Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, ước tính đến năm 2020 BPTNMT xếp hàng thứ 5 xét về gánh nặng bệnh tật và thứ 3 về tỷ lệ tử vong [1].

Khí phế thũng (KPT) là một trong những biểu hiện lâm sàng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh quan trọng trong BPTNMT. KPT là tình trạng căng giãn phổi thường xuyên ở các cấc trúc giải phẫu phía dưới phế quản tận ( ống phế nang, tuyến phế nang, phế nang). KPT làm tăng dung tích toàn phổi, tăng thể tích khí cạm, giảm độ đàn hồi của phổi. Hậu quả cuối cùng làm cho tình trạng khó thở tăng dần, dẫn đến suy hô hấp và tử vong [1].

Các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) đối với BPTNMT chỉ có thể cải thiện một cách tạm thời các triệu chứng lâm sàng như khó thở, các đợt bùng phát, khả năng gắng sức. nhưng không thể làm giảm được tình trạng căng giãn phổi do KPT gây ra. Do đó điều trị giảm thể tích phổi là phương pháp can thiệp duy nhất có thể làm giảm tình trạng căng giãn phổi. Từ đó, làm giảm sự không cân xứng giữa lồng ngực và dung tích phổi, tăng độ đàn hồi phổi, giảm sức cản đường thở, tăng sự tương ứng giữa cơ hô hấp và nhu mô phổi; cuối cùng cải thiện được triệu chứng lâm sàng, giảm khó thở, giảm số đợt bùng phát và nâng cao chất lượng cuộc sống [2].

Cho đến nay, có 2 nhóm phương pháp chính điều trị giảm thể tích phổi là phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi và giảm thể tích phổi qua nội soi khí phế quản. Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh nhân BPTNMT có KPT nặng đã được thực hiện thành công từ những năm cuối thế kỷ XX. Kết quả của các nghiên cứu về phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi đã chứng minh hiệu quả đối với BPTNMT có KPT nặng với tỷ lệ tai biến, biến chứng của kỹ thuật thấp [3], [4].

 

docx 151 trang dienloan 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
HỌC VIỆN QUÂN Y
LÊ MINH PHONG
 ĐẶNG MINH TRÍ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG 
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI 
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
NĂM - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
LÊ MINH PHONG
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG 
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI 
ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Chuyên ngành	: Ngoại khoa
Mã số	: 9720104 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Trường Giang
2. PGS.TS. Tạ Bá Thắng
NĂM - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. 
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Minh Phong
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Phần viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
1
BB
Xanh phị
Blue bloater
2
BMI
Chỉ số khối cơ thể
Body mass index
3
BN
Bệnh nhân
4
BPTNMT
(COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chronic Obstructive Pulmonary Disease
5
C
Độ đàn hồi của phổi
Compliance
6
CAT
Nghiệm pháp đánh giá BPTNMT
COPD Assessment Test
7
CCQ
Câu hỏi lâm sàng BPTNMT
Clinical COPD Questionare
8
CLVT
Cắt lớp vi tính
9
CNHH
Chức năng hô hấp
10
CV
Thể tích đóng kín
Closing volume
11
FEV1
Thể tích thở ra tối đa ở giây đầu tiên
Forced expiratory volume in the first second
12
FRC
Dung tích cặn chức năng
Functional residual capacity
13
FVC
Dung tích sống thở mạnh
Forced vital capacity
14
GOLD
Chiến lược toàn cầu về BPTNMT
Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease
15
HI
Chỉ số đồng nhất
Heterogenity index
16
HU
Đơn vị Hounsfield
Hounsfield unit
17
IL8
Interleukin 8
Interleukin 8.
18
ICS
Corticoid dạng hít
Inhaled corticosteroid
19
KPT
Khí phế thũng
20
L
Bạch cầu Lympho
Lympho
21
LABA
Cường β2 tác dụng dài
Long-acting beta-adrenocetor agonists
22
LAMA
Kháng muscarinic tác dụng kéo dài
Long-acting muscarinic antagonists
23
LTB4
Leucotrien B4
Leucotrien B4.
24
mMRC
Modified British Medical Research Council.
