Luận án Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ccủa hai họ cá bống gobiidae và eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae có

thành phần loài rất phong phú và có nhiều loài có giá trị kinh tế. Bến Tre có

bốn cửa sông thuộc hạ lưu sông Tiền là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự

phát triển của nhóm cá này, nhưng cho đến nay, ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa có

công trình nghiên cứu đầy đủ về đa dạng thành phần các loài cá bống và đặc

điểm sinh học của chúng. Chính vì vậy nghiên cứu “Thành phần loài và đặc

điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và

Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4

năm 2012 đến tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của luận án nhằm cung cấp dữ liệu

về thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, xác định những loài có

giá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Đồng thời, xác

định một số đặc điểm sinh học của hai loài có giá trị kinh tế quan trọng là cá

bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975) và cá bống sao

(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) bao gồm: đặc điểm hình thái của cơ

quan tiêu hóa, phổ thức ăn, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản. Đề tài

cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản những đối

tượng này trong tương lai và quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và

Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre khá đa dạng. Nghiên cứu đã

xác định được 26 giống, 35 loài; trong đó họ cá bống trắng (Gobiidae) có 22

giống , 28 loài chiếm 80% và họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống, 7 loài

chiếm 20%. Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có 13 loài cá bống có giá trị

kinh tế (họ Gobiidae có 9 loài chiếm 69,2% và họ Eleotridae có 4 loài chiếm

30,8%) đang được khai thác và thương mại hóa tại địa phương. Hai loài cá

bống kèo (Pseudapocryptes elongatus) và cá bống tượng (Oxyeleotris

marmorata) đã và đang được phát triển thành đối tượng nuôi tại khu vực

nghiên cứu. Thêm vào đó, hai loài cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao

(B. boddarti) có giá trị kinh tế cao được người dân địa phương ưa chuộng, có

nhiều tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai.

pdf 176 trang dienloan 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ccủa hai họ cá bống gobiidae và eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ccủa hai họ cá bống gobiidae và eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre

