Luận án Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ an và hiệu quả can thiệp

Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh

phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh

đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 330-390 triệu phụ

nữ mắc các bệnh VNĐSDD. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu phụ nữ

mắc bệnh [108]. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì

viêm âm đạo, chiếm đến 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ

khoa [65],[73] Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu về

VNĐSDD cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 25% đến 78,4% tùy theo vùng

miền [1], [13], [16].

VNĐSDD có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời

sống, khả năng lao động của người phụ nữ [105]. Bệnh cũng có thể gây ra

những hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh,

ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền vi rút gây suy giảm miễn dịch

mắc phải (HIV), vi rút gây u nhú ở người (HPV) [24], [33], [49]. Ở phụ nữ có

thai, viêm âm đạo, cổ tử cung (CTC) có thể gây sẩy thai, đẻ non, ối vỡ non,

nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh. Một trong 10 mục tiêu của Chiến lược

Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là "Giảm nhiễm

khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục" với chỉ

tiêu "Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và

30% vào năm 2020. Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua

đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020” [9]. Mục tiêu này đóng

góp vào việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nói riêng và cho toàn bộ người

dân nói chung [10].

pdf 193 trang dienloan 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ an và hiệu quả can thiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ an và hiệu quả can thiệp

Luận án Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ an và hiệu quả can thiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
-----------------*------------------- 
BÙI ĐÌNH LONG 
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
TỚI VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI 
Ở PHỤ NỮ 18 - 49 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI 
 HAI CÔNG TY MAY TỈNH NGHỆ AN 
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP 
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế 
 Mã số: 62 72 01 64 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2017
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên 
cứu thực hiện tại 2 công ty may Nam Sung VINA và Minh Anh- Kim Liên tại 
tỉnh Nghệ giai đoạn 2014-2016. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án 
là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu 
nào khác. 
Tác giả luận án 
 Bùi Đình Long 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo 
Sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương luôn tạo điều kiện cho tôi 
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Trần 
Hiển và GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, những người thầy có nhiều kiến thức, kinh 
nghiệm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, 
thực hiện đề tài cũng như hoàn thành luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc hai công ty may Nam Sung 
VINA và Minh Anh-Kim Liên, phòng y tế đã cho phép tôi được tiến hành 
nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nữ công nhân may đã nhiệt tình 
tham gia và cung cấp các thông tin đầy đủ và trung thực cho nghiên cứu này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Tỉnh Nghệ An, huyện uỷ Nam Đàn 
đã tạo điều kiện, quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án này. 
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, vợ, con, các cháu, anh chị em và 
những người thân trong gia đình đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt 
quá trình học tập và là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để đạt 
được kết quả khoá học và hoàn thành luận án. 
Tác giả luận án 
 Bùi Đình Long 
iii 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan ...................................................................................................... i 
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii 
Mục lục ............................................................................................................. iii 
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi 
Danh mục biểu đồ ............................................................................................. x 