25
MVV
Thông khí tự ý tối đa
Maximal voluntary ventilation
26
N
Bạch cầu Neutro
Neutrophil
27
NETT
National Emphysema Treatment Trial
28
PaCO2
Phân áp riêng phần carbonic máu động mạch
29
PaO2
Phân áp riêng phần oxy máu động mạch
30
PEF
Lưu lượng thở ra đỉnh
Peak expiratory flow
31
PP
Hồng thổi
Pink puffer
32
Raw
Sức cản đường thở
Airway resistance
33
RLTK 
Rối loạn thông khí
34
RV
Thể tích khí cặn
Residual volume
35
SLT
Số lý thuyết
36
SABA
Cường β2 tác dụng ngắn
Short-acting beta-adrenocetor agonist
37
SAMA
Kháng muscarinic tác dụng ngắn
Short-acting muscarinic antagonists
38
SaO2
Độ bão hòa oxy máu động mạch
39
SGRQ
St. George Respiratory Questionare
40
SMWD
Khoảng cách đi bộ trong 6 phút
Six-minute walk distance
41
TGHH
Trung gian hóa học
42
TKMP
Tràn khí màng phổi
43
TLC
Tổng dung tích phổi
Total lung capacity
44
VC
Dung tích sống
Vital capacity
45
VPQ
Viêm phế quản
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
1.1. Hình thể ngoài của phổi	4
1.2. Hình thể các mặt của phổi.	8
1.3. Các dung tích phổi	9
1.4. Các dạng tổn thương khí phế thũng trên CT ngực gồm trung tâm tiểu thùy (A), toàn bộ tiểu thùy (B), cạnh vách (C)	14
1.5.Hình ảnh nội soi phế quản ở bệnh nhân được điều trị giảm thể tích phổi bằng bọt polymer tổng hợp	24
2.1. Máy chụp cắt lớp vi tính Brilliance	47
2.2. Máy đo khí máu động mạch GEM Primer 3000	49
2.3. Ống nội khí quản 2 nòng phục vụ cho gây mê	51
2.4. Hệ thống phẫu thuật nội soi	51
2.5. Dụng cụ ghim cắt phổi	51
2.6. Tư thế bệnh nhân	52
2.7. Vị trí đặt trocar	53
2.8. Cắt phổi bằng stapler	54
2.9. Dụng cụ tập thở, tập vận động sau mổ.	56
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1. Bảng câu hỏi mMRC	44
2.2. Bảng câu hỏi CAT	45
2.3. Lựa chọn thuốc điều trị BPTNMT đợt ổn định	57
2.4. Phân loại chỉ số khối cơ thể	58
2.5. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở	59
2.6. Phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính	60
3.1. Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu	63
3.2. Thời gian mắc bệnh	63
3.3. Đặc điểm hút thuốc	64
3.4. Đặc điểm chỉ số BMI, quãng đường đi bộ trong 6 phút và số đợt bùng phát trong 1 năm	65
3.5. Đánh giá mức độ triệu chứng theo thang điểm CAT	66
3.6. Đánh giá mức độ triệu chứng theo thang điểm mMRC	67
3.7. Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở dựa theo FEV1	68
3.8. Vị trí tổn thương khí phế thũng trên chụp cắt lớp vi tính	68
3.9. Phân loại thể khí phế thũng trên hình ảnh cắt lớp vi tính	69
3.10. Mức độ khí phế thũng trên hình ảnh cắt lớp vi tính	70
3.11. Giá trị các thông số thông khí phổi	70
3.12. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở sau test hồi phục phế quản	71
3.13. Giá trị trung bình các thông số đo bằng thể tích ký thân	71
3.14. Phân loại mức độ tăng sức cản đường thở	71
3.15. Giá trị các thông số khí máu động mạch	72
3.16. Đặc điểm rối loạn khí máu động mạch	72
3.17. Tương quan giữa điểm KPT với thông số thông khí phổi	73
3.18. Tương quan giữa điểm KPT với thể tích ký thân	73
3.19. Tương quan giữa mức độ KPT với khí máu động mạch	74
3.20. Phương pháp phẫu thuật	75
3.21. Vị trí tổn thương khí phế thũng đánh giá trong mổ	75
3.22. Thời gian phẫu thuật theo nhóm	75
3.23. Lượng phổi cắt giảm, đặc điểm dẫn lưu màng phổi	76
3.24. Thời gian thở máy và nằm hồi sức tích cực	76
3.25. Các biến chứng sớm sau phẫu thuật	76
3.26. Thay đổi CAT, mMRC, Test 6 phút sau 1 tháng phẫu thuật	77
3.27. Thay đổi BMI, CAT sau 3 tháng phẫu thuật	77
3.28. Thay đổi Test 6 phút, điểm mMRC sau 3 tháng phẫu thuật	78
3.29. Thay đổi CAT, mMRC, Test 6 phút sau phẫu thuật	79
3.30. Thay đổi điểm và mức độ khí phế thũng sau phẫu thuật 1 tháng so với trước phẫu thuật	80
3.31. Thay đổi điểm và mức độ khí phế thũng sau phẫu thuật	80
3.32. Thay đổi các thông số thông khí phổi sau 1 tháng phẫu thuật	81
3.33. Thay đổi các thông số thông khí phổi sau phẫu thuật	81
3.34. Mức độ thay đổi các thông số thông khí phổi sau 3 tháng phẫu thuật so với trước phẫu thuật	82
3.35. Mức độ thay đổi thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật	83
