Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen caga, vaca của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh lào cai và Đắk Lắk

Nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) đến nay đã được khẳng định là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn (VDDM) và loét dạ dày - tá tràng (DDTT) và đặc biệt là ung thư dạ dày (UTDD) [1], [2]. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp H.pylori là tác nhân số 1 gây UTDD. Tỷ lệ nhiễm H.pylori cao nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng, có đến 50% dân số trên thế giới nhiễm H.pylori [3], [4], [5]. Một số nghiên cứu đa quốc gia chỉ ra rằng, các chủng tộc khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, người da đen có tỷ lệ nhiễm cao gấp đôi người da trắng. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo các điều kiện sống khác nhau và các vùng miền khác nhau ở các nước kém và đang phát triển có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước đã phát triển[6], [7], [8].

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nhiễm H.pylori cao trong cộng đồng (khoảng 70%). Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về H.pylori, bao gồm về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ tăng lây nhiễm, các yếu tố độc lực (virulence factors ) của vi khuẩn H.pylori, hiệu quả điều trị diệt trừ H.pylori bằng các phác đồ khác nhau và tình hình kháng thuốc của H.pylori. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ tập trung vào đối tượng là người dân tộc Kinh, đã và đang sinh sống tại vùng đồng bằng và thành thị. Các nghiên cứu dành cho người dân tộc thiểu số còn khá hạn chế và khiêm tốn. Gần đây, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ lây bệnh của H.pylori, nhưng phần lớn chỉ tập trung vào các đối tượng là trẻ em người dân tộc thiểu số tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam [9]. Các nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố độc lực của H.pylori ở người lớn dành cho người dân tộc thiểu số là chưa có. Vì vậy, việc xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori, các yếu tố liên quan và xác định các yếu tố độc lực của H.pylori ở các nhóm dân tộc thiểu số là cần thiết, để góp phần tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh và giúp cho việc đề xuất các biện pháp điều trị dự phòng có hiệu quả.

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử đã chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn có liên quan với các gen sinh độc lực của vi khuẩn, trong đó quan trọng nhất là: Kháng nguyên (KN) gây độc tế bào A (Cytotoxin-associated gen A: cagA) và độc tố gây không bào vacA (Vacuolating cytotoxin associated gen A: vacA). Các chủng H.pylori mang gen cagA dương tính gây độc tế bào chiếm tỷ lệ rất cao trong các thể bệnh nặng như loét DDTT, UTDD. Bệnh nhân (BN) nhiễm H.pylori có cả hai gen cagA dương tính và vacA dương tính thì tỷ lệ gây bệnh còn cao hơn, trong khi đó những chủng vi khuẩn mang gen cagA âm tính thì ít gây bệnh hơn[13]. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố độc lực của H.pylori như: CagA, vacA ở BN VDDM, loét DDTT và UTDD. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào người Kinh và tại các thành phố. Các nghiên cứu về H.pylori ở người dân tộc thiểu số vùng cao còn rất ít và chưa theo qui mô lớn

Năm 2014, được sự đồng ý của Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự giúp đỡ của Trường Đại học Oita (Nhật Bản) đã cho phép thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là chương trình Nghị định thư giữa 2 quốc gia nhằm nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nhiễm H.pylori và các yếu tố độc lực của H.pylori tại Việt Nam, nhưng được ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vùng cao. Theo chương trình hợp tác đôi bên đã lựa chọn 2 khu vực để nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai (miền Bắc Việt Nam) và tỉnh Đắk Lắk (miền Trung Việt Nam), nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống[14]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk”. Đề tài thực hiện với 2 mục tiêu chính như sau:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của H.pylori, hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.

2. Khảo sát mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.

 

doc 153 trang dienloan 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen caga, vaca của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh lào cai và Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen caga, vaca của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh lào cai và Đắk Lắk

Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen caga, vaca của helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh lào cai và Đắk Lắk
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
BÙI CHÍ NAM
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM, KIỂU GEN CAGA, VACA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN 
VIÊM DẠ DÀY MẠN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
 TỈNH LÀO CAI VÀ ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
BÙI CHÍ NAM
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM, KIỂU GEN CAGA, VACA CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN
VIÊM DẠ DÀY MẠN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
 TỈNH LÀO CAI VÀ ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 9 72 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Văn Khiên
2. PGS.TS. Phan Quốc Hoàn
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 07 năm 2020
 Nghiên cứu sinh
	 Bùi Chí Nam
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân Y, các thầy giáo, cô giáo Phòng Sau đại học, Bộ môn - Khoa Nội tiêu hóa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. 
