Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh basedow
Bệnh Basedow (Grave’s disease) là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan tỏa do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng độ hocmon tuyến giáp trong máu. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào bướu giáp lan tỏa, mắt lồi, nhịp tim nhanh và tăng nồng độ hocmon tuyến giáp.
Bệnh còn được gọi theo nhiều cách khác nhau: Cường giáp (Hyperthyroidism) Bệnh Grave¬¬s, bệnh Parry, bệnh bướu giáp lồi mắt, bệnh cường chức năng giáp tự miễn, bệnh cường giáp miễn dịch.
Bệnh Basedow là bệnh hay gặp trong số các trường hợp nhiễm độc giáp, bệnh có thể gặp ở cả 2 giới đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Đây là bệnh tự miễn có khuynh hướng mạn tính và tái phát.
Tại châu Âu tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là 20/100.000 dân, tại Mỹ tỷ lệ khoảng 40/100.000 dân. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, gặp nhiều hơn nam giới từ 4 - 10 lần và hầu hết ở lứa tuổi từ 20 - 50 [1],[2]. Tại Anh ở vùng Whickham người ta phát hiện có 2,7% dân số mắc bệnh Basedow, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới 10 lần [3].
Tại Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc về bệnh Basedow. Theo Lê Huy Liệu bệnh Basedow chiếm 45,8% số bệnh nhân nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa tại bệnh viện Bạch Mai [4]. Theo Tạ Văn Bình [3] tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương số người đến khám bệnh cường giáp chiếm 40% trong số bệnh nhân khám về nội tiết và nữ giới chiếm 95%.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, điều trị xạ I131 và điều trị ngoại khoa. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và chỉ định phù hợp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh basedow
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN ĐOÀN KẾT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GẦN HOÀN TOÀN TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN ĐOÀN KẾT NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GẦN HOÀN TOÀN TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BASEDOW Chuyên ngành : Ngoại khoa Mã số : 9720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Lương PGS.TS. Kiều Trung Thành HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của các thầy hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người viết cam đoan Trần Đoàn Kết MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân ĐM : Động mạch FT4 : Free Tetraiodo Thyronin HLA : Human Leucocyte Antigen HM : Hormon IgG : Imuglobulin G INF g :Interferon g KGTH : Kháng giáp tổng hợp LNHT : Loạn nhịp hoàn toàn PTH : Parathyroid hormon PT : Phẫu thuật PX : Phóng xạ SA : Siêu âm T3 : Triiodothyronin T4 : Thyroxine TG : Tuyến giáp Tg Ab : Thyroglobulin antibody TM : Tĩnh mạch TK : Thần kinh TB : Tế bào TPO Ab : Thyroperoxidase antibody TSH : Thyroid Stimulating Hormon TRAb : TSH Receptor Antibody DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Phân độ mắt theo NOSPECS 20 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 58 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 59 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 61 3.4. Thời gian điều trị nội khoa 62 3.5. Phân loại mật độ bướu của bệnh nhân 63 3.6. Tần số tim của bệnh nhân 63 3.7. Tổn thương mắt của bệnh nhân 64 3.8. Thể tích tuyến giáp của bệnh nhân 64 3.9. Đốm mạch của bệnh nhân 65 3.10. Đốm mạch sau khi điều trị lugol 65 3.11. Hocmon T3 và FT4 huyết thanh trước mổ 65 3.12. Hocmon TSH huyết thanh trước mổ 66 3.13. Nồng độ TRAb trước mổ 66 3.14. Lý do chỉ định phẫu thuật 67 3.15. Thời gian mổ 68 3.16. Lượng máu mất 68 3.17. Lượng nhu mô tuyến giáp để lại 69 3.18 Biến chứng ngay sau mổ 70 3.19. Số ngày nằm viện sau mổ 71 3.20. Tỷ lệ biến chứng theo thời gian 71 3.21. Các biến chứng sau mổ 72 3.22. Nồng độ T3 huyết thanh sau mổ 73 3.23. Nồng