Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp lại tất cả các yếu tố liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành, hàng nông nghiệp, chuỗi cung ứng dịch vụ, sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Tái cơ cấu nông nghiệp ở Sơn La có những thuận lợi như địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn, đất tốt, khí hậu thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn nhất định như: đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi, nhiều thiên tai, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn chậm đổi mới, nhất là việc tiêu thụ và chế biến nông sản. Để tái cơ cấu nông nghiệp có hiệu quả cần phải có các giải pháp như: rà soát lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, thu hút đầu tư, hoàn thiện các chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để tái cơ cấu lại ngành, khai thác thế mạnh của tỉnh, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo

pdf 9 trang dienloan 6660
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La

Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La
62 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 62 - 70 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 
TỈNH SƠN LA 
 Đỗ Thúy Mùi, Đinh Văn Thu 
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc 
Tóm tắt: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp lại tất cả các yếu tố liên quan tác động 
đến chuỗi giá trị ngành, hàng nông nghiệp, chuỗi cung ứng dịch vụ, sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo 
quản, tiêu thụ. Tái cơ cấu nông nghiệp ở Sơn La có những thuận lợi như địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn, đất 
tốt, khí hậu thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn nhất định như: đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi, nhiều thiên tai, 
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật còn chậm đổi mới, nhất là việc tiêu thụ và chế biến nông sản. Để tái cơ cấu 
nông nghiệp có hiệu quả cần phải có các giải pháp như: rà soát lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch lại quỹ 
đất nông nghiệp, chuyển đổi phương thức sản xuất, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, thu hút đầu tư, hoàn 
thiện các chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để 
tái cơ cấu lại ngành, khai thác thế mạnh của tỉnh, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. 
Từ khóa: Tái cơ cấu nông nghiệp, nông sản, quy hoạch, chuỗi giá trị ngành. 
1. Đặt vấn đề 
Sơn La là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, 
nhưng, hiệu quả còn thấp, chưa khai thác được những tiềm năng của tỉnh. Bởi vậy, đại bộ phận 
nông dân còn nghèo, mức sống thấp. Để khai thác có hiệu quả những thế mạnh, phát triển kinh tế 
nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, cần có những giải pháp để tái cơ cấu kinh tế nói 
chung và tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp tái cơ 
cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La. 
2. Nội dung 
2.1. Khái quát chung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp lại tất cả các yếu tố liên quan tác 
động đến chuỗi giá trị ngành, hàng nông nghiệp, từ quy hoạch, cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến 
bảo quản, tiêu thụ, tổ chức sản xuất, chuỗi cung ứng dịch vụ, sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế 
biến, bảo quản, tiêu thụ. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, gia tăng và phát 
triển nông nghiệp bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất 
và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, 
chuyển dịch dần lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư 
nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. 
Tái cơ cấu nông nghiệp giúp cho ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và 
bền vững, cơ bản hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kĩ năng sản xuất và quản lý, 
đảy mạnh đào tạo nghề phi nông nghiệp và chuyển lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông 
nghiệp, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Phát triển đa dạng các loại hình ngành nghề, thu hút 
nhiều lao động. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới 
Ngày nhận bài: 11/4/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 
Liên lạc: Đỗ Thúy Mùi- mail: maithuydotb@gmail.com 
63 
hóa, áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn thị trường trong sản xuất các mặt hàng chiến 
lược, đảm bảo an ninh sinh học trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường , bảo vệ tài nguyên nước và 
bảo tồn đa dạng sinh học, thúc đảy phát triển nền nông nghiệp xanh, cải thiện căn bản năng lực 
phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nâng cao năng lực quản lý rủi ro để ứng phó với các tác động 
xấu của biến đổi khí hậu. 
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các 
mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và nguồn tiêu dùng, chuyển mạnh từ phát triển theo 
chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả bằng giá trị, 
lợi nhuận, đồng thời chú trọng đáp ứng yêu cầu về xã hội. 
Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động của thành phần kinh 
tế, tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển thị 
trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tái cơ cấu nông nghiệp phải tăng cường sự 
tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa phương trong quá trình 
tái cơ cấu ngành, đẩy mạnh phát triển đối tác công tư (PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai 
trò của các tổ chức cộng đồng. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản 
xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hợp 
lý hơn. 
2.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La 
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu kinh tế nói chung đang là vấn đề được 
quan tâm đặc biệt ở tất cả các tỉnh thành, trong đó có Sơn La. Tuy nhiên, mỗi tỉnh thành lại có 
những thuận lợi và khó khăn riêng trong việc thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sơn 
La cũng có những thuận lợi đáng kể, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức. 
2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La 
Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, bao gồm 11 huyện và 1 thành phố. Sơn La là 
cửa ngõ của miền Tây Bắc, thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Sơn La có các cao nguyên 
rộng lớn, khá bằng phẳng như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản, rất thuận lợi cho việc 
hình thành các vùng nông sản hàng hóa. 
Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050 mét, địa hình bề mặt khá bằng phẳng, đất 
tốt, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò 
sữa, trồng hoa quả xứ ôn đới. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình là 800 mét, chạy dọc theo 
quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực 
(nhất là ngô) và phát triển chăn nuôi đại gia súc. 
Xen giữa vùng đồi núi, cao nguyên là các thung lũng, các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy diện tích 
không lớn, nhưng có ý nghĩa trong việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và rau đậu 
các loại. 
Đất ở Sơn La nhìn chung tốt, màu mỡ, chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá vôi, rất thuận 
lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và ngô, sắn. Nguồn nước của tỉnh khá phong phú, 
lượng mưa tương đối lớn. Sơn La có hai hồ thủy điện lớn và nhiều hồ thủy lợi, thủy điện nhỏ, 
đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, góp phần làm chuyển dịch 
cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung. 
64 
Sơn La có dân số không đông, nhưng trong những năm gần đây, đã và đang được bổ sung 
thêm một lực lượng lao động lớn. Trình độ lao động không ngừng được nâng lên, là điều kiện để 
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. 
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã và đang được hoàn thiện. Hệ thống 
đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, góp phần nối liền nơi sản xuất với nơi chế 
biến, tiêu thụ. Đặc biệt, Sơn La có tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 6 đã được đầu tư nâng 
cấp, mở rộng, là điều kiện thuận lợi để chuyên chở hàng hóa nông sản về các thị trường miền 
xuôi. 
Một số cơ sở chế biến nông sản ở Sơn La đã được hình thành và đang được đầu tư hoàn 
thiện như các cơ sở chế biến chè, sữa, bia, đường, thức ăn gia súc, tuy chưa có công suất lớn, 
nhưng góp phần đáng kể, thúc đảy nông nghiệp Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn. 
Nhiều sản phẩm nông sản ở Sơn La đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như 
chè, sữa, hoa quả, ngô, các loại rau quả đặc sản đây là điều kiện để mở rộng sản xuất. Nhiều 
chính sách mới về nông nghiệp cũng đã được tỉnh ban hành như chính sách hỗ trợ vốn, chuyển 
dịch cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã góp phần thúc đảy 
nông nghiệp Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn. 
Từ những điều kiện thuận lợi đó, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những kết quả nhất định. 
Giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh. 
