Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Trường hợp nghiên cứu TP. Sóc Trăng

Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã làm

gia tăng nhu cầu cấp nước và đặt ra những áp lực khai thác nguồn nước cho

các đô thị vùng ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn cấp

nước đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi những thay đổi bất định của các

nguồn nước trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện

nay. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng khung khái niệm về

phương pháp thiết lập kế hoạch cấp nước thích nghi (CRWSF) cho vùng ven

biển ĐBSCL, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống cấp nước

trước những yếu tố thay đổi bất định trong tương lai. Nghiên cứu đã áp dụng

cách tiếp cận đánh giá hạ tầng nước từ dưới lên, kết hợp các phương pháp

đánh giá: ngưỡng thích ứng tới hạn, đánh giá lộ trình thích ứng và phân tích

thực tế phương án, để xây dựng phương pháp lập kế hoạch cấp nước thích

nghi theo lộ trình nhằm hạn chế tác động của những yếu tố không chắc chắn

đến quyết định đầu tư cấp nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cấp nước theo lộ trình thích nghi với quan

điểm khai thác nguồn nước tổng hợp có thể góp phần nâng cao khả năng

chống chịu của hệ thống cấp nước đô thị trước những thay đổi bất định trong

tương lai. Tại thành phố Sóc Trăng, nước ngầm hiện là nguồn cung cấp nước

ngọt chính, sự sẵn có của nguồn nước này sẽ sụt giảm trong tương lai. Nguồn

nước mặt là nguồn cung cấp nước thay thế chính cho nước ngầm, nhưng việc

khai thác nguồn nước này gặp nhiều hạn chế bởi tình trạng xâm nhập mặn, do

đó khu vực thượng nguồn tỉnh Sóc Trăng (huyện Kế Sách) được xác định là

khu vực có tiềm năng triển khai các giải pháp khai thác nước mặt cho thành

phố. Nguồn nước lợ (công nghệ khử mặn) có tiềm năng khai thác, ứng dụng

trong những năm sắp đến cho hệ thống cấp nước của TP.Sóc Trăng. Nguồn

nước mưa được xem như nguồn nước bổ sung, góp phần giảm áp lực khai thác

những nguồn nước khác trong thời gian mùa mưa. Tuy nhiên, hạn chế về đặc

trưng phân bố mưa theo thời gian và hạn chế về không gian trữ nước trong đô

thị, thể tích bể chứa nước mưa từ 1-2 m3 là tối ưu cho trường hợp TP.Sóc

Trăng. Thể tích bể chứa này có thể góp phần giảm nhu cầu cấp nước của thành

phố khoảng 7.836-8.464 m3/ngày vào thời gian mùa mưa

pdf 188 trang dienloan 21380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Trường hợp nghiên cứu TP. Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Trường hợp nghiên cứu TP. Sóc Trăng

