Luận án Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định

Việt Nam là một trong ba quốc gia sản xuất thủy hải sản lớn nhất thế giới

và cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới (FAO, 2015). Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm

2019 chiếm khoảng 15% sản lượng giao dịch toàn cầu và có mặt ở 100 quốc gia

trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tôm đang đóng góp cao nhất vào kim ngạch xuất

khẩu thủy sản quốc gia (chiếm gần 50%). Ngành tôm đang được kỳ vọng sẽ mang

về cho Việt Nam 10 tỷ USD để chiếm giữ vị trí số một thế giới (Bảo Hân, 2018).

Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng đầu trong nhóm các quốc gia bị thiệt hại

thủy sản do biến đổi khí hậu (BĐKH) ở mức nguy cấp báo động đỏ, đặc biệt là

ngành nuôi trồng thủy hải sản ven biển bởi năng lực thích ứng thấp (Quách Thị

Khánh Ngọc (2018). Ước tính năm 2030, thiệt hại của BĐKH đối với ngành thủy

sản Việt Nam có thể lên đến gần 2% tổng thu nhập quốc nuôi (GDP). Đơn cử năm

2017, gần 25.000 ha diện tích bị thiệt hại; trong đó: không xác định được nguyên

nhân là 9.035 ha, còn lại là do ảnh hưởng từ môi trường, thời tiết bất thường (Trần

Đức Quỳnh, 2018).

Cũng theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) (2015), cùng với

sự gia tăng về diện tích, sản lượng tôm thì môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm

dẫn đến bệnh dịch xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Bệnh trên tôm được

