Luận án Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn piétrain kháng stress
Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố
khắp cơ thể đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9%
(Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus
halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale,
Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress.
Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ
năm 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm
mức độ nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large
White thay thế allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a).
Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông
nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện
khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) đã nghiên cứu khả năng
sinh trưởng của đàn lợn này. Phạm Ngọc Thạch và cs. (2010) đã nghiên cứu các
chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá huyết học của đàn lợn này được nuôi tại Hải Phòng. Do et
al. (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và sinh trưởng của
đàn lợn này nuôi trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới. Sau 3 năm nhân giống thuần
chủng và phát triển trong sản xuất, năm 2011, “lợn đực Piétrain kháng stress nhân
thuần tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận
là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm giống lợn chất lượng cao,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở thứ hai nhân giống
thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, theo
dõi đánh giá trong sản xuất đều nhận thấy, lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi
và đạt được các kết quả tương đối tốt, góp phần phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc
ở các tỉnh miền Bắc nước ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tính năng sản xuất và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn piétrain kháng stress
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ XUÂN BỘ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI HÀ NỘI, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HÀ XUÂN BỘ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH HÀ NỘI, 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2015 Tác giả Hà Xuân Bộ ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới GS. TS. Đặng Vũ Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Đức Lực đã giúp đỡ và có những lời khuyên quý báu cho luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng thuỷ sản, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng; Ban Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên Trung tâm Giống lợn chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả Hà Xuân Bộ iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 4 Những đóng góp mới của luận án 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1 Tính trạng số lượng 4 1.1.2 Hệ số di truyền (h2) 6 1.1.3 Giá trị giống 8 1.1.4 Hiệu quả chọn lọc 11 1.2 Khả năng sản xuất của lợn 12 1.2.1 Lợn Piétrain cổ điển và dòng Piétrain kháng stress 12 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch và yếu tố ảnh hưởng 12 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái và yếu tố ảnh hưởng 16 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt và yếu tố ảnh hưởng 19 1.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 25 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 30 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 Đối tượng nghiên cứu 39 2.2 Nội dung nghiên cứu 39 2.2.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 39 iv 2.2.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 39 2.3 Phương pháp nghiên cứu 39 2.3.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 39 2.3.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54 3.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 54 3.1.1 Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Piétrain kháng stress 54 3.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress 59 3.1.3 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 66 3.1.4 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt của lợn Piétrain kháng stress 74 3.