Luận án Sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một

đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Nghiên cứu tăng trưởng được xem là

khoa học cơ bản của Nhi khoa. Các nhà Nhi khoa, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp

quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều lưu ý, nhấn mạnh

1.000 ngày đầu đời, từ khi thụ thai đến khi được tròn hai tuổi, là giai đoạn tối

quan trọng, là “những ngày vàng”. Đây là giai đoạn đặc biệt, quyết định

phần còn lại của cuộc đời trẻ, những ngày quyết định cho sự phát triển thể

chất, tinh thần và vận động cho trẻ em. 1000 ngày vàng là giai đoạn quyết

định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Tại

Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em còn ở mức cao. Theo số

liệu thống kê năm 2015 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ SDD thể

nhẹ cân chiếm 14,1%, thể thấp còi chiếm 24,6%, đặc biệt cao ở các vùng

miền núi và Tây Nguyên. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh

dưỡng là 29,2%. Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trước và trong khi mang

thai còn kém. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tình trạng dinh

dưỡng của người mẹ, đặc biệt là tình trạng vi chất dinh dưỡng khi mang thai

là nhân tố quyết định chính về cân nặng sơ sinh và tiềm năng phát triển

chiều cao của trẻ. Điều đó có nghĩa là tình trạng dinh dưỡng của người mẹ

cần phải được chuẩn bị từ trước khi có thai và cần được duy trì tốt trong suốt

thời kỳ mang thai. Trên thế giới và trong nước có nhiều tác giả nghiên cứu

tìm hiểu về vai trò của dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng lên sự phát

triển thể chất của trẻ trong giai đoạn 1000 ngày vàng, tuy nhiên nghiên

cứu về vai trò của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ trước và

trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển thể chất

và sức khỏe của trẻ sau sinh còn hạn chế.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Sự tăng trƣởng thể chất và

sức khỏe của trẻ dƣới 2 tuổi có mẹ đƣợc bổ sung vi chất dinh dƣỡng

trƣớc và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên” nhằm các mục

tiêu như sau:

1. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ

được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong mang thai tại Thái Nguyên.

2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất

và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất trước và

trong mang thai tại Thái Nguyên

pdf 27 trang dienloan 5860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên

Luận án Sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
-------------------------- 
NGUYỄN THỊ XUÂN HƢƠNG 
SỰ TĂNG TRƢỞNG THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE 
CỦA TRẺ DƢỚI 2 TUỔI CÓ MẸ ĐƢỢC BỔ SUNG 
VI CHẤT DINH DƢỠNG TRƢỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH 
MANG THAI TẠI THÁI NGUYÊN 
Chuyên ngành: Nhi khoa 
Mã số: 62720135 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
THÁI NGUYÊN, 2019 
 Công trình đƣợc hoàn thành tại: 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC TH I NGUY N 
Hƣớng dẫn khoa học: 
1. PGS. TS. Nguyễn Thành Trung 
2. TS. Nguyễn Hồng Phƣơng 
Phản biện 1:.............................................. 
Phản biện 2:.............................................. 
Phản biện 3:.............................................. 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường 
tại trường Đại học Y Dược - Thái Nguyên 
 Vào giờ ngày tháng năm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia 
- Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 
- Thư viện Trường ĐH Y Dược - ĐHTN 
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một 
đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Nghiên cứu tăng trưởng được xem là 
khoa học cơ bản của Nhi khoa. Các nhà Nhi khoa, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp 
quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều lưu ý, nhấn mạnh 
1.000 ngày đầu đời, từ khi thụ thai đến khi được tròn hai tuổi, là giai đoạn tối 
quan trọng, là “những ngày vàng”. Đây là giai đoạn đặc biệt, quyết định 
phần còn lại của cuộc đời trẻ, những ngày quyết định cho sự phát triển thể 
chất, tinh thần và vận động cho trẻ em. 1000 ngày vàng là giai đoạn quyết 
định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai. Tại 
Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em còn ở mức cao. Theo số 
liệu thống kê năm 2015 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ SDD thể 
nhẹ cân chiếm 14,1%, thể thấp còi chiếm 24,6%, đặc biệt cao ở các vùng 
miền núi và Tây Nguyên. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh 
dưỡng là 29,2%. Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ trước và trong khi mang 
thai còn kém. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tình trạng dinh 
dưỡng của người mẹ, đặc biệt là tình trạng vi chất dinh dưỡng khi mang thai 
là nhân tố quyết định chính về cân nặng sơ sinh và tiềm năng phát triển 
chiều cao của trẻ. Điều đó có nghĩa là tình trạng dinh dưỡng của người mẹ 
cần phải được chuẩn bị từ trước khi có thai và cần được duy trì tốt trong suốt 
thời kỳ mang thai. Trên thế giới và trong nước có nhiều tác giả nghiên cứu 
tìm hiểu về vai trò của dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng lên sự phát 
triển thể chất của trẻ trong giai đoạn 1000 ngày vàng, tuy nhiên nghiên 
cứu về vai trò của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ trước và 
trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển thể chất 
và sức khỏe của trẻ sau sinh còn hạn chế. 
 Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Sự tăng trƣởng thể chất và 
sức khỏe của trẻ dƣới 2 tuổi có mẹ đƣợc bổ sung vi chất dinh dƣỡng 
trƣớc và trong quá trình mang thai tại Thái Nguyên” nhằm các mục 
tiêu như sau: 
1. Đánh giá sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ 
được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và trong mang thai tại Thái Nguyên. 
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thể chất 
và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ được bổ sung vi chất trước và 
trong mang thai tại Thái Nguyên. 
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Tình trạng thấp còi là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước đang 
phát triển, vì vậy Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa mục tiêu giảm được 40% 
tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2025 so với năm 2010, đồng 
 2 
thời cũng đề xuất nhiều giải pháp để đạt mục tiêu đề ra, trong đó có giải 
pháp bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn trước 
sinh. Như vậy tên đề tài luận án này có tính thời sự, phù hợp với xu 
hướng của thế giới và chương trình dinh dưỡng quốc gia. 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
1. Đề tài là công trình đầu tiên trong nước nghiên cứu về sự tăng 
trưởng và sức khỏe của trẻ em từ 0- 24 tháng tuổi có mẹ được bổ sung vi 
chất trước và trong mang thai tại Thái Nguyên. 
2. Nghiên cứu đã đưa ra được các số liệu về tăng trưởng thể chất và sức 