Em xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Văn Khiên và Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phan Quốc Hoàn, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Y - Đại học Oita - Nhật Bản, Bệnh viện Đa khoa các huyện: Bát Xát, Mường Khương, Sapa, Văn Bàn, Simacai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai và các huyện Eaka, Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, bác sĩ, giảng viên và sinh viên Học viện Quân Y đã tham gia khám bệnh và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cho người dân cũng như đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi hoàn thành Luận án này.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành Luận án.
Hà Nội, tháng 07 năm 2020
 Nghiên cứu sinh
	 	 Bùi Chí Nam
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
BN : Bệnh nhân
BCĐN 	:	Bạch cầu đơn nhân
BCĐNTT	:	Bạch cầu đa nhân trung tính
cagA : Cytotoxin Associated gen A
DDTT	:	Dạ dày - tá tràng 
DSR 	:	Dị sản ruột
HMMD 	:	Hóa mô miễn dịch
H.pylori 	:	Helicobacter pylori 
KT : Kháng thể
KN : Kháng nguyên
LS 	:	Loạn sản
MBH	:	Mô bệnh học
NMDD 	:	Niêm mạc dạ dày
NC : Nghiên cứu
OLGA 	:	Oprerative Link for Gastritis Assesment (Liên kết hoạt 
động để đánh giá viêm dạ dày)
PCR 	: 	Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase )
SNP 	:	Single Nucleotide Polymorphism (Tính đa hình của 
nucleotide đơn). 
TNF	: 	Tumor necrosis factors (yếu tố hoại tử u)
UTDD 	:	Ung thư dạ dày
vacA : Vacuolating Cytotoxin gen A
VDDM 	:	Viêm dạ dày mạn
VMTHĐ 	: 	Viêm mạn tính hoạt động
VMTKHĐ 	:	Viêm mạn tính không hoạt động
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1. 	Tỷ lệ nhiễm H.pylori và nguy cơ mắc ung thư dạ dày	9
1.2. 	Khung đánh giá OLGA	29
3.1. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 	56
3.2. 	Tỷ lệ người dân tộc thiểu số theo tỉnh 	57
3.3. 	Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo tỉnh	57
3.4. 	Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo nhóm tuổi	58
3.5. 	Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo dân tộc	58
3.6. 	Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo giới	59
3.7. 	Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm H.pylori với tổn thương dạ dày qua nội soi	59
3.8. 	Tỷ lệ và phân bố các týp cagA của H.pylori	60
3.9. 	Tỷ lệ vacA, vacA s1m1 và vacA s1m2 của H.pylori	61
3.10. 	Phân bố các týp của vacA theo dân tộc	62
3.11. 	Hình ảnh tổn thương dạ dày qua nội soi	63
3.12. 	Tổn thương dạ dày qua nội soi phân theo nhóm tuổi	64
3.13. 	Tổn thương dạ dày qua nội soi phân theo dân tộc 	65
3.14. 	Đặc điểm viêm teo, dị sản ruột và mức độ hoạt động viêm ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn	66
3.15. 	Tỷ lệ viêm teo, dị sản ruột theo nhóm tuổi	67
3.16. 	Mức độ viêm teo theo nhóm tuổi	67
3.17. 	Liên quan giữa nhiễm H.pylori với định khu viêm teo	68
3.18. 	Liên quan giữa tình trạng nhiễm H.pylori với mức độ viêm teo và dị sản ruột	68
3.19. 	Liên quan giữa mật độ nhiễm H.pylori với viêm teo, dị sản ruột	69
3.20. 	Liên quan giữa mật độ nhiễm H.pylori với mức độ viêm dạ dày qua mô bệnh học	69
3.21. 	Liên quan giữa H.pylori và mức độ thâm nhiễm bạch cầu	70
Bảng
Tên bảng
Trang
3.22.	 Mối liên quan giữa giữa kiểu gen cagA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày	71
3.23. 	Mối liên quan giữa giữa kiểu gen cagA của H.pylori ở tỉnh Đắk Lắk với hình ảnh nội soi dạ dày	73
3.24. 	Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày	74
3.25. 	Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori ở tỉnh Đắk Lắk với hình ảnh nội soi dạ dày 	75
3.26. 	Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori ở tỉnh Lào Cai với hình ảnh nội soi dạ dày	76
3.27. 	Liên quan giữa mức độ viêm teo, dị sản ruột, mật độ H.pylori và viêm dạ dày hoạt động với týp cagA	77
3.28. 	Liên quan giữa mức độ viêm teo, dị sản ruột, mật độ H.pylori và viêm dạ dày hoạt động với týp cagA ở Đắk Lắk	78
3.29. 	Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương vùng thân vị	79
3.30. 	Liên quan giữa các týp cagA ở Đắk Lắk với tổn thương vùng thân vị	80
3.31. 	Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương Mô bệnh học vùng hang vị	81