3.36. Thay đổi các thông số thể tích ký thân sau 1 tháng phẫu thuật so với trước phẫu thuật	83
3.37. Thay đổi các thông số thể tích ký thân sau phẫu thuật	84
3.38. Mức độ thay đổi các thông số đo bằng thể tích ký thân sau 3 tháng phẫu thuật so với trước phẫu thuật	85
3.39. Mức độ thay đổi thể tích khí cặn sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật	85
3.40. Mức độ thay đổi dung tích toàn phổi sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật	86
3.41. Thay đổi các thông số khí máu động mạch sau 1 tháng phẫu thuật	87
3.42. Thay đổi các thông số khí máu động mạch sau phẫu thuật	87
3.43. Mức độ thay đổi các thông số khí máu động mạch sau phẫu thuật	88
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh	64
3.2: Phân bố bệnh nhân theo phân loại BMI	65
3.3: Đặc điểm triệu chứng thực thể	66
3.4: Tỷ lệ phân loại theo CAT và mMRC	67
3.5: Tỷ lệ tổn thương theo vụ trí khí phế thũng trên phim chụp cắt lớp vi tính	69
3.6: Biểu đồ tương quan giữa điểm KPT và chỉ số FEV1	73
3.7: Biểu đồ tương quan giữa điểm KPT và chỉ số TLC	74
3.8: Thay đổi CAT, mMRC, Test 6 phút trước và sau phẫu thuật	79
3.9: Các thông số thông khí phổi trước và sau phẫu thuật	82
3.10: Các thông số thể tích ký thân trước và sau phẫu thuật	84
3.11: Các thông số khí máu động mạch trước và sau phẫu thuật	88
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, ước tính đến năm 2020 BPTNMT xếp hàng thứ 5 xét về gánh nặng bệnh tật và thứ 3 về tỷ lệ tử vong [1]. 
Khí phế thũng (KPT) là một trong những biểu hiện lâm sàng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh quan trọng trong BPTNMT. KPT là tình trạng căng giãn phổi thường xuyên ở các cấc trúc giải phẫu phía dưới phế quản tận ( ống phế nang, tuyến phế nang, phế nang). KPT làm tăng dung tích toàn phổi, tăng thể tích khí cạm, giảm độ đàn hồi của phổi. Hậu quả cuối cùng làm cho tình trạng khó thở tăng dần, dẫn đến suy hô hấp và tử vong [1].
Các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc, không dùng thuốc) đối với BPTNMT chỉ có thể cải thiện một cách tạm thời các triệu chứng lâm sàng như khó thở, các đợt bùng phát, khả năng gắng sức... nhưng không thể làm giảm được tình trạng căng giãn phổi do KPT gây ra. Do đó điều trị giảm thể tích phổi là phương pháp can thiệp duy nhất có thể làm giảm tình trạng căng giãn phổi. Từ đó, làm giảm sự không cân xứng giữa lồng ngực và dung tích phổi, tăng độ đàn hồi phổi, giảm sức cản đường thở, tăng sự tương ứng giữa cơ hô hấp và nhu mô phổi; cuối cùng cải thiện được triệu chứng lâm sàng, giảm khó thở, giảm số đợt bùng phát và nâng cao chất lượng cuộc sống [2].
Cho đến nay, có 2 nhóm phương pháp chính điều trị giảm thể tích phổi là phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi và giảm thể tích phổi qua nội soi khí phế quản. Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh nhân BPTNMT có KPT nặng đã được thực hiện thành công từ những năm cuối thế kỷ XX. Kết quả của các nghiên cứu về phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi đã chứng minh hiệu quả đối với BPTNMT có KPT nặng với tỷ lệ tai biến, biến chứng của kỹ thuật thấp [3], [4].
Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi là cắt bỏ phần phổi khí phế thũng nặng trong điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân BPTNMT. Phẫu thuật cắt bỏ tối thiểu khoảng 20 - 30% thể tích của một hoặc hai bên phổi (trong một số trường hợp phải cắt bỏ cả một thùy phổi hoặc một phổi), thường là đỉnh phổi và được thực với đường mở ngực dọc giữa xương ức hoặc đường mở ngực bên hoặc phẫu thuật nội soi lồng ngực toàn bộ [5].
Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi ở bệnh nhân BPTNMT có KPT nặng lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Bộ môn – Khoa Phẫu Thuật Lồng ngực, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y từ năm 2014. Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt giảm thể tích phổi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau:
Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khí phế thũng nặng có chỉ định phẫu thuật nội soi Lồng ngực cắt giảm thể tích phổi.
Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khí phế thũng nặng bằng phẫu thuật nội soi Lồng ngực cắt giảm thể tích phổi.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU PHÂN THÙY PHỔI VÀ SINH LÝ HÔ HẤP 
1.1.1. Giải phẫu phân thùy phổi trong ứng dụng ngoại khoa
Phổi phải có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới, cách nhau bởi 2 rãnh liên thùy. Phổi trái có 2 thùy là thùy trên và thùy dưới, được phân chia bởi rãnh liên thùy lớn. Rãnh liên thùy lớn bên phải phân chia thùy trên và thùy giữa, rãnh này bắt đầu từ phía sau ngang mức khoang liên sườn V đi chéo xuống dưới và ra trước dọc theo xương sườn VI, và gặp cơ hoành ở khớp sụn sườn VI. Rãnh liên thùy lớn bên trái bắt đầu từ phía sau ở ngang mức các xương sườn III đến V, đi ra trước và xuống dưới, kết thúc ở ngang khớp sụn sườn VI hoặc VII. Rãnh liên thùy bé bên phải phân chia thùy giữa và thùy dưới, rãnh này bắt đầu từ ngang xương sườn VI đường nách giữa chạy ngang ra trước đến khớp sụn sườn VI. Vị trí các rãnh liên thùy là điểm tham chiếu để đặt trocar trong phẫu thuật nội soi phổi, theo đó vị trí đặt trocar cho stapler thường theo hướng của rãnh liên thùy. Rãnh liên thùy có thể không hoàn toàn, và hơn 50% các trường hợp thùy giữa dính liền với phần trước của thùy trên. Một số trường hợp xuất hiện rãnh liên thùy phụ, và tương ứng với nó là các thùy phổi phụ, ví dụ thùy phổi phụ phía sau, phía dưới, thùy giữa phổi trái hoặc thùy Azygos [6].
	Mỗi thùy phổi chia ra thành các phân thùy theo cấu trúc của cây phế quản. Hình thái phân thùy phổi thông thường bao gồm 18 phân thùy, 10 phân thùy bên phải và 8 phân thùy bên trái.
	Bên phải, thùy trên phổi có 3 phân thùy: phân thùy đỉnh (S1), sau (S2) và trước (S3). Thùy giữa có 2 phân thùy là phân thùy ngoài (S4) và trong (S5). Thùy dưới có 5 phân thùy là phân thùy trên (S6), đáy trong (S7), đáy trước (S8), đáy ngoài (S9) và đáy sau (S10) [7]. 
	Bên trái, thùy trên có 5 phân thùy; phân thùy đỉnh sau (S1+2), trước (S3), lưỡi trên (S4) và lưỡi dưới (S5). Thùy dưới có 4 phân thùy là trên (S6), đáy trước trong (S7+8), đáy ngoài (S9) và đáy sau (S10).
Hình 1.1. Hình thể ngoài của phổi
Nguồn: Atlas of Anatomy, Thieme, 2012 [8].
Giải phẫu cây phế quản. 
	Khí quản chia ra phế quản gốc phải và trái ở ngang mức đốt sống VII. Phế quản trái đi ngang sang trái, trong khi phế quản gốc phải đi gần như cùng hướng với khí quản, đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vị trí các chất hút ra được từ đường thở. Tại rốn phổi, các phế quản ở vị trí sau nhất, trong khi các tĩnh mạch phổi ở vị trí trước nhất, và ở giữa các cấu trúc này là động mạch phổi. Vị trí của các động mạch phổi ở các thùy có ý nghĩa quan trọng trong phẫu thuật cắt thùy phổi theo giải phẫu.
Cây phế quản phải
	Phế quản gốc phải dài khoảng 1,2cm, tính từ ngã ba khí phế quản đến phế quản thùy trên phải. Phế quản thùy trên phải dài khoảng 1cm và chia ra các nhánh phế quản phân thùy đỉnh, sau và trước. Sau nhánh phế quản thùy trên là đoạn phế quản trung gian dài 1,7 đến 2,0cm. Thân chung động mạch phổi nằm vắt qua đoạn phế quản này. Phế quản thùy trên trái còn được gọi là phế quản trước động mạch do vị trí tách ra của nó nằm ở trước động mạch phổi. Phế quản thùy giữa tách ra từ mặt trước của phế quản trung gian, có chiều dài 1,2 đến 2,2cm, sau đó chia ra nhánh vào phân thùy trong và ngoài. Nhánh phế quản phân thùy trên của thùy dưới xuất phát từ thành sau của phế quản trung gian, ngay sau phế quản của thùy giữa. Phân thùy trên còn được gọi là thùy phụ sau trong trường hợp tồn tại rãnh liên thùy phụ.