độ FT4 huyết thanh sau mổ 75 3.24. Nồng độ TSH huyết thanh sau mổ 76 3.25. Liên quan giữa nồng độ trung bình T3, FT4 và TSH huyết thanh trước và sau mổ 78 3.26. Nồng độ canxi huyết thanh sau mổ 79 3.27. Nồng độ PTH huyết thanh sau mổ 80 3.28. Kết quả khám dây thanh sau mổ 80 3.29. Chức năng tuyến giáp sau mổ 81 3.30. Thể tích nhu mô giáp để lại trên siêu âm 82 3.31. Liên quan giữa nồng độ trung bình T3, FT4, TSH huyết thanh và nhu mô tuyến giáp để lại 83 3.32. Tiến triển tổn thương mắt sau mổ 84 3.33. Đánh giá kết quả điều trị sau mổ 36 tháng 85 3.34. Sự hài lòng của bệnh nhân sau mổ 36 tháng 86 4.1. Tỷ lệ chuyển mổ mở trong phẫu thuật bướu giáp nhân 115 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố bệnh nhân Basedow theo nghề nghiệp 59 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân basedow mổ nội soi theo năm 60 3.3. Phân loại độ bướu của bệnh nhân 62 3.4. Biến đổi nồng độ T3 huyết thanh trước và sau mổ 74 3.5. Biến đổi nồng độ FT4 huyết thanh trước và sau mổ 76 3.6. Biến đổi nồng độ TSH huyết thanh trước và sau mổ 77 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ cắt ngang qua đốt sống cổ 5 3 1.2. Các cơ vùng cổ 5 1.3. Mạch máu vùng cổ và tuyến giáp 8 1.4. Vị trí của các tuyến cận giáp và dây thanh quản 14 1.5. Rạch da theo đường Koche và bộc lộ tuyến giáp 31 1.6. Vị trí đặt trocar 38 2.1. Thân dao siêu âm 43 2.2. Dao điện thông thường 44 2.3. Bộ dụng cụ nội soi 45 2.4. Tư thế bệnh nhân 48 2.5. Tạo khoang làm việc 49 2.6. Bộc lộ tuyến giáp 50 3,5,8,14,31,38,43-45,48-50,57,59,60,62,74,76,77 1-2,4,6,7,9-13,15-30,32-37,39-42,46,47,51-56,58,61,63-73,75,78-140,142- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Basedow (Grave’s disease) là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan tỏa do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng độ hocmon tuyến giáp trong máu. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào bướu giáp lan tỏa, mắt lồi, nhịp tim nhanh và tăng nồng độ hocmon tuyến giáp. Bệnh còn được gọi theo nhiều cách khác nhau: Cường giáp (Hyperthyroidism) Bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh bướu giáp lồi mắt, bệnh cường chức năng giáp tự miễn, bệnh cường giáp miễn dịch. Bệnh Basedow là bệnh hay gặp trong số các trường hợp nhiễm độc giáp, bệnh có thể gặp ở cả 2 giới đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Đây là bệnh tự miễn có khuynh hướng mạn tính và tái phát. Tại châu Âu tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là 20/100.000 dân, tại Mỹ tỷ lệ khoảng 40/100.000 dân. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, gặp nhiều hơn nam giới từ 4 - 10 lần và hầu hết ở lứa tuổi từ 20 - 50 [1],[2]. Tại Anh ở vùng Whickham người ta phát hiện có 2,7% dân số mắc bệnh Basedow, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới 10 lần [3]. Tại Việt Nam chưa có thống kê toàn quốc về bệnh Basedow. Theo Lê Huy Liệu bệnh Basedow chiếm 45,8% số bệnh nhân nội tiết và 2,6% các bệnh nội khoa tại bệnh viện Bạch Mai [4]. Theo Tạ Văn Bình [3] tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương số người đến khám bệnh cường giáp chiếm 40% trong số bệnh nhân khám về nội tiết và nữ giới chiếm 95%. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh Basedow là điều trị nội khoa, điều trị xạ I131 và điều trị ngoại khoa. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và chỉ định phù hợp. Phẫu thuật bệnh Basedow bằng phương pháp mổ mở đã phát triển mạnh mẽ từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và đã đạt kết quả rất cao: tỷ lệ khỏi bệnh từ 95-97%, tỷ lệ các tai biến và biến chứng thấp [3]. Tuy nhiên còn để lại sẹo vùng trước cổ, các bệnh nhân giảm tự tin khi giao tiếp. Ngày nay bên cạnh việc chữa bệnh, nhu cầu thẩm mỹ luôn được thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp ra đời đã đáp ứng đòi hỏi chính đáng đó. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp và tuyến cận giáp ra đời từ năm 1997 do Gagnet khởi xướng [5],[6] và ngày nay từ nền tảng cơ bản của phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi tuyến giáp ngày càng phát triển và ứng dụng rộng rãi. Tại Việt nam, phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý tuyến giáp nói chung và bệnh Basedow nói riêng được ứng dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào năm 2003 sau đó phát triển ở nhiều bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 175 và phẫu thuật nội soi đã khẳng định được những ưu điểm là sẹo nhỏ được che khuất trong áo, tránh được nguy cơ sẹo xấu và dị cảm sau mổ, cải thiện đáng kể về mặt thẩm mỹ. Song phẫu thuật nội soi tuyến giáp điều trị bệnh Basedow phức tạp hơn mà cho đến nay chưa có nghiên cứu nào trong nước đánh giá một cách đầy đủ và hệ thống. Một số điểm còn chưa thống nhất. Xuất phát từ thực tế trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh Basedow” Với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bệnh Basedow. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh Basedow bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương giai đoạn 2005-2017. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU VÙNG CỔ TRƯỚC BÊN VÀ TUYẾN GIÁP ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN GIÁP 1.1.1. Giải phẫu vùng cổ trước bên Hình 1.1. Sơ đồ cắt ngang qua đốt sống cổ 5 * Nguồn: Theo Frank. H. N.( 2001) [7] Vùng cổ trước bên: là phần ở phía trước cột sống cổ, giới hạn bên ngoài là phần ở bờ trước cơ thang, có chứa tất cả các thành phần quan trọng đi qua cổ: các tạng thuộc hệ hô hấp (thanh quản, khí quản), hệ tiêu hoá (thực quản), các tuyến giáp và cận giáp, và các bó mạch, thần kinh lớn (bó mạch cảnh, các thần kinh X, XI, XII, đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, chuỗi hạch giao cảm cổ). Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước, vì vậy việc bóc tách qua các lớp để đi vào tuyến giáp cũng nằm hoàn toàn ở vùng cổ trước bên. 1.1.1.1. Da, tổ chức tế bào dưới da: mô dưới da cổ (hay mạc nông) chứa các tĩnh mạch nông, các nhánh bì của đám rối cổ và cơ bám da cổ. Da vùng cổ mỏng nên chú ý khi tạo khoang phẫu thuật trong nội soi tuyến giáp dễ bị bỏng da. 1.1.1.2. Cân của cổ trước: được tạo nên bởi các mô liên kết bao quanh các cơ, các tạng cổ, các mạch máu và thần kinh, tạo nên các ngăn và khe, chứa đựng các cấu trúc khác nhau. Bao gồm lá nông, lá trước khí quản, và lá trước sống [8],[9]. Khoang trên ức có thể là điểm đầu tiên cần phải xác định trong quá trình mổ nội soi; từ điểm này để đi tiếp lên trên và sang phải, sang trái nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp bướu tuyến giáp ở bên phải hay bên trái. Dựa vào khoảng lá nông vô mạch để tách lên trên tới tận sụn giáp, sang hai bên cơ ức – đòn - chũm. Cùng với việc bơm CO2 tạo ra một khoảng phẫu trường (working space) để thực hiện các thao tác trong quá trình mổ nội soi. Đây là khoảng rất quan trọng; nó quyết định tới việc mổ được bướu to hay bé mà phụ thuộc vào việc tách lên trên, sang hai bên được nhiều hay ít. Mạc bọc các cơ là những khoảng vô mạch có thể được tận dụng để bóc tách các lớp cơ để đi vào tuyến giáp, đặc biệt các cơ ức đòn chũm, cơ vai móng, và cơ ức giáp; các cơ này che trực tiếp lên mặt trước tuyến giáp. Tách các cơ vào đúng lớp mạc bọc thì không chảy máu theo từng lớp rất dễ dàng. Lá trước khí quản là một lá mạc mỏng nằm dưới các cơ dưới móng, che phủ ở trước thanh quản, khí quản và tách ra bọc lấy tuyến giáp, tạo thành bao tuyến giáp. Như vậy lá trước khí quản cùng mạc miệng hầu tạo thành 1 ống hình trụ bao quanh các tạng (hầu - thực quản, thanh - khí quản, tuyến giáp, cận giáp). Mạc bọc các tạng tạo hình thành nên bao riêng của mỗi cơ quan, làm cho việc bóc tách dễ dàng tuyến giáp ra khỏi khí quản, tuyến cận giáp ra khỏi tuyến giáp mặc dù tuyến này nằm áp sát vào ngay trên tuyến giáp. 1.1.1.3. Các cơ của vùng cổ trước bên (liên quan chủ yếu tới các cơ lớp nông và các cơ lớp giữa dưới móng). Hình 1.2. Các cơ vùng cổ * Nguồn: Theo Frank. H. N. ( 2001) [7] * Cơ ức đòn chũm: là một cơ chạy chếch lên trên và ra sau ở mặt bên của cổ. Cơ dày và hẹp ở phần trung tâm, rộng và mỏng ở hai đầu. + Nguyên uỷ: có hai đầu: - Đầu ức (hay đầu trong): bám vào phần trên mặt trước cán ức. - Đầu đòn (hay ngoài): bám vào mặt trên 1/3 trong xương đòn. + Bám tận: vào mặt ngoài mỏm chũm bởi một gân khoẻ và vào ở ngoài đường gáy trên xương chẩm bởi một dải cân nông. Đây là cơ đầu tiên (đầu nguyên uỷ bám vào xương ức và xương đòn) cần phải xác định trong quá trình bóc tách khi tới vùng cổ. Nó là cơ tuỳ hành của động mạch cảnh và là cơ dài nhất vùng cổ. Trong phẫu thuật nội soi tuyến giáp cơ ức đòn chũm bắt buộc phải xác định được vừa là mốc giải phẫu để bộc lộ tuyến giáp. Tách bờ trước trong của cơ ức đòn chũm bên có bướu theo hết chiều dài đã tách của mạc nông để khoảng trước bướu được rộng nhất. * Các cơ dưới móng: gồm 4 cơ, xếp thành 2 lớp. Lớp nông có 2 cơ: cơ ức móng và cơ vai móng. Lớp sâu gồm 2 cơ: cơ ức giáp và cơ giáp móng. Các cơ của 2 lớp giới hạn một khe hình trám ngay trước khí quản gọi là trám mở khí quản [9]. + Cơ ức móng: Nguyên uỷ: bám vào mặt sau cán ức, mặt sau đầu trong xương đòn và dây chằng ức đòn sau. Bám tận: phần trong bờ dưới thân xương móng. + Cơ vai móng: có hai bụng. Bụng dưới bám vào bờ trên xương bả vai, gần khuyết vai và dây chằng ngang vai trên. Các thớ cơ chụm lại đi lên trên, ra trước tận hết bởi một gân trung gian ở sau cơ ức đòn chũm. Bụng trên: từ gân trung gian đi lên, bám tận vào thân xương móng. Cơ vai móng chạy theo hướng lên trên vào trong; có thể tách cơ gạt lên trên ra ngoài để bộc lộ cơ ức giáp được thuận lợi. + Cơ ức giáp Nguyên uỷ: bám vào mặt sau cán ức và sụn sườn I. Bám tận: đường chéo ở mặt ngoài mảnh sụn giáp. + Cơ giáp móng: Nguyên uỷ: bám vào đường chéo ở mặt ngoài mảnh sụn giáp Bám tận: bờ dưới thân và sừng lớn xương móng Cơ ức giáp tiếp giáp ngay mặt trước của thuỳ tuyến giáp, với các thớ cơ chạy gần như dọc trực tiếp ở mặt trước của tuyến. Có thể vào tuyến nhờ vào việc tách dọc các thớ cơ này. 1.1.1.4. Mạch máu vùng cổ trước Các động mạch chính của đầu - mặt- cổ là hệ thống động mạch cảnh, bao gồm hai động mạch cảnh chung phải và trái, khi tới bờ trên sụn giáp chia thành 2 nhánh tận: động mạch cảnh trong cấp huyết cho não và mắt, động mạch cảnh ngoài cấp huyết cho các phần còn lại của đầu, mặt và một phần cổ. Phần còn lại của cổ do các nhánh của động mạch dưới đòn nuôi dưỡng [10]. Phần trình bày này chỉ nêu những điểm của các mạch máu có liên quan đến trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp. * Động mạch cảnh chung: Động mạch cảch chung trái tách trực tiếp từ cung động mạch chủ còn bên phải là một trong hai nhánh tận của thân cánh tay đầu. Từ nền cổ trở lên đường đi của hai động mạch cảnh chung giống nhau: chạy thẳng lên trên, dọc theo hai bên khí quản và thực quản, khi tới bờ trên sụn giáp, ngang đốt sống cổ 4 thì động mạch cảnh chung phình ra tạo thành xoang cảnh, rồi chia đôi thành 2 động mạch tận: động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài [11]. Đi cùng động mạch có tĩnh mạch cảnh trong nằm ở ngoài, và dây thần kinh lang thang ở góc nhị diện sau động mạch và tĩnh mạch. Tất cả được bọc trong bao cảnh. Động mạch cảnh chung thường chỉ đi qua cổ và không cho nhánh bên nào. Muốn bộc lộ mặt sau ngoài tuyến giáp phải xác định được rõ bó cảnh gạt ra ngoài và ra sau. * Tĩnh mạch cảnh ngoài: Tĩnh mạch cảnh ngoài nằm trên lá nông của bao cơ ức đòn chũm (lá nông mạc cổ). * Tĩnh mạch cảnh trong. Tĩnh mạch cảnh trong, ngay khi tạo thành, tĩnh mạch cảnh phình ra tạo nên hành trên tĩnh mạch cảnh, rồi đi xuống dưới cổ trong bao cảnh. Hình 1.3. Mạch máu vùng cổ và tuyến giáp (nhìn thẳng) * Nguồn: Theo Frank. H. N. (2001) [7] Động mạch và tĩnh mạch cảnh trong