Luận án Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế ccủa hai họ cá bống gobiidae và eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre
 A
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
NGUYỄN MINH TUẤN 
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH 
HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA 
HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ 
ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN 
BIỂN TỈNH BẾN TRE 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
Cần Thơ, 2016 
 B 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
NGUYỄN MINH TUẤN 
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH 
HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA 
HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ 
ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN 
BIỂN TỈNH BẾN TRE 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 
PGs. Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH 
Cần Thơ, 2016 
 i
LỜI CẢM TẠ 
 Đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.Ts.Trần 
Đắc Định, Gs. Ts. Nguyễn Thanh Phương. Thầy đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, 
hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và những lời khuyên quý 
báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này. 
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần 
Thơ đã cung cấp thêm kiến thức, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành 
nghiên cứu. 
 Tôi xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre, các đồng nghiệp tại 
Trường THPT Quản Trọng Hoàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi sớm hoàn 
thành khóa học. 
 Tôi xin cảm ơn dự án Nagao đã hỗ trợ kinh phí giúp tôi hoàn thành 
nghiên cứu này. 
 Sau cùng tôi kính lời cảm ơn sâu sắc gởi đến gia đình và bạn bè tôi, tất 
cả mọi người đều luôn ủng hộ vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt 
chương trình học này. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Minh Tuấn 
 ii
TÓM TẮT 
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae có 
thành phần loài rất phong phú và có nhiều loài có giá trị kinh tế. Bến Tre có 
bốn cửa sông thuộc hạ lưu sông Tiền là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự 
phát triển của nhóm cá này, nhưng cho đến nay, ở tỉnh Bến Tre vẫn chưa có 
công trình nghiên cứu đầy đủ về đa dạng thành phần các loài cá bống và đặc 
điểm sinh học của chúng. Chính vì vậy nghiên cứu “Thành phần loài và đặc 
điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và 
Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 4 
năm 2012 đến tháng 3 năm 2014. Mục tiêu của luận án nhằm cung cấp dữ liệu 
về thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, xác định những loài có 
giá trị kinh tế và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. Đồng thời, xác 
định một số đặc điểm sinh học của hai loài có giá trị kinh tế quan trọng là cá 
bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975) và cá bống sao 
(Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) bao gồm: đặc điểm hình thái của cơ 
quan tiêu hóa, phổ thức ăn, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản. Đề tài 
cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản những đối 
tượng này trong tương lai và quản lý khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và 
Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre khá đa dạng. Nghiên cứu đã 
xác định được 26 giống, 35 loài; trong đó họ cá bống trắng (Gobiidae) có 22 
giống , 28 loài chiếm 80% và họ cá bống đen (Eleotridae) có 4 giống, 7 loài 
chiếm 20%. Kết quả điều tra từ ngư dân cho thấy có 13 loài cá bống có giá trị 
kinh tế (họ Gobiidae có 9 loài chiếm 69,2% và họ Eleotridae có 4 loài chiếm 
30,8%) đang được khai thác và thương mại hóa tại địa phương. Hai loài cá 
bống kèo (Pseudapocryptes elongatus) và cá bống tượng (Oxyeleotris 
marmorata) đã và đang được phát triển thành đối tượng nuôi tại khu vực 
nghiên cứu. Thêm vào đó, hai loài cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao 
(B. boddarti) có giá trị kinh tế cao được người dân địa phương ưa chuộng, có 
nhiều tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai. 
Cá bống cát có tỉ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể (RLG) < 1, thức ăn 
