Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh

Khác với một số lãnh tụ cùng thời ở trong nước và quốc tế đã xem thường, hạ thấp vai

trò của đội ngũ trí thức, Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng của mình đã nhận

thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân

tộc. Vận động và thu phục trí thức là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người.

Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình

độ chuyên môn và khoa học, Người còn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, tác

phong cách mạng cho đội ngũ trí thức. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã đào tạo, phát hiện cảm

hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập

dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tinh thần tin tưởng, trọng dụng và sử dụng trí thức đúng người đúng việc của Hồ Chí

Minh trong công tác vận động trí thức đã trở thành bài học quý giá, luôn mang tính thời sự sâu

sắc. “Ngày nay, nhân loại đã bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của

cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực quan

trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Vì vậy, những quan

điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động trí thức lại càng có ý nghĩa to lớn đối với công tác

quản lí và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã

hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

pdf 11 trang dienloan 5700
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh

Nghệ thuật vận động trí thức của Hồ Chí Minh
175
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 
NGHỆ THUẬT VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC CỦA HỒ CHÍ MINH 
Hoàng Ngọc Vĩnh, Trần Văn Thành 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
TÓM TẮT 
Khác với một số lãnh tụ cùng thời ở trong nước và quốc tế đã xem thường, hạ thấp vai 
trò của đội ngũ trí thức, Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng của mình đã nhận 
thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân 
tộc. Vận động và thu phục trí thức là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người. 
Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình 
độ chuyên môn và khoa học, Người còn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, tác 
phong cách mạng cho đội ngũ trí thức. Trên thực tế, Hồ Chí Minh đã đào tạo, phát hiện cảm 
hóa nhiều nhân tài, đưa họ vào hàng ngũ cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giành độc lập 
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Tinh thần tin tưởng, trọng dụng và sử dụng trí thức đúng người đúng việc của Hồ Chí 
Minh trong công tác vận động trí thức đã trở thành bài học quý giá, luôn mang tính thời sự sâu 
sắc. “Ngày nay, nhân loại đã bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của 
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực quan 
trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển”. Vì vậy, những quan 
điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động trí thức lại càng có ý nghĩa to lớn đối với công tác 
quản lí và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta hiện nay vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã 
hội dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người kế thừa những giá trị truyền thống của 
dân tộc và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức trong sự 
nghiệp cách mạng của Việt Nam. Từ thiên tài thực tiễn của Người đã toát lên những tư 
tưởng lớn, những tình cảm sâu sắc, tỏ rõ tầm trí tuệ và phẩm cách của một vĩ nhân - 
lãnh tụ thiên tài về lý luận. Một trong những phẩm chất thiên tài ấy ở Người là biết vận 
động, thu phục, đào tạo và trọng dụng trí thức tài năng. Với trí tuệ và đạo đức của mình, 
Người đã thành công trong công tác vận động trí thức, từng bước dẫn dắt trí thức đi vào 
con đường cách mạng thông qua sự cảm hóa và những biện pháp vận động hết sức mềm 
dẻo, linh hoạt. Người đã làm hết sức mình để tạo dựng được một đội ngũ trí thức có đủ 
trình độ và khả năng gánh vác, làm tròn sứ mệnh nặng nề và vẻ vang mà Đảng và nhân 
dân giao phó. 
Trước hết, trong quá trình vận động trí thức Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rõ 
176
vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà. 
Khác với một số lãnh tụ cùng thời ở trong nước và quốc tế đã xem thường, hạ 
thấp vai trò của đội ngũ trí thức, Hồ Chí Minh từ rất sớm trong hành trình cách mạng 
của mình đã nhận thức được vai trò, vị trí của sức mạnh trí thức đối với sự nghiệp cách 
mạng của Đảng, của dân tộc. Vì thế, ngay từ đầu trong sự nghiệp cách mạng của mình, 
Người đã quan tâm vận động và thu phục thanh niên trí thức có tinh thần yêu nước, đào 
tạo và bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng tiên phong của dân tộc. Vận động và 
thu phục trí thức là một nghệ thuật cách mạng tiêu biểu của Người. 
Động cơ quan tâm vận động và thu phục trí thức của Người là trong sáng, cao cả, 
không vụ lợi, tất cả vì nghĩa lớn, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân 
dân. Người chỉ ra trí thức có nhiều khuyết điểm lớn, truyền kiếp “do nền giáo dục nhồi 
sọ, chia rẽ, nô lệ của đế quốc phong kiến làm cho cá nhân chủ nghĩa tạo ra tính không 
kiên quyết, thái độ chờ đợi bàng quan, tính bảo thủ, óc làm thuê, tính địa vị”1. Người 
đồng thời khẳng định “cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết 
trọng trí thức”2. Bởi vì, dù trí thức Việt Nam đa số thuộc thành phần phú nông, địa chủ, 
phong kiến, tư sản nhưng đều bị đế quốc áp bức, nên “trí thức Việt Nam có đầu óc dân 
tộc và đầu óc cách mạng”3. Nhờ ý thức dân tộc và tinh thần cách mạng ấy, với trình độ 
học vấn của mình mà trí thức có khả năng giúp Đảng và Cách mạng hoạch định đúng 
đường lối, chủ trương, chính sách. Người viết: “Vì cũng có đầu óc dân tộc và vì có học 
thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng... Cũng vì vậy 
lúc đã hiểu biết, trí thức ta dễ theo cách mạng... Trong mấy năm kháng chiến, một bộ 
phận lớn trí thức Việt Nam đã chịu khó, chịu khổ đi với kháng chiến, phục vụ cho kháng 
chiến... Trí thức Việt Nam có ưu điểm đấy”4. Người cũng chỉ rõ, Đảng, Chính phủ, Cách 
mạng phải trọng trí thức vì: “muốn phát triển văn hóa thì phải cần thầy giáo, muốn phát 
triển sức khỏe của nhân dân thì phải cần thầy thuốc, muốn phát triển kỹ nghệ phải cần 
các kỹ sư, v.v... Đảng, Chính phủ muốn xây dựng nước dân chủ nhân dân, như phát triển 
văn hóa, giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, xây dựng kỹ nghệ”5 và vì “trí thức Việt Nam 
có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng” mà có khả năng giúp Đảng, Chính phủ và Cách 
mạng hoạch định đúng đường lối, chủ trương, chính sách. 
Vì tất cả những điều đó, Người đã khẳng định, trí thức Việt Nam là tầng lớp có 
học thức, kiến thức, hiểu biết và có tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức dân tộc cao. 
Trí thức Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong lực lượng cách mạng cũng như 
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trí thức không những là một 
1 Xem Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34-35. 
2 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 33. 
3 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34. 
4 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 34. 
5 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 32-33. 
177
bộ phận trong lực lượng cách mạng mà trí thức còn là vốn liếng quý báu của dân tộc. 
Tuy nhiên, theo quan niệm của Người, không phải tất cả trí thức đều được coi trọng, mà 
“Trí thức đáng trọng là trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”6. Chính 
vì thế mà Người khẳng định: “Đảng và Chính phủ biết kháng chiến và kiến quốc thì 
phải cần trong mọi ngành: kinh tế tài chính, quân sự, văn hóa có những người trí thức để 
giúp vào mới thành”7, do vậy “Đảng và Chính phủ rất chú ý đến việc giúp đỡ anh em trí 
thức cũ tiến bộ, cải tạo tư tưởng, đồng thời đào tạo ra trí thức mới từ lớp công nhân, 
nông dân”8. Người đồng thời vạch ra phương hướng, biện pháp nhằm đào tạo ra ngày 
càng nhiều “trí thức hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” là Đảng lãnh đạo 
quá trình “Công nông trí thức hóa” và “Trí thức công nông hóa”9. 
Thứ hai, trong quá trình vận động trí thức Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc 
phát hiện, tập hợp và bồi dưỡng trí thức. 
Ngay sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, 
