Luận án Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội đồng UNESCO công nhận là Anh hùng

giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí

Minh rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - đào tạo và chính Người đã đặt nền

móng cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới. Hồ Chí Minh đã đề ra một hệ

thống luận điểm về giáo dục; bao gồm một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về khái

niệm, vị trí, vai trò, mục đích, nội dung, đối tượng, môi trường, nguyên tắc, phương

châm, phương pháp và đặc biệt là quan điểm về xây dựng đội ngũ giáo viên, đáp

ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Nhân loại đang ở giữa thập niên thứ hai của thế kỷ XXI - thế kỷ bùng nổ

thông tin khoa học và sự ra đời của hàng loạt các sáng tạo công nghệ mới Đây

cũng là thế kỷ của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các

quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập cùng xu thế chung của thế giới.

Hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của đất nước, nhưng

đồng thời cũng mang đến những thách thức không nhỏ; trong đó, có những thách thức

đối với giáo dục - đào tạo. Từ hội nhập quốc tế, chúng ta thấy, chất lượng giáo dục -

đào tạo đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực của mỗi

quốc gia. Theo đó, những quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới là

những quốc gia sớm nhận thức được vai trò tối quan trọng của giáo dục, có hành

động, phù hợp để giáo dục - đào tạo phát triển đi trước một bước

pdf 162 trang dienloan 10080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Luận án Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
ĐINH QUANG THÀNH 
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG 
THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC 
HÀ NỘI - 2018 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
ĐINH QUANG THÀNH 
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG 
THỜI KỲ ĐỔI MỚI THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC 
Mã số: 62 31 02 04 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. BÙI ĐÌNH PHONG 
2. TS. VĂN THỊ THANH MAI 
HÀ NỘI - 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của 
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung 
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo 
quy định. 
Tác giả 
Đinh Quang Thành 
MỤC LỤC 
Trang 
MỞ ĐẦU 1 
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 
1.1. Những nghiên cứu chung về xây dựng đội ngũ giáo viên 7 
1.2. Những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên 15 
1.3. Đánh giá khái quát kết quả của những công trình đã công bố và vấn đề đặt ra 
cho luận án 29 
Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 
GIÁO VIÊN 34 
2.1. Khái niệm liên quan đến đề tài và khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh về 
giáo dục 34 
2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên 54 
Chƣơng 3 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 85 
3.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2000-2015 85 
3.2. Đặc điểm, yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên hiện nay 103 
Chƣơng 4 BỐI CẢNH, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 
GIÁO VIÊN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 112 
4.1. Bối cảnh, nội dung xây dựng đội ngũ giáo viên 112 
4.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên 119 
KẾT LUẬN 148 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN 
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại hội đồng UNESCO công nhận là Anh hùng 
giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí 
Minh rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - đào tạo và chính Người đã đặt nền 
móng cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam mới. Hồ Chí Minh đã đề ra một hệ 
thống luận điểm về giáo dục; bao gồm một hệ thống tương đối hoàn chỉnh về khái 
niệm, vị trí, vai trò, mục đích, nội dung, đối tượng, môi trường, nguyên tắc, phương 
châm, phương pháp và đặc biệt là quan điểm về xây dựng đội ngũ giáo viên, đáp 
ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. 
Nhân loại đang ở giữa thập niên thứ hai của thế kỷ XXI - thế kỷ bùng nổ 
thông tin khoa học và sự ra đời của hàng loạt các sáng tạo công nghệ mới Đây 
cũng là thế kỷ của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các 
quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập cùng xu thế chung của thế giới. 
Hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của đất nước, nhưng 
đồng thời cũng mang đến những thách thức không nhỏ; trong đó, có những thách thức 
đối với giáo dục - đào tạo. Từ hội nhập quốc tế, chúng ta thấy, chất lượng giáo dục - 
đào tạo đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực của mỗi 
quốc gia. Theo đó, những quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới là 
những quốc gia sớm nhận thức được vai trò tối quan trọng của giáo dục, có hành 
động, phù hợp để giáo dục - đào tạo phát triển đi trước một bước. 
Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế cũng đặt giáo dục Việt Nam trong bức 
tranh chung của giáo dục các nước trên thế giới; từ đó, giáo dục Việt Nam đã nhận 
ra những ưu điểm và hạn chế của mình, đồng thời có điều kiện tốt hơn để học tập 
các mô hình giáo dục đến từ các chế độ chính trị, các châu lục khác nhau. Việc hội 
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công 
nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các 
quốc gia đòi hỏi giáo dục nước ta phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc 
 2 
gia hiện nay chính là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực và khoa học và công nghệ. 
Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là tiến hành đổi mới mạnh m 
hoặc tiến hành cải cách giáo dục. 
Như vậy, sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã đặt ra những thách thức 
đối với giáo dục của Việt Nam. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu 
cầu phát triển của giáo dục đã trở thành nhu cầu tất yếu. 
Đến nay, ngành giáo dục Việt Nam đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo 