Danh mục sơ đồ ................................................................................................. x 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 4 
1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới .................................... 4 
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................ 4 
1.1.2. Tác nhân gây bệnh ........................................................................... 5 
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh ... 6 
1.1.4. Đường lây truyền ............................................................................. 9 
1.1.5. Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới ............................................. 9 
1.1.6. Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới .................12 
1.2. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ........... 16 
1.2.1. Nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân .....................................................16 
1.2.2. Kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới ..........21 
1.2.3. Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội, hệ thống y tế và viêm 
nhiễm đường sinh dưới ................................................................26 
1.3. Mô hình can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới .... 28 
1.4. Tình hình sử dụng lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An ... 34 
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36 
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 36 
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ..................................................................36 
2.1.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................36 
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 36 
2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 37 
iv 
2.4. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 37 
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ..................................................................37 
2.4.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................38 
2.5. Cỡ mẫu ................................................................................................. 38 
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ..................................................................38 
2.5.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................39 
2.6. Chọn mẫu ............................................................................................. 39 
2.6.1. Mục tiêu 1 ......................................................................................39 
2.6.2. Mục tiêu 2 ......................................................................................39 
2.7. Các biến số nghiên cứu ....................................................................... 41 
2.7.1. Nghiên cứu định lượng ..................................................................41 
2.7.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................44 
2.8. Công cụ nghiên cứu ............................................................................ 45 
2.8.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................45 
2.8.2. Nghiên cứu định tính ......................................................................45 
2.9. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 45 
2.9.1. Chuẩn bị thu thập số liệu ...............................................................45 
2.9.2. Phỏng vấn .......................................................................................46 
2.9.3. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm .....................................................46 
2.9.4. Khám phụ khoa ..............................................................................46 
2.9.5. Xét nghiệm .....................................................................................47 
2.10. Các hoạt động can thiệp .................................................................... 51 
2.10.1. Khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ ................................51 
2.10.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe. .................................................52 
2.10.3. Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 
công ty can thiệp ..........................................................................54 
2.10.4. Đánh giá biện pháp can thiệp .......................................................55 
2.11. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 55 
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 56 
