Luận án Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule

Theo Luật người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 được Quốc hội ban

hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên

được gọi là người cao tuổi (NCT) [1]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính tới cuối

năm 2012, Việt Nam đã có hơn 9 triệu NCT (chiếm 10,2% dân số). Số lượng

NCT đã tăng lên nhanh chóng. Dự báo, thời gian để Việt Nam chuyển từ giai

đoạn "lão hóa" sang một cơ cấu dân số "già" sẽ ngắn hơn nhiều so với một số

nước phát triển: giai đoạn này khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật

Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi dự kiến chỉ có 20 năm cho Việt Nam [2],

[3]. Điều đó đòi hỏi ngành y tế phải xây dựng chính sách phù hợp chăm sóc

sức khỏe NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe răng miệng. Một trong những

vấn đề cần được quan tâm trong chính sách chăm sóc sức khỏe răng miệng

NCT là các tổn thương tổ chức cứng của răng.

Tổn thương tổ chức cứng của răng đặc biệt tổn thương mòn cổ răng

(MCR) rất phổ biến trong số các bệnh lý về răng miệng. Vấn đề mòn răng nói

chung ngày càng được quan tâm nhiều hơn và xem như là một bệnh đứng thứ

3 ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau sâu răng và viêm quanh răng [4].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ MCR rất hay gặp, đặc biệt

là ở NCT. Theo Lussi và Schaffner, tỷ lệ MCR ở NCT là 78,7% [5]. Theo

nghiên cứu của Pegorago tỷ lệ MCR là 95%, hay gặp ở răng hàm nhỏ và răng

hàm lớn thứ nhất [6]. Borcic nghiên cứu 1002 bệnh nhân ở Croatia thấy tỷ lệ

MCR là 70%, hay gặp ở nhóm răng hàm nhỏ và răng nanh [7]. Jakupovic

(2010) nghiên cứu thấy tỷ lệ MCR ở NCT lên tới 97,2% [8].

Ở Việt Nam, theo Đặng Quế Dương (2004), MCR chiếm 91,7% [9].

MCR thường gặp ở nhóm răng hàm nhỏ [7],[10]. MCR có đặc điểm tăng dần2

theo tuổi [11],[12],[13], ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ê buốt, khi mòn nhiều

có thể ảnh hưởng tới tủy răng, trầm trọng hơn là gãy răng. Do vậy điều trị

MCR ở NCT là rất cần thiết.

Có nhiều phương pháp và vật liệu được sử dụng để phục hồi tổn thương

MCR như trám trực tiếp bằng Composite (CPS) hoặc xi măng; phục hồi gián

tiếp bằng Inlay sứ hoặc CPS. Mỗi phương pháp, vật liệu có ưu và nhược điểm

nhất định.

Trong thực hành lâm sàng CPS là vật liệu hay được sử dụng để trám cổ

răng, tuy nhiên CPS có những hạn chế như gây nhạy cảm ngà và ảnh hưởng

tới tủy răng, có thể gây viêm lợi, gây sâu thứ phát do co vật liệu [14],[15].

Trên thế giới đã có các nghiên cứu ứng dụng GC Fuji II LC (là một loại xi

măng thuỷ tinh cải tiến) để trám phục hồi tổn thương MCR. Pedigao và cs

(2012) thực hiện trám tổn thương MCR với 3 loại vật liệu: Filtek Supreme

Plus, Fuji II LC và Ketac Nano, sau 1 năm kết quả cho thấy độ lưu giữ của 3

loại vật liệu lần lượt là 92,6%, 100% và 100% [16]. Nghiên cứu thực nghiệm

của Yassini (2012) thấy rằng tình trạng vi kẽ giữa Composite Z350 với Fuji II

LC không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên mức độ vi kẽ nặng

của composite nhiều hơn Fuji II LC [17],[18].

Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ MCR ở NCT ở mức cao,

và GC Fuji II LC có hiệu quả điều trị tốt, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên

cứu tổng thể về thực trạng MCR ở NCT, chưa có nghiên cứu về điều trị MCR

bằng GC Fuji II LC ở NCT, cũng như chưa có nghiên cứu thực nghiệm nhằm

cung cấp bằng chứng khách quan về kết quả trám tổn thương MCR.

Vì vậy, để góp phần đưa ra bức tranh về thực trạng tổn thương MCR

cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị tổn thương MCR bằng GC Fuji3

II LC ở NCT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tổn thương

mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều

trị bằng GC Fuji II LC Capsule” với ba mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tổn thương mòn cổ răng và một số yếu tố ảnh

hưởng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị tổn thương mòn cổ răng bằng GC Fuji II LC

Capsuleở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.

