Y khoa - Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, đã đến ngày nhưng không

thấy có kinh nguyệt xuất hiện gọi là tắc kinh. Tắc kinh có hai loại là tắc kinh sinh lý và tắc kinh

bệnh lý. Tắc kinh sinh lý là chỉ tắc kinh do trước khi dậy thì, trong thời kỳ mang thai, thời kỳ

cho con bú và thời kỳ mãn kinh, do thay đổi một số kích thích tố trong cơ thể, dẫn đến kinh

nguyệt không có, nó thuộc loại hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng bế kinh bệnh lý bao

gồm bế kinh đoạn phát và tắc kinh nguyên phát. Tắc kinh nguyên phát là để chỉ phụ nữ qua 18

tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Tắc kinh đoạn phát là để chỉ hiện tượng trước đây đã từng có

kinh nguyệt, nhưng đã mất kinh từ 3 tháng trở lên. Nguyên nhân gây ra tắc kinh nguyên phát

có rất nhiều, có thể phân chia thành ba trường hợp sau:

(1). Tắc kinh do tử cung, nếu bẩm sinh đã không có tử cung, tử cung phát triển không tốt,

chức năng noãn già yếu.

(2). Tắc kinh do thuỳ não điều khiển, ví dụ như thuỳ não bị u bướu, tổn thương.

(3). Tắc kinh do thuỳ não dưới, ví dụ như các nhân tố tinh thần thần kinh, các bệnh về

đường tiêu hoá, các bệnh tổng hợp do ức chế thuốc v.v

Điều cần chú ý là, có một loại tắc kinh trong một thời gian ngắn, nó là do nguyên nhân tắc

cổ tử cung, tắc âm đạo, tắc màng trinh làm cho bộ phận sinh dục không thông. Khi mỗi lần có

kinh nguyệt, kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài được, mà tắc trong tử cung, âm đạo, cho

nên, những người phụ nữ này sẽ bị đau bụng theo tính chu kỳ. Đồng thời, khi đó, nếu sờ tay vào

bụng dưới thì có thể thấy một cục cứng, dần dần ngày càng to. Đối với những trường hợp này

cần tích cực can thiệp bằng phẫu thuật để chữa trị

pdf 95 trang dienloan 6660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Y khoa - Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Y khoa - Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa

