Luận án Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con đường phát triển tất yếu của

mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, là chủ trương chính

sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Để tiến hành CNH, HĐH trong thời gian vừa qua

các địa phương trên phạm vi cả nước đã và đang tiến hành xây dựng nhiều KCN tại

những nơi có lợi thế về đất đai và các điều kiện sản xuất khác.

Sự phát triển các KCN ở các địa phương trong cả nước hơn 20 năm qua đã

và đang có những tác động tích cực đến kinh tế- xã hội nông thôn như: góp phần

tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công

nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; đóng góp tích cực vào ngân

sách nhà nước; phát triển cơ sở hạ tầng tạo lên diện mạo nông thôn mới, mang lại

văn minh đô thị. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp

trong các KCN và gián tiếp ở vùng ven các KCN; giúp cho một bộ phận nông dân

chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp hoặc

dịch vụ; làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân. Tuy nhiên, sự phát

triển của các KCN trong thời gian qua đã và đang có những tác động tiêu cực đến

nông thôn như: (i) làm giảm diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến an ninh

lương thực của địa phương khi một phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang

đất xây dựng các KCN; (ii) ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của người

dân nông thôn khi một bộ phận dân cư không còn đất nông nghiệp để sản xuất phải

chuyển đổi nghề nghiệp; (iii) làm ô nhiễm môi trường nông thôn do hoạt động của

các KCN; (iv) thay đổi thiết chế văn hóa nông thôn khi một lượng lớn lao động từ

nơi khác chuyển đến làm việc tại các KCN

pdf 177 trang dienloan 6921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên

Luận án Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên
1 
MỞ ĐẦU 
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con đường phát triển tất yếu của 
mọi quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, là chủ trương chính 
sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Để tiến hành CNH, HĐH trong thời gian vừa qua 
các địa phương trên phạm vi cả nước đã và đang tiến hành xây dựng nhiều KCN tại 
những nơi có lợi thế về đất đai và các điều kiện sản xuất khác. 
Sự phát triển các KCN ở các địa phương trong cả nước hơn 20 năm qua đã 
và đang có những tác động tích cực đến kinh tế- xã hội nông thôn như: góp phần 
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công 
nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; đóng góp tích cực vào ngân 
sách nhà nước; phát triển cơ sở hạ tầng tạo lên diện mạo nông thôn mới, mang lại 
văn minh đô thị. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp 
trong các KCN và gián tiếp ở vùng ven các KCN; giúp cho một bộ phận nông dân 
chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp hoặc 
dịch vụ; làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân. Tuy nhiên, sự phát 
triển của các KCN trong thời gian qua đã và đang có những tác động tiêu cực đến 
nông thôn như: (i) làm giảm diện tích đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến an ninh 
lương thực của địa phương khi một phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang 
đất xây dựng các KCN; (ii) ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và thu nhập của người 
dân nông thôn khi một bộ phận dân cư không còn đất nông nghiệp để sản xuất phải 
chuyển đổi nghề nghiệp; (iii) làm ô nhiễm môi trường nông thôn do hoạt động của 
các KCN; (iv) thay đổi thiết chế văn hóa nông thôn khi một lượng lớn lao động từ 
nơi khác chuyển đến làm việc tại các KCN. 
Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa 
kinh tế khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu với các tỉnh và là 
cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã có 
nhiều chính sách và biện pháp để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, 
nông thôn, đặc biệt là tập trung xây dựng phát triển các KCN, qua đó đã đưa Hưng 
2 
Yên từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh có ngành công nghiệp và thương mại khá 
phát triển, đời sống của người dân, nhất là nông dân có sự cải thiện đáng kể. Bên 
cạnh tác động thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, quá trình phát triển các 
KCN hiện nay đã bộc lộ những tồn tại, tác động tiêu cực đến nông nghiệp, nông dân 
và nông thôn của tỉnh. Những tác động này đã, đang và sẽ gây ra những cản trở đến 
quá trình CNH, HĐH nông thôn của tỉnh Hưng Yên. 
Để tìm ra giải pháp nhằm phát huy được những tác động tích cực và hạn chế 
những tác động tiêu cực của phát triển các KCN đến nông thôn, góp phần phát triển 
nông thôn bền vững, tác giả chọn đề tài “Tác động của phát triển các khu công 
nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên” làm đề tài 
Luận án Tiến sĩ kinh tế. 
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 
Các vấn đề về phát triển các KCN và tác động của việc phát triển các KCN 
đến nông thôn được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm 
nghiên cứu. Có thể tổng quan một số nghiên cứu có tính tiêu biểu sau: 
a) Các nghiên cứu về khu công nghiệp 
Có nhiều nghiên cứu trong nước về phân tích và đánh giá thực trạng phát 
triển các KCN. Các nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá khá sâu sắc và nêu bật 
những thành tựu đạt được; tồn tại, hạn chế cơ bản và nguyên nhân hạn chế trong 
phát triển KCN, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững KCN: Nghiên 
cứu “Phát triển các KCN, khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa” của Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long, NXB Chính trị Quốc gia, Hà 
Nội, 2004[55]; nghiên cứu “Phát triển KCN, khu chế xuất đến năm 2020, triển vọng 
và thách thức”của Võ Thanh Thu, Tạp chí Cộng sản số 106, tháng 5/2006[50]; 
Luận án tiến sĩ kinh tế của Đinh Hữu Quí (2005),“Mô hình khu kinh tế đặc biệt 
trong quá trình phát triển kinh tế của các nước với việc hình thành và phát triển các 
khu kinh tế đặc biệt ở nước ta”[45]; Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Dũng 
(2011),“Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội“[29]. Nghiên 
cứu “Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt 
3 
Nam”của Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương, NXB Lao 
động – Xã hội, Hà Nội, 2006[39], đã phân tích tác động của các yếu tố đến sự phát 
triển KCN như tác động các cơ chế, chính sách phát triển KCN trong cả nước đến 
sự phát triển bền vững của các KCN, từ đó đề xuất các khuyến nghị về thay đổi 
chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững KCN. Luận án tiến sĩ kinh tế 
của Vũ Thành Hưởng (2010)“Phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 
theo hướng bền vững”, đã phân tích được thực trạng phát triển bền vững các KCN 
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, chỉ ra những vấn đề không bền vững của KCN và 
nguyên nhân dẫn tới sự không bền vững, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các 
KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững [38]. 
Năm 2004, trong nghiên cứu “The application of industrial ecology principle 
and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an Australian 
case study”[76], B.H.Roberts Elsevier đã đưa ra quan niệm mới trong phát triển bền 
vững KCN theo hướng sinh thái (EIPs) với các tiêu chí cụ thể và chứng minh trong 
điều kiện của Australia. Nghiên cứu đã thực hiện các cuộc điều tra về việc ứng dụng 
mô hình công nghiệp sinh thái tại bang Queensland (Úc) theo hướng bền vững. Từ 
đó nghiên cứu đã phát triển một tập hợp những nguyên tắc và hướng dẫn lập kế 
hoạch nhằm tạo điều kiện phát triển các KCN sinh thái. Cùng hướng nghiên cứu 
này, trong nghiên cứu tính bền vững của các KCN ở Mỹ “Implementing industrial 
ecology? Planning for eco-industrial parks in the USA”, D. Gibbs và P.Deutz [77] 
đã cho rằng, việc kết hợp mục tiêu phát triển bền vững trong các chính sách đã thực 
sự đạt được mục tiêu “win – win – win” (cùng thắng). Mô hình công nghiệp sinh 
thái đã làm tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh, giảm chất thải ô nhiễm môi 
trường, tạo ra công ăn việc làm và cải thiện điều kiện làm việc. Tuy nhiên, thực tế 
vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến các mặt phát triển kinh tế, môi trường 
và xã hội trong giai đoạn phát triển các KCN ở Mỹ. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ 
nghiên cứu phát triển bền vững các KCN dưới góc độ kinh tế và môi trường mà 
chưa xem xét đến các vấn đề xã hội một cách thỏa đáng. 
4 
 Ngoài ra, vấn đề phát triển bền vững các KCN còn được đề cập ở các khía 
cạnh cụ thể như vấn đề công nghệ, vấn đề môi trường của KCN. Tiêu biểu cho 
hướng nghiên cứu này là nghiên cứu “Chinese Science and Technology Industrial 
Parks” của Susan M.Walcott (2003) [78] đã xem xét vai trò của các KCN Trung 
Quốc trong việc thu hút các công nghệ hiện đại để sản xuất hàng hóa có chất lượng 
đưa ra thị trường trong nước và quốc tế. Hay trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của 
Trần Ngọc Hưng “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm 
hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, khu chế xuất trong 
thời gian tới”[37], tác giả đã phân tích và đề xuất nhiều giải pháp nhằm đảm bảo 
vấn đề môi trường cho phát triển bền vững các KCN. 
Riêng về KCN của tỉnh Hưng Yên cũng có nhiều nghiên cứu, tiêu biểu là: 
Nghiên cứu của Bùi Thế Cử (2014) “ Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở 
một số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc 
gia: Marketing quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam- NXB Đại 
học Kinh tế quốc dân[22]. Đã khái quát tình hình xây dựng và phát triển các KCN ở 
nước ta; đưa ra những kinh nghiệm của một số địa phương trong quá trình xây dựng 
và phát triển KCN 20 năm qua và nêu một số bài học cho tỉnh Hưng Yên; Nghiên 
cứu của Bùi Thế Cử, Hoàng Ngọc Việt“Phát triển các khu công nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Hưng Yên”- Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 6/2014 [23]. Cho thấy 
bức tranh tổng quát về tình hình phát triển các KCN ở Hưng Yên những năm qua. 
Bên cạnh những thành tựu, bài viết cũng phân tích những hạn chế, những vấn đề 
phát sinh từ quá trình phát triển của các KCN đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, 
trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đời sống của người bị thu hồi đất hoặc 
bị ảnh hưởng từ KCN được coi là những vấn đề trầm trọng nhất; Nghiên cứu của 
Hoàng Hà và các cộng sự (2009)“Các giải pháp thu hút lao động tại chỗ, giải quyết 
việc làm, chỗ ở đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh góp phần 
phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, 
NXB Lao động[33]. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích về thực trạng thu hút 
lao động, giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm 
5 
bảo an ninh góp phần phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH, 
HĐH từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết việc làm, thu hút lao 
động tại chỗ, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh góp phần 
phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên. 
b) Các nghiên cứu về tác động của khu công nghiệp đến nông thôn 
Có nhiều nghiên cứu đã tiếp cận và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng 
KCN đến nông thôn dưới các khía cạnh khác nhau như tác động đến lao động, việc 
làm của nông dân; đến an sinh xã hội, phát triển bền vững của nông thôn... 
Năm 2005, Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện đề tài: “Nghiên cứu 
thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất để xây dựng 
các KCN, khu đô thị và cho nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia”[42]. Kết quả 
nghiên cứu đã đưa ra một nhận định hết sức quan trọng là: CNH, đô thị hoá đã thu 
hồi đất của một bộ phân nông dân, góp phần làm cho nền kinh tế từng bước chuyển 
dịch theo hướng CNH, HĐH nhưng lại làm cho một bộ phận dân cư có sự chuyển 
dịch nghề nghiệp theo hướng ngược lại. Vì vậy, CNH, HĐH và đô thị hoá đã tác 
động sâu sắc đến đời sống dân cư, nhất là nông dân. Để giải quyết các vấn đề đó, 
