Năng lực cạnh tranh các nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum

Bài viết tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của các

nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố

của mô hình kim cương được điều chỉnh bởi OECD, kết hợp với

cách đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh. Cỡ mẫu 50 quan sát/

một loại nông sản. Đối tượng tham gia gồm các cán bộ quản lý của

doanh nghiệp chế biến, trung tâm phát triển nông nghiệp, Sở nông

nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Kon Tum, hợp tác

xã Kết quả cho thấy, nông sản Kon Tum có năng lực cạnh tranh

thấp gồm lúa, ngô, mía, cao su, cà phê; có năng lực cạnh tranh

trung bình gồm sắn, rau hoa xứ lạnh, dược liệu. Với những nông

sản có năng lực cạnh tranh khá tốt sẽ là cơ sở để phát triển thành

nông sản chủ lực có lợi thế cho địa phương

pdf 5 trang dienloan 7180
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực cạnh tranh các nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực cạnh tranh các nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum

Năng lực cạnh tranh các nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum
10 Phan Thị Thanh Trúc, Lê Thị Hồng Nghĩa 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH KON TUM 
COMPETITIVENESS OF MAIN AGRICULTURAL PRODUCTS IN KON TUM PROVINCE 
Phan Thị Thanh Trúc, Lê Thị Hồng Nghĩa 
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; thanhtruckontum@gmail.com, lthnghia@kontum.udn.vn 
Tóm tắt - Bài viết tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của các 
nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu sử dụng các nhân tố 
của mô hình kim cương được điều chỉnh bởi OECD, kết hợp với 
cách đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh. Cỡ mẫu 50 quan sát/ 
một loại nông sản. Đối tượng tham gia gồm các cán bộ quản lý của 
doanh nghiệp chế biến, trung tâm phát triển nông nghiệp, Sở nông 
nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Kon Tum, hợp tác 
xã Kết quả cho thấy, nông sản Kon Tum có năng lực cạnh tranh 
thấp gồm lúa, ngô, mía, cao su, cà phê; có năng lực cạnh tranh 
trung bình gồm sắn, rau hoa xứ lạnh, dược liệu. Với những nông 
sản có năng lực cạnh tranh khá tốt sẽ là cơ sở để phát triển thành 
nông sản chủ lực có lợi thế cho địa phương. 
Abstract - The articles focuses on evaluating the competitiveness 
of Kon Tum’s main agricultural products. The research uses 
Michael Porter’s Diamond Model and adapts it into OECD elements 
combined with a competitive image-scoring matrix. Sample size 
has 50 observations per agricultural product. Participants include 
management staff of processing enterprises, Center for 
Agricultural Development, Department of Agriculture and Rural 
Development of Kon Tum province, and local Co-operatives. The 
results show that rice, maize, sugarcane, rubber, coffee have low 
competitiveness; cassava, cold vegetables, medicinal plants have 
average competitiveness. Agricultural products with strong 