Sau chỗ chia của phế quản phân thùy trên là thân chung phế quản của thùy đáy, từ đó chia ra các nhánh phế quản phân thùy đáy trong, ngoài, sau và trước. Nhánh phế quản phân thùy đáy trong chạy theo hướng trước trong và chia ra các nhánh trước và cạnh cột sống. Nhánh phế quản phân thùy đáy trước tách ra từ mặt trước bên của thân chung phế quản thùy đáy cách chỗ chia của phế quản phân thùy trên là 2cm. Nhánh phế quản phân thùy đáy ngoài và sau thường có một thân chung.
	Những bất thường giải phẫu có thể gặp bao gồm phế quản thùy trên chia ra 3 nhánh phế quản phân thùy sau hai lần phân chia. Bất thường hiếm gặp hơn (0,1%-2,0%) là phế quản tách ra trực tiếp từ khí quản, thường gặp phía trên ngã ba khí phế quản 2cm. 
Cây phế quản trái.
	Phế quản gốc trái chạy sang trái 4-6cm và tách ra nhánh phế quản thùy trên trái ở mặt trước bên. Nhánh phế quản này dài 1-1,5cm và chia ra nhánh lên trên cho các phân thùy trên và xuống dưới cho các phân thùy lưỡi. Nhánh trên sẽ chia đôi cho phế quản phân thùy đỉnh sau và phân thùy trước. Nhánh cho phân thùy trước thường đi chếch xuống và chia ba. Nhánh phế quản dưới đi vào thùy lưỡi (tươn ... eumol, 48(7): 221-2.
42.	Shah P. L., Zoumot Z., Singh S., et al. (2013). Endobronchial coils for the treatment of severe emphysema with hyperinflation (RESET): a randomised controlled trial. Lancet Respir Med, 1(3): 233-40.
43.	Criner G. J., Pinto-Plata V., Strange C., et al. (2009). Biologic lung volume reduction in advanced upper lobe emphysema: phase 2 results. Am J Respir Crit Care Med, 179(9): 791-8.
44.	Herth F. J., Gompelmann D., Stanzel F., et al. (2011). Treatment of advanced emphysema with emphysematous lung sealant (AeriSeal(R)). Respiration, 82(1): 36-45.
45.	Snell G. I., Hopkins P., Westall G., et al. (2009). A feasibility and safety study of bronchoscopic thermal vapor ablation: a novel emphysema therapy. Ann Thorac Surg, 88(6): 1993-8.
46.	Gompelmann D., Eberhardt R., Ernst A., et al. (2013). The localized inflammatory response to bronchoscopic thermal vapor ablation. Respiration, 86(4): 324-31.
47.	Paulo F. G. Cardoso, Gregory I. Snell, Peter Hopkins, et al. (2007). Clinical application of airway bypass with paclitaxel-eluting stents: early results. J Thorac Cardiovasc Surg, 134(4): 974-81.
48.	Shah P L, Slebos D-J, Cardoso P F G, et al. (2011). Bronchoscopic lung-volume reduction with Exhale airway stents for emphysema (EASE trial): randomised, sham-controlled, multicentre trial. Lancet, 378(9795): 997-1005.
49.	Ingenito E. P., Wood D. E., Utz J. P. (2008). Bronchoscopic lung volume reduction in severe emphysema. Proc Am Thorac Soc, 5(4): 454-60.
50.	Venuta F., Diso D., Anile M., et al. (2011). Bronchoscopic lung volume reduction as a bridge to lung transplantation in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Eur J Cardiothorac Surg, 39(3): 364-7.
51.	Carter M. G., Gaensler E. A., Kyllonen A. (1950). Pneumoperitoneum in the treatment of pulmonary emphysema. N Engl J Med, 243(15): 549-58.
52.	Cooper J. D., Trulock E. P., Triantafillou A. N., et al. (1995). Bilateral pneumectomy (volume reduction) for chronic obstructive pulmonary disease. J Thorac Cardiovasc Surg, 109(1): 106-16; discussion 116-9.
53.	Weinmann G. G., Chiang Y. P., Sheingold S. (2008). The National Emphysema Treatment Trial (NETT): a study in agency collaboration. Proc Am Thorac Soc, 5(4): 381-4.
54.	DeCamp M. M, McKenna R. J, Deschamps C. C., et al. (2008). Lung volume reduction surgery: technique, operative mortality, and morbidity. Proc Am Thorac Soc, 5(4): 442-6.
55.	Criner G. J., Cordova F., Sternberg A. L., et al. (2011). The National Emphysema Treatment Trial (NETT) Part II: Lessons learned about lung volume reduction surgery. Am J Respir Crit Care Med, 184(8): 881-93.
