏi nghiên cứu	54
Bảng 3.2: 	Cách thức ghi nhận thông tin thời gian sống thêm toàn bộ	57
Bảng 3.3. 	Phân bố ung thư vú theo nhóm tuổi giai đoạn năm 20114-2016	58
Bảng 3.4. 	Số ca ung thư vú theo giai đoạn bệnh	58
Bảng 3.5. 	Số ca ung thư vú theo mô bệnh học	59
Bảng 3.6. 	Số ca ung thư vú theo T	60
Bảng 3.7. 	Số ca ung thư vú theo N	61
Bảng 3.8. 	Tỉ suất mắc mới ung thư vú thô theo năm/100.000 dân (nữ giới)	62
Bảng 3.9. 	Tỉ suất mắc mới ung thư vú thô theo khu vực/100.000 nữ	62
Bảng 3.10: 	Tỉ suất mắc mới UTV thô theo quận huyện/100.000 nữ giai đoạn 2014-2016	63
Bảng 3.11. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú thô theo nhóm tuổi năm 2014	66
Bảng 3.12. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú thô theo nhóm tuổi năm 2015	66
Bảng 3.13. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú thô theo nhóm tuổi năm 2016	67
Bảng 3.14. 	Tỉ suất mới mắc ung thư vú thô theo nhóm tuổi
	giai đoạn 2014-2016	67
Bảng 3.15. 	Tỉ suất mắc mới ung thư vú chuẩn hóa theo tuổi /100.000 nữ	68
Bảng 3.16. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo tuổi theo khu vực/100.000 nữ	68
Bảng 3.17. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo quận huyện năm 2014	69
Bảng 3.18. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo quận huyện năm 2015	71
Bảng 3.19. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo quận huyện năm 2016	73
Bảng 3.20. 	Phân bố tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo tuổi theo quận, huyện giai đoạn 2014-2016	75
Bảng 3.21. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo nhóm tuổi năm 2014	78
Bảng 3.22. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo nhóm tuổi năm 2015	78
Bảng 3.23. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo nhóm tuổi năm 2016	79
Bảng 3.24. 	Tỉ suất mắc mới UTV chuẩn theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2016	79
Bảng 3.25. 	Kết quả sống thêm toàn bộ	80
Bảng 3.26. 	Liên quan giữa sống thêm toàn bộ và giai đoạn bệnh	81
Bảng 3.27. 	Liên quan sống thêm toàn bộ và tuổi	82
Bảng 3.28. 	Sống thêm toàn bộ theo T	83
Bảng 3.29. 	Liên quan sống thêm toàn bộ với mức độ di căn hạch N	84
Bảng 3.30. 	Liên quan sống thêm toàn bộ và tình trạng di căn hạch	85
Bảng 3.31. 	Liên quan sống thêm toàn bộ và kết quả mô bệnh học	86
Bảng 3.32. 	Phân tích yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm	87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: 	Tỉ lệ đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu	53
Biểu đồ 3.2. 	Tỉ lệ bệnh nhân có thông tin về mô bệnh học	55
Biểu đồ 3.3. 	Tỉ lệ ghi nhận được kích thước u ( T)	55
Biểu đồ 3.4. 	Tỉ lệ ghi nhận được tình trạng di căn hạch nách (N)	56
Biểu đồ 3.5. 	Tỉ lệ ghi nhận thông tin giai đoạn bệnh	56
Biểu đồ 3.6: 	Tỉ lệ ghi nhận thời gian sống thêm toàn bộ	57
Biểu đồ 3.7: 	Phân bố ung thư vú theo giai đoạn bệnh	59
Biểu đồ 3.8: 	Phân bố ung thư vú theo kích thước u (T)	60
Biểu đồ 3.9: 	Phân bố ung thư vú theo N	61
Biều đồ 3.10: 	Thời gian sống thêm toàn bộ	80
Biểu đồ 3.11: 	Liên quan sống thêm toàn bộ và giai đoạn bệnh	81
Biểu đồ 3.12: 	Liên quan sống thêm toàn bộ và tuổi	82
Biểu đồ 3.13: 	Sống thêm toàn bộ theo T	83
Biểu đồ 3.14: 	Liên quan sống thêm toàn bộ với di căn hạch nách	84
