Luận án Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía tây thành phố Hà Nội

Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội với

quan điểm: (1) Yêu cầu cao về chất lượng, nhanh về thời gian xây dựng và hoàn

thành kế hoạch đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, trở thành điển hình trong

Chương trình xây dựng nông thôn mới; (2) Mạnh về sự hỗ trợ nguồn lực từ thành

phố Hà Nội ngoài sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn khác. Bên cạnh đó quá

trình phát triển của vùng có sự ảnh hưởng: (1) Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn

ra nhanh và dễ có sự thay đổi trong quy hoạch phát triển; (2) Các huyện trong

vùng phát triển theo hướng hình thành các trung tâm khoa học, công nghệ, trung

tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ đô thị, đô thị văn hóa lịch sử,

du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh; (3) Phát triển đô thị kết hợp với công nghiệp,

nông nghiệp sạch có chất lượng cao theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Để

các huyện trong vùng phát triển đúng định hướng và đạt kết quả cao cần có đánh

giá: Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội diễn ra

như thế nào? Kết quả và những thay đổi sau 3 năm triển khai Chương trình xây

dựng nông thôn mới? Định hướng phát triển của vùng trong thời gian tới? Sự

tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của các tác nhân? Nguồn lực

để thực hiện công tác này sẽ được huy động và sử dụng như thế nào?

pdf 27 trang dienloan 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía tây thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía tây thành phố Hà Nội