khỏe của trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi tại Thái Nguyên và đã tìm ra một số yếu tố 
ảnh hưởng tới tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ tại Thái Nguyên. 
3. Nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của bổ sung đa vi chất 
dinh dưỡng trước khi mang thai lên kết quả thai nghén. Nhóm trẻ là con 
của các bà mẹ được bổ sung đa vi chất trước khi mang thai, sau đó bổ 
sung sắt- acid folic trong quá trình mang thai có cân nặng và chiều cao sơ 
sinh cao hơn và giảm tỷ lệ thiếu máu sơ sinh hơn nhóm trẻ là con của các 
bà mẹ bổ sung acid folic hoặc sắt – acid folic trước khi mang thai. 
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 143 trang. Ngoài phần đặt vấn đề (3 trang), phần kết luận (3 
trang) và phần kiến nghị (1 trang) còn có 4 chương bao gồm: Chương 1: 
Tổng quan 40 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 
trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 48 trang; Chương 4: Bàn luận: 32 
trang. Luận án gồm 36 bảng, 11 hình, 171 tài liệu tham khảo (Tiếng Việt: 59 
tài liệu; Tiếng Anh: 112 tài liệu). 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 
1. Tăng trƣởng thể chất của trẻ em 
1.1. Tăng trưởng về cân nặng 
Cân nặng là số đo thường được tiến hành trong tất cả các công trình 
điều tra cơ bản cũng như thường ngày. Một phần vì đó là kích thước tổng 
hợp cơ bản không thể thiếu để đánh giá về mặt thể lực, dinh dưỡng và sự 
tăng trưởng. Mặt khác, đó cũng là kích thước phổ cập, đơn giản, dễ đo. 
1.2. Tăng trưởng về chiều cao 
Chiều cao (chiều dài: CD) là một trong những kích thước cơ bản nhất 
trong các cuộc điều tra về nhân trắc. Chiều cao nói lên chiều dài của toàn 
thân do đó nó được dùng để đánh giá sức lớn của trẻ em, hình thái tầm 
vóc của người trưởng thành. Chiều cao là số đo trung thành của tăng 
trưởng, chiều cao phản ánh tốt cuộc sống quá khứ và là bằng chứng phản 
ánh chế độ dinh dưỡng. Trẻ thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ làm chậm phát 
triển chiều cao. 
 3 
1.3. Vòng đầu (hay chu vi chẩm- trán) 
Vòng đầu (VĐ) là một kích thước hay được dùng trong nhân trắc học, 
tương quan với khối lượng của não và chức năng nhận thức. Đo VĐ cho 
phép gián tiếp đánh giá có thể phát hiện sự bất thường thứ phát của não do 
các quá trình bệnh lý. Vì vậy Hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đo VĐ khi 
thăm khám cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. 
1.4. Vòng cánh tay 
Vòng cánh tay (VCT) là một trong những chỉ tiêu nhân trắc thường 
được sử dụng trong các cuộc điều tra thực địa. Nó cho phép đánh giá 
khối lượng các bắp thịt và nó cũng phản ánh tình trạng dinh dưỡng của 
trẻ. Dựa vào chỉ số VCT có thể phân loại nhanh tình trạng dinh dưỡng tại 
cộng đồng. WHO đã đưa ra ngưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 
em theo VCT: Bình thường: VCT ≥ 13,5cm, VCT 11,5 đến dưới 12,5cm: 
SDD cấp tính vừa, VCT < 11,5cm: SDD cấp tính nặng. 
2. Tình trạng dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ em. 
Đánh giá sức khỏe của một cá nhân hay của một cộng đồng là một 
thách thức, vì sức khỏe là một khái niệm trừu tượng, khó đo lường được. 
Trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh về sức 
khỏe trẻ em đó là tình trạng dinh dưỡng và một số bệnh cấp tính thường 
gặp ở trẻ em tại cộng đồng: SDD, thiếu máu, nhiễm khuẩn hô hấp cấp 
(NKHHC) và tiêu chảy. 
SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất 
dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức 
độ khác nhau, ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, sức khỏe của 
trẻ. Hai năm đầu sau sinh là giai đoạn phát triển cơ thể nhanh nhất, là giai 
đoạn có nguy cơ SDD cao nhất. Kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng 
của trẻ em, tỉ lệ trẻ em SDD thể nhẹ cân ở Việt Nam đã giảm nhưng vẫn 
ở mức cao, năm 2012 là 16,2%, năm 2013 là 15,3%, năm 2014 là 14,5% 
và năm 2015 là 14,1%. Tuy nhiên tỉ lệ SDD thấp còi chung toàn quốc 
vẫn ở mức 26,7% năm 2012, 25,9% năm 2013, 24,9% năm 2014 và 
24,6% năm 2015. 
Theo kết quả tổng điều tra và giám sát dinh dưỡng 2009 - 2010, tỷ lệ 
thiếu máu ở các vùng sinh thái hầu hết vẫn còn ở mức trung bình, vùng 
núi Tây bắc ở mức nặng. Nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng có nguy cơ thiếu 
máu cao: nhóm trẻ 0 - 12 tháng và 12 - 24 tháng có tỷ lệ thiếu máu cao 
nhất đạt 45,3% và 44,4%; trong khi đó ở nhóm 24 - 35 tháng tỷ lệ này chỉ 
còn 27,5%. 