3. Đánh giá kết quả trám tổn thương mòn cổ răng bằng GC Fuji II LC

Capsule trên thực nghiệm.

pdf 198 trang dienloan 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule

Luận án Nghiên cứu tổn thương mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều trị bằng GC Fuji II LC Capsule
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Luật người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 được Quốc hội ban 
hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên 
được gọi là người cao tuổi (NCT) [1]. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính tới cuối 
năm 2012, Việt Nam đã có hơn 9 triệu NCT (chiếm 10,2% dân số). Số lượng 
NCT đã tăng lên nhanh chóng. Dự báo, thời gian để Việt Nam chuyển từ giai 
đoạn "lão hóa" sang một cơ cấu dân số "già" sẽ ngắn hơn nhiều so với một số 
nước phát triển: giai đoạn này khoảng 85 năm ở Thụy Điển, 26 năm ở Nhật 
Bản, 22 năm ở Thái Lan, trong khi dự kiến chỉ có 20 năm cho Việt Nam [2], 
[3]. Điều đó đòi hỏi ngành y tế phải xây dựng chính sách phù hợp chăm sóc 
sức khỏe NCT trong đó có chăm sóc sức khỏe răng miệng. Một trong những 
vấn đề cần được quan tâm trong chính sách chăm sóc sức khỏe răng miệng 
NCT là các tổn thương tổ chức cứng của răng. 
Tổn thương tổ chức cứng của răng đặc biệt tổn thương mòn cổ răng 
(MCR) rất phổ biến trong số các bệnh lý về răng miệng. Vấn đề mòn răng nói 
chung ngày càng được quan tâm nhiều hơn và xem như là một bệnh đứng thứ 
3 ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau sâu răng và viêm quanh răng [4]. 
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ MCR rất hay gặp, đặc biệt 
là ở NCT. Theo Lussi và Schaffner, tỷ lệ MCR ở NCT là 78,7% [5]. Theo 
nghiên cứu của Pegorago tỷ lệ MCR là 95%, hay gặp ở răng hàm nhỏ và răng 
hàm lớn thứ nhất [6]. Borcic nghiên cứu 1002 bệnh nhân ở Croatia thấy tỷ lệ 
MCR là 70%, hay gặp ở nhóm răng hàm nhỏ và răng nanh [7]. Jakupovic 
(2010) nghiên cứu thấy tỷ lệ MCR ở NCT lên tới 97,2% [8]. 
Ở Việt Nam, theo Đặng Quế Dương (2004), MCR chiếm 91,7% [9]. 
MCR thường gặp ở nhóm răng hàm nhỏ [7],[10]. MCR có đặc điểm tăng dần 
2 
theo tuổi [11],[12],[13], ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ê buốt, khi mòn nhiều 
có thể ảnh hưởng tới tủy răng, trầm trọng hơn là gãy răng. Do vậy điều trị 
MCR ở NCT là rất cần thiết. 
Có nhiều phương pháp và vật liệu được sử dụng để phục hồi tổn thương 
MCR như trám trực tiếp bằng Composite (CPS) hoặc xi măng; phục hồi gián 
tiếp bằng Inlay sứ hoặc CPS. Mỗi phương pháp, vật liệu có ưu và nhược điểm 
nhất định. 
Trong thực hành lâm sàng CPS là vật liệu hay được sử dụng để trám cổ 
răng, tuy nhiên CPS có những hạn chế như gây nhạy cảm ngà và ảnh hưởng 
tới tủy răng, có thể gây viêm lợi, gây sâu thứ phát do co vật liệu [14],[15]. 
Trên thế giới đã có các nghiên cứu ứng dụng GC Fuji II LC (là một loại xi 
măng thuỷ tinh cải tiến) để trám phục hồi tổn thương MCR. Pedigao và cs 
(2012) thực hiện trám tổn thương MCR với 3 loại vật liệu: Filtek Supreme 
Plus, Fuji II LC và Ketac Nano, sau 1 năm kết quả cho thấy độ lưu giữ của 3 
loại vật liệu lần lượt là 92,6%, 100% và 100% [16]. Nghiên cứu thực nghiệm 
của Yassini (2012) thấy rằng tình trạng vi kẽ giữa Composite Z350 với Fuji II 
LC không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên mức độ vi kẽ nặng 
của composite nhiều hơn Fuji II LC [17],[18]. 
Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ MCR ở NCT ở mức cao, 
và GC Fuji II LC có hiệu quả điều trị tốt, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên 
cứu tổng thể về thực trạng MCR ở NCT, chưa có nghiên cứu về điều trị MCR 
bằng GC Fuji II LC ở NCT, cũng như chưa có nghiên cứu thực nghiệm nhằm 
cung cấp bằng chứng khách quan về kết quả trám tổn thương MCR. 
Vì vậy, để góp phần đưa ra bức tranh về thực trạng tổn thương MCR 
cũng như đánh giá hiệu quả của việc điều trị tổn thương MCR bằng GC Fuji 
3 
II LC ở NCT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tổn thương 
mòn cổ răng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương và đánh giá hiệu quả điều 
trị bằng GC Fuji II LC Capsule” với ba mục tiêu: 
1. Mô tả thực trạng tổn thương mòn cổ răng và một số yếu tố ảnh 
hưởng ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015. 
2. Đánh giá hiệu quả điều trị tổn thương mòn cổ răng bằng GC Fuji II LC 
Capsuleở nhóm đối tượng nghiên cứu trên. 
3. Đánh giá kết quả trám tổn thương mòn cổ răng bằng GC Fuji II LC 