3.32. 	Liên quan giữa các týp cagA ở Đắk Lắk với tổn thương vùng hang vị	82
3.33. 	Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học	83
3.34. 	Liên quan giữa các týp vacA m ở bệnh nhân Đắk Lắk với tổn thương mô bệnh học	84
3.35. 	Liên quan giữa các týp vacA m ở các bệnh nhân Lào Cai với tổn thương mô bệnh học	85
3.36. 	Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học ở vùng thân vị	86
3.37. 	Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học ở vùng hang vị	87
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1. 	Hình ảnh tổn thương dạ dày qua nội soi theo giới	63
3.2. 	Tổn thương dạ dày qua nội soi và vùng địa lý	65
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
2.1. 	Vị trí lấy mẫu bệnh phẩm tại tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk	39
2.2. 	Sơ đồ nghiên cứu viêm dạ dày mạn người dân tộc tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk	55
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. 	Hình ảnh mô học viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori	4
1.2. 	Nhiễm Helicobacter pylori và cơ chế bệnh sinh	6
1.3. 	Cấu trúc gen cagA, cagA Phương Tây, cagA Đông Á	15
1.4. 	Tác động của CagA và VacA trên tế bào biểu mô dạ dày	17
1.5. 	Cơ chế tác động của VacA trên tế bào biểu mô dạ dày	19
1.6. 	Vị trí lấy sinh thiết	28
2.1. 	Hệ thống máy nội soi GIF-180 Olympus Nhật Bản	41
2.2. 	Máy PCR Nanodrop 1000 của Hãng Thermo Scientific và máy đọc kết quả điện di tại khoa Sinh học phân tử	42
2.3. 	Máy phân tích gen ABI Prism 310 Gentic Analyzer tại Trường đại học Oita Nhật Bản.	42
2.4. 	Các vị trí sinh thiết	43
2.5. 	Thang nhìn của hệ thống phân loại Sydney cập nhật	45
2.6. 	Hình ảnh kết quả Urease-test; Dương tính: mẫu 2, 3, 4 và 6	47
3.1. 	Kết quả trình tự amino acid CagA týp Đông Á trong công trình nghiên cứu	72
3.2. 	Kết quả trình tự amino acid CagA týp Phương Tây trong công trình nghiên cứu	72
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) đến nay đã được khẳng định là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn (VDDM) và loét dạ dày - tá tràng (DDTT) và đặc biệt là ung thư dạ dày (UTDD) [1], [2]. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp H.pylori là tác nhân số 1 gây UTDD. Tỷ lệ nhiễm H.pylori cao nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng, có đến 50% dân số trên thế giới nhiễm H.pylori [3], [4], [5]. Một số nghiên cứu đa quốc gia chỉ ra rằng, các chủng tộc khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, người da đen có tỷ lệ nhiễm cao gấp đôi người da trắng. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo các điều kiện sống khác nhau và các vùng miền khác nhau ở các nước kém và đang phát triển có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước đã phát triển[6], [7], [8].
Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nhiễm H.pylori cao trong cộng đồng (khoảng 70%). Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về H.pylori, bao gồm về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ tăng lây nhiễm, các yếu tố độc lực (virulence factors ) của vi khuẩn H.pylori, hiệu quả điều trị diệt trừ H.pylori bằng các phác đồ khác nhau và tình hình kháng thuốc của H.pylori. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ tập trung vào đối tượng là người dân tộc Kinh, đã và đang sinh sống tại vùng đồng bằng và thành thị. Các nghiên cứu dành cho người dân tộc thiểu số còn khá hạn chế và khiêm tốn. Gần đây, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ lây bệnh của H.pylori, nhưng phần lớn chỉ tập trung vào các đối tượng là trẻ em người dân tộc thiểu số tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam [9]. Các nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố độc lực của H.pylori ở người lớn dành cho người dân tộc thiểu số là chưa có. Vì vậy, việc xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori, các yếu tố liên quan và xác định các yếu tố độc lực của H.pylori ở các nhóm dân tộc thiểu số là cần thiết, để góp phần tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh và giúp cho việc đề xuất các biện pháp điều trị dự phòng có hiệu quả. 