competitiveness will be the basis for being developed into major 
agricultural products that have advantages for the province. 
Từ khóa - năng lực cạnh tranh; nông sản; chủ lực; Kon Tum; mô 
hình kim cương 
Key words - competitiveness; agricultural products; main; Kon 
Tum; diamond model 
1. Đặt vấn đề 
Kon Tum là địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên với 
25 dân tộc khác nhau sinh sống, chiếm tỷ trọng 53% trong 
tổng dân số toàn tỉnh. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu 
người một tháng theo giá hiện hành đạt 2.186 ngàn đồng 
tăng 12,30% so với năm 2016, thấp hơn cả nước là 2.273 
ngàn đồng, chỉ bằng 49% so với thu nhập bình quân đầu 
người một tháng của cả nước. Năm 2017, nông nghiệp 
chiếm tỷ trọng 27,99% trong tổng thu nhập của địa phương 
so với năm 2016. Sản lượng lương thực có hạt đạt 115.866 
tấn, tăng 3,48% so với năm 2016, trong đó sản lượng lúa 
đạt 91.010 tấn, tăng 4,49% (sản lượng lúa đông xuân đạt 
32.852 tấn, tăng 6,72%; sản lượng lúa mùa đạt 58.158 tấn, 
tăng 3,27%). Sản lượng năm 2017 của một số cây trồng 
như sắn đạt 576.517 tấn giảm 0,99%; Mía đạt 88.000 tấn 
giảm 3,90%; cao su đạt 53,575% tấn, tăng 8,93%; hồ tiêu 
đạt 299 tấn, tăng 45,86%; cà phê đạt 40.108 tấn, tăng 
8,77% (Niêm giám thống kê 2017). 
Nông nghiệp đóng vai trò lớn trong thu nhập của người 
dân tại địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Tuy 
vậy, hiện trạng canh tác, thu hoạch, giá trị sau chế biến của 
các nông sản chủ lực tại địa phương còn thấp hơn rất nhiều 
so với các địa phương trong khu vực Tây nguyên. Theo 
đánh giá của UBND tỉnh năm 2015 thì tiềm năng, lợi thế 
các nông sản chưa được khai thác đúng mức; các doanh 
nghiệp tham gia sản xuất có cơ sở vật chất yếu kém, công 
nghệ lạc hậu; chất lượng nhân lực thấp điều này khiến 
cho số lượng các nông sản chủ yếu xuất thô, giá trị gia tăng 
không cao. Do vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại năng lực 
cạnh tranh (NLCT) của nông sản dưới góc độ địa phương 
là rất cần thiết. 
Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng NLCT các nông 
sản chủ lực của tỉnh Kon Tum, xác nhận xem những nông 
sản nào có lợi thế cao, từ đó làm cơ sở cho địa phương đưa 
ra chính sách tập trung để phát triển các sản phẩm này. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lý thuyết 
Các nông sản chủ lực của Kon Tum được xác định theo 
đề án của địa phương bao gồm: lúa, ngô, sắn, mía, rau hoa 
xứ lạnh, cà phê, cao su, nhóm cây dược liệu. 
Dựa vào nhóm nông sản chủ lực được xác định sẵn theo 
đề án phát triển nông nghiệp của UBND tỉnh Kon Tum, 
nghiên cứu này tiến hành đánh giá NLCT của các nông sản 
dựa theo cách thức đánh giá NLCT của OECD. 
Khái niệm NLCT theo OECD (Nguyễn Viết Lâm, 
2014) được hiểu là khả năng cạnh tranh của các công ty, 
các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc 
gia trong việc tạo việc làm, thu nhập cao hơn trong điều 
kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững. 
Có nhiều lý thuyết để xác định lợi thế của các sản phẩm 