Capsule trên thực nghiệm. 
4 
Chương 1 
TỔNG QUAN 
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học răng 
Hình 1.1. Giải phẫu các thành phần của răng [19] 
1.1.1. Men răng 
Men răng có nguồn gốc ngoại bì. Men răng cũng là tổ chức cứng nhất của cơ 
thể, chứa nhiều muối vô cơ chiếm tỷ lệ 95% so với ngà và xương răng [19],[20]. 
Về mặt lý học: Men răng phủ toàn bộ thân răng, dày mỏng tùy vị trí khác 
nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm và ở vùng cổ răng men răng mỏng dần 
và ở tận cùng bằng một cạnh góc nhọn. 
Về mặt hóa học: Các chất vô cơ chủ yếu là hỗn hợp photpho canxi dưới 
dạng Apatit, đó là Hydroxyapatit [(PO4)2Ca3](OH)2 chiếm khoảng 90-95%. 
Còn lại là các muối cacbonat của Mg và một lượng nhỏ clorua, fluorua và 
sunfat của natri và kali.Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1%.Trong đó có 
protit chiếm một phần quan trọng. 
Cấu trúc tổ chức học: Quan sát trên kính hiểnvi thấy 2 loại đường vân: 
+ Đường Retzius: Trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song 
nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường 
5 
ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường 
Retzius hợp với đường ranh giới men ngà cũng như mặt ngoài của men thành 
một góc nhọn. Đường Retzius tương ứng với giai đoạn ngấm vôi kém trong 
quá trình tạo men. 
+ Đường trụ men: Trụ men là đơn vị cơ bản tạo nên lớp men. Trụ men 
chạy suốt chiều dài men răng, từ đường ranh giới men ngà cho đến bề mặt của 
men răng. Hướng trụ men thẳng góc với đường ngoài trong của men răng, đôi 
khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trụ men. Sự đổi hướng đi của trụ 
men rõ ở vùng men gần lớp ngà, ở giữa lớp men sự đổi hướng giảm và chấm 
dứt ở 1/3 ngoài của men, từ đây trụ men chạy song song với nhau cho đến khi 
gặp mặt ngoài của răng theo góc vuông. Hướng đi của trụ men tạo ra các dải 
sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter – Schreger. Trụ men có đường kính từ 3-
6m, khi cắt ngang trụ men thấy tiết diện của nó có các loại: Hình thể vẩy cá 
57%, lăng trụ 30%, không rõ ràng 10%. 
Hình 1.2. Hình ảnh vi thể trụ men [19] 
- Cấu trúc siêu vi của men: Thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp 
dọc theo trụ men, có vùng lại hợp với trụ men một góc 40o. Thành phần vô cơ 
là các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1m, rộng 0,04-0,1m. Các tinh thể 
trong trụ men sắp xếp theo hình xương cá, đôi khi theo hình lốc. Cấu tạo của 
các tinh thể là hydroxy apatit, chất giữa trụ men là các tinh thể giả Apatit 
(thay PO4 = (Ca3, Mg, CO3). 
6 
1.1.2. Ngà răng 
Ngà răng là một tổ chức cứng thứ hai sau men răng, chiếm khối lượng 
chủ yếu ở thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng không bị lộ ra 
ngoài và được bao phủ bởi men răng ở thân răng và xương răng ở chân răng. 
Ngà răng là tổ chức kém rắn hơn men nhưng chun giãn hơn men. Nó không 
giòn và dễ vỡ như men răng, cản quang kém hơn men răng [19]. 
Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là hydroxyapatit.Còn 
lại là nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là collagen. 
Cấu trúc tổ chức học: 2 loại. 
+ Ngà tiên phát: Chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá 
trình hình thành răng. Nó bao gồm ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tome. 
+ Ngà thứ phát: Được sinh ra khi răng đã hình thành. Nó gồm ngà thứ 
phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt. 
Hình 1.3. Hình ảnh vi thể ngà răng [19] 
Ống ngà: Số lượng từ 15.000 – 50.000/mm2, đường kính 3 - 5m. Tùy 
đường kính to hay nhỏ và đường đi của nó người ta chia ra làm 2 loại: 
+ Ống ngà chính: Chạy từ bề mặt tủy theo suốt chiều dày của ngà và tận 
cùng bằng đầu chột ở ranh giới men ngà. 
+ Ống ngà phụ: Đường kính ống nhỏ hơn ống ngà chính. Là những 
nhánh bên hoặc nhánh tận của ống ngà chính. 
7 
Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi và được ngấm vôi, sắp xếp thẳng góc 
với ống ngà. 
Dây Tome: Nằm trong ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tế 
bào tạo ngà. 
1.1.3. Tủy răng 
Là tổ chức liên kết nằm trong hốc tủy răng và được thông với tổ chức liên 
kết quanh cuống răng bởi lỗ cuống răng (Apex). Hình thể của tủy răng tương 
ứng với hình thể ngoài của răng. Nó bao gồm tủy buồng và tủy chân [19]. 
Tổ chức học: Chia làm 2 vùng. 
+ Vùng cạnh tủy: Là vùng mà dưới tác dụng cảm ứng của men một lớp 