Bảng 1. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tỉnh Sơn La [1, 2] 
giai đoạn 2000 - 2012 (theo giá thực tế) 
(Đơn vị: tỷ đồng) 
Năm 2000 2005 2007 2010 2012 
Nông nghiệp 1073,4 2178,3 3994,1 7169,0 11221,0 
Lâm nghiệp 322,1 410,1 389,7 986,4 962,0 
Ngư nghiệp 32,1 79,3 116,2 245,4 279,0 
Tổng 1.42,6 2.667,7 4.500 8.400,8 12.462,1 
Diện tích cây trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là cây lương thực (chủ yếu là ngô) 
Bảng 2. Diện tích một số loại cây trồng giai đoạn 2000 – 2012 [5] 
(Đơn vị: Nghìn ha) 
Năm 2000 2005 2010 2012 
Cây lương thực 93,2 194,8 177,3 219,2 
Cây công nghiệp 22,3 25,7 27,7 38,4 
Cây ăn quả 18,7 25,2 22,5 17,7 
Rau đậu và cây trồng khác 25,4 29,9 38,2 55,2 
Tổng 159,6 275,6 265,7 330,5 
Các loại cây trồng ở Sơn La tăng khá nhanh, cây trồng cũng được phân bố hợp lí hơn để khai 
thác thế mạnh của từng địa phương. 
Ngành chăn nuôi ở Sơn La có bước phát triển đáng kể. Giá trị ngành chăn nuôi tăng khá 
65 
nhanh. Năm 2012 tăng gấp 15,8 lần so với năm 2000. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng dần phù 
hợp với xu thế chung của đất nước. Năm 2012, chăn nuôi của tỉnh chiếm 28,2% trong cơ cấu 
ngành nông nghiệp, cao hơn so với cả nước (cả nước là 26,9%). 
Cơ cấu ngành chăn nuôi khá đa dạng bao gồm đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm. Nhìn 
chung, đàn gia súc, gia cầm ở Sơn La phát triển khá ổn định. 
Bảng 3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 – 2012 [5] 
(Đơn vị: Nghìn con) 
Năm 2000 2005 2010 2012 
Trâu 124,3 143,8 170,2 168,5 
Bò 90,5 119,9 185,2 196,5 
Lợn 399,3 476,0 442,2 535,3 
Gia cầm 2841,9 2402,2 4890,3 5217,3 
Sản lượng thịt, trứng, sữa tăng lên đáng kể, nguyên nhân chủ yếu do đảm bảo tốt về nhu cầu 
thức ăn, thị trường tiêu thụ khá ổn định. 
Bảng 4. Sản lượng thịt, trứng, sữaở Sơn La giai đoạn 2000 – 2012 [5] 
Năm 2000 2010 2012 
Thịt trâu (tấn) 1.718 3.570 4.378 
Thịt bò (tấn) 3.008 3.819 4.651 
Thịt lợn (tấn) 6.173 19.302 26.982 
Thịt gà (tấn) 1.571 5.863 7.549 
Trứng (triệu quả) 23,8 49,8 58,3 
Sữa (nghìn lít) 2.516 19.945 35.400 
Trâu được phân bố chủ yếu ở các huyện Mộc Châu, Sông Mã, Phù Yên, Yên Châu. Những 
năm gần đây có giảm đi đôi chút do hiệu quả kinh tế, một số hộ gia đình chuyển sang chăn nuôi 
bò và dê. 
Bò được nuôi chủ yếu ở các huyện Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn. Số lượng đàn bò và thịt 
bò tăng khá nhanh. Hiện nay, tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi bò sữa, số lượng đàn bò tăng 
nhanh chủ yếu là đàn bò sữa. 
Đàn lợn của tỉnh tăng nhanh, đặc biệt là sản lượng thịt lợn. Nguyên nhân chủ yếu do đảm bảo cơ 
sở thức ăn và chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu ở nhiều địa phương lân cận. 
Đàn gà, trứng gà tăng nhanh do phát triển các hình thức chăn nuôi trang trại. Tỉnh đã có 
nhiều biện pháp phòng tránh trong phòng chống dịch bệnh. 
Sản lượng sữa tăng nhanh do áp dụng các thành tựu công nghệ chế biến, đồng thời sữa Mộc 
Châu đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường. 
Ngoài ra, tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại đặc sản có giá trị kinh tế như dê, gà đen, 
nhím. Hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao giá trị các ngành chăn nuôi. 
