Luận án Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học
Tai nạn thương tích đang là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn
cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu
người tàn tật do tai nạn thương tích gây ra, đây là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, tàn phế ở tuổi lao động [97], [115].
Tại Việt Nam, tai nạn thương tích đang diễn biến rất phức tạp và dần
trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có tới 3.600 trường hợp gặp tai
nạn thương tích, 90 người tử vong. Trong đó, tai nạn giao thông và đuối nước
là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong [30]. Đặc biệt, tai nạn thương tích ở
trẻ em có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề y tế cộng đồng cần được
quan tâm. Mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,
trong đó nhóm từ 0 - 4 tuổi chiếm 19,5%, nhóm từ 5 - 14 tuổi chiếm 36,9%,
Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm, chiếm
tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên
nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích [20], [37].
Tai nạn thương tích không những là mối nguy hại lớn đối với tính mạng
và sức khoẻ người dân mà còn đòi hỏi chí phí xã hội và kinh tế lớn cho việc
khắc phục hậu quả. Tai nạn thương tích đang là mối đe doạ cho mỗi gia đình,
cộng đồng và cả quốc gia; tai nạn thương tích có thể xảy ra ở mọi nơi, trong
nhà, ngoài đường, trường học, nơi làm việc, nơi sản xuất khi mọi người sơ
suất, chủ quan, không có biện pháp phòng tránh [19], [20], [32], [31]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ********** VÕ VĂN THANH THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ********** VÕ VĂN THANH THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế Mã số : 62 72 01 64 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Thao 2. PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận án, công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Võ Văn Thanh LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo sau đại học và các Khoa, Phòng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Thao và PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ y, bác sỹ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, Trung tâm y tế huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà, sở Y tế tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu cho luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng xét duyệt Đề cương, Hội đồng Đạo đức, Hội đồng chấm Luận án đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu và các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học xã Tu Mơ Rông, xã Măng Ri thuộc huyện Tu Mơ Rông và xã Đắk Hring, xã Đắk Mar thuộc huyện Đắk Hà đã tham gia nghiên cứu và cung cấp các thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này. Tôi luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc tới mọi thành viên trong gia đình, những người thân yêu, những bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên chia sẻ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Võ Văn Thanh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) BHYT Bảo hiểm y tế CBYT Cán bộ y tế CDC Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) CĐAT Cộng đồng an toàn CSSKBĐ CSYT Chăm sóc sức khỏe ban đầu Cơ sở y tế CTSN Chấn thương sọ não HIV Human Immuno Deficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người) HS Học sinh KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình PCTNTT Phòng chống tai nạn thương tích TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNTT Tai nạn thương tích TNTTTE Tai nạn thương tích trẻ em TTYT Trung tâm y tế TV Tử vong WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về tai nạn thương tích 3 1.1.1. Một số khái niệm 3 1.1.2. Phân loại tai nạn thương tích 4 1.1.3. Yếu tố nguy cơ tai nạn thương tích 5 1.1.4. Nguyên tắc và các cấp độ dự phòng tai nạn thương tích 8 1.2. Tình hình tai nạn thương tích tại cộng động và thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học về phòng chống tai nạn thương tích trên thế giới và tại Việt Nam 9 1.2.1. Tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng trên thế giới, Việt Nam 9 1.