Luận án Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía tây thành phố Hà Nội
 1 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
NGUYỄN MẬU THÁI 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
 CÁC HUYỆN PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
 Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
 Mã số : 62 62 01 15 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Hà Nội, 2015 
 2 
Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TÔ DŨNG TIẾN 
 2. PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
vào hồi ngày tháng năm 201 
Có thể tìm luận án tại thƣ viện: 
 - Thƣ viện Quốc gia 
 - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 - Thƣ viện Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 
Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội với 
quan điểm: (1) Yêu cầu cao về chất lượng, nhanh về thời gian xây dựng và hoàn 
thành kế hoạch đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, trở thành điển hình trong 
Chương trình xây dựng nông thôn mới; (2) Mạnh về sự hỗ trợ nguồn lực từ thành 
phố Hà Nội ngoài sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn khác. Bên cạnh đó quá 
trình phát triển của vùng có sự ảnh hưởng: (1) Quá trình đô thị hóa nông thôn diễn 
ra nhanh và dễ có sự thay đổi trong quy hoạch phát triển; (2) Các huyện trong 
vùng phát triển theo hướng hình thành các trung tâm khoa học, công nghệ, trung 
tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ đô thị, đô thị văn hóa lịch sử, 
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh; (3) Phát triển đô thị kết hợp với công nghiệp, 
nông nghiệp sạch có chất lượng cao theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái. Để 
các huyện trong vùng phát triển đúng định hướng và đạt kết quả cao cần có đánh 
giá: Xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội diễn ra 
như thế nào? Kết quả và những thay đổi sau 3 năm triển khai Chương trình xây 
dựng nông thôn mới? Định hướng phát triển của vùng trong thời gian tới? Sự 
tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của các tác nhân? Nguồn lực 
để thực hiện công tác này sẽ được huy động và sử dụng như thế nào? 
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 
Góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển 
nông thôn, xây dựng nông thôn mới; 
Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá 
trình xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội; 
Đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới của các huyện phía 
Tây thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu 
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương, chinh sách xây dựng nông thôn 
mới, kết quả phát triển kinh tế - xã hội và các tác nhân tham gia xây dựng nông 
thôn mới ở các huyện phía Tây thành phố Hà Nội. 
 2 
Phạm vi nghiên cứu 
Về nội dung: Nghiên cứu kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông 
thôn mới bao gồm các vấn đề kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế; các 
hình thức tổ chức sản xuất; văn hoá; dân trí; môi trường sinh thái liên quan đến 
xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội. 
Về không gian: Trên địa bàn các huyện phía Tây thành phố Hà Nội bao 
gồm 5 huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Sơn Tây. 
Về thời gian: Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới tại các huyện phía Tây 
thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013. 
4. Những đóng góp mới của Luận án 
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về 
phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Làm rõ khái niệm xây dựng 
nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nông 
thôn với vai trò chủ thể là người dân nông thôn nhằm phát triển hài hòa, kéo lùi 
khoảng cách giữa thành thị với nông thôn và cải thiện tình hình kinh tế nông 
thôn góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. 
Đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và sự tham gia 
của các tác nhân. Làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây 
dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội. 
Đề xuất được hệ thống các giải pháp có căn cứ, phù hợp và khả thi nhằm 
thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố 
Hà Nội tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh những giải pháp 
chính như cơ chế, chính sách; công tác tuyên truyền, vận động; đào tạo nghề 
