Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan
Ung thư tế bào gan (UTBG) là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như các nước khu vực châu Á. Hầu hết các trường hợp ung thư gan phát triển trên nền xơ gan do viêm gan virus B hoặc C. Hiện nay phẫu thuật cắt gan được xem là phương pháp điều trị triệt để mang lại hiệu quả lâu dài tốt nhất, các phương pháp khác như nút mạch, hoá chất.chỉ mang tính chất phụ trợ [1],[2]. Nhờ sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật mổ và hồi sức sau mổ, phẫu thuật cắt gan ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả với tỉ lệ tai biến và biến chứng thấp [3].
Cắt gan được coi là phẫu thuật khó vì những khó khăn trong việc xác định ranh giới giải phẫu và chảy máu trong mổ, đã có nhiều tác giả nghiên cứu (NC) về kỹ thuật kiểm soát mạch máu trong mổ cắt gan. Năm 1908, Pringle lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật cặp toàn bộ cuống gan, đây là kỹ thuật đơn giản giúp giảm nguy cơ chảy máu khi cắt gan. Tuy nhiên, kỹ thuật này gây tổn thương thiếu máu toàn bộ gan và ứ máu ruột. Năm 1939, Tôn Thất Tùng đã xây dựng phương pháp cắt gan có kế hoạch gọi là “Kỹ thuật cắt gan bằng cách thắt các cuống mạch trong nhu mô gan” phương pháp này được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và sau đó giới thiệu tới nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên phương pháp này có điểm hạn chế là ranh giới cắt gan theo giải phẫu chưa hoàn toàn chính xác theo vùng cấp máu của cuống mạch mà chỉ dựa vào các mốc giải phẫu cố định. Lortat - Jacob (1952), đã trình bày phương pháp cắt gan phải có kế hoạch bằng cách thắt các cuống mạch ở rốn gan trước, phương pháp này có nhược điểm là kỹ thuật phẫu tích khó, nguy cơ tổn thương các thành phần trong cuống Glisson cao vì phải phá bỏ bao Glisson tại cuống gan. Henry Bismuth (1982) và Makuuchi (1987) dựa trên nguyên lý của 2 phương pháp cắt gan Lortat-Jacob và Tôn Thất Tùng, đã đưa ra phương pháp cắt gan với việc phẫu tích cặp tạm thời tĩnh mạch (TM) cửa và động mạch (ĐM) gan phải hoặc trái của nửa gan tương ứng có tổn thương nhằm tránh nguy cơ ứ máu ruột và thiếu máu phần gan để lại [4],[5]. Năm 1986 Takasaki [6], mô tả kỹ thuật phẫu tích cuống Glisson của các phân thùy (PT) gan riêng biệt ở ngoài nhu mô gan mà không mở bao Glisson, sau đó cũng có nhiều NC của các tác giả khác về kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống Glisson (KSCLCG) mà không mở bao Glisson như Launois, Batignani [7], [8]. Tuy nhiên trên thực tế khi vùng cuống gan bị viêm dính như sau can thiệp mạch hoặc mổ cũ sẽ làm hạn chế việc phẫu tích cuống Glisson. Năm 2003, Machado đưa ra kỹ thuật KSCLCG dựa vào việc mở nhu mô gan ở vùng rốn gan, kỹ thuật này dễ thực hiện và an toàn, tuy nhiên dễ gây chảy máu do phải chọc vào nhu mô gan khi phẫu tích cuống gan, chính vì vậy chỉ nên áp dụng khi không thể thực hiện được kỹ thuật của Takasaki [9]. KSCLCG giúp cắt gan theo giải phẫu một cách an toàn, hạn chế sự thiếu máu nhu mô phần gan để lại, giảm mất máu và tránh phát tán tế bào ung thư sang các PT gan lân cận khi mổ [6],[10],[11]. Tại Việt Nam, tình hình cắt gan điều trị UTBG còn nhiều tồn tại: số lượng các trung tâm ngoại khoa có khả năng cắt gan còn ít so với nhu cầu, kỹ thuật cắt gan tại các trung tâm cũng khác nhau, tỷ lệ biến chứng cao, theo dõi đánh giá kết quả sau mổ hạn chế [12]. Kỹ thuật KSCLCG không mở bao Glisson đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và đã thu được kết quả rất khả quan, tuy nhiên kỹ thuật này mới được thực hiện trong thời gian gần đây tại Việt Nam [13],[14] vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kỹ thuật và tính khả thi của kiểm soát chọn lọc cuống Glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan.
