Một số đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng của chó, mèo nhiễm sán dây tại Tp Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Xét nghiệm 204 mẫu phân chó, mèo nuôi tại 3 phường của thành phố Thái Nguyên thấy chó, mèo

nhiễm sán dây với tỷ lệ khá cao: 25,49% ở chó và 9,80% ở mèo, cường độ nhiễm dao động từ 1 -

13 đốt sán/ lần thải phân ở chó và 1 - 2 đốt sán/lần thải phân ở mèo. Tỷ lệ nhiễm sán dây tăng dần

theo tuổi chó, mèo. Chó nội có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (38,46%), tiếp đó là chó lai (24,07%)

và thấp nhất là chó ngoại (12,77%). Chó, mèo nhiễm sán dây ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông -

Xuân. Chó, mèo bị bệnh sán dây thường gầy yếu, kém ăn, có triệu chứng thần kinh, rối loạn tiêu

hóa, phân có lẫn đốt sán. Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng là 23,08% (biến động từ 11,11% đến

100%) và ở mèo là 20,00%.

pdf 6 trang dienloan 4060
Bạn đang xem tài liệu "Một số đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng của chó, mèo nhiễm sán dây tại Tp Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng của chó, mèo nhiễm sán dây tại Tp Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Một số đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng của chó, mèo nhiễm sán dây tại Tp Thái nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 21 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA CHÓ, 
MÈO NHIỄM SÁN DÂY TẠI TP. THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN 
Dương Thị Hồng Duyên*, Hoàng Trọng Phước, Vũ Thị Kim Dung, 
Trần Văn Quý, Đinh Thị Yến, Nguyễn Hữu Đình Quang 
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Xét nghiệm 204 mẫu phân chó, mèo nuôi tại 3 phường của thành phố Thái Nguyên thấy chó, mèo 
nhiễm sán dây với tỷ lệ khá cao: 25,49% ở chó và 9,80% ở mèo, cường độ nhiễm dao động từ 1 - 
13 đốt sán/ lần thải phân ở chó và 1 - 2 đốt sán/lần thải phân ở mèo. Tỷ lệ nhiễm sán dây tăng dần 
theo tuổi chó, mèo. Chó nội có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất (38,46%), tiếp đó là chó lai (24,07%) 
và thấp nhất là chó ngoại (12,77%). Chó, mèo nhiễm sán dây ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - 
Xuân. Chó, mèo bị bệnh sán dây thường gầy yếu, kém ăn, có triệu chứng thần kinh, rối loạn tiêu 
hóa, phân có lẫn đốt sán. Tỷ lệ chó có biểu hiện triệu chứng là 23,08% (biến động từ 11,11% đến 
100%) và ở mèo là 20,00%. 
Từ khóa: Chó, mèo, sán dây, tỷ lệ nhiễm, triệu chứng, Thái Nguyên 
Ngày nhận bài: 02/01/2019;Ngày hoàn thiện: 25/02/2019;Ngày duyệt đăng: 16/4/2019 
SOME EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND CLINICAL 
SYMPTOMS OF DOGS, CATS INFECTED WITH TAPEWORMS 
IN THAI NGUYEN CITY, THAI NGUYEN PROVINCE 
Duong Thi Hong Duyen
*
, Hoang Trong Phuoc, Vu Thi Kim Dung, 
Tran Van Quy, Dinh Thi Yen, Nguyen Huu Dinh Quang 
University of Agriculture and Forestry - TNU 
ABSTRACT 
Testing tapeworm in dogs and cats at three wards in Thai Nguyen city. The result showed that the 
prevalence of tapeworm infection was comparatively high prevalence at three localities in Thai 
Nguyen city. The prevalence of tapeworm in dog feces was 25.49%; in cats was 9.80%, the 
infection intensity vacilated from 1 to 13 burning flukes per one time defecated in dog and 1 to 2 
burning flukes in cat. The prevalence of tapeworm in dogs and cats increased in accordance with 
age. The prevalence of tapeworm in domestic dogs was highest (38.46%), followed by hybrid dogs 
(24.07%) and lowest in foreign dogs (12.77%). Dogs and cats infected with tapeworms were 
higher in summer-autumn season than those in winter-spring season. The clinical symptoms in 
dogs, cats infected with tapeworm disease are weak, poor eating, neurological symptoms, 
gastrointestinal disorders, burning flukes defecated. The rate of dogs with clinical symptoms was 
23.08% (vacilating from 11.11% to 100%) and in cats was 20.00%. 