cho lao động nông thôn,... cần thiết phải có sự đánh giá linh hoạt về mức độ đạt 
được của một số tiêu chí đối với từng vùng sinh thái, phù hợp với tình hình thực 
tiến của từng địa phương. 
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới 
1.1.1. Nông thôn mới 
Nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã 
văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; 
đời sống về vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản 
 3 
sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, 
quản lý dân chủ. 
1.1.2. Xây dựng nông thôn mới 
Xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn 
hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người 
dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông 
thôn. Quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ 
trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. 
1.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới 
 Xây dựng nông thôn mới với các nội dung: (i) Công tác quy hoạch; (ii) Hạ 
tầng kinh tế xã hội; (iii) Kinh tế và tổ chức sản xuất; (iv) Văn hóa xã hội và môi 
trường; (v) Hệ thống chính trị. 
1.1.4. Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới 
 Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới bao gồm: Người dân; Nhà 
nước; doanh nghiệp và các tổ chức dân sự. Trong đố người dân có vai trò quyết 
định cần được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện xây dựng NTM 
1.1.5. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới 
 Nguồn lực chính được huy động bao gồm: (1) Đóng góp của cộng đồng có 
thể bằng ngày công, hiện vật và tài chính; (2) vốn đầu tư của doanh nghiệp; (3) 
vốn tín dụng; (4) hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; (4) vốn tài trợ khác. 
1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới 
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm: (1) 
Chính sách của Đảng và Nhà nước; (2) Trình độ phát triển kinh tế xã hội; (3) Trình 
độ dân trí, đời sống và thu nhập của người dân; (4) Năng lực, trình độ của cán bộ 
địa phương và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới; (5) Sự phối hợp của các tổ 
chức đoàn thể, doanh nghiệp (6) Thu hút đầu tư vào nông thôn. 
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 
 Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước bao gồm: Hàn Quốc 
với phong trào “làng mới” (phong trào Saemaul Undong); Trung Quốc với kinh 
nghiệm phát triển xí nghiệm Hương Trấn; Kinh nghiệm của Thái Lan về phát 
triển nông thôn; Phát triển nông nghiệp đô thị của Đài Loan và phong trào "mỗi 
làng một sản phẩm" của Nhật Bản. 
 4 
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam 
 Kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển nông thôn với các 
mô hình: (1) Mô hình chuyển giao ruộng đất cho hộ nông dân (giai đoạn 1954 - 
1957); (2) Mô hình phát triển nông thôn mới cấp xã (chương trình 185); (3) Mô 
hình thí điểm xây dựng nông thôn mới cấp thôn/bản; (4) Mô hình thí điểm xây 
dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2009 - 2011. 
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới 
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng phát triển nông thôn trên 
thế giới cũng như ở Việt Nam, có thế rút ra những bài học kinh nghiệm cho 
công tác xây dựng nông thôn mới như sau: (1) Xây dựng nông thôn mới trên địa 
bàn xã, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận 
thức trong cộng đồng dân cư; (2) Coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội 
ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; (3) Có cách làm 
chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh rập khuôn, 
máy móc; (4) Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực; (5) Tập trung chỉ đạo cụ 
thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. 
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đặc điểm của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội 
Các huyện phía Tây thành phố Hà Nội bao gồm các huyện Chương Mỹ, 
Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây (130 xã; 9 phường, 
thị trấn). Vùng nghiên cứu nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, phía Tây giáp 
tỉnh Phú Thọ; phía Đông giáp các huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Quận 
Hà Đông, huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội; phía Nam tiếp giáp các huyện 
Mỹ Đức, huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình; phía Bắc giáp 