2. Đánh giá kết quả cắt gan có sử dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống Glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRỊNH QUỐC ĐẠT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KIỂM SOÁT CHỌN LỌC CUỐNG GLISSON TRONG CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRỊNH QUỐC ĐẠT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KIỂM SOÁT CHỌN LỌC CUỐNG GLISSON TRONG CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN Chuyên ngành : Ngoại tiêu hoá Mã số : 62720125 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN QUYẾT HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trịnh Quốc Đạt, nghiên cứu sinh khóa 34, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Ngoại tiêu hóa, xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019 Người viết cam đoan Trịnh Quốc Đạt MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AASLD American Association for the Study of Liver Disease (Hội nghiên cứu bệnh lý gan Mỹ) AFP Alpha Fetoprotein (Protein thời kì bào thai dạng alpha) AJCC American Joint Committee on Cancer (Hội ung thư Mỹ) APASL Asian Pacific Association for the Study of the liver (Hội gan học Châu Á Thái Bình Dương) BCLC Barcelona Clinic Liver Cancer (Viện ung thư gan Barcelona) BN Bệnh nhân CĐHA Chẩn đoán hình ảnh CLVT Chụp cắt lớp vi tính CLIP Cancer of the Liver Italian Program (Chương trình ung thư gan Italia) ĐM Động mạch GOT Glutamate-Oxaloacetate Transaminase GPT Glutamate Pyruvate Transaminase HPT Hạ phân thùy ICG Indocyanin Green – chất màu Indocyanin INR International Normalized Ratio KSCLCG Kiểm soát chọn lọc cuống Glisson MELD Model for end-stage liver disease (Thang điểm cho bệnh gan giai đoạn cuối) NC Nghiên cứu PIVKA II Protein induced by vitamin K absence/antagonist-II PST Performance Status (Thang điểm thể trạng) PT Phân thùy PTV Phẫu thuật viên TACE Transcatheter arterial chemoembolization (Nút hóa chất động mạch) TNM Tumor Node Metastasis TM Tĩnh mạch RFA Radio frequancy ablation (Đốt sóng cao tần) UTBG Ung thư tế bào gan DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh phân chia gan theo các tác giả 7 Bảng 1.2. Một số phân loại giai đoạn cho ung thư tế bào gan 14 Bảng 1.3. Bảng phân loại TNM dành cho ung thư tế bào gan. 15 Bảng 1.4. Kết quả sớm sau mổ của các tác giả 37 Bảng 1.5. Kết quả xa theo các tác giả 38 Bảng 1.6. So sánh kỹ thuật KSCLCG và cuống gan toàn bộ 38 Bảng 1.7. So sánh kết quả sớm giữa kỹ thuật phẫu tích các thành phần trong cuống Glisson và kiểm soát toàn bộ cuống Glisson trong NC của Figueras (2003) 39 Bảng 2.1. Đánh giá chức năng gan theo Child-Pugh 52 Bảng 2.2. Danh pháp cắt gan 55 Bảng 3.1. Tuổi 62 Bảng 3.2. Tiền sử bệnh 63 Bảng 3.3. Máu toàn bộ và Prothrombin 64 Bảng 3.4. Sinh hóa 65 Bảng 3.5. Dấu ấn viêm gan 65 Bảng 3.6. Đặc điểm khối u trên GPB 67 Bảng 3.7. Số lượng khối u trên CLVT 67 Bảng 3.8. Kích thước khối u trên CLVT 67 Bảng 3.9. Phân bố vị trí u trên CLVT 68 Bảng 3.10. Thương tổn khác trên CLVT 69 Bảng 3.11. Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM 70 Bảng 3.12. Can thiệp mạch trước mổ 70 Bảng 3.13. Đường mở bụng 71 Bảng 3.14. Tình trạng nhu mô gan 71 Bảng 3.15. Các loại cắt gan 72 Bảng 3.16. Xử lý túi mật khi phẫu tích cuống Glisson 73 Bảng 3.17. Kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson liên quan đến can thiệp mạch 74 Bảng 3.18. Cặp cuống gan toàn bộ 75 Bảng 3.19. Thời gian mổ và thời gian phẫu tích cuống Glisson 76 Bảng 3.20. Cắt cuống Glisson và nhu mô trong mổ cắt gan 77 Bảng 3.21. Lượng máu mất trong mổ 78 Bảng 3.22. Tỉ lệ các biến chứng sau mổ 80 Bảng 3.23. So sánh thời gian nằm viện trung bình của các nhóm cắt gan 81 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giới 62 Biểu đồ 3.2. Lâm sàng 63 Biểu đồ 3.3. Hoàn cảnh phát hiện bệnh 64 Biểu đồ 3.4. Apha-fetoprotein 66 Biểu đồ 3.5. Sinh thiết gan 66 Biểu đồ 3.6. Xâm lấn mạch máu trên CLVT 69 Biểu đồ 3.7. Tình trạng dịch ổ bụng 71 Biểu đồ 3.8. Phương tiện cắt gan 72 Biểu đồ 3.9. Kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson 73 Biểu đồ 3.10. Mức độ kiểm soát cuống Glisson 74 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ truyền máu trong mổ 79 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ tai biến mổ 79 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 