tế bào của tổ chức tủy biệt hóa để trở thành lớp tế bào có khả năng tạo ngà gọi 
là tạo ngà bào. Bên cạnh đó là lớp không có tế bào bao gồm tổ chức sợi đặc 
biệt là những dây keo. 
+ Vùng giữa tủy: Là tổ chức liên kết có nhiều tế bào và ít tổ chức sợi hơn 
so với tổ chức liên kết lỏng lẻo thông thường. Thành phần tế bào bao gồm: Tế 
bào xơ non, xơ già và tổ chức bào. Thành phần sợi gồm những dây keo, 
chúng nối với nhau thành một mạng lưới.Ngoài ra trong tổ chức tủy có nhiều 
máu và bạch huyết. 
1.1.4. Xê măng 
1.1.4.1. Định nghĩa 
Là do mô liên kết khoáng hoá tạo thành lớp màng bao bọc mặt ngà 
chân răng. 
1.1.4.2. Đặc điểm chung 
– Xê măng là thành phần khoáng hoá thấp nhất so với ngà và men răng 
nhưng vẫn cao hơn xương 
– Có tính thẩm thấu nên các chất lỏng xâm nhập được 
– Xê măng cấu tạo gồm 2 thành phần: Sợi và muối khoáng 
Muối khoáng: gồm Ca, P và Mg 
Nồng độ Fluor của xê măng cao hơn so với men răng và các mô cứng khác. 
8 
– Xê măng không có thần kinh và mạch máu. 
– Bình thường xê măng chỉ bao bọc ngà chân răng, nhưng trong một số 
trường hợp còn bao phủ men răng nên xê măng được phân loại: Xê măng chân 
răng và xê măng thân răng 
Chức năng: Là chỗ bám cho các dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ. 
1.1.4.3. Đặc điểm mô học 
*Các tế bào tạo Xê măng (cementoplast) 
Có 3 loại tế bào tạo xê măng: 
– Nguyên bào xê măng 
– Xê măng bào 
– Nguyên bào sợi. 
Cả ba loại này đều có nguồn gốc từ tế bào ngoại trung mô. 
* Các loại xê măng: Dựa vào sự có hoặc không tế bào hoặc sợi để chia 
các loại xê măng khác nhau 
+ Xê măng loại không sợi không có tế bào: Nó không có xê măng bào và 
không có sợi collagen. 
+ Xê măng sợi ngoại sinh không có tế bào (xê măng nguyên phát). 
Loại này nằm ở vùng cổ răng và vùng giữa chân răng. Phủ trực tiếp lên bề 
mặt ngoài của ngà trên tất cả các răng. Đặc biệt chân của các răng cửa. 
+ Lớp xê măng này mỏng và trong suốt ngăn cách rõ rệt với ngà răng, 
gồm nhiều lớp song song với nhau và với bề mặt chân răng. Điều đó chứng tỏ 
xê măng được bồi đắp theo chu kỳ, rất chậm nhưng kéo dài cả đời người. 
+ Xê măng sợi hỗn hợp có tế bào: Chứa xê măng bào và cả hai loại sợi 
ngoại sinh sharpey, nội sinh collagen. Chúng là sản phẩm chính của nguyên 
bào xê măng và duy trì tạo xê măng của xê măng bào. 
Nằm ở chóp chân răng, 1/2 chân răng phía dưới và vùng chia chân răng. 
Khác với xê măng loại không tế bào, loại có tế bào gồm có các tế bào tạo xê 
măng lẫn vào trong xê măng sau khi hoàn thành tạo ra nó. 
9 
Xê măng loại có tế bào cũng được hình thành từng lớp một, nhưng độ 
khoáng hoá ở các lớp có thể khác nhau.Sự khoáng hoá của xê măng sợi hỗn 
hợp nhanh hơn xê măng sợi ngoại sinh không có tế bào. 
+ Xê măng sợi nội sinh có tế bào: Là sản phẩm đặc hiệu của nguyên bào 
xê măng. Nó gồm có xê măng bào và các sợi collagen nội sinh không có 
collagen ngoại sinh. Được tạo thành trong quá trình hàn gắn như: mòn ngót, 
sửa chữa các nứt gãy chân răng sau chấn thương. 
* Sợi Sharpey 
Là phần sợi chính ở hai đầu dính chặt vào xê măng hoặc xương ổ 
răng. Sợi Sharpey là phần khoáng hoá của sợi chính nằm bên trong xê 
măng hoặc xương. 
Sự khoáng hoá của sợi Sharpey như sau: ngay từ lúc lớp xê măng đầu 
tiên được thành lập thì đã có những sợi chính bị mắc kẹt vào đấy. Dần dần, có 
nhiều sợi chính bị mắc kẹt hơn do hoạt động của các tế bào tạo xê măng. Các 
tế bào này sản xuất ra những sợi collagen làm thành một hệ thống bao quanh 
các sợi chính. Tất cả đều nằm trong một chất căn bản là proteoglycan cũng do 
các tế bào tạo xê măng tổng hợp ra [19]. 
1.1.4.4. Sinh lý 
Xê măng không có quá trình tái tạo chỉ có sự bồi đắp, sự bồi đắp xê 
măng xảy ra liên tục suốt đời sau khi răng đã mọc chạm răng đối kháng trừ 
khi có bệnh lý. Trường hợp này góp phần cho quá trình mọc răng liên tục để 
bù lại sự mất chất của men răng do mòn vì lực nhai. Qua quá trình mọc răng 
phần chân răng nằm trong xương ổ giảm dần, do đó làm suy yếu sự giữ vững 
của chân răng. Để bù đắp hiện tượng này xê măng ở chân răng có sự bồi đắp 
liên tục ở bề mặt chân, phần lớn là ở vùng chóp răng hoặc vùng chia của răng 
nhiều chân. Người ta cho rằng sự hư hại hoặc rối loạn trong việc thành lập xê 
măng là 1 trong những nguyên nhân gây ra túi nha chu và nó không còn giới 
hạn được sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía chóp răng (các nguyên 
nhân tại chỗ như cao răng, sang chấn, nhồi nhét thức ăn, vệ sinh răng miệng 