66 
Khó khăn trong chăn nuôi ở Sơn La đó là cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, hệ thống chế 
biến các cơ sở còn lạc hậu, thị trường chưa mở rộngĐiều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến số 
lượng và chất lượng các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh. 
Hiện nay, chăn nuôi Sơn La đang từng bước chuyển dần theo hướng đầu tư theo chiều sâu, 
áp dụng khoa học kĩ thuật, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng đến việc 
phát triển các loại đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chương trình phát triển bò thịt chất 
lượng cao, chương trình nạc hóa đàn lợn, chăn nuôi gia cầm thả vườn, chăn nuôi gia cầm trang 
trại để chuyên môn hóa trứng, thịt, giống 
Hiện tại, tỉnh đang áp dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi. Việc cải tạo giống địa phương 
cũng được chú trọng. Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều đổi mới, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ 
theo hộ gia đình đến chỗ chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Nhiều trang trại chăn nuôi 
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trâu, bò, lợn Sơn La còn chú trọng phát triển chăn nuôi dê, 
ngựa, nhím. Ngựa được nuôi chủ yếu ở những xã vùng cao, số lượng không nhiều. Năm 2012 
toàn tỉnh có 16,9 nghìn con. Dê là vật nuôi dễ tính, đàn dê của tỉnh có trên 135,7 nghìn con. Dê 
được nuôi chủ yếu ở huyện Thuận Châu (22,4 nghìn con), Mai Sơn (20,5 nghìn con ). Hiện nay, 
nhiều hộ gia đình, nhiều trang trại đã đầu tư để phát triển nuôi dê do vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh 
tế cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
Chăn nuôi gia cầm có những bước phát triển đáng kể, đàn gia cầm tăng khá nhanh. Năm 
2005 là 3,4 triệu con, năm 2012 là 4,6 triệu con. Trong đó, riêng gà ta là 4,2 triệu con. 
Từ năm 2000 đến nay, ngành thủy sản liên tục phát triển. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 
34,6%, năm 2013 đạt 9,6%. Giá trị thủy sản trên 1 ha mặt nước tăng nhanh. Năm 2000 chỉ đạt 
32,3 triệu đồng/ha. Sở dĩ giá trị thủy sản/ha nuôi trồng tăng nhanh trong năm 2012 là do đây là 
năm đầu khai thác nguồn lợi hải sản ở hồ thủy điện Sơn La và hiện nay Sơn La đã phát triển 
những vùng nuôi cá hồi, cá tầm và một số loại đặc sản nên giá trị kinh tế cao. 
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng khá nhanh, năm 2000 cả tỉnh chỉ có 991 ha, năm 
2012 tăng gấp 2,5 lần đạt 2487 ha. Việc nuôi trồng thủy sản ở Sơn La chủ yếu là cá, diện tích tôm chỉ 
chiếm 0,2 ha, nuôi các loại thủy sản khác như ba ba, ếch là 27 ha. 
Ngành nuôi trồng thủy sản là hoạt động đóng vai trò chủ yếu. Năm 2012 chiếm 83,7% giá trị 
sản xuất toàn tỉnh. Thủy sản được nuôi trong các ao hồ ruộng ngập nước của các hộ gia đình. Hiện 
nay, đã phát triển mạnh nuôi cá lồng ở các hồ thủy điện kể cả các hồ thủy điện nhỏ và vừa. Trên hồ 
thủy điện Sơn La và hồ thủy điện Hòa Bình phát triển mạnh nuôi cá lồng. Hiệu quả kinh tế cao, 
nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi như cá hồi, cá trê, cá quả, cá trắm giòn. Một 
số huyện còn nuôi các loại đặc sản có giá trị cao như Sông Mã phát triển nuôi ba ba, Mộc Châu, 
Mường La phát triên nuôi cá hồi. 
