Luận án Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh

Tỉ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển và đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975 (ở người lớn có khoảng 1,9 tỉ người bị thừa cân, 650 triệu người bị béo phì, ở trẻ 5 – 19 tuổi có hơn 340 triệu bị thừa cân, béo phì) [1]. Tại Mỹ, hơn một phần ba người trưởng thành và 17% thanh thiếu niên bị béo phì (2011 – 2012) [2], trẻ 6 – 12 tuổi bị thừa cân, béo phì ở Mỹ Latinh chiếm cao nhất (20 – 35%), còn ở châu Phi, châu Á và Đông Địa Trung Hải tỉ lệ này thấp hơn, thường dưới 15% [3]. Việt Nam sau 10 năm (2000 và 2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực thành thị tăng gấp 6 lần, khu vực nông thôn tăng gấp 4 lần, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi khu vực thành thị nói chung là 19,8%, ở các thành phố trực thuộc Trung ương là 31,9% [4].

Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo, giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống/sinh hoạt không hợp lý và đô thị hóa. là những yếu tố nguy cơ đối với thừa cân, béo phì [1], [5], [6].

Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành [7] ảnh hưởng tới sức khỏe, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch, ĐTĐ tuýp 2, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ.) [8], [9], [10], dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. Điều trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả nhưng có thể phòng ngừa, do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế [10].

Tuổi học đường và giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực nhanh và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này.

Bắc Ninh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du nhập thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực đã dẫn đến gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì. Đến nay, chưa có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Ninh. Trong khi đó, nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này tại các thành phố khác và công bố số liệu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì rất hiệu quả như: Trần Thị Phúc Nguyệt, Trần Thị Xuân Ngọc [11], [12]. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh là như thế nào và có gì khác biệt so với các thành phố khác? Để có dữ liệu khoa học đề xuất các giải pháp giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh”. Với ba mục tiêu cụ thể sau:

1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.

3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh.

 

doc 244 trang dienloan 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh

Luận án Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 
NGÔ THỊ XUÂN
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ 
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGÔ THỊ XUÂN
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ 
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành	: Nhi khoa
Mã số 	: 62720135
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Yến
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Xuân, nghiên cứu sinh khóa 32, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là Luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Yến và PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Tôi xin cam đoan các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận án được lấy số liệu từ đề tài cấp tỉnh mã số: KCBN-(10).16, do tôi làm chủ nhiệm đề tài, đã được Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Ninh nghiệm thu ngày 20 tháng 08 năm 2018.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2020 
Người viết cam đoan
Ngô Thị Xuân
14,15,46,56,68,69,70,83-85,87,88,97,173-177,214-215,219-
2-13,16-45,47-55,57-67,71-82,86,89-96,98-172,178-213,216,217 
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và người thân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy – Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nhi, cùng toàn thể thầy/cô của trường Đại học Y Hà Nội, thầy/cô của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Ban Giám đốc Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PSG.TS Nguyễn Thị Yến và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, những người cô kính yêu đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi luận án được hoàn thành.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, Phòng Giáo dục thành phố Bắc Ninh, Ban giám hiệu, các thầy/cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh của các trường tiểu học tại thành phố Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích cũng như chia sẻ khó khăn với tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
 Tác giả: Ngô Thị Xuân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ nghĩa Tiếng Anh
Từ nghĩa Tiếng Việt
BMI
Body Mass Index 
Chỉ số khối cơ thể 
BP
Béo phì
CLCS
Chất lượng cuộc sống
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
ĐTĐ
Đái tháo đường
ĐTV
Điều tra viên
HA
Huyết áp
Hatt
Huyết áp tâm thu
Hattr
Huyết áp tâm trương
HCCH
Hội chứng chuyển hóa
HDL-C
High Density Lipoprotein Cholesterol
Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao
IDF
International Diabetes Federation