Luận án Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long – Trường hợp nghiên cứu TP. Sóc Trăng
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
ĐINH DIỆP ANH TUẤN 
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN NƢỚC CẤP 
PHỤC VỤ LỰA CHỌN QUY HOẠCH CHIẾN LƢỢC 
AN TOÀN CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ 
VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – 
TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TP.SÓC TRĂNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC 
2021 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
ĐINH DIỆP ANH TUẤN 
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN NƢỚC CẤP 
PHỤC VỤ LỰA CHỌN QUY HOẠCH CHIẾN LƢỢC 
AN TOÀN CẤP NƢỚC ĐÔ THỊ 
VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – 
TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TP.SÓC TRĂNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC 
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 
PGs. Ts. NGUYỄN HIẾU TRUNG 
PGs. Ts. ASSELA PARTHIRANA 
2021 
i 
LỜI CẢM TẠ 
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự 
động viên, giúp đỡ vô cùng to lớn của quý Thầy/Cô bộ môn Khoa học Môi 
trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần 
Thơ, Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, gia đình, bạn bè và đồng 
nghiệp. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: 
- PGs.Ts. Nguyễn Hiếu Trung và PGs.Ts. Assela Parthirana đã tận tình 
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. 
- Xin cảm ơn đến dự án “Biến đổi khí hậu và Cấp nước sạch ở ĐBSCL” 
(Dự án VEI) đã tạo điều kiện hỗ trợ quá trình học tập ngắn hạn tại Hà Lan và 
Việt Nam, cũng như quá trình thực hiện nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án. 
- Xin cảm ơn đến Công ty Cổ phần Cấp nước Sóc Trăng 
(SocTrangWaco) và Ban Lãnh đạo Công ty cùng Dự án “Hướng đến cấp nước 
thích nghi khí hậu: Khu vực Tây Nam sông Hậu”, Hà Lan (WaterWorX) đã 
tạo điều kiện, chia sẽ thông tin, số liệu liên quan trong quá trình thực hiện 
nghiên cứu. 
- Gs.Ts Lê Quang Trí, PGs.Ts. Lê Anh Tuấn, PGs.Ts. Văn Phạm Đăng 
Trí, Ths. Bùi Anh Thư, Ths. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Ths. Nguyễn Thành Lộc 
cùng quý cán bộ Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu đã động viên và tạo mọi 
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. 
- Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình là chỗ dựa vững chắc và là 
nguồn động viên lớn trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành 
luận án này. 
Xin chân thành cảm ơn 
 Đinh Diệp Anh Tuấn 
ii 
TRANG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG 
Luận án này với tựa đề là “Phân tích tiềm năng các nguồn nước cấp phục vụ 
lựa chọn quy hoạch chiến lược an toàn cấp nước đô thị vùng ven biển Đồng 
bằng sông Cửu Long - Trường hợp nghiên cứu thành phố Sóc Trăng”. Do 
Nghiên cứu sinh Đinh Diệp Anh Tuấn thực hiện theo sự hướng dẫn của PGs. 
Ts. Nguyễn Hiếu Trung và PGs. Ts. Assela Parthirana. Luận án đã báo cáo và 
được Hội đồng thông qua ngày.. 
 Ủy viên 1 Thư ký 
. . 
 Ủy viên 2 Ủy viên 3 
.  
 Phản biện 1 Phản biện 2 
. . 
 Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch hội đồng 
iii 
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu 
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án cùng 
cấp nào. Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án “Biến đổi khí hậu 
và Cấp nước sạch ở ĐBSCL” (Dự án VEI) và Hợp phần nghiên cứu Quick-
Scan của Dự án “Hướng đến cấp nước thích nghi khí hậu: Khu vực Tây Nam 
sông Hậu” (WaterWorX), Hà Lan. 
 Ngày tháng năm 2021 
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh 
PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung Đinh Diệp Anh Tuấn 
iv 
TÓM TẮT 
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã làm 
gia tăng nhu cầu cấp nước và đặt ra những áp lực khai thác nguồn nước cho 
các đô thị vùng ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn cấp 
nước đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi những thay đổi bất định của các 
nguồn nước trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện 
nay. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng khung khái niệm về 
phương pháp thiết lập kế hoạch cấp nước thích nghi (CRWSF) cho vùng ven 
biển ĐBSCL, góp phần nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống cấp nước 