2.2.2. Những khó khăn 
Sơn La có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, địa hình dốc, đất đai dễ bị xói mòn, rửa 
trôi, khó khăn cho sản xuất. Diện tích đất còn manh mún, khó khăn cho việc hình thành các vùng 
chuyên canh có quy mô lớn. Đất canh tác nhiều năm cùng với tập quán canh tác lạc hậu nên 
nhiều khu vực đất đai đã bị bạc màu, thoái hóa. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của 
biến đổi khí hậu nên có nhiều diễn biến thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 
67 
Những hiện tượng như sương muối, mưa đá, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn đã ảnh hưởng 
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. 
Nguồn lao động của tỉnh trong ngành nông nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo, chất lượng 
lao động chưa cao, đây là những khó khăn rất lớn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ mới 
trong sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến phần lớn với quy mô nhỏ, công cụ thủ công, sản 
phẩm chưa mang tính hàng hóa cao nên giá trị sản xuất còn thấp. Hệ thống đường giao thông còn 
khó khăn, nhiều sản phẩm nông sản chưa gắn được nơi trồng với nơi chế biến, tiêu thụ. Chưa có 
sự liên kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp, các nhà quản lý, nên tính bấp bênh của 
các loại nông sản lớn. Đặc biệt, tư duy sản xuất của người nông dân vẫn nặng về phong trào, về 
giá trị kinh tế trước mắt nên thường đua nhau sản xuất dẫn đến hàng hóa ế thừa, nhiều sản phẩm 
chất lượng không cao do sử dụng nhiều chất kích thích, chất bảo quản Nguồn vốn đầu tư cho 
sản xuất nông nghiệp còn ít, ngành nông nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên hiệu 
quả kinh tế còn thấp. Ngoài ra, sự biến động của thị trường trong nước và thế giới cũng ảnh 
hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng. 
2.3. Kiến nghị một số giải pháp để tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La 
Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù 
hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, gắn với phát triển kinh tế 
- xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp 
tỉnh Sơn La cũng nằm trong xu thế chung đó. Để tái cơ cấu có hiệu quả cần phải có các định 
hướng lớn như: 
- Tái cơ cấu nông nghiệp cần phải bắt đầu dựa trên cơ sở rà soát lại cơ cấu cây trồng, vật 
nuôi trên từng vùng sản xuất. Cần phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm sinh thái của các loại cây 
trồng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để có thể phát triển cây trồng có hiệu quả hơn. Một số cây 
trồng mới như cây cao su, mắc ca, cần phải được nghiên cứu kĩ về đặc điểm sinh thái, nhu cầu 
thị trường rồi mới quy hoạch phát triển cho phù hợp, tránh việc trồng ồ ạt, tràn làn, trồng theo 
phong trào. 
- Tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở phải quy hoạch quỹ đất nông nghiệp cụ thể từng huyện, 
từng khu vực, lựa chọn cây trồng chủ lực của khu vực đó để phát triển sản xuất với quy mô lớn 
gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các cây đặc sản như chè (Mộc Châu, Bắc 
Yên, Thuận Châu), nếp tan (Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La), khoai sọ (Cụ Cang – Thuận 
Châu), hoa quả (Mộc Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã) 
- Phải chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân từ truyền thống nhỏ lẻ 
sang hàng hóa với quy mô hợp lý trên mỗi hộ gia đình và từng bản, từng khu vực thông qua việc 
hình thành phát triển các tổ chức kinh tế của nông dân như: “tổ nhóm hợp tác”, “hợp tác xã”, 
“hiệp hội sản xuất” và các mối liên kết giữa các hộ nông dân với các tổ chức sản xuất kinh doanh 
nông nghiệp như doanh nghiệp, các thương lái trên các vùng sản xuất. 