chủ lực như thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723-
1790) thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772-
1823). Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh 
quốc gia của Micheal E. Porter để làm cơ sở đánh giá. 
Theo Michael E. Porter, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, 
địa phương có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của 
ngành và sản phẩm. Trong đó năng lực cạnh tranh của sản 
phẩm được hiểu là khả năng trao đổi sản phẩm, thỏa mãn 
nhu cầu của khách hàng so với sản phẩm của đối thủ cạnh 
tranh. NLCT một sản phẩm/ dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế 
so sánh của nó. Lợi thế so sánh đánh giá theo nhiều tiêu 
thức khác nhau. Theo Michael Porter thì NLCT sản phẩm 
là sự vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại trên thị 
trường (Nguyễn Viết Lâm, 2014). 
Một địa phương có lợi thế cạnh tranh tốt sẽ tạo ra lợi 
thế cạnh tranh cho ngành và doanh nghiệp thông qua việc 
sản xuất và cung ứng những sản phẩm ưu việt hơn so với 
các địa phương khác. Các thuộc tính định hình nên NLCT 
cho các sản phẩm trong ngành bao gồm các điều kiện về 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 11 
yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành hỗ trợ; bối 
cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu doanh nghiệp; vai trò 
của chính sách, nhà nước. Đây cũng chính là các thành tố 
cấu thành mô hình kim cương của Michael Porter trong 
việc đánh giá NLCT của sản phẩm trong ngành. Dựa trên 
5 nhân tố cơ bản này, OECD đã phát triển thành bộ 39 tiêu 
chí cụ thể nhằm đánh giá NLCT cho ngành và cụm ngành. 
Căn cứ vào cơ sở lý luận này, nghiên cứu sử dụng bộ tiêu 
chí này để đánh giá NLCT của nông sản chủ lực của tỉnh 
Kon Tum. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích, tổng 
hợp đối với hệ thống cơ sở lý luận về sản phẩm chủ lực, 
năng lực cạnh tranh; và với dữ liệu thứ cấp về tình hình sản 
xuất nông sản chủ lực của tỉnh Kon Tum; nguồn số liệu từ 
cục thống kê tỉnh Kon Tum, các bài báo, quy hoạch, đề án 
của tỉnh Kon Tum. 
Bảng câu hỏi được thiết kế như sau: 
Dựa vào các yếu tố được xây dựng bởi OECD, hình 
thành nên tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cho từng 
sản phẩm. Bảng hỏi được xây dựng như sau: tiến hành 
phỏng vấn nhóm bao gồm cán bộ quản lý của Sở Nông 
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum và một số 
giáo viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum để phân 
loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (Không quan 
trọng) đến 1.0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan 
trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của 
yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà tỉnh đang sản xuất. 
Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải 
bằng 1,0. Tại bước này, các nhân tố trong OECD được đánh 
giá tầm quan trọng theo trọng số. 
Thang đo được sử dụng theo thứ tự 4 là phản ứng tốt 
nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung 
bình, 1 là phản ứng yếu. 