v 
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 58 
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................... 58 
3.1.1. Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu ..................................58 
3.1.2. Một số đặc trưng về kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu ...59 
3.1.3. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình ......................................61 
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ... 63 
3.2.1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ................................63 
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng viêm nhiễm đường sinh 
dục dưới .......................................................................................72 
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới .. 78 
3.3.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp .....................................78 
3.3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức ..........................................................79 
3.3.3. Hiệu quả nâng cao thực hành. ........................................................82 
3.3.4. Hiệu quả điều trị cácbệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ........83 
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 86 
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD ........................ 86 
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ...................................87 
4.1.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ................................90 
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ...96 
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới .. 103 
4.2.1. Kết quả nâng cao kiến thức ..........................................................104 
4.2.2. Kết quả nâng cao thực hành .........................................................107 
4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ....................... 113 
4.4. Điểm mới của nghiên cứu .................................................................. 115 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 119 
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
ATVSLĐ 
BCS 
BHYT 
BHXH 
An toàn vệ sinh lao động 
Bao cao su 
Bảo hiểm y tế 
Bảo hiểm xã hội 
BLTQĐTD 
BPSD 
BPTT 
Bệnh lây truyền qua đường tình dục 
Bộ phận sinh dục 
Biện pháp tránh thai 
CBYT 
CDC 
Cán bộ y tế 
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ 
(Centers for Disease Control and Prevention) 
CSHQ Chỉ số hiệu quả 
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản 
CTC 
CT 
DCTC 
DN 
ĐC 
Cổ tử cung 
Can thiệp 
Dụng cụ tử cung 
Doanh nghiệp 
Đối chứng 
HPV 
KCN 
Vi rút gây u nhú ở người (Human Papillomavius) 
Khu công nghiệp 
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình 
LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục 
PNBD Phụ nữ bán dâm 
SKSS 
QHTD 
Sức khỏe sinh sản 
Quan hệ tình dục 
TTGDSK 
THCS 
Truyền thông giáo dục sức khỏe 
Trung học cơ sở 
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới 
UNFPA Quỹ dân số Liên Hiệp quốc 
(United Nations Fund For Population Activities) 
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc 
(The United Nations Children's Fund) 
VNĐSDD 
XN 
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới 
Xét nghiệm 
vii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1. Căn nguyên của các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ............. 5 
Bảng 1.2. Sự thay đổi của pH âm đạo ........................................................... 7 
Bảng 1.3. Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo .................................................... 8 
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán căn nguyên một viêm nhiễm đường sinh 
dục dưới trong nghiên cứu .......................................................... 43 
Bảng 2.2. Điểm đánh giá số lượng vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram theo 
Nugent ......................................................................................... 50 
Bảng 3.1. Đặc trưng đối tượng nghiên cứu ................................................. 58 
Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng nghiên cứu ... 59 
Bảng 3.3. Nguồn thông tin về viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối 
tượng nghiên cứu ........................................................................ 60 
Bảng 3.4. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình của đối tượng nghiên cứu .. 61 
Bảng 3.5. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của đối tượng nghiên cứu ... 62 