việc đầu tiên Người làm là chuẩn bị lực lượng cách mạng. Để chuẩn bị được lực lượng 
cách mạng, Người đã quan tâm phát hiện những thanh niên trí thức Việt Nam có tinh 
thần yêu nước đang sống và làm việc trong nước và đưa đi đào tạo, bồi dưỡng họ thành 
lực lượng cách mạng tiên phong. Những năm 1925-1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc), 
Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến Tâm Tâm Xã – một tổ chức yêu nước tiến bộ của những 
người thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam để truyền bá chủ nghĩa Mác–Lênin và 
chuẩn bị lực lượng nòng cốt để tiến tới thành lập Đảng. 
Trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn 
thảo, công bố tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930, nêu rõ nhiệm 
vụ của Đảng là phải ra sức liên hệ và thu phục giới trí thức. Người cho rằng, cách mạng 
muốn thành công phải xây xựng được lực lượng cách mạng đông đảo. Do vậy, “phải lôi 
cuốn tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản”10. Trong hoàn cảnh 
nước sôi lửa bỏng Hồ Chí Minh đã đề ra và thực thi nhiều biện pháp khôn khéo, linh 
hoạt nhờ vậy mà đã phát hiện, thu phục và sử dụng tài năng của trí thức vì lợi ích tối cao 
của dân tộc. Người đã kêu gọi: “các bậc phụ huynh”, “các bậc hiền chí sĩ”, “các bậc phú 
hào yêu nước”, “các bạn công nông binh”, “người có tiền góp tiền”, “người có sức góp 
sức”, “người có tài năng góp tài năng” để cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng11. Từ 
khi chuẩn bị thành lập Đảng (những năm 1925-1927), Bác chú trọng những vấn đề cơ 
6 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 33. 
7 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 36. 
8 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 36. 
9 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 37-41. 
10 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 4. 
11 Nguyễn Văn Khánh, Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất 
nước, Nxb. Thông Tấn, 2001, trang 21. 
178
bản cốt lõi, trong đó đặc biệt là phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ 
trí thức. Bác trực tiếp tổ chức, đào tạo giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ. Nhiều đồng chí sau 
này là cán bộ chủ chốt của Đảng, trong đó có các cố Tổng Bí thư Trần Phú, Lê Hồng 
Phong, Hà Huy Tập,... 
Nhờ chính sách dân vận tài tình của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
cách mạng Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân nói 
chung và trí thức nói riêng để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công triệt để. Ngay 
sau khi Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, chính quyền non trẻ đang ở thế “ngàn 
cân treo sợi tóc”, khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa ra đời được 2 ngày, tại phiên 
họp đầu tiên Hồ Chí Minh đã khẳng định: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”12. 
Người cho rằng, “giặc dốt” cũng nguy hại như “giặc đói” và “giặc ngoại xâm”. Bởi thế, 
diệt “giặc dốt” trước hết Người kêu gọi mở phong trào bình dân học vụ và những ai 
tham gia vào việc xóa mù chữ đều là chiến sĩ tham gia vào nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ 
quốc. Trong Thư gửi anh chị em giáo viên bình dân học vụ Người đã viết đại ý: “anh chị 
em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm, anh chị em là 
những người “vô danh anh hùng”, tuy vô danh nhưng rất hữu ích, một phần tương lai 
của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em”13. 
Với những lời động viên kịp thời đó đã trở thành động lực để các giáo viên 
thành công trong xóa nạn mù chữ cho người dân. Từ trong phong trào bình dân học vụ, 
với phương châm: người biết dạy cho người chưa biết, người biết nhiều dạy cho người 
biết ít đã tập hợp bồi dưỡng và vận động được tầng lớp trí thức phục vụ sự nghiệp cách 
mạng. 
Tháng 11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra chỉ thị: “Tìm người tài đức”. 
Người viết: “nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài, trong 20 triệu 
đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy 
không khắp đến nỗi bậc tài trí không thể xuất thân”14. Người yêu cầu “các địa phương 
phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được việc ích nước lợi dân thì 