Căn cứ vào quy trình này, phát triển thành bảng hỏi 
chính thức đưa vào khảo sát. 
Bảng 1. Quá trình khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm 
TT 
Tên nông 
sản 
Đối tượng khảo sát Địa điểm Cỡ mẫu 
1 Lúa 
Hợp tác xã, hội nông dân, 
Cán bộ sở nông nghiệp 
và phát triển nông thôn 
Tp. Kon Tum 
Sa Thầy 
Kon Rẫy 
50 
2 Ngô 
Hợp tác xã, hội nông dân, 
Cán bộ sở nông nghiệp 
và phát triển nông thôn 
Tp. Kon Tum 
Sa Thầy 
Kon Rẫy 
50 
3 Mía 
Hợp tác xã, hội nông dân, 
Cán bộ sở nông nghiệp 
và phát triển nông thôn, 
Ban giám đốc Công ty cổ 
phần đường Kon Tum 
Tp. Kon Tum 50 
4 Sắn 
Hợp tác xã, hội nông dân, 
Cán bộ sở nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, Ban 
giám đốc các công ty nhà 
máy chế biến tinh bột sắn 
Tp. Kon Tum 
Sa Thầy 
Ngọc Hồi 
ĐăkGlei 
50 
5 Rau hoa 
Hợp tác xã thanh niên, 
các hộ trồng rau hoa xứ 
lạnh, cán bộ tại khu nông 
nghiệp công nghệ cao, 
cán bộ sở nông nghiệp 
Măng Đen, 
huyện Kon Plong 
50 
6 
Cây dược 
liệu 
Hợp tác xã thanh niên, 
các hộ trồng rau hoa xứ 
lạnh, cán bộ tại khu nông 
nghiệp công nghệ cao, 
cán bộ sở nông nghiệp 
Măng Đen huyện 
Kon Plong 
50 
7 Cao su 
Hội nông dân, doanh 
nghiệp chế biến, Sở nông 
nghiệp và phát triển nông 
thôn 
Tp. Kon Tum 
Sa Thầy 
50 
8 Cà phê 
Hội nông dân, doanh 
nghiệp chế biến, Sở nông 
nghiệp và phát triển nông 
thôn 
Tp. Kon Tum 
Đăk Hà 
50 
Tổng 400 
Cách đánh giá như sau: Cộng số điểm của tất cả các yếu 
tố để xác định tổng điểm của từng nông sản. Đánh giá năng 
lực cạnh tranh của các nông sản được xếp hạng như Bảng 2. 
Bảng 2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh 
Xếp hạng Điểm trung bình 
Tốt > 3.50 
Khá 3.00-3.500 
Trung bình 2.50-2.99 
Yếu (chưa đạt) <2.50 
3. Thực trạng sản xuất nông sản chủ lực tỉnh Kon Tum 
3.1. Cây công nghiệp ngắn ngày 
Theo đề án “Xây dựng và phát triển các ngành kinh tế 
mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 
2020”, UBND tỉnh Kon Tum xác định các nông sản chủ 
lực bao gồm: cây công nghiệp ngắn ngày (cây lúa, cây ngô, 
cây sắn, mía, rau hoa xứ lạnh), cây công nghiệp dài ngày 
(cao su, cà phê, sâm ngọc linh). 
a. Lúa 
Kon Tum đã chú trọng việc mở rộng, đầu tư và xây 
dựng các công trình thủy lợi giúp gia tăng diện tích lúa lên 
24.399 ha vào năm 2015. Tuy nhiên, qua năm 2016,2017, 
diện tích lúa bắt đầu giảm xuống lần lượt còn 24.191 ha và 
23.985ha. Điều này cho thấy, sự điều chỉnh trong việc trồng 
trọt của người dân bắt đầu được đầu tư theo chiều sâu, giảm 
dần việc mở rộng diện tích, tập trung vào những cây trồng 
có hiệu quả cao hơn. 
Bảng 3. Sản lượng lúa giai đoạn 2015-2017 
Chỉ tiêu 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Diện tích (ha) 24399 24191 23985 
Chỉ số phát triển (%) 103,52 99,15 99,15 
Sản lượng (nghìn tấn) 91557 87100 91010 
Chỉ số phát triển (%) 106,9 95,13 104,49 
Năng suất (tạ/ ha) 37,52 36,01 37,94 
Chỉ số phát triển (%) 103,26 95,95 105,37 
Nguồn: Niêm giám thống kê 2018 tỉnh Kon Tum 
Năng suất lúa luôn được cải thiện, thấp nhất là năm 