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học về phòng chống tai nạn thương tích 18 1.3. Các chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam 19 1.3.1. Phòng chống tai nạn thương tích chung tại cộng đồng 19 1.3.2. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại cộng đồng 28 1.3.3. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em dựa vào trường học 31 1.4. Thông tin địa bàn nghiên cứu 35 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu 400 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 40 2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 44 2.2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin 47 2.2.5. Xây dựng và triển khai giải pháp can thiệp 48 2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 50 2.3. Tổ chức thực hiện 511 2.3.1. Nhân lực thực hiện 51 2.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện 52 2.3.3. Các bước triển khai nghiên cứu 52 2.4. Sai số và biện pháp khắc phục 54 2.5. Đạo đức nghiên cứu 55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57 3.1. Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum (2014 - 2016) và thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà 57 3.1.1. Tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum 57 3.1.2. Tình hình TNTT tại cộng đồng ở 4 xã nghiên cứu (2014 -2016) 63 3.1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của HS tiểu học tại 4 xã nghiên cứu 69 3.2. Kết quả một số giải pháp can thiệp phòng chống tan nạn thương tích tại các trường tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2016-2018 83 3.2.1. Kết quả huy động sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng trường học an toàn tại các trường tiểu học ở 2 xã can thiệp Tu Mơ Rông và xã Đắk Hring 83 3.2.2. Kết quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh sau can thiệp truyền thông - giáo dục sức khỏe tại các trường học tiểu học của 4 xã thuộc địa bàn nghiên cứu 88 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 95 4.1. Về tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum (2014 - 2016) và thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà 95 4.1.1. Về thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014 - 2016 95 4.1.2. Về thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng ở 4 xã nghiên cứu, giai đoạn 2014 - 2016 103 4.1.3. Về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tai nạn thương tích của học sinh tiểu học 4 xã nghiên cứu, năm 2016 106 4.2. Về đánh giá kết quả các biện pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học tại 2 xã nghiên cứu 114 4.2.1. Về đánh giá kết quả huy động sự tham gia của các bên liên quan trong xây dựng "trường học an toàn" và bài học kinh nghiệm 114 4.2.2. Về đánh giá kết quả truyền thông - giáo dục sức khỏe phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học 119 4.3. Về những hạn chế của nghiên cứu 123 KẾT LUẬN 127 KIẾN NGHỊ 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lượng học sinh tiểu học của 4 xã nghiên cứu 42 2.2 Các biến số, chỉ số nghiên cứu 44 3.1 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum (trên 100.000 dân) 57 3.2 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng phân theo giới tính 58 3.3 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng phân theo nghề nghiệp 59 3.4 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng phân theo bộ phận bị thương (theo ICD10) 61 3.5 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng trên 100.000 dân tại 4 xã nghiên cứu (2014-2016) 63 3.6 Phân bố trường hợp mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng 4 xã nghiên cứu theo giới tính 64 3.7 Phân bố trường hợp mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng 4 xã nghiên cứu theo nghề nghiệp 65 3.8 Phân bố trường hợp mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại 4 xã nghiên cứu theo bộ phận bị thương (theo ICD10) 67 3.9 Một số đặc điểm cá nhân của học sinh 69 3.10 Nghề nghiệp, thành phần dân tộc của bố, mẹ học sinh và tỷ lệ học sinh từng nghe nói về tai nạn thương tích 70 3.11 Kiến thức của học sinh về nơi thường xảy ra tai nạn thương tích với trẻ em 72 3.12 Thực hành của học sinh khi lên xuống cầu thang 75 3.13 Nguồn cung cấp thông tin cho học sinh về phòng tránh ngã 75 ii Bảng Tên bảng Trang 3.14 Thái độ xử trí của học sinh khi bản thân bị bỏng 77 3.15 Nguồn cung cấp thông tin cho học sinh về phòng tránh bỏng 78 3.16 Kiến thức của học sinh về những nơi có thể xảy ra đuối nước 79 3.17 Thái độ xử trí của học sinh nếu trong tình huống bị đuối nước 81 3.18 Thái độ xử trí của học sinh khi gặp người bị đuối nước 81 3.19 Nguồn cung cấp thông tin cho học sinh về phòng chống đuối nước 82 3.20 Kết quả tự đánh giá của các trường về mức độ đạt theo tiêu chí Trường học an toàn tại 2 xã nghiên cứu 87 3.21 Kết quả thay đổi kiến thức chung của học sinh tiểu học về tai nạn thương tích 88 3.22 Kết quả quả thay đổi kiến thức của học sinh về phòng chống ngã 89 3.23 Kết quả quả thay đổi thái độ của học sinh về phòng chống ngã 89 3.24 Kết quả quả thay đổi thực hành của học sinh về phòng chống ngã 90 3.25 Kết quả thay đổi kiến thức và thái độ của học sinh về phòng chống bỏng 90 3.26 Kết quả thay đổi thực hành của học sinh về phòng chống bỏng 91 3.27 Kết quả thay đổi kiến thức và thái độ của học sinh về phòng chống đuối nước 91 2.28 Kết quả thay đổi thực hành của học sinh về phòng chống đuối nước 93 iii DANH MỤC HÌNH Hình Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 43 3.1 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng theo nhóm tuổi 58 3.2 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng theo địa điểm xảy ra tai nạn 60 3.3 Tỷ lệ mắc và tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng theo nguyên nhân bị thương (theo ICD10) 62 3.4 Phân bố trường hợp mắc do tai nạn thương tích tại cộng đồng theo nhóm tuổi tại 4 xã nghiên cứu 64 3.5 Phân bố trường hợp mắc tai nạn thương tích tại cộng đồng 4 xã nghiên cứu theo địa điểm xảy ra tai nạn 66 3.6 Phân bố trường hợp mắc tai nạn thương tích tại cộng đồng 4 xã nghiên cứu theo nguyên nhân bị thương (theo ICD10) 69 3.7 Nguồn thông tin về tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học 71 3.8 Kiến thức của học sinh về các loại tai nạn thương tích 71 3.9 Kiến thức của học sinh về các loại tai nạn thương tích trẻ em hay gặp nhất 72 3.10 Kiến thức của học sinh về các nguyên nhân gây ngã 73 3.11 Kiến thức của học sinh về biện pháp phòng tránh ngã 73 3.12 Thái độ xử trí của học sinh khi bị ngã 73 3.13 Thái độ xử trí của học sinh khi thấy bạn bị ngã 74 3.14 Kiến thức của học sinh về nguyên nhân gây bỏng 76 3.15 Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh bỏng 76 3.16 Thái độ xử trí của học sinh khi bạn bị bỏng do thức ăn nóng 78 iv Hình Tên sơ đồ, biểu đồ Trang 3.17 Kiến thức của học sinh về nguy cơ đuối nước 79 3.18 Kiến thức của học sinh về biện pháp phòng tránh đuối nước 80 3.19 Thái độ xử trí của học sinh khi cứu được nạn nhân đuối nước lên bờ 82 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn thương tích đang là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có hơn 5 triệu người tử vong và 10 triệu người tàn tật do tai nạn thương tích gây ra, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, tàn phế ở tuổi lao động [97], [115]. Tại Việt Nam, tai nạn thương tích đang diễn biến rất phức tạp và dần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện. Theo thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có tới 3.600 trường hợp gặp tai nạn thương tích, 90 người tử vong. Trong đó, tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong [30]. Đặc biệt, tai nạn thương tích ở trẻ em có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề y tế cộng đồng cần được quan tâm. Mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm từ 0 - 4 tuổi