phải báo cáo cho Chính phủ biết”15. Nhằm tập hợp, kêu gọi những người tài năng trí 
thức ra giúp nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm, 
nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày 
càng phát triển thêm nhiều”16. Cách mạng tháng Tám thành công, Bác mời gọi nhiều 
nhân sĩ, trí thức tiêu biểu trong và ngoài nước đến với cách mạng như cụ Huỳnh Thúc 
12 Hồ Chí Minh, toàn tập, tâp 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, trang 8. 
13 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000, trang 220. 
14 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000, trang 451. 
15 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tập 4, 1983, trang 192. 
16 Ban dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005, trang 242. 
179
Kháng (năm 1946 là quyền Chủ tịch nước), kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Hoàng Xuân 
Hãn, nhà nông học Viện sĩ Lương Đình Của, giáo sư-bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng 
Văn Ngữ,.. Thông qua Quốc hội Việt Nam khóa I năm 1946, Bác đã cử thêm hơn 70 
ghế cho các đảng phái, tổ chức chính trị-xã hội. Trong đó, Bác đã mời ông Vĩnh Thụy 
(vua Bảo Đại đã thoái vị) làm cố vấn Chính phủ; Khâm sai đại thần Phan Kế Toại làm 
Phó Thủ tướng Chính phủ, v.v. 
Theo Hồ Chí Minh, mọi giai đoạn trong quá trình cách mạng Việt Nam đều cần 
đến trí thức. Người nói: Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu thôi. “Trí thức phục 
vụ nhân dân bây giờ cần. Kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội 
càng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”17. Đảng và Chính phủ thành tâm 
giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bước đường vẻ vang đó, đồng thời đào tạo trí thức ở 
trong công nông ra. “Không phải là dùng cách đưa “áo nâu lên, áo trắng xuống”, hay 
“vắt cam vứt xác”...”18. Trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Hồ Chí Minh 
đã chỉ rõ vai trò của trí thức: “nhiệm vụ của giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam 
hiện nay là kháng chiến và kiến quốc. Để hoàn thành nhiệm vụ ấy, ngoài việc quân sự ắt 
phải phát triển kinh tế. Cho nên cần phải có những người chuyên môn thông thạo về 
công nghiệp và nông nghiệp. Cần phát triển giao thông vận tải, cho nên cần những kĩ sư 
thông thạo về việc đắp đường bắc cầu. Cần giữ gìn sức khỏe của dân, cho nên cần có 
thầy thuốc. Cần đào tạo cán bộ cho mọi ngành hoạt động, cho nên cần có thầy giáo, v.v. 
Do đó, lao động trí óc có nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, 
trong công cuộc hoàn thành dân chủ mới để tiến lên chủ nghĩa xã hội”19. 
Trong bài “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hiện ngay” đăng trên số 
báo Sự thật số 103, ngày 30/11/1948 Người viết: “Chính sách là nguồn gốc của thắng 
lợi, nhưng sau đó thành công hay thất bại là do cách tổ chức công việc, việc lựa chọn 
cán bộ và công tác kiểm tra”20. Người khuyên: “Ta cần phải hợp tác với các người ngoài 
Đảng, ta không được khinh rẽ họ”. Bởi lẽ theo Người; “bất kì ai..... chịu học, chịu khó 
nghĩ... thì nhất định có sáng kiến”21. Đặc biệt, với giai cấp cơ bản của cách mạng “cần 
phải có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hóa và kỹ thuật 
khá”, thậm chí “phải có trình độ kém gì kỹ sư”22. 
Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu không ngừng bồi dưỡng, nâng 
cao trình độ chuyên môn và khoa học, Người còn rất coi trọng giáo dục chính trị tư 
17 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 39. 
18 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 7, trang 39. 
19 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 240. 
20 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận t ... ài nguyên môi trường”24, rõ ràng nước ta cần 
nhiều trí thức tài năng, những nhà kinh tế quản lí xã hội giỏi, những nhà khoa học đầu 
đàn, những chuyên gia sâu về vấn đề chiến lược... Do đó, cần phải chú trọng hơn nữa 
trong việc phát hiện sớm, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài theo tinh thần của Hồ Chí Minh. 
Thứ ba, trong quá trình vận động trí thức Hồ Chí Minh luôn tin tưởng, tôn trọng 
và sử dụng trí thức đúng người đúng việc. 
Hồ Chí Minh thực sự quan tâm và tin tưởng trí thức không chỉ bằng lời nói và 