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 77 3.2.1 Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress 77 3.2.3 Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 79 CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN 82 4.1 Khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress 82 4.1.1 Phẩm chất tinh dịch lợn đực Piétrain kháng stress 82 4.1.2 Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 86 4.1.3 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 91 4.1.4 Năng suất thân thịt và chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress 97 4.2 Định hướng chọn lọc đối với lợn Piétrain kháng stress 99 4.2.1 Ước tính hệ số di truyền các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc của lợn Piétrain kháng stress 99 4.2.2 Ước tính giá trị giống và sử dụng giá trị giống chọn lọc đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình của lợn Piétrain kháng stress 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106 1 Kết luận 106 2 Kiến nghị 107 Danh mục các công trình công bố liên quan đến luận án 108 Tài liệu tham khảo 109 Phụ lục 123 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLUP Best Linear Unbiased Predictions (dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất) CC, CT, TT Các kiểu gen halothane DFD Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, cứng, khô) GLM General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát) H-FABP Heart Fatty Acid-Binding Protein LSM Least Square Mean (trung bình bình phương nhỏ nhất) ME Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi) MTDFREML Multiple Trait Derivative-Free Restricted Maximum Likelihood PiDu Lợn lai Piétrain x Duroc PiDu25 Lợn lai 25% Piétrain kháng stress x 75% Duroc PiDu50 Lợn lai 50% Piétrain kháng stress x 50% Duroc PiDu75 Lợn lai 75% Piétrain kháng stress x 25% Duroc PSE Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch) RN Rendement Napole (Acid Meat Gene) vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn nái 42 2.2 Quy trình vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn 42 2.3 Thành phần dinh dưỡng và khẩu phần ăn của lợn Piétrain kháng stress 45 3.1 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 54 3.2 Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress 55 3.3 Ảnh hưởng của thế hệ đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 55 3.4 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress 56 3.5 Ảnh hưởng của trại đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 57 3.6 Ảnh hưởng của mùa đến phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress 58 3.7 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress 59 3.8 Năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 60 3.9 Ảnh hưởng của thế hệ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 62 3.10 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 63 3.11 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh sản của nái Piétrain kháng stress 63 3.12 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của nái Piétrain kháng stress 65 3.13 Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 68 3.14 Khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 68 3.15 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 69 3.16 Ảnh hưởng của trại đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 70 vii 3.17 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress 71 3.18 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi của lợn Piétrain kháng stress 67 3.19 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress 73 3.20 Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn kiểm tra năng suất của lợn Piétrain kháng stress 73 3.21 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane và tính biệt đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt 74 3.22 Năng suất thân thịt của lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt 74 3.23 Chất lượng thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt 76 3.24 Thành phần hóa học thịt lợn Piétrain kháng stress theo kiểu gen halothane và tính biệt 76 3.25 Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 77 3.26 