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử đã chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn có liên quan với các gen sinh độc lực của vi khuẩn, trong đó quan trọng nhất là: Kháng nguyên (KN) gây độc tế bào A (Cytotoxin-associated gen A: cagA) và độc tố gây không bào vacA (Vacuolating cytotoxin associated gen A: vacA). Các chủng H.pylori mang gen cagA dương tính gây độc tế bào chiếm tỷ lệ rất cao trong các thể bệnh nặng như loét DDTT, UTDD. Bệnh nhân (BN) nhiễm H.pylori có cả hai gen cagA dương tính và vacA dương tính thì tỷ lệ gây bệnh còn cao hơn, trong khi đó những chủng vi khuẩn mang gen cagA âm tính thì ít gây bệnh hơn[13]. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố độc lực của H.pylori như: CagA, vacA ở BN VDDM, loét DDTT và UTDD. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào người Kinh và tại các thành phố. Các nghiên cứu về H.pylori ở người dân tộc thiểu số vùng cao còn rất ít và chưa theo qui mô lớn
Năm 2014, được sự đồng ý của Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự giúp đỡ của Trường Đại học Oita (Nhật Bản) đã cho phép thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là chương trình Nghị định thư giữa 2 quốc gia nhằm nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nhiễm H.pylori và các yếu tố độc lực của H.pylori tại Việt Nam, nhưng được ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vùng cao. Theo chương trình hợp tác đôi bên đã lựa chọn 2 khu vực để nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai (miền Bắc Việt Nam) và tỉnh Đắk Lắk (miền Trung Việt Nam), nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống[14]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk”. Đề tài thực hiện với 2 mục tiêu chính như sau: 
1. Xác định tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của H.pylori, hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.
2. Khảo sát mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk. 
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về vi khuẩn Helicobacter pylori
1.1.1 Lịch sử phát hiện về Helicobacter pylori
Người đầu tiên phát hiện một loại vi sinh vật giống như vi khuẩn trong tuyến dạ dày có kèm theo viêm niêm mạc dạ dày (NMDD) là một nhà giải phẫu bệnh người Đức phát hiện năm 1881. Sau đó Barron J.H. và cs tiếp tục thông báo những phát hiện tương tự về loại xoắn khuẩn sống trong dạ dày người [15].
 Tuy nhiên, phải đợi đến công trình có tính thuyết phục của Warren J.R. và Marshall B.J. mới chứng minh được vai trò gây viêm loét DDTT của H.pylori [16]. Từ năm 1981, Marshall đã bắt đầu tìm cách phân lập vi khuẩn và đến cuối năm 1982, ông mới nuôi cấy thành công H.pylori trên môi trường thực nghiệm. Đầu tiên, tác giả gọi loại xoắn khuẩn có lông này là Campylobacter pylori vì có nhiều đặc tính chung với nhóm Campylobacter. Song khi nghiên cứu kỹ hơn về các đặc tính di truyền của vi khuẩn người ta nhận thấy nó không hoàn toàn giống như Campylobacter, do vậy, vi khuẩn được Stuart Goodwin đổi tên là Helicobacter pylori (helix: xoắn, bacter: khuẩn, pylori: hang môn vị). Về phân loại theo hệ thống vi khuẩn học, giống Hecolibacter là một giống mới thuộc phân lớp Epsilon trong ngành Proteobacteria, có ít nhất 9 loại Helicobacter được phát hiện, tuy nhiên chỉ có 3 loại H.pylori, H.cinaedi, H.heilmanni có ở trong dạ dày người, trong đó chủ yếu là H.pylori, còn H.heilmanni chỉ chiếm khoảng 1-8%. Hiện nay đã tìm được 21 loài thuộc về giống Hecolibacter cư ngụ trên các động vật khác nhau, ngoài ra còn có thể tìm thêm một số loài nữa thuộc giống này nhưng chỉ có H.pylori là thủ phạm chính trong các bệnh DDTT [16].
Việc phát hiện vi khuẩn H.pylori đã làm thay đổi cơ bản những hiểu biết về bệnh sinh của loét và viêm teo mạn tính NMDD. Hiện nay H.pylori có vai trò chủ yếu trong nguyên nhân sinh bệnh VDDM, loét DDTT và còn được xếp vào nhóm I trong các tác nhân gây UTDD [17], [18].
1.1.2. Hình thái của Helicobacter pylori
H.pylori có hình dạng mảnh, cong xoắn nhẹ hoặc hình chữ S, đường kính từ 0,3 - 1,0 µm, dài từ 1,5 - 5 µm, di động được nhờ 4 - 7 lông mảnh xuất phát ở một đầu (khác với H.fennelliae, H.cinaedi và một số Helicobacter khác có lông mảnh ở hai đầu), bắt màu Gram âm khi nhuộm Gram, màu tím đỏ khi nhuộm Hematoxylin - Eosin, màu xanh sẫm khi nhuộm Giemsa hoặc Diff - Quick, màu đen đậm trên tiêu bản nhuộm Warthin - Starry và màu da cam khi nhuộm huỳnh quang Acridin orange [19].
Hình 1.1. Hình ảnh mô học viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori
*Nguồn: Theo Maharjan S. và cs, 2017 [19]
1.1.3. Đặc tính sinh học của Helicobacter pylori 
H.pylori là một vi khuẩn gram âm vi ái khí, trong điều kiện không thuận lợi hoặc sau điều trị bằng một số kháng sinh, H.pylori có thể chuyển thành dạng hình cầu. H.pylori thường nằm dưới lớp chất nhầy phủ bề mặt NMDD, bám trên mặt hoặc chui sâu vào khe giữa các tế bào biểu mô dạ dày [6].
