Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng sông Hồng

Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại

rau ăn quả quan trọng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các loại rau trồng

hiện nay trên thế giới. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều glucid,

nhiều axit hữu cơ, là nguồn cung cấp chất chống ô xy hóa quan trọng như

Lycopen, Phenolic, Vitamin C [55], [120]. Thành phần của cà chua chứa nhiều

loại vitamin như Vitamin A, B, C, PP, K và các khoáng chất Ca, Fe, P, S, Na, Mg

cần thiết cho cơ thể người. Vì thế hiện nay, sản phẩm cà chua được sử dụng phổ

biến hàng ngày và rất đa dạng, không chỉ dùng ăn tươi, nấu chín mà những giống cà

chua có thịt quả dày, có sắc tố (β-caroten, lycopen, caroten và xantophyl) và độ

Brix cao còn là nguyên liệu chế biến công nghiệp tạo ra thực phẩm bổ dưỡng như nước

cà chua cô đặc, bột cà chua, tương cà chua đóng hộp có giá trị xuất khẩu [149]. Quả cà

chua có giá trị dược liệu cao do có vị ngọt tính mát, giải nhiệt, chống hoạt huyết,

kháng khuẩn, chống độc, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn

ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.

Ngoài ra, cà chua còn được dùng làm mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá. [1], [13],

[56], [72].

Ngoài giá trị dinh dưỡng và giá trị y học, cà chua còn là cây rau dễ canh tác,

thích hợp trồng nhiều nơi, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng và là nguồn

thu nhập đáng kể cho quốc gia. Với tầm quan trọng như vậy nên cây cà chua đã và

đang được trồng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

pdf 186 trang dienloan 10960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng sông Hồng

Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng sông Hồng
-1- 
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT 
ViÖn khoa häc n«ng nghiÖp viÖt nam 
-------***------- 
ĐẶNG VĂN NIÊN 
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN 
PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU 
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA 
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Hµ néi, 2014 
-2- 
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ pTNT 
ViÖn khoa häc n«ng nghiÖp viÖt nam 
-------***------- 
ĐẶNG VĂN NIÊN 
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN 
PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU 
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA 
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng 
Mã số: 62.62.01.10 
 Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ 
 2. TS. Trần Ngọc Hùng 
Hµ néi, 2014 
-3- 
Më §Çu 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) thuộc họ Cà (Solanaceae) là loại 
rau ăn quả quan trọng có diện tích và sản lượng lớn nhất trong các loại rau trồng 
hiện nay trên thế giới. Quả cà chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều glucid, 
nhiều axit hữu cơ, là nguồn cung cấp chất chống ô xy hóa quan trọng như 
Lycopen, Phenolic, Vitamin C [55], [120]. Thành phần của cà chua chứa nhiều 
loại vitamin như Vitamin A, B, C, PP, K và các khoáng chất Ca, Fe, P, S, Na, Mg 
cần thiết cho cơ thể người. Vì thế hiện nay, sản phẩm cà chua được sử dụng phổ 
biến hàng ngày và rất đa dạng, không chỉ dùng ăn tươi, nấu chín mà những giống cà 
chua có thịt quả dày, có sắc tố (β-caroten, lycopen, caroten và xantophyl) và độ 
Brix cao còn là nguyên liệu chế biến công nghiệp tạo ra thực phẩm bổ dưỡng như nước 
cà chua cô đặc, bột cà chua, tương cà chua đóng hộp có giá trị xuất khẩu [149]. Quả cà 
chua có giá trị dược liệu cao do có vị ngọt tính mát, giải nhiệt, chống hoạt huyết, 
kháng khuẩn, chống độc, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn 
ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến. 
Ngoài ra, cà chua còn được dùng làm mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá... [1], [13], 
[56], [72]. 
Ngoài giá trị dinh dưỡng và giá trị y học, cà chua còn là cây rau dễ canh tác, 
thích hợp trồng nhiều nơi, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng và là nguồn 
thu nhập đáng kể cho quốc gia. Với tầm quan trọng như vậy nên cây cà chua đã và 
đang được trồng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. 
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng sản xuất cà chua 
lớn nhất cả nước, với diện tích trồng năm 2011 khoảng 7,05 nghìn ha cho năng 
suất trung bình đạt 25,14 tấn/ha [37]. Điều kiện khí hậu và đất đai có thể cho phép 
sản xuất cà chua nhiều vụ trong năm nếu có bộ giống phù hợp, và khả năng mở 
rộng diện tích ở ĐBSH còn nhiều vì là cây rau vụ Đông nằm xen giữa hai vụ lúa, 
không ảnh hưởng đến diện tích trồng cây lương thực chính. 
Thời gian qua với sự ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống và qui trình 
thâm canh, sản xuất cà chua ở ĐBSH đã có bước tiến đáng kể, đem lại lợi nhuận 
cao cho người trồng. Tuy nhiên, với áp lực của kinh tế thị trường và môi trường 
thay đổi theo hướng bất lợi, người sản xuất cà chua nơi đây vẫn còn một số khó 
khăn cần được hỗ trợ giải quyết. Gần 10 năm trở lại đây, chưa có một nghiên cứu 
điều tra đánh giá thực trạng sản xuất cà chua tại ĐBSH, để xác định những hạn chế 
-4- 
mới về kỹ thuật cần giải quyết, tránh tình trạng có thời gian sản phẩm quá nhiều, 
giá hạ, trong khi có thời gian thị trường lại phải nhập cà chua từ Trung Quốc, giá 
cao. Mặt khác, trước diễn biến của các bệnh hại cà chua như bệnh xoăn vàng lá do 
virus (Tomato Yellow Leaf Curl Virus - TYLCV), bệnh héo xanh vi khuẩn 
(Ralstonia solanacearum) và bệnh sương mai (Phytopthora infestans) ngày càng 
nhiều, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một cách thiếu thận trọng đã 
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe người sản xuất và 
tiêu dùng. Vì vậy, nếu nghiên cứu và sử dụng những giống cà chua chống chịu 
được nhiều loại bệnh khác nhau sẽ giúp rất nhiều cho sản xuất. Đây là vấn đề có ý 
nghĩa trong nông nghiệp cần được sự quan tâm của các nhà khoa học. 
 Những năm gần đây, các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng đã chọn 
tạo ra và đưa vào sản xuất một số các giống cà chua ưu thế lai mới có năng suất 