Hội Đái tháo đường Quốc tế
IOTF
International Obesity Task Force 
Tổ chức chuyên trách béo phì Quốc tế 
ICD
International Classification Diseases
Phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan
LDL-C
Low Density Lipoprotein Cholesterol
Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp
OR
Odds Ratio
Tỷ suất chênh
SD
Standard Deviation 
Độ lệch chuẩn 
SDD
Suy dinh dưỡng
SES
Socio - economic status
Tình trạng kinh tế-xã hội
TC
Thừa cân
TCBP
Thừa cân, béo phì
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. 	Đặc tính của các chất sinh năng lượng	11
Bảng 1.2. 	Ảnh hưởng của lối sống hiện đại đối với hoạt động thể lực	23
Bảng 3.1. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường và giới	66
Bảng 3.2. 	Phân bố tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu	67
Bảng 3.3. 	Mối liên quan giữa giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khẩu phần với TCBP	70
Bảng 3.4. 	Mối liên quan giữa tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua với TCBP	71
Bảng 3.5. 	Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TCBP	72
Bảng 3.6. 	Mối liên quan giữa một số thực phẩm ưa thích của trẻ với TCBP	73
Bảng 3.7. 	Mối liên quan giữa hoạt động thể lực trong 7 ngày qua với TCBP	74
Bảng 3.8. 	Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực ở trường trong tuần qua với TCBP	75
Bảng 3.9. 	Mối liên quan giữa hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua với TCBP	76
Bảng 3.10. 	Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với TCBP	76
Bảng 3.11. 	Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế của hộ gia đình với TCBP	77
Bảng 3.12. 	Mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình với TCBP	78
Bảng 3.13. 	Mối liên quan giữa đặc điểm hộ gia đình với TCBP	79
Bảng 3.14. 	Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ với TCBP	80
Bảng 3.15. 	Mối liên quan giữa quan điểm của bà mẹ về cân nặng và hình dáng với TCBP	81
Bảng 3.16. 	Kết quả phân tích đa biến mô hình logistics các yếu tố nguy cơ của TCBP	82
Bảng 3.17. 	Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với các nhóm yếu tố đánh giá CLCS	85
Bảng 3.18. 	Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS theo các nhóm yếu tố đánh giá CLCS với BMI	87
Bảng 3.19. 	Đặc điểm chung của 2 nhóm trước khi can thiệp	88
Bảng 3.20. 	Thay đổi thực hành dự trữ thực phẩm của các bà mẹ sau CT	88
Bảng 3.21. 	Thay đổi về thói quen ăn uống sau can thiệp	89
Bảng 3.22. 	Sự thay đổi khẩu phần sau can thiệp	89
Bảng 3.23. 	Thay đổi sức bền, sức nhanh sau can thiệp	90
Bảng 3.24. 	Thay đổi sức bền, sức nhanh của nhóm can thiệp sau 60 tuần	92
Bảng 3.25. 	Số trẻ kiểm tra hoạt động thể lực đạt yêu cầu sau can thiệp	93
Bảng 3.26. 	Sự thay chỉ số nhân trắc của 2 nhóm sau can thiệp	94
Bảng 3.27. 	Sự thay đổi chỉ số nhân trắc của nhóm can thiệp sau 60 tuần	95
Bảng 3.28. 	Thay đổi về các chỉ tiêu cận lâm sàng sau can thiệp	96
Bảng 3.29. 	Thay đổi tỉ lệ TCBP sau can thiệp	97
Bảng 3.30. 	Thay đổi tỉ lệ TCBP của nhóm can thiệp sau 60 tuần	98
Bảng 3.31. 	Hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp đối với TCBP	98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới	67
Biểu đồ 3.2. 	Tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu theo trường	68
Biểu đồ 3.3. 	Phân bố tỉ lệ TCBP theo khu vực	68
Biểu đồ 3.4. 	Tình trạng TCBP theo tuổi và giới	69
Biểu đồ 3.5. 	Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số chỉ số sinh hóa máu	82
Biểu đồ 3.6. 	Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với THA, Gan nhiễm mỡ, HCCH	83
Biểu đồ 3.7. 	Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số bệnh thường gặp ở học sinh	84
Biểu đồ 3.8. 	Mối liên quan TCBP với điểm trung bình chất lượng cuộc sống	84
Biểu đồ 3.9. 	Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với trung bình điểm của từng mục của bảng hỏi AUQUEI	86
Biểu đồ 3.10. 	Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS với BMI	87
Biểu đồ 3.11. 	Sự thay đổi về các chỉ tiêu CLS của nhóm can thiệp sau 60 tuần	96
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. 	Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì	10
Sơ đồ 2.1. 	Sơ đồ nghiên cứu	46
Sơ đồ 2.2. 	Mô hình can thiệp	56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Bản đồ tỉ lệ người trưởng thành được xác định là béo phì, 1975	14
Hình 1.2. 	Bản đồ tỉ lệ người trưởng thành được xác định là béo phì, 2014	15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển và đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975 (ở người lớn có khoảng 1,9 tỉ người bị thừa cân, 650 triệu người bị béo phì, ở trẻ 5 – 19 tuổi có hơn 340 triệu bị thừa cân, béo phì) [1]. Tại Mỹ, hơn một phần ba người trưởng thành và 17% thanh thiếu niên bị béo phì (2011 – 2012) [2], trẻ 6 – 12 tuổi bị thừa cân, béo phì ở Mỹ Latinh chiếm cao nhất (20 – 35%), còn ở châu Phi, châu Á và Đông Địa Trung Hải tỉ lệ này thấp hơn, thường dưới 15% [3]. Việt Nam sau 10 năm (2000 và 2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực thành thị tăng gấp 6 lần, khu vực nông thôn tăng gấp 4 lần, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi khu vực thành thị nói chung là 19,8%, ở các thành phố trực thuộc Trung ương là 31,9% [4].
Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự gia tăng sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo, giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống/sinh hoạt không hợp lý và đô thị hóa... là những yếu tố nguy cơ đối với thừa cân, béo phì [1], [5], [6].
Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành [7] ảnh hưởng tới sức khỏe, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch, ĐTĐ tuýp 2, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...) [8], [9], [10], dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. Điều trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả nhưng có thể phòng ngừa, do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế [10]. 
Tuổi học đường và giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực nhanh và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa với tương lai của trẻ sau này.
Bắc Ninh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du nhập thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực đã dẫn đến gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì. Đến nay, chưa có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Ninh. Trong khi đó, nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này tại các thành phố khác và công bố số liệu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì rất hiệu quả như: Trần Thị Phúc Nguyệt, Trần Thị Xuân Ngọc [11], [12]. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh là như thế nào và có gì khác biệt so với các thành phố khác? Để có dữ liệu khoa học đề xuất các giải pháp giảm bớt gánh nặng cho y tế và xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh”. Với ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016.
3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh.
Chương 1
 TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu 
1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của học sinh tiểu học
1.1.1.1. Bước ngoặt 6 tuổi
Trước 6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, chưa thực hiện bất kì nhiệm vụ xã hội nào; sau 6 tuổi, trẻ em gia nhập cuộc sống nhà trường. Nhà trường đưa đến cho các em những gì chưa hề có và không thể có được trong 6 năm đầu cuộc đời của trẻ. Khi đến trường, các em phải tiến hành hoạt động học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển tâm lý. Qua hoạt động, từng bước trẻ sẽ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách mình, tạo ra đời sống nội tâm bằng sự trải nghiệm [13]. Do đó, bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng mà các nhà nghiên cứu về sức khỏe trẻ em cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ tích cực chuẩn bị làm quen dần với những hoạt động học tập và cuộc sống ở trường học, mặt khác giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đầy đủ cả về thể chất lẫn tâm tư, tình cảm.
1.1.1.2. Đặc điểm tăng trưởng ở học sinh tiểu học
Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển, quá trình lớn lên là chỉ sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước do sự tăng sinh và phì đại của tế bào, quá trình phát triển là sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành, hoàn thiện về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Có hai chỉ số đánh giá về tăng trưởng (nhóm các chỉ số về nhân trắc như cân nặng, chiều cao, chu vi các vòng, tuổi xương; nhóm các chỉ số trưởng thành như lông mu, vú, tuổi xuất hiện kinh nguyệt hoặc xuất tinh lần đầu) [14]. Trong dinh dưỡng, đánh giá tăng trưởng ở học sinh tiểu học thường tập trung vào 2 chỉ số chính đó là cân nặng và chiều cao [15].
Học sinh tiểu học trải qua hai cột mốc quan trọng của quá trình tăng trưởng và phát triển, đó là giai đoạn tiền dậy thì và vị thành niên. Đặc điểm nổi bật nhất của thời kỳ này là có sự tác động của hormone tăng trưởng, hormone này kích thích tăng chiều dài ở xương. Hàm lượng hormone này tăng lên ở tuổi tiền dậy thì và bên cạnh vai trò kích thích tăng trưởng còn có tác dụng điều chỉnh chuyển hóa Protein, Lipid và Glucid. Tăng cường hoạt động thể lực sẽ kích thích tổng hợp yếu tố tăng trưởng IGF - 1 có vai trò đối với tăng trưởng. Do đó, đây là thời điểm vàng để đẩy tốc độ tăng trưởng đạt được ngưỡng tối ưu nhất, và quan trọng hơn nữa, theo các nhà nhân trắc học và dinh dưỡng học đây cũng là giai đoạn để “tăng trưởng bù” đối với những trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao ở thời gian trước, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thời kỳ thơ ấu [15].
Có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em đó là: di truyền, môi trường (dinh dưỡng), nội tiết, bệnh tật và khuynh hướng thời gian [16]. 