Y khoa - Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa
Chương	VI:	Một	số	bệnh	phụ	(nam)	khoa
I.	Tắc	kinh
Kinh	nguyệt	là	một	hiện	tượng	sinh	lý	bình	thường	của	phụ	nữ,	đã	đến	ngày	nhưng	không
thấy	có	kinh	nguyệt	xuất	hiện	gọi	là	tắc	kinh.	Tắc	kinh	có	hai	loại	là	tắc	kinh	sinh	lý	và	tắc	kinh
bệnh	lý.	Tắc	kinh	sinh	lý	là	chỉ	tắc	kinh	do	trước	khi	dậy	thì,	trong	thời	kỳ	mang	thai,	thời	kỳ
cho	con	bú	và	thời	kỳ	mãn	kinh,	do	thay	đổi	một	số	kích	thích	tố	trong	cơ	thể,	dẫn	đến	kinh
nguyệt	không	có,	nó	thuộc	 loại	hiện	tượng	sinh	 lý	bình	thường.	Nhưng	bế	kinh	bệnh	 lý	bao
gồm	bế	kinh	đoạn	phát	và	tắc	kinh	nguyên	phát.	Tắc	kinh	nguyên	phát	là	để	chỉ	phụ	nữ	qua	18
tuổi	mà	vẫn	chưa	có	kinh	nguyệt.	Tắc	kinh	đoạn	phát	là	để	chỉ	hiện	tượng	trước	đây	đã	từng	có
kinh	nguyệt,	nhưng	đã	mất	kinh	từ	3	tháng	trở	lên.	Nguyên	nhân	gây	ra	tắc	kinh	nguyên	phát
có	rất	nhiều,	có	thể	phân	chia	thành	ba	trường	hợp	sau:
(1).	Tắc	kinh	do	tử	cung,	nếu	bẩm	sinh	đã	không	có	tử	cung,	tử	cung	phát	triển	không	tốt,
chức	năng	noãn	già	yếu.
(2).	Tắc	kinh	do	thuỳ	não	điều	khiển,	ví	dụ	như	thuỳ	não	bị	u	bướu,	tổn	thương.
(3).	Tắc	kinh	do	 thuỳ	não	dưới,	 ví	dụ	như	các	nhân	 tố	 tinh	 thần	 thần	kinh,	 các	bệnh	về
đường	tiêu	hoá,	các	bệnh	tổng	hợp	do	ức	chế	thuốc	v.v
Điều	cần	chú	ý	là,	có	một	loại	tắc	kinh	trong	một	thời	gian	ngắn,	nó	là	do	nguyên	nhân	tắc
cổ	tử	cung,	tắc	âm	đạo,	tắc	màng	trinh	làm	cho	bộ	phận	sinh	dục	không	thông.	Khi	mỗi	lần	có
kinh	nguyệt,	kinh	nguyệt	không	thể	thoát	ra	ngoài	được,	mà	tắc	trong	tử	cung,	âm	đạo,	cho
nên,	những	người	phụ	nữ	này	sẽ	bị	đau	bụng	theo	tính	chu	kỳ.	Đồng	thời,	khi	đó,	nếu	sờ	tay	vào
bụng	dưới	thì	có	thể	thấy	một	cục	cứng,	dần	dần	ngày	càng	to.	Đối	với	những	trường	hợp	này
cần	tích	cực	can	thiệp	bằng	phẫu	thuật	để	chữa	trị.
1.	Những	điều	cần	ghi	nhớ	về	dưỡng	sinh
Ngày	nay,	người	ta	đã	chứng	minh	được	rằng,	đơn	sâm	có	chức	năng	ức	chế	sự	tích	tụ	của
tiểu	cầu	máu,	chống	đông	lại,	từng	bước	hoà	tan	và	không	chế	tắc	mạch	máu,	có	tác	đụng	đề
phòng	các	chứng	bệnh	do	tắc	mạch	máu.	Nếu	dùng	đơn	sâm	và	đường	đỏ	ngâm	với	nhau,	làm
thành	trà	để	uống,	có	thể	trị	bệnh	tắc	kinh	rất	tốt.
2.	Các	loại	trà	nên	sử	dụng
(1).	Trà	đương	quy	ích	mẫu
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	 trà	 thuốc:	Lấy	8	gam	đương	quy,	10	 cỏ	 ích	mẫu.	Đun	 sôi
những	nguyên	liệu	trên	lấy	nước	dùng	làm	trà.	Mỗi	ngày	uống	từ	2	lần	trở	lên.
Công	dụng	chữa	trị:	Bổ	huyết,	giảm	tích	tụ	máu,	điều	trị	thống	kinh.
Chú	ý:	Phương	thuốc	này	thích	hợp	với	chứng	tắc	kinh,	hư	nhược.
(2).	Trà	đại	hoàng	sơn	tra
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Lấy	10	gam	đại	hoàng,	15	gam	sơn	tra	rồi	cho	vào
đun	sôi	lấy	nước	dùng.
Công	dụng	chữa	trị:	Hoạt	huyết,	giảm	tích	tụ	máu.
Chú	ý:	Loại	trà	này	thích	hợp	với	chứng	bế	kinh	tích	tụ	máu,	bụng	dưới	đau	nhói.
(3).	Trà	đậu	đen	hồng	hoa
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	30	gam	đậu	đen,	6	gam	hồng	hoa,	30	gam	đường.
Đậu	đen	chọn	lấy	những	hạt	tốt,	ngon,	đem	rửa	sạch.	Cho	đậu	đen,	hồng	hoa	vào	nồi	đun	to	lửa,
cho	thêm	lượng	nước	vừa	đủ,	đun	lửa	to	đến	sôi,	sau	đó	chuyển	sang	lửa	nhỏ	đun	cho	đến	khi
đậu	đen	chín	nhừ	là	được,	bỏ	đậu	đen	và	hồng	hoa	đi,	chỉ	lấy	nước,	cho	thêm	đường	đỏ	vào
khuấy	đều	lên	uống	là	được.	Mỗi	ngày	uống	2	lần,	mỗi	lần	1	cốc.
Công	dụng	chữa	trị:	Hoạt	huyết,	giảm	tích	tụ	máu,	điều	hoà	kinh	nguyệt,	giảm	đau	do	kinh
nguyệt.
Chú	ý:	Loại	trà	này	chủ	trị	bế	kinh	do	khí	huyết	ứ	đọng,	kinh	nguyệt	không	bình	thường,	eo
lưng	đau	mỏi,	bụng	dưới	trướng	đau,	buồn	bực,	dễ	nổi	cáu,	mất	ngủ,	mơ	nhiều.
(4).	Trà	đan	sâm	đường
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Đan	sâm	và	đường,	mỗi	thứ	60	gam.	Đun	với	1,5	lít
nước	cho	đến	khi	cạn	còn	500	ml	là	được.	Mỗi	sáng,	tối	uống	1	lần,	uống	liền	trong	2	tuần.
Công	dụng	chữa	trị:	Hoạt	huyết,	giảm	tích	tụ	máu,	hoạt	huyết	điều	kinh.
Chú	ý:	Loại	trà	này	chủ	trị	tắc	kinh	do	âm	huyết	hư	tổn,	chứng	viêm	máu	thường	thấy,	tinh
thần	mệt	mỏi,	váng	đầu,	ù	tai,	da	mặt	nhợt	nhạt,	sốt	ruột,	nôn	nóng.
(5).	Trà	khiếm	thảo
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	60	gam	rễ	khiếm	thảo.	Thêm	1	lít	nước	đun	sôi	rồi
uống.	Uống	2	lần/	ngày.
Công	dụng	chữa	trị:	Hoạt	huyết,	giảm	tích	tụ	máu,	hành	khí	giải	sầu.
Chú	ý:	Loại	trà	này	chủ	trị	gan	khí	tích	tụ,	hành	huyết	không	thông	dẫn	đến	tắc	kinh	do	tắc