kém, lao, thiếu Vitamin A, D) 
10 
Sự bồi đắp xê măng ở từng vị trí có liên quan đến tuổi như tuổi càng lớn sự 
bồi đắp xê măng ở vùng cổ chậm lại trong lúc ấy sự bồi đắp xê măng ở chóp lại 
tăng lên nhờ thế mà răng mọc, tốc độ bồi đắp chậm lại ở tuổi già [21],[22]. 
1.1.5. Giải phẫu vùng cổ răng 
Cổ răng là phần tiếp nối giữa thân răng và chân răng. Đường cổ răng (cổ 
răng giải phẫu), là ranh giới giữa thân răng và chân răng, đồng thời là ranh 
giới giữa men và xê măng ở mặt ngoài răng nên còn được gọi là đường nối 
men-xê măng. 
Quan hệ giữa xê măng và men răng có 3 cách: 
+ Không tiếp xúc với men răng: từ 5 – 10% 
+ Tiếp xúc nhưng không chồng lên nhau: khoảng 30% 
+ Xê măng phủ lên men răng: 60-65%, trường hợp này rất khó khăn 
trong việc làm láng bề mặt chân răng [23]. 
Hình 1.4. Men răng được phủ bởi xê măng. 
E: men răng, C: xê măng [23] 
11 
Hình 1.5. Men răng và xê măng tiếp xúc nhau. 
E: men răng, C: xê măng [23] 
Hình 1.6. Men răng không tiếp xúc xê măng. 
E: men răng, C: xê măng, D: ngà răng [23] 
Lợi viền xung quanh cổ răng tạo thành một bờ, gọi là cổ răng lâm sàng. 
Phần răng thấy được trong miệng là thân răng lâm sàng. Cổ răng lâm sàng thay 
đổi tùy theo nơi bám và bờ của viền lợi, khi tuổi càng cao thì nơi bám này càng 
có khuynh hướng di chuyển dần về phía chóp răng. 
Cổ răng là vùng có men răng mỏng nhất nên độ cứng thấp hơn và dễ bị tổn 
thương do mài mòn hơn so với thân răng. Men răng vùng cổ răng không trơn 
láng bằng men thân răng, mặt khác rãnh lợi nằm ở vùng cổ răng nên thức ăn dễ 
12 
đọng lại, khó vệ sinh. Vì vậy mảng bám, cao răng thường xuất hiện sớm nhất và 
có nhiều ở vùng cổ răng hơn thân răng. 
1.2. Một số đặc điểm sinh lý, bệnh lý người cao tuổi 
1.2.1. Một số đặc điểm sinh lý 
1.2.1.1. Biến đổi sinh lý chung 
 Lão hóa là quá trình tích lũy các thay đổi của cơ thể theo thời gian, bao 
gồm thay đổi về sinh lý, tâm lý và xã hội. Theo Carranza, lão hóa là quá trình 
tan rã về mặt mô học cũng như sinh lý chức năng, từ lúc mới sinh, thời thơ ấu 
và khi trưởng thành bởi đặc trưng giữa quá trình phân hủy và tổng hợp [24]. 
Khi người trưởng thành già đi, mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải qua 
những sự thay đổi khác nhau. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác 
giữa môi trường sống, bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu  ... .............. 80 
2.5.2. Biện pháp hạn chế sai số ................................................................. 81 
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 82 
2.6.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ........................................................... 82 
2.6.2. Nghiên cứu can thiệp ...................................................................... 82 
2.6.3. Nghiên cứu thực nghiệm ................................................................. 83 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 84 
3.1. Thực trạng tổn thương mòn cổ răng và một số yếu tố ảnh hưởng ........ 84 
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 84 
3.1.2. Thực trạng mòn cổ răng và một số yếu tố ảnh hưởng .................... 85 
3.2. Hiệu quả điều trị tổn thương mòn cổ răng ............................................ 93 
3.2.1. Đặc điểm răng nghiên cứu .............................................................. 93 
3.2.2. Kết quả điều trị sau 6, 12, 18 tháng ................................................ 96 
3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................ 108 
3.3.1. Quan sát trên kính hiển vi soi nổi ................................................. 108 
3.3.2. Quan sát trên kính hiển vi điện tử quét ......................................... 110 
3.3.3. So sánh sự kín khít giữa Fuji II LC và composite với ngà răng dưới 
kính hiển vi điện tử quét ......................................................................... 114 
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 116 
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................... 116 
4.2. Thực trạng mòn cổ răng và một số yếu tố ảnh hưởng ở người cao tuổi 
tỉnh Bình Dương năm 2015 ....................................................................... 117 
4.2.1. Thực trạng mòn cổ răng ................................................................ 117 
4.2.2. Tuổi, giới ....................................................................................... 117 