trước những yếu tố thay đổi bất định trong tương lai. Nghiên cứu đã áp dụng 
cách tiếp cận đánh giá hạ tầng nước từ dưới lên, kết hợp các phương pháp 
đánh giá: ngưỡng thích ứng tới hạn, đánh giá lộ trình thích ứng và phân tích 
thực tế phương án, để xây dựng phương pháp lập kế hoạch cấp nước thích 
nghi theo lộ trình nhằm hạn chế tác động của những yếu tố không chắc chắn 
đến quyết định đầu tư cấp nước. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy cấp nước theo lộ trình thích nghi với quan 
điểm khai thác nguồn nước tổng hợp có thể góp phần nâng cao khả năng 
chống chịu của hệ thống cấp nước đô thị trước những thay đổi bất định trong 
tương lai. Tại thành phố Sóc Trăng, nước ngầm hiện là nguồn cung cấp nước 
ngọt chính, sự sẵn có của nguồn nước này sẽ sụt giảm trong tương lai. Nguồn 
nước mặt là nguồn cung cấp nước thay thế chính cho nước ngầm, nhưng việc 
khai thác nguồn nước này gặp nhiều hạn chế bởi tình trạng xâm nhập mặn, do 
đó khu vực thượng nguồn tỉnh Sóc Trăng (huyện Kế Sách) được xác định là 
khu vực có tiềm năng triển khai các giải pháp khai thác nước mặt cho thành 
phố. Nguồn nước lợ (công nghệ khử mặn) có tiềm năng khai thác, ứng dụng 
trong những năm sắp đến cho hệ thống cấp nước của TP.Sóc Trăng. Nguồn 
nước mưa được xem như nguồn nước bổ sung, góp phần giảm áp lực khai thác 
những nguồn nước khác trong thời gian mùa mưa. Tuy nhiên, hạn chế về đặc 
trưng phân bố mưa theo thời gian và hạn chế về không gian trữ nước trong đô 
thị, thể tích bể chứa nước mưa từ 1-2 m3 là tối ưu cho trường hợp TP.Sóc 
Trăng. Thể tích bể chứa này có thể góp phần giảm nhu cầu cấp nước của thành 
phố khoảng 7.836-8.464 m3/ngày vào thời gian mùa mưa. 
Các kịch bản sử dụng nước của khách hàng đều cho thấy nhu cầu cấp 
nước TP.Sóc Trăng có xu hướng tăng mạnh trong những năm sắp tới, gây 
nhiều áp lực đối với công tác đảm bảo an toàn cấp nước. Tuy nhiên, kết quả 
nghiên cứu cũng cho thấy hệ thống cấp nước hiện trạng và các giải pháp như 
kế hoạch hiện có của thành phố chỉ có thể đảm bảo cấp nước ở những năm 
tình trạng nước mặn không diễn ra gay gắt. Các thời điểm 2019/2020, 
v 
2024/2025, 2028-2030 được xác định là những ngưỡng thích ứng tới hạn của 
hệ thống cấp nước, do đó thành phố cần lựa chọn phương án đầu tư bổ sung 
nguồn cấp nước để đảm bảo an toàn cấp nước ở các thời điểm này. 
Theo kết quả nghiên cứu, để nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống 
cấp nước trước những yếu tố thay đổi bất định trong tương lai, kế hoạch cấp 
nước thích nghi cho TP.Sóc Trăng có thể theo lộ trình: các giải pháp cấp nước 
theo kế hoạch hiện hữu có thể được triển khai trong 1-2 năm tiếp theo (2019-
2021), phương án đầu tư giai đoạn 1 nhà máy cấp nước tập trung (theo định 
hướng của tỉnh) có điều kiện thuận lợi để triển khai tiếp theo (sau năm 2021). 
Phương án khai thác nguồn nước lợ (khử mặn) kết hợp quản lý nhu cầu dùng 
nước (SW2-M3) được đề xuất lựa chọn cho giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên tổng 
công suất các nhà máy khử mặn ≤5000 (đến năm 2024) và ≤20.000 m3/ngày 
(đến năm 2027) để không làm mất cân bằng dòng tài chính của đơn vị cung 
cấp nước sạch. Phương án đầu tư hệ thống hồ chứa nước thô (SW2-M4) được 
đề xuất đầu tư ở giai đoạn trung và dài hạn để đảm bảo tính khả thi của 
phương án và cân bằng dòng tài chính của công tác cấp nước. 
Từ khóa: an toàn cấp nước, cấp nước vùng ĐBSCL, kế hoạch cấp nước 
thích nghi, nguồn cấp nước, phương án cấp nước, quy hoạch cấp nước chống 
chịu. 
vi 
ABSTRACT 
Increase of water supply demand as results of rapid urbanization and 
industrialization is putting strong pressures on securing water supply for the 
coastal urbans in Vietnamese Mekong Delta. However, the water supply 
security in the delta is facing with various barriers, particularly uncertainties of 
the water resource availability under the contexts of climate change impacts 
and sea level rise. Therefore, this study was carried-out to design a conceptual 
framework of climate resilient water supply planning (CRWSF) for the urban 
coastal areas in the delta, supporting the water adapting with scenarios of 
future uncertainty in the delta. The study applied an integration approach of 
“Adaptation Tipping Points”, “Adaptation Pathways” and “Real Options 
Approach” to develop a climate adaptation assessment methodology for 