H.pylori có lông ở một đầu, tận cùng bởi các đĩa, cấu trúc này không gặp ở bất kỳ loại Campylobacter nào khác. Nhờ vào các lông này mà H.pylori có thể di chuyển nhanh chóng trong lớp chất nhầy đặc bằng những động tác quẫy và quay đặc biệt. Phần còn lại của bề mặt H.pylori nhẵn.
Trong môi trường nuôi cấy có kháng sinh, H.pylori có thể có dạng hình cầu với nhiều kích thước khác nhau. Các tác giả cho đó là thể thoái hóa, một số lại cho rằng đó là thể đề kháng, nhất là sau khi điều trị bằng một số kháng sinh. Với thể hình cầu H.pylori có thể tồn tại lâu hơn trong các môi trường không thuận lợi. Goodwin gọi  ... for endoscopy: Gender and ethnic differences in Kedah, Malaysia. Asian Pacific Journal of Tropical Disease. 2(1): 55-59.
83.	Alfizah H. (2010). Four years analysis of helicobacter pylori infection among patients with dyspeptic at Universiti Kebangsaan Malaysia Medical Centre. Medicine & Health. 5(1): 13-21.
84.	Gong H. Y., Sun L. P., Jin S. G., et al. (2010). Comparative study of serology and histology based detection of Helicobacter pylori infections: a large population-based study of 7,241 subjects from China. European Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases. 29: 907–911.
85.	Epplein M., Signorello L. B., Zheng W., et al. (2011). Race, African Ancestry, and Helicobacter Pylori Infection in a Low-Income United States Population. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev. 20(5): 826-34.
86.	Den Hollander W. J., Holster I. L., Den Hoed C. M., et al. (2013). Ethnicity is a strong predictor for Helicobacter pylori infection inyoung women in a multi-ethnic European city. J Gastroenterol Hepatol. 28(11): 1-15.
87.	Nguyen Van Bang, Nguyen Thi Anh Xuan, Nguyen Thi Van Anh, et al. (2015). Epidemiology of Helicobacter pylori infection in Kinh and Khmer Children in Mekong Delta, Vietnam. Annals of Clinical and Laboratory Research. 2015(Special Issue): 1-9.
88.	Ohkuma K., Okada M., Murayama H., et al. (2000). AssociationHelicobacter pylori infection with atrophic gastritis and intestinal metaplasia. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 15: 1105-1112.
89.	EUROGAST Study Group (1993). Epidemiology of, and risk factors for, Helicobacter pylori infection among 3194 asymptomatic subjects in 17 populations. Gut. 34(12): 1672–1676.
90.	Brown L. M., Thomas T. L., Ma J. L., et al. (2002). Helicobacter pylori infection in rural China: demographic, lifestyle and environmental factors. International Journal of Epidemiology. 31(3): 638–645.
91.	Graham D. Y., Malaty H. M., Evans D. G., et al. (1991). Epidemiology of Helicobacter Pylori in an Asymptomatic Population in the United States. Effect of Age, Race, and Socioeconomic Status. Gastroenterology. 100(6): 1495-501.
92.	Herrera V., Parsonnet J. (2009). Helicobacter pylori and gastric adenocarcinoma. European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases. 15: 971–976.
93.	Eslick G. D. (2006). Helicobacter pylori infection causes gastric cancer? A review of the epidemiological, meta-analytic, and experimental evidence. World Journal Gastroenterol. 12(19): 2991-2999.
94.	Kodama M., Okimoto T., Ogawa R., et al. (2015). Endoscopic Atrophic Classification Before and After H.pylori Eradication Is Closely Associated With Histological Atrophy and Intestinal Metaplasia. Endosc Int Open. 3(4): E311-7.
95.	Maeda S., Ogura K., Yoshida H., et al. (1998). Major Virulence Factors, VacA and CagA, Are Commonly Positive in Helicobacter Pylori Isolates in Japan. Gut. 42(3): 338-43.
96.	Miernyk K., Morris J., Bruden D., et al. (2011). Characterization of Helicobacter Pylori cagA and vacA Genotypes Among Alaskans and Their Correlation With Clinical Disease. Clin Microbiol. 49(9): 3114-21.
97.	Yang H., Wu S. V., Pichuantes S., et al. (1999). High prevalence of cagA-positive strains in Helicobacter pylori infected, healthy, young Chinese adults. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 14: 476-80.
98.	Asaka M., Sugiyama T., Nobuta A., et al. (2001). Atrophic gastritis and intestinal metaplasia in Japan: results of a large multicenter study. Helicobacter. 6: 294-299.
99.	Paoluzi O.A, Rossi P., Montesano C., et al. (2001). Discrepancy Between Polymerase Chain Reaction Assay and Western Blot Analysis in the Assessment of CagA Status in Dyspeptic Patients. Helicobacter. 6: 130-5.