1.1.1.3. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh tiểu học
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của trẻ ngay từ khi trẻ còn trong bào thai, thậm chí một số nghiên cứu cho rằng tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng tới cân nặng và chiều dài sơ sinh của trẻ [15]. Thiếu ăn hay thừa ăn (thừa về số lượng, thiếu về chất lượng) đều có thể gây bệnh, một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý là cần thiết để con người sống khỏe mạnh [17]. Vì vậy, dinh dưỡng của một người cần được quan tâm ngay từ khi mang thai đến khi trưởng thành, đặc biệt trong giai đoạn 1000 ngày vàng (từ khi mang thai đến khi trẻ được 2 tuổi), đây là cơ hội vàng để tác động vào tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao của trẻ, giai đoạn này chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như SDD, thừa cân, béo phì (TCBP), rối loạn chuyển hóa đường/mỡ, các bệnh tim mạch, huyết áp... [18]. Học sinh tiểu học l ...  Không biết
Q52. Chị có muốn thay đổi cân nặng hiện tại của con mình?
 0 Không	 
  1 Có, Nếu có tại sao ?	
	1 Nhẹ cân
	2 Gầy, không đủ cân
	3 Thừa cân/béo phì
 3. Lý do khác: (ghi cụ thể).
Ngày điều tra://..
Họ và tên mẹ/người nuôi dưỡng
(ký và ghi rõ họ tên)
Họ và tên con
(con tự ghi, không cần ký)
Người phỏng vấn
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra
(ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU NGHIÊN CỨU
ẢNH HƯỞNG CỦA THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Trường  
Lớp ..
Mã số: 
Ngày điều tra: ./ / 2016
Đối tượng phỏng vấn: 
 1. Nhóm bệnh 1.Thừa cân 2. Béo phì 
 2. Nhóm chứng
1. Họ và tên học sinh 
2. Giới 1. Nam 2. Nữ
3. Ngày/tháng/năm sinh: ................
4. Vòng eo: 	 1.Vòng eo (WC) < 90th percentile.
 2.Vòng eo (WC) ≥ 90th percentile.
5. Huyết áp:
- HA Tâm thu (mmHg):	 1. Bình thường 2.Tăng
- HATâm trương (mmHg):..	 1. Bình thường 2.Tăng
6. Kết quả làm Test đánh giá chất lượng cuộc sống: .điểm
7. Trẻ có bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh nội tiết không? 
 (1. Có 2. Không)
Nếu có, bệnh gì? .........
.........
.................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
9. Cận lâm sàng (nếu có)
- Glucose máu (mmol/l):	1. Bình thường 2. Tăng
- Tryglyceride (mmol/l) : 	1. Bình thường 2. Tăng 
- Cholesterol (mmol/l): 	1. Bình thường 2. Tăng
- HDL-C(mmol/l):	1. Bình thường 2. Tăng
- LDL-C(mmol/l): 	1. Bình thường 2. Tăng 
10. Kết quả siêu âm gan:
1. Bình thường 2. Gan nhiễm mỡ 3.Khác..........................
11. Bệnh khác (nếu có):...................................................................................
...........................................................................................................................
Cán bộ điều tra
(ký và ghi rõ họ và tên)
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRẺ EM
Câu hỏi AUQUEI1
Dành cho học sinh tiểu học
Các vị phụ huynh và các em học sinh thân mến!
Bảng hỏi này thực hiện trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng, các yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp Thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh”
Thông qua bảng hỏi này, chúng tôi mong muốn thu thập được những thông tin liên quan đến cảm xúc, những đánh giá của các em học sinh với việc học tập, vui chơi, các sự kiện diễn ra xung quanh các em. Những thông tin này chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Rất mong quý vị phụ huynh và các em học sinh hợp tác với chúng tôi trong việc trả lời tất cả các câu hỏi theo hướng dẫn sau đây.
Xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên: ..
Ngày sinh:  	Giới tính: nam nữ 
Trường: 	Lớp: 
Ngày tiến hành: 	
HƯỚNG DẪN:
Đôi khi 
em hoàn toàn không hài lòng
Đôi khi 
em không hài lòng
Đôi khi 
em hài lòng
Đôi khi 
em rất hài lòng
Hãy nói vì sao:
...
Hãy nói vì sao:
...
Hãy nói vì sao:
...
Hãy nói vì sao:
...