chiếm 19,5%, nhóm từ 5 - 14 tuổi chiếm 36,9%, Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm, chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ có 24 trẻ tử vong do tai nạn thương tích [20], [37]. Tai nạn thương tích không những là mối nguy hại lớn đối với tính mạng và sức khoẻ người dân mà còn đòi hỏi chí phí xã hội và kinh tế lớn cho việc khắc phục hậu quả. Tai nạn thương tích đang là mối đe doạ cho mỗi gia đình, cộng đồng và cả quốc gia; tai nạn thương tích có thể xảy ra ở mọi nơi, trong nhà, ngoài đường, trường học, nơi làm việc, nơi sản xuất khi mọi người sơ suất, chủ quan, không có biện pháp phòng tránh [19], [20], [32], [31]. Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có đường biên giới dài 280,7 km tiếp giáp với 2 nước Lào và Cam-Pu-Chia. Diện tích tự nhiên 9.674,18 km2, dân số 520.048 người, mật độ dân số 54 2 người/km2, là tỉnh đa dân tộc, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 53%. Có bốn quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh gồm: quốc lộ 14, 14c, 24 và 40. Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố, có 102 xã/phường thị trấn, trong đó có 10 phường và 6 thị trấn, có 86 xã [82]. Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích như: Thông tin-Giáo dục-Truyền thông, tăng cường năng lực hệ thống giám sát, thiết lập mạng lưới sơ cấp cứu và vận chuyển tai nạn thương tích Tuy nhiên, tình hình tai nạn thương tích tại tỉnh Kon Tum vẫn diễn biến phức tạp. Trong 3 năm (2012-2014), số người mắc có chiều hướng giảm nhưng mức giảm rất chậm (năm 2012, có 11.181 trường hợp mắc tai nạn thương tích; năm 2013, có 8.240 trường hợp mắc; năm 2014, số trường hợp mắc là 10.923 người); một số loại hình tai nạn thương tích trước đây ít gặp lại đang có chiều hướng gia tăng như đuối nước, tự tử, bạo lực, xung đột và hoàn cảnh xảy ra cũng rất đa dạng, phức tạp [61], [63], [64]. Những số liệu thống kê về tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum những năm qua cho thấy đây là một vấn đề cần quan tâm, đặc biệt trong số các đối tượng bị tai nạn thương tích tại cộng đồng thì trẻ em chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em các trường tiểu học [61], [63], [64]. Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu được tiến hành nhằm các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2016 và thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà năm 2016. 2. Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích tại các trường tiểu học của 2 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. ... và công trường: 1.1 Sân trường/sân vui chơi gồ ghê, lồi lõm hoặc có nhiêu gạch đá 1.2 Sân/phòng tập thê dục mâp mô, có gạch đá 1.3 Sân trường/sân vui chơi trơn trượt (do loại gạch, nước đọng) 1.4 Sân/phòng tập thê dục trơn trượt (do loại gạch, nước đọng) 1.5 Có cành cây chạm vào các tầng cao của tòa nhà. 1.6 Trường không có tường/hàng rào bao quanh 1.7 Cổng trường không có người bảo vệ, học sinh có thể ra ngoài trong giờ nghỉ giữa các tiết 1.8 Trước cổng trường không có chỗ đê phụ huynh đỗ xe đưa đón học sinh 2. Lớp học (ghi lại tên lớp có tiêu Nội dung theo dõi Có (Đúng) Không (K.đúng) Không phù hợp Ghi rõ địa điểm và gợi ý giải pháp chí Có) 2.1 Cửa sổ không có chân song, học sinh có thê leo, nhảy qua 2.2 Cánh cửa sổ khi mở có thê gây thương tích cho HS (do cửa nằm trong tầm chạy của học sinh) 2.3 Cửa sổ hoặc cửa ra vào lớp học có ô kính bị nứt, vỡ 2.4 Hệ thống dây điện hoặc công tăc điện đặt bừa bãi trên sàn. 3. Ban công, hành lang, cầu thang: 3.1 Lan can các tầng thâp dưới 80 cm 3.2 Treo các giỏ cây cảnh trước mái hiên 3.3 Cầu thang không có tay vịn 4. Nhà ăn/căng tin/phòng cấp dưỡng/bếp nấu: 4.1 Không đê chung thực phẩm, thức ăn với các loại hóa chất tây rửa như xà phòng, nước rửa chén, dầu hỏa, thuốc xịt muỗi... Thức ăn sống được để chung với thức ăn chín (để cạnh nhau, thái chung thớt) 4.2 Học sinh có thể ra vào khu vực nấu nướng của bếp 4.3 Nhân viên nấu ăn không sử dụng đồ bảo hộ (găng tay, Nội dung theo dõi Có (Đúng) Không (K.