80 Biểu đồ 3.14. Thời gian nằm viện trung bình 81 Biểu đồ 3.15. Kết quả khi BN ra viện 82 Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm sau mổ 82 Biểu đồ 3.17. Thời gian sống thêm và độ biệt hóa khối u 83 Biểu đồ 3.18. Thời gian sống thêm và số lượng u 83 Biểu đồ 3.19. Thời gian sống thêm và kích thước khối u 84 Biểu đồ 3.20. Thời gian sống thêm và AFP 84 Biểu đồ 3.21. Thời gian sống thêm và nhân vệ tinh quanh khối u 85 Biểu đồ 3.22. Thời gian sống thêm và giai đoạn bệnh TNM 85 Biểu đồ 3.23. Thời gian sống thêm và nút ĐM gan trước mổ 86 Biểu đồ 3.24. Thời gian tái phát bệnh 86 Biểu đồ 3.25. Thời gian tái phát bệnh và số lượng u 87 Biểu đồ 3.26. Thời gian tái phát bệnh và kích thước u 87 Biểu đồ 3.27. Thời gian tái phát bệnh và độ biệt hóa khối u 88 Biểu đồ 3.28. Thời gian tái phát bệnh và giai đoạn bệnh TNM 88 Biểu đồ 3.29. Thời gian tái phát bệnh và AFP 89 Biểu đồ 3.30. Thời gian tái phát bệnh và nhân vệ tinh quanh u 89 Biểu đồ 3.31. Thời gian tái phát bệnh và nút ĐM gan trước mổ 90 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân chia gan theo Healey và Schroy 4 Hình 1.2. Phân chia gan theo Couinaud 5 Hình 1.3. Phân chia gan theo Tôn Thất Tùng 6 Hình 1.4. Phân chia gan theo Takasaki 7 Hình 1.5. Biến thể giải phẫu của động mạch gan ngoài gan 8 Hình 1.6. Móc Hjortso 9 Hình 1.7. Không có ống gan phải 10 Hình 1.8. Bất thường đường mật gan trái 11 Hình 1.9. Giải phẫu rốn gan 11 Hình 1.10. Phác đồ chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan theo AASLD 13 Hình 1.11. Phác đồ điều trị ung thư biểu mô tế bào gan theo APASL 18 Hình 1.12. Kỹ thuật cắt gan phải 24 Hình 1.13. Phẫu tích các thành phần trong bao Glisson 24 Hình 1.14. Phẫu tích các cuống Glisson ngoài bao 25 Hình 1.15. Di căn trong gan theo đường TM cửa 30 Hình 1.16. Bao Laennec 32 Hình 1.17. Phân chia cuống Glisson tại rốn gan 33 Hình 1.18. Các mốc mở nhu mô bên phải của Machado 35 Hình 1.19. Các mốc mở nhu mô bên trái của Machado 36 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 42 Hình 2.2. Đường mở bụng 45 Hình 2.3. Tình trạng nhu mô gan xơ nặng 45 Hình 2.4. Quy trình kiểm soát chọn lọc cuống Glisson 46 Hình 2.5. Kiểm soát cuống Glisson phải, PT trước, PT sau 47 Hình 2.6. Cặp cuống Glisson trái 47 Hình 2.7. Diện thiếu máu nhu mô gan phân thùy sau 47 Hình 2.8. Diện thiếu máu nhu mô phân thùy trước 48 Hình 2.9. Diện cắt gan phải 49 Hình 2.10. Diện cắt gan trái 49 Hình 2.11. Diện cắt gan phân thùy trước 49 Hình 2.12. Nốt vệ tinh quanh khối u 55 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tế bào gan (UTBG) là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như các nước khu vực châu Á. Hầu hết các trường hợp ung thư gan phát triển trên nền xơ gan do viêm gan virus B hoặc C. Hiện nay phẫu thuật cắt gan được xem là phương pháp điều trị triệt để mang lại hiệu quả lâu dài tốt nhất, các phương pháp khác như nút mạch, hoá chất...chỉ mang tính chất phụ trợ [1],[2]. Nhờ sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật mổ và hồi sức sau mổ, phẫu thuật cắt gan ngày càng trở nên an toàn và hiệu quả với tỉ lệ tai biến và biến chứng thấp [3]. Cắt gan được coi là phẫu thuật khó vì những khó khăn trong việc xác định ranh giới giải phẫu và chảy máu trong mổ, đã có nhiều tác giả nghiên cứu (NC) về kỹ thuật kiểm soát mạch máu trong mổ cắt gan. Năm 1908, Pringle lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật cặp toàn bộ cuống gan, đây là kỹ thuật đơn giản giúp giảm nguy cơ chảy máu khi cắt gan. Tuy nhiên, kỹ thuật này gây tổn thương thiếu máu toàn bộ gan và ứ máu ruột. Năm 1939, Tôn Thất Tùng đã xây dựng phương pháp cắt gan có kế hoạch gọi là “Kỹ thuật cắt gan bằng cách thắt các cuống mạch trong nhu mô gan” phương pháp này được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam và sau đó giới thiệu tới nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên phương pháp này có điểm hạn chế là ranh giới cắt gan theo giải phẫu chưa hoàn toàn chính xác theo vùng cấp máu của cuống mạch mà chỉ dựa vào các mốc giải phẫu cố định. Lortat - Jacob (1952), đã trình bày phương pháp cắt gan phải có kế hoạch bằng cách thắt các cuống mạch ở rốn gan trước, phương pháp này có nhược điểm là kỹ thuật phẫu tích khó, nguy cơ tổn thương các thành phần