planning the adaptive water supply pathways. It‟s aiming to mitigate the 
uncertainty impacts on investment decisions in water supply. 
The results shows water supply planning accordingly adaptive pathways with 
a perspective of integrated water supply resources can contribute to enhancing 
resilience of the water supply systems under future uncertainties. Regarding 
potential of the water resources providing to Soc Trang City, groundwater is 
declining both quality and quantity in the next coming years although it is 
currently the main water resource. Surface water is considered as the main 
alternative water resource but the exploitation of such a kind of this resource is 
limited by salinity intrusion. Therefore, Ke Sach district, an upstream area of 
Soc Trang province, was identified as a potential area for applying solutions of 
surface water abstracting for the city. Besides, the brackish water resource by 
desalination technology has potential to be exploited and applied in the 
coming years to the water supply system of the city. Meanwhile, there is a 
limitation of rainwater harvesting for the urban water supply in the study area 
since the seasonal rainfall distribution and the limit of available space for the 
tank in residential houses. The optimal size of rainwater tank in the study area 
is only about 1-2 m
3
. The water supply demand can reduce by 7,836-8,464 
m
3
/day during the rainfall season if the rainwater tank is encouraged for 
implementing on all the households in the city. So, rainwater resource can be 
regarded as an additional water supply resource to reduce pressure on 
pumping the other water resources during the rain season. 
Scenarios of water uses of the water customers in the city shows the water 
demand of the city will strongly increase in the next coming years, it is putting 
pressures on the water security of the city. However, the result shows the 
vii 
existing water supply system and its plan can not secure water supply in case 
the salinity intrusion severely. The following periods 2019-2020, 2024-2025 
and 2028-2030 were identified as adaptation tipping points of the water supply 
system, and the city thereby needs to invest prevention measures before these 
tipping points for securing water supply to the city. 
According to the study result, to increase adaptive capacity of the water supply 
system in Soc Trang City under future uncertainties, a resilient water supply 
planning as adaptive pathways can be designed as: implementing water supply 
measures as the existing plan in one-two years ahead (2019-2021). The 
centralized scheme of surface water treatment (approved) at phase 1 can be a 
next selection (after 2021) since avantage of implementation conditions of the 
option. The option of brackish water desalination and water demand 
management (SW2-M3) is proposed as a next further selection but the total 
capacity of desalination plants is not over 5000 m
3
/day (towards 2024) and 
≤20.000 m3/day (towards 2027) to ensure a stable cash flow of water supply 
company. Regarding the mid-long term, the option of large-raw-water-
reservoirs system (SW2-M4) is suggested. The suggestion of the reservoir 
system for the mid-long term is to ensure the option feasibility and to keep the 
balance cash flow of the company. 
Key words: resilient water supply planning, water supply adaptation 
plan, water supply in the Mekong Delta, water supply options, water supply 
resources, water supply security. 
viii 
MỤC LỤC 
LỜI CẢM TẠ. ......i 
TRANG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG .............................................. ii 
CAM KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ iii 
TÓM TẮT ............................................................................................... iv 
ABSTRACT ............................................................................................ vi 
MỤC LỤC ............................................................................................. viii 
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................... xiii 
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................ xiv 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. xvii 
THUẬT NGỮ TRONG LUẬN ÁN .................................................. xviii 