NKHHC là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng, bệnh tật và đứng 
thứ ba gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam 
 4 
Tại Việt Nam khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là vùng Tây 
Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông 
Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. 
3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng thể chất, tình trạng dinh 
dƣỡng và sức khỏe của trẻ em dƣới 2 tuổi 
Quá trình tăng trưởng của trẻ từ khi còn là bào thai cho đến khi sinh 
ra, lớn lên và trưởng thành chịu sự tác động qua lại của rất nhiều yếu tố: 
dinh dưỡng, di truyền, môi trường và xã hội. Cũng giống như tăng 
trưởng, có nhiều yếu ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe 
của trẻ: Dinh dưỡng, kinh tế xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi 
trường, yếu tố di truyền và sinh học. Tác động của mỗi yếu tố đến tăng 
trưởng và sức khỏe khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ, có 
yếu tố thúc đẩy, có yếu tố gây hạn chế. Các yếu tố này không tác động 
một cách riêng rẽ mà chúng liên quan chặt chẽ với nhau và quyết định 
tính chất phát triển. 
Chƣơng 2 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PH P NGHI N CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các cặp mẹ con trong đó các bà mẹ được bổ 
sung vi chất dinh dưỡng từ trước và trong quá trình mang thai và được 
chia thành 3 nhóm: 
Nhóm 1: Những trẻ là con của bà mẹ được bổ sung Folic acid (FA) 
hàng tuần trước khi mang thai và được bổ sung sắt + folic acid (IFA) 
hàng ngày trong quá trình mang thai. 
Nhóm 2: Những trẻ là con của bà mẹ được bổ sung IFA hàng tuần trước 
khi mang thai và được bổ sung IFA hàng ngày trong quá trình mang thai. 
Nhóm 3: Những trẻ là con của bà mẹ được bổ sung đa vi chất (multiple 
micronutrient (MM)) hàng tuần trước khi mang thai và bổ sung IFA hàng 
ngày trong quá trình mang thai. 
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu 
- Con của các bà mẹ đã tham gia uống vi chất dinh dưỡng trước và 
trong khi mang thai, chúng tôi theo dõi dọc trẻ từ khi sinh cho tới khi trẻ 
được 24 tháng tuổi. 
- Gia đình đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu và ký phiếu đồng ý tham 
gia nghiên cứu 
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi nghiên cứu 
- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh 
- Chết trước 24 tháng 
 5 
- Bố mẹ không đồng ý chấp nhận tham gia nghiên cứu hoặc từ chối 
tiếp tục tham gia ở bất kỳ thời điểm nào. 
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành tại 20 xã thuộc 4 huyện: Đại Từ, Phú 
Lương, Định Hóa và Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. 
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 đến tháng 4 /2016 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu thuần tập theo dõi sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của 
những đứa trẻ được sinh ra bởi các phụ nữ đã được bổ sung vi chất trước và 
trong thời kỳ mang thai cho tới khi trẻ được 24 tháng tuổi 
2.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu 
Cỡ mẫu: 
Áp dụng công thức ước tính nguy cơ tương đối trong nghiên cứu thuần tập 
Trong đó: 
p1: Tỷ lệ suy dinh dưỡng được ước lượng trong nhóm trẻ là con của 
các bà mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng, P1 = (RR).p0 
p0: Tỷ lệ suy dinh dưỡng được ước lượng trong nhóm trẻ con của 
các bà mẹ trong quần thể dân cư chung, theo kết quả của Viện dinh 
dưỡng năm 2012 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em miền núi phía Bắc là 
20,9%. 
: Mức độ chính xác mong đợi (chênh lệch cho phép giữa nguy cơ 
tương đối RR của quần thể với RR thu được từ mẫu), chọn  =0,2 
RR: Nguy cơ tương đối, ước tính nhóm trẻ là con của các bà mẹ 
được bổ sung vi chất dinh dưỡng ít bị suy dinh dưỡng hơn 50% bà mẹ 
được bổ sung vi chất dinh dưỡng, chọn RR=0,5 
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu là 953 
Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu là 953 trẻ. Thực tế chúng 
tôi điều tra được 1151 trẻ, trong quá trình thu thập số liệu có 90 trẻ loại khỏi 
nghiên cứu, 32 trẻ bỏ cuộc, 15 trẻ chuyển vùng, 43 trẻ không tham gia đầy 
đủ. số trẻ đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích số liệu là 1061 trẻ. 
Chọn mẫu 
Bước 1: Chọn huyện: chọn chủ đích 4 huyện: Võ Nhai, Định Hóa, 
Đại Từ và Phú Lương 
Bước 2: Chọn xã: Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 5 xã vào nghiên cứu 
Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu: 
   