trong cuống Glisson cao vì phải phá bỏ bao Glisson tại cuống gan. Henry Bismuth (1982) và Makuuchi (1987) dựa trên nguyên lý của 2 phương pháp cắt gan Lortat-Jacob và Tôn Thất Tùng, đã đưa ra phương pháp cắt gan với việc phẫu tích cặp tạm thời tĩnh mạch (TM) cửa và động mạch (ĐM) gan phải hoặc trái của nửa gan tương ứng có tổn thương nhằm tránh nguy cơ ứ máu ruột và thiếu máu phần gan để lại [4],[5]. Năm 1986 Takasaki [6], mô tả kỹ thuật phẫu tích cuống Glisson của các phân thùy (PT) gan riêng biệt ở ngoài nhu mô gan mà không mở bao Glisson, sau đó cũng có nhiều NC của các tác giả khác về kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống Glisson (KSCLCG) mà không mở bao Glisson như Launois, Batignani[7], [8]. Tuy nhiên trên thực tế khi vùng cuống gan bị viêm dính như sau can thiệp mạch hoặc mổ cũ sẽ làm hạn chế việc phẫu tích cuống Glisson. Năm 2003, Machado đưa ra kỹ thuật KSCLCG dựa vào việc mở nhu mô gan ở vùng rốn gan, kỹ thuật này dễ thực hiện và an toàn, tuy nhiên dễ gây chảy máu do phải chọc vào nhu mô gan khi phẫu tích cuống gan, chính vì vậy chỉ nên áp dụng khi không thể thực hiện được kỹ thuật của Takasaki [9]. KSCLCG giúp cắt gan theo giải phẫu một cách an toàn, hạn chế sự thiếu máu nhu mô phần gan để lại, giảm mất máu và tránh phát tán tế bào ung thư sang các PT gan lân cận khi mổ [6],[10],[11]. Tại Việt Nam, tình hình cắt gan điều trị UTBG còn nhiều tồn tại: số lượng các trung tâm ngoại khoa có khả năng cắt gan còn ít so với nhu cầu, kỹ thuật cắt gan tại các trung tâm cũng khác nhau, tỷ lệ biến chứng cao, theo dõi đánh giá kết quả sau mổ hạn chế [12]. Kỹ thuật KSCLCG không mở bao Glisson đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới và đã thu được kết quả rất khả quan, tuy nhiên kỹ thuật này mới được thực hiện trong thời gian gần đây tại Việt Nam [13],[14] vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kỹ thuật và tính khả thi của kiểm soát chọn lọc cuống Glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan. 2. Đánh giá kết quả cắt gan có sử dụng kỹ thuật kiểm soát chọn lọc cuống Glisson trong cắt gan điều trị ung thư tế bào gan. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Phân chia gan và giải phẫu vùng cuống gan 1.1.1. Phân chia gan Qua nhiều công trình NC có giá trị về giải phẫu gan, người ta nhận thấy có thể phân chia gan thành các phần nhỏ. Có 4 khe chính để làm mốc phân chia gan: - Khe chính hay khe dọc giữa: trong khe này có TM gan giữa. - Khe phải: trong khe có TM gan phải. - Khe rốn: được xác định trên mặt hoành là chỗ bám của dây chằng liềm và ở mặt tạng bởi khe dây chằng tròn và khe dây chằng TM. - Khe bên trái: trong khe có TM gan trái. Có 3 cách phân chia gan chính thường được các tác giả đề cập đến là: Phân chia gan của Healey và Schroy (Anh-Mỹ) năm 1953, Couinaud (Pháp) năm 1957 và của Tôn Thất Tùng năm 1963 [15]. Năm 1986 Takasaki đưa ra cách phân chia gan dựa theo chi phối của cuống Glisson ngoài gan [6]. Hội nghị gan mật tụy quốc tế tại Brisbane năm 2000 đã đưa ra một số khuyến nghị về thuật ngữ trong phân chia gan như: PT là đơn vị giải phẫu nhỏ nhất (Tôn Thất Tùng gọi là hạ phân thùy (HPT)), sử dụng số Ả-rập (1, 2...) thay cho số La mã (I, II...), trên PT là phân khúc. Tuy nhiên, nhiều tác giả trên thế giới và tại Việt Nam vẫn sử dụng thuật ngữ PT, HPT và khái niệm vị trí theo Tôn Thất Tùng. Luận án này sử dụng thuật ngữ theo phân chia gan của Tôn Thất Tùng và số Ả-rập để xác định tên HPT. 1.1.1.1. Phân chia gan của Healey và Schroy + Năm 1953, Healey và Schroy [16] qua NC 100 tiêu bản ăn mòn đường mật trong gan, chia gan thành 2 thuỳ phải và trái ngăn cách nhau bởi khe gian thuỳ. Thùy phải lại phân chia thành 2 PT: trước và sau ngăn cách bởi khe PT phải. Thùy trái phân chia thành 2 PT: giữa và bên ngăn cách nhau bởi khe PT trái. Hình 1.1. Phân chia gan theo Healey và Schroy Nguồn: Healey và Schroy [16] + Năm 1957, Goldsmith và Woodburne cũng tán thành với cách chia PT gan theo sự phân bố đường mật trong gan của Healey và Schroy nhưng không chia PT giữa thành 2 diện nhỏ và PT bên theo một rãnh chếch. 