Key words: dog, cat, tapeworm, infection rate, symptom, Thai Nguyen 
Received: 02/01/2019; Revised: 25/02/2019;Approved: 16/4/2019 
* Corresponding author: Tel: 0977 265171; Email: duongthihongduyen@tuaf.edu.vn
Dương Thị Hồng Duyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 22 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh sán dây là một trong những bệnh ký 
sinh trùng phổ biến và gây hại cho chó mèo. 
Khi ký sinh trong ống tiêu hóa, sán dây 
chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chó, 
mèo gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng. 
Các móc bám và giác bám của sán trưởng 
thành làm tổn thương và xuất huyết niêm 
mạc ruột, mở đường cho vi khuẩn vào cơ 
thể. Chó, mèo có thể chết nếu không điều trị 
kịp thời (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [1]). 
Đặc biệt, một số loài sán dây ký sinh trên chó, 
mèo cũng là tác nhân gây bệnh ấu trùng sán dây 
cho người và các động vật nuôi khác, gây hậu 
quả nghiêm trọng. Tại Thái Nguyên trong 
những năm gần đây, nuôi chó, mèo không chỉ 
với mục đích trông nhà mà còn để làm cảnh, 
làm bạn thân thiết của con người và phục vụ 
những mục đích kinh tế khác. Tuy nhiên, việc 
phòng trị bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh 
sán dây cho chó, mèo còn ít được chú ý. Để có 
cơ sở khoa học cho việc phòng và trị bệnh sán 
dây ở chó, mèo chúng tôi đã nghiên cứu tình 
hình nhiễm và triệu chứng lâm sàng của chó, 
mèo bị nhiễm sán dây tại một số phường của 
TP. Thái Nguyên. 
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
Vật liệu 
- Chó, mèo nuôi tại các hộ chăn nuôi chó ở 
3 phường của TP. Thái Nguyên (phường 
Tân Thịnh, phường Quang Vinh, phường 
Quang Trung). 
- Mẫu phân mới thải của chó, mèo. 
- Kính lúp và dụng cụ thí nghiệm khác. 
Nội dung nghiên cứu 
- Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó theo địa điểm, 
theo giống, theo tuổi chó và theo mùa vụ. 
- Tỷ lệ nhiễm sán dây ở mèo theo địa điểm, 
theo tuổi mèo và theo mùa vụ. 
- Triệu chứng lâm sàng của chó, mèo bị bệnh 
sán dây. 
Phương pháp nghiên cứu 
- Thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu 
chùm nhiều bậc, mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 
các hộ nuôi chó, mèo tại 3 phường. 
- Phương pháp thu thập mẫu phân, xét nghiệm 
và đánh giá tỷ lệ nhiễm sán dây: Thu thập 
mẫu phân chó, mèo mới thải vào các buổi 
sáng tại các hộ nuôi chó, mèo ở 3 phường của 
TP. Thái Nguyên. Những mẫu xác định được 
đúng các thông tin sau thì ghi vào nhãn: Địa 
chỉ lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, tuổi, giống, và 
các biểu hiện lâm sàng của chó, mèo. 
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán dây: 
Xét nghiệm phân chó, mèo tìm đốt sán theo 
phương pháp lắng cặn Benedek (1943) 
(Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [1]). 
- Cường độ nhiễm sán dây được xác định 
bằng số lượng đốt sán dây/lần thải phân. 