chủ yếu là cá (46,3%) và giáp xác (40,5%). Cá bống sao có RLG > 1, thức ăn 
chủ yếu là khuê tảo chiếm 87,8% và tảo lam (11,3%). Cá bống cát thuộc nhóm 
cá miệng trên, miệng rộng, lưỡi phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối 
lưỡi xẻ thùy và chia làm đôi, răng lớn, nhọn, răng hầu phát triển, lược mang có 
dạng núm hoặc gai nhọn, thực quản và ruột ngắn, thành dạ dày và thành ruột 
dày. Cá bống sao thuộc dạng cá miệng dưới, không có răng hầu, lược mang 
 iii
mảnh, mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm chắn, thực quản lớn, vách dạ dày 
mỏng, ruột dài. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa và 
phổ thức ăn cho thấy cá bống cát là cá dữ ăn động vật và cá bống sao ăn thực 
thực vật. 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng xác định được phương trình 
tương quan chiều dài và khối lượng của cá bống cát là W = 0,019*L2,72 
(R2 = 0,925; n = 411), và cá bống sao là W = 0,008*L3,03 (R2 = 0,845; n = 435). 
Kết quả này cho thấy cá bống cát tăng trưởng về chiều dài hơn so với chiều 
rộng và chiều cao thân; cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài, 
chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích sinh trưởng cho thấy cá bống 
cát có chiều dài tối đa L∞ = 300 mm; hệ số tăng trưởng K = 0,77/năm; 
t0 = -0,02/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,84; tuổi thọ tmax = 3,9 năm. Trong 
khi đó, cá bống sao có chiều dài tối đa L∞ = 160 mm; hệ số tăng trưởng 
K = 0,55/năm; t0 = -0,01/năm; hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,15; tuổi thọ (tmax) 
của cá được xác định là 5,5 năm. 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cho thấy tỉ lệ đực:cái của cá 
bống cát là 1:0,93 và ở cá bống sao là 1:1,18, cả 2 tỉ lệ này đều khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ 1:1. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 
cá bống cát có mùa vụ sinh sản kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, nhưng tập 
trung vào tháng 11 và 12; trong khi đó, cá bống sao có khả năng sinh sản 
quanh năm, nhưng tập trung vào tháng 10 và 11. Cá bống cát có sức sinh sản 
tuyệt đối là 69.006±25.616 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 1.122±148 
trứng/g cá cái, chiều dài thành thục đầu tiên (Lm) của cá đực là 142 mm; cá cái 
là 122 mm. Trong khi đó, cá bống sao có sức sinh sản tuyệt đối là 
18.224±2.940 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 724±104 trứng/g cá cái, 
chiều dài thành thục đầu tiên của cá đực là 128 mm; cá cái là 126 mm. 
Từ khóa: Thành phần loài, cá bống sao, cá bống cát, phổ thức ăn, sinh 
trưởng, sinh sản. 
 iv
ABSTRACT 
The species composition of Gobiidae and Eleotridae is diverse and many 
of them are commercial species in the Mekong Delta, especially in Ben Tre 
Province. Although the natural environmental conditions in Ben Tre Province 
are suitable for development of fisheries resources, however, studies on the 
gobiid faunas are still limited, especially in the coastal areas. Therefore, this 
study was carried out from April, 2012 to March, 2014 to investigate the 
gobiid fauna (Gobiidae and Eleotridae) and biological characteristics of 
Glossogobius aureus Akihito and Meguro, 1975 and Boleophthalmus boddarti 
(Pallas, 1770) such as food and feeding habit, growth and reproductive 
biology. Results of this study will be used for aquaculture development and 
fishery resources management. 
The results showed high diversity of the species composition in Ben Tre, 
with 35 species belonging to 26 genera. Among them, there are 7 species of 
Eleotridae belonging to 4 genera (20%) and 28 species of Gobiidae) belonging 
to 22 genera (80%). The results indicated that there was 13 commercial 
species with 9 species of Gobiidae (69.2%) and 4 species of Eleotridae 
(30.8%). Pseudapocryptes elongatus and Oxyeleotris marmorata have been 
cultured; and Glossogobius aureus and Boleophthalmus boddarti could be the 
new species for aquaculture. 
The results showed that the Relative Length Gut index (RLG) of 
G. aureus was less than 1 and the RLG of B. boddarti was higher than 1. 
The results also indicated that G. aureus fed mainly on small fish (46.3%) and 
crustaceans (40.5%), while B. boddarti consumed mainly benthic diatom 