2
0011
2/
2
)]1[ln(
/)1(/)1(

pppp
Zn
 6 
Chọn các bà mẹ và con của của các bà mẹ được bổ sung vi chất trước và 
trong mang thai. Lập danh sách và ghép mã số của trẻ và các bà mẹ để 
tiến hành theo dõi dọc từ khi sinh đến 24 tháng tuổi. 
2.4. Các chỉ số nghiên cứu và các biến số 
2.4.1. Các chỉ số nghiên cứu 
Các chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: 
- Cân nặng của trẻ từ 0-24 tháng theo tuổi và giới, theo nhóm bổ sung vi chất. 
- Chiều dài của trẻ từ 0- 24 tháng theo tuổi và giới, theo nhóm bổ sung vi chất. 
- Vòng đầu, vòng cánh tay của trẻ từ 0 – 24 tháng theo tuổi và giới, theo 
nhóm bổ sung vi chất. 
- Tỷ lệ SDD: thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm theo tuổi, theo nhóm bổ 
sung vi chất. 
- Tỷ lệ thiếu máu, NKHHC, TCC theo tuổi, theo nhóm bổ sung vi chất. 
Các chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh 
hưởng tới sự tăng trưởng thể chất và sức khỏe của trẻ dưới 2 tuổi có mẹ 
được bổ sung vi chất trước và trong mang thai. 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ lúc sinh,12 tháng và 24 tháng. 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều dài của trẻ lúc sinh,12 tháng và 24 tháng 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới SDD thấp còi, nhẹ cân của trẻ lúc sinh, 12 tháng 
và 24 tháng. 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới thiếu máu, NKHHC, TCC của trẻ lúc sinh, lúc 12 
tháng và lúc 24 tháng. 
2.4.2. Các biến số và cách xác định các biến số 
- Tuổi của trẻ: lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh 
của trẻ và dựa theo tiêu chuẩn của WHO 2006 
- Giới của trẻ: Trai, gái 
- Cân nặng: Tính bằng kg, lấy 1 số thập phân sau dấu phẩy 
- Chiều dài, vòng đầu, vòng cánh tay, vòng ngực: Tính bằng cm, lấy 1 số 
thập phân sau dấu phẩy. 
Phân loại tình trạng dinh dưỡng 
Sử dụng các số đo tháng tuổi, giới của trẻ, cân nặng, chiều cao của trẻ 
để tính các chỉ số: cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi (HZA), 
cân nặng theo chiều cao (WHZ) và phân loại SDD theo chuẩn của WHO 
2006. Trẻ bình thường khi các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ có giá trị trong 
khoảng từ -2 đến +2. 
SDD được ghi nhận khi các chỉ số WAZ, HAZ, WHZ < - 2 
- SDD thể nhẹ cân: Khi WAZ < - 2SD 
- SDD thể thấp còi: Khi HZA < - 2SD 
- SDD thể gầy còm: Khi WHZ < - 2SD 
 7 
- Tiêu chuẩn đánh giá thiếu máu: dựa vào lượng Hemoglobin (Hb) 
Trẻ sơ sinh thiếu máu khi Hb < 135 g/l 
Trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu khi Hb < 110 g/l 
Bà mẹ mang thai thiếu máu khi Hb < 110g/l 
Bà mẹ chưa mang thai thiếu máu khi Hb < 120g/ ...  Trần Thành Đô và cộng sự khi 
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi ở vùng núi phía Bắc và 
Tây Nguyên với tỷ lệ SDD thấp còi 41,3%, SDD thể nhẹ cân 24,8%. Thấp hơn 
kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tú tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà 
Giang với tỷ lệ SDD ở 3 thấp còi, nhẹ cân và gầy còm là 20%, 17,1% và 7,6%. 
Như vậy, tỷ lệ SDD trong nghiên cứu thấp hơn so với các địa bàn khác trên cả 
nước. Kết quả này có lẽ do lứa tuổi nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các 
tác giả khác. Lứa tuổi này phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc và nuôi dưỡng của bà 
mẹ. Các bà mẹ trong nghiên cứu đã được bổ sung vi chất dinh dưỡng trước và 
trong quá trình mang thai nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến cân nặng và chiều 
dài của đứa trẻ. 
Kết quả trong nghiên cứu cho thấy tình trạng SDD của trẻ ở thể thấp còi và nhẹ 
cân có xu hướng tăng lên theo tuổi. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu chỉ 
ra rằng độ tuổi bắt đầu tăng nhanh tỷ lệ SDD thấp còi là 12 tháng tuổi và duy trì 
mức độ cao ở các tháng tuổi tiếp theo. Khi so sánh về tỷ lệ SDD ở 3 nhóm trẻ 
tham gia nghiên cứu chúng tôi thấy có sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê. 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3. 4 cho thấy đây là một cộng đồng có mức độ 
thiếu máu ở trẻ em xếp ở mức độ nghiêm trọng (>40%) theo phân loại ý nghĩa sức 
 20 
khỏe cộng đồng của WHO với tỷ lệ thiếu máu trung bình của trẻ em là 56,9%, tỷ 
lệ này cao hơn ở trẻ trai 58,0%, trẻ gái 55,7%. Kết quả này tương tự của tác giả 
Trần Thành Đô và cộng sự là 58,6%, của Wenlong Gao và cộng sự (2013) nghiên 
cứu tình trạng thiếu máu của trẻ dưới 36 tháng tại vùng nông thôn miền tây Trung 
Quốc cho thấy tỷ lệ thiếu máu 52,47%. Kết quả nghiên cứu cao hơn của tác giả 
Nguyễn Anh Tú là 45,8%, kết quả của tổng điều tra toàn quốc là 45,3%, vùng núi 
phía Bắc là 43%, của tác giả Trần Thúy Nga và cộng sự (2015) tỷ lệ thiếu máu của 