nằm trong bao cảnh đóng khung hai bên cổ dọc theo chiều dài của thuỳ tuyến giáp. Đây là những thành phần rất nguy hiểm nếu bị tổn thương nhưng lại nằm hoàn toàn ở phía ngoài của tuyến giáp. * Tĩnh mạch giáp dưới. Bắt đầu từ đám rối giáp đơn ở cực dưới tuyến giáp. Tĩnh mạch giáp dưới phải chạy xuống đổ vào tĩnh mạch tay đầu phải ngay trên tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch giáp dưới trái đi chếch xuống dưới trước khí quản, qua cơ ức giáp, rồi đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái. 1.1.1.5. Thần kinh Liên quan nhiều nhất đến phẫu thuật tuyến giáp là dây thần kinh X thuộc các dây sọ não. Dây thần kinh X: Ở vùng cổ trước, dây X đi sau các mạch lớn của cổ, trong góc được tạo bởi chỗ dính của tĩnh mạch cảnh trong với các động mạch cảnh chung và trong. Dây thanh quản trên: sinh ra từ đám rối hạch, chạy vòng quanh bên trong động mạch cảnh trong, sau đó bắt chéo mặt trong của động mạch cảnh trong ở dưới động mạch lưỡi và chia làm 2 nhánh ở trên xương móng một ít: nh ... g Trần Duệ (1996). Bệnh bướu cổ tản phát. Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học. 421- 427. Thái Hồng Quang (2001). Bệnh Basedow. Bệnh nội tiết. Nhà xuất bản Y học. 111-158. Sasaki A., Nitta H., Otsuka K. (2009). Endoscopic subtotal thyroidectomy: the procedure of choice for Graves, disease. World J Surg 2009 Jan, 33(1): 67-71. Nguyễn Thy Khuê (2001). Siêu âm tuyến giáp trong chẩn đoán Bệnh Basedow. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh., 5 (4): 122-124. Cappelli C., Gandossi E., Castellano M., et al. (2007). Prognostic value of thyrotropin receptor antibodies (TRAb) in Graves’ disease: A 120 months prospective study. Endocr Journal., 54: 713-720. Kostka A. (2004). Risk factors of early recurrence after surgical treatment in Graves disease. Folia Med Cracow., 45 (1-2): 97-119. Quadbeck B., Hoermann R., Hanhn S., et al. (2005). Blinding, stimulating and blocking TSH receptor antibodies to the thyrotropin receptor as predictors relapse of Graves’ disease after withdrawal of antithyroid treatment. Horm Metab Res., 37(12): 745-750. Schott M., Morgenthaler N.G., Fritzen R., et al. (2004). Levels of autoantibodies against human TSH receptor predict relapse of hyperthyroidism in Graves’ disease. Horm Metab Res., 36(2): 92-96. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2010). Đánh giá vai trò nồng độ TRAb huyết thanh trong chẩn đoán xác định bệnh Basedow. Tạp chí y học lâm sàng, (52): 59-65. Robert D.U. (2001). The thyroid: Physiology, Thyrotoxicosis, Hypothyrodism and Painful Thyroid. Endocrinology and Metabolism, 3 (9): 262-347. Lê Quang Toản (1987). Kết quả điều trị ngoại khoa 178 trường hợp bệnh cường giáp (Basedow) từ 6-1973 đến 10-1984. Bệnh cường giáp. (88): 63-68. Nguyễn Văn Việt Thành, Hồ Khánh Đức, Nguyễn Bá Minh Nhật, Hồ Nam (2010). Phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp tại bệnh viện Bình dân. Y học TPHCM 2010, (1): 119-123. Nguyễn Hoài Nam (2006). Những tiến bộ trong sửa soạn phẫu thuật bệnh Basedow. Cập nhật điều trị ngoại khoa lồng ngực- mạch máu. Nhà xuất bản Y học. 154-164. Yesim E., Yasemin., O., Murat G., et al. (2007). Effect of Lugol solution on Thyroid Gland Blood Flow and Microvessel Density in the Patients with Graves’disease. The journal of clinical Endocrinology & Metabolism., 92(6): 2182- 2189. Park Y. L., Han W. K. (2003). 100 cases of endoscopic thyroidectomy: Breast approach. Surgical laparoscpy, endoscopy & percutaneous techniques.,13 (1): 20-25. Miccoli P., Bellatone R., Mourad M., et al. (2002). Minimally invasive video-assited thyroidectomy: multiinstitutional experience. World J Surg., 26: 972-975. Miccoli P., Berti P. (2001). Minimally invasive video-assisted thyroidectomy. The Americal journal of Surgery., 181: 567-570. Miccoli P., Berti P., Raffaelli M., et al (2001). Comparison between minimally invasive video-assisted thyroidectomy and conventional thyroidectomy: A prospective randomized study. Surgery., 130. 