(87.8%) followed by benthic bluegreen algae (11.3%). The result showed that 
G. aureus is the carnivorous species and B. boddarti is the herbivorous 
species. 
The length-weight relationship of G. aureus (W = 0.012 L2.85, R2 = 0.958, 
n = 441) and B. boddarti (W = 0,007 L3.09, R2 = 0.855) indicated that 
G. aureus grew in length faster that of B. boddarti The results also indicated 
that G. aureus could reach 300 mm in the asymptotic length (L∞), 0.77/yr. in 
growth coefficient (K), -0.02/yr. in age at zero length (t0), 2.84 in growth 
performance index (Φ’) and 3.9 yrs. in maximum age (tmax). Meanwhile, the 
growth parameters of B. boddarti are L∞ = 160 mm, K = 0.55/yr., t0 = -0.01/yr., 
Φ’ = 2,15 and tmax = 5.5 yrs. 
The sex ratio of both G. aureus (1:0,93) and B. boddarti (1:1.18) was not 
significant different from 1:1. The spawning season of G. aureus ranged from 
 v
September to December with the spawning peak from November to 
December, while B. boddarti can spawn in all year round with a peak from 
October to November. The absolute fecundity was 69,006 ± 25.616 
eggs/female and 18,224 ± 2,940 eggs/female for G. aureus and B. boddarti, 
respectively. Length at first maturity (Lm) for males and females was 142 mm 
and 122 mm, respectively; while those of B. boddarti were 128 mm and 
126 mm. 
Keywords: Fish composition, Glossogobius aureus, Boleophthalmus 
boddarti, food and feeding habit, growth biology, reproductive biology. 
 vi
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan nghiên cứu: “Thành phần loài và đặc điểm sinh học 
của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố 
ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” là công trình khoa học nằm trong dự án Nagao 
và thuộc công trình Định loại cá ĐBSCL do bản thân tôi thực hiện ở tỉnh Bến 
Tre. Tất cả các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án không sao chép và 
chưa được công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp trước đây. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Minh Tuấn 
 vii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 
Luận án đã chỉnh sửa theo góp ý của Phản biện độc lập. 
Cán bộ hướng dẫn 
PGS. TS. Trần Đắc Định
 viii
MỤC LỤC 
Lời cảm tạ ...................................................................................................... i 
Tóm tắt .......................................................................................................... ii 
Abstract ....................................................................................................... iv 
Chương 1: Giới thiệu.....................................................................................1 
1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................2 
1.4 Ý nghĩa của luận án ...................................................................................2 
1.5 Điểm mới của luận án ................................................................................3 
Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................4 
2.1 Hệ sinh thái ven biển và cửa sông ..............................................................4 
2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre .................................................................4 
2.3 Họ cá bống Gobiidae và Eleotridae ...........................................................7 
2.3.1 Thành phần loài và sự phân bố ...............................................................7 
2.3.2 Tập tính dinh dưỡng ............................................................................. 10 
2.3.3 Tuổi và tăng trưởng .............................................................................. 13 
2.3.4 Đặc điểm sinh học sinh sản ................................................................... 16 
2.4 Giống Boleophthalmus ............................................................................ 18 
2.5 Giống Glossogobius ................................................................................ 19 
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 22 
3.1 Phương pháp nghiên cứu chung ............................................................... 22 
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 22 
3.1.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 23 