2016 đạt 36,01 tạ/ha, cao nhất là năm 2017 đạt 37,94 tạ/ha, 
tăng 9,42% so với năm 2016; 
So với khu vực Tây Nguyên, năng suất lúa Kon Tum 
thấp nhất so với toàn khu vực, Đăk Lăk có năng suất cao 
12 Phan Thị Thanh Trúc, Lê Thị Hồng Nghĩa 
nhất trong năm 2016 đạt 58,1 tạ/ha, cao hơn 22,2 tạ so với 
Kon Tum; Đăk Nông đạt 57,1 tạ/ha cao hơn Kon Tum 
21,2 tạ/ha; Gia Lai cao hơn 7,9 tạ/ha. 
b. Ngô 
Ngô được xác định là cây lương thực quan trọng phục 
vụ cho các ngành chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực 
phẩm. Các giống ngô được trồng trên địa bàn tỉnh như 
DK888; DK 999; LVN10; DK171; DK989 Giai đoạn 
2014-2017, diện tích ngô liên tục giảm từ 6.660 ha năm 
2014 xuống 6.361 ha năm 2015; giảm còn 6.359 ha năm 
2016, tiếp tục giảm còn 6.202 ha năm 2017. 
Mặc dù diện tích giảm nhưng với sự chủ động người dân 
đầu tư thâm canh làm cho năng suất ngô liên tục tăng từ 
năm 2014 đạt 37,48 tạ/ha lên 40,08 tạ/ha vào năm 2017. 
Bảng 4. Sản xuất ngô giai đoạn 2015-2017 
Chỉ tiêu 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Diện tích (ha) 6361 6359 6202 
Sản lượng (nghìn tấn) 24,243 24,868 24,856 
Năng suất (tạ/ ha) 38,11 39,11 40,08 
Nguồn: Niêm giám thống kê 2018 tỉnh Kon Tum 
Năng suất ngô của tỉnh Kon Tum thấp nhất khu vực Tây 
Nguyên giai đoạn 2014-2016. Năm 2016, Kon Tum có 
năng suất ngô chỉ bằng 59,9% so với Đăk Nông; 70,05% 
so với Đăk Lăk và Lâm Đồng. 
Hình 1. Năng suất Ngô khu vực Tây Nguyên 
Nguồn: Niêm giám thống kê 2018 
c. Sắn 
Sắn được xem là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo, 
thích hợp nhiều loại đất, chi phí trồng thấp. 
Bảng 5. Tình hình sản xuất sắn 2015-2017 
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 
Diện tích (ha) 39486 39113 38634 
Sản lượng (tấn) 591952 582261 576517 
Năng suất (tạ/ ha) 149,91 148,87 149,23 
Nguồn: Niêm giám thống kê 2018 tỉnh Kon Tum 
Diện tích trồng sắn cao nhất trong tất cả các cây trồng 
hiện nay ở Kon Tum; cao nhất năm 2015 đạt 39486 ha, năm 
2017 giảm xuống còn 38.634 ha bởi vì UBND tỉnh thấy việc 
mở rộng diện tích quá nhanh chóng cho nên tỉnh đề xuất 
nhiều chương trình nhằm hạn chế việc mở theo chiều rộng 
mà tập trung hơn vào chiều sâu trong sản xuất. 
Năng suất sắn tại Kon Tum đạt 149,37 tạ/ha, chỉ cao 
hơn Đắc Nông, thấp hơn so với Gia Lai và Đắc Lăc. Cụ thể 
tại Hình 2. 
Hình 2. Năng suất sắn khu vực Tây Nguyên 
Nguồn: Niêm giám thống kê 2017 
d. Mía 
Diện tích mía của tỉnh giảm mạnh, từ 1.816 ha năm 
2015 xuống còn 1.636 ha năm 2017. Nguyên nhân làm 
diện tích mía giảm mạnh là do giá cả thiếu ổn định làm 
cho người dân chưa an tâm, duy trì và mở rộng sản xuất 
mía, mặt khác người dân đã chuyển một phần diện tích 
đất trồng mía sang trồng sắn (do giá sắn những năm gần 
đây tăng cao). 
Bảng 6. Sản xuất mía tỉnh Kon Tum 
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum 2018 
e. Trồng rau hoa xứ lạnh 
Rau hoa xứ lạnh được trồng ở Măng Đen huyện Kon 
Plong, hiện có hơn 50 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông 
dân tham gia trồng rau hoa. Trung tâm ứng dụng nông 
nghiệp công nghệ cao của tỉnh đã đi vào hoạt động được 3 
năm nay và hiện có nhiều kết quả khả quan. 
3.2. Nhóm cây công nghiệp dài ngày 
a. Cao su 
Với lợi thế đất đỏ bazan, Kon Tum có thế mạnh về trồng 
cây cao su với diện tích 74.756 ha vào năm 2017. Do giá 
cao su tăng giai đoạn 2014-2016 khiến diện tích gieo trồng 
tăng. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, giá cao su liên tục 
giảm khiến diện tích cho sản phẩm dỡ bỏ thay vào đó là 
cây cà phê. 
Bảng 7. Sản xuất cao su năm 2015-2017 
Cây cao su 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Diện tích gieo trồng (ha) 74776 74718 74756 
Diện tích cho sản phẩm (ha) 31606 33283 36230 
Sản lượng (tấn) 46432 49185 53575 
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum 2018 
b. Cà phê 
Bên cạnh cao su thì cà phê được coi là những sản phẩm 
chủ lực của tỉnh có giá trị cao. Diện tích gieo trồng năm 
2015 là 15.265 ha, đến năm 2017 đạt 17.952 ha bởi giá cà 
phê tăng liên tục những năm gần đây khiến người dân liên 
tục mở rộng diện tích gieo trồng. Hiện diện tích cho sản 
phẩm đạt 14.220 ha (năm 2017) cao hơn năm 2015 
1.310 ha, đạt sản lượng 40.108 tấn. 
0
20
40
60
80
2014 2015 2016
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng
000
050
100
150
200
250
2013 2014 2015 2016
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 
Diện tích (ha) 1816 1771 1636 
Sản lượng (tấn) 94204 91569 88000 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 13 
Bảng 8. Sản xuất cà phê tỉnh Kon Tum 
Cây cà phê 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Năm 
2017 
Diện tích gieo trồng (ha) 15265 16607 17952 
Diện tích cho sản phẩm (ha) 12910 13331 14220 
Sản lượng tấn 35941 36873 40108 
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum 2018 
c. Nhóm cây dược liệu 
Kon Tum hiện có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, 
30/853 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và 
khoảng 25 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong 
cơ sở khám chữa bệnh như cây Sâm Ngọc Linh, Đảng Sâm, 
Đương quy, Ngũ vị tử và một số loài khác, đặc biệt có một 
số loài thuốc mang tính đặc trưng riêng của người dân tộc 
thiểu số tỉnh Kon Tum như Prac, Tà liền chuông, Gừng lúa 
Theo báo cáo UBND tỉnh Kon Tum về thực trạng, tiềm 
năng và định hướng và chính sách sâm Ngọc Linh Kon Tum 
và các dược liệu khác (2018) thì quy hoạch phát triển Sâm 
Ngọc Linh vào năm 2013 với tổng diện tích quy hoạch là 
31.742 ha trong đó vùng lõi trồng sâm ngọc Linh có độ cao 
từ 1.500m trở lên là 16.988 ha. Đến nay, tỉnh Kon Tum đã 
phát triển được 500ha Sâm Ngọc Linh, nguồn cung cấp 
giống khoảng 6,5 triệu cây giống/ năm, đảm bảo được nhu 
cầu mở rộng diện tích Sâm Ngọc Linh. 
4. Đánh giá năng lực cạnh tranh các nông sản chủ lực 
tỉnh Kon Tum 
Kết quả khảo sát đánh giá tầm quan trọng các nhân tố 
được dựa trên tiêu chí lựa chọn lợi thế cạnh tranh bền vững, 
khó bắt chước. Do vậy, đối với tiêu chí chọn doanh nghiệp 
có chiến lược, định hướng phát triển, hợp tác, công nghệ hỗ 
trợ cùng phát triển chiếm tỷ lệ cao nhất 27%. Tiếp theo điều 