tỉnh Vĩnh Phúc. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 
Các phương pháp tiếp cận sử dụng trong luận án bao gồm: Tiếp cận hệ 
thống; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận định tính kết hợp định lượng; phát triển 
nông thôn bền vững. 
 5 
2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 
 Với điều kiện tự nhiên đặc trưng: Đồng bằng; đồng bằng xen vùng sâu, vùng 
xa và vùng gò đồi, trung du chúng tôi tiến hành điều tra 3 huyện đại diện cho 3 
vùng trên bao gồm: Huyện Chương Mỹ; huyện Thạch Thất; huyện Ba Vì. Mỗi 
huyện chúng tôi lựa chọn 9 xã đại diện cho 3 loại xã. 
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra theo các nhóm đối tượng 
Stt Đối tƣợng 
Tổng 
số 
Huyện 
Chƣơng Mỹ 
Huyện 
Thạch Thất 
Huyện 
Ba Vì 
 Tổng số 580 195 195 190 
1 Cán bộ cấp huyện 60 20 20 20 
2 Cán bộ cấp xã 100 35 35 30 
3 Hộ gia đình 300 100 100 100 
4 Cán bộ khối đoàn thể 60 20 20 20 
5 Doanh nghiệp 60 20 20 20 
 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên kết quả khảo sát và ý kiến của chuyên gia. 
2.2.3. Thu thập tài liệu 
Tài liệu thứ cấp cho luận án được thu thập từ các nguồn thích hợp cấp 
thành phố và các phòng cấp huyện. Số liệu mới được tiến hành thu thập qua 
điều tra, ph ng vấn đối tượng điều tra. 
2.2.4. Phương pháp x l và phân t ch tài liệu 
Các số liệu và phiếu điều tra được chúng tôi tiến hành tổng hợp thủ công 
và được hệ thống hóa, xử lý bằng chương trình Excel trong Microsoft trên 
máy tính. 
Luận án sử dụng: Phương pháp thống kê; Phương pháp nghiên cứu đánh giá 
có sự tham gia; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu điển hình; 
Phương pháp SWOT. 
2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu 
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả xây dựng nông thôn mới bao gồm: Các 
chỉ tiêu phản ánh hiện trạng nông thôn mới ở các huyện, xã; Các chỉ tiêu phản ánh 
mức độ đạt được so với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Các chỉ 
tiêu phản ánh sự tham gia của các tác nhân trong xây dựng nông thôn mới. 
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tác động của xây dựng nông thôn mới. 
 6 
Chương 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
CỦA CÁC HUYỆN PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
3.1. Thực trạng xây dựng NTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội 
3.1.1. Trước khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới 
Từ đề án xây dựng NTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội, thực 
trạng nông thôn được tổng hợp qua bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Thực trạng của các huyện ph a Tây thành phố Hà Nội 
trước khi xây dựng nông thôn mới năm 2010 
Huyện, 
thị xã 
Tổng 
số xã 
Từ 1-5 
tiêu chí 
Từ 6-10 
 tiêu chí 
Từ 11-15 
 tiêu chí 
Từ 16-19 
tiêu chí 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Toàn vùng 130 47 36,15 70 53,85 10 7.69 3 2,31 
Chương Mỹ 30 6 20,00 19 63,33 4 13.33 1 3,33 
Quốc Oai 20 3 15,00 13 65,00 3 15.00 1 5,00 
Thạch Thất 22 5 22,73 17 77,27 0 - 
Phúc Thọ 22 4 18,18 14 63,64 3 13.64 1 4,55 
Sơn Tây 6 - 6 100,00 - - 
Ba Vì 30 29 96,67 1 3,33 - - 
Trong tổng số 130 xã mới có 3 xã đạt được từ 15 đến 19 tiêu chí chiếm 
2,31% ở 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Phúc Thọ. Với tổng số 70 xã đạt 
được từ 6 đến 10 tiêu chí đạt tỷ lệ 53,85%. 
3.1.2. Công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới 
Kế hoạch và kết quả huy động nguồn lực của 3 huyện điều tra được tổng 
hợp qua bảng 3.2 cho thấy: Kết quả chỉ đạt 33,15% so với kế hoạch. Đáng chú ý 
và đat kết quả cao nhất so với kế hoạch đề ra là huy động sự đóng góp của 
người dân với tổng số tiền 711.460 triệu đồng đạt 147,5%. Nguồn vốn đầu tư 
cho Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được cho với yêu cầu 
của kế hoạch. Quan điểm và tư tưởng còn dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước của 
các địa phương, chưa chủ động trong công tác huy động và khai thác nội lực và 
các nguồn kinh phí khác. Các địa phương chưa có sự ưu tiên, đầu tư th a đáng 
nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. 
 7 
Bảng 3.2. Kế hoạch và kết quả huy động nguồn vốn 
 xây dựng nông thôn mới của các huyện điều tra năm 2010, 2013 
Stt Nguồn huy đông 
Kế hoạch đến 
năm 2013 
Kết quả huy động 
Số tiền 
(triệu đồng) 
T lệ 
(%) 
 Tổng cộng 4.761.573 1.578.341 33,15 
1 Thành phố 1.228.664 556.138 45,26 
2 Huyện 768.728 23.802 3,10 