Và điều này với em:
Không bao giờ
Không bao giờ
1. Không bao giờ
1. Không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
Thỉnh thoảng
2. Thỉnh thoảng
2. Thỉnh thoảng
3.Thường xuyên
Thường xuyên
3.Thường xuyên
3.Thường xuyên
4. Rất thường xuyên
Rất thường xuyên
4. Rất thường xuyên
4. Rất thường xuyên
Câu 1. Trong bữa cơm gia đình, em cảm thấy như thế nào?
Ở mức độ nào?
Không bao giờ
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
Rất thường xuyên
Câu 2. Buổi tối khi sắp đi ngủ, em cảm thấy như thế nào?
Ở mức độ nào?
Không bao giờ
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
Rất thường xuyên
Câu 31. Khi một ai đó bắt em phải làm một việc gì, em cảm thấy như thế nào?
Ở mức độ nào?
Không bao giờ
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
Rất thường xuyên
Câu 32. Khi em trả lời những câu hỏi này, em cảm thấy như thế nào?
Ở mức độ nào?
Không bao giờ
 Thỉnh thoảng
 Thường xuyên
Rất thường xuyên
Họ và tên học sinh
(ghi rõ họ và tên, không cần ký)
PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC/SAU CAN THIỆP
(Trả lời câu hỏi hoặc khoanh tròn vào đầu câu trả lời)
I. Thông tin chung:
1. Trường  
2. Lớp 
Số phiếu: 
Ngày điều tra: ./ / 2017
3. Họ và tên học sinh ..
4. Giới 1. Nam 2. Nữ
5. Ngày tháng năm sinh (dương lịch) ./ ./ ..
Đối tượng phỏng vấn (nhóm nghiên cứu điền): 
1. Nhóm bệnh 2. Nhóm chứng
II. Lâm sàng và cận lâm sàng 
1. Cân nặng: . kg
2. Chiều cao:  cm
3. Vòng eo: 	 1.Vòng eo (WC) < 90th percentile.
 2.Vòng eo (WC) ≥ 90th percentile.
4. Huyết áp:
- HA Tâm thu (mmHg):	 1. Bình thường 2.Tăng
- HATâm trương (mmHg):..	 1. Bình thường 2.Tăng
5. Trẻ có bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh nội tiết không? 
 (1. Có 	 2. Không)
Nếu có, bệnh gì? 
6. Trẻ dậy thì sớm: (1. Có 2. Không)
6.1. Trẻ gái
*. Tiền sử:
- Tuổi bắt đầu dậy thì: tuổi
- Tiến triển của các biểu hiện dậy thì:.......
- Các bằng chứng gợi ý bất thường chức năng hệ thần kinh trung ương, như đau đầu, tăng chu vi vòng đầu, giảm thị lực hoặc co giật: ........
-Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng về chiều cao:........... 
- Tiền sử dùng thuốc hormon như các chế phẩm có chứa estrogen:..
*. Khám lâm sàng:
- Phát triển tuyến vú: Giai đoạn B...( B2 trở lên theo các giai đoạn của Tanner)
- Tăng tốc độ phát triển chiều cao:..cm/năm (> 6cm/năm).
- Mọc lông mu: Giai đoạn P( P2 trở lên theo các giai đoạn của Tanner)
- Mụn trứng cá: 1. Có 2. Không 
6.2. Trẻ trai: 
*. Tiền sử:
- Tuổi bắt đầu dậy thì: tuổi
- Các bằng chứng gợi ý bất thường chức năng hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như đau đầu, chấn thương đầu, tăng chu vi vòng đầu, giảm thị lực hoặc co giật.....................................................................................
*. Khám lâm sàng:
- Phát triển dương vật: Giai đoạn .
+ Đo thể tích tinh hoàn:ml (Tăng thể tích tinh hoàn cả hai bên một cách đối xứng > 4ml theo thước đo Prader),
+ Chiều dài tinh hoàn:cm ( > 3cm ).
+ Kích thước dương vật: .cm
+ Thay đổi bìu: 1. Có 2. Không 
- Lông mu: 1. Có 2. Không 
- Mụn trứng cá 1. Có 2. Không 
- Thay đổi giọng nói: 1. Có 2. Không 
* Kết quả cận lâm sàng (nếu có)
.