1039-1043. Inabnet W.B., Jacob B.P., Gagner M. (2003). Minimally invasive endoscopic thyroidectomy by a cervical approach. Surg Endosc., 17: 1808-1811. Shimizu K., Tanaka S. (2003). Asian perspective on endoscopic thyroidectomy: A review 193 cases. Asian J Surg., 26: 92-100. Ikeda Y., Takami H., Sasaki A., Takayama J., Niimi M., Kan S. (2003). Clinical benefits in endoscopic thyroidectomy by axillary approach. J Am Coll Surg., 196 (2): 189-95. Jun-Ook P., Dong I. S. (2016). Transoral endoscopic thyroidectomy: our initial experience using a new endoscopic technique. Surg Endosc., 31(12): 5436-5443. Angkoon A., Hoon Y. K., Gianlorenzo D. (2017). Transoral endoscopic thyroidectomy using vestibular approach: updates and evidences. Gland Surg., 6(3): 277-284. Antonina C., Fausto F., Francesca P.P., et al. (2017). Endoscopic thyroidectomy: why we need a transoral approach. APMB Classe di Scienze Medico Biologiche., 105 (2): 8-16. Gottlieb A., Sprung J., Zheng X.M., et al. (1997). Massive subcutaneous emphysema and severe hypercarbia in a patient during endoscopic transcevical parathyroidectomy using carbon dioxide insufflation(case report). Anesthesia & Analgesia., 84 (5). 1154-1156. Ryoichi O., Takeda J., Noguchi J., Ishii S. (2000). Subcutaneous carbon dioxide insufflation does not cause hypercarbia during endoscopic thyroidectomy. Anesthesia & Analgesia., 90 (3): 760-762. Ohgami M., Seiichiro I., Yoshito I., et al. (2000). Scarness endoscopic thyroidectomy: Breast approach for better cosmesis. Surgical laparoscopy endoscopy & percutaneous techniques., 10 (1): 1-4. Tzu-Chieh C., Yann-Sheng L., Hsin-Yi Y., et al. (2016). Patient outcomes following surgical management of multinodular goiter. Medicine Baltimore., 95 (8). Bellatone R., Lombardi C. P. (2001). Arterial PCO2 and cardiovascular function during endoscopic neck surgery with carbon dioxide insufflation. Archives Surgery., 136 (7): 822-827. Braczýnski M., Konturek A., et al. (2012). Randomized clinical trial of bilateral subtotal thyroidectomy versus total thyroidectomy for Graves’ disease with a 5-year follow-up. Br J Surg., 99(4): 515-22. Palit T. K., Miller C.C., Miltenburg D.M. (2000). The Efficacy of thyroidectomy for Graves’ disease: A meta-anylasis. J Surg Res., 90(2): 161-165. Miccoli P., Paolo V., Teresa R., et al. (1996). Surgical treatment of Graves’ disease: subtotal or total thyroidectomy ? Surgery.,120(6): 1020-1024. Katja M., Katja S., Dirk L., et al. (2012). Total versus near-total thyroidectomy in Graves’ disease and their outcome on postoperative transient hypoparathyroidism: study protocol for a randomized controlled trial? Trials., 13: 234. Jürgen W., Peter E., Goretzki, et al. (2000). Surgery for Graves’ Disease: Total versus Subtotal Thyroidectomy-Results of a Prospective Randomized Trial. World J Surg., 24: 1303-1311. Trịnh Minh Tranh (2010). Kết quả điều trị bướu giáp bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tạp chí Y học TPHCM., 14 (4): 29-32. Petri E. V., Caj H. (2000). Ultrasonically active shears in thyroidectomy: A randomised trial. Annals of surgery ., 231 (3): 322. Emanuele F., Enrico A. (2011). Focus Harmonic Scalpel Compared to Conventional Haemostasis in Open Total Thyroidectomy: A Prospective Randomized Trial. International Journal of Otolaryngology., 2011 Article ID 357195: 7. Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh, Kiều Trung Thành, Phan Văn Dân, (2000). Sơ bộ nhận xét những thay đổi của hormon tuyến giáp sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp điều trị bướu giáp lan tỏa nhiễm độc. Tạp chí Ngoại khoa., 13 (4): 27-30. Lê Văn Quang (2009). Khảo sát sự thay đổi nồng độ TSH, FT4, FT3 trong huyết tương sau phẫu thuật bệnh Basedow, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y dược TPHCM. Kiều Trung Thành, Đặng Ngọc Hùng, Ngô Văn Hoàng Linh (2000). Liên quan giữa các kết quả xét nghiệm hormon tuyến giáp và biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân sau mổ Basedow. Tạp chí Y học Quân sự., 3: 58-64. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA BN Giang Thị H 23 tuổi, mổ ngày 7-8-2014 Sau mổ 3 tháng BN Vũ Thị T 24 tuổi, mổ ngày 21-8-2014 Sau mổ 3 tháng BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TW BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN BASEDOW MỔ NỘI SOI I.Hành chính : 1. Họ và tên: tuổi 2. Giới: - Nam □ - Nữ □ 3. Nghề nghiệp : - Học sinh, sinh viên □ - Cán bộ, viên chức □ - Nghề khác □ 4. Địa chỉ: Điện thoại: 5. Ngày vào viện: / / Ngày mổ / / Ngày ra viện / / 6. Số bệnh án nghiên cứu : 7. Mã bệnh án nghiên cứu: II. Bệnh sử : 8. Lý do vào viện - Run tay □ - Bướu cổ □ - Hồi hộp trống ngực □ - Sút cân □ - Khác □ 9. Thời gian mắc bệnh: Tháng 10. Bệnh kèm theo : - Có □ - Không □ 11. Thời gian điều trị nội khoa trước mổ: Tháng 12. Phân loại thời gian mắc bệnh <12 tháng □ 12-24 tháng □ 25-36 tháng □ 37-48 tháng □ 49-60 tháng □ >60 tháng □ III. Lâm sàng : 13. Độ bướu : Ia □ Ib □ II □ III □ 14. Mật độ bướu : Mềm □ Chắc □ Cứng □ 15. Tổn thương mắt Bình thường □ Tổn thương □ Nếu tổn thương : - Nospecs độ : - Co mi trên Có □ Không □ - Phù mi mắt Có □ Không □ 16. Mạch : IV. Cận lâm sàng : 17.Hocmon : - Trước mổ : T3 FT4 TSH TRAb PTH 18. Điện giải đồ: - Ca 2+ - Ca tp 19. Siêu âm thường: Thể tích tuyến giáp: ml 20. Siêu âm doppler mạch tuyến giáp: - Trước điều trị Lugol 1%: đốm - Sau điều trị Lugol 1% : đốm 21. Điện tim: -Nhịp: Xoang □ Khác □ -Tần số V. Chẩn đoán trước mổ: VIII. Lý do chỉ định phẫu thuật: Điều trị 22. Điều trị nội khoa thất bại □ 23. Tái phát nhiều lần sau điều trị nội khoa □ Biến chứng: 24. Bướu to gây chèn ép □ 25. Biến chứng mắt □ IX. Theo dõi trong mổ 26. Thể tích tuyến giáp để lại : ml.cm 27. Thời gian mổ : phút 28. Lượng máu mất : ml 29. Tai biến trong mổ Tổn thương dây thần kinh quặt ngược - Có □ - Không □ Tổn thương cận giáp - Có □ - Không □ Tổn thương khí quản - Có □ - Không □ Phù phổi cấp - Có □ - Không □ Tổn thương mạch máu lớn - Có □ - Không □ Co thắt thanh quản - Có □ - Không □ Tử vong - Có □ - Không □ X. Diễn biến sau mổ: 30. Biến chứng sau mổ : Có □ Không □ Nếu có : - Chảy máu, tụ máu - Có □ - Không □ - Tetani - Có □ - Không □ - Nói khàn - Có □ - Không □ - Chuyển mổ mở - Có □ Lý do: . - Không □ - Suy hô hấp - Có □ - Không □ - Cơn cường giáp cấp - Có □ - Không □ - Nhiễm trùng - Có □ - Không □ 31. Thời gian nằm viện sau mổ: Ngày 32. Giải phẫu bệnh : XI. Đánh giá kết quả điều trị sau 36 tháng Tốt □ Khá □ Trung bình □ Kém □ XI. Khám lại 33. Sau 3 tháng Lâm sàng Tetani : Có □ Không □ Khàn tiếng : Có □ Không □ Vận động cổ : Bình thường □ Kém □ Tê bì vùng mổ : Có □ Không □ - Tiến triển mắt: Có □ Không □ (nếu có tổn thương) Khỏi □ Giảm □ Không thay đổi □ Cận lâm sàng - Hocmon : T3 FT4 TSH TRAb PTH - Điện giải đồ - Ca tp - Siêu âm thường: Thể tích tuyến giáp: ml - Soi dây thanh Bình thường □ Tổn thương □ Tình trạng Bình giáp □ Cường giáp □ Suy giáp □ 34. Sau 6 tháng Lâm sàng Tetani : Có □ Không □ Khàn tiếng : Có □ Không □ Vận động cổ : Bình thường □ Kém □ Tê bì vùng mổ : Có □ Không □ -Tiến triển mắt: Có □ Không □ (nếu có tổn thương) Khỏi □ Giảm □ Không thay đổi □ Cận lâm sàng - Hocmon : T3 FT4 TSH TRAb PTH - Điện giải đồ - Ca tp - Siêu âm thường: Thể tích tuyến giáp: ml - Soi dây thanh Bình thường □ Tổn thương □ Tình trạng Bình giáp □ Cường giáp □ Suy giáp □ 35. Sau 12 tháng Lâm sàng Tetani : Có □ Không □ Khàn tiếng : Có □ Không □ Vận động cổ : Bình thường □ Kém □ Tê bì vùng mổ : Có □ Không □ -Tiến triển mắt: Có □ Không □ (nếu có tổn thương) Khỏi □ Giảm □ Không thay đổi □ Cận lâm sàng - Hocmon : T3 FT4 TSH TRAb PTH - Điện giải đồ - Ca tp - Siêu âm thường: Thể tích tuyến giáp: ml - Soi dây thanh Bình