3 Xã 1.185.528 806 0,07 
4 Doanh nghiệp 665.261 251.860 37,86 
5 Dân đóng góp 482.223 711.460 147,5 
6 Xã hội hóa 239.335 24.984 10,44 
7 Vốn khác 191.834 9.291 4,84 
3.1.3. Kết quả xây dựng NTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội 
a. Công tác quy hoạch 
Năm 2010 với tình hình trắng quy hoạch phổ biến ở nhiều xã. Kết quả 
sau 3 năm 130/130 xã hoàn thành xây dựng và phê duyệt đề án và quy hoạch 
nông thôn mới. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quy hoạch còn một 
số hạn chế: (1) Quy hoạch còn nặng về không gian và hạ tầng, dân cư (2) Chưa 
khách quan trong lựa chọn đơn vị tư vấn. (3) Nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở 
về sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch chưa đầy đủ và (4) sự 
tham gia của người dân trong công tác này chưa cao, chưa phát huy được tính 
cộng đồng trong xây dựng quy hoạch. 
b. Hạ tầng kinh tế xã hội 
Trong những năm qua hệ thống các huyện ưu tiên thực hiện trong thời gian 
qua bởi lẽ: (i) Xây dựng cơ sở hạ tầng là điều kiện để phát triển sản xuất; (ii) các 
dự án này dễ triển khai hơn so với các dự án phát triển sản xuất; (iii) thuận lợi 
trong công tác huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Thực 
trạng và kết quả xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội được tổng hợp qua bảng 3.3. 
Cơ sở vật chất văn hóa mới có 6 nhà văn hóa xã đạt chuẩn trong tổng số 7 
xã có nhà văn hóa (chiếm 5,38%); số nhà văn hóa thôn tăng lên 60 nhà so với 
năm 2010 tương ứng với 6,3%; trong đó 204 nhà đạt chuẩn chiếm 21,56%. 
 8 
Bảng 3.3. Thực trạng và kết quả xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội 
của các huyện ph a Tây thành phố Hà Nội năm 2010, 2013 
Stt Nội dung 
Đơn 
vị 
tính 
Năm 2010 Năm 2013 Chênh 
lệch 
(+, -) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
I Giao thông 
1 Trục xã, liên xã, liên thôn km 2.781,46 2.781,46 
 - Trải nhựa, bê tông hóa 1.584,48 56,97 2.239,06 80,50 654,58 
2 Đường ngõ xóm km 2.155,69 2.155,69 
 - T ... o đời sống cho 
người dân 
103 34,33 31 30,10 63 61,17 9 8,738 
 - Khác 20 6,67 16 80 4 20 
3.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 
Điều kiện tự nhiên của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội với các yếu 
tố thuận lợi: (i) Là khu vực mở rộng địa giới hành chính thủ đô, với quy hoạch 
khu công nghệ cao, du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp xanh; (ii) gần các 
trung tâm kinh tế như các khu, cụm công nghiệp với khu công nghệ cao Láng - 
Hòa Lạc; hơn 20 khu, cụm công nghiệp và 1 thị xã, 8 thị trấn được xác định rất 
có lợi thế để phát triển; (iii) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã đó. 
 18 
3.2.3. Năng lực, trình độ của cán bộ đia phương 
Kết quả điều tra cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cao thì 
nhận thức đúng và đầy đủ hơn về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đối 
với vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới, 27 ý kiến cho rằng là các cấp chính 
quyền đều thuộc nhóm có trình độ chuyên môn thấp. Về muc tiêu xây dựng 
nông thôn mới 22/33 ý kiến cho rằng là mục tiêu chủ yếu là xây dựng hạ tầng 
kinh tế xã hội, chiếm 66,67%; 25/27 ý kiến chiếm 92,60% cho rằng mục tiêu 
xây dựng nông thôn mới là phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất. 
3.2.4. Sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể 
Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể hiện: (i) Tuyên truyền, vận động 
cán bộ, hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới; (2) Xây dựng đề án, quy 
hoạch và tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới 
theo đúng quy hoạch; (3).Tham gia trong các chương trình phát triển kinh tế 
nông thôn; (4) Xây dựng đời sống văn hóa và các hoạt động bảo vệ môi trường 
nông thôn. 
3.2.5. Chính sách của Đảng và Nhà nước 
Nhận thức của các đối tượng điều tra về Bộ tiêu chí như thế nào? và ý 
kiến của các đối tượng điều tra về các tiêu chí được chúng tôi tổng hợp qua 
bảng 3.11. 
Bảng 3.11. Tổng hợp kiến điều tra đề nghị 
chình s a các tiêu ch xây dựng nông thôn mới năm 2013 
Tiêu chí 
Tổng 3 huyện 
Huyện 
Chƣơng Mỹ 
Huyện 
Thạch Thất 
Huyện 
Ba Vì 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Tổng số 220 75 75 70 
1. Giao thông 16 7,27 7 9,33 9 12,86 
2. Thủy lợi 13 5,91 2 2,67 5 6,67 6 8,57 
3. CSVC văn hóa 60 27,27 14 18,67 25 33,33 21 30,00 
4. Môi trường 74 33,64 27 36,00 29 38,67 18 25,71 