đúng) Không phù hợp Ghi rõ địa điểm và gợi ý giải pháp mũ, tạp dề) khi chế biến thức ăn 5. Phòng y tế: 5.1 Phòng y tế thiếu thiết bị y tế đê sơ cấp cứu ban đầu như bông băng, thuốc đỏ, gạc. 5.2 Nhân viên y tế không trực tại trường trong thời gian học sinh học tập và sinh hoạt 5.3 Phòng y tế không ghi chép các trường hợp học sinh của trường bị TNTT trong khu vực nhà trường 6. Môt sô tiêu chí khác: 6.1 Trong khu vực trường có đồ vật sắc nhọn (que, gậy, mảnh thủy tinh, dao) đê bừa bãi 6.2 Thiết bị phòng cháy chữa cháy để ở nơi khó tiếp cận (trong nhà kho có cửa khóa, trong góc phòng kín. bình thường không thấy) 6.3 Bên cạnh thiết bị chữa cháy không có hướng dẫn sử dụng Nhận xét: . . Đại diện nhóm đánh giá Lãnh đạo nhà trường Phụ lục 10 BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TIỂU HỌC (Nhà trường tự đánh giá) Tên trường: . Địa chỉ : . TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt I Tổ chức nhà trường 1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học 2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế trường học 3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu 4 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn 5 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học 6 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc 7 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích 8 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích II Phòng chống ngã 1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt 2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo 3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn 4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định III Phòng chống tai nạn giao thông 1 Học sinh được học/phổ biến luật an toàn giao thông 2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường. 3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường. IV Phòng chống đuối nước 1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn 2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học. V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học 1 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường 2 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ TT Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt 1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ 2 Bảng điện có nắp đậy và để cao 1,6 m so với nền nhà 3 Hệ thống điện trong lớp học, thư viện v.v đảm bảo quy định về an toàn điện 4 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng VII Phòng chống ngộ độc 1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định 2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm 3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định 4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều 5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối Ghi chú: Cách đánh giá - Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng kiểm. - Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa đầy đủ, phải bổ sung. Ngày............tháng...........năm.......... Xác nhận của UBND xã/ phường/thị trấn Ngày............tháng...........năm .......... Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu) Phụ lục 11 BẢNG BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng TNTT tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2016 và Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà A- Thực trạng TNTT tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2016 I. Thông tin khám bệnh do TNTT tại tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2014-2016 1.1 Tuổi Tính theo năm dương lịch đến thời điểm điều tra Thứ tự Từ sổ khám bệnh A1/YTC S 1.2 Bảo hiểm y tế Đối tượng có hay không có hay được miễn phí bảo hiểm y tế Nhị phân 1.3 Nghề nghiệp Nghề nghiệp chính của đối tượng Định danh 1.4 Dân tộc Dân tộc của đối tượng nghiên cứu Định danh 1.5 Bộ phận bị thương Đối tượng đã từng bị thương tích ở bộ phận nào trên cơ thể Định danh 1.6 Nguyên nhân tai nạn Đối tượng đã từng bị tại