3.2 Nghiên cứu 1: Điều tra tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae 
và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. ..................................... 23 
3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 23 
3.2.2 Phương pháp thu số liệu ....................................................................... 23 
3.2.3 Nội dung điều tra .................................................................................. 23 
3.3 Nghiên cứu 2: Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và 
Eleotridae. ..................................................................................................... 24 
3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu .......................................................... 24 
3.3.2 Xác định các chỉ tiêu hình thái .............................................................. 24 
3.4 Nghiên cứu 3: Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa, phổ thức 
ăn của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti). ......................... 26 
3.4.1 Phương pháp thu và cố định mẫu .......................................................... 26 
3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu .................................................................. 27 
3.5 Nghiên cứu 4: Đặc điểm sinh trưởng của cá bống cát (G. aureus) và cá 
bống sao (B. boddarti) ................................................................................... 28 
3.5.1 Xác định tương quan chiều dài và khối lượng ....................................... 28 
3.5.2 Xác định phương trình tăng trưởng von Bertalanffy .............................. 29 
 ix
3.6 Nghiên cứu 5: Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát 
(G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) .......................................................... 29 
3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................ 33 
Chương 4: Kết quả và thảo luận................................................................. 34 
4.1 Tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở 
vùng ven biển tỉnh Bến Tre. .......................................................................... 34 
4.1.1 Các loài cá khai thác ............................................................................. 34 
4.1.2 Tình trạng khai thác và giá trị kinh tế... ...  thục, bằng mắt thường nhìn thấy những hạt 
trứng, tuyến sinh dục phình to ra, tinh sào có màu trắng trong, 
chuyển sang màu hồng nhạt. 
IV Giai đoạn chín muồi, tuyến sinh dục có kích thước lớn và phình 
ra, khi ấn nhẹ các sản phẩm sinh dục chưa chảy ra. 
V Giai đoạn sinh sản, các sản phẩm sinh dục chảy ra khi ấn nhẹ 
vào bụng cá. Khối lượng tuyến sinh dục từ đầu đến cuối giai 
đoạn đẻ trứng giảm đi rất nhanh. 
VI Giai đoạn sau khi đẻ, các sản phẩm sinh dục được phóng thích 
hết, lỗ sinh dục phồng lên, tuyến sinh dục trong dạng túi mềm 
nhão. Ở con cái thường có những trứng nhỏ còn sót lại, ở con 
đực còn sót lại một ít tinh trùng. 
 142
Phụ lục 3.4: Phương pháp phân tích mô học 
 Tiêu bản mô học tuyến sinh dục đực thực hiện theo qui trình xử lý mẫu 
và nhuộm mẫu bằng Hematoxylin và Eosin (Hinton, 1990) và theo phương 
pháp mô học của Drury và Wallington (1980) và Kiernan (1990). 
 Giải phẫu cá tách lấy tuyến sinh dục và cố định trong dung dịch Bouin 
trung tính, sau 24 giờ lấy mẫu, rửa mẫu dưới vòi nước trong thời gian 5 phút, 
chuyển mẫu sang dung dịch cồn 50% và sau khi cố định tuyến sinh dục được 
cắt ra thành từng phần nhỏ với độ dày 3-5 mm cho vào histocasset và ngâm 
trong cồn 70% đến khi xử lý. 
Quy trình xử lý mẫu 
Hóa chất Thời gian 
Cồn 80% 1 giờ 
Cồn 95% 1 giờ 
Cồn 95% 1 giờ 
Cồn 100% 1,5 giờ 
Cồn 100% 1,5 giờ 
Cồn 100% 1,5 giờ 
Xylen 2 giờ 
Xylen 2 giờ 
Xylen 2 giờ 
Paraffin 2,5 giờ 
Paraffin 2 giờ 
Paraffin 2 giờ 
 Đúc khối: sau khi xử lý, đặt mẫu trong khung paraffin khoảng 30 phút, 
dùng kẹp gấp mẫu ra đặt trong khung inox và định hướng mẫu cho đúng rồi đổ 
paraffin nóng chảy (57-600C) vào khuôn đồng thời làm lạnh khuôn để mẫu 
được cố định vững chắc ấn mẫu sát vào đáy khuôn và tiếp tục đổ paraffin đặc 
lại; lấy khối mô ra khỏi khuôn và đặt vào trong tủ lạnh để làm rắn lại. 
 Cắt mẫu: mẫu được cắt thành từng băng dài và mỏng bằng máy cắt 
(microtome) với độ dày 4-6 μm, dùng kim mũi giáo tách lấy đoạn mẫu không 