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nhiều vị trí của đối 
tượng nghiên cứu ........................................................................ 64 
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm đồng thời nhiều tác nhân gây bệnh viêm nhiễm 
đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu ......................... 65 
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm các tác nhân theo các vị trí viêm nhiễm của đối 
tượng nghiên cứu ........................................................................ 65 
Bảng 3.9. Các triệu chứng cơ năng viêm nhiễm đường sinh dục dưới của 
đối tượng nghiên cứu .................................................................. 66 
Bảng 3.10. Các triệu chứng thực thể viêm nhiễm đường sinh dục dưới....... 66 
Bảng 3.11. Kiến thức về các triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục dưới 
của đối tượng nghiên cứu............................................................ 67 
viii 
Bảng 3.12. Kiến thức về lý do mắc các viêm nhiễm đường sinh dục dưới của 
đối tượng nghiên cứu .................................................................. 68 
Bảng 3.13. Kiến thức về các tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới 
của đối tượng nghiên cứu............................................................ 68 
Bảng 3.14. Kiến thức về cách dự phòng viêm nhiễm đường sinh dục dưới 
của đối tượng nghiên cứu............................................................ 69 
Bảng 3.15. Kiến thức về hậu quả viêm nhiễm đường sinh dục dưới của đối 
tượng nghiên cứu ........................................................................ 70 
Bảng 3.16. Thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới của 
đối tượng nghiên cứu .................................................................. 70 
Bảng 3.17. Chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân ở 
hai công ty nghiên cứu ................................................................ 72 
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và viêm nhiễm 
đường sinh dục dưới của đối tượng nghiên cứu ......................... 74 
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tiền sử sinh đẻ và viêm nhiễm đường sinh dục 
dưới ............................................................................................. 75 
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức viêm nhiễm đường sinh dục dưới 
và mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới ................................... 76 
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới ... 77 
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc trưng cá nhân, tiền sử sinh đẻ, kiến thức, 
thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới ......................... 77 
Bảng ... hữ ký ___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
Chữ ký của Nghiên cứu viên/ngƣời lấy chấp thuận: 
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng người tình nguyện thamgia nghiên 
cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin 
này đã được giải thích cặn kẽ cho người tình nguyện tham gia hiểu rõ bản 
chất,các nguy cơ và lợi ích của việc tham gia vào nghiên cứu này. 
Họ tên ___________________ Chữ ký ___________________ 
Ngày tháng năm_________________ 
PHỤ LỤC 9. 
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH PHÚC LỢI TẠI NƠI LÀM VIỆC 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 
2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 
 Quy định này áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và cơ sở có yếu tố 
có hại gây bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích áp dụng đối với tất cả các cơ sở lao 
động khác. 
Cơ sở vệ sinh Tiêu chuẩn theo ca sản 
xuất 
Quy mô, phạm vi 
áp dụng 
1. Hố tiêu 11 - 20 người/hố Dưới 300 người 
21 - 35 người/hố Trên 300 người 
2. Hố tiểu 11 - 20 người/hố Dưới 300 người 
21 - 35 người/hố Trên 300 người 
3. Buồng tắm 1 - 20 người/buồng 1 - 300 người 
21-30 người/buồng 301 - 600 người 
30 người/buồng Trên 600 người 
4. Buồng vệ sinh kinh 
nguyệt 
1 - 30 nữ/buồng 1 - 300 người 
30 nữ/buồng Trên 300 người 
5. Vòi nước rửa tay 15 - 20 người/vòi Dưới 300 người 
35 người/vòi Trên 300 người 
6. Nơi để quần áo 1 người/ô kéo, hoặc móc 
treo, hoặc tủ nhỏ. 
Áp dụng đối với cơ sở 
sản xuất kinh doanh và 
cơ sở có tiếp xúc với các 
yếu tố có hại, nhiễm 
trùng, nhiễm độc gây 
bệnh nghề nghiệp. 
7. Nước uống 1,5 lít/người/ca sản xuất 
PHỤ LỤC 10. 
CÁC TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG VÀ MÔ HÌNH CAN THIỆP 