56.	Geiser T., Schwizer B., Krueger T., et al. (2001). Outcome after unilateral lung volume reduction surgery in patients with severe emphysema. Eur J Cardiothorac Surg, 20(4): 674-8.
57.	Miller J. D., Berger R. L., Malthaner R. A., et al. (2005). Lung volume reduction surgery vs medical treatment: for patients with advanced emphysema. Chest, 127(4): 1166-77.
58.	Zahid I., Sharif S., Routledge T., et al. (2011). Is lung volume reduction surgery effective in the treatment of advanced emphysema? Interact Cardiovasc Thorac Surg, 12(3): 480-6.
59.	Pompeo E., Rogliani P., Tacconi F., et al. (2012). Randomized comparison of awake nonresectional versus nonawake resectional lung volume reduction surgery. J Thorac Cardiovasc Surg, 143(1): 47-54, 54.e1.
60.	Lammi M. R., Marchetti N., Barnett S., et al. (2013). Heterogeneity of lung volume reduction surgery outcomes in patients selected by use of evidence-based criteria. Ann Thorac Surg, 95(6): 1905-11.
61.	Ginsburg M. E., Thomashow B. M., Bulman W. A., et al. (2016). The safety, efficacy, and durability of lung-volume reduction surgery: A 10-year experience. J Thorac Cardiovasc Surg, 151(3): 717-724.e1.
62.	Horwood C. R., Mansour D., Abdel-Rasoul M., et al. (2019). Long-Term Results After Lung Volume Reduction Surgery: A Single Institution's Experience. Ann Thorac Surg, 107(4): 1068-1073.
63.	Mai Xuân Khẩn, Nguyễn Thanh Tùng (2017). Đánh giá kết quả sau phẫu thuật giảm thể tích phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí y dược học quân sự, 5: 97-104.
64.	Cooper Brendan G. (2011). An update on contraindications for lung function testing. Thorax, 66(8): 714.
65.	Global Initiative For Chronic Obstructive Lung Disease (2015). Global Strategy for the diagnois, management and prevantion of Chronic Obtructive Pulmonary Disease updated 2015.
66.	Nena Milačić et al (2015). Validity of cat and mmrc – dyspnea score in evaluation of copd severity. Acta Medica Medianae, 54(1): 66 - 69.
67.	Bộ Y tế (2014). Test đi bộ 6 phút. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên nghành Hô hấp: 195-198.
68.	Bộ Y tế (2014). Đo thông khí phổi và làm test hồi phục phế quản. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên nghành Hô hấp: 185-187.
69.	Bộ Y tế (2014). Đo thể tích ký thân. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên nghành Hô hấp: 203-206.
70.	Bộ Y tế (2014). Lấy khí máu động mạch quay làm xét nghiệm. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên nghành Hô hấp: 213-214.
71.	Mark K. Ferguson (2007). Minimally Invasive Approaches. Thoracic Surgery Atlas: 39-41.
72.	Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp: 58-67.
73.	IASO International Association for the Study of Obesity (2000). The Asia-Pacific Perspective: Redefining Obesity and its Treatment. Australia,: Health Communications Australia Pty Ltd: 17-18.
74.	ATS Statement (2002). Guidelines for the Six-Minute Walk Test. American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, 166(1): 111-117.
75.	Thurlbeck W. M., Muller N. L. (1994). Emphysema: definition, imaging, and quantification. Am J Respir Crit Care Med, 163: 1017-1025.
76.	Makita H., Nasuhara Y Fau - Nagai Katsura, Nagai K Fau - Ito Yoko, et al. (2007). Characterisation of phenotypes based on severity of emphysema in chronic obstructive pulmonary disease(0040-6376 (Print)).
77.	Grippi T. G. (2015). Pulmonary function testing. Fishman's Pulmonary Diseases and Disorders: 1441-1537.
78.	Đào Ngọc Bằng (2019). Nghiên cứu hiệu quả điều trị giảm thể tích phổi qua nội soi phế quản bằng van một chiều ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Luận án tiến sĩ, Học viện Quân y.
79.	Ngô Quý Châu (2003). Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viên Bạch Mai trong 5 năm (1996-2000). Tạp chí nghiên cứu y học, 21(1): 35-39.
80.	Thái Thị Thùy Linh, LêThị Tuyết Lan (2012). Ứng dụng bộ câu hỏi CAT phiên bản tiếng Việt để đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1): 33-38.
81.	Đỗ Quyết, Nguyễn Thị Thu Hà (2010). Kết quả sử dụng bộ câu hỏi CAT đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Lao và bệnh phổi Bệnh viện 103. Tạp chí Y học thực hành, 745(2): 53-56.
82.	Perikleous P., Sharkey A., Oey I., et al. (2017). Long-term survival and symptomatic relief in lower lobe lung volume reduction surgery. Eur J Cardiothorac Surg, 52(5): 982-988.