nạn do nguyên nhân nào Định danh 1.7 Cách xử trí ban đầu Khi bị TNTT, đối tượng đã có những xử trí nào Định danh 1.8 Nơi xử trí ban đầu Khi bị TNTT, đối tượng đã tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức Định danh STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập khỏe nào để xử trí thương tích 1.9 Người khám và xử trí ban đầu Khi bị TNTT, ai là người đã giúp đối tượng xử trí thương tích Định danh 1.10 Địa điểm xảy ra tai nạn Khi xảy ra TNTT, đối tượng đang ở đâu Định danh II. Thông tin tai nạn, thương tích của xã/ phường 1.1 Số người bị TNTT Tổng số người bị TNTT phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh Phiếu trích lục thông tin TNTT 1.2 Nghề nghiệp Nghề nghiệp chính của đối tượng phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.3 Bảo hiểm y tế Đối tượng có hay không có hay được miễn phí bảo hiểm y tế phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.4 Dân tộc Dân tộc của đối tượng nghiên cứu phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.5 Nơi xử trí ban đầu Khi bị TNTT, đối tượng đã tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào để xử trí thương tích, phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.6 Địa điểm xảy ra tai nạn Khi xảy ra TNTT, đối tượng đang ở đâu phân Định danh STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập theo giới tính, nhóm tuổi 1.7 Bộ phận bị thương Đối tượng đã từng bị thương tích ở bộ phận nào trên cơ thể phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.8 Nguyên nhân tai nạn Đối tượng đã từng bị tại nạn do nguyên nhân nào phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh 1.9 Nơi xử trí ban đầu Khi bị TNTT, đối tượng đã tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào để xử trí thương tích phân theo giới tính, nhóm tuổi Định danh III. Thông tin tử vong do TNTT 1.1 Tuổi Tính theo năm dương lịch đến thời điểm đối tượng tử vong Thứ tự Sổ khám bệnh A6/YTC S 1.2 Nghề nghiệp Nghề nghiệp chính của đối tượng tử vong Định danh 1.3 Dân tộc Dân tộc của đối tượng tử vong Định danh 1.4 Thời điểm chết Thời điểm đối tượng tử vong, tính theo quý trong năm Thứ tự 1.5 Nơi chết Địa điểm đối tượng tử Định STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập vong danh 1.6 Nguyên nhân chết Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tử vong Định danh 1.7 Được cán bộ y tế chăm sóc khi chết Trước khi tử vong, đối tượng được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại đâu Định danh 1.8 Bộ phận bị thương Đối tượng đã bị thương tích ở bộ phận nào trên cơ thể dẫn tới tử vong Định danh B- Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh tiểu học ở 4 xã nghiên cứu I. Thông tin chung 1.1 Tuổi Tính theo năm dương lịch đến thời điểm điều tra Liên tục Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi 1.2 Giới tính Giới tính là nam hoặc nữ Nhị phân 1.3 Trường Là nơi đối tượng nghiên cứu đang theo học Định danh 1.4 Lớp Trình độ văn hóa hiện tại của đối tượng Định danh 1.5 Số lượng anh chị em ruột Tất cả anh, chị hoặc em ruột của đối tượng nghiên cứu Định danh 1.6 Thứ tự trong gia đình Đối tượng nghiên cứu là con thứ mấy trong gia đình Định danh STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập 1.7 Dân tộc Dân tộc của đối tượng nghiên cứu được ghi trong hộ khẩu Định danh 1.8 Dân tộc của bố Dân tộc của bố đẻ đối tượng nghiên cứu được ghi trong hộ khẩu Nhị phân 1.9 Nghề nghiệp của bố Nghề nghiệp chính của bố đẻ đối tượng Định danh 1.10 Dân tộc của mẹ Dân tộc của mẹ đẻ đối tượng nghiên cứu được ghi trong hộ khẩu Nhị phân 1.11 Nghề nghiệp của mẹ Nghề nghiệp chính của mẹ đẻ đối tượng Định danh II. BIẾN SỐ VỀ KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI 1. Nhóm biến số về phòng tránh TNTT trẻ em nói chung 1.1 Biết về TNTT trẻ em Đối tượng nghiên cứu không có hoặc đã từng nghe nói về TNTT trẻ em Nhị phân Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi 1.2 Nguồn thông tin Là nơi cung cấp, truyền đạt các thông tin về TNTT trẻ em cho đối tượng