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................... 1 
1.1 Tính cấp thiết ........................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 2 
 Mục tiêu chung ...................................................................... 2 1.2.1
 Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 2 1.2.2
 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .......................................... 3 1.2.3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................... 3 
 Ý nghĩa khoa học ................................................................... 3 1.3.1
 Ý nghĩa thực tiễn.................................................................... 4 1.3.2
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................... 4 
1.5 Điểm mới của luận án .............................................................. 4 
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 6 
2.1 Đặc trƣng thủy văn và tài nguyên nƣớc vùng ĐBSCL ........ 6 
 Chế độ thủy văn và tài nguyên nước mặt .............................. 7 2.1.1
 Chế độ mưa .......................................................................... 11 2.1.2
ix 
 Đặc trưng địa chất thủy văn ................................................. 12 2.1.3
2.2 Thách thức của hạ tầng nƣớc trên thế giới và Việt Nam ... 15 
 Khó khăn hạ tầng nước trên thế giới ................................... 15 2.2.1
 Thách thức công tác cấp nước vùng ven biển ĐBSCL........ 16 2.2.2
2.2.2.1 Khó khăn liên quan đến nguồn cấp nước ........................ 17 
2.2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch gia tăng .............................. 17 
2.2.2.3 Cạnh tranh khai thác nước .............................................. 18 
2.2.2.4 Chi phí và công nghệ xử lý nước .................................... 19 
2.3 Cách tiếp cận trong đánh giá và lập kế hoạch cấp nƣớc .... 20 
 Quản lý nước đô thị tổng hợp (IUWM) ............................... 20 2.3.1
 Đánh giá tổn thương hạ tầng nước ...................................... 20 2.3.2
2.4 Các phƣơng pháp đánh giá thiết lập kế hoạch  ...  2019a. The Role of Desalination in an Increasingly Water-Scarce 
World. Water Global Practice, The World Bank Group. Washington, 
DC20433, United State. 95 pp. 
Youssef, P.G., Al-Dadah, R.K. and Mahmoud, S.M., 2014. Comparative Analysis of 
Desalination Technologies Energy Procedia, 61 (2014). 2604-2607 pp. 
Zhang, S.X. and Babovic V., 2011. An Evolutionary Real Options Framework for 
the Design and Management of Projects and Systems with Complex Real 
Options and Exercising Conditions. Decision Support Systems 51(1): 119 – 
129. 
Zhang, S.X. and Babovic V., 2012. A Real Options Approach to the Design and 
Architecture of Water Supply Systems Using Innovative Water Technologies 
under Uncertainty. Journal of Hydroinformatics 14(1): 13–29. 
 148 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1. Kết quả hội thảo Đánh giá và đề xuất phƣơng án cấp nƣớc cho 
thành phố Sóc Trăng (hội thảo thực hiện năm 2014). 
1. Tác động biến đổi khí hậu và giải pháp 
Thay đổi khí hậu Tác động đến cấp nước Giải pháp ngắn hạn 
1. Xâm nhập mặn và 
nƣớc biển dâng 
Nguồn nước mặn Giải pháp khai thác: 
- Xác định điểm lấy nước phù hợp 
- Sử dụng nước mưa 
- Giảm NRW 
2. Trữ lƣợng nƣớc 
ngầm khai thác 
giảm 
Khó khăn trong khai 
thác 
- Chính phủ đã có chủ trương chuyển 
từ khai thác nước ngầm sang khai thác 
nước mặt. Tìm kiếm những giải pháp 
khai thác nguồn nước mặt bổ sung. 
- Cần có quy định khu vực hạn chế, 
cấp khai thác nước ngầm trên địa bàn 
tỉnh, cũng như quy hoạch khu vực phải 
sử dụng nước mặt. 
3. Thay đổi nhiệt độ 
Giảm chất lượng 
nguồn nước 
Giải pháp sử dụng nước: 
- Tiết kiệm nước 
- Sử dụng ít nước cho xử lý 
4. Hàm lƣợng Sắt 
trong nƣớc tăng 
cao 
Giảm chất lượng 
nguồn nước 
Chính sách: 
- Tiết kiệm nước 
- Quản lý khai thác nước dưới đất 
- Đấu nối nước sạch 
- Tận dụng nước mưa 
5. Ô nhiễm nƣớc 
mặt 
Nhu cầu cấp nước gia 
tăng 
- Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn 
nước 
Kết quả thảo luận về tác động BĐKH đến Sóc Trăng 
- Có nhiều kênh rạch dẫn đến mặn xâm nhập nhanh hơn ảnh hưởng đến thời 
điểm lấy nước. 
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước bởi lượng mưa chảy tràn 
 149 
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thủy văn, địa thủy văn, xây dựng, làm tăng 