4.2.3. Thói quen chải răng ...................................................................... 119 
4.2.4. Tình trạng mòn răng ..................................................................... 119 
4.2.5. Tình trạng mất răng ....................................................................... 120 
4.2.6. Phân bố vị trí răng tổn thương ...................................................... 120 
4.2.7. Tỷ lệ số người bị ê buốt theo tình trạng mòn cổ răng ...........................121 
4.3. Hiệu quả điều trị tổn thương mòn cổ răng bằng GC Fuji II LC Capsule ...122 
4.3.1. Đáp ứng tủy răng .......................................................................... 122 
4.3.2. Sự lưu giữ miếng trám .................................................................. 124 
4.3.3. Sự sát khít của miếng trám ........................................................... 125 
4.3.4. Bề mặt miếng trám ........................................................................ 127 
4.3.5. Hình thể miếng trám ..................................................................... 128 
4.3.6. Sự hợp màu của miếng trám ......................................................... 128 
4.3.7. Tình trạng lợi ................................................................................ 129 
4.3.8. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng ..................................... 130 
4.4. Bàn luận về nghiên cứu thực nghiệm ................................................. 132 
4.4.1. Trên kính hiển vi soi nổi ............................................................... 132 
4.4.2. Trên kính hiển vi điện tử quét ....................................................... 136 
4.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 140 
4.5.1. Thiết kế và chọn mẫu nghiên cứu ................................................. 140 
4.5.2. Phương tiện, kỹ thuật và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu ........ 143 
4.5.3. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu .............................................. 144 
4.6. Điểm mới, tính giá trị và khả năng áp dụng của luận án .................... 145 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 148 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 2.1. Một số biến số trong nghiên cứu cắt ngang ................................ 58 
Bảng 2.2. Một số biến số trong nghiên cứu can thiệp ................................. 68 
Bảng 3.1. Tỷ lệ mòn cổ răng theo tuổi ........................................................ 86 
Bảng 3.2. Tỷ lệ mòn cổ răng theo giới ........................................................ 86 
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng mòn cổ răng theo nhóm tuổi......................... 87 
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng mòn cổ răng theo giới ................................... 88 
Bảng 3.5. Phân bố tình trạng răng bị mòn cổ răng theo nhóm răng ........... 88 
Bảng 3.6. Vị trí mòn cổ răng so với bờ lợi.................................................. 89 
Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ mòn cổ răng theo cách chải răng .......................... 89 
Bảng 3.8. Tỷ lệ số người bị MCR theo tình trạng khớp cắn ....................... 91 
Bảng 3.9. Tỷ lệ số người bị MCR theo tình trạng mất răng ....................... 91 
Bảng 3.10. Tình trạng mòn răng ................................................................... 92 
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ số người bị ê buốt theo tình trạng MCR ............... 92 
Bảng 3.12. Phân bố răng theo tuổi và giới, nhóm răng ................................. 93 
Bảng 3.13. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương răng trước điều trị .............. 94 
Bảng 3.14. Chiều rộng trung bình của tổn thương răng phân theo nhóm răng 
và nhóm tuổi ............................................................................... 95 
Bảng 3.15. Chiều dài trung bình của tổn thương răng phân theo nhóm răng 
và nhóm tuổi ............................................................................... 95 
Bảng 3.16. Độ sâu trung bình của tổn thương răng phân theo nhóm răng và 
nhóm tuổi .................................................................................... 96 
Bảng 3.17. Đáp ứng tủy răng sau điều trị 6, 12, 18 tháng ............................ 96 