5. Y tế 34 15,45 12 16,00 8 10,67 14 20,00 
 19 
Như vậy, để bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa 
thực tiễn, phù hợp với từng địa phương cần thiết phải có sự điều chỉnh, áp dụng 
linh hoạt đối với từng vùng, miền về tiểu chuẩn đánh giá. 
3.2.6. Trình độ phát triển kinh tế xã hội 
Các huyện phía Tây thành phố Hà Nội với tốc độ tăng tăng bình quân đạt 
11,26% và duy trì phát triển đều trong những năm qua là điều kiện thuận lợi, tác 
động tích cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. 
3.2.7. Thu hút đầu tư vào nông thôn 
Trong thời gian qua tổng số doanh nghiệp đầu tư trong toàn vùng là 1.751 
doanh nghiệp với hàng ngàn lao động có việc làm và thu nhập ổn định cũng như 
hàng chục nghìn lao động thời vụ của địa phương tham gia phát triển kinh tế. 
3.2.8. Sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài 
Thể hiên trong các hoạt động: Giải quyết việc làm và góp phần nâng cao 
thu nhập cho người dân; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao 
động địa phương. Kết quả tham gia của doanh nghiệp ở các huyện điều tra được 
tổng hợp qua bảng 3.12. 
Bảng 3.12. Tình hình doanh nghiệp, làng nghề và người lao động 
ở các huyện ph a Tây thành phố Hà Nội năm 2013 
Nội dung 
Đơn 
vị 
tính 
Tổng 3 
huyện 
Huyện 
Chƣơng Mỹ 
Huyện 
Thạch Thất 
Huyện 
 Ba Vì 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
Số 
lƣợng 
T lệ 
(%) 
1. Doanh nghiệp DN 1.778 695 815 268 
- Công nghiệp, TTCN DN 1.020 57,37 368 52,95 485 59,51 167 62,31 
- Thương mại, dịch 
vụ, du lịch 
DN 758 42,63 327 47,05 330 40,49 101 37,69 
2. Làng nghề làng 234 172 50 12 
- Công nhận làng 
nghề truyền thống 
làng 50 20,83 34 19,77 9 18,00 7 58,33 
3. Lao động người 33.297 11.564 16.284 5.449 
- Lao động địa phương người 16.357 49,12 6.159 53,26 6.950 42,70 3.248 59,61 
4. Thu nhập BQ/lao 
động/tháng 
Tr.đ 2,57 2,6 2,8 2,3 
 20 
47
0
70
75
10
48
3 7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Số lƣợng (xã)
1 đến 5 tiêu chí 6 đến 10 tiêu chí 11 đến 15 tiêu chí 16 đến 19 tiêu chí
Nhóm 
tiêu chí
Năm 2010 Năm 2013
Vấn đề đáng chú ý là trong cả 3 huyện điều tra không có doanh nghiệp 
nào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vậy làm thế nào để thu hút doanh 
nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp cùng với bà con nông dân làm giàu 
trên chính mảnh đất nông nghiệp của họ. 
3.3. Đánh giá chung về công tác xây dựng nông thôn mới các huyện phía 
Tây thành phố Hà Nội 
3.3.1. Kết quả đã đạt được 
Toàn vùng không còn xã nào trong vùng thuộc nhóm 1, tập trung chủ yếu 
ở nhóm 2 và 3. Nhóm 4 với 7 xã đạt 5,38%, 48 xã thuộc nhóm 3 đạt 36,92% và 
chiếm 57,69% với 75 xã thuộc nhóm 2. 
Với kết quả hiện tại để thực hiện được mục tiêu 65 xã hoàn thành xây 
dựng nông thôn mới vào năm 2015 là rất khó khăn, nếu như đến năm 2015 có 7 
xã nhóm 4 hoàn thành thì mới chỉ đạt 10,76% so với kế hoạch đề ra. 
Đồ thị 3.2. Thực trạng và kết quả xây dựng nông thôn mới 
của các huyện ph a Tây thành phố Hà Nội 
3.3.2. Những mặt còn hạn chế 
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế xây dựng nông thôn mới ở các huyện 
phía Tây thành phố Hà Nội, còn một số hạn chế: (i) Quan điểm, nhận thức thực 
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo kiểu phong trào, hoàn thành để 
 21 
có được thành tích dẫn đến cách làm chưa phù hợp; (ii) đề án có tính sao chép 
giữa các xã, quy hoạch chưa thực sự sát với thực tế; (iii) tỷ trọng nguồn lực đầu 
tư cho các hoạt động sản xuất rất thấp chiếm từ 7 % đến 10% tổng kinh phí thực 
hiện đề án; (iv) huy động nguồn lực mới chỉ tập trung nhiều vào nguồn ngân sách 
Nhà nước; (v) vai trò của doanh nghiệp tham gia các hoạt động xây dựng nông 
thôn mới còn mờ nhạt; (vi) Phát triển sản xuất ở nông thôn ở nhiều xã vẫn chưa 
có định hướng rõ ràng, không có hướng đi cụ thể đơn thuần vẫn là nông nghiệp. 
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 
NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC HUYỆN PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
4.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố 
Hà Nội đến năm 2030 
Từ đề án xây dựng nông thôn mới của các huyện phía Tây thành phố 
Hà Nội, kế hoạch cụ thể của từng giai đoạn được tổng hợp qua bảng 4.1. 
Bảng 4.1. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới 
của các huyện ph a Tây thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2030 
Huyện, thị xã 
Tổng 
số xã 