việc làm. Qua đó tạo niềm tin cho người trí thức vào sự nghiệp cách mạng của đất nước 
và tương lai của mình. Người luôn khơi dậy ý thức làm chủ của người trí thức trong xã 
hội mới, trách nhiệm công dân trong xã hội mới. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là 
của tất cả những người lao động, vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận 
rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động là những người làm chủ nước ta chứ không phải là 
những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ 
điều kiện, để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình”25. Từ giá trị 
truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc - “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác 
cháu ta cùng nhau giữ lấy nước” - nhằm phát huy sự sáng tạo của trí thức Hồ Chí Minh 
cho rằng: cần phải đưa họ vào phong trào cách mạng, đi vào đời sống nhân dân coi đó là 
một trường học rất tốt để trí thức vươn lên học đi đôi với hành, lí luận liên hệ với thực 
tiễn...mà trưởng thành. 
Nghệ thuật vận động trí thức tham gia phục vụ cách mạng Hồ Chí Minh thể hiện 
tinh thần biện chứng trong phương pháp dùng người của Người là “lấy con người làm 
trung tâm, nhận thức về con người trong tính hệ thống-toàn diện, tuân thủ tính thống 
23 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9, 2000, trang 25. 
24 Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản VN lần thứ XI, trang 72. 
25 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, trang 310. 
181
nhất giữa lý luận và thực tiễn, tính lịch sử cụ thể và tính phát triển”. Chất nhân văn 
trong con người Hồ Chí Minh được nhiều người mô tả một cách sinh động. Theo 
J.Roux thì đó là “người kết hợp tới mức nhuần nhuyễn phi thường chủ nghĩa anh hùng 
với đầu óc sáng suốt, lòng yêu nước tuyệt vời và tinh thần cách mạng trong sáng, thái 
độ cứng rắn trước cuộc sống với lòng nhân đạo đối với con người”. Còn N. K. Sing thì 
“Hồ Chí Minh là một con người quần chúng biết kết hợp hiếm có giữa lòng khoan 
dung tột độ và ý chí kiên quyết nhất”; “là người gắn kết một cách tự nhiên sự tao nhã 
cao quí với tác phong dễ gần gũi, rất dân chủ giữa tự do không nghi thức, thoải mái và 
tự nhiên với thái độ đàng hoàng và thận trọng”. 
Người cho rằng: “việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện 
quá khắt khe, miễn là không phản bội lại quyền lợi dân chúng, không là Việt gian thân 
Pháp, thân Nhật, có lòng trung thành với Tổ quốc là có thể dùng được. Tài to ta dùng 
làm việc to, tài nhỏ ta cất làm việc nhỏ, ai có năng lực vì việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. 
Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”26. Phải thực sự tin tưởng họ, 
“thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ”27. Lòng tin đó 
là liều thuốc để trí thức dân tộc xung thiên vì sự nghiệp lớn của dân tộc. Tuy nhiên, 
Người cũng nhấn mạnh trí thức là người lao động chuyên môn cao, vì thế trong bố trí 
công tác cần chú ý đến chuyên ngành đào tạo “xem người ấy xứng với việc gì, nếu 
người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc”28 đúng với tinh 
thần dụng nhân như dụng mộc. Người nhắc nhở cần phải biết phát huy những mặt tích 
cực, đồng thời khắc phục những điểm hạn chế của trí thức. Ảo tưởng cầu toàn hay “vo 
tròn” cán bộ là phản khoa học, phi hiện thực, do không có cái gì cũng tốt cũng hay. Vì 
vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những khuyết điểm cho họ, giúp đỡ 
những ưu điểm của họ. Như vậy, dùng người đúng việc, người tài sẽ được phát huy tài 
năng, còn cách mạng thì có lợi. 
Trên tinh thần của phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh nhận thức về con 
người trong mối quan hệ vừa thống nhất, vừa khác biệt. Thống nhất là con người yêu 
nước Việt Nam, là con Rồng cháu Tiên. Khác biệt là mỗi người có một số phận khác 
nhau. Nhưng nếu khéo dùng thì ai cũng có thể góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc 
kháng chiến, kiến quốc. Vì vậy, trong quá trình vận động trí thức theo Hồ Chí Minh là 
phải biết khơi dậy lòng yêu nước của họ, không ngừng nâng cao dân trí, phải thực sự 
lấy dân làm gốc và có chính sách đúng đắn để trí thức có điều kiện phát huy tài năng 
góp phần vào sự nghiệp cách mạng. 