các cấp có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, tương đối đồng bộ về cơ cấu, đủ 
về số lượng, có trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đáp ứng được yêu cầu 
phát triển nguồn nhân lực của ngành. Các nhà trường bước đầu được đổi mới theo 
tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và tích cực của người học; giáo viên đã 
chủ động trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, ứng dụng 
công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và quản lý, từng bước nâng cao chất 
lượng giáo dục. 
 Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chất lượng nhà giáo không đồng đều 
giữa các vùng miền. Ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn, vẫn còn 
thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt. Ở nhiều 
nơi, giáo viên chưa thật sự đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh 
giá và giáo dục học sinh, chưa biết cách tạo động lực và phát huy tính tích cực, sáng 
tạo của học sinh trong học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức. Nghị quyết Hội nghị 
Trung ương 8 khóa XI - Nghị quyết số: 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã chỉ rõ 
thực trạng: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số 
lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu 
tâm huyết, vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [31, tr.117]; thậm chí đã có những trường hợp 
vi phạm pháp luật. 
Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đang đặt lên vai đội 
ngũ nhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học 
và giáo dục. Mỗi thầy giáo, cô giáo theo yêu cầu đổi mới của ngành không những là 
 3 
người phải giỏi về chuyên môn dạy các môn học mà còn phải là người có năng lực 
sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng nhân cách đạo 
đức tới mỗi học sinh. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi thầy 
giáo, cô giáo cũng cần có năng lực huy động và phối hợp, hợp tác rộng rãi hơn với 
đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội để cùng tham 
gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục. Không chỉ dừng ở đó, mỗi thầy cô giáo 
còn phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và 
tham gia rộng rãi các hoạt động ngoài nhà trường. 
 Như vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi 
mới đã được ngành giáo dục - đào tạo xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then 
chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng 
bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm 
nghề nghiệp. Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai đổi mới mạnh m mục tiêu, 
nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, do đó, vai trò, tầm quan trọng của 
đội ngũ giáo viên càng được khẳng định. 
Trước thực trạng đó, việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là việc làm cấp bách, nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc 
tế. Với những lý do đó, tôi chọn vấn đề: "Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ 
đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh" làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành 
Hồ Chí Minh học. 
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội 
ngũ giáo viên nhằm vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ giáo viên Việt Nam trong 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 
2.2. Nhiệm vụ 
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên, đề tài s giải quyết một số nhiệm vụ sau: 
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của 
những công trình đã nghiên cứu và chỉ những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. 
 4 
- Phân tích, hệ thống hóa khái niệm và những nội dung cơ bản của tư tưởng 
Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên. 
- Làm rõ thực trạng đội ngũ giáo viên nước ta hiện nay, chỉ ra những thành 
tựu, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó. 
- Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên và thực 
trạng đội ngũ giáo viên, tác giả đề xuất nội dung, giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng 
đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 
quốc tế. 
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên và xây dựng đội ngũ 
giáo viên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Về nội dung: Từ khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, tập trung 
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên, làm cơ sở cho 
việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể là đánh 
giá thực trạng đội ngũ giáo viên giai đoạn 2000-2015; từ đó nêu nội dung, giải pháp 
xây dựng đội ngũ giáo viên từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây 
dựng đội ngũ giáo viên, khảo sát thực trạng xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non 
và phổ thông trên tất cả các mặt (không bao gồm đội ngũ giáo viên ở Trung tâm 
giáo dục thường xuyên). 
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên từ sau Hội nghị Ban 
chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa VIII đến năm 2015. Nội dung, giải pháp tiếp 
tục xây dựng đội ngũ giáo viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định từ năm 
2016 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận 
- Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, 
pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo. 
 5 
4.2. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và 
các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, văn bản học, 
đọc, hệ thống hóa, khái quát hóa các giáo trình, tác phẩm kinh điển và các công 
trình nghiên cứu có liên quan. 
 Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; 
phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia; phương pháp toán học,v.v.. để tổng hợp ý kiến, 
xử lý số liệu, tạo ra căn cứ để tác giả luận án đưa ra những nhận định, phân tích, 
đánh giá khách quan, khoa học. 
5. Đóng góp mới của luận án 
Thứ nhất, nghiên cứu, làm rõ các khái niệm liên quan đến tư tưởng Hồ Chí 
Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên. 
Thứ hai, phân tích, hệ thống hóa, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư 