1.1.1.2. Phân chia gan theo Couinaud Couinaud sử dụng sự phân chia TM cửa để phân chia gan. Cách phân chia như sau: Gan được chia thành nửa gan phải và nửa gan trái qua khe giữa. Mỗi nửa gan được chia làm 2 phần gọi là khu vực. Khu vực phải gồm khu vực bên phải và khu vực cạnh giữa phải. Khu vực trái gồm khu vực bên trái và khu vực cạnh giữa trái. Thùy đuôi cổ điển được xếp thành khu vực lưng riêng biệt. Các khu vực được chia làm 2 phần (trừ khu vực lưng và khu vực bên trái) gọi là các PT đánh số thứ tự từ I đến VIII. Hình 1.2. Phân chia gan theo Couinaud Nguồn: C. Couinaud [17] Năm 1998, Couinaud chia nhỏ thùy đuôi dựa vào phân bố TM cửa, đường mật và TM gan giữa thành 2 phần: phần bên trái là PT 1 (thùy Spiegel), phần bên phải là PT 9, lấy đường đi của TM gan giữa làm đường phân chia [17]. 1.1.1.3. Tôn Thất Tùng Tôn Thất Tùng (1963) [15] sử dụng các khe đã được các tác giả khác mô tả để phân chia gan, bao gồm: Ba khe chính là khe giữa, khe bên phải và khe rốn. Các khe phụ là khe bên trái, khe phụ giữa gan phải. Theo Tôn Thất Tùng, cách phân chia và thuật ngữ gọi tên như sau: Chữ “thùy” dùng để chỉ hai thùy gan phải và trái cổ điển, cách nhau bởi khe rốn. “Nửa gan phải và nửa gan trái”dùng để chỉ hai phần gan được dẫn lưu bởi ống gan phải và ống gan trái, cách nhau bởi khe giữa gan. Nửa gan phải được chia thành hai PT: PT trước và PT sau, cách nhau bởi khe bên phải. Nửa gan trái được chia thành: PT giữa và PT bên, cách nhau bởi khe rốn. Thùy đuôi cổ điển được giữ nguyên và gọi là PT lưng. Các PT lại chia thành các HPT đánh số từ 1 dến 8 (tương ứng với các PT của Couinaud). Hình 1.3. Phân chia gan theo Tôn Thất Tùng Nguồn: Tôn Thất Tùng [15] 1.1.1.4. Takasaki Tại cuống gan: đường mật, ĐM gan, TM cửa là ba thành phần riêng biệt khi đến rốn gan thì được bao Glisson bao bọc cả ba thành phần này tạo thành cuống Glisson đi vào nhu mô gan. Takasaki (1986), đã dựa vào đặc điểm này để chia gan thành: thuỳ đuôi tương ứng với HPT 1, PT trái tương ứng với HPT 2 - 3 - 4, PT giữa tương ứng với PT trước (HPT 5 - 8) và PT phải tương ứng với PT sau (HPT 6 - 7) [6],[10],[11]. Như vậy, cách chia này chỉ khác về gọi tên các PT, còn HPT tương tự Tôn Thất Tùng. Trong phẫu thuật, việc cắ ... zziotti Antonino Cavallari, C. Broelsch (1997), Techniques in Liver Surgery, Greenwich Medical Media. 119. Katagiri S., S. Ariizumi, Y. Kotera, et al. (2012), "Right hepatectomy using Glissonean pedicle transection method with anterior approach (with video)", J Hepatobiliary Pancreat Sci, 19(1), pp. 25-29. 120. Lau W. Y., E. C. Lai and S. H. Lau (2010), "Methods of vascular control technique during liver resection: a comprehensive review", Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 9(5), pp. 473-481. 121. 1S Đỗ Kim Sơn Đỗ Tuấn Anh, Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Khắc Đức (2003), "Áp dụng dao mổ siêu âm trong phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng", Ngoại Khoa, 53(2), pp. 8-12. 122. Lesurtel M., M. Selzner, H. Petrowsky, et al. (2005), "How should transection of the liver be performed?: a prospective randomized study in 100 consecutive patients: comparing four different transection strategies", Ann Surg, 242(6), pp. 814-822, discussion 822-813. 123. Rahbari N. N., M. Koch, T. Schmidt, et al. (2009), "Meta-analysis of the clamp-crushing technique for transection of the parenchyma in elective hepatic resection: back to where we started?", Ann Surg Oncol, 16(3), pp. 630-639. 124. Gurusamy K. S., V. Pamecha, D. Sharma, et al. (2009), "Techniques for liver parenchymal transection in liver resection", Cochrane Database Syst Rev, (1), pp. Cd006880. 125. Chen H. W., E. C. Lai, F. J. Wang, et al. (2016), "Anterior approach for right hepatectomy using the 5-steps stapling technique: A preliminary study", Int J Surg, 32, pp. 19-23. 126. Figueras J., L. Llado, D. Ruiz, et al. (2005), "Complete versus selective portal triad clamping for minor liver resections: a prospective randomized trial", Annals of surgery, 241(4), pp. 582-590. 127. Jarnagin W. R., M. Gonen, Y. Fong, et al. (2002), "Improvement in perioperative outcome after hepatic resection: analysis of 1,803 consecutive cases over the past decade", Ann Surg, 236(4), pp. 397-406; discussion 406-397. 128. Chau G. Y., W. Y. Lui, K. L. King, et al. (2005), "Evaluation of effect of hemihepatic vascular occlusion and the Pringle maneuver during hepatic resection for patients with hepatocellular carcinoma and impaired liver function", World journal of surgery, 29(11), pp. 1374-1383. 