nhận định có diễn biến phức tạp hơn về chủng loại bệnh và mức độ trầm trọng của

bệnh. Cùng với đó, kết quả điều tra về dịch tễ bệnh tôm của Cục Thú y (2016) đã

chỉ ra những hạn chế của công tác quản lý thú y trong nuôi tôm

pdf 232 trang dienloan 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định

Luận án Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ 
NGUYỄN THỊ MINH THU 
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN 
TỈNH NAM ĐỊNH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020 
 HỌC	VIỆN	NÔNG	NGHIỆP	VIỆT	NAM	
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯	
NGUYỄN THỊ MINH THU 	 	
QUẢN	LÝ	RỦI	RO	TRONG	NUÔI	TÔM	VEN	BIỂN	
TỈNH	NAM	ĐỊNH	
Chuyên	ngành:	Kinh	tế	nông	nghiệp	
Mã	số:	 9	62	01	15	
Người	hướng	dẫn	khoa	học:	PGS.	TS.	Trần	Đình	Thao	 	 	
Hà Nội - 2020
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên 
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ 
lấy bất kỳ học vị nào. 
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, 
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. 
 Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2020 
Tác giả luận án 
Nguyễn Thị Minh Thu 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được 
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các giảng viên, nhà khoa học, sự động viên giúp đỡ từ 
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ 
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: 
- PGS. TS. Trần Đình Thao, Người hướng dẫn khoa học, Thầy đã tận tình định 
hướng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài; 
- Tập thể Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & PTNT 
(đơn vị công tác cũ của tôi) đã động viên, khích lệ tôi tham gia vào quá trình 
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học Tiến sĩ và định hướng lựa chọn 
chủ đề nghiên cứu này; 
- Tập thể Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế & PTNT (đơn vị tôi đang 
công tác) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác, học 
tập và sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn; 
- Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ở các nhiệm kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện 
thuận lợi cho tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu; 
- Các giảng viên, nhà khoa học và đồng nghiệp đã nghiêm túc góp ý cho tôi trong 
suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. 
Về phía địa phương, tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan 
đơn vị và cá nhân các cấp ở tỉnh Nam Định, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực 
cung ứng đầu vào cho nuôi trồng thuỷ sản tại vùng ven biển Nam Định, các đại lý cung 
ứng đầu vào, các tác nhân thu gom và tiêu thụ tôm thương phẩm, đặc biệt là chủ các cơ 
sở nuôi tôm và lao động trực tiếp nuôi tôm đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong suốt 
thời gian dài thực hiện nghiên cứu. 
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là chồng và các con 
yêu dấu của tôi đã luôn sát cánh đồng hành, động viên và khuyến khích tôi học tập và 
hoàn thành luận án./. 
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2020 
Nghiên cứu sinh 
Nguyễn Thị Minh Thu 
 iii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i 
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii 
Mục lục ............................................................................................................................ iii 
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi 
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii 
Danh mục đồ thị ............................................................................................................... ix 
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... xi 
Danh mục hộp ................................................................................................................. xii 
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii 
Thesis abstract ................................................................................................................ xv 
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4 
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 
1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 5 
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6 
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 6 
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 6 
Phần 2. Tổng quan về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm 
ven biển ................................................................................................................ 7 
2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm 