cao như HT7, HT42, HT160, FM20, FM29, lai số 9, HPT 10, VT3, VT4 bước 
đầu đáp ứng được nhu cầu về bộ giống của người nông dân ở ĐBSH. Tuy nhiên 
phát triển trong sản xuất còn rất khiêm tốn, một số giống lại không tồn tại lâu, do 
đó trong sản xuất hiện vẫn thiếu các giống cà chua có tính thích ứng rộng, năng 
suất cao, chống chịu tốt phù hợp trồng trong các điều kiện trái vụ. Ngoài ra vấn đề 
chọn tạo giống cà chua kháng virus xoăn vàng lá vẫn còn là vấn đề lớn đối với các 
nhà chọn tạo giống cà chua trong nước. Chính vì thế, nghiên cứu tuyển chọn từ 
nguồn giống cà chua lai nhập nội có tính thích ứng rộng, năng suất cao và có tính 
chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và bệnh xoăn vàng lá nhằm xác định được 
bộ giống phù hợp với từng mùa vụ của ĐBSH phục vụ sản xuất trong thời gian tới 
vẫn rất cần thiết. 
 Hiện nay, phần lớn diện tích trồng cà chua ở ĐBSH tập trung vào chính vụ (vụ 
Đông), năng suất cao nhưng giá thấp, cung vượt quá cầu, tiêu thụ chậm, trong khi 
đó vụ Hè Thu diện tích còn ít, do thời tiết không thật thích hợp cho cây sinh 
trưởng, bị chết nhiều vì mưa lớn, ngập úng. Hơn nữa, một số bệnh hại rễ, lá, nhiệt 
độ cao ở vụ Xuân Hè và Hè Thu cũng làm giảm tỉ lệ đậu quả, năng suất giảm rất 
nhiều. Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn (HXVK) trung bình trên cà chua vụ 
Thu Đông sớm và Xuân Hè ở khu vực ĐBSH có thể từ 13-28% diện tích, thậm chí 
nhiều vùng bị mất trắng do tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Vì vậy vài năm gần đây việc 
nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím của Trung tâm 
Nghiên cứu Phát triển rau thế giới (AVRDC – Đài Loan) chuyển giao cho Việt 
Nam là giải pháp được người sản xuất lựa chọn để hạn chế tối thiểu các trở ngại 
trên giúp nông dân trồng cà chua trái vụ thu nhập cao. Một số mô hình trồng cà 
-5- 
chua ghép trên gốc cà tím tại Vĩnh Phúc đã khẳng định, cây cà chua ghép chịu úng, 
kháng bệnh tốt, nhất là bệnh héo xanh, thời gian thu hái dài (khoảng trên 6 tháng), 
trong khi đó tỷ lệ nhiễm bệnh ở cây cà chua không ghép là từ 15-20%. Chính vì 
vậy hướng nghiên cứu bổ sung thêm các nguồn gốc ghép phù hợp khác và kỹ thuật 
ghép tối ưu cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống cà 
chua triển vọng trồng trái vụ cũng rất cần thiết. 
Trong bối cảnh đó, đánh giá và ứng dụng nhanh các giống cà chua lai nhập 
nội triển vọng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh tốt, thích ứng rộng 
với mùa vụ cùng kỹ thuật thâm canh đi kèm phù hợp cho vùng ĐBSH, góp phần 
nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sản xuất là điều hết 
sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định giống 
và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất 
cà chua tại Đồng bằng sông Hồng” 
2. Mục tiêu của đề tài 
2.1 Mục tiêu tổng quát 
Xác định được đồng bộ giải pháp công nghệ về kỹ thuật canh tác và tuyển 
chọn giống cà chua phù hợp cho ĐBSH. 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
 Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH những năm gần đây từ 
đó rút ra những tồn tại kỹ thuật cần cải tiến. 
 Xác định được một số giống cà chua lai nhập nội triển vọng phù hợp cho 
ĐBSH, có tính thích ứng rộng với mùa vụ, năng suất cao, chống chịu được một số 
bệnh nguy hiểm, góp phần làm đa dạng bộ giống cà chua. 
 Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống tuyển chọn. 
 Hình thành được mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản xuất 
hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học 
Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết một số vấn đề khoa học phục vụ sản 
xuất cà chua tại ĐBSH đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở phát huy lợi thế, 
khắc phục các tồn tại kỹ thuật trong sản xuất cà chua của vùng. 
Góp phần bổ sung những luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật nâng cao năng 
suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua lai tại ĐBSH. 
-6- 
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Khoa 
học cây trồng và cán bộ nông nghiệp có quan tâm đến nghiên cứu và phát triển cây 
cà chua. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 
 Kết quả của đề tài chỉ ra được những khó khăn và hạn chế của sản xuất cà 
chua, góp phần thiết thực vào việc áp dụng và mở rộng một số biện pháp kỹ thuật 
mới cho sản xuất cà chua ở ĐBSH. 
 Các kết quả về tuyển chọn, xác định giống cà chua lai mới, kèm theo các biện 