Bảng 3.18. Sự lưu giữ của miếng trám sau điều trị 6, 12, 18 tháng .............. 97 
Bảng 3.19. Sự sát khít của miếng trám sau điều trị 6, 12, 18 tháng.............. 97 
Bảng 3.20. Bề mặt miếng trám sau điều trị 6, 12, 18 tháng .......................... 98 
Bảng 3.21. Hình thể miếng trám sau 6, 12, 18 tháng .................................... 98 
Bảng 3.22. Sự hợp màu của miếng trám sau 6, 12, 18 tháng ........................ 99 
Bảng 3.23. Tình trạng lợi sau 6, 12, 18 tháng ............................................... 99 
Bảng 3.24. Đáp ứng tủy sau 6 tháng,12 tháng,18 tháng phân theo nhóm tuổi 100 
Bảng 3.25. Sự lưu giữ miếng trám sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng phân theo 
nhóm tuổi .................................................................................. 100 
Bảng 3.26: Sự sát khít miếng trám sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng phân theo 
nhóm tuổi .................................................................................. 101 
Bảng 3.27. Bề mặt miếng trám sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng phân theo 
nhóm tuổi .................................................................................. 101 
Bảng 3.28. Hình thể miếng trám sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng phân theo 
nhóm tuổi .................................................................................. 102 
Bảng 3.29. Sự hợp màu của miếng trám sau 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng phân 
theo nhóm tuổi .......................................................................... 103 
Bảng 3.30. Tình trạng lợi sau 6 tháng,12 tháng,18 tháng phân theo nhóm 
tuổi ............................................................................................ 104 
Bảng 3.31. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng theo giới .................. 104 
Bảng 3.32. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng theo nhóm tuổi ........ 105 
Bảng 3.33. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng theo nhóm răng ....... 106 
Bảng 3.34. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng theo hàm răng ......... 107 
Bảng 3.35. Đánh giá chung sau trám 6, 12, 18 tháng theo vị trí ................. 107 
Bảng 3.36. Đánh giá sự thành công chung của miếng trám sau điều trị 6, 12, 
18 tháng ..................................................................................... 108 
Bảng 3.37. Mức độ vi kẽ ở hai nhóm thử nghiệm ...................................... 108 
Bảng 3.38. Mức độ vi kẽ ở thành cắn ......................................................... 109 
Bảng 3.39. Mức độ vi kẽ ở thành lợi ........................................................... 109 
Bảng 3.40. Giá trị trung bình khoảng hở giữa Fuji II LC và CPS với ngà răng 
ở đáy xoang trám ...................................................................... 114 
Bảng 3.41. Giá trị trung bình khoảng hở giữa Fuji II LC và CPS với ngà răng 
ở thành cắn ................................................................................ 114 
Bảng 3.42. Giá trị trung bình khoảng hở giữa Fuji II LC và CPS với ngà 
răng thành lợi ........................................................................... 115 
Bảng 3.43. Giá trị trung bình khoảng hở giữa Fuji II LC và CPS với ngà 
răng ........................................................................................... 115 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1. Đối tượng nghiên cứu chia theo nhóm tuổi ................................ 84 
Biểu đồ 3.2. Đối tượng nghiên cứu chia theo giới .......................................... 85 
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mòn cổ răng của người cao tuổi tại Bình Dương .............. 85 
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thói quen sử dụng bàn chải và thời gian 
thay bàn chải ............................................................................... 90 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1.1. Giải phẫu các thành phần của răng ............................................... 4 
Hình 1.2. Hình ảnh vi thể trụ men ................................................................ 5 
Hình 1.3. Hình ảnh vi thể ngà răng ............................................................... 6 
Hình 1.4. Men răng được phủ bởi xê măng. ............................................... 10 