cần phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành. Tuy nhiên trong 
nghiên cứu, vấn đề chính sách cũng chỉ được coi là các nhân tố ảnh hưởng đến việc 
triển khai các hoạt động, các vấn đề nảy sinh khi thu hồi đất. Các kiến nghị về chính 
sách chỉ là một phần trong các giải pháp xử lý các vấn đề đặt ra của thực tiễn. 
Việc phát triển các KCN gắn liền với việc thu hồi đất, ảnh hưởng đến việc 
làm, thu nhập, lao động và đời sống của nông hộ, vấn đề xã hội ở địa phương cũng 
trở nên phức tạp. Tác giả Nguyễn Thị Kim Tuyết đã thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ 
kinh tế “Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển KCN đến việc làm của lao động 
nông thôn ở vùng Đông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội”[58]. Trong nghiên 
cứu này, tác giả đã sử dụng phân tích SWOT để phân tích về những điểm mạnh, 
điểm yếu, cơ hội và thách thức từ phát triển các KCN tác động đến vấn đề giải 
quyết việc làm và sử dụng lao động nông thôn ở vùng có phát triển KCN. Tuy 
nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đánh giá được ảnh hưởng phát triển KCN đến một 
6 
khía cạnh của sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng, đó là ảnh hưởng đến nguồn 
lực sinh kế mà cụ thể là ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. 
Năm 2009, tác giả Lê Thị Phương đã tiến hành thực hiện đề tài luận văn thạc 
sĩ “Ảnh hưởng của các KCN đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái 
Nguyên”[43]. Trong đề tài này, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của KCN đến đời 
sống của hộ nông dân dưới các khía cạnh: đất đai, ngành nghề của hộ, lao động của 
hộ, việc làm của lao động, thu nhập của hộ, điều kiện sống của hộ, các vấn đề xã 
hội, môi trường từ đó chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của KCN đến đời 
sống của hộ nông dân. Cùng hướng nghiên cứu trên, tác giả Nguyễn Phúc Thọ đã 
tiến hành nghiên cứu “Tác động tiêu cực của công nghiệp hóa tới nội dung xây 
dựng KCN tập trung đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân bị thu hồi đất 
sản xuất ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, 2011, Tạp chí Kinh tế và 
Phát triển[49]. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động của việc thu hồi đất đến sản 
xuất và đời sống của các hộ nông dân. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích tác 
động của việc thu hồi đất đến tình hình lao động và phân bố thời gian lao động của 
lao động bị thu hồi đất, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi 
đất sản xuất. Nghiên cứu đã cho thấy, thời gian nhàn rỗi của lao động sau khi bị thu 
hồi đất đã tăng lên khoảng 2 lần so với trước khi bị thu hồi đất, tuy nhiên thu nhập 
bình quân của hộ vẫn tăng. 
Năm 2010, tác giả Nguyễn Văn Nhường đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ 
“Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các 
KCN” (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)[40]. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh 
giá tác động của việc thu hồi đất đến việc làm, đời sống và thu nhập của người nông 
dân bị thu hồi đất và đánh giá thực trạng của chính sách an sinh xã hội đối với 
người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN. Tuy nhiên, tác giả không tiếp 
cận theo hướng tác động đến sinh kế và chỉ nghiên cứu trên đối tượng là người dân 
bị thu hồi đất mà chưa đề cập đến đối tượng người dân không bị thu hồi đất trong 
khi thực tế, những người dân không bị thu hồi đất cũng chịu tác động khá rõ nét từ 
việc phát triển các KCN. 
7 
Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho nhóm 
nghiên cứu của Nguyễn Trọng Đắc (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) tiến 
hành nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất 
sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên: Thực 
trạng và Giải pháp”[31]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về những biến đổi sinh kế 
của những người dân bị mất đất sau khi có KCN. Trong nghiên cứu này tác giả đã 
chỉ ra những ảnh hưởng của việc phát triển KCN đến nguồn lực sinh kế và chiến 
lược sinh kế của người dân bị mất đất. Tuy nhiên, đề tài chưa nghiên cứu về những 
biến đổi về sinh kế của những người dân không bị mất đất vùng ven các KCN. 
Năm 2010, nhóm nghiên cứu của Đỗ Đức Quân đã nghiên cứu “Một số giải 
pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình 
xây dựng, phát triển các KCN”[44]. Tác giả đã nghiên cứu về thực trạng phát triển 
bền vững nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng và phát triển KCN; 
phân tích được các tác động về mặt kinh tế- kỹ thuật, xã hội, đời sống văn hóa tinh 
thần của KCN đến sự phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc bộ; chỉ ra việc 
phát triển KCN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành 
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp; thu nhập và đời sống 
của các hộ gia đình tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, xét cho từng nhóm hộ thì tác động 
của phát triển KCN đến các hộ có chiều hướng khác nhau: nhóm hộ chuyên làm 
nông ... tác động của KCN đến một số vấn đề như: y tế, 
giáo dục, đào tạo... ở nông thôn; chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự 