khí.	Biểu	hiện	thường	thấy	tâm	trạng	buồn	chán	không	vui,	sốt	ruột,	nôn	nóng	dễ	nổi	cáu,	bụng
ngực	sưng,	hai	xương	sườn	đau,	không	có	kinh	nguyệt.
(6).	Trà	quả	dâu	mã	lan
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	30	gam	quả	dâu,	3	quả	đại	táo,	15	gam	gừng	già,	1
bộ	rễ	mã	lan.	Cho	tất	cả	nguyên	liệu	vào	nồi,	 thêm	lượng	nước	vừa	đủ	đun	sôi	 lên	lấy	nước
uống,	uống	cho	đến	khi	kinh	nguyệt	đến	mới	thôi.
Công	dụng	chữa	trị:	Bổ	thận	hoạt	huyết.
Chú	ý:	Loại	trà	này	chủ	trị	tắc	kinh	do	thận	hư	tích	tụ	máu.	Biểu	hiện	thường	thấy:	không	có
kinh	nguyệt,	eo	lưng	đau	nhức,	ù	tai,	bụng	dưới	đau,	bầu	vú	đau	nhức	hoặc	sưng	tấy.
(7).	Trà	ích	mẫu
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Lấy	30	gam	cỏ	ích	mẫu.	Cho	cỏ	ích	mẫu	vào	nồi,
thêm	500	ml	nước,	đun	lửa	vừa	vừa	cho	đến	sôi,	sau	đó	chuyển	sang	lửa	nhỏ	đun	trong	khoảng
15	phút,	thêm	lượng	vừa	phải	vào	khuấy	đều,	uống	thường	xuyên	thay	trà,	dùng	liền	trong	3	-5
ngày	hoặc	cho	đến	khi	kinh	nguyệt	đến	mới	thôi.
Công	dụng	chữa	trị:	Hoạt	huyết,	giảm	tích	tụ	máu.
Chú	ý:	Loại	 trà	này	chủ	 trị	 tắc	kinh	do	 tích	 tụ	máu.	Biểu	hiện	 thường	 thấy:	kinh	nguyệt
không	đến	đúng	kỳ,	thường	kéo	dài	hơn	3	tháng	mới	thấy	có,	bầu	vú	đau	nhức	hoặc	sưng	tấy,
bụng	dưới	đau,	lưỡi	xám	xịt,	da	mặt	tối,	buồn	chán	phiền	muộn.
3.	Những	điều	cần	ghi	nhớ
Để	phòng	tránh	chứng	tắc	kinh	ngay	trong	cuộc	sống	hàng	ngày	có	một	số	điểm	bạn	cần
chú	ý	sau:
Luôn	duy	trì	tinh	thần	lạc	quan,	phóng	khoáng,	tâm	trạng	vui	vẻ.	Tắc	kinh	đa	phần	là	do	bài
tiết	trong	cơ	thể	bị	rối	loạn,	mà	bài	tiết	trong	cơ	thể	có	quan	hệ	mật	thiết	với	trạng	thái	tinh
thần.	Cho	nên,	nếu	bị	tắc	kinh	nên	duy	trì	tâm	trạng	lạc	quan,	phóng	khoáng,	độ	lượng,	điều	này
có	ý	nghĩa	rất	tích	cực	với	việc	phòng	ngừa	bệnh	tắc	kinh.	Bình	thường,	nên	loại	bỏ	những	yếu
tố	kích	thích	tinh	thần,	đặc	biệt	tránh	bị	tổn	thương,	buồn	bã	quá,	tránh	những	suy	nghĩ	tiêu
cực.	Nếu	gặp	phải	vấn	đề	gì,	nên	bình	tĩnh,	cùng	mọi	người	giải	quyết,	sau	khi	việc	đã	qua,
không	nên	suy	nghĩ	nhiều,	càng	không	được	buồn	bã,	ít	nói	ít	cười,	nếu	không	sẽ	bị	những	yếu
tố	không	tốt	đó	làm	cho	ảnh	hưởng	không	tốt,	cần	tiến	hành	và	nhẫn	nại	áp	dụng	các	phương
phát	trị	liệu	kịp	thời,	giải	trừ	sự	căng	thẳng	và	tiêu	cực	của	tinh	thần,	duy	trì	tâm	trạng	ổn	định.
Tích	cực	điều	trị	bệnh.	Chú	ý	điều	trị	kịp	thời	các	chứng	bệnh	khác	là	nguyên	nhân	gây	ra
bệnh	tắc	kinh,	như	các	chứng	viêm,	 lao,	chế	độ	dinh	dưỡng	không	tốt,	 thiếu	máu,	u	bướu	ở
bụng,	chức	năng	không	tốt	của	nhóm	máu	A,	của	chức	năng	thận	v.v	Tích	cực	đề	phòng	các
nguyên	nhân	dẫn	đến	chứng	tắc	kinh,	như	rối	loạn	tử	cung,	điều	trị	bằng	phóng	xạ,	tắc	kinh	do
sử	dụng	thuốc	tránh	thai	v.v
Chú	ý	kết	hợp	lao	động	và	nghỉ	ngơi,	không	nên	làm	việc	quá	nặng	nhọc,	tăng	cường	rèn
luyện	sức	khoẻ,	nâng	cao	thể	chất,	 tăng	cường	khả	năng	miễn	dịch,	kịp	thời	chữa	trị	những
chứng	bệnh	mãn	tính.
II.	Nôn	nghén
Nôn	nghén	là	để	chỉ	hiện	tượng	phụ	nữ	trong	thời	kỳ	mới	mang	thai,	phản	ứng	của	cơ	thể
tương	đối	nghiêm	trọng,	nôn	nhiều	lần,	thậm	chí	có	thể	dẫn	đến	không	ăn	uống	gì	được.	Một
khi	xảy	ra	hiện	tượng	nôn	nghén,	thường	dẫn	đến	chất	điện	giải	trong	cơ	thể	sản	phụ	mất	đi	sự
cân	bằng,	thiếu	hoặc	dẫn	đến	nhiễm	độc.	Bệnh	này	chưa	rõ	nguyên	nhân,	nhiều	quan	điểm	cho
rằng	nó	có	quan	hệ	với	kích	thích	tố	mao	mạch	trong	máu	và	sự	gia	tăng	của	kích	thích	tố	dạ
dày.	Tinh	thần	căng	thẳng	dẫn	đến	bệnh	càng	thêm	nghiêm	trọng.	Phạm	trù	“nôn	nghén”	thuộc
Đông	y	học	cho	rằng,	chủ	yếu	là	do	gan	khí,	dạ	dày,	và	thận	tỳ	của	phụ	nữ	mang	thai	hư	nhược,
dẫn	đến	khí	trong	dạ	dày	gia	tăng	và	buồn	nôn.
1.	Những	điều	cần	ghi	nhớ	về	dưỡng	sinh
Kê	nội	kim	có	thể	thúc	đẩy	sự	phân	tiết	của	dịch	vị,	nâng	cao	một	cách	rõ	rệt	nồng	độ	axit
có	trong	dịch	vị.	Nước	ép	kê	nội	kim,	uống	cùng	với	trà	sẽ	có	công	dụng	trị	liệu	rất	tốt	đối	với
chứng	nôn	nghén
2.	Các	loại	trà	nên	sử	dụng
(1).	Trà	gừng	tươi	mía
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Nước	mía,	nước	gừng	tươi	mỗi	thứ	10	ml,	trộn	lẫn
vào	nhau	rồi	chia	nhỏ	uống	dần,	nhấp	từng	ngụm	nhỏ.
Công	dụng	chữa	trị:	Kiện	tỳ	vị,	chống	nôn.
Chú	ý:	Phương	thuốc	trên	chủ	trị	phụ	nữ	có	thai	thận	vị	hư	nhược	bị	nôn.
(2).	Trà	trứng	giấm	ăn	và	đường	trắng
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	60	gam	giấm	gạo	đun	sôi,	cho	thêm	30	gam	đường
trắng	vào	đun	tan,	đạp	thêm	1	quả	trứng	gà	vào,	uống	hết	sau	khi	đun	chín.	Uống	2	lần/	ngày.