1. Tờ rơi có tiêu đề: “Mô hình cung cấp dịch vụ SKSS và PTTT cho công nhân 
tại các khu công nghiệp” 
2. Poster về dự phòng VNĐSDD 
3. Các bài phát thanh về CSSKS và KHHGĐ 
BÀI PHÁT THANH SỐ 1 
PHÒNG TRÁNH NHIỄM KHUẨN ĐƢỜNG SINH SẢN 
 Kính mời quý vị và các bạn đón nghe bản tin phát thanh của đài truyền 
thanh xã/phường/công ty . 
 Chủ đề của bản tin phát thanh hôm nay là phòng tránh nhiễm khuẩn 
đường sinh sản. 
 Thưa quý vị và các bạn! 
 Nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản: Là bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan 
sinh dục. Bao gồm các bệnh lây qua đường tình dục và các nhiễm khuẩn 
đường sinh sản do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn bình thường có 
trong âm đạo. 
 Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục. 
 Điều kiện thuận lợi: 
 - Lây truyền qua đường tình dục. 
 - Thủ thuật sản, phụ khoa. 
 - Vệ sinh kém khi kinh nguyệt, giao hợp. 
 - Do bản thân người phụ nữ, người tình và cán bộ y tế. 
 - Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản 
giúp cho mầm bệnh phát triển. 
 Thưa quý vị và các bạn! 
 Nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản bao gồm: 
 - Các nhiễm khuẩn đường sinh sản thường gặp: 
 + Viêm âm đạo do trực khuẩn (Chỉ gặp ở phụ nữ) 
 Triệu chứng: Ra khí hư có màu trắng xám, loãng, mùi hôi. 
 + Viêm âm đạo do nấm: 
 Triệu chứng ở phụ nữ: Ngứa vùng âm hộ và âm đạo, khí hư trắng như sữa. 
 Triệu chứng ở nam giới: Ngứa bao quy đầu và dương vật. 
 - Các bệnh lây qua đường tình dục gồm: 
 + Bệnh Chlamydia: 
 Triệu chứng ở phụ nữ: Ra khí hư, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh, 
thường thấy buốt rát khi đi tiểu, đau bụng dưới, đau khi giao hợp. 
 Triệu chứng ở nam giới: Đi tiểu thường xuyên, thấy buốt rát khi đi tiểu, 
có dịch trắng hoặc vàng ở đầu dương vật, sưng hoặc đau tinh hoàn. 
 + Bệnh sùi mào gà: 
 Triệu chứng có thể gặp: Mọc mụn sần sùi ở cơ quan sinh dục và hậu môn. 
Mụn sùi có thể biến mất sau một thời gian nhưng sau đó lại xuất hiện lại. 
 Điều trị bệnh sùi mào gà: Có thể đốt hoặc điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ 
trong một thời gian để loại bỏ mào gà. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ mụn sùi lại 
xuất hiện. 
 + Bệnh lậu: 
 Triệu chứng ở phụ nữ: Khí hư đặc, màu vàng, xanh vàng hoặc trắng; rát 
và đau khi đại tiểu tiện, ra máu âm đạo bất thường hoặc ra máu giữa các chu 
kỳ kinh, đau bụng. 
 Triệu chứng ở nam giới: Chảy mủ đặc màu vàng hoặc ở đầu dương vật, 
đau rát khi đại tiểu tiện, tiểu khó, tiểu rắt. 
 + Bệnh trùng roi sinh dục: 
 Triệu chứng ở phụ nữ: Ngứa âm hộ và âm đạo, khí hư loãng có màu 
vàng xanh và có mùi hôi. 
 Triệu chứng ở nam giới: Thường gặp đau rát khi đi tiểu. 
 Thưa quý vị và các bạn! 
 Các bệnh nhiễm khuẩn qua đường sinh sản có thể gây hậu quả như: 
 - Vô sinh, có thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, trẻ đẻ thiếu 
cân, mù loà. 
 - Tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. 
 - Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản đều ảnh hưởng tới sức khoẻ của 
nam, nữ và tương lai hạnh phúc gia đình. 
 Để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản: 
 Đối với nữ cần: 
 - Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, trong những ngày kinh nguyệt, 
thời kỳ thai nghén, sau quan hệ tình dục. 
 - Không giao hợp trong những ngày có kinh. 
 - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. 
 - Khi có bệnh nên điều trị triệt để, đúng phác đồ. Không tự ý mua thuốc 
đặt khi không có chỉ định của bác sỹ phụ khoa. 
 - Không ngâm bộ phận sinh dục và ngoáy rửa trong âm đạo. 
 Đối với nam cần: 
 - Rửa bộ phận sinh dục hàng ngày bằng sữa tắm hoặc dung dịch vệ sinh 
trước và sau khi quan hệ tình dục. 
 - Khi có bệnh nên điều trị triệt để, đúng phác đồ. 
 Để đảm bảo an toàn tình dục chúng ta hãy: 
 - Chung thuỷ, không quan hệ tình dục với nhiều người, không nên quan 
hệ tình dục khi đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
 - Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. 
 Qúy vị và các bạn vừa nghe bản tin phát thanh về phòng tránh bệnh 
nhiễm khuẩn đường sinh sản . 
 Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn./. 
BÀI PHÁT THANH SỐ 2 
PHÒNG TRÁNH LÂY NHIẾM HIV/AIDS 
BÀI PHÁT THANH SỐ 3 
PHÁT HIỆN SỚM UNG THƢ CỔ TỬ CUNG 
BÀI PHÁT THANH SỐ 4 
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 
BÀI PHÁT THANH SỐ 5 
KHÔNG SINH CON THỨ BA TRỞ LÊN 
BÀI PHÁT THANH SỐ 6 
CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI 
BÀI PHÁT THANH SỐ 7 
GIẢM PHÁ THAI KHÔNG AN TOÀN 
BÀI PHÁT THANH SỐ 8 
CH M SÓC PHỤ NỮ KHI MANG THAI 
BÀI PHÁT THANH SỐ 9 