Giai đoạn 
2011 - 2015 
Giai đoạn 
2016 - 2020 
Giai đoạn 
2021 - 2030 
Số xã 
hoàn 
thành 
T lệ 
(%) 
Số xã 
hoàn 
thành 
T lệ 
(%) 
Số xã 
hoàn 
thành 
T lệ 
(%) 
Toàn vùng 130 65 50,00 56 43,08 9 6,92 
1. Chương Mỹ 30 18 60,00 12 40,00 - 
2. Quốc Oai 20 8 40,00 12 60,00 - 
3. Thạch Thất 22 11 50,00 11 50,00 - 
4. Phúc Thọ 22 11 50,00 11 50,00 - 
5. Sơn Tây 6 3 50,00 3 50,00 - 
6. Ba Vì 30 14 46,67 7 23,33 9 30,00 
4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở 
các huyện phía Tây thành phố Hà Nội 
4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, ch nh sách của Đảng và Nhà nước 
Cần thực hiện các chính sách: (i) Rà soát, điều chỉnh và hướng dẫn thực 
hiện quy hoạch; (ii) Phát triển chợ nông thôn; (iii) Phát huy mọi nguồn lực xây 
 22 
dựng nông thôn mới; (iv) Chính sách đất đai, phát triển kinh tế trang trại; (v) 
Linh hoạt trong đánh giá mức độ đạt của một số tiêu chí phù hợp với điều kiện 
vùng, miền và từng địa phương. 
4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động 
Cần tập trung thực hiện các hoạt động: (1) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; 
(2) Sinh hoạt lồng ghép; (3) Xây dựng hệ thống bảng tin nội bộ, bảng tin nông 
thôn mới. 
4.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 
 (1) Nâng cao nhận thức về dạy nghề; (2) Xây dựng chiến lược và kế 
hoạch về dạy nghề lao động nông thôn; (3) Hoàn thiện hệ thống tổ chức dạy 
nghề cho lao động nông thôn; (4) Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy 
nghề; (5) Hoàn thiện nội dung, tài liệu, hình thức và phương pháp đào tạo nghề; 
(6) Đa dạng hình thức và phuơng pháp dạy nghề cho nông dân. 
4.2.4. Phát tiển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn 
(1) Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp; (2) Xây dựng các vùng chuyên canh 
theo hướng sản xuất hàng hóa tạo liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi; (3) 
Phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. 
4.2.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn thể 
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động; Tổ chức các phong trào thi 
đua, đảm nhận các nội dung, phần việc cụ thể; Chủ động tham gia mở các lớp 
bồi dưỡng, dạy nghề cho nông dân, xây dựng các mô hình kinh tế; Tạo cầu nối, 
kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư về với nông thôn, nông dân. Tạo sự 
gắn kết có hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, cộng đồng dân cư. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Từ những kết quả nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía 
Tây thành phố Hà Nội tác giả rút ra một số kết luận sau: 
1) Xây dựng nông thôn mới cần xác định đây là quá trình xây dựng 
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất 
lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách 
giữa thành thị với nông thôn. Quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người 
 23 
dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. Để 
thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình bên cạnh những kinh 
nghiệm thực tiễn qua các thời kỳ trước cần có sự vận dụng những bài học, kinh 
nghiệm của các mô hình thành công trên thế giới như phong trào "Làng mới"; 
Trung Quốc phát triển xí nghiệp Hương Trấn; Thái Lan với kinh nghiệm công 
nghiệp hóa nông nghiệp; kinh nghiệm phát triển nông thôn đô thị của Đài Loan; 
và "Mỗi làng một sản phẩm" của Nhật Bản. 
2) Thực trạng các huyện trong vùng có xuất phát điểm thấp so với quận, 
huyện khác trong thành phố với 53,85% số xã hoàn thành từ 6 đến 10 tiêu chí, 
36,15% số xã mới chỉ đạt từ 1 đến 5 tiêu chí. Sau 3 năm xây dựng nông thôn 
mới toàn vùng với 7 xã đã hoàn thành 16 - 19 tiêu chí chiếm 5,38%, 48 xã hoàn 
thành từ 11 - 15 tiêu chí, chiếm 36,92%. Những kết quả bước đầu được xác định: 
(i) Nhận thức của nhân dân về vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới và trách 
nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cơ sở trong chỉ đạo thực hiện các 
hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới được nâng lên; (ii) Bộ mặt 
nông thôn có sự thay đổi rõ rệt với tỷ lệ 52,55% hệ thống đường giao thông đã 
được cứng hóa; (iii) Xây dựng được được một số mô hình phát triển kinh tế, các 
hình thức tổ chức mới hoạt động hiệu quả hơn như hợp tác xã kiểu mới ở Thụy 
Hương, tổ hợp tác nấm, tổ hợp tác nuôi lợn an toàn sinh học ở Nghĩa Hương,... 
3) Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, khó khăn 
cần thay đổi: (1) Lựa chọn đơn vị tư vấn trong xây dựng và hoàn thiện quy hoạch 
theo hướng khách quan hơn; (2) điều chỉnh đề án theo hướng ưu tiên các nội dung 
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; (3) khai thác tốt nguồn nội 
lực của địa phương đặc biệt là sự tham gia của người dân, xã hội hóa các hạng 
mục công trình có thể thu hồi vốn đầu tư; (4) đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ 
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở sở cấp xã, thôn và làm tốt công tác đào tạo 
nghề cho lao động nông thôn; (5) đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, 
phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở và huy động sự tham gia của người dân, các tổ 
chức đoàn thể trong việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch thực hiện các hoạt động 
xây dựng nông thôn mới. 
4) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới các 
huyện phía Tây thành phố Hà Nội bao gồm: (i) trình độ dân trí, thu nhập của 
 24 
người dân; (ii) điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã; (iii) năng lực, trình độ 
của cán bộ đia phương và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới; (iv) sự tham 
gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể; (v) chính sách của Đảng và Nhà nước; 
(vi) trình độ phát triển kinh tế xã hội; (vii) thu hút đầu tư vào nông thôn; (viii) 
sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài 
5) Để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đã 
xác định các huyện trong vùng nghiên cứu cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, 
theo tác giả cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau: (i) cơ chế, chính sách của 
Đảng và Nhà nước; (ii) công tác tuyên truyền, vận động; (iii) Đào tạo nghề cho 
lao động nông thôn; (iv) phát tiển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông 
thôn; (v) nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn thể. 
2. Kiến nghị 
Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, có tính thực tiễn cao và đã 
huy động sự tham gia của toàn xã hội. Để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn 
mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội, tác giả có một số kiến nghị như sau: 
Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương cần có ưu tiên tập trung 
nguồn lực cho công tác xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các hạng mục cơ sở 
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động 
để người dân hiểu rõ về chương trình cũng như vị thế của mình trong quá trình 
thực hiện. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tiến của từng xã. 
Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh; hình 
thành các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp hiệu quả; thực 
hiện chuyển giao khoa học, các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. 
Đối với đội ngũ cán bộ cơ sở cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên 
môn, năng lực quản lý, chỉ đạo để có thể chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt 
động xây dựng nông thôn mới, phát huy được thế mạnh của địa phương. Làm tốt 
công tác dân chủ ở cơ sở để người dân thực sự là chủ thể, tham gia trực tiếp, 
đầy đủ các hoạt động xây dựng nông thôn mới. 
Người dân nông thôn cần không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ, 
năng lực của mình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu 
quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống và chuyển dịch cơ cấu lao động 
theo hướng hiện đại. 
 25 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Nguyễn Mậu Thái và Tô Dũng Tiến (2013). Nhận thức của cán bộ cơ 
sở ở các huyện phía Tây thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn 
mới: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 195; 
tr 10-17. 
2. Nguyễn Mậu Thái, Tô Dũng Tiến và Nguyễn Mậu Dũng (2014). Đánh 
giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong Chương trình 
xây dựng nông thôn mới tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, 
Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2; 
tr 250-258. 
3. Nguyễn Mậu Thái và Tô Dũng Tiến (2014). Huy động nguồn lực xây 
dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội, Tạp 
chí Kinh tế và Phát triển, 204 (II); tr 36-45. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_xay_dung_nong_thon_moi_cac_huyen_phia_tay.pdf