bị vỡ và đặt lát cắt lên lam đã nhỏ sẵn một ít nước ấm (45-500C) cho lát cắt 
căng ra, đặt lên bàn sấy (slide warmer) với nhiệt độ từ 45-500C trong thời gian 
12-24 giờ để paraffin tan ra và mẫu được khô. 
 143
Nhuộm mẫu: 
Hóa chất Thời gian 
Xylen 5 phút 
Xylen 5 phút 
Xylen 5 phút 
Cồn 100% 5 phút 
Cồn 100% 5 phút 
Cồn 70% 5 phút 
Rửa nước 5 phút 
Haematoxylin 2 phút 
Rửa nước 1 phút 
Rửa nước 1 phút 
Eosin 2 phút 
Cồn 95% 5 phút 
Cồn 100% 5 phút 
Cồn 100% 5 phút 
Xylen 5 phút 
Xylen 15 phút 
Dán mẫu: dán lame vào vùng có mẫu trên lam bằng keo Canada balsam 
và làm khô mẫu. 
Đọc kết quả: quan sát mẫu trên kính hiển vi và chụp tiêu bản đặc trưng 
để xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. 
 144
Phụ lục 4.1: Giá trị nhiệt độ (°C) môi trường nước. 
Thời gian 
(Tháng) 
Vùng mặn quanh năm Vùng nhiễm mặn theo mùa 
T(0C) Độ lệch chuẩn T(0C) Độ lệch chuẩn 
4 30,7 1,15 31,0 1,00 
5 31,0 1,00 30,7 0,58 
6 30,7 0,58 30,3 1,15 
7 30,7 0,58 30,3 0,58 
8 31,7 0,58 31,7 0,58 
9 31,0 1,00 31,3 0,58 
10 31,0 0,00 30,7 0,58 
11 31,3 0,58 31,0 1,00 
12 30,3 0,58 30,0 0,00 
1 29,7 0,58 29,3 1,15 
2 30,3 0,58 29,0 1,73 
3 31,3 0,58 30,0 1,00 
 145
Phụ lục 4.2: Giá trị pH môi trường nước. 
Thời gian 
(Tháng) 
Vùng mặn quanh năm Vùng nhiễm mặn theo mùa 
pH Độ lệch chuẩn pH Độ lệch chuẩn 
4 7,5 0,15 7,7 0,51 
5 7,6 0,15 7,5 0,21 
6 7,8 0,12 7,6 0,10 
7 7,6 0,35 7,2 0,00 
8 7,9 0,06 7,9 0,21 
9 7,6 0,12 7,2 0,70 
10 7,5 0,06 7,5 0,17 
11 7,6 0,35 7,4 0,10 
12 8,0 0,25 7,5 0,12 
1 7,7 0,23 7,5 0,06 
2 7,9 0,17 7,8 0,23 
3 8,2 0,06 7,9 0,35 
 146
Phụ lục 4.3: Giá trị độ mặn (‰) môi trường nước. 
Thời gian 
(Tháng) 
Vùng mặn quanh năm Vùng nhiễm mặn theo mùa 
Độ mặn Độ lệch chuẩn Độ mặn Độ lệch chuẩn 
4 22,3 2,52 14,2 4,01 
5 19,7 4,51 8,3 2,89 
6 20,0 4,36 4,7 2,89 
7 15,0 3,61 1,1 0,10 
8 13,3 4,16 0,3 0,48 
9 12,7 2,31 0,11 0,19 
10 12,0 1,73 0,7 1,15 
11 8,0 2,65 0,7 1,15 
12 11,3 2,89 0,7 0,58 
1 18,3 4,51 6,0 3,61 
2 24,0 3,61 9,0 3,61 
3 28,0 1,00 13,7 4,16 
 147
Phụ lục 4.4: Tần số xuất hiện các loại thức ăn ở dạ dày cá bống cát. 
Số thứ tự Mùn bã hữu cơ Giáp xác Cá Thức ăn khác 
1 + + 
2 + + 
3 + + 
4 + + + 
5 + + 
6 + + + 
7 + + + 
8 + + + 
9 + + + 
10 + + + 
11 + + + 
12 + + + + 
13 + + 
14 + + 
15 + + 
16 + + + 
17 + + 
18 + + 
19 + + 
20 + + 
21 + + 
22 + 
23 + + 
24 + 
25 + + 
26 + + + 
27 + + 
28 + + 
29 + + 
30 + + 
31 + + 
32 + 
33 + + 
34 + + 
35 + + 
 Số lần XH 30 18 20 10 
% 85,71 51,43 57,14 28,57 
 148
Phụ lục 4.5: Phần trăm khối lượng các loại thức ăn ở dạ dày cá bống 
cát. 
Số thứ tự Mùn bã hữu cơ Giáp xác Cá Thức ăn khác 
1 0,49 2,5 
2 0,5 19,1 
3 1,65 7,1 
4 1,96 5,65 11,2 
5 0,33 2,3 
6 0,62 0,79 1,57 
7 0,59 0,52 0,010 
8 0,03 0,1 0,004 
9 5,2 0,312 
10 0,1 0,001 
11 0,01 0,025 0,001 
12 3,67 1,03 0,070 
13 4,3 
14 0,45 4,2 
15 2,1 
16 0,93 2,3 0,040 
17 9,8 
18 9,6 
19 2,7 
20 1,3 7,9 
21 1,45 2,1 
22 1,8 
23 0,36 1,1 
24 2,15 
25 0,28 0,72 
26 1,21 7,34 
27 0,21 1,43 
28 0,73 
29 1,94 8,32 
30 0,45 2,73 
31 0,08 0,27 
32 1,03 
33 0,24 1,88 
34 0,49 4,62 
35 0,54 1,55 
 Trung bình 0,7 3,67 3,78 0,06 
% 8.53 44,7 46,04 0,73 
 149
Phụ lục 4.6: Tần số xuất hiện các loại thức ăn ở dạ dày cá bống sao. 
Số thứ tự Tảo khuê Tảo lam Giáp xác Mùn bã hữu cơ 
1 + + + 
2 + + + + 
3 + + + 
4 + + + 
5 + + + + 
6 + + + 
7 + + + 
8 + + 
9 + + + 
10 + + + 
11 + + + 
12 + + + 
13 + + + 
14 + + + 
15 + + + 
16 + + + 
17 + + + 
18 + + + 
19 + + + 
20 + + + + 
21 + + + + 
22 + + + 
23 + + + 
24 + + 
25 + + + 
26 + + + 
27 + + + 
28 + + + 
29 + + + + 
30 + + + 
 Số lần XH 30 28 5 30 
% 100 93,33 16,67 100 
 150
Phụ lục 4.7: Phần trăm điểm số các loại thức ăn ở dạ dày cá bống 
sao. 
Số thứ tự Tảo khuê Tảo lam Giáp xác Mùn bã hữu cơ 
1 73.270 10.290 1.000 
2 51.720 17.150 4.204 1.000 
3 81.890 51.450 3.000 
4 43.100 6.860 1.000 
5 387.900 6.860 3.153 2.000 
6 301.700 13.720 2.000 
7 284.460 58.310 1.000 
8 340.490 1.000 
9 344.800 17.150 3.000 
10 64.650 17.150 1.000 
11 64.650 6.860 1.000 
12 129.300 20.580 1.000 
13 538.750 27.440 2.000 
14 474.100 27.440 2.000 
15 258.600 51.450 2.000 
16 301.700 61.740 1.000 
17 215.500 34.300 2.000 
18 94.820 34.300 1.000 
19 86.200 17.150 2.000 
20 431.000 13.720 2.102 2.000 
21 344.800 20.580 3.153 1.000 
22 64.650 30.870 1.000 