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên, góp phần nhận thức sâu sắc và 
vận dụng tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. 
Thứ ba, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên nước ta hiện nay, chỉ ra 
những thành tựu, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thành tựu, hạn 
chế đó. 
Thứ tư, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên và 
thực trạng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, luận án đề xuất những nội dung 
và giải pháp khoa học, khả thi, nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi 
mới, hội nhập quốc tế và xây dựng kinh tế tri thức. 
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 
6.1. Ý nghĩa lý luận 
 - Đề tài góp phần làm rõ khái niệm, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ 
Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên. 
- Xác định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên 
đối với công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước ta nói chung và xây 
dựng đội ngũ giáo viên nói riêng trong thời kỳ đổi mới. 
 6 
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng 
dạy và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, các học viện. 
- Các giải pháp của đề tài có thể xem là các gợi ý để các cơ sở giáo dục vận 
dụng xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên. 
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu cho các cơ 
quan tham mưu, nghiên cứu khi chuẩn bị xây dựng các nghị quyết, chuyên đề, đề án 
về giáo dục, liên quan đến giáo dục. 
7. Kết cấu của luận án 
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, 
Luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 
 7 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 
GIÁO VIÊN 
Xây dựng đội ngũ giáo viên trong phát triển giáo dục được các nước trên 
thế giới đặt lên hàng đầu; là một trong những nội dung cơ bản trong các cuộc cải 
cách giáo dục, chấn hưng, phát triển đất nước. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa 
Mác - Lênin đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên khi bàn 
về giáo dục - đào tạo. Lênin trong tác phẩm Bàn về giáo dục đã có nhiều luận điểm 
nói về đội ngũ giáo viên. Lênin đặt ra yêu cầu phải: “Nâng cao một cách có hệ 
thống, kiên nhẫn, liên tục trình độ và tinh thần của đội ngũ giáo viên nhưng điều 
chủ yếu, chủ yếu và chủ yếu là cải thiện đời sống vật chất cho họ”[102, tr241]. 
Theo tác giả Lê Trung Chinh [23], nghiên cứu về xây dựng, phát triển đội 
ngũ giáo viên thường được chia làm bốn hướng chính: Thứ nhất, nghiên cứu các 
mô hình và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nghề nghiệp giáo viên. Thứ hai, 
nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ thực tiễn để phát triển nghề nghiệp giáo viên. Thứ 
ba, nghiên cứu cải tiến các kỹ năng và tăng cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo 
viên. Xu hướng này đang được các quốc gia trong khối APEC triển khai thực hiện 
đào tạo giáo viên. Các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương cũng coi đào tạo và bồi 
dưỡng giáo viên là một trong những khâu then chốt để phát triển giáo dục, kinh tế ở 
các nước này. Các nước này rất coi trọng nâng cao nghề nghiệp liên tục cho giáo 
viên. Thứ tư, nghiên cứu phát triển nghề nghiệp cho giáo viên như là một yêu cầu 
của tiến trình cải cách giáo dục. 
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo, bồi dƣỡng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
1.1.1.1.Về đào tạo, bồi dưỡng 
Trong nghiên cứu của mình về đào tạo giáo viên, Michel Develay - nhà giáo 
dục của Pháp đã bắt đầu từ lý luận về học đến lý luận về dạy để nghiên cứu về giáo 
viên. Theo ông: “Đào tạo mà không làm cho họ có trình độ cao về năng lực tương 
ứng không chỉ với các sự kiện, khái niệm, định luật, định lý, hệ biến hóa của môn 
học đó, mà còn cả với khoa học luận của chúng là không thể được” [23, tr.12]. 
 8 
Ngoài ra, trong tá ... ẢO 
1. Phạm Ngọc Anh (2004), Nội dung và biện pháp bồi dưỡng trình độ sư phạm 
cho giáo viên trường cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Khoa học 
giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
2. Phạm Ngọc Anh, Nguyễn Thị Kim Dung (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về 
giáo dục - đào tạo, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị 23-CT/TW 
ngày 27-3-2003 về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ 
Chí Minh trong giai đoạn mới”, Hà Nội. 
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW 
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo 
dục, Hà Nội. 
5. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục - đào tạo trong thời kì đổi mới: 
Chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Kết luận của 
Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về "Đề án đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế", Hà Nội. 
7. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Đại học Sư Phạm Hà Nội (2005), "Chủ tịch Hồ Chí 
Minh với sự nghiệp giáo dục", Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn nhân kỷ 
niệm 35 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành giáo dục Việt Nam 
15/10/1968-15/10/2003, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 
8. Đinh Quang Báo (2005), “Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng 
cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, (105). 
9. Đặng Quốc Bảo (1998), “Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ cán 
bộ quản lý giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục - đào tạo”, Kỷ yếu Hội 
thảo Khoa học Cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. 
10. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới 
tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 152 
11. Nguyễn Duy Bắc (2012), “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo 
theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, (840). 
12. Nguyễn Thị Bình(2013), Chủ nhiệm đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước 
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng 
giáo viên phổ thông”, Hà Nội. 
13. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
14. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục (2002), Chiến lược 
phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
15. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2003), Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường 
đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Hà Nội. 
16. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai 
đoạn 2006 - 2020, Hà Nội. 
17. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
18. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2013), Báo cáo “Tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 
40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao 
chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”, Hà Nội. 
19. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2015), Thống kê giáo dục:  ngày 18/8. 
20. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2016), Đề án “Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, cán 
bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện 
giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 -2020 , tầm nhìn 2030”, Hà Nội. 
21. Nguyễn Hữu Châu (Chủ biên), (2009), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế 
kỷ XXI Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
22. Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề 
án“Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai 
đoạn 2005-2010”, Hà Nội. 
 153 
23. Lê Trung Chinh (2015), Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành 
phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện 
Khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
24. Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2013), Báo cáo “Đổi mới căn 
bản và toàn diện trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản 
lý giáo dục”, Hà Nội. 
25. Bùi Minh Đức, Đào Thị Việt Anh, Hoàng Thị Kim Huyền(2012), “Đổi mới mô 
hình đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm theo hướng tiếp cận 
năng lực”, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 1. 
26. Thành Duy (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam 
phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp 
hành Trung ương Đảng khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 55, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
34. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một sự 
nghiệp, một thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
35. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại và tương lai , Nxb Sư 
thật, Hà Nội. 
 154 
36. Phạm Văn Đồng (1999), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
37. Võ Nguyên Giáp (1991), Tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và phát 
triển, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
38. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt 
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
39. Võ Nguyên Giáp (2007), "Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục - đào tạo 
của nước nhà", Báo Nhân dân, số ra ngày 7/9. 
40. Ngô Văn Hà (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội 
ngũ giảng viên đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
41. Phạm Minh Hạc (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng con 
người", Tạp chí Nghiên cứu con người, (2). 
42. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
43. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
44. Vũ Ngọc Hải (2003), “Các mô hình về quản lý giáo dục”, Tạp chí Phát triển 
Giáo dục, 6 (54), Hà Nội. 
45. Vũ Ngọc Hải (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của tư duy phát triển giáo dục 
ở nước ta”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, 2 (74) và 3 (75). 
46. Vũ Ngọc Hải (2005), “Xây dựng nền Giáo dục Việt Nam hiện đại và chất lượng 
”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (1). 
47. Vũ Ngọc Hải (2005), “Giáo dục Việt Nam và những tác động của WTO”, Tạp 
chí Khoa học Giáo dục, (2). 
48. Vũ Ngọc Hải (Chủ biên) (2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt 
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
49. Bùi Hiển và các cộng sự (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, 
Hà Nội. 
50. Lê Thị Thanh Hoa (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào 
việc đổi mới giáo dục Cao đẳng ở Nghệ An giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc 
 155 
sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia 
Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
51. Lê Thị Thanh Hoa (2008), “Xây dựng đội ngũ giáo viên theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An (137). 
52. Trần Bá Hoành (2004), “Chất lượng giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, (16). 
53. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực 
tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
54. Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Đổi mới căn bản và toàn diện quản lý giáo dục 
Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (94). 
55. Trần Thanh Hoàn (2011), “Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện 
chất lượng giáo viên”, đăng trên Tạp chí Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà 
Nội, (11). 
56. Phan Văn Kha (2012), “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 với sự 
nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, Tạp chí Khoa 
học giáo dục, (87). 
57. Phan Văn Kha (2013), “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo tinh 
thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (99). 
58. Nguyễn Lộc (Chủ biên), Mạc Văn Trang và Nguyễn Công Giáp (2009), Cơ sở 
lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
59. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), “Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - Hiệu quả”, 
Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (7). 
60. Phan Ngọc Liên, Nguyên An (2002), Bách khoa thư Hồ Chí Minh sơ giản, tập 
I: Hồ Chí Minh với Giáo dục - Đào tạo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
61. Phan Ngọc Liên (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà 