Hình 1.5. Men răng và xê măng tiếp xúc nhau. .......................................... 11 
Hình 1.6. Men răng không tiếp xúc xê măng. ............................................ 11 
Hình 1.7. Tình trạng mòn răng ở NCT ....................................................... 18 
Hình 1.8. Lợi bị co lại lộ chân răng do tình trạng mất bám dính ............... 19 
Hình 1.9. Tình trạng chồi răng, teo niêm mạc ............................................ 19 
Hình 1.10. Tình trạng sâu chân răng ở NCT ................................................ 20 
Hình 1.11. Tình trạng viêm quanh răng ở NCT............................................ 20 
Hình 1.12. Nhiễm Candida dạng hàm giả ..................................................... 21 
Hình 1.13. Nguyên nhân mòn răng ............................................................... 22 
Hình 1.14. Mòn răng do nguyên nhân hoá học............................................. 23 
Hình 1.15. Mòn răng do nguyên nhân khớp cắn .......................................... 24 
Hình 1.16. Mòn răng do nguyên nhân cơ học .............................................. 24 
Hình 1.17. Vỡ trụ men cổ răng do sang chấn khớp cắn ............................... 26 
Hình 1.18. Phân loại tổn thương MCR theo độ sâu ...................................... 27 
Hình 1.19. Sâu cổ răng .................................................................................. 29 
Hình 1.20. Mòn cổ răng ................................................................................ 29 
Hình 1.21. Bề mặt men trước và sau etch ..................................................... 33 
Hình 1.22. Lớp mùn ngà ............................................................................... 34 
Hình 1.23. Nút chặn mùn ngà ....................................................................... 35 
Hình 1.24. Ngà sau khi được xử lý với acid ................................................. 36 
Hình 1.25. Bề mặt lớp lai .............................................................................. 38 
Hình 2.1. Cây sonde nha chu ...................................................................... 60 
Hình 2.2. Thước kẹp Caliper điện tử .......................................................... 61 
Hình 2.3. Đo kích thước tổn thương ........................................................... 61 
Hình 2.4. Gương có chiếu đèn .................................................................... 64 
Hình 2.5. Máy trộn Fuji II LC Capsule ...................................................... 64 
Hình 2.6. Súng bắn Fuji II LC Capsule ...................................................... 65 
Hình 2.7. Đèn quang trùng hợp .................................................................. 65 
Hình 2.8. GC Fuji II LC Capsule ................................................................ 65 
Hình 2.9. Dung dịch xử lý men ngà ............................................................ 66 
Hình 2.10. Gel cách ly nước bọt ................................................................... 66 
Hình 2.11. Đánh giá vi kẽ dựa trên mức độ xâm nhập chất màu ................. 77 
Hình 2.12. Máy mạ phủ JFC-1200 Nhật Bản ............................................... 79 
Hình 2.13. KHVĐTQ JSM - 5410LV Nhật Bản .......................................... 79 
Hình 3.1. Mối liên kết ngà răng-Fuji II LC .............................................. 110 
Hình 3.2. Mối liên kết giữa ngà răng-Fuji II LC ở độ phóng đại 2000 lần .. 111 
Hình 3.3. Khoảng hở giữa ngà răng-Fuji II LC ở độ phóng đại 2000 lần 112 
Hình 3.4. Mối liên kết ngà răng- CPS ...................................................... 112 
Hình 3.5. Mối liên kết giữa ngà răng - CPS ở độ phóng đại 2000 lần ..... 113 
Hình 3.6. Khoảng hở giữa ngà răng - CPS ở độ phóng đại 2000 lần ....... 113 
Hình 4.1. Lớp mùn ngà dưới KHVĐTQ ................................................... 137 
Hình 4.2. Xử lý men ngà loại bỏ mùn ngà nhưng không bộc lộ ống ngà 137 
Hình 4.3. Etching H3PO4 37% loại bỏ lớp mùn ngà và bộc lộ miệng ống 
ngà .................................................................................... 138 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ton_thuong_mon_co_rang_o_nguoi_cao_tuoi_t.pdf
  • docThông tin kết luận mới Đinh Văn Sơn.doc
  • pdfTóm tắt luận án (Tiếng Anh) ĐVS.pdf
  • pdfTóm tắt luận án (Tiếng Việt) ĐVS.pdf
  • docxTrích yếu LA ĐVS.docx