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2010.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, mèo tại một số phường của TP. Thái Nguyên 
Bảng 1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, mèo tại một số phường của TP. Thái Nguyên 
Đối 
tượng 
Địa phương 
(phường) 
Số mẫu 
kiểm tra 
(mẫu) 
Số mẫu nhiễm 
(mẫu) 
Tỷ lệ nhiễm 
(%) 
Cường độ nhiễm 
(số đốt sán/ 
lần thải phân) 
Chó 
Tân Thịnh 54 13 24,07 1 - 7 
Quang Trung 52 15 28,85 2 - 33 
Quang Vinh 47 11 23,40 1 - 9 
Tính chung 153 39 25,49 1 - 23 
Mèo 
Tân Thịnh 23 1 4,35 2 
Quang Trung 17 2 11,76 1 - 2 
Quang Vinh 11 2 18,18 1 - 2 
Tính chung 51 5 9,80 1 - 2 
Dương Thị Hồng Duyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 23 
Kết quả bảng 1 cho thấy: 
Kiểm tra phân của 153 chó ở 3 phường thuộc 
TP. Thái Nguyên, có 39 chó nhiễm sán dây, 
tỷ lệ nhiễm là 25,49% (biến động từ 23,40% - 
28,85%), cường độ nhiễm chung là 1 - 23 đốt 
sán/ lần thải phân. Trong đó, chó ở phường 
Quang Trung có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất 
(28,85%) và thấp nhất ở phường Quang Vinh 
(23,40%). 
Kiểm tra phân mèo thấy có 5/51 mèo nuôi ở 3 
phường của TP. Thái Nguyên nhiễm sán dây, 
chiếm 9,80%. Trong đó, nhiễm nhiều nhất là 
mèo ở phường Quang Vinh (18,18%) và thấp 
nhất ở phường Tân Thịnh (4,35%). 
Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó, 
mèo tại TP. Thái Nguyên thấp hơn so với 
nghiên cứu của Nguyễn Thu Quyên và cs 
(2011) [2] trên chó tại tỉnh Phú Thọ (45,05%). 
Theo chúng tôi, chó, mèo nuôi tại một số địa 
phương của TP. Thái Nguyên được nuôi nhốt 
nhiều hơn, điều kiện vệ sinh thú y, chăm sóc, 
nuôi dưỡng được chú ý hơn, cơ hội tiếp xúc với 
mầm bệnh giảm, do đó tỷ lệ chó, mèo nhiễm 
sán dây ở thành phố Thái Nguyên thấp hơn. 
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, 
mèo theo tuổi 
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, chó và mèo ở tất 
cả các lứa tuổi đều nhiễm sán dây, tuy nhiên 
các giai đoạn tuổi khác nhau thì nhiễm với tỷ 
lệ và cường độ khác nhau. Nhìn chung, tỷ lệ 
và cường độ nhiễm sán dây tăng dần theo tuổi 
ở chó, mèo từ 1 đến 12 tháng tuổi. Trên 12 
tháng tuổi tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần. 
Ở chó, tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất ở giai 
đoạn trên 6 - 12 tháng tuổi (30,77%) và thấp 
nhất ở giai đoạn dưới 2 tháng tuổi (17,86%). 
Chó trên 1 năm tuổi, hệ thống thần kinh và 
cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, 
sức đề kháng cao hơn nên tỷ lệ và cường độ 
nhiễm sán dây giảm. Từ kết quả nghiên cứu, 
chúng tôi khuyến cáo, người chăn nuôi cần 
quan tâm đến công tác vệ sinh thú y trong 
chăn nuôi, chăm sóc, nuôi dưỡng chó tốt để 
nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng mắc 
bệnh, đặc biệt là chó giai đoạn 6 - 12 tháng 
tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù 
hợp với nghiên cứu của Lê Hữu Nghị, 
Nguyễn Văn Duệ (2000) [3]: Chó nhiễm sán 
dây rất sớm, giai đoạn sơ sinh đến một năm 
tuổi đã nhiễm với tỷ lệ cao. 
Ở mèo, tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất ở giai 
đoạn trên 6 - 12 tháng tuổi (18,18%) và thấp 
nhất ở giai đoạn dưới 2 tháng tuổi (6,67%). 
Theo Nguyễn Quốc Doanh (2006) [4], tỷ lệ 
nhiễm sán dây ở mèo tại Hà Nội là 6,40%, tỷ 
lệ nhiễm tăng dần theo tuổi. Kết quả nghiên 
cứu trên mèo tại TP. Thái Nguyên có kết quả 
tương đồng. 