7. Kết quả Cận lâm sàng (nếu có)
- Glucose máu:......... (mmol/l)	1. Bình thường 2. Tăng
- Tryglyceride:........... (mmol/l) 	1. Bình thường 2. Tăng 
- Cholesterol:........... (mmol/l)	1. Bình thường 2. Tăng
- HDL-C:..................(mmol/l)	1. Bình thường 2. Tăng
- LDL-C:...................(mmol/l)	1. Bình thường 2. Tăng 
8. Kết quả siêu âm gan (nếu có) 
1. Gan nhiễm mỡ 2. Bình thường 3. Khác
9. Số đo thể lực
STT
NGHIỆM PHÁP 
THỂ LỰC
TRƯỚC
CAN THIỆP
SAU
CAN THIỆP
1
Mạch quay trước khi chạy
50m
2
Mạch quay sau khi chạy
50m
3
Thời gian chạy 50m
(giây)
4
Bật xa tại chỗ (cm)
5
Ngồi xuống-đứng lên
(số lần/30 giây)
6
Số lần nhảy dây
(số lần/60 giây)
III. ĐIỀU TRA VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Học sinh và Mẹ/người nuôi dưỡng học sinh cùng trả lời)
Q1. Cháu ăn uống như thế nào?
	1. Kém ăn
	2. Ăn bình thường
	3. Háu ăn/ ăn ngon miệng
Q2. Một ngày cháu ăn mấy bữa chính? .. bữa 
Q3. Ngoài bữa chính cháu có ăn thêm bữa phụ nào không? 
1. Có 2. Không
 Nếu có thì ăn vào lúc nào? 
	1. Sáng 2. Chiều 3. Tối 4. Bất cứ lúc nào
Q4. Khi ăn cháu có thói quen sau đây không? 
	1. Ăn nhanh 4. Ăn trước khi đi ngủ
	2. Ăn nhiều 5. Vừa ăn vừa xem vô tuyến
	3. Ăn nhiều vào buổi tối 
Q5. Cháu có thích ăn những loại thực phẩm sau đây không? (nhiều lựa chọn) 
	1. Thịt mỡ 6. Sữa 
	2. Thịt nạc 7. Bánh kẹo
	3. Bơ, dầu mỡ 8. Nước ngọt
	4. Tôm, cua, cá 9. Quả chín
	5. Trứng 10. Rau xanh 
Loại thức ăn mà cháu thích nhất là gì? ...........................
Loại đồ uống mà cháu thích nhất là gì? ...............................
Q6. Hàng ngày cháu có được uống sữa không?
1. Có 2. Không
Nếu có, mấy cốc / hộp sữa trong 1 ngày? ...............................
Q7. Gia đình cháu có luôn sẵn đồ ăn thức uống để cháu có thể ăn bất cứ lúc nào cháu thích không? (nhiều lựa chọn)
1. Bánh ngọt 1. Có 2. Không
2. Kẹo 1. Có 2. Không
3. Nước ngọt 1. Có 2. Không
4. Quả chín ngọt 1. Có 2. Không
Q8. Hỏi ghi khẩu phần cá thể 24 giờ qua (theo bảng hỏi ghi riêng sau đây)
Q9. Hỏi ghi tần suất sử dụng thực phẩm của trẻ trong tháng qua (theo bảng hỏi ghi riêng sau đây)
IV. PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Học sinh và Mẹ/người nuôi dưỡng cùng trả lời)
Q10. Em có thực hiện các hoạt động sau đây trong vòng 7 ngày gần đây không (tính cả thời gian ở trường và ở nhà)? Nếu có, trung bình em đã thực hiện được bao nhiêu lần trong tuần vừa qua? (Chỉ chọn một câu trả lời cho mỗi dòng)
Số lần
Hoạt động
Không bao giờ
1-2 lần/tuần
3-4 lần/tuần
5-6 lần/tuần
≥ 7 lần/tuần
Thời gian trung bình/lần
a. Đá bóng
b. Đi bộ
c. Chạy bộ
d. Cầu lông
e. Đi xe đạp
f. Bóng rổ
g. Trượt ván
h. Khiêu vũ
i. Bóng chuyền
j. Bơi
k. Bóng bàn
l. Bóng ném
m. Trốn tìm
n. Vật
o. Thể dục nhịp điệu
p. Thể dục
q. Nhảy dây
r. Khác, ghi rõ:
Q11. Trong 7 ngàyqua, tại các lớp giáo dục thể chất/ giờ thể dục ở trường, mức độ em tham gia các giờ học như thế nào (vd: Chạy, nhảy, ném bóng, hoạt động mạnh)? (Chỉ chọn một câu trả lời).