Biểu đồ 3.15: 	Liên quan sống thêm toàn bộ và tình trạng di căn hạch nách	85
Biểu đồ 3.16: 	Liên quan sống thêm toàn bộ và kết quả mô bệnh học	86
Biểu đồ 4.1: 	So sánh tỉ suất mắc mới UTV theo tuổi trên 100,000 phụ nữ của Việt Nam so với một số nước Đông Nam Á qua các năm	92
DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ
Hình 1.1. Tỉ suất mắc mới chuẩn hóa theo tuổi toàn thế giới	4
Hình 4.1. Tỉ lệ sống thêm ung thư vú theo giai đoạn từ 1985-2012	100
Hình 4.2. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm theo giai đoạn - SEER 2001	104
Hình 4.3. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm theo giai đoạn - SEER 2012	104
Bản đồ 3.1: Phân bố số ca mắc mới ung thư vú theo quận/huyện	65
Bản đồ 3.2: Phân bố tỉ suất mắc mới chuẩn hoá theo tuổi theo quận/huyện	77
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú (UTV) không những là một bệnh ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước. Theo GLOBOCAN 2018, trên toàn thế giới có 2.089.000 trường hợp ung thư vú mới được chẩn đoán, chiếm 11,6% trong tất cả các loại ung thư và số trường hợp tử vong do ung thư vú là 881.000 trường hợp [1]. Chính vì vậy, vấn đề phòng chống ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng luôn được xem là một trong vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu. 
Ở nhiều nước phát triển, các Chương trình quốc gia về phòng chống ung thư (PCUT) đều hướng đến: phòng bệnh; sàng lọc và phát hiện sớm; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư [2],[3],[4].
Tuy nhiên, việc xây dựng một chương trình PCUT hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào các nghiên cứu dịch tễ học ung thư. Các dữ liệu dịch tễ học về ung thư như gánh nặng bệnh tật, các đặc điểm phân bố về tuổi, kinh tế xã hội, khu vực địa lý, xu hướng mắc bệnh có ý nghĩa quyết định trong việc xác định các hướng ưu tiên cho chương trình PCUT ở mỗi quốc gia [5]. Trong đó, tỉ suất mới mắc và tỉ suất tử vong là hai chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình hình bệnh ung thư. Tỉ suất mới mắc ung thư chỉ có được từ những ghi nhận dựa vào quần thể. Tỉ suất tử vong do ung thư ở các quốc gia đều dựa vào các thống kê tử vong theo nguyên nhân bệnh tật. Loại thống kê này có ở hầu hết các nước phát triển và một số các nước đang phát triển. Tại một số quốc gia đang phát triển khác, các chứng nhận tử vong thường không có xác nhận của thầy thuốc về nguyên nhân tử vong. Do đó, tại những nơi này không thể tính được tỉ suất tử vong do ung thư hoặc những số liệu đưa ra thấp hơn nhiều so với thực tế [6],[7],[8],[9],[10],[11]. 
Tại Việt Nam, ung thư vú đứng đầu trong nhóm ung thư hay gặp ở phụ nữ [12]. Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, tỉ suất mắc ung thư vú chuẩn hóa theo tuổi của Việt Nam năm 2010 là 29,9/100.000 dân, đứng đầu trong tất cả các bệnh ung thư ở nữ giới. Đây là một trong những bệnh ung thư tiến triển chậm, có tiên lượng tốt, thời gian sống kéo dài nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhờ tiến bộ trong chẩn đoán, sàng lọc phát hiện sớm cũng như trong điều trị bệnh mà thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư vú càng ngày càng được cải thiện.