23 301.700 37.730 1.000 
24 258.600 2.000 
25 172.400 6.860 1.000 
26 94.820 96.040 2.000 
27 340.490 120.050 1.000 
28 284.460 6.860 3.000 
29 43.100 17.150 3.153 2.000 
30 129.300 20.580 2.000 
 Trung bình 220.097,3 30.380 3.153 1.600 
% 86,23 11,9 1,24 0,63 
 151
Phụ lục 4.8: Kiểm định χ2 về tỉ lệ giới tính giữa lí thuyết và thực 
nghiệm của cá bống cát. 
 Quan sát Tỉ lệ 1:1 
Tháng Tổng Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái p χ2 
9/2012 31 10 21 15,5 15,5 0,0482 3,90 
10/2012 39 9 30 19,5 19,5 0,0008 11,24 
11/2012 35 16 19 17,5 17,5 0,6121 0,26 
12/2012 32 26 6 16,0 16 0,0004 12,53 
1/2013 26 16 10 13,0 13 0,2393 1,38 
2/2013 33 27 6 16,5 16,5 0,0003 13,07 
3/2013 27 15 12 13,5 13,5 0,5637 0,33 
4/2013 31 23 8 15,5 15,5 0,0071 7,25 
5/2013 35 23 12 17,5 17,5 0,0630 3,46 
6/2013 32 19 13 16,0 16 0,2888 1,13 
7/2013 36 22 14 18,0 18 0,1824 1,78 
8/2013 35 15 20 17,5 17,5 0,3980 0,71 
9/2013 41 12 29 20,5 20,5 0,0079 7,06 
10/2013 34 11 23 17,0 17 0,0396 4,23 
11/2013 35 17 18 17,5 17,5 0,8658 0,03 
12/2013 33 21 12 16,5 16,5 0,1172 2,45 
1/2014 31 14 17 15,5 15,5 0,5900 0,29 
2/2014 41 19 22 20,5 20,5 0,6394 0,22 
Tổng 607 315 292 303,5 303,5 0,3505 0,87 
 152
Phụ lục 4.9: Hệ số thành thục sinh dục GSI của cá bống cát 
Thời gian GSI (%) 
Cá đực Cá cái 
9/2012 0,33±0,21 8,57±3,87 
10/2012 0,31±0,19 10,02±2,13 
11/2012 0,15±0,15 4,20±4,43 
12/2012 0,12±0,12 2,89±4,14 
1/2013 0,12±0,11 0,07±0,05 
2/2013 0,06±0,06 0,09±0,08 
3/2013 0,10±0,04 0,14±0,06 
4/2013 0,07±0,04 0,10±0,03 
5/2013 0,08±0,06 0,13±0,05 
6/2013 0,14±0,10 0,23±0,16 
7/2013 0,12±0,06 1,28±2,36 
8/2013 0,16±0,06 1,33±2,11 
9/2013 0,32±0,09 7,51±1,53 
10/2013 0,37±0,10 8,52±3,77 
11/2013 0,19±0,11 7,84±3,21 
12/2013 0,12±0,10 3,51±4,22 
1/2014 0,09±0,04 0,24±0,07 
2/2014 0,08±0,06 0,21±0,08 
 153
Phụ lục 4.10: Hệ số tích lũy năng lượng HSI của cá bống cát 
Thời gian HSI (%) 
Cá đực Cá cái 
9/2012 2,19±0,76 2,26±0,52 
10/2012 1,77±0,65 1,84±0,62 
11/2012 2,01±0,78 1,94±0,76 
12/2012 3,01±1,52 2,32±0,76 
1/2013 2,95±1 2,51±0,94 
2/2013 1,94±0,76 1,54±0,33 
3/2013 1,59±1,1 2,37±1,18 
4/2013 2,37±0.72 2,46±0,38 
5/2013 1,85±0,41 2,13±0,83 
6/2013 2,16±0,65 3,2±1,09 
7/2013 2,35±0,47 2,73±0,82 
8/2013 2,11±0,53 2,21±0,82 
9/2013 1,57±0,46 1,66±0,41 
10/2013 1,37±0,24 1,71±0,57 
11/2013 1,92±0,67 1,92±0,69 
12/2013 3,02±1,06 2,46±0,92 
1/2014 2,53±0,48 3,22±1,13 
2/2014 2,49±1,34 2,25±1,07 
 154
Phụ lục 4.11: Hệ số CF của cá bống cát 
Thời gian CF 
Cá đực Cá cái 
9/2012 0,01309±0,00246 0,01339±0,00156 
10/2012 0,01188±0,00103 0,01376±0,00121 
11/2012 0,01149±0,00171 0,01223±0,00154 
12/2012 0,01335±0,00112 0,01301±0,00240 
1/2013 0,01431±0,00108 0,01346±0,00113 
2/2013 0,01165±0,00081 0,01162±0,00065 
3/2013 0,01154±0,00098 0,01209±0,00118 
4/2013 0,01373±0,00247 0,01322±0,00053 
5/2013 0,01365±0,00173 0,01415±0,00149 
6/2013 0,01374±0,00141 0,01456±0,00128 
7/2013 0,01179±0,00111 0,01252±0,00067 
8/2013 0,01291±0,00109 0,01316±0,00093 
9/2013 0,01212±0,00097 0,01346±0,00089 
10/2013 0,01123±0,0008 0,01284±0,00151 
11/2013 0,01183±0,00325 0,01302±0,00122 
12/2013 0,01416±0,00117 0,01332±0,00137 
1/2014 0,01331±0,00101 0,01381±0,00084 
2/2014 0,01148±0,00117 0,01154±0,00099 
 155
Phụ lục 4.12: Sức sinh sản của cá bống cát 
Số thứ tự Khối lượng W (g) 
Chiều dài L 
(cm) 
Sức sinh sản 
tuyệt đối 
(trứng/cá thể) 
Sức sinh sản 
tương đối 
(trứng/g cá) 
1 34,76 15,7 38.555 1.109 
2 37,51 16,1 40.703 1.085 
3 39,11 16,2 40.790 1.043 
4 36,48 16,2 35.175 964 
5 35,02 16,2 35.191 1.005 
6 40,28 16,3 43.527 1.081 
7 36,67 16,4 42.006 1.146 
8 49,94 17,0 50.960 1.020 
9 46,12 17,4 54.684 1.186 
10 46,39 17,6 51.581 1.112 
11 53,69 17,7 54.370 1.013 
12 45,30 17,7 54.842 1.211 
13 51,08 18,0 55.733 1.091 
14 45,84 18,0 63.281 1.380 
15 60,06 18,2 74.901 1.247 
16 54,38 18,4 76.885 1.414 
17 58,73 18,5 74.257 1.264 
18 59,76 19,0 73.062 1.223 
19 57,82 19,2 77.660 1.343 
20 57,07 19,3 78.680 1.379 
21 64,70 19,4 78.669 1.216 
22 60,72 19,5 74.734 1.231 
23 65,12 20,0 77.698 1.193 
24 89,21 21,0 90.827 1.018 
25 98,00 22,1 90.420 923 
26 100,99 22,2 91.039 901 
27 109,61 22,6 96.725 882 
28 104,22 23,6 101.171 971 
29 107,28 24,0 102.130 952 
30 143,12 27,0 149.932 1.048 
MIN 45,30 15,7 35.175 882 
MAX 143,12 27,0 149.932 1.414 