- Cũng cần phải chú trọng đến việc làm phi nông nghiệp. Ở các địa phương thuần nông và 
có bình quân diện tích đất nông nghiệp ít, việc phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp 
tại chỗ sẽ tạo ra nhu cầu về lao động và thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang 
68 
các ngành nghề phi nông nghiệp. Các ngành nghề cần chú trọng phát triển như: Đan lát mây tre, 
dệt thổ cẩm, làm gốm 
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải chú trọng đến bảo vệ tài nguyên môi trường, hình 
thành các biện pháp tái tạo môi trường tự nhiên và hạn chế loại cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, 
lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng tài nguyên. 
Các giải pháp cụ thể để tái cơ cấu nông nghiệp là: 
- Nâng cao chất lượng quy hoạch, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp 
Rà soát quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo, ngô, sắn để chủ động về lương thực cho nhân 
dân trong tỉnh. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa gạo, lương thực. Những vùng sản xuất lúa 
năng suất thấp hoặc không chủ động được nước tưới cần chủ động chuyển đổi sang trồng các 
loại rau màu có hiệu quả cao hơn. 
Rà soảt quy hoạch phát triển cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su) và cây ăn quả 
(xoài, nhãn, thanh long đỏ, cam, quýt) theo cơ chế thị trường, tránh trồng tràn lan. Một số cây 
cần phải được nghiên cứu kĩ để có thể mở rộng diện tích trồng hay không như cây mắc ca, cây 
cao su. 
Rà soát lại diện tích cây ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương, mía, bông, rau xanh 
các loại để xác định tiếp tục phát triển lâu dài hay thay thế bằng cây trồng khác có hiệu quả kinh 
tế cao hơn. 
Rà soát lại địa bàn phát triển chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, gia cầm 
để xác định mức độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa tập trung. Phát triển chăn nuôi 
theo lợi thế từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước là chính. Chăn 
nuôi phát triển theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 
phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chú trọng sản xuất các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, 
trứng, sữa, sản phẩm đặc sản theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn với dịch vụ đầu vào, đầu ra 
và xử lý chất thải, tạo khí sinh học bằng các loại hầm biôga, các biện pháp phòng chống dịch 
bệnh gia súc, gia cầm, an toàn vệ sinh và kiểm dịch động vật. 
- Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm chất lượng cao theo mô hình trang trại có diện tích rộng, 
quy mô lớn và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Quy mô các khu vực chăn nuôi 
tập trung tách khỏi khu dân cư và gắn với nhà máy chế biến thức ăn gia súc, hệ thống giết mổ, 
tăng cường năng lực dịch vụ thú y, kiểm soát dịch bệnh cấp cơ sở, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. 
- Chú trọng phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển hợp lý ba loại rừng, chú trọng bảo vệ 
rừng đầu nguồn, phát triển cây ăn quả gắn với phát triển lâm nghiệp. 
- Phát triển và chuyển dịch ngành thủy sản. Chú trọng phát triển cá lồng, cá bè trên các hồ 
thủy điện, đặc biệt là hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Sơn La. Chú trọng phát triển các loại cá đặc sản 
như cá hồi, cá tầm trên những vùng nước lạnh ở Mộc Châu, Mường La. 
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng 
phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc để chủ động nguồn thức ăn cho ngành 
chăn nuôi. Sơn La là tỉnh có sản lượng ngô lớn, phát triển ngành chế biến thức ăn gia súc sẽ tận 
dụng được các nguồn nguyên liệu tại chỗ, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị của 
ngành chăn nuôi. 
69 
- Cần chú trọng tới thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thu 
hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào các lĩnh vực chăn nuôi tập trung, chăn nuôi các 
loại đặc sản như nuôi dê, gà đen, lợn cắp nách, nuôi cá hồi, cá tầm, cá sấu, ba ba, hình thành 
các trang trại cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. 