Công tác phòng chống ung thư vú, sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú ngày càng được quan tâm, đặc biệt ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về ung thư vú tại Việt Nam thường tập trung vào chẩn đoán, điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Ngược lại, các nghiên cứu về dịch tễ học ung thư vú còn ít được quan tâm, trong khi kết quả từ các loại nghiên cứu này lại có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng chống ung thư. Nhằm cung cấp thêm dữ liệu dịch tễ học cho các cơ quan quản lý y tế trong việc xây dựng các chiến lược phòng phòng chống ung thư vú một cách hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỉ suất mắc mới ung thư vú ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2014-2016”, với các mục tiêu:
Xác định tỉ suất mắc mới ung thư vú ở phụ nữ trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014-2016 .
Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ của ung thư vú mắc mới ở phụ nữ Hà Nội giai đoạn trên và xác định một số yếu tố liên quan.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm ung thư vú
Ung thư vú là ung thư biểu mô tuyến vú, tổn thương là khối u ác tính nguyên phát tại vú, có thể ở bất kỳ vị trí nào trong tuyến vú; khối u có thể xâm lấn di căn đến các vị trí khác trong cơ thể, thường gặp ở xương, gan, phổi và não [13].
1.2. Dịch tễ học bệnh ung thư vú
1.2.1. Tỉ suất mắc ung thư vú 
1.2.1.1. Tỉ suất mắc ung thư vú trên thế giới 
Tỉ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi của ung thư vú trên phạm vi toàn thế giới là 46,3/100.000 dân và tỉ suất hiện mắc/5 năm là 181,8/100.000 dân. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỉ suất này giữa các vùng địa dư trên thế giới. Tỉ suất mới mắc ung thư vú cao nhất ở châu Úc (86,7/100.000 dân), tiếp theo là Nam Mỹ và châu Âu (84,8/100.000 dân và 74,4/100.000 dân) và thấp nhất là ở châu Phi và châu Á (37,9/100.000 dân và 34,4/100.000 dân). Châu Á có tỉ suất mắc mới chuẩn theo tuổi thấp nhất nhưng số ca mắc mới cao nhất (911.014 ca); châu Phi có số ca mắc mới cao thứ tư (168.690 ca).
Bảng 1.1. Tỉ suất mắc mới chuẩn hoá theo tuổi và tỉ suất hiện mắc ung thư vú theo ghi nhận của Globocan 2018
Khu vực
Số mới mắc
Tỉ suất mới mắc/100000
Số hiện mắc/5 năm
Tỉ suất hiện mắc/5 năm
Thế giới
2.088.849
46,3
6.875.099
181,8
Châu Á
911.014
34,4
2.623.745
118,2
Châu Âu
522.091
74,4
2.054.887
534,7
Châu Mỹ La tinh
199.734
51,9
624.902
189,5
Mỹ và Canada
262.347
84,8
1.102.533
600,3
Châu Úc
24.402
86,7
93.336
628,7
Châu Phi
168.690
37,9
370.015
57,4
Hình 1.1. Tỉ suất mắc mới chuẩn hóa theo tuổi toàn thế giới
Nguồn: GLOBOCAN 2018
Tỉ suất hiện mắc 5 năm chung cả thế giới là 181,8/100.000 dân, trong đó các nước châu Âu, Châu Mỹ và châu Úc cao nhất. Điều đó chứng tỏ những trường hợp ung thư vú được phát hiện sớm và chữa khỏi ở những nước này rất cao, chương trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú rất hiệu quả và chất lượng điều trị tốt. Tỉ suất này thấp nhất ở Châu Á và châu Phi.