Bảng 2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, mèo theo tuổi 
Đối tượng 
Tuổi 
(tháng) 
Số mẫu 
kiểm tra 
(mẫu) 
Số mẫu 
nhiễm 
(mẫu) 
Tỷ lệ nhiễm 
(%) 
Cường độ nhiễm 
(số đốt sán/ 
lần thải phân) 
Chó 
< 2 28 5 17,86 1 - 5 
2 - 6 43 10 23,26 1 - 8 
> 6 - 12 39 12 30,77 5 - 13 
> 12 43 12 27,91 4 - 11 
Tính chung 153 39 25,49 1 - 13 
Mèo 
< 2 15 1 6,67 1 
2 - 6 12 1 8,33 1 
> 6 - 12 11 2 18,18 1 - 2 
> 12 13 1 7,69 2 
Tính chung 51 5 9,80 1 - 2 
Dương Thị Hồng Duyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 24 
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo 
giống chó 
Kết quả bảng 3 cho thấy: Các giống chó khác 
nhau đều bị nhiễm bệnh sán dây với tỷ lệ 
khác nhau. Trong 153 mẫu phân của 3 giống 
chó được kiểm tra, có 39 mẫu nhiễm sán dây, 
chiếm tỷ lệ là 25,49%. Trong đó, chó nội 
nhiễm với tỷ lệ cao (38,46%) và cường độ 
nặng nhất (4 - 13 đốt sán/ lần thải phân), tiếp 
đến là chó lai (24,07%) và thấp nhất là chó 
ngoại (12,77%). Nguyên nhân dẫn đến sự 
khác biệt này là do chó nội và chó lai (đặc 
biệt là chó nội) thường nuôi thả rông, thời 
gian tiếp xúc với mầm bệnh nhiều nên tỷ lệ 
nhiễm sán dây cao và cường độ nhiễm nặng 
hơn. Ngược lại, chó ngoại thường được nuôi, 
chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận, khả 
năng tiếp xúc với mầm bệnh và ký chủ trung 
gian mang ấu trùng sán dây ít, do đó tỷ lệ 
nhiễm sán dây thấp. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2017) [5] trên 
đàn chó tại thành phố Thanh Hóa. 
Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, 
mèo theo mùa vụ 
Qua bảng 4 cho thấy: Mùa vụ khác nhau dẫn 
đến tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó, mèo là khác 
nhau. Ở vụ Hè - Thu trong 82 mẫu phân chó 
được kiểm tra có 23 mẫu nhiễm sán dây 
chiếm tỷ lệ 28,05%, cao hơn vụ Đông - Xuân 
5,51%. Tương tự ở mèo, trong 28 mẫu phân 
được kiểm tra ở vụ Hè - Thu thì có 3 mẫu 
nhiễm sán dây chiếm tỷ lệ 10,71%, cao hơn 
vụ Đông Xuân là 2,01%. Theo chúng tôi, 
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do 
điều kiện khí hậu ở vụ Hè - Thu nóng ẩm, 
điều này thuận lợi cho sự phát triển của các 
ký chủ trung gian truyền bệnh, từ đó dẫn đến 
tỷ lệ nhiễm bệnh sán dây ở chó, mèo cao hơn 
so với vụ Đông - Xuân. 
Phạm Sỹ Lăng (2006) [6] cho biết: Bệnh sán 
dây ở chó, mèo lây nhiễm quanh năm, đặc 
biệt là vào các tháng thời tiết ấm áp (từ mùa 
xuân đến đầu mùa thu) khi các côn trùng 
trung gian phát triển mạnh. Kết quả theo dõi 
của chúng tôi cũng tương đồng với nhận xét 
của tác giả. 