chi phí sản xuất và phân phối nước (tùy thuộc vào phương thức xây dựng) 
- Mực nước các giếng khai thác nước ngầm hiện nay đã hạ thấp hơn trước đây. 
Các máy bơm cần hạ thấp đầu hút hoặc khoan sâu thêm mới khai thác được nước 
- Tại các vùng nông thôn, người dân sử dụng nhiều nguồn nước như nước mưa 
cho ăn uống và các mục đích khác. 
- Mực nước biển dâng 1m sẽ gây ngập Sóc Trăng> 51% diện tích, do đó nguồn 
nước thô sẽ bị ảnh hưởng nên cần phải sữa lại các công trình, dẫn đến yêu cầu phân 
bổ nguồn lực để đầu tư thêm. 
- Nhu cầu dùng nước gia tăng nên lượng nước ngầm khai thác cũng tăng. Điều 
này có thể góp phần khiến cho tình trạng nước mặn xâm nhập và các tầng chứa nước 
trầm trọng hơn. 
2. Ứng phó với xâm nhập mặn 
Các biện pháp cho thành phố Sóc Trăng. được đề xuất như sau: 
• Chuyển sang khai thác nước mặt (Kênh 30/4), đồng thời tìm nguồn nước ngọt phù 
hợp hơn ở thượng nguồn. 
• Dự trữ nước ngầm/xây dựng hồ chứa và tái bổ cập nước ngầm 
Tại Sóc Trăng, việc chuyển đổi từ nước mặt sang nước ngầm vào năm 1992, do mức 
độ ô nhiễm cao trong nước mặt. Hiện nay, việc chuyển đổi từ nước ngầm sang nước 
mặt sẽ được thực hiện với tầm nhìn 20 năm, thí điểm đầu tiên tại thành phố Sóc 
Trăng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định được nguồn ô nhiễm của nguồn nước 
mặt. Do đó, cần phải tìm kiếm những nguồn nước mặt tại các địa điểm khác kết hợp 
với xây dựng đường ống đấu nối. 
3. Ứng phó với việc thay đổi lƣu lƣợng nƣớc sông 
Đối với Sóc Trăng, trong cuộc thảo luận, một số thông tin được cung cấp thêm về kế 
hoạch phát triển các nhà máy xử lý nước cấp vùng. Vẫn chưa rõ cơ chế của dự án 
này như thế nào! Liệu nước thô hay nước uống sẽ được dự án cung cấp cho các tỉnh. 
Bộ TNMT cũng đã lên kế hoạch vào tháng 7 để thảo luận vấn đề này. 
Một giải pháp khả thi khác: sử dụng các vùng đất ngập nước hiện nay ở Đồng bằng 
sông Cửu Long để chứa nước phục vụ sử dụng trong mùa khô (ĐHCT). 
Thông tin / nhu cầu nghiên cứu: 
• Thông tin thảo luận về việc phát triển các nhà máy cấp nước vùng; 
• Nghiên cứu các khả năng dự án tái bổ cập nước ngầm ở cấp vùng ĐBSCL để chứa 
nước. 
• Nghiên cứu khả thi dự án hồ trữ nước thô để cấp nước 
 150 
Phụ lục 2. Kết quả hội thảo Đánh giá và đề xuất phƣơng án cấp nƣớc 
thích nghi cho thành phố Sóc Trăng (hội thảo thực hiện tháng 11/2019). 
Các phương án và thông tin cần thiết 
Phƣơng án/Giải pháp kỹ 
thuật 
Miêu tả Thông tin cần để triển khai 
phƣơng án/giải pháp 
Đầu tư nhà máy cấp nước tập 
trung 100.000 m
3
/ngày tại 
Cụm công nghiệp Xây Đá 
(KDN Đài Loan) 
(đề xuất dài hạn) 
Loại hình nước mặt. Tuy 
nhiên, nguồn nước mặt ở khu 
vực này có rủi ro bị nhiễm 
mặn, tình trạng nhiễm mặn có 
thể kéo dài trong một tháng. 
Khu vực này cũng ghi nhận 
các nguồn nước bị ô nhiễm. 
Dự kiến sẽ sử dụng công nghệ 
R.O trong quá trình xử lý. 
Quyết định lựa chọn đầu tư được 
Ủy ban Nhân dân Tỉnh ban hành . 
SOCTRANGWACO hy vọng 
nhận được sự hỗ trợ của tỉnh trong 
quá trình đấu thầu nhằm cung cấp 
nước cho KCN và đảm bảo an 
toàn cấp nước cho thành phố. 
SOCTRANGWACO đang lập 
nghiên cứu tiền khả thi 
Tìm địa điểm và đầu tư hồ 
chứa nước thô để thích ứng với 
biến đổi khí hậu. 
Lưu ý: các hồ chứa được bao 
gồm trong quy hoạch đô thị (5 
hồ chứa gần nhà máy 
Perfector). 
(đề xuất dài hạn) 
Vị trí: gần Nhà máy nước An 
Nghiệp 
Diện tích: khoảng 50 ha. 
Công suất: 1,5 triệu m3 
Có thể đảm bảo nước cho 
thành phố Sóc Trăng trong 60 
ngày. 
Kế hoạch chi tiết của Uỷ ban 
Thành phố. 
Thời điểm có chất lượng nước tốt 
trong năm 
Vận hành và bảo vệ nguồn nước 
An ninh nguồn nước cho các nhà 
máy cấp nước. 
Những biện pháp ưu tiên 
Ngắn hạn (2025) 
1. Thành phố Sóc Trăng: tìm kiếm, bổ sung 
giếng nước mới đáp ứng nhu cầu cấp nước 
công nghiệp ngày càng tăng. Đang xem xét 
các nguồn nước mới để làm tăng chất lượng 
cấp nước và thích ứng BĐKH, xâm nhập mặn 
a. Đầu tư nhà máy cấp nước 100.000 m3/ngày 
tại Cụm công nghiệp Xây Đá (Đài Loan) 
nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước cấp cho 
thành phố. 
2. Trần Đề: các hành động thực hiện như 
Sóc Trăng 
b. Tìm địa điểm và đầu tư hồ chứa nước thô 
thích ứng với biến đổi khí hậu. 
(Lưu ý: những hồ chứa nếu có trong quy 
hoạch, hoặc khai thác hồ chứa tập trung lớn 
vừa cho TP.Sóc Trăng vừa cho Trần Đề) 
3. Kế Sách: tìm kiếm và bổ sung các nguồn 
mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước 