ven biển ................................................................................................................. 7 
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................... 7 
2.1.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong nông nghiệp ...................................................... 21 
2.1.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong nông nghiệp ..................................................... 22 
2.1.4. Chu trình quản lý rủi ro trong nông nghiệp ........................................................ 23 
2.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nông nghiệp ................................ 23 
 iv 
2.1.6. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nuôi tôm ven biển ............................................ 25 
2.1.7. Nội dung nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ........................ 27 
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ...................... 30 
2.2. Cơ sở thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm 
ven biển ............................................................................................................... 32 
2.2.1. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp trên thế giới .................................... 32 
2.2.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam ..................................... 39 
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh 
Nam Định ............................................................................................................ 43 
2.3. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong nông nghiệp và nuôi 
tôm ven biển ....................................................................................................... 44 
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 46 
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47 
3.1. Đặc điểm của vùng ven biển tỉnh nam định ........................................................ 47 
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49 
3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 49 
3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 50 
3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 52 
3.2.4. Thu thập thông tin ............................................................................................... 52 
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 55 
3.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 55 
3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 59 
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 60 
Phần 4. Kết quả nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại tỉnh 
Nam Định ........................................................................................................... 61 
4.1. Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........ 61 
4.1.1. Lịch sử và tình hình nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ..................................... 61 
4.1.2. Nhận diện rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định .................................. 62 
4.1.3. Phân tích rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................... 76 
4.1.4. Xác định cấp độ rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................ 96 
4.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh 
Nam Định ............................................................................................................ 99 
 v 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh 
Nam Định .......................................................................................................... 118 
4.2.1. Ảnh hưởng từ phía cơ sở nuôi tôm ................................................................... 118 
4.2.2. Ảnh hưởng từ chính sách quản lý rủi ro trong nông nghiệp và nuôi tôm 
ven biển ............................................................................................................. 121 
4.2.3. Ảnh hưởng từ phía chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên môn ..... 126 
4.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh 
Nam Định .......................................................................................................... 129 
4.3.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 129 
4.3.2. Định hướng quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ......................................... 130 
4.3.3. Các giải pháp đề xuất ........................................................................................ 131 
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 145 
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 148 