100.	Gonzalez C.A., Figueiredo C., et al (2011). Helicobacter pylori cagA and vacA genotypes as predictors of progression of gastric preneoplastic lesions: a long-term follow-up in a high-risk area in Spain. Am J Gastroenterol. 106(5): 867-74.
101.	Umit H., Tezel A., Bukavaz S., et al. (2009). The Relationship Between Virulence Factors of Helicobacter Pylori and Severity of Gastritis in Infected Patients. Dig Dis Sci. 54(1): 103-10.
102.	Zheng P. Y., Hua J., Yeoh K. G., et al. (2000). Association of peptic ulcer with increased expression of Lewis antigens but not cagA, iceA, and vacA in Helicobacter pylori isolates in an Asian population. Gut. 47(1): 18-22.
103.	Lui S.Y., Chuah S.W., Goh H. L., et al. (2010). Different cagA and vacA Polymorphisms are Found in the Chinese versus the Malay and Indian Populations: An Analysis of Helicobacter Pylori Virulence Gens in Singapore. Proceedings of Singapore Heathcare. 19: 12-8.
104.	Vilaichone R. K., Mahachai V., Tumwasorn S., et al. (2004). Molecular epidermiology and outcome of Helicobacter pylori infection in Thailand: a cultural cross Roads. Helicobacter. 9: 453-9.
105.	Masuyama H., Yoshitake N., Sasai T., et al. (2015). Relationship between the de-gree of endoscopic atrophy of the gastric mucosa and carcinogenic risk. Digestion. 91(1): 30-36.
106.	Lê Thọ, Nguyễn Văn Bàng, Hoàng Minh Hằng và cs (2012). Nhiễm Helicobacter pylori trên trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi tại các dân tộc Tây Nguyên. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 80(3): 17-21.
107.	Caner V., Yilmaz M., Yonetci N., et al. (2007). H.pylori iceA alleles are disease-specific virulence factors. World J Gastroenterol. 14: pp. 2581-5.
108.	Calore F., Genisset C., Casellato A., et al. (2010). Endosome-mitochondria juxtaposition during apoptosis induced by H.pylori VacA. Cell Death Differ. 17: 1707–1716.
109.	Radin J. N., Gonzalez-Rivera C., Ivie S. E., et al. (2011). Helicobacter pylori VacA induces programmed necrosis in gastric epithelial cells. Infect Immun. 79(7): 2535–2543.
110.	Kimura K., Satoh K., Ido K., et al. (1996). Gastritis in the Japanese stomach. Scand J Gastroenterol Suppl. 214: 17-20.
111.	Beg S., Ragunath K., Wyman A., et al. (2017). Quality Standards in Upper Gastrointestinal Endoscopy: A Position Statement of the British Society of Gastroenterology (BSG) and Association of Upper Gastrointestinal Surgeons of Great Britain and Ireland (AUGIS) Gut. 66(11): 1886-1899.
112.	Phan Thị Thanh Bình, Hoàng Minh Viết, Nguyễn Thị Việt Hà và cs (2017). Đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở các thành viên trong gia đình dân tộc Mường tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí Y học Dự phòng. 2(190): 60.
113.	Quach Trong Duc, Hiyama T. (2019). Assessment of Endoscopic Gastric Atrophy according to the Kimura-Takemoto Classification and Its Potential Application in Daily Practice. Clin Endosc. 52(4): 321–327.
114.	Correa P., Piazuelo M.B. (2008). Natural history of Helicobacter pylori infection. Digestive and Liver Disease. 40: 490-46.
115.	Kaji K., Hashiba A., Uotani C., et al. (2019). Grading of atrophic gastritis is useful for risk stratification in endoscopic screening for gastric cancer. Am J Gastroenterol. 114(5): 836.
116.	Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp, Phạm Bình Nguyên (2007). Nghiên cứu MBH và tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở BN viêm dạ dày mạn tính. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh. 11(3): 68-74.
117.	Matsuhisa T., Matsukura N., Yamada N. (2004). Topography of chronic active gastritis in Helicobacter pylori-positive Asian population: age-, gender-, and endoscopic diagnosis-matched. J. Gastroenterol. 39: 324-8.
118.	Chen H. N., Wang Z., Li X., et al. (2016). Helicobacter pylori eradication cannot reduce the risk of gastric cancer in patients with intestinal meta-plasia and dysplasia: evidence from a meta-analysis. Gastric Cancer. 19: 166-175.
119.	Đặng Ngọc Quý Huệ (2018). Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter pylori bằng epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở BN viêm dạ dày mạn. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y - Dược Huế.