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khối lượng ở các độ tuổi, tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc 78 3.27 Hệ số di truyền ước tính của các tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc 78 3.28 Giá trị kiểu hình và giá trị giống ước tính được về tăng khối lượng trung bình hàng ngày (g/ngày) 79 3.29 Giá trị giống ước tính của lợn đực và tăng khối lượng trung bình hàng ngày đời con (g/ngày) 80 3.30 Giá trị giống ước tính của các nhóm đực giống chọn lọc và kết quả về tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở đời con (g/ngày) 81 viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1 Nồng độ tinh trùng qua các thế hệ 56 3.2 Tổng số tinh trùng tiến thẳng theo mùa vụ 59 3.3 Số con đẻ ra và số con đẻ ra sống/ổ theo các lứa đẻ 66 3.4 Khối lượng sơ sinh/ổ theo các lứa 66 3.5 Khối lượng kết thúc qua các lứa 72 3.6 Tăng khối lượng trung bình hàng ngày qua các lứa 72 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Lợn Piétrain cổ điển có mầu lông trắng với các vết loang đen phân bố khắp cơ thể đặc trưng bởi tỷ lệ móc hàm cao (80,8%) và tỷ lệ nạc đạt 60,9% (Camerlynck and Brankaer, 1958). Tuy nhiên, sự tồn tại của allen lặn T ở locus halothane (Ollivier et al., 1975) với tần suất cao đã làm tăng tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Exudative) và lợn dễ bị stress. Lợn Piétrain kháng stress được phát triển từ lợn Piétrain cổ điển của Bỉ từ năm 1983, nhằm giữ lại những ưu điểm của giống lợn này, bên cạnh đó làm giảm mức độ nhạy cảm với stress bằng phép lai trở ngược để chuyển allen C của Large White thay thế allen T ở locus halothane của Piétrain (Leroy and Verleyen, 1999a). Từ năm 2007, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nhập lợn Piétrain kháng stress và nhân thuần trong điều kiện khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đỗ Đức Lực và cs. (2008) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn này. Phạm Ngọc Thạch và cs. (2010) đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá huyết học của đàn lợn này được nuôi tại Hải Phòng. Do et al. (2013) đã công bố kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản và sinh trưởng của đàn lợn này nuôi trong điều kiện chăn nuôi nhiệt đới. Sau 3 năm nhân giống thuần chủng và phát triển trong sản xuất, năm 2011, “lợn đực Piétrain kháng stress nhân thuần tại Việt Nam” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Từ tháng 11 năm 2011, Trung tâm giống lợn chất lượng cao, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã trở thành cơ sở thứ hai nhân giống thuần chủng lợn Piétrain kháng stress tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu, theo dõi đánh giá trong sản xuất đều nhận thấy, lợn Piétrain kháng stress đã thích nghi và đạt được các kết quả tương đối tốt, góp phần phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu này để có thể đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ hơn về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress, đồng thời xây dựng được định hướng chọn lọc đối với đàn lợn này nhằm đáp ứng được đòi hỏi ngày 2 càng cao của thực tiễn sản xuất chăn nuôi nước ta. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá khả năng sản xuất xây dựng định hướng chọn lọc đối với đàn lợn Piétrain kháng stress nhằm đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc của nước ta. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá năng suất chất lượng tinh dịch và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá năng suất sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá khả năng di truyền và định hướng chọn lọc nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp thêm các tư liệu về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi miền Bắc nước ta. - Định hướng chọn lọc nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của đàn lợn Piétrain kháng stress. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá tương đối toàn diện về khả năng sản xuất của đàn lợn Piétrain kháng stress trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Bắc. - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học về khả năng sản xuất của lợn Piétrain kháng stress giúp các cơ sở chăn nuôi nâng cao hiệu quả việc sử dụng, khai thác giống lợn này trong sản xuất. - Xây dựng định hướng chọn lọc góp phần nâng cao năng suất lợn Piétrain kháng stress đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta. 3 4. Những đóng góp mới của luận án - Đánh giá được tương đối toàn diện và đầy đủ một cách có hệ thống về khả năng sản xuất (phẩm chất tinh dịch, năng suất sinh sản, khả năng sinh trưởng, năng suất thịt và chất lượng thịt) của lợn Piétrain kháng stress nuôi ở miền Bắc Việt Nam. - Đánh giá được khả năng di truyền và xây dựng được định hướng chọn lọc đối với tính trạng sinh trưởng của lợn Piétrain kháng stress nhằm góp phần nâng cao chất lượng đàn giống, đáp ứng yêu cầu của sản xuất chăn nuôi nước ta. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Trong công tác giống vật nuôi nói chung, giống lợn nói riêng, chọn lọc đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống và để phát huy hết tiềm năng di truyền của dòng, giống. Việc chọn lọc được thực hiện chủ yếu đối với các tính trạng số lượng có giá trị kinh tế. Tham số quan trọng giúp cho quá trình chọn lọc đó là hệ số di truyền và chọn lọc có hiệu quả thường được tiến hành đối với những tính trạng số lượng có hệ số di truyền cao. Việc tiến hành lựa chọn một cá thể dựa vào giá trị giống ước tính của cá thể đó bằng phương pháp dự đoán hồi quy không sai lệch tốt nhất (Best Linear Unbiased Prediction, BLUP) trên cơ sở giá trị kiểu hình của chính bản thân con vật cũng như những con vật họ hàng, trong đó các yếu tố ngoại cảnh đã được loại trừ. Hiệu quả chọn lọc là mục tiêu cuối cùng trong việc lựa chọn vật nuôi làm giống và được đánh giá dựa trên chênh lệch về giá trị kiểu hình trung bình của thế hệ sau so với toàn bộ thế hệ bố mẹ. 1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng là những đặc điểm có thể quan sát hay xác định được ở mỗi cá thể. Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng, giá trị của chúng được xác định bằng cách cân, đong, đo, đếm chính xác và cụ thể. Hầu hết các tính trạng có giá trị ... ion to meat quality, Meat Science, 84(2): 257-270. 97. Leroy, P. L., Elsen, J. M., Caritez, J. C., Talmant, A., Juin, H., Sellier, P. and Monin, G. (2000). Comparison between the three porcine RN genotypes for growth, carcass composition and meat quality traits, Genetics Selection Evolution, 32(2): 165-186. 98. Leroy, P. L., Moreno, C., Elsen, J. M., Caritez, J. C., Billon, Y., Lagant, H., Talmant, A., Vernin, P., Amigues, Y., Sellier, P. and Monin, G., (1999). Interactive effects of the HAL and RN major genes on carcass quality traits in pigs: preliminary results. Proceeding of 50th Annual meeting of the European Association for Animal production,Zurich, Switzerland. 99. Leroy, P. L. and Verleyen, V. (1999a). Performances of the Pietrain ReHal, the new stress negative Pietrain line. Quality of Meat and Fat in Pigs as Affected by Genetics and Nutrition, Proceeding of the joint session of the European Association for Animal Production Commission on Pig Production, Animal Genetics and Animal Nutrition, Zürich, Switzerland, 25 August 1999, (100): 161-164. 100. Lewis, C. R. G. and Bunter, K. L. (2011). Effects of seasonality and ambient temperature on genetic parameters for production and reproductive traits in pigs, Animal Production Science, 51: 615-626. 101. Long, T. E., Johnson, R. K. and Keele, J. W. (1991). Effects of selection of data on estimates of breeding values by three methods for litter size, backfat, and average daily gain in swine, Journal of Animal Science, 69(7): 2787-94. 102. Mccann, M. E. E., Beattie, V. E., Watt, D. and Moss, B. W. (2008). The effect of boar breed type on reproduction, production performance and carcass and meat quality in pigs, Irish Journal of Agricultural and Food Research, 47(2): 171-185. 103. Merour, I., Hermesch, S., Schwob, S. and Tribout, T. (2009). Effect of the halothane genotype on growth performances, carcase and meat quality traits in the Pietrain breed of the French National Pig Breeding Program, Matching genetics and environment: a new look at an old topic. Proceedings of the 18th Conference of the Association for the Advancement of Animal Breeding and Genetics, Barossa Valley, South Australia, Australia, 28 September-1 October, 2009: 191-194. 