5.2.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................ 148 
5.2.2. Đối với các bộ ngành ........................................................................................ 149 
5.2.3. Đối với các nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 150 
Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án ............................................... 151 
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 152 
Phụ lục .......................................................................................................................... 162 
 vi 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 
BĐKH Biến đổi khí hậu 
BMP Thực hành quản lý tốt nhất (Best Management Pratices) 
CV Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation) 
FCIC Công ty Bảo hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance 
Company) 
GMP Thực hành quản lý tốt (Good Management Pratices) 
GO Giá trị sản xuất (Gross Outputs) 
HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anlysis 
and Critical Control Point) 
IC Chi phí trung gian (Intermediate Cost) 
MI Thu nhập hỗn hợp (Mix Income) 
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản 
PTBQ Phát triển bình quân 
PTNT Phát triển nông thôn 
RMA Cục Quản lý rủi ro (Risk Management Department) 
TACN Thức ăn chăn nuôi 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
SLF Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) 
UBND Uỷ ban nhân dân 
VA Giá trị gia tăng (Value Added) 
VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vietnam 
Association of Seafood Exporters and Producers) 
VCA Phân tích và đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ứng 
phó với rủi ro (Vulnerability and Capacity Assessment and 
Analysis) 
 vii 
DANH MỤC BẢNG 
STT Tên bảng Trang 
2.1. Một số loại rủi ro trong nông nghiệp và phạm vi tác động ............................... 13 
2.2. Chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp .................................................... 24 
3.1. Thông tin cơ bản về tình hình nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Nam Định 
năm 2014 ........................................................................................................... 52 
3.2. Đối tượng và nội dung tham vấn ....................................................................... 53 
3.3. Phân bổ địa điểm và mẫu điều tra tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định ........ 54 
3.4. Định nghĩa biến độc lập của mô hình Logit ...................................................... 59 
4.1. Tần suất và ảnh hưởng của bão tới tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 ....... 62 
4.2. Nhận định về ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thường tới tôm 
nuôi vùng ven biển Nam Định ........................................................................... 67 
4.3. Các bệnh phổ biến trên tôm tại vùng nuôi ven biển Nam Định ........................ 68 
4.4. Tốc độ phát triển bình quân của giá đầu vào, đầu ra trong nuôi tôm tại 
Nam Đị ... ----------------------------------------------- 
Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] 
---------+-------------------------------------------------------------------- 
dun~2018 | 120 .025 .014312 .1567796 -.0033391 .0533391 
dungnuoi | 120 .1083333 .0284911 .3121041 .0519182 .1647485 
---------+-------------------------------------------------------------------- 
 diff | 120 -.0833333 .0253362 .2775443 -.1335016 -.0331651 
------------------------------------------------------------------------------ 
 mean(diff) = mean(dungnuoi2018 - dungnuoi) t = -3.2891 
 Ho: mean(diff) = 0 degrees of freedom = 119 
 Ha: mean(diff) 0 
 Pr(T |t|) = 0.0013 Pr(T > t) = 0.9993 
. ttest chothuedam2018 = chothuedam 
Paired t test 
------------------------------------------------------------------------------ 
Variable | Obs Mean Std. Err. Std. Dev. [95% Conf. Interval] 
---------+-------------------------------------------------------------------- 
cho~2018 | 120 .0916667 .0264518 .2897647 .0392895 .1440438 
chothu~m | 120 0 0 0 0 0 
---------+-------------------------------------------------------------------- 
 diff | 120 .0916667 .0264518 .2897647 .0392895 .1440438 
------------------------------------------------------------------------------ 
 mean(diff) = mean(chothuedam2018 - chothuedam) t = 3.4654 
 Ho: mean(diff) = 0 degrees of freedom = 119 
 Ha: mean(diff) 0 
 Pr(T |t|) = 0.0007 Pr(T > t) = 0.0004 
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ MÔ HÌNH LOGIT 
. logit y1 area exp trainning type_cul area_planned breed gov_support 