trẻ dưới 5 tuổi của Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi (31,2%), 
nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%). Kết quả nghiên cứu cũng cho 
thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 1 tuổi cao hơn trẻ trên 1 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3 – 
9 tháng (63,2% - 65,9%), trẻ trên 1 tuổi có xu hướng giảm dần khi độ tuổi tăng 
lên. Khi so sánh về tỷ lệ thiếu máu của trẻ ở 3 nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy con 
của các bà mẹ được bổ sung đa vi chất trước khi mang thai có tỷ lệ thiếu máu khi 
sinh thấp hơn con của các bà mẹ bổ sung sắt - acid folic hoặc chỉ bổ sung sắt. 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ NKHHC ở trẻ em là 32,7%, xuất 
hiện từ rất sớm trong tháng đầu sau đẻ, tỷ lệ không đồng đều ở các lứa tuổi. Kết 
quả nghiên cứu cũng tương đương với tác giả Nguyễn Đình Danh (2011) tại Định 
Quán, Đồng Nai là 34,9%. Phân tích về tình trạng NKHHC ở trẻ theo giới tính, 
kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh chung ở trẻ trai là 33,1% ở trẻ gái là 
31,2% song không có sự khác biệt về tỷ lệ NKHHC theo giới (p>0,05). Kết quả 
nghiên cứu cũng tương tự các tác giả tại Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên. 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ tiêu chảy cấp 10,01%, không 
đồng đều ở các lứa tuổi. Nghiên cứu về độ tuổi mắc tiêu chảy chúng tôi nhận thấy 
tỷ lệ mắc tiêu chảy cao ở nhóm tuổi 6 – 12 tháng. Đây là nhóm tuổi trẻ bắt đầu 
chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ 
động chưa có, nếu các bà mẹ chế biến thức ăn không hợp lý, không đảm bảo vệ 
sinh, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu cũng tương tự nghiên cứu 
của Phan Thị Bích Ngọc có nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao 
nhất 70,97%. 
4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tăng trƣởng và sức khỏe trẻ em 
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ 
Cân nặng, chiều dài khi sinh có liên quan mật thiết với tình trạng dinh dưỡng 
trước trong quá trình mang thai của bà mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có mối 
liên quan giữa CN, chiều dài khi sinh của trẻ với bà mẹ được bổ sung đa vi chất 
trước khi mang thai. Kết quả cho thấy con của các bà mẹ được bổ sung đa vi chất 
trước khi mang thai có cân nặng khi sinh cao hơn 160g và chiều dài khi sinh cao 
hơn 1,89cm so với các bà mẹ được bổ sung acid folic trước khi mang thai, sự khác 
biệt có ý nghĩa p<0,01). Kết quả nghiên cứu của Phạm Quốc Hùng tại Hà Nam, 
của Nguyễn Đăng Trường tại Hải Phòng cũng cho thấy bổ sung đa vi chất cho bà 
 21 
mẹ khi mang thai đã cải thiện được cân nặng và chiều dài trung bình khi sinh tốt 
hơn so với bổ sung sắt-acid folic. 
Nghiên cứu cho thấy cân nặng, chiều cao của bà mẹ có ảnh hưởng tới cân 
nặng, chiều dài của trẻ. Con của các bà mẹ trước khi mang thai có chỉ số BMI ≥ 
18,5 có cân nặng khi sinh cao hơn 120g so với các bà mẹ có chỉ số BMI<18,5. 
Con của các bà mẹ có chiều cao trước khi mang thai ≥145cm có chiều dài khi sinh 
cao hơn 1,36cm so với con của các bà mẹ có chiều cao <145cm. Kết quả này 
tương tự tác giả Văn Quang Tân nghiên cứu tại Bình Dương, tác giả Hồ Thị 
Phương Hoa nghiên cứu tại Huế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con 
của các bà mẹ người dân tộc thiểu sô có chiều dài thấp hơn con của các bà mẹ dân 
tộc kinh. Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng về ăn uống và nuôi con. Các bà 
mẹ là người dân tộc thiểu số thường có mức sống thấp, thiếu kiến thức và tập quán 
chăm sóc trẻ như cho ăn bổ sung sớm, ăn khẩu phần ăn không hợp lý, kiêng khem 
khi trẻ bị ốm vì thế làm cho trẻ chậm lớn. 
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy trẻ trai, trẻ là con thứ hai 
trở lên có cân nặng, chiều dài cao hơn trẻ gái, và cao hơn trẻ là con đầu. Kết quả 
này tương tự tác giả Nguyễn Thị Yến. 
Cân nặng và chiều dài khi sinh có ảnh hưởng tới cân nặng và chiều dài khi trẻ 
được 12 tháng và 24 tháng tuổi. Điều này cho thấy muốn cải thiện cân nặng và 
chiều dài của trẻ cần tập trung vào phát triển, cân nặng chiều dài ngay từ trong 
bụng mẹ và trong năm đầu sau đẻ. 
Cân nặng và chiều dài khi sinh và trong năm đầu thường phụ thuộc vào tình 
trạng dinh dưỡng, chiều cao của bà mẹ, sau 1 tuổi cân nặng và chiều dài của trẻ có 
mối liên quan tới kinh tế hộ gia đình. Những trẻ sống trong gia đình có kinh tế 
trung bình hoặc giàu có cân nặng và chiều dài cao hơn trẻ sống trong gia đình có 
kinh tế nghèo. Những trẻ sống gia đình có kinh tế hộ gia đình giàu, có đủ ANLT, 