CH M SÓC PHỤ NỮ SAU SINH 
BÀI PHÁT THANH SỐ 10 
CH M SÓC TRẺ EM THỜI KỲ DƢỚI 6 THÁNG TUỔI 
BÀI PHÁT THANH SỐ 11 
TÌNH BẠN/TÌNH YÊU/TÌNH DỤC VỊ THÀNH NIÊN 
BÀI PHÁT THANH SỐ 12 
N NG CAO CHẤT LƢỢNG D N SỐ 
BÀI PHÁT THANH SỐ 13 
DỊ TẬT BẨM SINH Ở TRẺ VÀ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN 
TRƢỚC SINH, SƠ SINH 
BÀI PHÁT THANH SỐ 14 
HỆ LỤY CỦA TẢO HÔN 
BÀI PHÁT THANH SỐ 15 
HỆ LỤY CỦA HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG 
BÀI PHÁT THANH SỐ 16 
MẤT C N BẰNG GIỚI T NH KHI SINH 
BÀI PHÁT THANH SỐ 17 
NGHIÊM CẤM LỰA CHỌN GIỚI T NH KHI SINH 
BÀI PHÁT THANH SỐ 18 
GIÀ HÓA D N SỐ 
BÀI PHÁT THANH SỐ 19 
CƠ CẤU D N SỐ VÀNG 
BÀI PHÁT THANH SỐ 20 
BUÔN BÁN TRẺ EM GÁI/THANH THIẾU NIÊN/BUÔN BÁN NGƢỜI 
PHỤ LỤC 11. 
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN NGHI LỘC 
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Nghi 
Lộc, tỉnh Nghệ An. 
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, phía Bắc giáp Diễn Châu; phía 
Nam giáp thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía Đông là biển Đông 
và giáp thị xã Cửa Lò; Phía Tây giáp huyện Đô Lương; 
- Diện tích tự nhiên khoảng 347,7Km2, có 29 xã và 1 thị trấn trong đó có 
6 xã ven biển, 4 xã bãi ngang; 7 xã miền núi thấp. 
Dân số hơn 20 vạn người; Tổng số lao động của huyện là 103.639 người, 
chiếm khoảng 53,37% tổng số dân. 
Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm 
50,310%, công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng trên 22,67%, dịch vụ chiếm 
khoảng 27,02%. 
Nghi Lộc có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: có biển, 
có rừng, đồi núi; có đường sắt và Quốc lộ 1A đi qua; gần sân bay, bến cảng; 
phụ cận thành phố Vinh và khu du lịch biển Cửa Lò. Huyện có Khu kinh tế 
Đông Nam đang hình thành và phát triển; Khu Công nghiệp Nam Cấm và Khu 
Công nghiệp Trường - Thạch đã đi vào hoạt động với nhiều doanh nghiệp 
trong và ngoài nước đầu tư, phát triển, đang và sẽ sử dụng nhiều nguồn nhân 
lực lao động của huyện, tỉnh. 
Tình hình kinh tế huyện Nghi Lộc: 
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 
9,25%;.Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng. 
2. Thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp 
Đến nay riêng khu công nghiệp Nam Cấm đã có 51 dự án được cấp phép 
đầu tư vào với tổng mức đầu tư 7.488 tỷ đồng, trong đó 26 dự án đã đi vào hoạt 
động, giải quyết việc làm cho trên hàng nghìn lao động. Với các dự án trọng 
điểm như nhà máy Bia Hà Nội Nghệ An; nhà máy thiết bị điện tử BSE, Tôn 
Hoa Sen, Chế biến thực phẩm Masan... Các khu công nghiệp vừa và nhỏ do 
huyện quản lý hiện có 2 cụm là Đô Lăng và Trường Thạch với 10 dự án đang 
hoạt động với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. 
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU 
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Diễn 
Châu, tỉnh Nghệ An. 
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, phía Nam giáp Huyện Nghi 
Lộc; phía Đông là biển Đông; Phía Tây giáp huyện Đô Lương, Yên Thành; 
Bắc giáp Quỳnh Lưu. 
- Diện tích tự nhiên khoảng 310 Km2, có 38 xã và 1 thị trấn trong đó có 
9 xã ven biển, 5 xã bãi ngang; 
Dân số hơn 218.227 người; 
Lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chiếm 
trên 29,81%, công nghiệp, xây dựng chỉ chiếm khoảng trên 41,39%, dịch vụ 
chiếm khoảng 28,79%. 
Diễn Châu có vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: có biển, 
có rừng, đồi núi; có đường sắt và Quốc lộ 1A đi qua; 
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 
11,0%;.Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng. 
Công tác giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh 
xã hội được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến 
năm 2015 dự kiến giảm còn 2,5%, bình quân mỗi năm giảm trên 3%, vượt 
mục tiêu đề ra (mục tiêu mỗi năm giảm 1%). Quốc phòng, An ninh tiếp tục 
được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
2. Thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp 
Tại cụm công nghiệp Tháp – Hồng – Kỷ có 29/31 doanh nghiệp đã đầu 
tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động. Lao động tại Nhà máy may 
công nghiệp Nam Sung Vi Na 2.186 lao động, tăng gần 100 lao động so 
với năm 2015 và hiện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng phân xưởng số 2 
(Giai đoạn 2) và một số hạng mục phụ trợ; dự kiến tuyển thêm 700 lao động 
trong đầu năm 2017. 
Từ năm 2010 đến nay, Diễn Châu đã thu hút được 9 dự án lớn do doanh 
nghiệp đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.500 tỷ đồng, đã thực hiện trên 