Iteration 0: log likelihood = -65.192734 
Iteration 1: log likelihood = -39.54832 
Iteration 2: log likelihood = -37.667964 
Iteration 3: log likelihood = -36.782635 
Iteration 4: log likelihood = -36.67914 
Iteration 5: log likelihood = -36.678854 
Iteration 6: log likelihood = -36.678854 
Logistic regression Number of obs = 120 
 LR chi2(7) = 57.03 
 Prob > chi2 = 0.0000 
Log likelihood = -36.678854 Pseudo R2 = 0.4374 
---------------------------------------------------------------------- 
 209 
 y1 | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. 
Interval] 
-------------+-------------------------------------------------------- 
 area | .0002379 .0001219 1.95 0.051 -8.99e-07 
.0004768 
 exp | -.0149027 .039646 -0.38 0.707 -.0926075 
.062802 
 trainning | .6808693 .6362624 1.07 0.085 -.566182 
1.927921 
 type_cul | 3.532143 .7490182 4.72 0.000 2.064095 
5.000192 
area_planned | -.1945003 .6636913 -0.29 0.769 -1.495311 
1.106311 
 breed | .5327727 1.082524 0.49 0.023 -1.588936 
2.654481 
 gov_support | .6751731 1.094248 0.62 0.537 -1.469514 
2.81986 
 _cons | -3.697912 1.71985 -2.15 0.032 -7.068755 -
.3270684 
---------------------------------------------------------------------- 
. mfx 
 210 
Marginal effects after logit 
 y = Pr(y1) (predict) 
 = .90145812 
---------------------------------------------------------------------- 
variable | dy/dx Std. Err. z P>|z| [ 95% C.I. ] 
X 
---------+------------------------------------------------------------ 
 area | .0000211 .00001 3.59 0.000 9.6e-06 .000033 
9903.33 
 exp | -.0013238 .0036 -0.37 0.713 -.008385 .005738 
11.15 
trainn~g*| .0646743 .0622 1.04 0.098 -.057226 .186575 
.608333 
type_cul*| .6076278 .17296 3.51 0.000 .268623 .946632 
.816667 
area_p~d*| -.0167789 .05656 -0.30 0.767 -.127634 .094076 
.691667 
 breed*| .0563513 .13442 0.42 0.075 -.207099 .319802 
.908333 
gov_su~t*| .0487438 .06607 0.74 0.461 -.080751 .178238 
.108333 
---------------------------------------------------------------------- 
(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 
 211 
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ NUÔI TIÊN TIẾN 
1. Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn tiết kiệm nước 
Công nghệ này không gây ô nhiễm môi trường và phát tán bệnh dịch ra bên ngoài 
theo môi trường nước thải, đã được các nhà khoa học của Israel nghiên cứu và ứng dụng 
nuôi thành công. Công nghệ mới có thể nuôi được các đối tượng như cá biển, tôm Sú, 
tôm Thẻ chân trắng... Đây là công nghệ sử dụng một hệ thống các thiết bị lọc sinh học và 
vi khuẩn đặc biệt để xử lý nước thải quá trình nuôi thủy sản, vì thế không ảnh hưởng đến 
môi trường. Theo các nhà khoa học, công nghệ mới có thể giúp các loài thủy sản sinh 
trưởng trong môi trường nhiệt độ lý tưởng và ổn định. Trong thời gian nuôi không cần 
phải thay nước hoặc thực hiện xử lý hóa chất và không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời 
tiết, công nghệ mới này có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào kể cả ở những khu vực trong nôị 
đồng thiếu nước mặn lơ.̣ Công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mở ra con đường mới 
trong việc nuôi tôm nước lợ ở cả những khu vực bi ̣ bỏ hoang hóa sâu trong đất liền giúp 
giảm tải cho vùng ven biển, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chí phí để ứng dụng 
công nghệ này là cản trở lớn nhất đối với quyết định đầu tư. 
2. Công nghệ nuôi tôm Biofloc 
Biofloc là các cụm kết dính bao gồm tảo cát, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, 
các hạt hữu cơ chết, vi khuẩn. Mỗi hạt floc được gắn kết lại với nhau trong một ma trận 
lỏng lẻo bởi các chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn, chúng bị ràng buộc bởi các vi sinh 
vật dạng sợi, hoặc do lực hút tĩnh điện. Cộng đồng vi sinh trên biofloc cũng bao gồm các 
động vật phù du và giun tròn. Biofloc trong hệ thống nước xanh thường có kích thước 
lớn, vào khoảng 50 – 200 micron và rất dễ lắng xuống trong nước tĩnh. Chất lượng dinh 
dưỡng của biofloc rất tốt cho tôm cá nuôi. Hàm lượng protein khô trong biofloc chiếm 
khoảng 25-50%, phần lớn nằm trong khoảng 30- 45%. Chất béo chiếm từ 0.5-15%, thông 
thường nằm trong khoảng 1-5%. Biofloc là một nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt, đặc 
biệt là phosphorus. Biofloc cũng có tác dụng giống như là chế phẩm sinh học (probiotic). 
Yêu cầu cơ bản cho hoạt động hệ thống biofloc bao gồm: mật độ thả cao với 130-150 
PL10/m2 và máy sục khí cao từ 28 HP-32 HP/ha. Ao nuôi phải được lót bê tông hoặc lót 
bạt HDPE, ngũ cốc dạng viên và mật mía được thêm vào môi trường nước. 
Một yếu tố quan trọng trong hệ thống là sự kiểm soát của Biofloc trong ao nuôi 