kiện cầu, sản phẩm đó có thị trường trong nước và ngoài 
nước rộng lớn hay không, khả năng tạo sản phẩm mới trong 
ngành chiếm 25%. Các ngành hỗ trợ giúp ngành phát triển 
chiếm 19%, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương như chính 
sách thông thoáng, hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp chiếm 
17%. Cuối cùng là điều kiện về nhân tố đầu vào chiếm 12% 
bởi đây là nhân tố có thể dịch chuyển giữa các địa phương. 
Căn cứ vào đó, nhóm tiến hành đánh giá năng lực 
cạnh tranh của các loại cây nông sản của tỉnh. Kết quả 
như Bảng 9, 10, 11. 
a. Đối với nhóm cây công nghiệp ngắn ngày 
Bảng 9. Đánh giá giá trị trung bình của nhóm cây công nghiệp 
ngắn ngày 
Tiêu chí 
Mức độ 
quan trọng 
Giá trị trung bình 
Lúa Ngô Sắn Mía Rau 
Các điều 
kiện về nhân 
tố sản xuất 
0,12 1,69 1,66 2,53 2,14 1,98 
 Lao động 0,05 1,58 1,58 2,28 2,02 1,91 
Cơ sở hạ tầng 0,04 1,67 1,64 2,57 2,27 1,94 
Nguồn lực 0,03 1,81 1,78 2,75 2,13 2,11 
Các điều 
kiện về cầu 
0,25 1,67 1,62 3,01 1,66 2,51 
Thị trường 0,05 1,34 1,32 3,25 1,34 2,27 
Sản phẩm mới 0,12 1,67 1,63 3,13 1,67 2,70 
Môi trường 
kinh doanh 
0,08 1,99 1,91 2,65 1,96 2,55 
Chiến lược, 
cấu trúc và 
đối thủ cạnh 
tranh của 
doanh nghiệp 
0,27 1,57 1,55 2,72 1,51 2,97 
Cấu trúc 0,09 1,49 1,47 3,01 1,49 2,88 
Hợp tác 0,11 1,53 1,50 2,48 1,47 2,84 
Định hướng 
công nghệ 
0,07 1,68 1,68 2,68 1,56 3,18 
Các ngành 
công nghiệp 
hỗ trợ có liên 
quan 
0,19 1,86 1,82 2,52 1,69 2,36 
Chuỗi cung ứng 0,1 1,89 1,85 2,08 1,73 2,13 
Gia tăng giá trị 0,09 1,83 1,79 2,95 1,64 2,59 
Vai trò của 
chính phủ 
0,17 1,87 1,83 2,14 1,87 2,70 
Tổng 1 
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu 
Bảng 10. Giá trị quy đổi nhóm cây công nghiệp ngắn ngày 
Tiêu chí Lúa Ngô Sắn Mía Rau 
Nhân tố sản xuất 0,202 0,200 0,304 0,257 0,238 
Các điều kiện về cầu 0,417 0,405 0,753 0,414 0,626 
Chiến lược, cấu trúc 
và đối thủ cạnh tranh 
của doanh nghiệp 
0,423 0,419 0,735 0,407 0,801 
Các ngành công nghiệp 
hỗ trợ liên quan 
0,353 0,345 0,478 0,320 0,449 
Vai trò của chính phủ 0,318 0,311 0,364 0,318 0,459 
Tổng 1,713 1,680 2,633 1,716 2,573 
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu nhóm nghiên cứu 
Kết quả cho thấy, cây sắn và rau hoa xứ lạnh được đánh 
giá trên 2,5 điểm bởi hiện có nhiều doanh nghiệp chế biến 
với công nghệ cao, sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng 
được thị trường xuất khẩu khó tính. Các loại cây như mía, 
ngô, lúa, chỉ mới đáp ứng được thị trường tiêu thụ trong 
tỉnh và khu vực, nên năng lực cạnh tranh yếu. 
b. Đối với cây công nghiệp dài ngày 
Đối với cây công nghiệp dài ngày, Kon Tum nổi bật với 
cao su, cà phê và dược liệu (Sâm Ngọc Linh)- một trong 
những sản vật mới bắt đầu đưa vào khai thác. Tuy vậy, đây 
là nhóm cây được chính phủ rất quan tâm, hiện có nhiều 
doanh nghiệp tham gia đầu tư và trồng loại cây này, dự kiến 
sẽ mang lại giá trị cao và tính bền vững cho sản phẩm. 
Bảng 11. Giá trị quy đổi nhóm cây công nghiệp dài ngày 
Tiêu chí 
Mức độ 