thường □ Tổn thương □ Tình trạng Bình giáp □ Cường giáp □ Suy giáp □ 36. Sau 36 tháng Lâm sàng Tetani : Có □ Không □ Khàn tiếng : Có □ Không □ Vận động cổ : Bình thường □ Kém □ Tê bì vùng mổ : Có □ Không □ -Tiến triển mắt: Có □ Không □ (nếu có tổn thương) Khỏi □ Giảm □ Không thay đổi □ Cận lâm sàng - Hocmon : T3 FT4 TSH TRAb PTH - Điện giải đồ - Ca tp - Siêu âm thường: Thể tích tuyến giáp: ml - Soi dây thanh Bình thường □ Tổn thương □ Tình trạng Bình giáp □ Cường giáp □ Suy giáp □ - Hài lòng bệnh nhân Rất hài lòng □ Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ DANH SÁCH BỆNH NHÂN STT HỌ VÀ TÊN TUỔI MÃ BA NGÀY MỔ ĐỊA CHỈ Vũ Thị Hồng G 20 17336 28/01/2005 Hà Nội Trần Thu H 26 18266 21/04/2005 Hà Nội Trần Thị Hải V 31 38333 12/12/2007 Hà Nội Nguyễn Thùy G 36 38460 23/11/2007 Hà Nội Đinh Thị Kim P 25 32607 23/04/2007 Hà Nội Nguyễn Thị T 24 36585 31/08/2007 Hà Nội Phạm Nguyệt H 32 36590 02/10/2007 Thái Bình Lê Thị G 34 37948 15/11/2007 Đồng Nai Lương Thị M 24 39552 06/03/2008 Thái Nguyên Bùi Thị H 25 39543 07/03/2008 Nam Định Nguyễn Thị M 28 40097 17/03/2008 Quảng Ninh Phan Thị Hoa P 24 40087 18/03/2008 Hà Nội Đào Thị Triều D 23 46561 03/12/2008 Hà Nội Bùi Thị H 33 46550 02/12/2008 Hải Dương Lê Thị Thanh L 28 47785 03/03/2009 Hà Nội Đỗ Thu H 30 50278 25/06/2009 Hà Nội Trần Minh L 22 50786 01/07/2009 Hà Nội Nguyễn Thị H 19 50788 21/07/2009 Phú Thọ Phạm Quỳnh L 29 51552 13/08/2009 Hà Nội Nguyễn Thị M 16 51739 20/08/2009 Bắc Giang Trịnh Lệ T 31 53425 28/10/2009 Hà Giang Nguyễn Văn B 16 53623 09/11/2009 Bà Rịa Vũng Tàu Nguyễn Thị Thu H 21 55359 01/02/2010 Hà Nội Hoàng Thị L 24 55424 02/02/2010 Quảng Ninh Lê Huyền M 24 56709 15/04/2010 Hà Nội Trương Thị Thu H 24 57062 05/05/2010 Hà Nội Lường Thúy L 20 59763 09/08/2010 Sơn La Phạm Thị Thu N 17 59401 16/08/2010 Quảng Ngãi Đỗ Thị Thu H 25 60127 18/08/2010 Thái Nguyên Hà Thị Minh T 19 62533 09/11/2010 Hà Nội Nguyễn Thị H 27 64977 31/03/2011 Quảng Ninh Triệu Thị N 31 66650 24/05/2011 Bắc Cạn Nguyễn Thị Thu T 37 67073 14/06/2011 Thái Nguyên Bạch Thị H 40 67300 17/06/2011 Hà Nội Đinh Thị N 24 72040 15/12/2011 Thanh Hóa Vũ Thị N 39 27486 22/12/2011 Gia Lai Đoàn Thị H 24 73984 22/03/2012 Quảng Bình Nguyễn Thanh P 31 77119 04/07/2012 Hà Nội Vũ Thị T 20 77346 10/07/2012 Bắc Giang Trần Thị Thu T 28 77814 26/07/2012 Hà Nội Kiều Thị Kim T 26 75477 09/05/2012 Phú Yên Phan Lê Đoan T 29 76730 20/06/2012 Khánh Hòa Lương Thị X 30 80691 08/11/2012 Nam Định Trần Thị Hương L 28 81266 03/12/2012 Hà Nội Trần Thị D 34 81672 17/12/2012 Đà Nẵng Vũ Thị D 26 4074 15/10/2013 Bắc giang Nguyễn Thị T 37 84731 22/05/2013 Hà Nội Lại Thị H 22 3994 15/10/2013 Bắc Giang Mai Thị H 31 4764 19/11/2013 Ninh Bình Hoàng thị H 23 2774 08/08/2013 Nam Định Trần Thị Hồng H 19 1886 22/07/2013 Hà Nội Nguyễn Thu T 29 2443 07/08/2013 Hà Nội Kiều Bích N 21 4833 26/11/2013 Hà Giang Nguyễn Thị M 27 5325 12/12/2013 Nam Định Vũ Thị N 23 6262 20/01/2014 Bắc Ninh Hoàng Thị H 33 11115 21/07/2014 Tuyên Quang Giang Thị H 23 11574 07/08/2014 Hải Dương Trần Thị H 24 8384 29/04/2014 Thái Bình Nguyễn Thị H 30 7647 02/04/2014 Hà Nam Đào Như Y 19 10085 21/07/2014 Hưng Yên Nguyễn Thị Minh N 15 11770 13/08/2014 Hải Dương Vũ Thanh T 24 12002 21/08/2014 Hà Nội Mai Thúy P 15 11934 18/08/2014 Lạng Sơn Nguyễn Thị M 29 7874 13/05/2014 Bắc Giang Đỗ Thị Phương T 32 6740 03/03/2014 Nam Định Đồng Thị N 25 18121 01/04/2015 Hải Dương Vũ Thị Xuân T 26 18319 07/04/2015 Quảng Ninh Tạ Thu H 27 18711 16/04/2015 Hà Nội Nguyễn Hà M 20 19588 13/05/2015 Hà Nội Nguyễn Thị H 23 11267 28/05/2015 Vĩnh Phúc Trần Thị T 26 22377 24/07/2015 Nghệ An Đặng Thị Thanh N 34 44635 10/10/2016 Hòa Bình Đoàn Thị Minh N 25 51149 27/01/2017 Nam Định Tạ Thị T 27 55876 15/05/2017 Hà Nội Nguyễn Thị M 14 58728 03/07/2017 Nam Định Cao Thị Vân D 22 60287 11/07/2017 Hà Nội XÁC NHẬN CỦA PHÒNG KHTH BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_cat_gan_hoan.docx