Nội. 
62. Phạm Văn Linh (Chủ biên) (2015), Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá 
nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Việt Nam, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Giáo dục, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 156 
64. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
65. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
66. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
67. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
68. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
69. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
70. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
71. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
72. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
73. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
74. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
75. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
76. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
77. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
78. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
79. Võ Văn Nam (2008), Tư tưởng tự học Hồ Chí Minh và biện pháp nâng cao việc 
tự học cho sinh viên đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học 
Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 
80. UNESCO (1998), Hội nghị toàn cầu về Giáo dục Đại học: Giáo dục Đại học 
trong thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành động, Paris. 
81. Bùi Đình Phong (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền giáo dục cách mạng 
Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (11). 
82. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên) (2006), Các Đại hội Đại biểu toàn quốc và Hội 
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
83. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2010), "Chủ tịch Hồ Chí Minh một tầm nhìn 
chiến lược về giáo dục và sư phạm", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 
Hà Nội. 
84. Song Thành (Chủ biên) (2005), Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý 
luận chính trị, Hà Nội. 
85. Song Thành (Chủ biên) (2006), Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
 157 
86. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
87. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm Tự giáo dục, tự học, tự nghiên 
cứu, tập 1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trung tâm Ngôn ngữ, văn hóa 
Đông Tây. 
88. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê và Châu An (2004), Khơi dậy tiềm năng 
sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
89. Lê Văn Tích, Nguyễn Thị Kim Dung (Biên soạn) (2007), Hồ Chí Minh về giáo 
dục - đào tạo, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 
90. Hoàng Trang (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - những nội dung cơ 
bản", Tạp chí Giáo dục, (114). 
91. Vũ Thị Huyền Trang (2016), Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng 
tỉnh Nam Định hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Khoa 
học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
92. Thái Duy Tuyên (2003), "Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh", Tạp chí 
Giáo dục, (10). 
93. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1995), Lịch sử giáo dục thế giới , Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
94. Mạch Quang Thắng (2014), Hồ Chí Minh - Con người của sự sống, Nxb Tổng 
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 
95. Lê Sĩ Thắng (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
96. Vũ Đức Thịnh (2012), Xây dựng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh 
Bắc Ninh hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ 
Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
97. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo 
dục 2011-2020", Hà Nội. 
98. Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị triển khai thực hiện kết luận số 51 - 
KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 
 158 
99. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 732 ngày 29/4, Phê duyệt Đề án 
“Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng 
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 -
2020 , định hướng đến năm 2025”, Hà Nội. 
100. Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), "Nâng cao chất 
lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà 
Nội. 
101. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà 
Nội, Hà Nội. 
102. V.I.Lênin (1976), Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
103. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam xuất bản (1990), Tìm hiểu tư tưởng giáo 
dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
104. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2005), Chuẩn và chuẩn hóa trong giáo 
dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo nghiên cứu, Hà Nội. 
105. Phạm Viết Vượng (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb 
Giáo dục, Hà Nội. 
106. Phạm Viết Vượng (1995), "Bàn về phương pháp giáo dục tích cực", Tạp chí 
Giáo dục, (10). 
107. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học quốc gia 
Hà Nội, Hà Nội. 
108. Phạm Viết Vượng (Chủ biên) (2003), Quản lý hành chính nhà nước và quản 
lý ngành giáo dục - đào tạo, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
109. Nghiêm Đình Vỳ (2001), "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra trong việc 
đào tạo giáo viên ở nước ta", Tạp chí Giáo dục, (16), tr.8-9. 
110. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục - đào tạo 
nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
111. Nghiêm Đình Vỳ (2004), “Nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về 
giáo dục”, Tạp chí Khoa giáo, (1). 
112. Lê Văn Yên (Chủ biên) (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb 
Lao động, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_xay_dung_doi_ngu_giao_vien_trong_thoi_ky_doi_moi_the.pdf
  • docTóm tắt tiếng anh_Đinh Quang Thành.doc
  • docTóm tắt tiếng việt_ Đinh Quang Thành.doc
  • pdftrang thong tin Dinh Quang Thanh.pdf