Công	dụng	chữa	trị:	Kiện	vị,	ngừng	nôn.
Chú	ý:	Phương	thuốc	trên	chủ	trị	phụ	nữ	có	thai	thận	vị	hư	nhược,	bị	nôn.
(3).	Trà	trúc	như	mật	ong
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	15	gam	trúc	như	đun	sôi	lấy	nước,	cho	thêm	mật
ong	vào	uống.
Công	dụng	chữa	trị:	Từ	âm	dưỡng	vị,	chống	nôn.
Chú	ý:	Phương	thuốc	trên	chủ	trị	phụ	nữ	có	thai	tỳ	vị	hư	nhược	và	dạ	dày,	bổ	âm	không	đủ.
(4).	Trà	mật	ong	lá	tỳ	bà
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Lấy	2	lá	tỳ	bà,	nướng	trên	lửa	một	chút	cho	cháy
hết	lông	mao,	đun	sôi	lên	lấy	nước,	cho	thêm	30	gam	mật	ong	vào,	uống	là	được.
Công	dụng	chữa	trị:	Bảo	vệ	dạ	dày,	bổ	âm.
Chú	ý:	Phương	thuốc	trên	chủ	trị	chứng	phụ	nữ	có	thai	buồn	nôn.
(5).	Nước	gừng	hẹ
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Nước	hẹ,	nước	gừng	tươi,	đường	trắng	mỗi	thứ	đủ
dùng	uống	nước.
Công	dụng	chữa	trị:	Ôn	trung,	trị	nôn,	hành	khí	hoà	trung.
Chú	ý:	Phương	 thuốc	này	 chủ	 trị	phụ	nữ	 có	 thai	buồn	nôn	do	gan	 thận	không	 tốt,	 triệu
chứng	thường	thấy	là	buồn	nôn,	không	muốn	ăn	uống	gì	cả.
(6).	Trà	tía	tô	hương	nhu
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	 trà	 thuốc:	Lá	 tía	 tô,	hương	nhu	mỗi	 thứ	9	gam;	3	gam	sa
nhân,	6	gam	trần	bì,	cho	tất	cả	vào	đun	sôi	lên	lấy	nước	uống.	Ngày	uống	3	–	4	lần,	khoảng	100
ml/	lần.
Công	dụng	chữa	trị:	Bổ	tì	khai	vị,	chống	buồn	nôn.
Chú	ý:	Phương	thuốc	này	chủ	trị	phụ	nữ	thời	kỳ	đầu	có	thai	buồn	nôn,	nhiều	đờm	và	nước
bọt,	bụng	trướng	to.
(7).	Trà	rễ	cần	tươi
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	10	rễ	cần	tươi,	15	gam	cam	thảo,	đun	sôi	lên,	đập
thêm	một	quả	trứng	gà	vào	là	được.
Công	dụng	chữa	trị:	Thanh	nhiệt.
Chú	ý:	Món	này	chủ	trị	phụ	nữ	có	thai	buồn	nôn.
(8).	Trà	hạt	sen
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	30	gam	hạt	sen,	1	gam	trà	xanh.	Hạt	sen	cho	thêm
nước	vào	đun	sôi	lên	khoảng	30	phút,	sau	đó,	cho	thêm	trà	xanh	vào	đun	cùng,	khuấy	đều	lên	là
được.	Mỗi	ngày	làm	1	lần,	chia	làm	3	lần	uống.
Công	dụng	chữa	trị:	Kiện	vị,	chống	tả,	bổ	dưỡng,	tráng	kiện.
Chú	ý:	Phương	thuốc	này	chủ	trị	phụ	nữ	có	thai	buồn	nôn.
3.	Những	điều	cần	ghi	nhớ
Nếu	thực	hiện	tốt	những	điều	sau	đây,	có	thể	sẽ	giúp	chứng	nôn	ở	phụ	nữ	có	thai	giảm	đi
một	cách	đáng	kể:
Tránh	tinh	thần	căng	thẳng	và	những	kích	thích	không	tốt.	Cần	làm	tốt	công	tác	giải	thích
và	an	ủi	cho	thai	phụ,	làm	tiêu	tan	đi	những	băn	khoăn	của	thai	phụ,	tăng	cường	tâm	lý	trị	khỏi
bệnh	cho	chị	em,	các	thành	viên	trong	gia	đình	cần	quan	tâm,	chăm	sóc	nhiều	cho	thai	phụ,
không	nên	 để	 cho	 chị	 em	bực	 tức	 hoặc	 chịu	 những	 kích	 thích	 không	 tốt	 về	 tinh	 thần.	Nếu
không,	sẽ	làm	cho	chức	năng	trung	khu	thần	kinh	buồn	nôn	mất	sự	cân	bằng,	sẽ	dẫn	đến	bệnh
ngày	càng	nghiêm	trọng
Nên	ăn	uống	điều	độ,	chia	nhỏ	khẩu	phần	ăn	thành	nhiều	bữa,	ăn	các	loại	thực	phẩm	giàu
chất	dinh	dưỡng	và	dễ	tiêu	hoá,	không	nên	ăn	những	thức	ăn	nhiều	dầu	mỡ	và	những	thức	ăn
mang	tính	chất	kích	thích	như	cay	nóng.
Phụ	nữ	sau	khi	có	thai	nên	chú	ý	đảm	bảo	ngủ	đủ	giấc,	bảo	đảm	không	khí	trong	phòng	luôn
thoáng	đãng,	tránh	những	mùi	kích	thích.
III.	Thiếu	sữa	sau	khi	sinh
Thiếu	sữa	sau	khi	sinh	là	để	chỉ	hiện	tượng	sản	phụ	sau	khi	sinh	do	kích	thích	đầu	vú	không
đủ	hay	vì	một	lý	do	nào	đó	mà	lượng	sữa	tiết	ra	không	đủ	để	nuôi	dưỡng	em	bé.	Bệnh	này	nếu
không	xử	lý	kịp	thời	sẽ	ảnh	hưởng	đến	dinh	dưỡng	cho	em	bé.	Đây	là	cách	gọi	tên	bệnh	theo
Tây	y.	Đông	y	gọi	bệnh	này	là	“tắc	sữa”	hoặc	“thiếu	sữa”.	Nguyên	nhân	gây	bệnh,	thứ	nhất	là	do
khí	huyết	hư	nhược,	nguồn	sữa	không	tốt,	thứ	hai	là	do	gan.
1.	Những	điều	cần	ghi	nhớ	về	dưỡng	sinh
Các	vị	thuốc	Đông	y	như	nhân	sâm,	đương	quy,	a	giao	v.v	đều	có	tác	dụng	tạo	máu	dần
dần.	Nếu	cho	những	vị	thuốc	trên	vào	pha	uống	cùng	trà	sẽ	có	thể	điều	trị	giảm	bớt	chứng	sau
khi	sinh	bị	thiếu	sữa.
2.	Các	loại	trà	nên	sử	dụng
(1).	Trà	hạch	đào
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Lấy	5-15	cái	nhân	hạch	đào;	1,5	-1	gam	trà	xanh,
25	gam	đường	trắng.	Đem	ngâm	tất	cả	các	nguyên	liệu	trên	cùng	nhau,	rồi	đun	sôi	lên	khoảng	5
phút,	khuấy	đều	là	được.	Mỗi	ngày	làm	1	lần,	chia	làm	2	lần	để	uống.
Công	dụng	chữa	trị:	Bổ	thận,	ích	phổi,	cầm	ho.
Chú	ý:	Món	trà	trên	dùng	để	điều	trị	chứng	cơ	bắp	đau	nhức,	hư	nhược,	thở	dốc,	sau	khi
sinh	chân	tay	yếu	đuối,	bệnh	viêm	phế	quản	mãn	tính.
(2).	Trà	bổ	sữa