trẻ sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, trẻ sẽ 
phát triển thể chất tốt hơn. Ngược lại nếu trẻ không được ăn uống đầy đủ do điều 
kiện kinh tế của gia đình trẻ sẽ chậm phát triển. 
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ 
Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng 
Khi phân tích các yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ chúng tôi 
nhận thấy cân nặng của trẻ khi sinh có ảnh hưởng tới SDD nhẹ cân và SDD thấp 
còi. Nhóm trẻ có cân nặng khi đẻ < 2500g có tỷ lệ SDD nhẹ cân cao gấp 7,31 lần 
và tỷ lệ SDD thấp còi cao gấp 5,29 lần so với nhóm trẻ có cân nặng khi sinh ≥ 
2500g khi trẻ được 12 tháng tuổi. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn 
Thị Tiến, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Nguyệt Nga. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy con của các bà mẹ có chiều 
cao <145cm có tỷ lệ SDD thấp còi cao gấp 4,47 lần con của bà mẹ có chiều cao 
 22 
>145 cm. Các nghiên cứu cho thấy chiều cao của bà mẹ có liên quan rõ rệt với 
SDD thấp còi, những phụ nữ bị SDD thấp còi sẽ sinh ra những đứa trẻ nhẹ cân có 
nguy cơ bị SDD thấp còi. Con của các bà mẹ bị SDD thấp còi hoặc nhẹ cân 
thường có xu hướng bị thấp còi hoặc nhẹ cân. Bằng cách này SDD được truyền từ 
thế hệ này sang thế hệ khác như một thừa kế không mong muốn. 
Yếu tố dân tộc và trình độ học vấn của bà mẹ cũng có ảnh hưởng tới SDD thể 
thấp còi, con của các bà mẹ là người dân tộc thiểu số có tỷ lệ SDD thấp còi cao 
hơn 1,67 lần so với con của các bà mẹ dân tộc kinh. Con của các bà mẹ có trình độ 
học vấn trên trung học phổ thông có nguy cơ SDD thấp còi ít hơn 0,72 lần so với 
con của các bà mẹ có trình độ học vấn tiểu học. Điều này có thể giải thích sự liên 
quan giữa trình độ học vấn và hạn chế về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của 
các bà mẹ. 
Các yếu tố ảnh hưởng tới thiếu máu của trẻ 
Phân tích hồi qui các yếu tố liên quan tới tình trạng thiếu máu của trẻ khi sinh 
chúng tôi nhận thấy thiếu máu ở trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ với tình trạng 
thiếu máu của bà mẹ trước và trong mang thai. Những đứa trẻ là con của các bà 
mẹ có thiếu máu trước khi mang thai có tỷ lệ thiếu máu cao gấp 1,44 lần so với 
con của các bà mẹ không bị thiếu máu trước khi mang thai. Con của các bà mẹ có 
thiếu máu khi mang thai có tỷ lệ thiếu máu cao gấp 1,36 lần so với con của các bà 
mẹ không bị thiếu máu khi mang thai. Điều đó cho thấy để giảm tỷ lệ thiếu máu 
của trẻ khi sinh cần giảm tỷ lệ thiếu máu của bà mẹ trước khi mang thai và trong 
khi mang thai. WHO đã khuyến cáo bổ sung sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai, 
tuy nhiên sự bổ sung này thường muộn do đó tỷ lệ thiếu máu của trẻ sơ sinh còn 
cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy con của các bà mẹ được bổ sung 
đa vi chất trước khi mang thai có tỷ lệ thiếu máu ít hơn 0,33 lần so với con của các 
bà mẹ được bổ sung acid folic trước khi mang thai. 
KẾT LUẬN 
1. Sự tăng trƣởng thể chất và sức khỏe của trẻ em tại Thái Nguyên. 
1.1. Sự tăng trưởng thể chất ở trẻ em tại Thái Nguyên có mẹ được bổ sung vi chất 
trước và trong mang thai. 
- Cân nặng và chiều dài ở trẻ em Thái Nguyên nhỏ hơn cân nặng, chiều dài, so với 
chuẩn của WHO 2006 ở cả 2 giới và ở hầu hết các lứa tuổi. 
- Trẻ em có tốc độ tăng cân và chiều dài nhanh nhất ở 6 tháng đầu, đặc biệt trong 3 
tháng đầu sau sinh, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần, trẻ càng lớn tốc độ tăng 
càng giảm. 
- Các chỉ số nhân trắc ở trẻ trai cao hơn trẻ gái ở các tháng tuổi. 
- Con các bà mẹ được bổ sung MM trước khi mang thai có cân nặng và chiều 
dài khi sinh cao hơn con các bà mẹ được bổ sung IFA hoặc bổ sung FA. 
 23 
Chưa thấy có sự khác biệt về các chỉ số nhân trắc của 3 nhóm nghiên cứu ở 
các lứa tuổi khác. 
1.2. Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe ở trẻ em tại Thái Nguyên có mẹ được 
bổ sung vi chất trước và trong mang thai. 
- Tỷ lệ SDD thấp còi, nhẹ cân và gầy còm lần lượt là: 12,2%, 5,5% và 5,4%. 
Tỷ lệ SDD tăng dần theo nhóm tuổi, nhất là sau 12 tháng tuổi, cao nhất ở lứa 
tuổi 24 tháng tuổi. 
- Tỷ lệ thiếu máu, nhiễm khuẩn hô hấp cấp và tiêu chảy cấp lần lượt là 56,9%, 
32,7% và 10%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 
- Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ ở 3 
nhóm nghiên cứu. 
2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng thể chất và sức khỏe ở trẻ em 
tại Thái Nguyên 
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng của trẻ 
- Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước mang thai (BMI của bà mẹ ≥18.5) và 