nghiên cứu Định danh 1.3 Các loại TNTT Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về những loại TNTT, có thể đối tượng đã nghe qua, đã biết, đã gặp hoặc đã trải qua Định danh STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập 1.4 Loại hình TNTT trẻ em gây tử vong nhiều nhất Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về những loại TNTT gây tử vong nhiều cho trẻ em, có thể đối tượng đã nghe qua, đã biết hoặc đã gặp Định danh 1.5 Nơi thường xảy ra TNTT Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về những địa điểm thường xuyên xảy ra các TNTT cho trẻ em Định danh 2. Nhóm biến số về phòng chống ngã 2.1 Nguyên nhân gây ngã Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các nguyên nhân có thể dẫn tới ngã ở trẻ em Định danh Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi 2.2 Biện pháp phòng chống ngã Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp giúp phòng chống ngã cho trẻ em 2.3 Thực hành lên xuống cầu thang Là quá trình đối tượng nghiên cứu lên xuống cầu thang 2.4 Xử trí khi bản thân bị ngã Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi bản thân bị ngã 2.5 Xử trí khi bạn bị ngã Là thái độ, cách phản STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập ứng của đối tượng nghiên cứu khi bạn bị ngã 2.6 Nguồn thông tin về phòng chống ngã Là nơi cung cấp, truyền đạt các thông tin cho đối tượng nghiên cứu về phòng chống ngã cho trẻ em 3. Nhóm biến số về phòng chống bỏng 3.1 Nguyên nhân gây bỏng Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các nguyên nhân có thể dẫn tới bỏng ở trẻ em Định danh Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi 3.2 Biện pháp phòng chống bỏng Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp giúp phòng chống bỏng cho trẻ em 3.3 Xử trí khi bản thân bị bỏng Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi bản thân bị bỏng 3.4 Xử trí khi bạn bị bỏng Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi bạn bị bỏng 3.5 Nguồn thông tin về phòng chống bỏng Là nơi cung cấp, truyền đạt các thông tin cho đối tượng nghiên cứu về phòng chống bỏng cho STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập trẻ em 4. Nhóm biến số về phòng chống đuối nước 4.1 Dấu hiệu có nguy cơ đuối nước Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các dấu hiệu phát hiện bản thân có nguy cơ dẫn tới đuối nước Định danh Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi 4.2 Xử trí khi bị đuối nước Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi bản thân bị đuối nước 4.3 Nơi thường xảy ra đuối nước Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về những địa điểm thường xuyên xảy ra đuối nước ở trẻ em 4.4 Biện pháp phòng chống đuối nước Là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về các biện pháp giúp phòng chống đuối nước cho trẻ em 4.5 Xử trí khi có người bị đuối nước Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi gặp người bị đuối nước 4.6 Xử trí khi cứu được nạn nhân đuối nước Là thái độ, cách phản ứng của đối tượng nghiên cứu khi cứu được nạn nhân đuối STT Biến số nghiên cứu Định nghĩa biến số Phân loại biến Phương pháp thu thập nước lên bờ 4.7 Kỹ năng bơi Đối tượng nghiên cứu không có hoặc có biết bơi 4.8 Nguồn thông tin về phòng chống đuối nước Là nơi cung cấp, truyền đạt các thông tin cho đối tượng nghiên cứu về phòng chống đuối nước cho trẻ em , Phụ lục 12 HÌNH ẢNH MỘT SỐ TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG Phụ lục 10 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGHIÊN CỨU Điều tra và can thiệp tại trường PTDTBT tiểu học xã Tu Mơ Rông Điều tra và can thiệp tại trường tiểu học Bế Văn Đàn và Phan Đình Giót xã Đắk Hring Cuộc thi tìm hiểu về phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học xã Tu Mơ Rông và xã Đắk Hring Tập huấn sơ cấp cứu ban đầu cho cán bộ y tế trường học Hướng dẫn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong buổi sinh hoạt ngoại khóa
File đính kèm:
- luan_an_thuc_trang_tai_nan_thuong_tich_tai_cong_dong_tinh_ko.pdf