0. Không có giờ thể dục	
1.Hoạt động rất ít	
2 Hoạt động bình thường	
3.Hoạt động vừa phải	
Hoạt động tích cực (toát mồ hôi)	
6.Khác (ghi rõ): 
Q12. Trong 7 ngày qua, em đã làm những gì trong hầu hết thời gian nghỉ ngơi (thời gian nghỉ ở nhà: buổi chiều, tối, chủ nhật, không kể thời gian ăn, uống và học)
1.Ngồi (tán chuyện, học bài)	
2 Đứng hoặc đi lại	
3.Chạy hoặc chơi một chút	
4 Chạy quanh và chơi nhiều	
5 Chạy và chơi nhiều hầu hết thời gian 
6 Khác (ghi rõ): ..
Q13.Trong 7 ngày qua, em đã làm gì rong hầu hết thời gian nghỉ ra chơi ở lớp?
1 Ngồi (tán chuyện, học bài)	
2 Đứng hoặc đi lại	
3 Chạy hoặc chơi một chút	
4 Chạy quanh và chơi nhiều	
5 Chạy và chơi nhiều hầu hết thời gian 
 6 Khác (ghi rõ): 	
Q14. Em có thực hiện các hoạt động tĩnh tại sau đây trong thời gian rỗi trong 7 ngày qua? Nếu Có, bao nhiêu giờ em đã thực hiện các hoạt động đó trong ngày thường và ngày nghỉ cuối tuần.
 Số giờ
Hoạt động
Các ngày thường
Ngày nghỉ cuối tuần
Thứ bảy
Chủ nhật
Xem tivi
b. Chơi điện tử
c. Sử dụng máy tính/lướt web
d. Ôn bài/làm bài tập
e. Học thêm
f. Đọc sách truyện/tạp chí
g. Ngồi và chơi (vd: chơi cờ, ngồi chơi đồ chơi, )
h. Khác, ghi rõ:
i. Khác, ghi rõ:
Q15. Thông thường em đi đến trường và về nhà bằng phương tiện gì?
(Chỉ chọn một câu trả lời)
1 Đi bộ	
2 Đi xe đạp	
3 Xe bus của trường	
4 Xe bus công cộng	
5 Ô tô/ xe máy	
 Khác, ghi rõ..........
V. ĐIỀU TRA YẾU TỐ GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Q16. Chị nghĩ thế nào về cân nặng của con chị?
 0 Gầy/nhẹ cân
 1 Bình thường
 2 Thừa cân
 3 Béo phì
Q17. Chị có hài lòng với cân nặng hiện tại của con chị?
 0 Không hài lòng
 1 Một chút
 2 Bình thường
 3 Rất hài lòng
 4 Không biết
Q18. Chị có muốn thay đổi cân nặng hiện tại của con mình?
 0 Không	 
 1 Có, Nếu có tại sao	? 1 Nhẹ cân
	 2 Gầy, không đủ cân
	 3 Thừa cân/béo phì
 2. Lý do khác: (ghi cụ thể)
Ngày điều tra://..
Họ và tên mẹ/người nuôi dưỡng
(ký và ghi rõ họ tên)
Họ và tên con
(con tự ghi, không cần ký)
Người phỏng vấn
(ký và ghi rõ họ tên)
Người kiểm tra
(ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU GIÁM SÁT PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP GIÚP PHÒNG CHỐNG 
THỪA CÂN, BÉO PHÌ 
Họ và tên học sinh:
Lớp:; Trường: Tiểu học Suối Hoa
Nội dung giám sát: Từ ngày đến ngày.. (từ thứ 2 đến chủ nhật)
Câu 1: Trong tuần qua tại gia đình cháu có được thực hiện chế độ ăn theo bộ thực đơn đã được tư vấn không? (tích dấu x vào cột tương ứng)
Thứ
Thực hiện chế độ ăn theo bộ thực đơn
Uống 1 cốc sữa của chương trình
Không thực hiện chế độ ăn 
theo bộ thực đơn
(ghi rõ số lượng, thành phần thức ăn
thay đổi)
2
3
4
5
6
7
CN
Câu 2: Trong tuần qua tại gia đình cháu có thực hiện chế độ vận động theo bộ chương trình vận động đã được tư vấn không? (tích dấu x vào cột tương ứng).
Thứ
Thực hiện chế độ vận động theo bộ 
chương trình 
vận động
Không thực hiện chế độ vận động theo bộ chương trình vận động (ghi rõ hình thức vận động, thời gian vận động)
2
3
4
5
6
7
CN
Câu 3: cháu ghi lại kết quả vận động trong 1 ngày được theo dõi bằng máy đếm bước đi omron (cháu nào được phát máy thì điền các thông tin từ trên máy vào bảng này)
Thứ
Số bước đi được trong ngày
Số km đi được trong ngày
(km)
Số calo tiêu thụ trong ngày
(kcal)
Số gam mỡ tiêu thụ trong ngày
(g)
2
3
4
5
6
7
CN
Lưu ý: Phụ huynh và học sinh giữ phiếu này và điền đầy đủ thông tin theo từng tuần, thứ 2 tuần tiếp theo nhóm nghiên cứu sẽ thu lại phiếu này và phát cho trẻ phiếu mới để theo dõi trong tuần kế tiếp.