26 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005, trang 244. 
27 Sđd, trang 244. 
28 Sđd, trang 244. 
182
Nhận thức sâu sắc lòng yêu nước là mạch nguồn bất tận trong tâm can của mỗi 
người con đất Việt, Người nói: đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng 
ái quốc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình cảm, ý chí của dân tộc Việt Nam, có 
chiều sâu trong tâm linh, trong tâm tưởng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không 
chỉ là ý thức tinh thần, mà còn là khí phách dân tộc, là ý chí, là trí tuệ, là hành động 
đoàn kết, bất khuất, kiên cường, quật khởi trong hành động. Tình cảm, ý chí ấy là hết 
sức mãnh liệt, được kết tinh lại, trở thành những làn sóng ngầm và được thể hiện rõ nét 
nhất trong những thời kỳ dân tộc gặp nguy nan, phải cứu dân, cứu nước. Đó là điều mà 
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là những làn sóng ngầm mạnh mẽ đã nhiều lần nhấn chìm các 
thế lực xâm lược, đưa dân tộc đến bến bờ độc lập tự do. Người khẳng định: “Dân ta có 
một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi 
khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng 
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán 
nước và lũ cướp nước”29. Từ đó Người luôn kích lệ, động viên lòng yêu nước của đội 
ngũ trí thức. Trong Thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948, Người viết: “Các 
bạn là trí thức... phải biết phát huy hy sinh đấu tranh dũng cảm hơn nữa để làm gương 
cho nhân dân”30. Theo Người “làm việc gì cũng phải học, vậy làm cách mạng cũng phải 
học. Nếu không giáo dục cho đảng viên làm cách mạng mà cứ yêu cầu họ làm cách 
mạng thì họ sẽ không làm tròn được nhiệm vụ”31. Vì theo Người “lúc đã hiểu biết, trí 
thức ta dễ theo cách mạng. Vì vậy, Đảng cách mạng phải dìu dắt, giúp đỡ trí thức của ta 
về phe cách mạng, phe công nông”32. 
Để huy động và phát huy được nguồn nhân lực trí thức phục vụ kháng chiến 
kiến quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng và 
Chính Phủ cần có chính sách đúng. Người nói: “Đảng nuôi dạy cán bộ, như người làm 
vườn vun trồng những cây cối quý báu”33. Người dặn: “phải lắng nghe sáng kiến và lời 
phê bình của công nhân, đi đúng đường lối quần chúng, nắm vững chính sách của 
Đảng”34. Người thực sự lo lắng về tình trạng “Chính phủ nghe không đến, thấy không 
khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân”35. Người đặc biệt nhấn mạnh, 
muốn vận động trí thức phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng cần phải thực sự 
lấy dân làm gốc. Theo Người, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, sức mạnh của 
29 Nguyễn Văn Khánh, Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng 
đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, trang 278. 
30 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 247. 
31 Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 12, 2000, trang 224. 
32 Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới, 
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 246. 
33 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5, 2000, trang 273. 
34 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9, 2000, trang 379-380. 
35 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000, trang 451. 
183
cách mạng là ở quần chúng nhân dân, là ở việc tổ chức vận động nhân dân. Người nói 
“thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng 
vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa 
Mác-Lênin”36. Để sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc thành công, “phải biến quyết tâm 
của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của cán bộ, của quần chúng”37. Trong nhiệm 
vụ đó, có công tác vận động trí thức. 
Kết luận: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã đề ra và 
thực thi nhiều biện pháp khôn khéo, linh hoạt nhằm thu phục và sử dụng tài năng của trí 
thức vì lợi ích tối cao của dân tộc. Những phương pháp khôn khéo, linh hoạt của Hồ Chí 
Minh trong việc vận động, tập hợp và sử dụng tài năng trí thức là sự thể hiện tinh thần 
biện chứng của Người trong thực tiễn về vấn đề con người nói chung và vấn đề đào tạo 
và sử dụng con người cũng như công tác vận động tập hợp trí thức tài năng nói riêng. 