 	Tại Châu Á, tỉ suất mắc cao hàng đầu là Singapore (64,0/100.000 dân), Hàn Quốc (59,8/100.000 dân), Nhật Bản (57,6/100.000 dân). Campuchia, Việt Nam và Lào là 3 nước có tỉ suất mắc ung thư vú thấp nhất, với tỉ suất mắc mới lần lượt là 21,7/100.000, 26,4/100.000 và 32,7/100.000 (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Tỉ suất mới mắc ung thư vú một số quốc gia khu vực châu Á năm 2018
(Nguồn: GLOBOCAN 2018)
Xếp hạng
Quốc gia
Tỉ suất mới mắc chuẩn hoá theo tuổi/ 100.000
1
Singapore
64,0
2
Hàn Quốc
59,8
3
Nhật Bản
57,6
4
Philippin
52,4
5
Malaysia
47,5
6
Indonesia
42,1
7
Trung Quốc
36,1
8
Thái Lan
35,7
9
Lào
32,7
10
Việt Nam
26,4
11
Campuchia
21,7
1.2.1.2. Tỉ suất mắc ung thư vú tại Hà Nội và Việt Nam
	Số liệu ghi nhận ung tại Việt Nam từ năm 2000 cho thấy ung thư vú đều đứng hàng thứ nhất trong số các bệnh ung thư ở nữ. Xu hướng của ung thư vú gia tăng theo thời gian từ 2000-2010. Trong vòng 10 năm, tỉ suất mắc của ung thư vú ở nữ giới được chuẩn hoá tăng gấp hơn 2 lần (từ 17,4/100.000 dân năm 2000 lên 29,9/100.000 dân năm 2010).
Theo báo cáo mới nhất GLOBOCAN 2018, ước tính tại Việt Nam, ung thư vú vẫn đứng đầu các bệnh ung thư ở nữ giới với 15.222 ca mới mắc, với tỉ suất mắc chuẩn hóa theo tuổi là 26,4/100.000 dân. Tuy nhiên đây là số liệu chưa đầy đủ, do đó, chưa phản ánh hết tỉ suất mắc mới ung thư vú t ... ed by estrogen and progesterone receptor status among Swedish women: A prospective cohort study, Int J Cancer. 119(7), 1683-9.
36.	Hamajima N., Hirose K., Tajima K. et al (2002), Alcohol, tobacco and breast cancer--collaborative reanalysis of individual data from 53 epidemiological studies, including 58,515 women with breast cancer and 95,067 women without the disease, Br J Cancer. 87(11), 1234-45.
37.	Gaudet M. M., Gapstur S. M., Sun J. et al (2013), Active smoking and breast cancer risk: original cohort data and meta-analysis, J Natl Cancer Inst. 105(8), 515-25.
38.	Johnson K. C., Miller A. B., Collishaw N. E. et al (2011), Active smoking and secondhand smoke increase breast cancer risk: the report of the Canadian Expert Panel on Tobacco Smoke and Breast Cancer Risk (2009), Tob Control. 20(1), e2.
39.	Reynolds P., Hurley S., Goldberg D. E. et al (2004), Active smoking, household passive smoking, and breast cancer: evidence from the California Teachers Study, J Natl Cancer Inst. 96(1), 29-37.
40.	Cui Y., Miller A. B. andRohan T. E. (2006), Cigarette smoking and breast cancer risk: update of a prospective cohort study, Breast Cancer Res Treat. 100(3), 293-9.
41.	Gram I. T., Park S. Y., Kolonel L. N. et al (2015), Smoking and Risk of Breast Cancer in a Racially/Ethnically Diverse Population of Mainly Women Who Do Not Drink Alcohol: The MEC Study, Am J Epidemiol. 182(11), 917-25.
42.	DeSantis C. E., Bray F., Ferlay J. et al (2015), International Variation in Female Breast Cancer Incidence and Mortality Rates, Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 24(10), 1495-506.
43.	Fitzgerald S. P. (2015), Breast-Cancer Screening--Viewpoint of the IARC Working Group, N Engl J Med. 373(15), 1479.
44.	Howell A., Anderson A. S., Clarke R. B. et al (2014), Risk determination and prevention of breast cancer, Breast Cancer Res. 16(5), 446.