(ngày càng tăng) do tốc độ phát triển đô 
thị tăng nhanh, đồng thời cải thiện chất 
lượng nước. 
c. Nâng cấp công nghệ xử lý cho tất cả các nhà 
máy xử lý (các nhà máy xử lý nước cung 
cấp cho TP.Sóc Trăng sẽ được ưu tiên) 
4. Ngã Năm: các hành động thực hiện như 
Kế Sách 
Đang xem xét 
5. Thạnh Trị: các hành động thực hiện như 
Kế Sách 
Đang xem xét 
Note: the order in the table is also the order of priorities in Soctrang 
 151 
Phụ lục 3. Phiếu tham vấn “Tiêu chí lựa chọn và đánh giá phƣơng án an 
toàn cấp nƣớc (số liệu tham vấn năm 2015 và tham vấn mở rộng năm 2019). 
 152 
 153 
 154 
Phụ lục 4. Kết quả họp tham vấn “Phƣơng án và tiêu chí lựa phƣơng án 
đầu tƣ cấp nƣớc cho khu vực Tây Nam sông Hậu” (số liệu tham vấn tháng 
06-07 năm 2019). 
Thành phần tham vấn: 
- Lãnh đạo, các Ông/Bà phụ trách Phòng/Ban: Kế hoạch, Qui hoạch, Tông 
hợp, Kỹ thuật, Tài chính, Ban chính sách, Điều độcủa Tổng công ty cấp 
nước: Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ 1 và Cần Thơ 2 và Ban Lãnh đạo 
của các công ty cấp nước trực thuộc. 
- Cán bộ Ban quản lý dự án ODA của Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn 
(SAWACO). 
- Các chuyên gia công ty Viten Evides International, Hà Lan về lĩnh vực: 
nguồn nước (water quality and resources), kế hoạch dài hạn (strategic 
planning), quản trị vật tư (asset management), phát triển đường ống 
(distribution network development) và quản lý dự án (project manager). 
- Các nhà khoa học, nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ. 
- Đơn vị tư vấn (VIWASE) lập Dự án cấp nước vùng ĐBSCL. Công ty tư 
vấn Nước, Môi trường và Hạ tầng kỹ thuật Sài Gòn. 
Nội dung tham vấn: 
1. Kế hoạch khai thác thêm/cải tạo các giếng khoan (vị trí, công suất, dự 
kiến thời gian, tình trạng cấp phép). 
Plan of the GW wells development/improving the existing wells (location, capacity, 
implementation time/ approved yes/no). Please indicate into the map. 
2. Kế hoạch xây dựng công trình thu nước mặt (lý do chọn: nguồn nước, 
vị trí công trình thu; công suất, thời gian khai thác; tình trạng cấp phép; 
Kế hoạch nâng cấp tương lai hoặc liên quan đến các vấn đề khác?) 
Plan of the surface water intakes (the water sources, the intake location, capacity, 
implementation time, approved yes/no, in relation to others problems) 
3. Kế hoạch đấu nối các hệ thống cấp nước 
Plan of the water supply system connections? 
4. Kế hoạch khai thác nhà máy cấp vùng (AquaOne) 
Do you have plan for connecting to the regional WTPs? What is the best connection 
according to your thinking? (for example: where is the destination of the regional water 
pipeline?) 
 155 
5. Công ty đã có những dự tính ban đầu cho kế hoạch an toàn cấp nước 
dài hạn chưa? Cơ sở đề xuất giải pháp an toàn cấp nước và tiêu chí để 
công ty đề xuất lựa chọn/quyết định thực hiện giải pháp. (Ví dụ cụ thể? 
Cho từng giải pháp). 
Do you have the initial plan for securing the water supply systems in the long term 
(later 2035)? What are criteria for an implementing decision? (Please go through the 
measure one by one). 
6. Những yếu tố thường xem xét/nghĩ đến khi quyết định lựa chọn phương 
án đầu tư (xin từng công ty chia sẽ kinh nghiệm cụ thể, hoặc miêu tả lại 
quá trình công ty lựa chọn dự án đầu tư trong thời gian gần đây)? 
7. Trong số 4 yếu tố để đánh giá dự án đầu tư bên dưới, theo ông/bà, tầm 
quan trọng của các yếu tố như thế nào theo điều kiện thực tế công ty 
(vui lòng cho thứ tự ưu tiên tất cả các yếu tố) 
- Đảm bảo cung cấp đủ nước đến khách hàng (an toàn cấp nước) 
- Hiệu quả kinh tế (mang lại lợi nhuận) 
- Có thể chuyển đổi công năng, hoặc kết hợp với giải pháp khác (linh hoạt) 
- Không lệ thuộc vào các yếu tố khác (như: xin phép khó khăn, không phù hợp với trình 
độ vận hành của công nhân, phải nhập khẩu thiết bị liên quan) (dễ thực hiện). 
- Hình tham vấn: 
 156 
Phụ lục 5. Phiếu khảo sát tình hình, nhu cầu sử dụng nƣớc sạch và sự sẵn 
lòng chi trả cho các hóa đơn tiền sử dụng nƣớc sạch ở thành phố Sóc 
Trăng (khảo sát thực hiện vào năm 2015 và 2017) 
 157 
 158 
 159 
 160 
 161 
 162 
Phụ lục 6. Dữ liệu chi phí sản xuất và phân phối nƣớc 
Báo cáo phân tích tài chính bền vững cho Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng, 
Vitten Evides 2015 (số liệu thu thập năm 2014). 
Định mức chi phí sản xuất năm tính toán (2018) 
Trượt giá (%/năm) 5.50% 2018 (