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Lấy	30	gam	hoàng	kỳ	tươi,	15	gam	đương	quy,	12
gam	tri	mẫu,	12	gam	huyền	sâm,	6	gam	xuyên	sơn	giáp	sấy	khô,	3	cái	lộ	lộ	thông	loại	to,	khô;
12	gam	semen	vaccariae.	Tất	cả	các	loại	nguyên	liệu	trên	nấu	cùng	với	mướp.
Công	dụng	chữa	trị:	Bổ	khí	huyết,	thông	tắc	sữa.
Chú	ý:	Món	này	thích	hợp	với	những	phụ	nữ	sau	khi	sinh	khí	huyết	kém,	tắc	kinh	lạc,	thiếu
sữa.
(3).	Trà	thông	tuyến	sữa
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	9	gam	semen	vaccariae	sấy	khô,	9	gam	xuyên	sơn
giáp	sấy	khô,	bột	thiên	hoa;	4,5	gam	thân	đương	quy;	mộc	thông,	cam	thảo	mỗi	thứ	9	gam.	Cho
tất	cả	các	nguyên	liệu	trên	vào	nồi	cùng	một	cái	chân	giò	nấu	nhừ	lên,	cho	750	ml	nước,	đun	lấy
250	ml	nước	thuốc	là	được,	chia	làm	2	lần	uống	khi	đói.
Công	dụng	chữa	trị:	Lợi	sữa.
Chú	ý:	Món	trên	dùng	để	trị	bệnh	phụ	nữ	sau	khi	sinh	mất	sữa.
(4).	Trà	lợi	sữa
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	Hoàng	kỳ,	thục	địa	mỗi	thứ	24	gam;	15	gam	đương
quy;	xuyên	khung,	cẩu	tử,	thông	thảo,	semen	vaccariae	mỗi	thứ	6	gam,	lá	trà	đủ	dùng.	Cho	vào
nấu	cùng	với	chân	giò	lợn.
Công	dụng	chữa	trị:	ích	khí	dưỡng	huyết,	thông	lợi	sữa.
Chú	ý:	Món	trên	thích	hợp	với	phụ	nữ	khí	huyết	hư	nhược,	thiếu	sữa.
3.	Những	điều	cần	ghi	nhớ
Để	đề	phòng	sau	khi	sinh	thiếu	sữa,	cần	chú	ý	mấy	điều	sau	đây:
(1).	Khẩu	vị	ăn	không	nên	quá	nhạt.	Nhiều	phụ	nữ	trong	khi	mang	thai	không	ăn	rau,	chỉ	ăn
cơm	và	trứng,	ăn	quá	nhạt,	khiến	mất	cân	bằng	dinh	dưỡng.	Thực	ra,	phụ	nữ	có	thai	hàng	ngày
cần	ăn	uống	đầy	đủ	lượng	vitamin	và	vi	sinh	tố,	cần	ăn	nhiều	loại	thực	phẩm	có	chứa	nhiều
hàm	lượng	vi	chất	sắt,	đồng,	kẽm,	iốt,	magiê,	phốt	pho,	mangan	v.v
(2).	Phụ	nữ	có	thai	không	nên	ăn	kiêng.	Thực	ra,	sau	khi	sinh	cần	ăn	uống	thực	phẩm	có	đầy
đủ	chất	dinh	dưỡng,	đa	dạng,	chỉ	ăn	một	hoặc	hai	loại	thức	ăn	không	những	không	đáp	ứng	đầy
đủ	nhu	cầu	dinh	dưỡng	của	cơ	thể,	mà	còn	không	có	lợi	cho	việc	tiết	sữa.
(3).	Sau	khi	sinh	nên	thường	xuyên	ăn	canh	gà,	canh	xương,	canh	chân	giò	và	canh	cá	sẽ	có
lợi	cho	việc	tiết	sữa,	nhưng	đồng	thời	cũng	cần	ăn	nhiều	thịt,	vì	chất	dinh	dưỡng	có	trong	thịt
nhiều	hơn	chất	dinh	dưỡng	trong	canh	rất	nhiều.
(4).	Không	nên	ăn	quá	nhiều	trứng	gà.	Từ	góc	độ	hấp	thụ	chất	dinh	dưỡng	của	cơ	thể	mà
nói,	sản	phụ	mỗi	ngày	chỉ	ăn	hai	đến	ba	quả	trứng,	nếu	ăn	quá	n ... ến	cho	lưu	huỳnh	phát	tán	đi	mất,	đồng	thời	kéo	dài	thời	gian	đun	nước
sôi.	Nếu	pha	trà	với	loại	nước	sau	khi	đã	được	xử	lý	như	vậy	thì	cũng	vẫn	sẽ	duy	trì	được	màu
sắc	tươi	sáng,	 lúc	này	màu	sắc	và	hương	vị	của	trà	cũng	sẽ	giống	như	khi	chúng	ta	sử	dụng
nước	tinh	khiết	để	pha	trà	vậy.
II.	Uống	trà	như	thế	nào	là	đúng	cách	nhất?
Ngày	nay,	uống	trà	đã	trở	thành	một	phần	trong	cuộc	sống	của	con	người,	nhưng	uống	trà
như	thế	nào	mới	là	đúng	đắn	nhất?	Phương	pháp	uống	trà	đã	ngày	càng	được	coi	trọng,	bởi
nếu	 uống	 không	 đúng	 cách	 không	 những	 không	 thể	 hấp	 thụ	 được	 những	 thành	 phần	 dinh
dưỡng	có	trà	mà	còn	có	thể	gây	hại	cho	bản	thân.	Vì	vậy,	khi	uống	trà	cần	phải	chú	ý	một	số
điểm	dưới	đây:
1.	Uống	trà	sau	khi	ăn	cơm	khoảng	nửa	tiếng	đồng	hồ	là	thích	hợp	nhất,	hơn	nữa	uống	trà
cũng	không	nên	uống	quá	nhiều	nếu	không	có	thể	dẫn	tới	những	phản	ứng	không	tốt	như	hưng
phấn	quá	độ,	nhịp	tim	đập	nhanh,	mất	ngủ,	đi	tiểu	nhiều	v.v	Do	canxi	có	trong	nước	tiểu	bị
mất	đi	quá	nhiều,	niêm	mạc	dạ	dày	bị	kích	thích	quá	lớn,	uống	trà	đặc	trong	thời	gian	dài	dễ
dẫn	tới	xương	cốt	không	được	săn	chắc	và	mắc	chứng	viêm	loét	dạ	dày.
2.	Trước	khi	đi	ngủ	không	nên	uống	quá	nhiều	trà,	nếu	không	có	thể	dẫn	tới	tinh	thần	tỉnh
táo	cao	độ	mà	không	có	cách	nào	ngủ	được,	từ	đó	ảnh	hưởng	tới	sự	nghỉ	ngơi	của	bản	thân.
Buổi	sáng	uống	một	cốc	trà	có	thể	giúp	cho	đầu	óc	tỉnh	táo,	nâng	cao	tinh	thần.	Trong	khi	làm
việc	uống	trà	cũng	có	thể	giúp	tiêu	trừ	mỏi	mệt,	tăng	cường	sức	sống,	nâng	cao	khả	năng	tư
duy	phán	đoán.	Vừa	hút	thuốc	vừa	uống	trà	có	thể	làm	giảm	nhẹ	chất	độc	hại	có	dầu	thuốc	là
và	chất	nicotin.	Khi	xem	tivi	uống	một	chút	trà	có	thể	giúp	cho	việc	phục	hồi	thị	lực,	đồng	thời
có	thể	làm	tiêu	trừ	những	nguy	hại	của	những	tia	bức	xạ	yếu.	Nói	tóm	lại,	thời	gian	thích	hợp
nhất	để	uống	trà	là	do	con	người,	do	môi	trường,	do	điều	kiện	công	việc	mà	có	những	sự	khác
nhau,	không	nhất	định	là	uống	trà	trong	một	thời	gian	quy	định	nào	đó	mới	là	có	lợi.	Lấy	mục
đích	giải	khát	để	uống	trà	thì	càng	mang	tính	tuỳ	ý,	cứ	khi	nào	khát	là	có	thể	uống.