quan trọng 
Giá trị quy đổi 
Cao su Cà phê Dược liệu 
Các điều kiện về nhân tố sản 
xuất 
0,12 0,282 0,284 0,247 
Lao động 0,05 0,117 0,118 0,087 
Cơ sở hạ tầng 0,04 0,095 0,095 0,079 
Nguồn lực 0,03 0,071 0,071 0,074 
Các điều kiện về cầu 0,25 0,524 0,535 0,699 
Thị trường 0,05 0,102 0,104 0,136 
Sản phẩm mới 0,12 0,240 0,248 0,350 
Môi trường kinh doanh 0,08 0,179 0,182 0,221 
14 Phan Thị Thanh Trúc, Lê Thị Hồng Nghĩa 
Chiến lược, cấu trúc và đối thủ 
cạnh tranh của doanh nghiệp 
0,27 0,536 0,516 0,708 
Cấu trúc 0,09 0,154 0,146 0,217 
Hợp tác 0,11 0,249 0,260 0,271 
Định hướng công nghệ 0,07 0,139 0,123 0,209 
Các ngành công nghiệp hỗ 
trợ có liên quan 
0,19 0,331 0,347 0,471 
Chuỗi cung ứng 0,1 0,185 0,191 0,218 
Gia tăng giá trị 0,09 0,147 0,156 0,251 
Vai trò của chính phủ 0,17 0,333 0,374 0,489 
Tổng 1 2,006 2,055 2,615 
Kết quả đánh giá cho thấy, dược liệu mặc dù nhân tố về 
sản xuất (yếu tố lao động, hạ tầng) được đánh giá thấp hơn so 
với cao su và cà phê, nhưng các nhân tố khác như loại cây có 
điều kiện cầu lớn, các doanh nghiệp liên doanh tham gia 
nhiều, công nghiệp hỗ trợ và vai trò chính phủ đáp ứng tốt hơn 
so với cao su và cà phê. Do vậy, dược liệu được đánh giá với 
mức 2,615 điểm, xếp vào nhóm năng lực cạnh tranh trung 
bình. Nhóm cây cao su, cà phê có năng lực cạnh tranh yếu. 
5. Kết luận 
Như vậy, có thể thấy, mặc dù Kon Tum có nhiều điều 
kiện, lợi thế thiên nhiên hỗ trợ nhưng để phát triển các nông 
sản chủ lực này trở thành những nông sản có lợi thế, có khả 
năng cạnh tranh còn khoảng cách khá xa. 
Ba loại nông sản: sắn, rau hoa xứ lạnh và dược liệu có 
khả năng cạnh tranh cao hơn so với những cây nông nghiệp 
còn lại. Do đó, đây cũng là cơ sở để phát triển 3 loại cây 
này trở thành những nông sản có lợi thế của địa phương. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát 
triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng trong đề tài 
có mã số B2016-DNA-21-TT 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Thành Tự Anh (2011), “Định nghĩa năng lực cạnh tranh và nhân 
tố quyết định năng lực cạnh tranh” Phát triển vùng và địa phương, 
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 
[2] Nguyễn Thị Liên Diệp (2013), Chiến lược, chính sách và kinh 
doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức. 
[3] Nguyễn Hồng Gấm (2013), Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển 
sản phẩm chủ lực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, luận án 
tiến sĩ trường đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh. 
[4] Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum, Cục thống kê tỉnh Kon Tum 
năm 2018. 
[5] Niêm giám thống kê Việt Nam, Tổng cục thống kê năm 2017. 
[6] UBND tỉnh Kon Tum, Đề án Xây dựng và phát triển các ngành kinh 
tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum đến năm 2020. 
(BBT nhận bài: 15/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 13/02/2019) 

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_canh_tranh_cac_nong_san_chu_luc_tinh_kon_tum.pdf