129. Gozzetti G., A. Mazziotti, G. L. Grazi, et al. (1995), "Liver resection without blood transfusion", Br J Surg, 82(8), pp. 1105-1110. 130. Makino Y., A. Yamanoi, T. Kimoto, et al. (2000), "The influence of perioperative blood transfusion on intrahepatic recurrence after curative resection of hepatocellular carcinoma", Am J Gastroenterol, 95(5), pp. 1294-1300. 131. Jones R. M., C. E. Moulton and K. J. Hardy (1998), "Central venous pressure and its effect on blood loss during liver resection", Br J Surg, 85(8), pp. 1058-1060. 132. Nanashima A., T. Abo, K. Hamasaki, et al. (2013), "Predictors of intraoperative blood loss in patients undergoing hepatectomy", Surg Today, 43(5), pp. 485-493. 133. Jaeck D., P. Bachellier, E. Oussoultzoglou, et al. (2004), "Surgical resection of hepatocellular carcinoma. Post-operative outcome and long-term results in Europe: an overview", Liver Transpl, 10(2 Suppl 1), pp. S58-63. 134. Belghiti J. (2009), "Resection and liver transplantation for HCC", J Gastroenterol, 44 Suppl 19, pp. 132-135. 135. Văn Tần (2006), Kết quả điều trị ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Bình Dân giai đoạn 2000-2006, Ung thư gan nguyên phát, NXB Y học, 348 - 381. 136. Văn Tần và Hoàng Danh Tấn (2000), "Kết quả phẫu thuật ung thư gan nguyên phát từ 1/1991 - 12/1999 ", Toàn văn báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật 10 năm tại bệnh viện Bình Dân pp. 56 - 70. 137. Trịnh Hồng Sơn, Lê Tư Hoàng, Nguyễn Quang Nghĩa và cs. (2001), "Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 1992-1996", Y học thực hành, 7, pp. 42-46. 138. Okuda K., R. L. Peters and I. W. Simson (1984), "Gross anatomic features of hepatocellular carcinoma from three disparate geographic areas. Proposal of new classification", Cancer, 54(10), pp. 2165-2173. 139. Belghiti J. and S. Ogata (2005), "Assessment of hepatic reserve for the indication of hepatic resection", J Hepatobiliary Pancreat Surg, 12(1), pp. 1-3. 140. Torzilli G., M. Makuuchi, K. Inoue, et al. (1999), "No-mortality liver resection for hepatocellular carcinoma in cirrhotic and noncirrhotic patients: is there a way? A prospective analysis of our approach", Arch Surg, 134(9), pp. 984-992. 141. Lo C. M., S. T. Fan, C. L. Liu, et al. (1998), "Biliary complications after hepatic resection: risk factors, management, and outcome", Arch Surg, 133(2), pp. 156-161. 142. Tanaka S., K. Hirohashi, H. Tanaka, et al. (2002), "Incidence and management of bile leakage after hepatic resection for malignant hepatic tumors", J Am Coll Surg, 195(4), pp. 484-489. 143. Lê Văn Thành, Nguyễn Cường Thịnh và Lương Công Chánh (2012), "Kết quả 156 trường hợp cắt gan kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat - Jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan", Ngoại khoa, số đặc biệt, pp. 43 - 48. 144. el-Assal O. N., A. Yamanoi, Y. Soda, et al. (1997), "Proposal of invasiveness score to predict recurrence and survival after curative hepatic resection for hepatocellular carcinoma", Surgery, 122(3), pp. 571-577. 145. Oishi K., T. Itamoto, H. Amano, et al. (2007), "Clinicopathologic features of poorly differentiated hepatocellular carcinoma", J Surg Oncol, 95(4), pp. 311-316. 146. Tamura S., T. Kato, M. Berho, et al. (2001), "Impact of histological grade of hepatocellular carcinoma on the outcome of liver transplantation", Arch Surg, 136(1), pp. 25-30; discussion 31. 147. Yumoto Y., K. Jinno, K. Tokuyama, et al. (1985), "Hepatocellular carcinoma detected by iodized oil", Radiology, 154(1), pp. 19-24. 148. Capussotti L., A. Muratore, M. Amisano, et al. (2005), "Liver resection for hepatocellular carcinoma on cirrhosis: analysis of mortality, morbidity and survival--a European single center experience", Eur J Surg Oncol, 31(9), pp. 986-993. 149. Faber W., S. Sharafi, M. Stockmann, et al. (2013), "Long-term results of liver resection for hepatocellular carcinoma in noncirrhotic liver", Surgery, 153(4), pp. 510-517. 150. Shah S. A., S. P. Cleary, A. C. Wei, et al. (2007), "Recurrence after liver resection for hepatocellular carcinoma: risk factors, treatment, and outcomes", Surgery, 141(3), pp. 330-339. 