120.	Joo Y.E., Park H.K., Myung D.S., et al. (2013). Prevalence and Risk Factors of Atrophic Gastritis and Intestinal Metaplasia: A Nationwide Multicenter Prospective Study in Korea. Gut Liver. 7(3): 303-310.
121.	Ankouane F., Noah D.N., Enyime F.N., et al. (2015). Helicobacter pylori and precancerous conditions of the stomach: the frequency of infection in a cross-sectional study of 79 consecutive patients with chronic antral gastritis in Yaoundé, Cameroon. Pan Afr Med J. 20(52): 1-7.
122.	Ray-Offor E., Obiorah C.C. (2018). Helicobacter pylori and precancerous lesions of the stomach in a Nigerian Metropolis: A Cohort Study. Niger J Clin Pract. 21(3): 375-379.
123.	Bolek B. K., Salih B. A., Sander E. (2007). Genotyping of Helicobacter pylori strains from gastric biopsies by multiplex multiplex polymerase chain reaction. How advantageous is it? Microbiol Infect Dis. 58: 67-70.
124.	Chattopadhyay S., Patra R., Ramamurthy T., et al. (2004). Multiplex PCR assay for rapid detection and genotyping of Helicobacter pylori directly from biopsy specimens. Clin Microbiol. 42:2821-2824.
125.	Zhou W., Yamazaki S., Yamakawa A., et al. (2004). The diversity of vacA and cagA gens of Helicobacter pylori in East Asia. FEMS Immunology & Medical Microbiology. 40(1): 81-87.
126.	Argent R. H., Kidd M., Owen R. J., et al. (2004). Determinants and Consequences of Different Levels of CagA Phosphorylation for Clinical Isolates of Helicobacter Pylori. Gastroenterology. 127(2): 514-23.
127.	Odenbreit S., Puls J., Sedlmaier B., et al. (2000). Translocation of Helicobacter pylori CagA into gastric epithelial cells by type IV secretion. Science. 287(5457): 1497-500.
128.	Kwok T., Zabler D., Urman S., et al. (2007). Helicobacter exploits integrin for type IV secretion and kinase activation. Nature. 449(7164): 862-866.
129.	Backert S., Blaser M. J. (2016). The role of CagA in the gastric biology of Helicobacter pylori. Cancer Res. 76(14): 4028–4031.
130.	Sigal M., Rothenberg M. E., Logan C. Y., et al. (2015). Helicobacter pylori activates and expands Lgr5(+) stem cells through direct colonization of the gastric glands. Gastroenterology. 148(7): 1392–1404.
131.	Ohnishi N., Yuasa H., Tanaka S., et al. (2008). Transgenic expression of Helicobacter pylori CagA induces gastrointestinal and hematopoietic neoplasms in mouse. Proc Natl Acad Sci USA. 105(3): 1003 - 1008.
132.	Zhao R., Liu Z., Xu W., et al. (2020). Helicobacter pylori infection leads to KLF4 inactivation in gastric cancer through a TET1‐mediated DNA methylation mechanism. Cancer Med. 9(7): 2551–2563.
133.	Lamb A., Yang X. D., Tsang Y. H., et al. (2009). Helicobacter pylori CagA activates NF-kappaB by targeting TAK1 for TRAF6-mediated Lys 63 ubiquitination. EMBO Rep. 10(11): 1242–1249.
134.	Gorrell R. J., Guan J., Xin Y., et al. (2013). A novel NOD1- and CagA-independent pathway of interleukin-8 induction mediated by the Helicobacter pylori type IV secretion system. Cell Microbiol. 15(4): 554–570.
135.	An J. Y., Kang T. H., Choi M. G., et al. (2008). Borrmann Type IV: An independent prognostic factor for survival in gastric cancer. Journal of Gastrointestinal Surgery. 12: 1364-1369.
136.	Alfarouk K. O., Bashir A. H. ., Aljarbou A. N., et al. (2019). The Possible Role of Helicobacter pylori in Gastric Cancer and Its Management. Front Oncol. 9(75): 3389-4120.
137.	Medina M. L., Medina M. G., Merino L. A. (2017). Correlation between virulence markers of Helicobacter pylori in the oral cavity and gastric biopsies. Arq Gastroenterol. 54(3): 217-221.
138.	Rhead J.L., Letley D. P., Mohammadi M., et al. (2007). A new Helicobacter pylori vacuolating cytotoxin determinant, the intermediate region, is associated with gastric cancer. Gastroenterology. 133: 926-36 
PHỤ LỤC
BỆNH VIỆN .......................................................	Mã số: ........................
PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ H.PYLORI Ở BN VIÊM DẠ DÀY MẠN
Thông tin chung:
A1. Họ tên: .....................................................Tuổi: ............... Giới: Nam/Nữ
A2. Dân Tộc: ...................................................................