Bảng 3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây theo giống chó 
Giống chó 
Số mẫu kiểm 
tra (mẫu) 
Số mẫu nhiễm (mẫu) 
Tỷ lệ 
(%) 
Cường độ nhiễm 
(số đốt sán/ lần thải phân) 
Chó nội 52 20 38,46 4 - 13 
Chó lai 54 13 24,07 2 - 9 
Chó ngoại 47 6 12,77 1 - 5 
Tính chung 153 39 25,49 1 - 13 
Bảng 4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó, mèo theo mùa vụ 
Đối tượng 
Mùa vụ 
Số mẫu 
kiểm tra (mẫu) 
Số mẫu nhiễm 
(mẫu) 
Tỷ lệ nhiễm 
(%) 
Cường độ nhiễm 
(số đốt sán/ gram phân) 
Chó 
Đông - Xuân 71 16 22,54 1 - 8 
Hè - Thu 82 23 28,05 4 - 13 
Tính chung 153 39 25,49 1 - 13 
Mèo 
Đông - Xuân 23 2 8,70 1 
Hè - Thu 28 3 10,71 1 - 2 
Tính chung 51 5 9,80 1 - 2 
Triệu chứng lâm sàng của chó, mèo bị bệnh sán dây 
Triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh sán dây 
Dương Thị Hồng Duyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 25 
Bảng 5. Triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh sán dây 
Số chó nhiễm 
sán dây 
 (con) 
Số chó 
có biểu hiện 
lâm sàng 
(con) 
Tỷ lệ có 
biểu hiện 
lâm sàng 
(%) 
Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu 
Những biểu hiện chủ yếu 
Số chó 
(con) 
Tỷ lệ 
(%) 
39 09 23,08 
Phân có nhiều đốt sán dây 9 100 
Chó thường cụp đôi, ngoảnh lại liếm hậu 
môn hoặc cọ hậu môn xuống nền 
7 66,67 
Gầy còm, tăng cân chậm 8 88,89 
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Khi táo, khi ỉa chảy 3 33,33 
Nôn mửa, ăn ít 2 22,22 
Ỉa chảy nặng, phân đôi khi có máu 4 44,44 
Có triệu chứng thần kinh: Ngơ ngác, run 
rẩy, đi xiêu vẹo 
1 11,11 
Bảng 6. Triệu chứng lâm sàng của mèo bị bệnh sán dây 
Số mèo nhiễm 
sán dây 
theo dõi 
(con) 
Số mèo 
có biểu hiện 
lâm sàng 
(con) 
Tỷ lệ có 
biểu hiện 
lâm sàng 
(%) 
Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu 
05 01 20,00 
- Nôn mửa, ăn ít, rối loạn tiêu hóa 
- Gầy còm, lông rụng nhiều 
- Ngứa hậu môn 
Theo dõi triệu chứng lâm sàng của 39 chó 
nhiễm sán dây thấy: Có 09/39 chó có biểu 
hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, chiếm tỷ 
lệ 23,08%. Qua theo dõi chúng tôi thấy, 
những chó có biểu hiện lâm sàng là những 
chó nhiễm sán dây ở cường độ nặng. Chó bị 
bệnh sán dây có triệu chứng chủ yếu gồm: 
Phân có nhiều đốt sán dây (100%); chó 
thường cụp đôi, ngoảnh lại liếm hậu môn 
hoặc cọ hậu môn xuống nền (66,67%); chó 
gầy còm, tăng cân chậm (88,89%). Ngoài ra, 
có 33,33% chó bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, 
khi táo, khi ỉa chảy; 44,44% chó ỉa chảy nặng, 
phân đôi khi có máu; 22,22% chó nôn mửa, 
ăn ít. Có 11,11% chó có triệu chứng thần kinh 
như ngơ ngác, run rẩy, đi xiêu vẹo. Kết quả 
theo dõi triệu chứng lâm sàng của chó nhiễm 
sán dây tại TP. Thái Nguyên phù hợp với 
nhận xét của Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [1]. 
Tô Du và Xuân Giao (2006) [7] đã nhận xét: 
chó bị bệnh sán dây thường gầy yếu, suy 
nhược, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, viêm 
ruột, giảm khả năng sinh sản, chết do kiệt sức. 
Chó nhiễm sán dây tại TP. Thái Nguyên cũng 
có những triệu chứng kể trên. 
Triệu chứng lâm sàng mèo bị bệnh sán dây 
Kết quả bảng 6 cho thấy, có 20% số mèo 
nhiễm sán dây có biểu hiện lâm sàng. Các 
biểu hiện lâm sàng thường thấy là: Nôn mửa, 
ăn ít, rối loạn tiêu hóa, gầy còm, lông rụng 
nhiều, ngứa hậu môn. 