151. Poon R. T. and S. T. Fan (2004), "Hepatectomy for hepatocellular carcinoma: patient selection and postoperative outcome", Liver Transpl, 10(2 Suppl 1), pp. S39-45. 152. Wang J., L. B. Xu, C. Liu, et al. (2010), "Prognostic factors and outcome of 438 Chinese patients with hepatocellular carcinoma underwent partial hepatectomy in a single center", World J Surg, 34(10), pp. 2434-2441. 153. Wang C. C., S. G. Iyer, J. K. Low, et al. (2009), "Perioperative factors affecting long-term outcomes of 473 consecutive patients undergoing hepatectomy for hepatocellular carcinoma", Ann Surg Oncol, 16(7), pp. 1832-1842. 154. Li P., S. S. Wang, H. Liu, et al. (2011), "Elevated serum alpha fetoprotein levels promote pathological progression of hepatocellular carcinoma", World J Gastroenterol, 17(41), pp. 4563-4571. 155. Ma W. J., H. Y. Wang and L. S. Teng (2013), "Correlation analysis of preoperative serum alpha-fetoprotein (AFP) level and prognosis of hepatocellular carcinoma (HCC) after hepatectomy", World J Surg Oncol, 11, pp. 212. 156. Okuda K., H. Musha, Y. Nakajima, et al. (1977), "Clinicopathologic features of encapsulated hepatocellular carcinoma: a study of 26 cases", Cancer, 40(3), pp. 1240-1245. 157. Bilimoria M. M., G. Y. Lauwers, D. A. Doherty, et al. (2001), "Underlying liver disease, not tumor factors, predicts long-term survival after resection of hepatocellular carcinoma", Arch Surg, 136(5), pp. 528-535. 158. Arnaoutakis D. J., M. N. Mavros, F. Shen, et al. (2014), "Recurrence patterns and prognostic factors in patients with hepatocellular carcinoma in noncirrhotic liver: a multi-institutional analysis", Ann Surg Oncol, 21(1), pp. 147-154. 159. Tingting Yu Ximing Xu, Biao Chen (2013), "TACE combined with liver resection versus liver resection alone in the treatment of resectable HCC: a meta-analysis", Chinese-German J Clin Oncol 12(11), pp. 532-536. 160. Gerunda G. E., D. Neri, R. Merenda, et al. (2000), "Role of transarterial chemoembolization before liver resection for hepatocarcinoma", Liver Transpl, 6(5), pp. 619-626. 161. Tabrizian P., G. Jibara, B. Shrager, et al. (2015), "Recurrence of hepatocellular cancer after resection: patterns, treatments, and prognosis", Ann Surg, 261(5), pp. 947-955. 162. Imamura H., Y. Matsuyama, E. Tanaka, et al. (2003), "Risk factors contributing to early and late phase intrahepatic recurrence of hepatocellular carcinoma after hepatectomy", J Hepatol, 38(2), pp. 200-207. 163. Sapisochin G., L. Castells, C. Dopazo, et al. (2013), "Single HCC in cirrhotic patients: liver resection or liver transplantation? Long-term outcome according to an intention-to-treat basis", Ann Surg Oncol, 20(4), pp. 1194-1202. 164. Zhou X. D., Z. Y. Tang, B. H. Yang, et al. (2001), "Experience of 1000 patients who underwent hepatectomy for small hepatocellular carcinoma", Cancer, 91(8), pp. 1479-1486. 165. Zhou Y., X. Zhang, L. Wu, et al. (2013), "Meta-analysis: preoperative transcatheter arterial chemoembolization does not improve prognosis of patients with resectable hepatocellular carcinoma", BMC Gastroenterol, 13, pp. 51. 166. Zhang T. T., X. Q. Zhao, Z. Liu, et al. (2016), "Factors affecting the recurrence and survival of hepatocellular carcinoma after hepatectomy: a retrospective study of 601 Chinese patients", Clin Transl Oncol, 18(8), pp. 831-840. 167. Nobuoka D., Y. Kato, N. Gotohda, et al. (2010), "Postoperative serum alpha-fetoprotein level is a useful predictor of recurrence after hepatectomy for hepatocellular carcinoma", Oncol Rep, 24(2), pp. 521-528. 168. Lee K. T., Y. W. Lu, S. N. Wang, et al. (2009), "The effect of preoperative transarterial chemoembolization of resectable hepatocellular carcinoma on clinical and economic outcomes", J Surg Oncol, 99(6), pp. 343-350. Bệnh án nghiên cứu 1. Hành chính Họ và tên Địa chỉ Điện thoại Nghề nghiệp Số hồ sơ Số nhập viện 2. Lý do vào viện Đau bụng Phát hiện u gan tình cờ khi siêu âm bụng vì nguyên nhân khác Siêu âm tầm soát Sờ được khối u Vàng da 3. Tiền sử Không biết bị viêm gan Biết bị viêm gan B C Nguyên nhân khác Có điều trị Thời gian: Đủ phác đồ Bắt đầu có triệu chứng xơ gan: (thời gian) Theo dõi tầm soát Không Có Khoảng cách thời gian theo dõi định kỳ: ... tháng AFP Cách 3 tháng