45.	Gail M. H., Brinton L. A., Byar D. P. et al (1989), Projecting individualized probabilities of developing breast cancer for white females who are being examined annually, J Natl Cancer Inst. 81(24), 1879-86.
46.	Tice J. A., Cummings S. R., Ziv E. et al (2005), Mammographic breast density and the Gail model for breast cancer risk prediction in a screening population, Breast Cancer Res Treat. 94(2), 115-22.
47.	Pharoah P. D., Antoniou A. C., Easton D. F. et al (2008), Polygenes, risk prediction, and targeted prevention of breast cancer, N Engl J Med. 358(26), 2796-803.
48.	Kaaks R., Tikk K., Sookthai D. et al (2014), Premenopausal serum sex hormone levels in relation to breast cancer risk, overall and by hormone receptor status - results from the EPIC cohort, Int J Cancer. 134(8), 1947-57.
49.	Newcomb P. A., Weiss N. S., Storer B. E. et al (1991), Breast self-examination in relation to the occurrence of advanced breast cancer, J Natl Cancer Inst. 83(4), 260-5.
50.	Barton M. B., Harris R. andFletcher S. W. (1999), The rational clinical examination. Does this patient have breast cancer? The screening clinical breast examination: should it be done? How?, Jama. 282(13), 1270-80.
51.	Feig S. A. and Yaffe M. J. (1998), Digital mammography, Radiographics. 18(4), 893-901.
52.	Pisano E. D., Yaffe M. J., Hemminger B. M. et al (2000), Current status of full-field digital mammography, Acad Radiol. 7(4), 266-80.
53.	Lord S. J., Lei W., Craft P. et al (2007), A systematic review of the effectiveness of magnetic resonance imaging (MRI) as an addition to mammography and ultrasound in screening young women at high risk of breast cancer, Eur J Cancer. 43(13), 1905-17.
54.	Mann R. M., Kuhl C. K., Kinkel K. et al (2008), Breast MRI: guidelines from the European Society of Breast Imaging, Eur Radiol. 18(7), 1307-18.
55.	Schnall M. and Orel S. (2006), Breast MR imaging in the diagnostic setting, Magn Reson Imaging Clin N Am. 14(3), 329-37, 
 56.	Saslow D., Boetes C., Burke W. et al (2007), American Cancer Society guidelines for breast screening with MRI as an adjunct to mammography, CA Cancer J Clin. 57(2), 75-89.
57.	Lehman C. D. and Smith R. A. (2009), The role of MRI in breast cancer screening, J Natl Compr Canc Netw. 7(10), 1109-15.
58.	Ng A. K., Garber J. E., Diller L. R. et al (2013), Prospective study of the efficacy of breast magnetic resonance imaging and mammographic screening in survivors of Hodgkin lymphoma, J Clin Oncol. 31(18), 2282-8.
59.	Berg W. A., Blume J. D., Cormack J. B. et al (2008), Combined screening with ultrasound and mammography vs mammography alone in women at elevated risk of breast cancer, Jama. 299(18), 2151-63.
60.	Đức Nguyễn Bá (2007), Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 309.
61.	2.2017 NCCN guidelines vesion (2017), truy cập ngày 26/ 06/ 2017, tại trang web https://www.nccn.org/professionals/physician_gls/pdf/breast.pdf.
62.	H.P Sinn and H Kreipe (2013), A Brief Overview of the WHO Classification of Breast Tumor, 4th Edition, Focusing on Issues and Updates from the 3rd Edition, Breast Care. 8(2), 149 – 154.
63.	Parise Carol A. and Caggiano Vincent (2014), Breast Cancer Survival Defined by the ER/PR/HER2 Subtypes and a Surrogate Classification according to Tumor Grade and Immunohistochemical Biomarkers, Journal of Cancer Epidemiology. 11.