118 104. Müller, E., Moser, G., Bartenschilager, H. and Geldermann, H. (2000). Trait values of growth, carcass and meat quality in Wild Boar, Meishan and Pietrain pigs as well as their crossbred generations, Journal of Animal Breeding and Genetics, 117(3): 189-202. 105. Nakajima, E., T. Matsumoto, R. Yamada, K. Kawakami, K. Takeda, A. Ohnishi and M.Komatsu (1996). Technical note: use of a PCR-single strand conformation polymorphism (PCR-SSCP) for detection of a point mutation in the swine ryanodine receptor (RYR1) gene, Journal of Animal Science, 74: 2904-2906. 106. Newcom, D. W., Baas, T. J., Stalder, K. J. and Schwab, C. R. (2005). Comparison of three models to estimate breeding values for percentage of loin intramuscular fat in Duroc swine, Journal of Animal Science , 83(4): 750-756. 107. Orzechowska, B. and Mucha, A. (2009). Reproductive value of sows in nucleus herds of paternal lines, Wiadomosci Zootechniczne, 47(4): 23-30. 108. Otsu, K., M. S. Phillips, V. K. Khanna, S. Leon and Maclennan, D. H. (1992). Refinement of diagnostic assays for a probable causal mutation of porcine and human malignant hyperthermia, Genomics, 13: 835. 109. Pas, M. F., E. Keuning, B. Hulsegge, A. H. Hoving-Bolink, G. Evans and Mulder, H. A. (2010). Longissimus muscle transcriptome profiles related to carcass and meat quality traits in fresh meat Pietrain carcasses, Journal of Animal Science, 88(12): 4044-4055. 110. Peinado, J., Medel, P., Fuentetaja, A. and Mateos, G. G. (2008). Influence of sex and castration of females on growth performance and carcass and meat quality of heavy pigs destined for the dry-cured industry, Journal of Animal Science, 86(6): 1410-1417. 111. Pholsing, P., Koonawootrittriron, S., Elzo, M. A. and Suwanasopee, T. (2009). Genetic association between age and litter traits at first farrowing in a commercial Pietrain-Large White population in Thailand, Kasetsart Journal, Natural Sciences, 43(2): 280-287. 112. Radović, Č., M. Petrović, B. Živković, D. Radojković, N. Parunović, N. Brkić and Delić, N. (2013). Heritability, Phenotypic and Genetic Corelations of the Growth Intensity and Meat Yield of Pigs, Biotechnologie in Animal Husbandry, 29(1): 75-82. 113. Rauw, W. M., Soler, J., Tibau, J., Reixach, J. and Raya, L. G. (2006). The relationship between residual feed intake and feed intake behavior in group-housed Duroc barrows, Journal of Animal Science, 84(4): 956-962. 114. Rinaldo, D. and Jacques, M. (2001). Effects of tropical climate and season on growth, chemical composition of muscle and adipose tissue and meat quality in pigs, Anim. Res., 50: 507-521. 115. Roehe, R., Shrestha, N. P., Mekkawy, W., Baxter, E. M., Knap, P. W., 119 Smurthwaite, K. M., Jarvis, S., Lawrence, A. B. and Edwards, S. A. (2009). Genetic analyses of piglet survival and individual birth weight on first generation data of a selection experiment for piglet survival under outdoor conditions, Livestock Science, 121(2-3): 173-181. 116. Roehe, R., Shrestha, N. P., Mekkawy, W., Baxter, E. M., Knap, P. W., Smurthwaite, K. M., Jarvis, S., Lawrence, A. B. and Edwards, S. A. (2010). Genetic parameters of piglet survival and birth weight from a two-generation crossbreeding experiment under outdoor conditions designed to disentangle direct and maternal effects, Journal of Animal Science, 88(4): 1276-1285. 117. Rosenvold, K., Petersen, J. S., Lwerke, H. N., Jensen, S. K., Therkildsen, M., Karlsson, A. H., Møller, H. S. and Andersen, H. J. (2001). Muscle glycogen stores and meat quality as affected by strategic finishing feeding of slaughter pigs, Journal of Animal Science, 79(2): 382-391. 118. Ryu, Y. C., Choi, Y. M., Lee, S. H., Shin, H. G., Choe, J. H., Kim, J. M., Hong, K. C. and Kim, B. C. (2008). Comparing the histochemical characteristics and meat quality traits of different pig breeds, Meat Science, 80(2): 363-369. 119. Saintilan, R., Mérour, I., Brossard, L., Tribout, T., Dourmad, J. Y., Sellier, P., Bidanel, J., Van Milgen, J. and Gilbert, H. (2013). Genetics of residual feed intake in growing pigs: Relationships with production traits, and nitrogen and phosphorus excretion traits, Journal of Animal Science, 91(6): 2542-2554. 