phat-nam-2019-la-bao-nhieu-
duoi-goc-nhin-chuyen-gia-
20190103163519745.chn) 
Đơn giá nước sạch (VND/m3) 8,900 VND/m3 
Thất thoát nước (%) 13% 
Nhân công, Vận hành bảo dưỡng và phân phối (%) 30.2% (theo bc 2012-2015) 
CP quản lý (%) 16.7% (theo bc 2012-2015) 
Thuế tài nguyên, CP_NangLuong 12.3% (theo bc 2012-2015) 
Lãi suất vay 9.5% 
Khấu hao 21.9% 
Phí nước thải (5%), CP tài chính (5.1%) 10.1% 
 -
 10.000.000.000
 20.000.000.000
 30.000.000.000
 40.000.000.000
 50.000.000.000
 60.000.000.000
 70.000.000.000
 80.000.000.000
2011 2012 2013
Cost recovery water supply
Financing costs
Depreciation water supply fixed
assets
Management costs / overhead
water supply
Direct costs water supply -
distribution
Direct costs water supply -
production
Revenues from water supply
 163 
Phụ lục 7. Kết quả tính toán dự báo nhu cầu dùng nƣớc sạch của thành 
phố Sóc Trăng đến năm 2035. 
Nghiên cứu áp dụng phân mềm VENSIM PLE để thực hiện tính toán nhu cầu 
dùng nước của thành phố Sóc Trăng theo các kịch bản nhu cầu dùng nước hộ 
gia đình và nhu cầu cấp nước công nghiệp. Các công thức tính toán được tổng 
hợp ở Chương 3, sơ đồ mô hình tính toán nhu cầu cấp nước bằng phần mềm 
VENSIM PLE như Hình PL7.1. 
Hình PL7.1 Mô hình tính toán nhu cầu cấp nước của TP.Sóc Trăng 
- WD1: kịch bản nhu cầu dùng nước CAO 
- WD2: kịch bản nhu cầu dùng nước theo QUY HOẠCH 
- WD3: kịch bản nhu cầu dùng nước TIẾT KIỆM 
Hình PL7.2: Kết quả tính toán nhu cầu cấp nước TP. Sóc Trăng đến năm 2035 
 164 
Phụ lục 8. Thông tin các vị trí quan trắc ở khu vực Kế Sách, Sóc Trăng. 
1 Tọa độ chi tiết các điểm đo đạc và lấy mẫu 
T
T 
Ký hiệu vị trí 
đo đạc 
Địa chỉ 
Tọa độ 
Vĩ độ Kinh độ 
I T1 
Kênh Ấp 5, xã Ba Trinh, huyện Kế 
Sách, tỉnh Sóc Trăng 
9,805048
0
 105,857159
0
I
I 
T1-1 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh, huyện Kế 
Sách, tỉnh Sóc Trăng 
9,801782 105,858887 
2
.1 
T1-1-D1 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh 
9,80519 105,8671 
2
.2 
T1-1-D2 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh 
9,80959 105,87772 
2
.3 
T1-1-D3 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh 
9,81381 105,88803 
2
.4 
T1-1-D4 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh 
9,81923 105,90108 
2
.5 
T1-1-D5 
Kênh Gạch Rợp, xã Ba Trinh 
9,82320 105,91129 
2
.6 
T1-1-D6 
Kênh Gạch Rợp, xã Trinh Phú, huyện 
Kế Sách,tỉnh Sóc Trăng 
9,82723 105,92059 
2
.7 
T1-1-D7 
Kênh Gạch Rợp, xã Trinh Phú 
9,83047 105,92917 
I
II 
T1-2 
Trên kênh số 1, xã Ba Trinh, huyện Kế 
Sách, tỉnh Sóc Trăng 
9,799762
0
 105,858845
0
3
.1 
T1-2-D1 
Kênh số 1, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, 
tỉnh Sóc Trăng 
 9,799780° 105,858910° 
3
.2 
T1-2-D2 
Kênh số 1, xã Đại Hải, 
 9,797810° 105,866580° 
3
.3 
T1-2-D3 
Kênh số 1, xã Đại Hải, 
 9,795219° 105,876737° 
3
.4 
T1-2-D4 
Kênh số 1, xã Đại Hải, 
 9,791290° 105,890870° 
3
.5 
T1-2-D5 
Kênh số 1, xã Đại Hải, 
 9,788120° 105,903850° 
3
.6 
T1-2-D6 
Kênh số 1, xã Kế An, huyện Kế Sách, 
tỉnh Sóc Trăng 
 9,784299° 105,919216° 
 165 
T
T 
Ký hiệu vị trí 
đo đạc 
Địa chỉ 
Tọa độ 
Vĩ độ Kinh độ 
3
.7 
T1-2-D7 Kênh số 1, xã Kế An 9,779931° 105,932457° 
4 T1-3 
Kênh Lầu, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, 
tỉnh Sóc Trăng 
9,799677
0
 105,855692
0
5 T1-4 
Kênh Cùng, xã Ba Trinh, huyện Kế 
Sách, tỉnh Sóc Trăng 
9,801221
0
 105,853601
0
2. Thời gian đo đạc lấy mẫu 
Thời gian bắt đầu đo đạc: Từ ngày 8/3/2016 đến ngày 15/3/2016 
Tại trạm số 1 (T1-1): đo EC, đọc mực nước và lấy mẫu phân tích Cl- theo 
giờ (từ 12 giờ ngày 8/3 đến 12 giờ ngày 15/3/2016). 
Trên trạm đo bổ sung T1-1; T1-2; T1-3; T1-4 đo EC và lấy mẫu phân 
tích Cl
-
 theo thời gian đỉnh hoặc chân triều một số ngày để đánh giá phân tích 
bổ sung. 
Hình 1: Vị trí các điểm đo EC và lấy mẫu xác định Cl- 
 166 
Hình 2: Vị trí đo và lấy mẫu bổ sung trên kênh Gạch Rợp (T1-1) và kênh 
số 1 (T1-2) 
 167 
Phụ lục 9. Mô hình và kết quả phân tích giá trị các phƣơng án. 
Hình PL9. Mô hình tính toán giá trị các phương án cấp nước 
Kết quả mô phỏng giá trị hiện tại thuần các phương án từ 2018-2035 
 168 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phan_tich_tiem_nang_cac_nguon_nuoc_cap_phuc_vu_lua_c.pdf
  • pdf8. Sumary_Eng_12Jan2021_DDATuan.pdf
  • pdf8. Tomtat_Viet_12Jan2021_DDATuan.pdf
  • docx9. Info_Page_DDATuan.docx
  • docx9. TRANG THÔNG TIN- DDATuan.docx