pháp kỹ thuật canh tác thích hợp và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép (cà chua 
Hawaii 7996 và cà gai), đã góp phần làm đa dạng và phong phú bộ giống, đồng 
thời nâng cao năng suất, chất lượng cà chua lai thương phẩm và thúc đẩy phát 
triển, mở rộng sản xuất cà chua có hiệu quả kinh tế cao tại ĐBSH. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất cà chua tại vùng ĐBSH; Bộ 
giống cà chua lai nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ bởi công ty Syngenta Việt Nam 
và những giống cà chua ưu thế lai triển vọng; Các vật liệu làm gốc ghép được nhập 
nội và thu thập từ sản xuất trong nước. 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
Đánh giá thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH; Nghiên cứu xác định giống và 
một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cà 
chua lai tại ĐBSH; Xây dựng mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản 
xuất hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH. 
5. Những đóng góp mới của Luận án 
Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH giai đoạn 2008-2011, từ 
đó đưa ra một số định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế, góp phần nâng 
cao hiệu quả sản xuất của người nông dân. 
Tuyển chọn, xác định và giới thiệu được cho sản xuất 03 giống cà chua lai 
triển vọng: TAT072672, Savior và TAT062659 có năng suất cao, chống chịu bệnh 
tốt, phù hợp với cơ cấu chính vụ và trái vụ ở ĐBSH, góp phần làm phong phú và 
đa dạng bộ giống cà chua lai năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt trong sản xuất. 
Tính đến năm 2012, diện tích trồng hai giống Savior và TAT072672 đã đạt tới 
-7- 
1382,4 ha và 328,3 ha tương ứng. Giống TAT062659 đã được giới thiệu vào sản 
xuất trong năm 2013. 
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất 
cho hai giống cà chua lai triển vọng TAT072672 và TAT062659 tại ĐBSH ở các 
thời vụ khác nhau. 
Xác định và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép mới phù hợp cho giống cà 
chua Savior: cà chua Hawaii 7996 và cà gai (Solanum incanum L.). Hoàn thiện qui 
trình trồng cây cà chua ghép ở các thời vụ khác nhau phục vụ sản xuất ở vùng 
ĐBSH. 
-8- 
Chương I 
Tæng quan tµi liÖu vµ c¬ së khoa häc cña ®Ò tµi 
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CÀ CHUA 
1.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển 
 Học thuyết về trung tâm phát sinh cây trồng của N. I. Vavilop đề xướng và 
P.M. Zukovxki bổ sung ghi nhận quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ 
(Nguyễn Văn Hiển và CS, 2000) [12]. Nguồn gốc của cây cà chua được nhiều nhà 
nghiên cứu khẳng định ở khu vực Andean bao gồm các vùng của Colombia, Peru, 
Ecuado, Bolivia và Chile. Những loài cà chua hoang dại gần gũi với cà chua trồng 
ngày nay vẫn được tìm thấy ở dọc dãy núi Andes (Peru), Ecuador (đảo 
Galapagos) và Bolivia (De Candolle, 1984) [83], Mai Thị Phương Anh và CS, 
1996 [1]. 
 Có nhiều ý kiến khác nhau về tổ tiên của cây cà chua trồng. Một số tác giả 
cho rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ L. esculentum var. pimpinellifolium, tuy 
nhiên nhiều tác giả lại nhận định L. esculentum var. cerasiforme (cà chua anh 
đào) là tổ tiên của cà chua trồng. Với nhiều bằng chứng khảo cổ học, thực vật 
học, ngôn ngữ học, lịch sử đã thừa nhận Mêhicô là trung tâm thuần hóa cà chua 
trồng (Jenkin, 1948) [106]. Theo nhà thực vật học người Ý Pier Andrea Mattioli 
(1554), những giống cà chua đầu tiên được đưa vào châu Âu bởi các nhà buôn 
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ Mêhicô (Heiser, 1969) [103]. Từ 
Châu Âu cà chua được di thực sang châu Phi qua những người thực dân đi chiếm 
thuộc địa [1]. 
 Những ghi nhận đầu tiên cho thấy, cà chua có mặt ở Bắc Mỹ vào những 
năm 1710, nhưng với quan niệm cà chua là cây độc, có hại cho sức khỏe nên chưa 
được chấp nhận. Mãi đến năm 1830, cà chua mới được coi là cây thực phẩm cần 
thiết như ngày nay [103]. 
 Cà chua được đưa tới Châu Á vào thế kỷ 18, đầu tiên là Philippin, đông Java 
(Inđônê xia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực dân Tây Ban Nha, 
Bồ Đào Nha và Hà Lan. Từ đây cà chua được phổ biến đến các vùng khác của 
châu Á. Tuy có lịch sử trồng trọt lâu đời nhưng đến nửa đầu thế kỷ 20, cà chua 
mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới (Kuo et al.,,1998) [116]. 
1.1.2. Phân loại cà chua 
 Trong bảng phân loại của Miller (1754) cà chua được gọi là Lycopersicon 