120. Saintilan, R., Mérour, I., Schwob, S., Sellier, P., Bidanel, J. and Gilbert, H. (2011a). Genetic parameters and halothane genotype effect for residual feed intake in Piétrain growing pigs, Livestock Science, 142(1–3): 203-209. 121. Salmi, B., Trefan, L., Bloom-Hansen, J., Bidanel, J. P., Doeschl-Wilson, A. B. and Larzul, C. (2010). Meta-analysis of the effect of the halothane gene on 6 variables of pig meat quality and on carcass leanness, Journal of Animal Science, 88(9): 2841-2855. 122. Sambrook, J., E.F. Fritsch and T.Maniatis (1989). Isolation of DNA from Mammalian Cell: ProtocolI, In Molecular cloning. 9.16, 9.17, , Cold Spring Harbor Laboratory Press, Cold Spring Harbor, NY, p. 123. Sanchez, M. P., Riquet, J., Feve, K., Gilbert, H., Leroy, P., Iannuccelli, N., Gogue, J., Pery, C., Bidanel, J. P. and Milan, D. (2003). Effets de la région du gène IGF2 et du gène halothane sur la composition corporelle et la qualité de la viande dans une population F2 Piétrain x Large White, Journees de la Recherche Porcine en France, 35: 269-276. 124. Sellier, P. (1998). Genetics of meat and carcass traits. In: M., F., Rothschild and A., Ruvsinsky (ed.) Genetics of the pig. pp. 463-510, Wallingford, UK: CABI publishing. 125. Smital, J. (2009). Effects influencing boar semen, Animal Reproduction Science, 110(3-4): 335-346. 120 126. Smital, J., De Sousa, L. L. and Mohsen, A. (2004). Differences among breeds and manifestation of heterosis in AI boar sperm output, Animal Reproduction Science, 80(1-2): 121-130. 127. Smital, J., Wolf, J. and De Sousa, L. L. (2005). Estimation of genetic parameters of semen characteristics and reproductive traits in AI boars, Animal Reproduction Science, 86(1-2): 119-30. 128. Šprysl, M., Čítek J., Stupka R., Brzobohatý L., Okrouhlá M. and E, K. (2012). The significance of the effects influencing the reproductive performance in pigs, Research in pig breeding, 6(1): 1-5. 129. Stalder, K. J., Christian, L. L., Rothschild, M. F. and Lin, E. C. (1998). Effect of porcine stress syndrome genotype on the maternal performance of a composite line of stress-susceptible swine, Journal of Animal Breeding and Genetics- Zeitschrift Fur Tierzuchtung Und Zuchtungsbiologie, 115(3): 191-198. 130. Szyndler-Nedza, M., M. Tyra and Rozycki, M. (2010). Coefficients of heritability for fattening and slaughter traits included in a modified performance testing method, Annals of Animal Science, 10(2): 117-125. 131. Tage, O., Ole, F. C., Mark, H., Bjarne, N., Guosheng, S. and Per, M. (2011). Deregressed EBV as the response variable yield more reliable genomic predictions than traditional EBV in pure-bred pigs, Genetics Selection Evolution, 43(1): 1-6. 132. Taylor, A. E., Toplis, P., Wellock, I. J. and Miller, H. M. (2012). The effects of genotype and dietary lysine concentration on the production of weaner pigs, Livestock Science, 149(1–2): 180-184. 133. Tomiyama, M., T. Kanetani, Y. Tatsukawa, H. Mori and Oikawa, T. (2010). Genetic parameters for preweaning and early growth traits in Berkshire pigs when creep feeding is used, Journal of animal science, 88: 879-884. 134. Tomka, J., D. Peskovicova, E. Krupa and Demo, P. (2010). Genetic analysis of production traits in pigs measured at test stations, Slovak Journal Animal Science, 43(2): 67-71. 135. Tretinjak, M., Skorput, D., Ikic, M. and Lukovic, Z. (2009). Litter size of sows at family farms in Republic of Croatia, Stocarstvo, 63(3): 175-185. 136. Tribout, T., Caritez, J. C., Gruand, J., Bouffaud, M., Guillouet, P., Billon, Y., Péry, C., Laville, E. and Bidanel, J. P. (2010). Estimation of genetic trends in French Large White pigs from 1977 to 1998 for growth and carcass traits using frozen semen, Journal of Animal Science, 88(9): 2856-2867. 137. Warner, R. D., Kauffman, R. G. and Greaser, M. L. (1997). Muscle protein changes post mortem in relation to pork quality traits, Meat Science, 45(3): 339-352. 