trong quá trình hoạt động. Bioflocs được duy trì ở mức dưới 15 ml/L trong khi hoạt động. 
Tỷ lệ Carbon (C): Nitơ (N) được điều chỉnh và giữ ở mức trên 15:01 bằng cách điều chỉnh 
mật mía, ngũ cốc dạng viên và các đầu vào thức ăn. Sục khí giữ cho bioflocs lơ lửng trong 
 212 
nước ao, đây là yêu cầu chính để tối đa hóa khả năng các quá trình hoạt động của vi khuẩn 
trong ao nuôi tôm. Biofloc lơ lửng cũng là nguồn thức ăn sẵn có cho tôm. 
Biofloc cung cấp hai vai trò quan trọng là xử lý chất thải hữu cơ và là nguồn dinh 
dưỡng tốt cho tôm cá sử dụng. Hệ thống Biofloc có thể vận hành với tỷ lệ trao đổi nước 
rất thấp (khoảng 0.5-1%/ngày). Trao đổi nước ít giúp cho sự phát triển và hoạt động của 
biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải hữu cơ và các chất dinh dưỡng. Trong hệ 
thống Biofloc, thay nước để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi được giảm tối thiểu, 
thay vào đó, việc xử lý chất thải được thự hiện ngay bên trong hệ thống nhờ vào vai trò 
của các vi sinh vật dị dưỡng. Lợi ích của Biofloc là chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất 
thải hữu cơ thành nguồn protein của cá hoặc tôm. Khoảng 20-30% nitrogen trong thức ăn 
được đồng hóa (hấp thu) bởi tôm cá, khoảng 70-80% nitrogen trong chất thải ra môi 
trường. Trong hệ thống Biofloc, phần lớn lượng nitrogen này được vi sinh vật sử dụng và 
nó là thành phần chính của các hạt Biofloc. 
3. Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn khép kín 
Với quy trình này, mối lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi 
trường chung quanh đã được giải quyết một cách cơ bản. Công nghệ nuôi này chỉ dùng 
nước biển và tuần hoàn từ ao nuôi qua ao dự trữ xử lý nước. Trong hệ thống ao, nước 
được phân bố như sau: 60% dùng để nuôi, 30% dùng để dự trữ nước, còn 10% là ao chứa 
chất thải và xử lý vệ sinh. Nước từ biển bơm qua lưới lọc vào ao chứa, sau khi được xử 
lý sẽ đưa vào ao nuôi, thu hoạch xong, nước sẽ được đưa ra ao xử lý bằng chlorine 3 - 5 
phần nghìn và sục khí điều hòa ôxy rồi quay trở về ao chứa, lại tiếp tục xử lý và đưa vào 
ao nuôi. Lượng nước hao hụt do bốc hơi sẽ được bổ sung từ hệ thống cấp. Như vậy, quá 
trình nuôi không cần phải thay nước sau mỗi vụ thu hoạch như với con tôm sú trước đây. 
Nền đáy ao được lót bạt dày 0,75 cm bảo đảm nước không rò rỉ ra chung quanh. Với quy 
trình này, không lo về nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm vùng ven biển do lấy nước nuôi 
tôm và môi trường không bị ảnh hưởng bởi nước thải thay ra sau mỗi vụ nuôi. Quy trình 
nuôi tôm khép kín công tác phòng bệnh và xử lý môi trường là đặc biệt quan trọng. Bởi 
thế, đầu tư cho hệ thống trại tôm và kỷ luật vệ sinh ra vào trại hết sức nghiêm ngặt. Ngoài 
sự phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập từ ba đường: nước, trên không và trên bộ bằng hệ 
thống lưới, lọc, có bể sát trùng cho phương tiện và người vào trại. Mỗi ao lại có bể thuốc 
tím rửa tay, chân. Dụng cụ từng ao được để riêng sau khi vệ sinh khử trùng... Khác với 
các trại nuôi tôm thông thường, ở đây ao nuôi như nằm trong nhà kính, với hệ thống lưới, 
rào bảo vệ cả dưới đất, dưới nước lẫn trên không. Mỗi ao nuôi chỉ gần 1 ha mà lắp đến 
chín máy quạt nước sục khí xoáy loại lớn. Trong ao suốt 24 giờ trong ngày nước tung bọt 
trắng xóa và chảy thành dòng vòng quanh ao. Với cách lắp đặt quạt nước này, không 
những lượng ôxy được điều hòa mà toàn bộ chất cặn bã đều bị dồn vào giữa. Khi thu 
 213 
hoạch xong, chỉ cần bơm nước ra là dọn vệ sinh lòng ao dễ dàng hơn. Kết quả nuôi theo 
mô hình này cho hiệu quả khá cao, bình quân mỗi ha đạt doanh thu gần một tỷ đồng, tỷ 
suất lợi nhuận cao (gần 40%). 
4. Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính 
Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính của Israel đã được chuyển giao cho Tập đoàn 
Việt Úc. Nuôi tôm trong nhà kính đòi hỏi phải bố trí hệ thống máy quạt nước và ôxy đáy 
đủ công suất, hoạt động 24/24 giờ. Để quản lý tốt môi trường nuôi định kỳ xi phong đáy 
3 - 4 ngày/lần, loại bỏ hết chất thải bùn đáy kết hợp sử dụng men vi sinh 5 ngày/lần. Đặc 
biệt nuôi tôm theo công nghệ này đòi hỏi lượng nước bổ sung rất ít (1 - 2%/ngày), nguồn 
nước có thể được tận dụng cho vụ nuôi sau. Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính được áp 
dụng phổ biến tại các nước tiên tiến. Với quy mô hiện đại và khép kín nên đáp ứng được 
nhu cầu nuôi với mật độ cao, trung bình 200 - 290 con/m, tôm sau 100 - 105 ngày có thể 
thu hoạch, tôm đạt kích thước 30 - 33 con/kg, năng suất khoảng 80 tấn/ha. Điển hình, có 
những ao sau thu hoạch đạt 87 - 90 tấn/ha. Do tôm nhanh lớn, không mất thời gian cải 