trước (ng/ml) Cách 6 tháng trước (ng/ml) Siêu âm Cách 3 tháng trước (cm) Cách 6 tháng trước (cm) Gia đình có người bị viêm gan Loại siêu vi: Gia đình có người bị u gan Loại u: Nguy cơ nhiễm viêm gan Tiêm chích Truyền máu Tình dục Bệnh nội khoa khác: 4. Lâm sàng Rối loạn tri giác do gan Phù chân Lòng bàn tay son Cổ chướng: Nhiều Vừa Ít Vàng da Sao mạch Tuần hoàn bàng hệ U bụng: không có Kích thước Gan to: không có Chiều cao Lách to: không có Chiều dài lách 5. Cận lâm sàng Alb/máu Bilirubin máu Toàn phần trực tiếp TQ INR Prothrombin Chid Pugh A B C SGPT SGOT.. NH3/máu Số lượng tiểu cầu AFP Marker viêm gan HbsAg HbsAb HbeAg HbcAb HBV DNA: Anti HCV HCV RNA: Tĩnh mạch thực quản dãn Độ 1 Độ 2 Độ 3 ASA Độ 1 Độ 2 Độ 3 Siêu âm Số lượng u Kích thước u (max) Thể tích khối u trên 50% gan dưới 50% gan Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa Vị trí khối u Đường mật dãn CT scan Số lượng u Kích thước u (max) Thể tích khối u trên 50% gan dưới 50% gan Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa Vị trí khối u Đường mật dãn MRI Số lượng u Kích thước u (max) Thể tích khối u trên 50% gan dưới 50% gan Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa Vị trí khối u Đường mật dãn Sinh thiết gan 6. Chẩn đoán: .................................................................................................... 7. Cắt gan Cắt u gan Cắt gan HPT I Cắt gan HPT II Cắt gan HPT III Cắt gan HPT IV (A,B) Cắt gan Phải Cắt gan Trái Cắt gan HPT II Cắt gan PT sau Cắt gan PT trước Cắt gan HPT V Cắt gan Phân thùy bên Cắt gan HPT VI Cắt gan phải mở rộng Cắt gan HPT VII Cắt gan HPT VIII Cắt gan PT trước và giữa Cắt gan trái mở rộng Cắt gan HPT V,VI Cắt gan HPT VII,VIII 8. Chẩn đoán trong mổ Xơ quá nặng hơn dự kiến Di căn phúc mạc rải rác Siêu âm trong mổ Không làm Nhiều u vệ tinh Số lượng u Vị trí khối u Kích thước khối u Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa Quyết định chuyển đổi phương pháp điều trị Chuyển mổ mở Chuyển đốt RFA Đóng bụng Điều trị nội sau đó Điều trị TACE Tiếp tục phẫu thuật U to gần rốn gan ; Thắt cuống Glisson : Thực hiện Kocher : Thời gian bộc lộ cuống Glisson Thời gian thắt....phút, Thời gian thiếu máu nhu để lại Tai biến khi bộc lộ cuống gan : Cắt nhu mô gan bằng CUSA Harmonic pince Diện cắt cách khối u Thủng vỏ bao Nguyên nhân............. Sát vỏ bao Nguyên nhân............. Dưới 1cm Nguyên nhân............. Trên 1cm Nguyên nhân............. Máu mất................ Cần truyền máu trong mổ............... Thời gian mổ................. Giai đoạn bệnh theo BCLC Kích thước u., vỏ bao u., Diện cắt còn tế bào ung thư :................. Mức độ xơ gan theo GPB................................... Xâm lấn mạch máu trên vi thể 9 Tai biến Chảy máu trong mổ khó cầm (> 200ml ) Thủng cơ hoành Thủng tạng khác Tổn thương ống mật chính Thuyên tắc khí 10. Diễn tiến sau mổ Mức độ đau: (Liều dùng paracetamol, morphin) N1 N2 N3 N4 N5 N5 N7 Có gas (ngày hậu phẫu thứ): Tự đi lại được (ngày hậu phẫu thứ). Dịch dẫn lưu (ml) N1 N2 N3 N4 N5 N5 N7 Ra viện (N). 11. Biến chứng Chảy máu lại Rò mật Nhiễm trùng vết mổ Viêm phổi Thoát vị thành bụng 12. Diễn tiến sau điều trị Tái khám sau một tháng Đáp ứng của bệnh nhân Tổng trạng Tăng cân..Kg/tháng Performance status Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Xét nghiệm máu AFP: ng/ml Alb/máu Bilirubin máu Toàn phần trực tiếp TQ INR Taux Prothrombin Chid Pugh A B C SGPT SGOT Tiểu cầu Marker viêm gan HbsAg HbsAb HbeAg HBV DNA HCV RNA Siêu âm Cổ chướng Ít Vừa Nhiều U gan tái phát Số lượng u Kích thước u (max) Vị trí khối u Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa CT scan Cổ chướng Ít Vừa Nhiều U gan tái phát Số lượng u Kích thước u (max) Vị trí khối u Xâm lấn tĩnh mạch cửa Huyết khối tĩnh mạch cửa Hướng điều trị Mổ lại RFA TACE Điều trị tirệu chứng 13. Tái phát Sau khi phát hiện bệnh: tháng Sau khi điều trị bệnh: tháng Vị trí tái phát Điều trị tái phát 14. Tử vong Sau khi phát hiện bệnh: tháng Sau khi điều trị bệnh: tháng Nguyên nhân tử vong
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_ky_thuat_kiem_soat_chon_loc_cuon.docx
- Thông tin kết luận mới của luận án (tiếng việt, tiếng anh).doc
- Tóm tắt luận án ( tiếng anh, 24 tr).doc
- Tóm tắt luận án (tiếng việt , 24 tr).docx
- Trích yếu luận án.docx