138. Warriss, P. D. (2008). Meat Science: an introductory text, Wallingford, CABI - Intenational, 309 p. 121 139. Werner, C., Natter, R. and Wicke, M. (2010). Changes of the activities of glycolytic and oxidative enzymes before and after slaughter in the longissimus muscle of Pietrain and Duroc pigs and a Duroc-Pietrain crossbreed, Journal of Animal Science, 88(12): 4016-25. 140. Wierzbicki, H., Gorska, I., Macierzynska, A. and Kmiec, M. (2010). Variability of semen traits of boars used in artificial insemination, Medycyna Weterynaryjna, 66(11): 765-769. 141. Wolf, J. (2009a). Genetic correlations between production and semen traits in pig, Animal, 3(8): 1094-1099. 142. Wolf, J. (2009b). Genetic Parameters for Semen Traits in AI Boars Estimated from Data on Individual Ejaculates, Reproduction in Domestic Animals, 44(2): 338-344. 143. Wolf, J. (2010). Heritabilities and genetic correlations for litter size and semen traits in Czech Large White and Landrace pigs, Journal of Animal Science, 88(9): 2893-2903. 144. Wolf, J. and Smital, J. (2009). Quantification of factors affecting semen traits in artificial insemination boars from animal model analyses, Journal of Animal Science, 87(5): 1620-1627. 145. Wysokinska, A., Kondracki, S., Kowalewski, D., Adamiak, A. and Muczynska, E. (2009). Effect of seasonal factors on the ejeculate properties of crossbred Duroc x Pietrain and Pietrain x Duroc boars as well as purebred Duroc and Pietrain boars, Bulletin of the Veterinary Institute in Pulawy, 53(4): 677- 685. 146. Yen, H. F., Isler, G. A., Harvey, W. R. and Irvin, K. M. (1987). Factors affecting reproductive - performance in swine, Journal of Animal Science, 64(5): 1340-1348. 147. Youssao, I. a. K., Verleyen, V. and Leroy, P. L. (2002). Prediction of carcass lean content by real-time ultrasound in Pietrain and negative stress Pietrain, Journal of Animal Science, 75: 25-32. 148. Zhang, W., Kuhlers, D. L. and Rempel, W. E. (1992). Halothane gene and swine performance, Journal of Animal Science, 70(5): 1307-1313. 149. Zubova, T. V. (1997). Stress susceptibility and sperm production of boars, Zootekhnicheskaya Nauka Belarusi, 33: 73-75. III. TIẾNG PHÁP 150. Leroy, P. L. and Verleyen, V. (1999b). Le porc Piétrain résistant au stress (RéHal) dans la filière porcine. In : Quatrième Carrefour des productions animales, Les démarches de qualité en production de viandes. Gembloux, 27-01-1999: 39-40. 151. Ministère des Classes Moyennes et de L’agriculture de Belgique, (1999). Arrêté ministériel relatif au classement des carcasses de porcs, 03 mai 1999[Online]. 122 Bruxelles. Available: [Accessed 12 may 2011]. 152. Ollivier, L., P. Sellier and Monin, G. (1975). Déterminisme génétique du syndrome d'hyperthermie maligne chez le porc de Piétrain, Ann. Génét. Sél. anim., 7(2): 159-166. 153. Saintilan, R., Merour, I., Schwob, S., Bidanel, J., Sellier, P. and Gilbert, H. (2011b). Paramètres génétiques et effet du génotype halothane pour la consommation moyenne journalière résiduelle chez le porc Piétrain en croissance, Journées Recherche Porcine, 43: 63-64. PHỤ LỤC 1. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS V: Thể tích tinh dịch; A: Hoạt lực tinh trùng; C: Nồng độ tinh trùng; VAC: Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác; ***: P<0,001 1 2 3 2. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS SCDR: Số con đẻ ra; SCDRS: Số con đẻ ra sống; PSSCON: Khối lượng sơ sinh/con; PCSCON: Khối lượng cai sữa/con; PSSO: Khối lượng sơ sinh/ổ; PCSO: Khối lượng cai sữa/ổ; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001 1 2 4 3. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS P60: Khối lượng bắt đầu; P75: Khối lượng kết thúc; ML75: Dày mỡ lưng; TH75: Dày cơ thăn; TLNAC: Tỷ lệ nạc; ADG: Tăng khối lượng trung bình hàng ngày ***: P<0,001 1 2 5 126 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CÂN KHỐI LƯỢNG LÚC SƠ SINH 127 CÂN KHỐI LƯỢNG VÀ BẤM SỐ NHỰA LÚC CAI SỮA THEO DÕI SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN GIAI ĐOẠN KIỂM TRA NĂNG SUẤT 128 CÂN KHỐI LƯỢNG, ĐO SIÊU ÂM XÁC ĐỊNH DÀY MỠ LƯNG, DÀY CƠ THĂN LÚC 225 NGÀY TUỔI XÁC ĐỊNH DÀY MỠ LƯNG, DÀY CƠ THĂN TRÊN MÁY ĐO SIÊU ÂM AGROSCAN (PHÁP)
File đính kèm:
- luan_an_tinh_nang_san_xuat_va_dinh_huong_chon_loc_nang_cao_k.pdf