Nhưng	bất	luận	là	hoàn	cảnh	nào	uống	trà	cũng	nên	uống	trà	ấm,	như	vậy	có	thể	phát	huy
một	cách	đầy	đủ	công	hiệu	của	lá	trà,	duy	trì	được	màu	sắc,	chất	lượng	và	hương	vị	của	nó.	Tất
cả	những	thành	phần	có	ích	có	trong	lá	trà,	khi	nóng	độ	phân	giải	cao,	cùng	với	sự	tăng	cao	của
nhiệt	độ	nước	thì	độ	phân	giải	cũng	dần	dần	tăng	cao,	hơn	nữa	dầu	thơm	có	trong	lá	trà	chỉ	có
thể	phát	huy	khi	ở	nhiệt	độ	nước	tương	đối	cao,	hình	thành	nên	mùi	thơm	hấp	dẫn	mọi	người.
Sau	khi	trà	bị	nguội	đi	thì	dầu	thơm	cũng	không	thể	toả	ra	được	hương	thơm	của	nó.
Nói	tóm	lại,	uống	trà	có	7	điều	nên	và	không	nên	dưới	đây:
(1).	Nên	uống	trà	ngay	sau	khi	vừa	pha	xong,	không	nên	uống	trà	đã	pha	để	qua	đêm.
(2).	Không	nên	thiên	thực	đối	với	trà:	Với	nơi	sản	xuất,	chế	biến	và	những	sản	phẩm	khác
nhau	của	lá	trà	thì	thành	phần	dinh	dưỡng	trong	nó	cũng	khác	nhau,	cho	nên	trong	cùng	một
thời	gian	có	thể	thay	thế	uống	nhiều	loại	trà	khác	nhau.
(3).	Nên	duy	 trì	 thói	quen	uống	 trà	nhưng	không	nên	uống	quá	nhiều	 trong	một	 lần	hay
uống	trà	đặc.	Uống	nhiều	trà	đặc	có	thể	khiến	cho	chức	năng	dạ	dày	mất	đi	sự	điều	tiết,	vì	thế
mọi	người	cần	phải	đặc	biệt	chú	ý	vấn	đề	này.
(4).	Nên	uống	trà	vào	thời	gian	thích	hợp.
(5).	Uống	trà	sau	bữa	ăn	và	buổi	trưa	là	tốt	nhất,	nhưng	sẽ	không	thích	hợp	nếu	uống	trà
trước	bữa	ăn	hay	trước	khi	đi	ngủ.
(6).	Trà	nên	uống	khi	còn	ấm,	không	nên	uống	khi	còn	quá	nóng.	Cái	gọi	là	“trà	nóng	gây	tổn
thương	tới	ngũ	tạng”,	“trà	ấm	có	thể	khiến	con	người	sống	lâu”.
(7).	Uống	 trà	để	giải	khát	 chứ	không	nên	dùng	để	uống	 thuốc.	Trong	 lá	 trà	 có	chứa	một
lượng	lớn	chất	thuộc	da,	nếu	sau	khi	uống	thuốc	lại	uống	trà	ngay	hoặc	dùng	nước	trà	để	uống
thuốc	thì	những	chất	có	trong	lá	trà	sẽ	khiến	thuốc	bị	kết	tủa,	công	dụng	điều	trị	của	thuốc	sẽ
giảm	thậm	chí	mất	đi.
III.	Không	nên	dùng	cốc	bảo	ôn	để	pha	trà
Có	nhiều	người	thích	sử	dụng	cốc	bảo	ôn	để	pha	trà,	mục	đích	nhằm	duy	trì	nhiệt	độ	của	nó.
Nhưng	pha	trà	bằng	cốc	bảo	ôn	có	những	điều	bất	lợi	của	nó.	Lá	trà	là	một	nguyên	liệu	chứa
nhiều	thành	phần	dinh	dưỡng,	trong	lá	trà	có	phenol	trà,	tannic,	chất	thơm,	axit	amin	và	rất
nhiều	loại	vitamin.	Khi	dùng	ấm	hoặc	những	loại	cốc	thông	thường	để	pha	trà,	phần	lớn	những
thành	phần	có	ích	sẽ	được	phân	giải	ở	trong	nước	khiến	cho	nước	trà	sản	sinh	ra	hương	vị
thơm,	đồng	 thời	 lại	khiến	cho	các	 thành	phần	như	phenol	 trà	và	 tannic	bị	phân	giải	một	 ít
trong	nước	khiến	cho	nước	trà	có	vị	hơi	đắng	sảng	khoái.	Nhưng	nếu	dùng	cốc	bảo	ôn	để	pha
trà,	do	nhiệt	độ	luôn	được	duy	trì	ở	mức	độ	cao	khiến	cho	chất	thơm	rất	nhanh	bị	tiêu	tan	mất,
giảm	bớt	hương	thơm	vốn	có	của	nó.	Đồng	thời,	nhiệt	độ	cao	còn	có	thể	khiến	cho	phenol	trà
và	tannic	 thoát	ra	bên	ngoài,	khiến	cho	trà	có	màu	đậm,	vị	đắng	chát.	Ngoài	ra,	do	vitamin
không	chịu	được	ở	nhiệt	độ	cao,	vitamin	ở	trong	nhiệt	độ	cao	trong	thời	gian	dài	cũng	có	thể
khiến	nó	mất	đi	một	lượng	vitamin	tương	đối	lớn.	Vì	vậy,	không	nên	dùng	cốc	bảo	ôn	để	pha
trà.	Cũng	như	vậy,	không	nên	cho	lá	trà	vào	trong	bình	rồi	đun	lên	uống.	Nếu	muốn	uống	trà
nóng	có	thể	dùng	cốc	thuỷ	tinh	để	pha	trà,	sau	khi	pha	trà	xong	thì	cho	vào	trong	cốc	bảo	ôn,
như	vậy	vừa	có	thể	bảo	ôn	trong	thời	gian	dài	là	có	thể	giải	quyết	được	những	điều	không	tốt
do	pha	trà	bằng	cốc	bảo	ôn	dẫn	tới.
IV.	Một	ấm	trà	pha	mấy	lần	là	thích	hợp?
Trong	cuộc	sống	hàng	ngày,	chúng	ta	thường	cho	rằng:	Trà	thượng	hạng	có	búp	chè	non	sẽ
không	thích	hợp	với	việc	pha	lâu,	thông	thường	chỉ	pha	hai	lần	là	cho	rằng	chẳng	còn	vị	trà	nào
cả.	Đương	nhiên,	mức	độ	pha	trà	và	độ	non	mềm	của	lá	trà	có	quan	hệ	với	nhau,	nhưng	điều
quan	trọng	là	quyết	định	bởi	tính	hoàn	thiện	của	lá	trà	sau	khi	được	chế	biến,	nếu	khi	chế	biến
lá	trà	càng	vụn	thì	các	chất	trong	lá	trà	càng	nhanh	chóng	bị	phân	giải	đi	mất,	những	lá	trà	vẫn
còn	nguyên	vẹn	cánh	của	nó	thì	mức	độ	phân	giải	các	chất	trong	lá	trà	càng	chậm.
Theo	phân	tích,	sau	khi	dùng	nước	sôi	để	pha	ba	loại	trà	là	hồng	trà,	trà	xanh	và	trà	ướp	hoa,
lần	pha	thứ	nhất	có	thể	làm	phân	giải	tới	trên	50%	các	chất	có	trong	lá	trà,	lần	thứ	hai	chiếm
30%	và	lần	thứ	ba	là	10%,	lần	thứ	tư	là	1~3%.	Những	chất	dễ	phân	giải	trong	nước	theo	như
phân	tích	thì	lần	thứ	3	là	tốt	nhất.	Từ	góc	độ	dinh	dưỡng	mà	nói,	những	thành	phần	vitamin,
axit	amin	và	các	vật	chất	vô	cơ	khác,	lần	thứ	nhất	khi	pha	có	thể	bị	phân	giải	lên	tới	80%,	lần