phát triển bền vững nông thôn trong bối cảnh phát triển KCN. Do vậy, hướng 
nghiên cứu tiếp theo của đề tài có thể là (i) đo lường được độ lớn của các tác động 
từ sự phát triển khu công nghiệp đến phát triển nông thôn bằng các mô hình định 
lượng; (ii) phân tích và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững 
nông thôn trong bối cảnh phát triển khu công nghiệp... 
Với những kết quả nghiên cứu trên, luận án đã cố gắng thực hiện được mục 
tiêu nghiên cứu và đáp ứng các yêu cầu của Luận án Tiến sỹ kinh tế. Tôi xin bày tỏ 
lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học 
Kinh tế quốc dân, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Viện đào tạo Sau đại 
học, đặc biệt là GS.TS Hoàng Ngọc Việt, PGS.TS Trần Quốc Khánh..., các cán bộ 
của Vụ Quản lý khu kinh tế- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công 
nghiệp tỉnh Hưng Yên và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã đóng góp ý kiến, 
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến 
đóng góp để hoàn thiện hơn nội dung nghiên cứu trong thời gian tới./. 
169 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
1. Bùi Thế Cử (2011), “Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng 
Yên”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 128(164), Hà 
Nội. 
2. Bùi Thế Cử (2011), “Những tồn tại, bất cập và mâu thuẫn trong quá trình 
phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khu 
công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 130(166), Hà Nội. 
3. Bùi Thế Cử, Hoàng Ngọc Việt (2014), “Phát triển khu công nghiệp trên 
địa bàn tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế 
Quốc dân, số 204(II), Hà Nội. 
4. Bùi Thế Cử (2014), “Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở một 
số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 
Marketing quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam, Đại học 
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 
5. Hoàng Ngọc Việt, Bùi Thế Cử (2014), “Hưng Yên nỗ lực xây dựng nông 
thôn mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số chuyên đề tháng 
09/2014. 
170 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng Việt 
1. Viên Thị An (2011), Xây dựng mô hình phát triển công nghiệp nông thôn 
tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
2. Lê Xuân Bá (2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần 
kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, Đề tài cấp 
Bộ - Bộ KHĐT, Hà Nội. 
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết số 15-
NQ/TW ngày 18/3/2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, 
nông thôn thời kỳ 2001- 2010, Hà Nội. 
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Hà Nội. 
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2011), Văn kiện Đại hội đại 
biểu toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020, Hà Nội. 
6. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tình hình xây dựng 
và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2006, Hưng Yên. 
7. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2008), Quy hoạch phát triển các 
KCN tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hưng Yên. 
8. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo tình hình xây dựng 
và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2011, Hưng Yên. 
9. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo tình hình xây dựng 
và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2013, Hưng Yên. 
10. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên (2014), Báo cáo tình hình xây 
dựng và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2014, Hưng Yên. 
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), “Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và 
phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”, Kỷ yếu 20 năm xây dựng và 
phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội- 5. 
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 
54/2009/TT-BNNMTNT ngày 21/8/2009 về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc 
gia về nông thôn mới, Hà Nội. 
171 
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 
2009, Hà Nội. 
14. Nguyễn Đình Chiến (2005), “Đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông hồng những khái niệm cần làm rõ”, 
Tạp chí Tia sáng. 
15. Chính phủ (1994), Nghị định số 192-CP ngày 28/12/1994 về ban hành 
Quy chế Khu công nghiệp, Hà Nội. 
16. Chính phủ (1997), Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 về quy chế KCN, 
khu chế xuất, Hà Nội. 
17. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về quy 
định khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội. 
18. Chính phủ (2013), Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về 
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của 
Chính phủ, Hà Nội. 
19. Chính phủ (2014), Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 Quy 
định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp 
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê 
mướn lao động theo hợp đồng lao động, Hà Nội. 
20. Bùi Thế Cử (2011), ”Những tồn tại, bất cập và mâu thuẫn trong quá trình 
phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nông thôn tỉnh Hưng Yên“, Tạp chí Khu 
công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số (130), 166. 
21. Bùi Thế Cử (2011), “Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng 
Yên“, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số (128), 164. 
22. Bùi Thế Cử (2014), “Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ở một 
số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên“, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: 
Marketing quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam- NXB Đại học 
Kinh tế quốc dân. 
23. Bùi Thế Cử, Hoàng Ngọc Việt (2014), “Phát triển các khu công nghiệp 
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên“, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 204(II). 
172 
24. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2001), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 
Nhà xuất bản Thống kê, Hưng Yên. 
25. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 
Nhà xuất bản Thống kê, Hưng Yên. 
26. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2013), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 
Nhà xuất bản Thống Kê, Hưng Yên. 
27. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, 
Nhà xuất bản Thống kê, Hưng Yên. 
28. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình Phát triển nông thôn, 
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 
29. Nguyễn Ngọc Dũng (2011), Phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà 
Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 
30. Trần Tiến Dũng (2007), Tác động của các khu công nghiệp đến sự phát 
triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ, Trung tâm Đào tạo, bồi 
dưỡng Giảng viên LLCT. 
31. Nguyễn Trọng Đắc (2007), Sinh kế của hộ nông dân sau khi bị mất đất 
sản xuất nông nghiệp do xây dựng KCN ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên: Thực 
trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn, Mã số B2006 – 11- 37. 
32. Nguyễn Bình Giang (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công 
nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 
33. Hoàng Hà và các cộng sự (2009), Các giải pháp thu hút lao động tại chỗ, 
giải quyết việc làm, chỗ ở đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an 
ninh góp phần phát triển các KCN tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hóa 
– hiện đại hóa, NXB Lao động, 
 34. Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng và một số tác giả khác 
(2009), Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người 
lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong 
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Lao động, 
173 
35. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Quyết định số 132-HĐBT ngày 5/5/1990 về 
việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, Hà Nội. 
36. Lê Công Huỳnh (2002), Về “Tổ quản lý KCN ở Đài Loan, Thái Lan và 
Indonesia“, Thông tin KCN Việt Nam, (57), tr.12-14. 
37. Trần Ngọc Hưng (2006), Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một 
số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, 
khu chế xuất trong thời gian tới, Đề tài cấp bộ- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội 
38. Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm 
Bắc bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 
39. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương (2006), 
Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt Nam, 
NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 
40. Nguyễn Văn Nhường (2010), Chính sách an sinh xã hội với người nông 
dân sau khi thu hồi đất để phát triển các KCN, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại 
học Kinh tế Quốc dân. 
41. Nguyễn Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002), Những 
biện pháp chủ yếu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông 
thôn vùng đồng bằng sông hồng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
42. Lê Du Phong (2006), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người 
có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- 
xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội. 
43. Lê Thị Phương (2009), Ảnh hưởng của các KCN đến đời sống hộ nông 
dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế 
và Quản trị kinh doanh. 
44. Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông 
thôn vùng đồng bằng bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, NXB 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
45. Đinh Hữu Quí (2005), Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong quá trình phát 
triển kinh tế của các nước với việc hình thành và phát triển các khu kinh tế đặc biệt ở 
nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 
174 
46. Ngô Thúy Quỳnh (2009), Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển 
bền vững tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ địa lý, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
47. Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và 
hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX, Nhà xuất bản 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
48. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên (2012), Đề án đào 
tạo nghề tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hưng Yên. 
49. Nguyễn Phúc Thọ (2011), “Tác động tiêu cực của công nghiệp hóa tới 
nội dung xây dựng KCN tập trung đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân bị 
thu hồi đất sản xuất ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh tế 
và Phát triển. 
50. Võ Thanh Thu (2006), “Phát triển KCN, khu chế xuất đến năm 2020, triển 
vọng và thách thức”, Tạp chí Cộng sản, (106). 
51. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 
21/8/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến 
năm 2015, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 
52. Nguyễn Quang Thương (2006), Đánh giá tác động của Dự án Phát triển 
cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 đối với sinh kế của người dân tại một số xã 
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ kinh tế. 
53. Tổng Cục thống Kê (2009), Báo cáo kết quả suy rộng mẫu, Tổng điều tra 
dân số và Nhà ở, Hà Nội. 
54. Tổng Cục thống kê (2012), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội. 
55. Nguyễn Chơn Trung và Trương Giang Long (2004), Phát triển các KCN, khu 
chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
56. Nguyễn Kế Tuấn ( 2006), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và 
nông thôn ở Việt nam, con đường và bước đi, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
57. Cẩm Tú (2011), “Nhà ở cho công nhân KCN: Mối nghẽn chính sách”, 
Báo Tài nguyên và Môi trường, 
175 
58. Nguyễn Thị Kim Tuyết (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển 
khu công nghiệp đến việc làm của lao động nông thôn ở vùng Đông huyện Chương 
Mỹ- Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học NN Hà Nội. 
59. Trần Quang Tuyến (2009), Tác động của công nghiệp hóa đến việc làm ở 
khu vực nông thôn Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. 
60. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2005), Báo cáo về tình hình phát triển 
kinh tế- xã hội tỉnh, Hưng Yên. 
61. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Báo cáo về tình hình phát triển 
kinh tế- xã hội tỉnh, Hưng Yên. 
62. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2012), Báo cáo về tình hình phát triển 
kinh tế - xã hội tỉnh, Hưng Yên. 
63. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2013), Báo cáo về tình hình phát triển 
kinh tế- xã hội tỉnh, Hưng Yên. 
64. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 
2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015), Hưng Yên. 
65. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 12/2010/QĐ-
UBND ngày 29/4/2010 về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Hưng 
Yên, Hưng Yên. 
66. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2004), Quyết định số 88/2004/QĐ-
UBND ngày 03/11/2004 ban hành Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào các 
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên. 
67. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2003), Quyết định số 747/2003/QĐ-UB 
ngày 7/4/2003 về việc ban hành quy định tạm thời việc tuyển chọn, sử dụng và quản 
lý lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, Hưng Yên. 
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2003), Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 
18/3/2003 về việc ban hành quy định ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào 
địa bàn tỉnh Hưng Yên, Hưng Yên. 
69. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2010), Quyết định số 829/QĐ-UBND 
ngày 19/4/2010 về ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác 
động môi trường của các dự án đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh, Hưng Yên. 
176 
70. Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển 
kinh tế- xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hưng Yên. 
71. UNDP (2008), Báo cáo Phát triển con người 2007/2008, Hà Nội. 
72. An Viên (2003), “Lao động cho các KCX – KCN tại Việt Nam vừa thừa 
lại vừa thiếu”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, (197). 
73. Viện Kinh tế học (1994), "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX 
và đặc khu kinh tế", Hà Nội. 
74. Hoàng Ngọc Việt, Bùi Thế Cử (2014), “Hưng Yên nỗ lực xây dựng nông 
thôn mới“, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
75. Vụ Quản lý khu kinh tế (2014), Số liệu tổng hợp tình hình hoạt động 
KCN cả nước năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
 II. Tiếng Anh 
76. B.H.Roberts Elsevier (2004), “The application of industrial ecology 
principle and planning guidelines for the development of eco-industrial parks: an 
Australian case study”. 
77. D. Gibbs và P.Deutz (2005), Implementing industrial ecology? Planning 
for eco-industrial parks in the USA, USA. 
78. Susan M.Walcott (2003), Chinese Science and Technology Industrial 
Parks. 
177 
PHỤ LỤC 
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP 
ĐẾN NÔNG THÔN 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_den_nong.pdf
  • docxBuiTheCw_E.docx
  • docxBuiTheCw_V.docx
  • pdfLA_BuiTheCw_MucLuc.pdf
  • pdfLA_BuiTheCw_PhuLuc.pdf
  • pdfLA_BuiTheCw_Sum.pdf
  • pdfLA_BuiTheCw_TT.pdf