83.	Haruna A., Muro S., Nakano Y., et al. (2010). CT scan findings of emphysema predict mortality in COPD. Chest, 138(3): 635-40.
84.	Venuta F., Anile M., Diso D., et al. (2012). Long-term follow-up after bronchoscopic lung volume reduction in patients with emphysema. Eur Respir J, 39(5): 1084-9.
85.	Clark S. J., Zoumot Z., Bamsey O., et al. (2014). Surgical approaches for lung volume reduction in emphysema. Clin Med (Lond), 14(2): 122-7.
86.	Frank C. Sciurba, Armin Ernst, Felix J. F. Herth, et al. (2010). A Randomized Study of Endobronchial Valves for Advanced Emphysema. New England Journal of Medicine, 363(13): 1233-1244.
87.	Arschang Valipour, Felix J. F. Herth, Otto C. Burghuber, et al. (2014). Target lobe volume reduction and COPD outcome measures after endobronchial valve therapy. European Respiratory Journal, 43(2): 387.
88.	Nader D.A. Wood D.E., Springmeyer S.C. et al. (2014). A multicenter trial, randomized, double-blind trial of endobronchial therapy for severe emphysema. Journal of Bronchology and Interventional Pulmonology, 21(4): 288 - 297.
89.	Izquierdo-Alonso J. L., Rodriguez-Gonzalezmoro J. M., de Lucas-Ramos P., et al. (2013). Prevalence and characteristics of three clinical phenotypes of chronic obstructive pulmonary disease (COPD). Respir Med, 107(5): 724-31.
90.	Yim A. P., Hwong T. M., Lee T. W., et al. (2004). Early results of endoscopic lung volume reduction for emphysema. J Thorac Cardiovasc Surg, 127(6): 1564-73.
91.	Ogawa E, Nakano Y, Ohara T, et al. (2009). Body mass index in male patients with COPD: correlation with low attenuation areas on CT. Thorax, 64(1): 20-5.
92.	Gietema H. A., Muller N. L., Fauerbach P. V., et al. (2011). Quantifying the extent of emphysema: factors associated with radiologists' estimations and quantitative indices of emphysema severity using the ECLIPSE cohort. Acad Radiol, 18(6): 661-71.
93.	Rassouli F., Baty F., Stolz D., et al. (2017). Longitudinal change of COPD assessment test (CAT) in a telehealthcare cohort is associated with exacerbation risk. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 12: 3103-3109.
94.	Dionne E. Smid, Frits M.E. Franssen, Sarah Houben-Wilke, et al. (2017). Responsiveness and MCID Estimates for CAT, CCQ, and HADS in Patients With COPD Undergoing Pulmonary Rehabilitation: A Prospective Analysis. J Am Med Dir Assoc, 18(1): 53-58.
95.	Sarah Houben-Wilke, Daisy J. A. Janssen, Frits M. E. Franssen, et al. (2018). Contribution of individual COPD assessment test (CAT) items to CAT total score and effects of pulmonary rehabilitation on CAT scores. Health and Quality of Life Outcomes, 16(1): 205.
96.	Carter R., Holiday D. B., Nwasuruba C., et al. (2003). 6-minute walk work for assessment of functional capacity in patients with COPD. Chest, 123(5): 1408-15.
97.	Wan I. Y., Toma T. P., Geddes D. M., et al. (2006). Bronchoscopic lung volume reduction for end-stage emphysema: report on the first 98 patients. Chest, 129(3): 518-26.
98.	Iliaz S., Cagatay T., Bingol Z., et al. (2015). Does the 6-minute walk test predict nocturnal oxygen desaturation in patients with moderate to severe COPD? Chron Respir Dis, 12(1): 61-8.
99.	Celli B., Tetzlaff K., Criner G., et al. (2016). The 6-Minute-Walk Distance Test as a Chronic Obstructive Pulmonary Disease Stratification Tool. Insights from the COPD Biomarker Qualification Consortium. Am J Respir Crit Care Med, 194(12): 1483-1493.
100.	Alvar Agusti, Peter MA Calverley, Bartolome Celli, et al. (2010). Characterisation of COPD heterogeneity in the ECLIPSE cohort. Respir Res, 11: 122.
101.	Burgel P-R., Paillasseur J-L., Caillaud D., et al. (2010). Clinical COPD phenotypes: a novel approach using principal component and cluster analyses. Eur Respir J, 36(3): 531-9.
102.	Wei-Chang Huang, Ming-Feng Wu, Hui-Chen Chen, et al. (2015). Features of COPD patients by comparing CAT with mMRC: a retrospective, cross-sectional study. NPJ primary care respiratory medicine, 25: 15063-15063.