trong khi mang thai (mẹ tăng cân ≥ 9 kg trong thời kỳ mang thai) có ảnh 
hưởng tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số BMI ≥ 18.5 của bà mẹ trước mang 
thai cũng ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ lúc 12 tháng tuổi. 
- Chiều cao của mẹ ≥ 1,45m có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài trẻ sơ sinh 
và chiều dài của trẻ lúc 12 tháng tuổi. 
- Mẹ được bổ sung đa vi chất trước khi mang thai tác động trực tiếp đến tăng 
cân nặng, chiều dài ở trẻ sơ sinh và có tác động gián tiếp tới cân nặng, chiều 
dài khi trẻ 24 tháng thông qua việc tăng cân nặng, chiều dài khi trẻ 12 tháng. 
- Trẻ sống trong môi trường kinh tế gia đình giàu có cân nặng, chiều dài cao 
hơn các trẻ khác vào thời điểm 24 tháng tuổi. Trẻ là con của các bà mẹ người 
dân tộc thiểu số có cân nặng thấp hơn lúc 12 tháng tuổi, chiều dài thấp hơn 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. 
- Các yếu tố liên quan đến SDD của trẻ 
+ Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ không tốt trước mang thai thường liên 
quan đến SDD của trẻ. Con của các bà mẹ có BMI < 18,5 có nguy cơ SDD 
nhẹ cân lúc 12 tháng và 24 tháng tuổi. Con của các bà mẹ có chiều cao < 
1,45m có nguy cơ bị SDD thấp còi lúc 12 tháng tuổi. 
+ Mẹ được bổ sung đa vi chất trước khi mang thai làm giảm nguy cơ trẻ bị 
SDD thấp còi lúc 12 tháng tuổi. 
+ Nhẹ cân khi sinh cũng là mối nguy cơ cao đối với SDD thể nhẹ cân và SDD 
thể thấp còi. 
+ Các yếu tố khác ảnh hưởng tới SDD của trẻ bao gồm: trẻ không được ăn đa 
dạng các loại thực phẩm, an ninh lương thực, kinh tế hộ gia đình, học vấn của 
bà mẹ, mẹ là người dân tộc thiểu số. 
 24 
- Các yếu tố liên quan đến sức khỏe của trẻ 
+ Tình trạng thiếu máu của bà mẹ trước và trong mang thai là yếu tố nguy cơ 
cao thiếu máu của trẻ khi sinh. 
+ Mẹ được bổ sung đa vi chất trước khi mang thai làm giảm nguy cơ thiếu 
máu khi sinh và có ảnh hưởng gián tiếp tới tình trạng thiếu máu khi trẻ được 
12 tháng và 24 tháng tuổi. 
+ Các yếu tố khác làm giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ bao gồm trẻ sống trong 
môi trường kinh tế gia đình giàu, mẹ là cán bộ, mẹ có trình độ học vấn cao. 
+ Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, trẻ không được sử dụng nguồn nước 
máy, trẻ không được ăn chế độ ăn đa dạng, gia đình không có đủ ANLT là 
những yếu tố làm tăng nguy cơ NKHHC. 
KHUYẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tình trạng dinh dưỡng của 
người mẹ trước khi mang thai (cân nặng, chiều cao, thiếu máu) có ảnh 
hưởng tới cân nặng, chiều dài và thiếu máu sơ sinh. Do đó cần có các 
chiến lược, kế hoạch để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước 
khi mang thai. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung đa vi chất cho các bà mẹ trước khi 
mang thai (trung bình 6 tháng) đã cải thiện được kết quả thai nghén: tăng 
cân nặng và chiều dài khi sinh, giảm tỷ lệ thiếu máu sơ sinh do đó cần bổ 
sung đa vi chất dinh dưỡng vào chương trình quốc gia nhằm cải thiện 
tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước và trong mang thai, cải thiện tình 
trạng dinh dưỡng sớm ở trẻ sơ sinh, từ đó sẽ cải thiện tăng trưởng và sức 
khỏe trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. 
Cần có các nghiên cứu dài hơn (theo dõi đến 5 tuổi, giai đoạn dậy thì và 
trưởng thành) để có thể đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả bổ sung vi chất 
dinh dưỡng cho bà mẹ trước khi mang thai đến phát triển thể lực, cải 
thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe trẻ em. 
 DANH MỤC C C CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Nguyễn Thành Trung, 
Nguyễn Hồng Phƣơng (2018), "Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số 
yếu tố liên quan của trẻ từ 0- 24 tháng tuổi tại một số xã tỉnhThái 
Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 472, số Đặc biệt, trang 324 
- 333. 
2. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Nguyễn Thành Trung, 
Nguyễn Hồng Phƣơng (2018), "Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp và 
một số yếu tố liên quan của trẻ từ 1- 24 tháng tuổi tại một số xã tỉnh 
Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 472, số Đặc biệt, trang 
374 - 381. 
3. Nguyễn Thị Xuân Hƣơng, Nguyễn Thành Trung, 
Nguyễn Hồng Phƣơng (2018), "Nghiên cứu sự tăng trưởng thể 
chất của trẻ từ 0-24 tháng tuổi tại một số xã tỉnhThái Nguyên", Tạp 
chí Y học Việt Nam, Tập 472, số Đặc biệt, trang 334 – 343. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_su_tang_truong_the_chat_va_suc_khoe_cua_tre_duoi_2_t.pdf
  • pdf4. Tóm tắt LA Cấp Trường VE.pdf