64.	Falck A. K., Ferno M., Bendahl P. O. et al (2013), St Gallen molecular subtypes in primary breast cancer and matched lymph node metastases--aspects on distribution and prognosis for patients with luminal A tumours: results from a prospective randomised trial, BMC Cancer. 13, 558.
65.	Wagner G. (1991), History of cancer registration, IARC Sci Publ(95), 3-6.
66.	Office of the Surgeon General, Office on Smoking andHealth (2004), "Reports of the Surgeon General", The Health Consequences of Smoking: A Report of the Surgeon General, Centers for Disease Control and Prevention (US), Atlanta (GA).
67.	Bùi Diệu (2013), Những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
68.	National cancer institute Population-Based Registries.
69.	National cancer institute (2016), GICR Partners Task Force for Cancer Registration in Vietnam, truy cập ngày, tại trang.
70.	Bùi Diệu (2014), Báo cáo tình hình hoạt động phòng chống ung thư giai đoạn 2011-2014 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Y tế, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2, 21-28.
71.	Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh và CS (2012), Thống kê ung thư thành phố Hồ Chí Minh: Xuất độ và xu hướng ung thư từ 2006 đến 2010, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 4, 10.
72.	Vũ Xuân Hùng (2012), Cơ cấu bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên từ 2007-2011, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 4, 5.
73.	Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi Đức Tùng và CS (2017), Một số nhận định về tuổi và bệnh ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1-2017, 25.
74.	Cục thống kê quốc gia (2016), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, chủ biên, Nhà xuất bản thống kê 2017, 36,37.
75.	Bray F., Ferlay J., Laversanne M. et al (2015), Cancer Incidence in Five Continents: Inclusion criteria, highlights from Volume X and the global status of cancer registration, Int J Cancer. 137(9), 2060-71.
76.	Health United States Department of (2011), How to calculate age-specific rate of diseases and death, Department of Health, New York, USA, truy cập ngày, tại trang web. https://www.health.ny.gov/diseases/chronic/ageadj.htm.
77.	Quante A. S., Ming C., Rottmann M. et al (2016), Projections of cancer incidence and cancer-related deaths in Germany by 2020 and 2030, Cancer Med. 5(9), 2649-56.
78.	International Agency for Research on Cancer World Health Organization (2018), GLOBOCAN 2018: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2018. Colorectal Cancer, truy cập ngày 20/11/2018-2018, tại trang web 
79.	Trieu P. D., Mello-Thoms C. andBrennan P. C. (2015), Female breast cancer in Vietnam: a comparison across Asian specific regions, Cancer Biol Med. 12(3), 238-45.
80.	Welfare Australian Institute of Health and (2017), Breast cancer statistics, chủ biên, Australia Govement.
81.	Eugenio D. S., Souza J. A., Chojniak R. et al (2016), Breast cancer features in women under the age of 40 years, Rev Assoc Med Bras (1992). 62(8), 755-761.
82.	Son B. H., Dominici L. S., Aydogan F. et al (2015), Young women with breast cancer in the United States and South Korea: comparison of demographics, pathology and management, Asian Pac J Cancer Prev. 16(6), 2531-5.
83.	Keramatinia A., Mousavi-Jarrahi S. H., Hiteh M. et al (2014), Trends in incidence of breast cancer among women under 40 in Asia, Asian Pac J Cancer Prev. 15(3), 1387-90.
84.	Youlden D. R., Cramb S. M., Yip C. H. et al (2014), Incidence and mortality of female breast cancer in the Asia-Pacific region, Cancer Biol Med. 11(2), 101-15.
85.	Duong Vuong, Velasco-Garrido Marcial, Duc Lai Truong et al (2010), Temporal Trends of Cancer Incidence in Vietnam, 1993-2007, Tập 11, 739-45.
86.	Vuong D. A., Velasco-Garrido M., Lai T. D. et al (2010), Temporal trends of cancer incidence in Vietnam, 1993-2007, Asian Pac J Cancer Prev. 11(3), 739-45.