thứ	hai	tỷ	lệ	đạt	tới	95%.	Các	thành	phần	khác	như	phenol	trà,	cafein	cũng	sẽ	bị	phân	giải	phần
lớn	ngay	từ	lần	pha	trà	đầu	tiên.	Sau	ba	lần	pha	trà,	cơ	bản	thì	các	chất	thành	phần	dinh	dưỡng
đã	bị	phân	giải	tan	vào	trong	nước	hết.
Nói	tóm	lại,	những	loại	trà	thông	thường	như	hồng	trà,	trà	xanh,	số	lần	pha	trà	là	ba	lần	là
tốt	nhất.	Đối	với	trà	ô	long	bởi	vì	khi	pha	trà	cho	với	lượng	lớn	có	thì	có	thể	pha	thêm	vài	lần
nữa.	Còn	đối	với	hồng	trà	vụn	thì	thông	thường	chỉ	pha	một	lần	là	được.
Ngoài	ra,	trà	xuân	thông	thường	có	thể	pha	làm	5~6	lần,	trà	thu	có	thể	pha	4~5	lần,	còn	trà
hạ	thì	pha	làm	3~4	lần.	Hơn	nữa	độ	non	của	lá	trà	càng	cao	thì	số	lần	pha	trà	càng	giảm.	Việc
sử	dụng	nhiệt	độ	nước	để	pha	trà	cũng	nên	căn	cứ	vào	độ	tuổi	của	lá	trà	để	quyết	định,	thông
thường	sử	dụng	nước	khoảng	90	0	C	để	pha	trà,	đối	với	mầm	trà	mùa	xuân	có	thể	dùng	nước	có
nhiệt	độ	khoảng	85	0	C	là	tốt	nhất.	Trong	đó	trước	khi	pha	trà	chính	thức	nên	sử	dụng	một	ít
nước	sôi	để	thực	hiện	việc	rửa	trà,	như	vậy	có	thể	khiến	cho	lá	trà	càng	được	sạch	sẽ.	Khi	chính
thức	pha	trà,	thông	thường	lấy	màu	sắc	của	nước,	hương	vị	lần	thứ	hai	là	tốt	nhất.
V.	Những	mùa	khác	nhau	thì	uống	trà	cũng	có	sự	khác	biệt
Theo	cách	nói	y	học	truyền	thống,	do	lá	trà	có	rất	nhiều	loại	khác	nhau,	cơ	sở	sản	xuất	khác
nhau	nên	tính	vị	của	trà	ngọt	đắng	nóng	lạnh	cũng	có	sự	khác	nhau,	đồng	thời	tác	dụng	của	nó
đối	với	mỗi	người	cũng	có	sự	khác	biệt.	Để	có	thể	có	được	hiệu	quả	bảo	vệ	sức	khoẻ	tốt	nhất,
vào	những	mùa	khác	nhau	trong	năm	xuân	hạ	thu	đông	cũng	cần	phải	căn	cứ	vào	công	hiệu,
tính	năng	của	lá	trà,	căn	cứ	vào	sự	thay	đổi	thời	tiết	mà	lựa	chọn	những	loại	trà	khác	nhau	sau
cho	thích	hợp	.
1.	Mùa	xuân	uống	trà	ướp	hoa
Vào	mùa	xuân	trời	đất	vào	xuân,	vạn	vật	đâm	chồi	nảy	lộc,	con	người	và	tự	nhiên	cũng	vậy,
ở	vào	thời	khắc	dễ	chịu	nhất,	lúc	này	nên	uống	các	loại	trà	ướp	hoa	như	hoa	nhài,	ngọc	lan,	hoa
quế	v.v	bởi	vì	hương	thơm	của	những	loại	trà	này	rất	mạnh,	thơm	mà	không	phải	là	phù	du,
sảng	khoái	mà	không	trầm	lắng,	có	thể	giúp	con	người	làm	tiêu	tan	đi	những	cái	lạnh	của	mùa
đông	còn	tích	tụ	trong	cơ	thể.	Đồng	thời,	những	loại	trà	có	hương	thơm	đậm	đặc	có	thể	sản
sinh	dương	khí	khi	đi	vào	trong	cơ	thể,	làm	tinh	thần	con	người	thêm	phấn	chấn,	từ	đó	có	hiệu
quả	trong	việc	tiêu	trừ	những	mệt	mỏi,	nâng	cao	hiệu	quả	cơ	năng	của	con	người.
2.	Mùa	hạ	uống	trà	xanh
Vào	mùa	hạ	ánh	nắng	mặt	trời	nóng	như	thiêu	như	đốt,	 thời	tiết	nóng	nực,	con	người	ra
nhiều	mồ	hôi,	năng	lượng	tiêu	hao	lớn,	lúc	này	nên	uống	các	loại	trà	xanh	như	trà	Long	Tỉnh,
trà	Mao	Dịch,	trà	Bích	La	Xuân	v.v	Bởi	vì	những	loại	trà	xanh	này	có	màu	sắc	tươi	sáng	vị
ngọt,	đồng	thời	có	thêm	một	chút	vị	đắng	hàn,	có	công	hiệu	trong	việc	giải	nhiệt,	tiêu	trừ	nóng
bức,	 giải	 độc,	 trừ	hoả,	 hạ	 táo,	 giải	 khát,	 sinh	 tân,	 nâng	 cao	 tinh	 thần,	 giúp	 tim	khoẻ	mạnh.
Những	thành	phần	dinh	dưỡng	có	trong	trà	như	vitamin,	axit	amin	và	các	khoáng	chất	vừa	có
vai	trò	trong	việc	tiêu	thực	giải	nhiệt	mà	lại	có	thể	bổ	sung	thành	phần	dinh	dưỡng	cho	cơ	thể.
3.	Mùa	thu	uống	thanh	trà
Mùa	thu	khí	hậu	khô	hanh	khiến	chúng	ta	luôn	có	cảm	giác	miệng	lưỡi	khô,	lúc	này	nên	uống
các	loại	thanh	trà	như	trà	Ô	Long,	trà	Thiết	Quan	Âm,	trà	Thiết	La	Hán,	trà	Đại	Hồng	Bao	v.v
Nước	của	thanh	trà	có	màu	vàng	kim,	vị	của	nó	hợp	khẩu	vị,	khi	uống	vào	có	vị	ngọt.	Tính	vị
của	thanh	trà	là	trung	tính,	nó	là	sự	pha	lẫn	giữa	hồng	trà	và	trà	xanh,	không	nóng	cũng	không
lạnh,	thích	hợp	với	khí	hậu	của	mùa	thu,	thường	xuyên	uống	thanh	trà	sẽ	khiến	da	được	mịn
màng,	 ích	phổi,	 sinh	 tân,	 tốt	 cho	họng,	 có	hiệu	quả	 trong	việc	 tiêu	 trừ	những	cái	nóng	nực
trogn	cơ	thể,	phục	hồi	tân	dịhc,	là	một	thức	uống	bảo	vệ	sức	khoẻ	rất	tốt	cho	mùa	thu.
4.	Mùa	đông	uống	hồng	trà
Mùa	đông	khí	hậu	giá	lạnh	khiến	con	người	khó	chịu,	chức	năng	sinh	lý	của	con	người	giảm,
dương	khí	yếu,	vì	 thế	yêu	cầu	của	cơ	 thể	đối	với	năng	 lượng	và	dinh	dưỡng	tương	đối	cao,
chính	vì	vậy	cần	phải	làm	sao	để	có	thể	làm	tiêu	tan	đi	cái	giá	lạnh,	giữ	ấm	và	nâng	cao	sức	đề
kháng	cho	cơ	thể.	Lúc	này	nên	uống	các	loại	hồng	trà	như	chè	đỏ	Kì	Môn	(đặc	sản	của	tỉnh	An
Huy	–	Trung	Quốc),	Điền	Hồng,	Mân	Hồng,	Xuyên	Hồng	và	các	loại	trà	đen	như	trà	Phổ	Nhĩ,	trà
Lục	Bảo.	Tính	vị	của	hồng	trà	là	ngọt	ấm,	có	protein	rất	phong	phú,	rất	bổ	ích	cho	cơ	thể,	giúp