- Hoàn thiện các chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực 
thúc đảy tham gia vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Hoàn thiện nội dung chính sách khuyến 
nông, khuyến lâm và khuyến ngư với các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp người sản xuất, 
thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm 
chất lượng cao và đồng đều, tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm để kéo dài khả năng 
cất giữ trong tiêu thụ. Hoàn thiện chính sách thúc đảy nông dân liên kết với các doanh nghiệp 
chế biến, các tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên từng vùng sản xuất, hình thành mạng 
lưới sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, kết nối các hoạt động cung ứng với dịch vụ 
sản xuất nông nghiệp. Triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển 
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu, giảm 
dần và tiến tới hạn chế bán nông sản thô. 
- Hoàn thiện các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đảy các chủ 
thể nông nghiệp tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành. Hoàn thiện nội dung chính sách khuyến 
nông, khuyến lâm và khuyến ngư với các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp người sản xuất, 
thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có 
chất lượng cao và đồng đều, tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm để kéo dài khả năng 
cất giữ trong tiêu thụ. Hoàn thiện các chính sách thúc đảy nông dân liên kết với các doanh 
nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên từng vùng sản xuất. 
- Hoàn thiện các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy chủ thể 
trong nông nghiệp tham gia vào tái cơ cấu ngành. Các chính sách như: chính sách đất đai, chính 
sách phát triển hạ tầng và dịch vụ công, chính sách thương mại nông nghiệp, chính sách khoa 
học công nghệ, chính sách thúc đảy các ngành nghề phụ. 
3. Kết luận 
Ngành nông nghiệp ở Sơn La đang có những bước phát triển đáng kể. Ngành trồng trọt, 
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang khai thác lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội nên mang lại 
hiệu quả kinh tế cao. Để có thể khai thác tốt hơn những tiềm năng cần phải có những giải pháp 
cụ thể trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển các 
ngành công nghiệp chế biến, tìm thị trường cho các sản phẩm, thu hút vốn đầu tư Cần thực 
hiện đồng bộ các giải pháp trên thì nông nghiệp tỉnh Sơn La sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại 
hiệu quả kinh tế cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê Sơn La năm 2007, Sơn La. 
[2]. Cục thống kê Sơn La, Niên giám thống kê Sơn La năm 2013, Sơn La. 
70 
[3]. Quyết định số 339/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ 
cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu 
quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, Hà Nội ngày 19/02/2013. 
[4]. Sở NN&PTNT Sơn La (2009), Rà soát bổ sung quy hoạch phát nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn 
La giai đoạn 2009 - 2020, Sơn La. 
[5]. Sở NN&PTNT Sơn La (2010), Báo cáo Kế hoạch Phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh 
Sơn La 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Sơn La. 
[6]. Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La (2009), Báo cáo chuyên đề Điều kiện tự nhiên, kinh tế 
xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 - 2010 (Phục vụ xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường 
tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến năm 2025), Sơn La. 
SOME MEASURES OF RESTRUCTURING AGRICULTURE INDUSTRY 
IN SON LA PROVINCE 
Do Thuy Mui, Dinh Van Thu 
Faculty of Geography and History, Tay Bac University 
Abstract. Restructuring the agricultural sector is the process of organizing and rearranging all the relevant 
factors affecting the value chain of the sector and agricultural products, chain of service supplying, production, 
harvest, purchase, processing, preservation and consumption. Although restructuring agriculture in Son La does 
enjoy a number of advantages of natural and economic–social conditions, it faces some certain difficulties, 
especially the consumption and processing of agricultural products. To restructure agriculture effectively, there 
must be such solutions as: reviewing the structure of plants and animals, planning the agricultural land, 
transforming the mode of production, developing non-agricultural occupations business, attracting investment, 
perfecting the policies directly impacting agricultural production. It is definitely essential to synchronously 
implement those solutions in order to restructure the sector and exploit the strengths of the province so as to 
develop the economy and eradicate hunger and poverty. 
Keywords: Restructuring agriculture, agricultural products, planning, sector value chain. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_tai_co_cau_nganh_nong_nghiep_tinh_son_la.pdf