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy triệu chứng 
lâm sàng của chó, mèo nhiễm sán có thể nhận 
biết khá dễ dàng, nhất là khi phát hiện có 
nhiều đốt sán trắng trong phân, các biểu hiện 
bên ngoài như gầy còm, ốm yếu, ngứa hậu 
môn,... Theo dõi triệu chứng lâm sàng kết hợp 
với tìm hiểu đặc điểm dịch tễ và kiểm tra đốt 
sán trong phân là phương pháp có thể chẩn 
đoán được bệnh sán dây, đặc biệt là ở những 
địa phương miền núi xa xôi, không có điều 
kiện chẩn đoán phòng thí nghiệm để phát hiện 
bệnh sớm nhất cho vật nuôi và có hướng điều 
trị phù hợp tránh tổn hại về kinh tế. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó tại 3 địa phương 
thuộc thành phố Thái Nguyên là 25,49%, 
cường độ nhiễm dao động từ 1 - 23 đốt sán/ 
lần thải phân. Tỷ lệ nhiễn sán dây ở mèo là 
9,80%, cường độ nhiễm dao động từ 1 - 2 đốt 
sán/ lần thải phân. 
Dương Thị Hồng Duyên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 21 - 26 
 Email: jst@tnu.edu.vn 26 
Chó 6 - 12 tháng tuổi nhiễm sán dây cao nhất 
(30,77%), chó trên 12 tháng nhiễm 27,91% và 
thấp nhất ở chó dưới 2 tháng (17,86%). Mèo 6 - 
12 tháng tuổi nhiễm sán dây cao nhất (18,18%) 
và thấp nhất ở mèo dưới 2 tháng (6,67%). 
Chó nội có tỷ lệ nhiễm sán dây cao nhất 
(38,46%), tiếp đó là chó lai (24,07%) và thấp 
nhất là chó ngoại (12,77%). 
Chó, mèo nhiễm sán dây ở vụ Hè - Thu cao 
hơn so với vụ Đông - Xuân. 
Chó bị bệnh sán dây thường gầy yếu, kém 
ăn, rối loạn tiêu hóa, phân có lẫn đốt sán, có 
triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ chó có biểu 
hiện triệu chứng là 23,08% (biến động từ 
11,11% đến 100%). 
Mèo nhiễm sán dây có biểu hiện nôn mửa, ăn 
ít, rối loạn tiêu hóa, gầy còm, lông rụng 
nhiều, ngứa hậu môn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Thị Kim Lan, Ký sinh trùng và bệnh 
ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 
111 – 115, 2012. 
[2]. Nguyễn Thu Quyên, Nguyễn Thị Kim Lan, 
Nguyễn Văn Quang, Trần Thị Bính, “Thành phần 
loài và tình hình nhiễm sán dây ở chó tại Phú 
Thọ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi, S. 8, 
tr. 46 – 51, 2011. 
[3]. Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ, “Tình hình 
nhiễm giun sán của chó nuôi tại thành phố Huế và 
hiệu quả thuốc tẩy”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật 
thú y, T. VII, S. 4, tr. 58 – 62, 2000. 
[4]. Nguyễn Quốc Doanh, “Tình hình nhiễm giun 
sán đường tiêu hóa của mèo nuôi tại Hà Nội”, Tạp 
chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, T. XIII, S. 2, tr. 58 – 
62, 2006. 
[5]. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Ngân, 
Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Ngọc Biên, “Nghiên 
cứu nhiễm sán dây ở chó tại tỉnh Thanh Hóa”, Tạp 
chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, T. XXIV, S. 8, tr. 52 
– 57, 2017. 
[6]. Phạm Sỹ Lăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Văn 
Đoan, Vương Lan Phương, Kỹ thuật nuôi và 
phòng trị bệnh cho chó, Nxb Lao động xã hội, tr. 
117 – 120, 2006. 
[7]. Tô Du, Xuân Giao, Kỹ thuật nuôi chó mèo và 
phòng trị bệnh thường gặp, Nxb Lao động xã hội, 
tr. 69 – 72, 2006. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dac_diem_dich_te_va_trieu_chung_lam_sang_cua_cho_meo.pdf