tạo ao nuôi, không bị ảnh hưởng mùa vụ nên có thể nuôi 3 - 4 vụ/năm, đạt tổng sản lượng 
trên 240 tấn/ha/năm. Tôm nuôi trong nhà kính có nhiều ưu điểm, như sức tăng trưởng 
nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau khi thu hoạch bóng, đẹp, nên dễ tiêu thụ và giá 
bán cao. Mô hình này là ứng dụng công nghệ tiên tiến, toàn bộ ao nuôi nằm trong nhà 
kính được lót bạt, nước trong ao nuôi có thể xử lý, tiết kiệm và sử dụng nuôi đến 10 năm 
mới thay nước một lần... Tuy nhiên, công nghệ này có vốn đầu tư ban đầu rất lớn, các hộ 
nuôi nhỏ lẻ không thể áp dụng được nếu như không có tiềm lực kinh tế lớn. 
5. Công nghệ nuôi tôm trong nhà bạt vụ đông 
Nhà bạt có hai loại: Hệ thống nhà bạt được xây dựng trên ao theo hình chóp nón, 
giữa ao có một trụ chính, xung quanh ao cắm trụ bê tông hoặc sắt cao khảng 20 cm so với 
mặt đất cách nhau khoảng 30 cm. Dây cáp sắt đường kính Φ 3mm, được căng xung quanh 
ao đảm bảo độ dốc 5%, trên được phủ bạt kính. Việc xây dựng theo hình chóp nón có ưu 
điểm tránh được gió bão tốt hơn khi xây dựng theo hình ngôi nhà; Nhà bạt được xây dựng 
gồm 2 mái, có diện tích 1,2 ha, xà nhà được làm bằng ống kẽm có đường kính Φ 60, cột 
đường kính Φ 70, cao mái từ 3,5 - 4,0m, dây cáp bọc nhựa trên mái được móc vào các 
cột sắt được đóng xung quanh. Trên mái được phủ bạt kính và được đè dây cáp bọc nhựa 
lên trên. Có hai hình thức nuôi phổ biến: (1) Nuôi đơn cấp giống được thả trực tiếp xuống 
ao (cỡ giống P12 trở lên), thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng tiến hành thu hoạch; (2) Nuôi theo 
kiểu đa cấp, Giai đoạn 1 được ương trong bể ương trong nhà với thời gian 20 - 30 ngày 
với mật độ 500-1.000 con/m , sau khi tôm đạt cỡ 3 - 4 cm/con, được san ra ao thương 
phẩm với mật độ trung bình 100 con/m , sau 2 tháng nuôi tôm đạt cỡ 50 - 60 con/kg tiến 
 214 
hành thu hoạch. Kết quả ước tính mô hình thử 63 nghiệm nuôi tôm trong nhà bạt ban đầu 
cho thấy: Với 3.000 m, với mật độ thả 120 con/m, tỷ lệ sống đạt khoảng 80%, bình quân 
kích cỡ tôm thu hoạch đạt từ 70 – 80 con/kg sẽ cho sản lượng khoảng 3.600 kg. Giá bán 
bình khoảng 250 nghìn đồng/kg cho doanh thu khoảng 900 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí 
sản xuất khoảng 420 triệu đồng cho lợi nhuận khoảng 480 triệu đồng. Bình quân cứ bỏ 1 
đồng vốn đầu tư vào nuôi tôm vụ đông trong nhà bạt vụ đông sẽ cho 1,38 đồng lợi nhuận, 
với tỷ suất lợi nhuận này chỉ sau 0,6 năm hoàn vốn đầu tư ban đầu. Năng suất nuôi cao 
và cho giá trị lớn nhờ nuôi trái vụ lại sát tết nguyên đán nên giá tôm rất cao. Tuy nhiên, 
đầu tư lớn, thời gian nuôi dài, khó kiểm soát môi trường và dịch bệnh hơn vụ chính. Ngoài 
ra, việc không để cho đất đai nghỉ ngơi sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ ô nhiễm môi trường 
và bệnh dịch nếu như sau mỗi vụ nuôi không được xử lý tốt. 
6. FARMEXT_Công nghệ giám sát và quản lý ao nuôi từ xa 
Farmext chính là một giải pháp hiệu quả có chức năng giám sát và quản lý trại 
nuôi trồng thủy sản từ xa, giúp người nuôi trồng thủy sản quản lý chặt chẽ tình hình bệnh 
dịch để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Không chỉ là giải pháp giúp chuẩn hóa giám 
sát quá trình nuôi mà Farmext còn giúp người chăn nuôi chứng minh nguồn gốc "thực 
phẩm sạch" cho người tiêu dùng. 
Farmext triển khai rất đơn giản, không những giúp người nuôi ghi nhật ký ao nuôi 
dễ dàng, đồng thời nhắc nhở người nông dân những việc cần làm theo đúng quy trình 
nuôi và gợi ý giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Thiết bị giúp theo dõi môi trường nước, 
liên tục cập nhật dữ liệu qua ứng dụng điện thoại và vẽ biểu đồ phân tích. Khi chỉ số vượt 
giới hạn, máy sẽ tự động gọi điện cảnh báo. Ngoài ra, Farmext còn kết nối tới các chuyên 
gia trong ngành theo dõi các ao nuôi và hỗ trợ các ao nuôi đó suốt vụ nuôi. Farmext cũng 
là ứng dụng quản lý tất cả trại nuôi tôm cá từ nhỏ lẻ đến doanh nghiệp lớn. Hoạt động tốt 
trên nền tảng webapp, iOS, Android, người dùng có thể sử dụng ở bất kỳ đâu. 
Nếu theo phương pháp truyền thống, các trại phải đo môi trường 2 lần mỗi ngày 
bằng các testkit hoặc máy đo bằng pin, số liệu đo được ghi nhận một cách thủ công thông 
qua việc ghi chép nhật ký hàng ngày. Việc quản lý qua ứng dụng Farmext sẽ là một cuộc 
cách mạng thực sự trong ngành thủy sản. Các vấn đề được giải quyết triệt để từ việc giúp 
trang trại nuôi giảm rủi ro, giảm chi phí, có được đầu ra, cho đến giúp cơ quan nhà nước 
giảm gánh nặng quản lý quy hoạch, hỗ trợ. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_rui_ro_trong_nuoi_tom_ven_bien_tinh_nam_dinh.pdf
  • pdfKTNN - TTLA - Nguyen Thi Minh Thu.pdf
  • docTTT - Nguyen Thi Minh Thu.doc
  • pdfTTT - Nguyen Thi Minh Thu.pdf