87.	Kim Y., Yoo K. Y. andGoodman M. T. (2015), Differences in incidence, mortality and survival of breast cancer by regions and countries in Asia and contributing factors, Asian Pac J Cancer Prev. 16(7), 2857-70.
88.	Bray F., Ferlay J., Soerjomataram I. et al (2018), Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries, CA Cancer J Clin. 68(6), 394-424.
89.	Brennan S. F., Cantwell M. M., Cardwell C. R. et al (2010), Dietary patterns and breast cancer risk: a systematic review and meta-analysis, Am J Clin Nutr. 91(5), 1294-302.
90.	Lan N. H., Laohasiriwong W. andStewart J. F. (2013), Survival probability and prognostic factors for breast cancer patients in Vietnam, Glob Health Action. 6, 1-9.
91.	Statistics European Union (EU) - Cancer (2017), Breast cancer statistics, chủ biên, European Union (EU).
92.	Trần Văn Thuấn (2005), Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ hóa chất phác đồ AC kết hợp với liệu pháp nội tiết trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II-III có thụ thể oestrogen dương tính, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Y Hà Nội.
93.	WA Woodward, EA Strom, SL Tucker et al (2003), Changes in the 2003 American Joint Committee on Cancer staging for breast cancer dramatically affect stage-specific survival., Journal Clinical of Oncology. 21(17), 3244-3248.
94.	Feuer E. J., Rabin B. A., Zou Z. et al (2014), The Surveillance, Epidemiology, and End Results Cancer Survival: Systematic Review, J Natl Cancer Inst Monogr. 2018(49), 265-74.
95.	Brandt Jasmine, Garne Jens Peter, Tengrup Ingrid et al (2015), Age at diagnosis in relation to survival following breast cancer: a cohort study. 13(1), 33.
96.	Ribnikar D., Ribeiro J. M., Pinto D. et al (2015), Breast cancer under age 40: a different approach, Curr Treat Options Oncol. 16(4), 16.
97.	Tạ Văn Tờ (2004), Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyển vú, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Y Hà Nội.
98.	Nguyễn Diệu Linh (2013), Nghiên cứu điều trị ung thư vú giai đoạn II-IIIA bằng hóa chất bổ trợ phác đồ TAC và AC tại bệnh viện K: Luận án tiến sỹ, Đại Học Y Hà Nội.
99.	Parise Carol A. and Caggiano Vincent (2014), Breast Cancer Survival Defined by the ER/PR/HER2 Subtypes and a Surrogate Classification according to Tumor Grade and Immunohistochemical Biomarkers, Journal of Cancer Epidemiology. 2014, 11.
100.	Narod S. A. (2012), Tumour size predicts long-term survival among women with lymph node-positive breast cancer, Curr Oncol. 19(5), 249-53.
101.	Vũ Hồng Thăng (2015), Thời gian sống thêm bệnh nhân ung thư vú có điều trị bổ trợ nội tiết bổ trợ tại bệnh viện K giai đoạn 2006-2012, Tạp chí nghiên cứu Y học. 93(1), 125 - 134.
102.	Lisa A. Carey MD, Charles M. Perou PhD, Chad A. Livasy MD et al (2006), Race, Breast Cancer Subtypes, and Survival in the Carolina Breast Cancer Study, Journal of the American Medical Association. 295(21), 2492-2502.
103.	Rack Brigitte, Janni Wolfgang, Gerber Bernd et al (2003), Patients with Recurrent Breast Cancer: Does the Primary Axillary Lymph node Status Predict more Aggressive Tumor Progression?, Breast Cancer Research and Treatment. 82(3), 83-92.
Phụ lục
GHI NHẬN UNG THƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHIẾU NGHIÊN CỨU GHI NHẬN UNG THƯ VÚ
Số ghi nhận: 000000000
Họ tên:...................................Giới: Nam 1, Nữ 2 0 Tuổi 00 hoặc NS 0000
Địa chỉ:..............................................................................................000000
Số điện thoại liên hệ:.........................................................................................