esculentum, sau đó Child (1990) và Peralta cùng với Spooner (2006) đã đổi tên cà 
-9- 
chua thành Solanum lycopersicum ( dẫn theo Jaime Prohens and Fernando Nuez, 
2008) [104]. 
 Cơ sở khoa học để phân loại cà chua khác nhau rất nhiều: Muller (1940) 
Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943) và Child (1990) phân loại dựa trên 
các tiêu chí hình thái học. Trong khi đó, Rick (1963, 1979), Rick et al., (1990) 
phân loại cà chua dựa trên cơ sở sinh học, liên quan đến các mối quan hệ trong lai 
tạo và chọn giống (dẫn theo Jaime Prohens and Fernando Nuez, 2008) [104]. Cho 
đến những năm 90x, phân loại cà chua của Muller được sử dụng rộng rãi nhất [1], 
[122]. Theo Muller, chi Lycopersicon Tourn được phân làm hai chi phụ: 
 Chi phụ Eriopersicon với các loài và loài phụ như L.peruvianum (L.) Mill.; 
L.cheesmanii; L. hirsutum; L. glandulosum 
 Chi phụ Eulycopersicon với hai loài L. pimpinellifolium và L. esculentum. 
Trong đó loài L. esculentum có 5 biến chủng là L. esculentum var. commune (cà 
chua thường), L. esculentum var.cerasiforme (cà chua anh đào), L. esculentum 
var.pyriforme (cà chua lê), L. esculentum var. grandyforlium (cà chua lá rộng hoặc 
cà chua lá khoai tây) và L. esculentum var. validum (cà chua đứng). 
Thời gian gần đây, các công bố của Peralta và Spooner (2000) về phân loại 
cà chua dựa trên trình tự DNA của các bản sao gen đơn (GBSSI) và kết quả phân 
loại dựa trên phân tích AFLP của Peralta và Spooner (2006) [134], Zuriaga et al. 
(2009) [159] đều cho kết quả phù hợp với phân loại của Child (1990) và Linnaeus 
(1753). Điều này cũng minh chứng thêm, nguồn gốc của cà chua trồng ngày nay 
bắt đầu từ dạng giao phấn, tự bất thụ, quả màu xanh (dẫn theo Jaime Prohens and 
Fernando Nuez, 2008) [104] 
Theo bảng phân loại của Peralta (2006) [134], cà chua thuộc loài Solanum 
lycopersicum và từ chi Lycopersicon đã phân thành 4 nhóm khác nhau: 
Nhóm thứ nhất bao gồm các loài phụ như: S. lycopersicum, S. 
pimpinellifolium, S. chees ... ây giống: 1,2 tấn than bùn + 600 kg 
phân chuồng hoai mục + 7,5 kg vôi bột + 2,5 kg NPK 16.6.8 + 5 kg super lân. 
Tất cả các thành phần giá thể trộn đều, ủ từ 30 - 60 ngày, sau đó xay nhỏ và 
loại bỏ tạp chất cứng, đổ giá thể vào vỉ xốp loại 50 - 84 lỗ/vỉ và nén nhẹ. 
4. Chuẩn bị nhà phục hồi cây sau ghép 
Nhà phục hồi cây sau ghép yêu cầu phải thoáng mát, sạch cỏ dại, có mái che 
hoặc phía trong các nhà lưới, đảm bảo nhiệt độ từ 30 - 35oC, ẩm độ > 80%, ánh 
sáng 10 – 12 klux. 
Diện tích nhà cho 1000 cây giống sau ghép là 10 m2. 
Nhà thiết kế theo kiểu vòm hình bán nguyệt, chiều cao 1 - 1, 2m, rộng 2 m, 
dài 5 m. Mái nhà được che một lớp nilon phía trong và 1 - 2 lớp lưới đen loại giảm 
25% ánh sáng phía ngoài. Nền nhà thiết kế thấp ở phía trong, cao ở phía ngoài, trải 
nilon phía dưới để giữ nước. Nước trong nhà cần lưu thông bằng cách bơm vào và 
tháo ra 1 -2 ngày/lần. 
5. Kỹ thuật gieo cây con 
Vụ hè thu: gieo hạt từ ngày 1/6 - 15/7, hạt cà tím gieo trước hạt cà chua 5 - 
7 ngày. 
Vụ xuân hè: gieo hạt từ ngày 1/11 – 20/12, hạt cà tím gieo trước hạt cà chua 
20 - 30 ngày. 
Trước khi gieo ngâm hạt cà tím và hạt cà chua trong nước ấm 45 - 50oC từ 3 
- 4 giờ, vớt ra để ráo nước, sau đó đem gieo 2 - 3 hạt/hốc, gieo xong phủ kín hạt 
bằng một lớp mỏng hỗn hợp giá thể nói trên, dùng doa tưới 2 - 3 lần/ngày cho đến 
khi hạt mọc đều, sau đó tưới 1 lần/ngày. Khi cây mọc 1 - 2 lá thật tỉa bỏ những cây 
xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc. 
Khoảng 10 ngày sau gieo, dặm lại những cây không mọc. Khi cây cà chua 
và cà tím được 2 - 3 lá thật cần hạn chế tưới nước để cây đanh cứng (khoảng 2 - 3 
ngày tưới 1 lần, tránh để cây bị héo). Trước khi ghép 10 - 15 ngày phân loại cây 
gốc ghép theo kích thước, đưa các cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn vào khu vực ghép. 
Trong vườn ươm cúh ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà tím và cà chua 
bằng Cloruaoxit đồng 0,1 - 0,2%, sâu vẽ bùa và bọ phấn bằng Regent 0,01%, Dầu 
khoáng SK99 1%. 
-177- 
Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép: cây cao từ 10 - 12cm, có 3 - 4 lá thật, đường 
kính thân cây 2,0 - 3,0 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh. 
Tiêu chuẩn cây làm ngọn ghép: cây cao từ 10 - 15 cm, có 4 - 5 lá thật, 
đường kính thân cây 2,0 - 3,0 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh. 
6. Kỹ thuật ghép cây 