A3. Nghề nghiệp:	(1) CBVC	(2) Nông dân	(3) Lao động tự do
	(4) Công nhân	(5) Nội trợ, hưu trí	 (6) Kinh doanh
	(7) Khác (ghi rõ): ............................................................. 
A4. Tình trạng hôn nhân: (1) Có gia đình	(2) Độc thân	(3) Li dị
A5. Số người sống trong gia đình: ....................
A6. Địa chỉ: .......................................................................................................
.............................................................................................................................
 TIỀN SỬ BỆNH:
B1. Hút thuốc: (1) Không; 	(2) Có đã ngưng	(3) Đang hút: ...... điếu/ngày
B2. Uống rượu: (1) Không;	(2) Có đã ngưng	(3) Đang uống: ...... ml/ngày
B3. Bệnh khác: 	(1) Tăng HA 	(2) Tiểu đường	(3) Xơ gan	
	(4) Khác (ghi rõ): .............................................................
B4. Nội soi dạ dày trước đây:	(1) Không. 	2) Có: - Khi nào:......................
B5. Chẩn đoán nội soi dạ dày: .......................................................	
B6. Có điều trị diệt HP không:	(1) Không	(2) Có - Khi nào:.........
B7. Gia đình có ai bị viêm, loét dạ dày, tá tràng không: (1) Không	(2) Có
 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
C1. Đau thượng vị 	C2. Ăn chậm tiêu	C3. Chán ăn	
C4. Đầy bụng	C5. Gầy sút cân	C6. Nôn, buồn nôn
C7. Nôn ra máu	C8. Phân đen 	C9. Hoa mắt, chóng mặt	
C10. Da niêm nhợt	 C11. Ợ hơi, ợ chua	C12. Khác........................
 CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG
* Kết quả xét nghiệm H.pylori: 
Test nhanh Urease (CLO Test):	1. Âm tính	2. Dương tính
MBH: 	1. Âm tính	2. Dương tính
Hóa mô miễn dịch:	1. Âm tính	2. Dương tính
Huyết thanh (Elisa):	1. Âm tính	2. Dương tính
Nuôi cấy:	1. Âm tính	2. Dương tính
Mật độ H.pylori hang vị:	0.	1.	2.	3.
Mật độ H.pylori thân vị:	0.	1.	2.	3.
* Kết quả xét nghiệm MBH:
Mức độ thâm nhập BC đa nhân TT hang vị: 	0.	1.	2.	3.
Mức độ thâm nhập BC đa nhân TT thân vị: 	0.	1.	2.	3.
Mức độ thâm nhập BC đơn nhân hang vị: 	0.	1.	2.	3.
Mức độ thâm nhập BC đơn nhân thân vị: 	0.	1.	2.	3.
Mức độ viêm teo hang vị:	0.	1.	2.	3.
Mức độ viêm teo thân vị:	0.	1.	2.	3.
Mức độ dị sản ruột hang vị:	0.	1.	2.	3.
Mức độ dị sản ruột thân vị:	0.	1.	2.	3.
Mức độ tổn thương viêm mạn tính hoạt động:
	1. Viêm mạn tính không hoạt động
	2. Viêm mạn tính hoạt động
	3. Viêm mạn tính hoạt động thân vị
	4. Viêm mạn tính hoạt động toàn bộ dạ dày
* Xét nghiệm khác:
Nồng độ Pepsinogen 1: ..............(ng/ml)
Nồng độ Pepsinogen 2: ..............(ng/ml)
Kiểu gen cagA:	1. Đông Á	2. Phương Tây
Kiểu gen vacAm:	1. m1	2. m2	3. m1m2
Kiểu gen vacAs:	1. s1	2. s2	
KẾT QUẢ NỘI SOI:
E1. Nơi soi: ..................................................	
E2. Ngày Soi: .....................................	
* Hình thái viêm:
E3. Viêm xung huyết:	1. Không	2. Có
E4. Viêm trợt phẳng:	1. Không	2. Có
E5. Viêm trợt lồi: 	1. Không	2. Có
E6. Viêm phì đại: 	1. Không	2. Có
E7. Viêm xuất huyết:	1. Không	2. Có
E8. Viêm teo, mức độ:	0.	1. 	2. 	3.	
E9. Kiểu viêm:	1. AG	2. CG	3. Gastritis	4. DU	5. GU
	 ........................ ngày..... tháng .... năm 2015
	Người thu thâp số liệu

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_ty_le_nhiem_kieu_gen_caga_vaca_cua_helico.doc
  • docx7, 8 Tom Tat LA English Bui Chi Nam (BAN SUA) ngay 10 thang 12.docx
  • docx7,8 Tom tat Luan an Tieng Viet BS Nam(ban sua) 10 thang 12(1).docx
  • docx10 TRANG THÔNG TIN English ngay 10 thang 12.docx
  • docx10 TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ngay 10 thang 12.docx