cơ	thể	sản	sinh	dương	khí,	sinh	nhiệt,	giữ	ấm	cho	cơ	thể,	từ	đó	mà	tăng	cường	khả	năng	thích
ứng	với	khí	hậu	giá	lạnh	của	mùa	đông.	Protein	phong	phú	có	trong	hồng	trà	có	thể	tăng	cường
sức	khoẻ	cho	cơ	thể,	tăng	cường	khả	năng	chống	rét	của	con	người.	Ngoài	ra,	vào	mùa	đông
việc	ăn	uống	của	con	người	tăng,	việc	hấp	thu	những	thức	ăn	có	nhiều	dầu	mỡ	cũng	tăng	lên,
uống	hồng	trà	còn	có	thể	giúp	cơ	thể	tiêu	trừ	cảm	giác	ngấy	mỡ,	khai	vị,	trợ	dưỡng	sinh,	khiến
cơ	thể	con	người	thích	nghi	với	sự	thay	đổi	của	môi	trường	một	cách	thuận	lợi	và	tốt	hơn.	Trà
đen	cũng	có	công	hiệu	tương	tự	như	hồng	trà.
VI.	Những	người	nên	uống	ít	trà	hoặc	không	nên	uống	trà
Việc	uống	trà	có	rất	nhiều	lợi	ích	đối	với	sức	khoẻ	con	người.	Nhưng	uống	ít	hay	nhiều	cũng
nên	tuỳ	vào	mỗi	người	mà	quyết	định,	nếu	không	thì	việc	uống	trà	sẽ	phản	tác	dụng,	gây	tổn
hại	tới	sức	khoẻ	của	bản	thân.	Những	người	rơi	vào	trường	hợp	dưới	đây	nên	ít	uống	trà	hoặc
thậm	chí	không	nên	uống	trà:
(1).	Những	người	bị	mắc	bệnh	viêm	loét	dạ	dày:	Trong	lá	trà	có	những	chất	giúp	tiêu	hoá,
giải	 trừ	ưu	phiền	và	 tiêu	 trừ	 chất	béo	mà	cơ	 thể	 con	người	hấp	 thu.	Nhưng	đối	 với	những
người	mắc	bệnh	viêm	loét	dạ	dày,	viêm	loét	12	trực	tràng	hoặc	có	hàm	lượng	axit	dạ	dày	quá
nhiều	mà	nói,	uống	trà	sẽ	có	hại	nhiều	hơn	là	có	lợi.	Bởi	vì	trong	trường	hợp	thông	thường
trong	dạ	dày	có	một	loại	vật	chất	gọi	là	axit	phốtpho	có	thể	khống	chế	sự	phân	tiết	axit	dạ	dày
của	thành	ruột,	mà	chất	kiềm	có	trong	lá	trà	lại	khống	chế	hoạt	động	của	axit	photpho	này.	Sự
hoạt	động	của	axit	photpho	sau	khi	bị	khống	chế	 	 tế	bào	 thành	dạ	dày	sẽ	phân	 tiết	 ra	một
lượng	lớn	axit	dạ	dày,	khi	lượng	axit	dạ	dày	tăng	lên	thì	sẽ	ảnh	hưởng	tới	sự	phục	hồi	lành	lại
của	những	chỗ	bị	viêm	loét	trong	dạ	dày,	khiến	cho	bệnh	tình	càng	thêm	nặng,	đồng	thời	khiến
sản	sinh	ra	triệu	chứng	đau.	Vì	vậy,	nhữg	người	bị	viêm	loét	dạ	dày	nên	hạn	chế	uống	trà,	ít
nhất	thì	cũng	không	nên	uống	trà	đặc,	hoặc	trong	trà	có	cho	thêm	một	ít	sữa	và	đường,	bởi	như
vậy	có	thể	làm	giảm	vai	trò	thúc	đẩy	sự	phân	tiết	axit	dạ	dày	của	trà.
(2).	Những	người	bị	mắc	bệnh	xơ	cứng	động	mạch,	cao	huyết	áp:	Đối	với	những	người	này
khi	uống	trà	cần	hết	sức	thận	trọng,	ít	nhất	thì	tình	trạng	bệnh	không	ổn	định	không	nên	uống
trà	đặc.	Đó	là	bởi	vì	trong	trà	có	chứa	những	vật	chất	hoạt	tính	như	phenol	trà,	cafein,	kiềm
v.v.	Những	chất	này	có	tác	dụng	làm	hưng	phấn	trung	khu	thần	kinh	rõ	rệt,	khiến	cho	tầng	vỏ
não	của	con	người	hưng	phấn	cao	độ,	các	mạch	máu	thu	nhỏ	lại,	điều	này	sẽ	nguy	hại	rất	lớn
cho	những	người	bị	mắc	chứng	xơ	vữa	động	mạch	não,	nó	cũng	là	một	trong	những	nguyên
nhân	hình	thành	nên	chứng	tắc	nghẽn	mạch	máu	não.
(3).	Những	người	bị	mất	ngủ:	Nguyên	nhân	mất	ngủ	 thì	 có	 rất	 nhiều,	 nhưng	bất	 luận	 là
nguyên	nhân	nào	dẫn	tới	mất	ngủ	đều	không	nên	uống	trà	trước	khi	đi	ngủ.	Đó	là	do	cafein	và
chất	thơm	có	trong	lá	trà	đều	là	những	chất	gây	hưng	phấn.	Theo	tính	toán,	một	cốc	trà	đặc	có
chứa	khoảng	100	mg	cafein,	mà	trong	việc	trị	liệu,	lượng	điều	trị	cafein	cũng	không	thể	vượt
quá	100~300	mg.	Từ	đó	có	thể	nhận	thấy	tác	dụng	của	một	cốc	trà	đặc,	nó	khiến	cho	hệ	thống
trung	khu	thần	kinh	và	đại	não	hưng	phấn,	nhịp	tim	đập	nhanh,	máu	lưu	thông	nhanh,	vì	thế
con	người	rất	lâu	sau	đó	mới	có	thể	đi	vào	giấc	ngủ.
(4).	Những	người	bị	phát	nhiệt:	Phát	nhiệt	là	do	virus,	vi	khuẩn	truyền	nhiễm	gây	ra	hoặc	do
các	 loại	 bệnh	 khác	 dẫn	 tới	 triệu	 chứng	 này.	 Huyết	 quản	 của	 những	 người	 bị	 bệnh	 thường
xuyên	dãn	nở,	ra	nhiều	mồ	hôi,	các	chất	điện	giải,	thành	phần	nước	và	các	chất	dinh	dưỡng	có
trong	cơ	thể	bị	tiêu	hao	mất	dẫn	tới	miệng	khô	khát,	nhu	cầu	uống	nước	tăng	lên.	Trong	cuộc
sống,	có	một	số	người	có	thói	quen	cho	những	người	bị	phát	nhiệt	uống	trà	nóng	hoặc	trà	đặc,
cho	rằng	trà	đặc	có	công	hiệu	giải	khát	hiệu	quả,	kỳ	thực	không	phải	như	vậy.	Gần	đây	các	nhà
vật	lý,	hoá	học	và	các	y	bác	sĩ	của	Anh	đã	chứng	minh,	những	người	bị	phát	nhiệt	không	nên
uống	trà	đặc,	bởi	vì	chất	kiềm	có	trong	lá	trà	có	thể	kích	thích	trung	khu	nhiệt	độ	cơ	thể	của
con	người	làm	cho	sự	phát	nhiệt	càng	trở	nên	trầm	trọng	hơn.
HẾT
 Chia	sẽ	ebook	:	
Tham	gia	cộng	đồng	chia	sẽ	sách	:	Fanpage	:	https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng	đồng	Google	:

File đính kèm:

  • pdfy_khoa_chuong_vi_mot_so_benh_phu_nam_khoa.pdf