1.000 tỷ đồng. Toàn huyện có 475 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hơn 6.000 
hộ kinh doanh cá thể, góp phần chuyển dịch, phát triển kinh tế và giải quyết 
việc làm hàng năm từ 4.500 đến 5.000 lao động. Hàng năm các doanh nghiệp 
nộp ngân sách bình quân trên 50 tỷ đồng. 
III. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết huyện Diễn Châu và Nghi Lộc 
Khí hậu hai huyện: Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hâu 
nhiệt đới ẩm gió mùa. 
+ Chế độ nhiệt: có 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá 
cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50C, 
tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Mùa lạnh từ tháng 10 
đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 19,5 - 20,50C, mùa này nhiệt độ 
có lúc xuống thấp đến 6,20C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ (Số liệu 
do trạm khí tượng thủy văn Vinh cung cấp). 
+ Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900 mm, lớn nhất 
khoảng 2.600 mm, nhỏ nhất 1.100 mm. Lượng mưa phân bố không đều mà tập 
trung chủ yếu vào nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, đây là thời điểm thường diễn 
ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng 
mưa cả năm. 
+ Chế độ gió: có 2 hướng gió chính: 
- Gió mùa Đông Bắc nằm sâu trong lục địa lạnh lẽo của vùng Sibia và 
Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi 
là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 
đến tháng 4 năm sau. 
- Gió Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào mà nhân dân gọi là gió 
Nồm, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10. 
Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của 
vùng Bắc Trung Bộ. Thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra 
khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân 
trên phạm vi toàn huyện. 
+ Độ ẩm không khí: bình quân khoảng 86%, cao nhất trên 90% (tháng 
1, tháng 2), nhỏ nhất 74% (tháng 7). 
+ Lượng bốc hơi nước: bình quân năm 943 mm. Lượng bốc hơi nước 
trung bình của các tháng nóng là 140 mm (từ tháng 5 đến tháng 9). Lượng bốc 
hơi trung bình của những tháng mưa là 59 mm (tháng 9, tháng 10, tháng 11). 
Những đặc trưng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong 
năm lớn, chế độ mưa tập trung vào mùa mưa bão (tháng 8- tháng 10), mùa 
nắng nóng có gió Lào khô hanh, đó là những nguyên nhân chính gây nên mưa 
lũ xói mòn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử 
dụng đất không hợp lý. 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG 
CỦA NGHIÊN CỨU 
Toàn cảnh công ty Nam Sung VINA 
Toàn cảnh công ty Minh Anh Kim Liên 
Tƣ vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân khu công nghiệp 
Trao trang thiết bị truyền thông cho công ty Nam Sung VINA 
Tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng tham gia nghiên cứu 
Siêu âm kiểm tra cho công nhân công ty may 
Xét nghiệm cho công nhân công ty may 
Các hình ảnh khám, tư vấn, ghi phiếu cho nữ công nhân may 
UBND TỈNH NGHỆ AN 
SỞ Y TẾ 
Số:2386/CV.SYT.NVY 
V/v hợp tác triển khai nghiên cứu 
Viêm nhiễm ĐSDD. 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
Nghệ An, ngày 24 tháng 10 năm 2014 
Kính gửi:  
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ hiện nay rất phổ biến, đặc 
biệt ở các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ và là nguyên nhân gây ra nhiều rối 
loạn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức 
khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, viêm nhiễm đường sinh dục là bệnh có thể phòng 
tránh được nếu chúng ta có một chiến lược tiếp cận phù hợp. 
Với mục đích là đánh giá đúng thực trạng và một số yếu tố liên quan đến 
viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại Nghệ 
An, đặc biệt phụ nữ trong các công may của tỉnh, trên cơ sở đó sẽ có thể đưa ra 
những khuyến nghị có hiệu quả để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục 
dưới của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại các công ty may nói riêng và cộng đồng 
nói chung. Sở Y tế Nghệ An phối hợp với Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiến 
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 
tuổi sinh đẻ tại một số công ty may tỉnh Nghệ An và đánh giá hiệu quả can thiệp” 
Để đề tài nghiên cứu đạt chất lượng cao và đúng thời gian, Sở Y tế 
Nghệ An mong nhận được sự đồng ý và hợp tác của Công ty. 
Trân trọng cảm ơn! 
Nơi nhận: 
- Như trên; 
- Lãnh đạo Sở Y tế; 
- Phòng Y tế các huyện, thành phố, thị xã; 
- Các đơn vị trong Ngành; 
- Lưu: VT, VP. 
KT.GIÁM ĐỐC 
PHÓ GIÁM ĐỐC 
Hoàng Văn Hảo 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_toi_viem_nhiem.pdf