Phun thuốc Regent 0,01% kết hợp với Ridomil 0,3% để phòng trừ sâu bệnh 
trước khi ghép 5 - 7 ngày. Tưới đủ ẩm ít nhất 15 phút trước khi ghép để khi ghép 
cây khô ráo. 
Dụng cụ ghép gồm: dao lam tiệt trùng, ống cao su chiều dài 12 – 15 mm, 
đường kính 2,5 - 3 mm, găng tay cao su. 
Dùng dao mỏng cắt vát 30o thân cây cà tím và thân cây cà chua phía trên 2 
lá mầm và phía dưới lá thật. 
Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn và 
gốc áp vào nhau. Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa 
vào nhà phục hồi cây sau ghép. 
7. Chăm sóc cây sau ghép 
Ngày đầu sau ghép: thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn 
tươi, che tối 80 - 90% ánh sáng. 
Ngày thứ 2 - 4: tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, 
che tối 70% . 
Ngày thứ 5: che cây ánh sáng nhẹ. 
Từ ngày thứ 6 - 9: tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng 
sớm và chiều mát. 
Từ ngày thứ 10 trở đi: cho cây sống điều kiện đủ sáng. 
Trong nhà phục hồi cây ghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây 
bằng VibenC hoặc Ridomil nồng độ 0,2 - 0,3%. Khi đưa cây ra khỏi nhà phục hồi 
kết hợp phun thuốc trừ sâu như Regent hoặc Seleczon nồng độ 0,1 - 0,3%. 
Thường xuyên tỉa bỏ các mầm ngủ của cà tím trên gốc ghép. 
Sau ghép 15 - 17 ngày cây ghép đã hoàn toàn hồi phục, có thể đưa trồng 
ngoài ruộng sản xuất. 
Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: cây xanh tươi, cao 10 - 12 cm 
vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh./. 
-178- 
Phụ lục 5.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA GHÉP TRÊN 
GỐC CÀ TÍM 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 703 /TT-CLT ngày 02 tháng 12 năm 2011 của 
Cục trưởng Cục Trồng trọt) 
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG 
1. Nhóm tác giả: Trần Khắc Thi, Lê Thị Thủy, Vũ Thị Tình, Trương Văn Nghiệp, 
Nguyễn Xuân Điệp, Phạm Văn Dùng. 
2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả. 
3. Nguồn gốc xuất xứ: 
Từ kết quả dự án “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ghép cà chua để phát 
triển cà chua trái vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng”. 
4. Phạm vi áp dụng: Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. 
5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất cà chua trái vụ. 
PHẦN II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT 
1. Thời vụ trồng 
Vụ hè thu: trồng từ ngày 10/7 - 5/9; 
Vụ xuân hè: trồng từ ngày 5/2 - 20/2. 
2. Giống 
Các giống cà chua thương mại TN267, Savior, Emural, ĐV2962, Anna 
ghép trên gốc cà tím EG203. 
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 
3.1. Đất trồng 
Ruộng trồng cà chua ghép cần bố trí trên đất có độ pH từ 6 - 6,5, ẩm độ > 
70%. 
Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, xử lý trước khi trồng bằng vôi bột với lượng 50 
kg/sào (360m2), lên luống rộng 1,4 m, cao 40 cm, trồng 2 hàng/luống. Dùng màng 
phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ khô để phủ mặt luống. 
3.2. Mật độ, khoảng cách trồng 
-179- 
Mật độ: 28.000 - 30.000 cây/ha. 
Khoảng cách cây cách cây: 45 - 50 cm, hàng cách hàng: 65 - 70 cm. 
3.3. Kỹ thuật trồng 
Trồng cây vào buổi chiều mát, khi trồng và trong quá trình chăm sóc không 
vun đất quá vết ghép. 
Sau khi trồng dùng que tre cắm bên cạnh để cố định cây không để gió làm 
cho cây bị lay vết ghép. 
3.4. Phân bón 
Lượng phân bón cho 1ha cà chua ghép gồm: 30 tấn phân chuồng + 180 kg 
N + 200 kg P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân 
hữu cơ sinh học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì. 
Cách bón: 
Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 160kg P2O5. 
Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần. 
Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. 
Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 60 kg N + 40 kg K2O. 
Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 40 kg N + 60 kg K2O. 
Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 40 kg N + 50 kg K2O. 
Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O. 
Cây cà chua ghép rất thích hợp với các loại phân hỗn hợp (N.P.K) như Đầu 
trâu (13.13.13), Việt Nhật (16.16.8.13s) hoặc Nitrophoska (15.5.20). Nên sử dụng 
các loại phân hỗn hợp để thay thế các loại phân đơn với liều lượng tương ứng. 
 Ngoài ra có thể bổ sung các chế phẩm kích thích ra rễ như Antonic, Mai 
xuân, Rong biển Hòa nước tưới cùng với các loại phân hóa học, sử dụng ở giai 
đoạn cây hồi xanh sau trồng 12 - 15 ngày. 