Nghề nghiệp:.....................................................................................................
Cơ sở y tế chẩn đoán ca ung thư:................................................................00
Nguồn thông tin: Phòng khám 1 Khoa điều trị 2 Số hồ sơ: ........... 0
	 Khoa GPBL 3	 Khác	 4
Ngày chẩn đoán:	 	 00000000	00000000
Cơ sở chẩn đoán: ......................................................................................0
THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY LẤY Ở THỜI ĐIỂM CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU TIÊN
I. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: Ung thư vú Trái Phải Trái+ Phải
2. Chẩn đoán giai đoạn: T 0N 0M 0 Giai đoạn 0 
Nếu giai đoạn 4, điền tiếp thông tin vị trí di căn: 
Xương 0 	Phổi 0 	Gan 0 	Não 0 	Khác 0
3. Triệu chứng Lâm sàng: 
+ U vú trái 	0	U vú Phải	0	U 2 vú	0
+ Hách nách trái 	0 	Hạch nách Phải	0	Hạch nách 2 bên	0
4. Chụp mammopraphy: Có Không
 + Nếu có chụp, kết quả: 
5. Siêu âm tuyến vú: Có Không 
 + Tuyến vú:
 + Hạch nách: .. 
6. Chụp cộng hưởng từ tuyến vú (MRI): Có Không
	+ Nếu có chụp, kết quả:
7. Sinh hóa, miễn dịch:
CA1.53: U/ml
HER-2: (-) (+) (++) (+++)
FISH:
ER: (-) (+) (++) (+++)
PR: (-) (+) (++) (+++)
8. Tế bào học
Cyto vú: Nghi ngờ ung thư UTBM 
Cyto hạch nách: Nghi ngờ ung thư UTBM 
9. Mô bệnh học 
+ Trước mổ (nếu có): (ghi rõ vi trí bệnh phẩm, kết quả):...
..Số tiêu bản:...
+ Sau mổ: 
Tại u vú: UTBM ống tại chỗ
	UTBM thùy tại chỗ
	UTBM thể ống xâm nhập
	UTBM thể tiểu thùy xâm nhập
	UTBM thể tủy
	UTBM khác (ghi rõ tên):	 
Số hạch nách di căn: 0 hạch 1-3 hạch >3 hạch
+ Nếu giai đoạn 4, mô bệnh học của vị trí di căn(ghi rõ vị trí và kết quả):
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 
	+ Phẫu thuật: 	Có Không
PT triệt căn cắt toàn bộ tuyến vú 
PT triệt căn có bảo tồn tuyến vú
PT có tạo hình tuyến vú 1 thì
PT sạch sẽ
+ Xạ trị: Có Không
Xạ trị tại u Liều Gy
Xạ trị tại hố nách Liều.Gy
Xạ trị hố thượng đòn Liều.Gy
Xạ trị triệu chứng (ghi rõ vị trí, liều):
+ Hóa chất: Có 	Không
Hóa chất bổ trợ sau PT Phác đồ:.
Hóa chất tân bổ trợ Phác đồ:.
Hóa chất triệu chứng ngay từ đầu 
(không PT được hoặc PT sạch sẽ sau)
 + Nội tiết: Có Không
Nội tiết bổ trợ Tên thuốc:..
Nội tiết ngay từ đầu Tên thuốc:
III. TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI 
Sống 1 0 Tử vong 2 0 Ngày TV 00000000 Nguyên nhân 
 Người viết phiếu
Ngày
Người mã
Ngày
Người vào máy
Ngày

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_ti_le_mac_moi_ung_thu_vu_o_phu_nu_ha_noi.docx
  • docx2. TOM TAT TIENG VIET.docx
  • docx3. TOM TAT TIENG ANH.docx
  • docx4. THONG TIN KET LUAN MOI (TIENG VIET, TIENG ANH).docx
  • docx5.TRICH YEU LUAN AN.docx