AVE 62,97 19,00 69.006 1.122 
STD 27,59 2,8 25.616 148 
 156
Phụ lục 4.13: Kiểm định χ2 về tỉ lệ giới tính giữa lí thuyết và thực 
nghiệm của cá bống sao 
 Quan sát Tỉ lệ 1:1 
Tháng Tổng Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái p χ2 
4/2012 18 7 11 9,0 9,0 0,346 0,89 
5/2012 16 5 11 8,0 8,0 0,134 2,25 
6/2012 17 7 10 8,5 8,5 0,467 0,53 
7/2012 22 8 14 11,0 11,0 0,201 1,64 
8/2012 28 14 14 14,0 14,0 1,000 0,00 
9/2012 30 15 15 15,0 15,0 1,000 0,00 
10/2012 33 16 17 16,5 16,5 0,862 0,03 
11/2012 35 12 23 17,5 17,5 0,063 3,46 
12/2012 33 12 21 16,5 16,5 0,117 2,46 
1/2013 24 4 20 12,0 12,0 0,001 10,83 
2/2013 32 10 22 16,0 16,0 0,034 4,49 
3/2013 32 17 15 16,0 16,0 0,724 0,12 
4/2013 33 19 14 16,5 16,5 0,384 0,76 
5/2013 33 18 15 16,5 16,5 0,602 0,27 
6/2013 29 8 21 14,5 14,5 0,016 5,80 
7/2013 43 25 18 21,5 21,5 0,286 1,14 
8/2013 56 38 18 28,0 28,0 0,008 7,03 
9/2013 45 22 23 22,5 22,5 0,881 0,02 
Tổng 559 257 302 279,5 279,5 0,057 3,62 
 157
Phụ lục 4.14: Hệ số thành thục sinh dục GSI của cá bống sao 
Thời gian GSI (%) 
Cá đực Cá cái 
4/2012 0,19±0,11 1,33±1,22 
5/2012 0,39±0,54 1,33±1,05 
6/2012 0,23±0,27 0,57±0,25 
7/2012 0,29±0,22 1,05±1,48 
8/2012 0,27±0,17 1,64±1,47 
9/2012 0,26±0,13 2,56±2,07 
10/2012 0,30±0,13 4,87±3,02 
11/2012 0,17±0,08 3,71±1,98 
12/2012 0,13±0,08 1,95±1,79 
1/2013 0,10±0,04 0,62±0,67 
2/2013 0,15±0,03 1,43±1,63 
3/2013 0,12±0,06 0,99±0,66 
4/2013 0,26±0,31 1,31±1,74 
5/2013 0,49±1,12 1,20±70,9 
6/2013 0,14±0,13 1,45±1,49 
7/2013 0,20±0,10 1,01±1,10 
8/2013 0,21±0,11 2,03±2,46 
9/2013 0,36±0,13 4,41±2,75 
 158
Phụ lục 4.15: Hệ số tích lũy năng lượng HSI của cá bống sao 
Thời gian HSI (%) 
Cá đực Cá cái 
T4/2012 3,09±1,82 1,22±2,54 
T5/2012 2,99±0,39 1,05±4,38 
T6/2012 3,71±1,25 0,25±4,27 
T7/2012 2,89±1,23 1,48±2,83 
T8/2012 1,79±0,96 1,47±2,12 
T9/2012 2,03±0,76 2,07±1,98 
T10/2012 1,96±0,62 3,02±2,29 
T11/2012 2,86±1,41 1,98±3,52 
T12/2012 2,11±1,4 1,79±4,72 
T1/2013 3,84±1,26 0,67±4,64 
T2/2013 5,13±2,04 1,63±5,32 
T3/2013 5,76±1,54 0,66±6,03 
T4/2013 4,27±2,13 1,74±4,09 
T5/2013 3,27±1,29 0,9±4,31 
T6/2013 6,45±0,9 1,49±7,41 
T7/2013 3,54±1,96 1,1±3,09 
T8/2013 1,12±0,54 2,46±1,32 
T9/2013 2,39±1,3 2,75±2,89 
 159
Phụ lục 4.16: Hệ số CF của cá bống sao 
Thời gian CF 
Cá đực Cá cái 
T4/2012 0,00959±0,00052 0,00951±0,0008 
T5/2012 0,00822±0,00119 0,00821±0,00088 
T6/2012 0,01023±0,00185 0,00993±0,00086 
T7/2012 0,00826±0,00098 0,00842±0,00052 
T8/2012 0,0079±0,00048 0,00807±0,00078 
T9/2012 0,00914±0,0016 0,0088±0,00092 
T10/2012 0,00951±0,00255 0,00843±0,00098 
T11/2012 0,00891±0,00079 0,00934±0,00071 
T12/2012 0,00853±0,00094 0,00996±0,00114 
T1/2013 0,00883±0,00061 0,00943±0,00057 
T2/2013 0,00892±0,00064 0,010±0,00000 
T3/2013 0,0081±0,00058 0,00855±0,00078 
T4/2013 0,00988±0,00076 0,0094±0,00054 
T5/2013 0,00885±0,00091 0,00984±0,00109 
T6/2013 0,01159±0,00057 0,011920,00054 
T7/2013 0,00997±0,00124 0,009880,00087 
T8/2013 0,00843±0,00072 0,008610,00066 
T9/2013 0,01±0,00085 0,01050,00111 
 160
 Phụ lục 4.17: Sức sinh sản của cá bống sao 
Số TT Khối lượng W (g) 
Chiều dài L 
(cm) 
Sức sinh sản 
tuyệt đối 
(trứng/cá thể) 
Sức sinh sản 
tương đối 
(trứng/g cá) 
1 14,7 11,5 12.607 858 
2 43,2 16,1 27.270 631 
3 24,8 13,7 19.541 788 
4 34,08 15,7 21.338 626 
5 30,52 14,7 19.318 633 
6 16,87 12,8 12.925 766 
7 26,08 14,5 20.077 770 
8 26,85 14,1 20.815 775 
9 16,65 13,1 15.900 955 
10 20,88 15,1 17.010 815 
11 27,95 14,0 20.079 718 
12 33,00 15,5 20.500 621 
13 16,50 13,0 15.120 916 
14 18,78 12,8 15.113 805 
15 19,15 13,5 17.200 898 
16 25,28 14,3 20.002 791 
17 20,32 13,4 14.814 729 
18 24,78 13,5 16.956 684 
19 30,47 14,7 16.775 551 
20 27,93 14,4 18.428 660 
21 25,94 13,3 18.186 701 
22 22,73 13,0 14.652 645 
23 26,54 14,0 20.130 758 
24 26,25 14,0 18.153 692 
25 29,25 14,5 16.978 580 
26 28,89 14,5 17.072 591 
27 28,78 14,0 19.148 665 
28 28,3 14,0 20.010 707 
29 25,49 13,0 20.529 805 
30 33,5 15,3 20.087 600 
MIN 14,7 11,5 12.607 550,53 
MAX 43,2 16,1 27.270 954,95 
AVE 25,82 14 18.224 724 
STD 6,18 0,1 2.940 104,13 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thanh_phan_loai_va_dac_diem_sinh_hoc_cua_mot_so_loai.pdf
  • pdfThongtinluanan-en.pdf
  • pdfThongtinluanan-vi.pdf
  • pdfTomtatluanan-en.pdf
  • pdfTomtatluanan-vi.pdf