103.	Cheng Y., Tu X., Pan L., et al. (2017). Clinical characteristics of chronic bronchitic, emphysematous and ACOS phenotypes in COPD patients with frequent exacerbations. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 12: 2069-2074.
104.	Herth F. J., Eberhard R., Gompelmann D., et al. (2010). Bronchoscopic lung volume reduction with a dedicated coil: a clinical pilot study. Ther Adv Respir Dis, 4(4): 225-231.
105.	Smith B. M., Austin J. H., Jr. Newell J. D., et al. (2014). Pulmonary emphysema subtypes on computed tomography: the MESA COPD study. Am J Med, 127(1): 94.e7-23.
106.	Javier J. Zulueta , Juan P. Wisnivesky , Claudia I. Henschke , et al. (2012). Emphysema Scores Predict Death From COPD and Lung Cancer. Chest, 141(5): 1216-1223.
107.	Herth F. J. F, Slebos D. J., Criner G. J. et al (2017). Endoscopic Lung Volume Reduction: An Expert Panel Recommendation - Update 2017. Respiration, 94(4): 380-388.
108.	Sandra Paulsa, Daniel Gulkina, Sebastian Feuerleina, et al. (2010). Assessment of COPD severity by computed tomography: correlation with lung functional testing. Clin Imaging, 34(3): 172-8.
109.	Mahut B., Caumont-Prim A., Plantier L., et al. (2012). Relationships between respiratory and airway resistances and activity-related dyspnea in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 7: 165-71.
110.	Sterman D. H., Mehta A. C., Wood D. E., et al. (2010). A multicenter pilot study of a bronchial valve for the treatment of severe emphysema. Respiration, 79(3): 222-33.
111.	Caviezel C., Aruldas C., Franzen D., et al. (2018). Lung volume reduction surgery in selected patients with emphysema and pulmonary hypertension. Eur J Cardiothorac Surg, 54(3): 565-571.
112.	McKenna R. J., Benditt J. O., DeCamp M., et al. (2004). Safety and efficacy of median sternotomy versus video-assisted thoracic surgery for lung volume reduction surgery. J Thorac Cardiovasc Surg, 127(5): 1350-60.
113.	Cassina P. C., Teschler H Fau - Konietzko N., Konietzko N Fau - Theegarten D., et al. (1998). Two-year results after lung volume reduction surgery in alpha1-antitrypsin deficiency versus smoker's emphysema. Eur Respir J, 12(05): 1025-32.
114.	Tutic M., Bloch Ke Fau - Lardinois Didier, Lardinois D Fau - Brack Thomas, et al. (2004). Long-term results after lung volume reduction surgery in patients with alpha1-antitrypsin deficiency. J Thorac Cardiovasc Surg, 128(3): 408-413.
115.	Roland Bingisser, Andreas Zollinger, Markus Hauser, et al. (1996). Bilateral volume reduction surgery for diffuse pulmonary emphysema by video-assisted thoracoscopy. J Thorac Cardiovasc Surg, 112(4): 875-82.
116.	Hensley M., Coughlan J. L., Gibson P. (2000). Lung volume reduction surgery for diffuse emphysema. Cochrane Database Syst Rev, (2): Cd001001.
117.	Ciccone A. M., Meyers B. F., Guthrie T. J., et al. (2003). Long-term outcome of bilateral lung volume reduction in 250 consecutive patients with emphysema. J Thorac Cardiovasc Surg, 125(3): 513-25.
118.	Konrad E. Bloch, Walter Weder, Annette Boehler, et al. (2002). Successful lung volume reduction surgery in a child with severe airflow obstruction and hyperinflation due to constrictive bronchiolitis. Chest, 122(2): 747-50.
119.	Joshua O., Benditt, Sarah Lewis, et al. (1997). Lung volume reduction surgery improves maximal O2 consumption, maximal minute ventilation, O2 pulse, and dead space-to-tidal volume ratio during leg cycle ergometry. Am J Respir Crit Care Med, 156(2 Pt 1): 561-6.
120.	Matthew Brenner, Robert J. McKenna Jr, John C. Chen, et al. (2000). Relationship between amount of lung resected and outcome after lung volume reduction surgery. Ann Thorac Surg, 69(2): 388-93.
121.	Flaherty K. R., Kazerooni E. A., Curtis J. L., et al. (2001). Short-term and long-term outcomes after bilateral lung volume reduction surgery : prediction by quantitative CT. Chest, 119(5): 1337-46.

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_cat_giam_the.docx
  • doc1. Trang thông tin luận án.doc
  • docx3a- bìa tt tiếng việt.docx
  • docx3b-Tóm tắt tiếng việt.docx
  • docx4a -bìa tt tiếng anh.docx
  • docx4b-Tóm tắt tiếng anh.docx