Sử dụng các loại phân bón lá như Agrodream, Đầu trâu, Antonic Phun 
sau trồng 5 - 7 ngày/lần, từ lúc cây hồi xanh cho đến trước khi thu hoạch. 
Liều lượng sử dụng các chế phẩm kích thích ra rễ và phân bón lá theo 
hướng dẫn của nhà sản xuất. 
3.5. Chăm sóc 
-180- 
Tưới nước: sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây chóng hồi phục cho 
đến khi cây hồi xanh hoàn toàn. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì tưới rãnh (7 
- 10 ngày tưới 1 lần). 
Làm giàn: khi cây hồi xanh phải làm giàn và buộc cây lên giàn. Dùng các 
vật liệu sẵn có của địa phương (sặt, nứa, tầm vông có chiều dài 2 - 2,5 m) để làm 
giàn. Giàn cho cà chua nên làm theo hình chữ A, cao 2 - 3 tầng, buộc thân cây vào 
giàn theo hình số 8 ở các tầng. 
Tỉa chồi, làm cỏ: tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các 
chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên của cây cà chua, đồng 
thời tỉa bỏ tất cả các mầm của gốc cà tím kết hợp với nhặt sạch cỏ dại xung quanh 
gốc cây và trên ruộng sản xuất 
3.6. Sử dụng thuốc đậu quả 
Trong điều kiện vụ hè thu, cần sử dụng thuốc đậu quả như CPA, GA3 nồng 
độ 10 - 15ppm. Phun lên chùm hoa hoặc nhúng 2 - 3 ngày/lần từ khi cây bắt đầu ra 
hoa cho đến trước khi cây đạt được 6 - 7 chùm quả. Trong quá trình phun chú ý 
không để thuốc tiếp xúc với ngọn cây. 
3.7. Phòng trừ sâu bệnh 
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM cho sản xuất cà chua. 
- Sâu hại 
 + Bọ phấn (Bemisia tabaci), Rệp (Aphis gosypli Glover): hai loại sâu này là 
môi giới truyền bệnh khảm virut (TMV) và xoăn vàng lá virut (TYLCV) ở cà 
chua, phòng trừ bằng các loại thuốc nội hấp như: Actara, Regent, Polytrin. 
 + Sâu đục quả (Helicoverpa armigera Hubner): sâu keo da láng 
(Spodoptera exigua hubner) hai loại sâu này ăn lá và đục quả cà chua. Phun thuốc 
Sherpa, Decis. 
- Bệnh hại 
+ Bệnh thán thư (Colletotrichum phomoides, Colletotrichum spp): bệnh 
thường lây truyền qua hạt giống và có thể tồn tại ở tàn dư cây nhiễm. Bệnh phát 
triển mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ cao (mưa kéo dài trong điều kiện 
trái vụ). Sử dụng Carbaendazim (Appencarb Super..), Difenoconazole (Score..). 
phòng trị sớm khi cây chớm bị bệnh. 
-181- 
 + Đốm lá (Cladosporium farlvum), thối thân (Sclerotium rolfside): sử dụng 
thuốc Ridomil hoặc Zineb, Ridomil phun định kỳ 7 ngày/lần. 
 + Virut: nhổ bỏ cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc nội hấp để phun diệt bọ 
phấn và rệp là môi trường truyền virut. 
Tất cả các loại thuốc sâu bệnh phải sử dụng đúng nồng độ và liều lượng ghi 
trên nhãn mác bao bì. 
4. Thu hoạch 
Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, không để dập 
nát, xây xát, đồng thời đảm bảo thời gian cách ly. Dùng các xô nhựa sạch thu quả, 
phân loại quả, sau đó xếp vào các thùng gỗ nhỏ, hoặc thùng carton loại 15-
20kg/thùng, bảo quản nơi thoáng mát. Khi quả chín hoàn toàn thì đưa đi tiêu thụ. 
-182- 
Phụ lục 6: Qui trình trồng cà chua Hồng Ngọc và TAT062659 ở Đồng bằng 
sông Hồng 
Phụ lục 6.1: Qui trình kỹ thuật trồng giống cà chua Hồng Ngọc 
1. Thời vụ: 
Có thể trồng ở nhiều thời vụ khác nhau. Vụ Hè Thu: tháng 7 (dương lịch), Vụ 
Đông: tháng 8 – tháng 10; Vụ Xuân Hè: Tháng 12- tháng 2 năm sau 
2. Đất trồng: 
Chọn những chân đất thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất cát pha. Ruộng trồng cà chua 
cần chủ động tưới tiêu. Cần cày bữa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Nên 
luân canh cây cà chua với các cây trồng khác, không nên trồng cà chua nhiều vụ 
liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó. 
3. Mật độ trồng: 
- Trồng luống đôi 1,2-1,4m, luống cao 20-30 cm, trồng hàng cách hàng 60-70 cm, 
cây cách cây 50-55cm. 
- Mật độ trồng: 26000 – 29000 cây/ha, 
4. 
 Chăm sóc 
- Làm giàn: Làm giàn cao 1,6-2m, có 2-3 tầng giàn ngang. 
- Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 2 thân chính, cần tỉa bỏ các nhánh bên, tỉa bỏ lá già, 
lá bệnh 
- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra 
hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng. 
5. Phân bón (lượng dùng cho 1ha) 
Lượng phân bón cho 1ha gồm: 25 tấn phân chuồng + 150 kg N + 200 kg 
P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân hữu cơ sinh 
học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì. 
Cách bón: 
Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 160kg P2O5. 
Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần. 
Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. 
Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 50 kg N + 40 kg K2O. 
Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 30 kg N + 60 kg K2O. 
Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 30 kg N + 50 kg K2O. 
Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O. 
-183- 
Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên 
bón nhiều Đạm. Nên dùng các loại phân NPK phức hợp như NPK Lâm Thao Căn 
cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung các loại phân bón qua lá, 
phân chuyên dụng như AgriViet, Delta nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng 
bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản. 
6. Phòng trừ sâu bệnh 
- Đối với Sâu hại: Phòng trừ giòi đục lá (sâu vẽ bùa) bằng Trigard (20cc/16 lít) hoặc 
Vertomec (20cc/16 lít), sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng proclaim (20cc/16 
lít) hoặc pegasus (20cc/16lit). Phòng trừ rệp, đặc biệt là bọ phấn trắng – là môi giới 
truyền bệnh xoăn vàng lá bằng Actara (4g/16 lít). 
- Đối với bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng bằng Score (10cc/16lit), bệnh mốc 
sương dùng Ridomil Gold (50cc/16lit). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp 
dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi 
bột (500 kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, ruộng cần thoát nước tốt, nhổ cách 
ly sớm cây bị bệnh 
- Cỏ dại: Phun Gramoxon (100cc/16lit), phun giữa hàng, giữa luống, tránh phun lên lá 
cà chua. 
Phụ lục 6.2: Qui trình kỹ thuật trồng giống cà chua TAT062659 
1. Thời vụ: 
Trồng tốt nhất vào vụ vụ Đông từ tháng 8 - tháng 10. 
2. Đất trồng: 
Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu. Có thể á dụng phương pháp làm 
đất tối thiểu để tận dụng thời vụ. 
3. Mật độ trồng: 
- Trồng luống đôi 1,2-1,4m, luống cao 20-30 cm, trồng hàng cách hàng 60-70 cm, 
cây cách cây 40cm. 
- Mật độ trồng: 35.700 cây/ha, 
4. 
 Chăm sóc 
- Làm giàn: Làm giàn cho cà chua, có từ 1-2 tầng giàn ngang. 
- Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 1 thân chính và 1-2 nhánh chính, cần tỉa bỏ các nhánh 
bên, tỉa bỏ lá già, lá bệnh 
-184- 
- Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra 
hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng. 
5. Phân bón (lượng dùng cho 1ha) 
Lượng phân bón cho 1ha gồm: 25 tấn phân chuồng + 150 kg N + 200 kg 
P2O5 + 200 kg K2O. Trường hợp không có phân chuồng thì dùng phân hữu cơ sinh 
học. Liều lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì. 
Cách bón: 
Bón lót: toàn bộ phân chuồng và 140kg P2O5. 
Bón thúc: lượng phân còn lại bón làm 5 lần. 
Lần 1: sau trồng 12 - 15 ngày, bón 20 kg N + 40 kg P2O5 + 30 kg K2O. 
Lần 2: sau trồng 30 - 35 ngày, bón 50 kg N + 40 kg K2O. 
Lần 3: sau trồng 50 - 55 ngày, bón 30 kg N + 60 kg K2O. 
Lần 4: sau thu quả đợt 1, bón 30 kg N + 50 kg K2O. 
Lần 5: sau thu quả đợt 3, bón 20 kg N + 20 kg K2O. 
Chú ý: Hạn chế sử dụng các loại phân đơn bón cho cà chua, đặc biệt không nên 
bón nhiều Đạm. Nên dùng các loại phân NPK phức hợp như NPK Lâm Thao Căn 
cứ vào tình trạng cây trên đồng ruộng, có thể bón bổ sung các loại phân bón qua lá, 
phân chuyên dụng như AgriViet, Delta nhằm giúp cho cây tăng khả năng kháng 
bệnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản. 
6. Phòng trừ sâu bệnh 
- Đối với Sâu hại: Phòng trừ giòi đục lá (sâu vẽ bùa) bằng Trigard (20cc/16 lít) hoặc 
Vertomec (20cc/16 lít), sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn lá bằng proclaim (20cc/16 
lít) hoặc pegasus (20cc/16lit). Phòng trừ rệp, đặc biệt là bọ phấn trắng – là môi giới 
truyền bệnh xoăn vàng lá bằng Actara (4g/16 lít). 
- Đối với bệnh hại: Phòng trị bệnh đốm vòng bằng Score (10cc/16lit), bệnh mốc 
sương dùng Ridomil Gold (50cc/16lit). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp 
dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi 
bột (500 kg/ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, ruộng cần thoát nước tốt, nhổ cách 
ly sớm cây bị bệnh 
- Cỏ dại: Phun Gramoxon (100cc/16lit), phun giữa hàng, giữa luống, tránh phun lên lá 
cà chua. 
-185- 
 Phụ lục 7. Kết quả phân tích hóa sinh 
Phụ lục 8: Kết quả phân tích đất thí nghiệm 
Phụ lục 9: Nhận xét của các địa phương về mô hình trình diễn và tiềm 
năng phát triển giống tại các địa phương 
-186- 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xac_dinh_giong_va_mot_so_bien_phap_ky_thu.pdf