 Phụ lục 2
Vòng eo (cm) trẻ em nam 6-18 tuổi Hồng Kông theo tuổi
TT
Tuổi
10th
25th
50th
75th
90th
95th
97th
1.
6
46,2
49,0
52,5
57,1
63,4
67,3
73,0
2.
7
47,4
50,3
53,9
58,5
65,0
69,1
74,8
3.
8
48,7
51,6
55,3
60,0
66,6
70,9
76,6
4.
9
50,2
53,2
57,0
61,8
68,5
72,8
78,7
5.
10
51,9
55,0
58,8
63,8
70,6
74,9
81,1
6.
11
53,4
56,5
60,4
65,5
72,5
76,7
83,1
7.
12
54,6
57,8
61,8
66,9
74,0
78,3
84,7
8.
13
55,8
59,0
63,0
68,2
75,3
79,8
86,1
9.
14
57,0
60,3
64,3
69,6
76,8
81,3
87,7
10.
15
58,3
61,6
65,7
71,0
78,3
82,8
89,3
11.
16
59,4
62,8
66,9
72,3
79,6
84,1
90,7
12.
17
60,4
63,8
68,0
73,4
80,7
85,3
91,8
13.
18
61,2
64,6
68,8
74,2
81,6
86,3
92,7
Phụ lục 3
Vòng eo (cm) trẻ em nữ 6-18 tuổi Hồng Kông theo tuổi
TT
Tuổi
10th
25th
50th
75th
90th
95th
97th
1.
6
45,2
47,5
50,3
53,8
58,4
61,5
64,9
2.
7
46,5
48,9
51,7
55,3
60,0
63,1
66,7
3.
8
47,9
50,3
53,2
56,8
61,6
64,8
68,5
4.
9
49,3
51,7
54,7
58,4
63,4
66,6
70,4
5.
10
50,7
53,2
56,2
60,1
65,1
68,4
72,4
6.
11
52,2
54,7
57,8
61,7
66,9
70,1
74,3
7.
12
53,4
56,0
59,2
63,1
68,4
71,7
76,0
8.
13
54,5
57,1
60,3
64,3
69,7
72,9
77,4
9.
14
55,3
57,9
61,1
65,2
70,6
73,8
78,4
10.
15
55,8
58,5
61,7
65,8
71,3
74,4
79,2
11.
16
56,2
58,9
62,2
66,3
71,8
74,8
79,7
12.
17
56,6
59,3
62,6
66,7
72,2
75,1
80,2
13.
18
56,9
59,6
62,9
67,1
72,6
75,4
80,6
Phụ lục 4
Bảng chỉ số Lipid máu theo lứa tuổi
Tuổi
(Năm)
Đơnvị
 CT
 LDL-C
5th
95th
 5th
95th
Percentile
Percentile
Percentile
Percentile
Nam
5-9
mg/dl
 125
 189
 63
 129
Nữ
5-9
mg/dl
 131
 197
 68
 140
Nam
10-14
mg/dl
 124
 202
 64
 132
 Nữ
 10-14
mg/dl
 125
 205
 68
 136
Nam
15-19
mg/dl
 118
 191
 62
 130
 Nữ
15-19
mg/dl
 118
 207
 59
 137
Phụ lục 5
 Danh sách các trường trong nghiên cứu
Trường Tiểu học Suối Hoa
Trường Tiểu học Tiền An
Trường Tiểu học Kinh Bắc
Trường Tiểu học Võ Cường 2
Trường Tiểu học Vân Dương
Trường Tiểu học Nam Sơn 2
Phụ lục 6: Tờ rơi phòng, chống béo phì
Phụ lục 6: Tờ rơi phòng, chống béo phì
Phụ lục 7: Thông tin máy OMRON
Phụ lục 8. Bộ thực đơn
Phụ lục 9. Chương trình hoạt động thể lực

File đính kèm:

  • docluan_an_thuc_trang_thua_can_beo_phi_va_hieu_qua_cua_mot_so_g.doc
  • docx2. Tóm tắt luận án (tiếng Việt).docx
  • docx3. Tóm tắt luận án (tiếng Anh).docx
  • doc4.Thông tin kết luận mới của luận án (tiếng Việt, tiếng Anh).doc
  • doc5.Trích yếu luận án.doc