Tinh thần tin tưởng, trọng dụng và sử dụng trí thức đúng người đúng việc của Hồ Chí 
Minh trong công tác vận động trí thức đã trở thành bài học quý giá, luôn mang tính thời 
sự sâu sắc. Người không chỉ tạo nguồn đội ngũ trí thức đầu tiên cho cách mạng Việt 
Nam, mà trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, có thể nói nhờ Người nên trí 
thức Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho Đảng, cho cách mạng. Trong đó có 
những trí thức làm cách mạng chuyên nghiệp như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ 
Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai,.. Những trí thức trong 
chế độ phong kiến được Người vận động, cảm hóa, thu phục như Phan Kế Toại, Bùi 
Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe,.. Và nhiều trí thức yêu nước khác tuân theo sự nghiệp 
cách mạng của Người như: Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Văn Huyên, Hồ 
Đắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Lương Đình Của, Hoàng Xuân Hãn,.. Hình 
ảnh cao đẹp của Hồ Chí Minh đã thực sự lôi cuốn và cảm hóa bất cứ nhà trí thức, nhân 
sĩ nào có tâm với nhân dân, với Tổ quốc Việt Nam. 
“Ngày nay, nhân loại đã bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, cùng với sự phát 
triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành 
nguồn lực quan trọng, tạo nên sức mạnh của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển”38. 
Cương lĩnh 2011 của Đảng ta chỉ rõ: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt 
trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng 
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 
Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát 
triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng 
cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất 
36 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 10, 2000, trang 97. 
37 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9, 2000, trang 203. 
38 Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 81. 
184
nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện 
đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng 
dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ... Đào tạo, bồi dưỡng, phát 
huy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân 
tài cho đất nước”. Vì vậy, những quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động trí 
thức lại càng có ý nghĩa to lớn đối với công tác quản lí và phát triển đội ngũ trí thức ở 
nước ta hiện nay vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn 
minh”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Văn Khánh, Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng 
và xây dựng đất nước, Nxb. Thông Tấn, 2001. 
[2]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3, 2000. 
[3]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tập 4, 1983. 
[4]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 1996. 
[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, 2000. 
[6]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5, 2000. 
[7]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 7, 2000. 
[8]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 9, 2000. 
[9]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 10, 1996. 
[10]. Ban Dân vận Trung ương, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận 
trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005. 
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, BCHTW khóa X, Nxb. Chính 
trị Quốc gia Hà Nội, 2008. 
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia 
Hà Nội, 2011. 
THE ART OF INTELLECTUAL MOVEMENT OF HO CHI MINH 
Hoang Ngoc Vinh, Tran Van Thanh 
College of Sciences, Hue University 
SUMMARY 
Unlike many other leaders of His time, domestically and internationally, who often 
looked down on the role of the intelligentsia, Ho Chi Minh, from a very early time in his 
185
revolutionary life, was highly aware of the position, status and strength of the intellectuals in the 
revolutionary cause of the Party and the nation. Mobilizing and gathering the intellectuals is 
one of his typical revolution arts. 
In the course of providing training to the intellectuals, in addition to upgrading 
professional knowledge and specialty expertise, Ho Chi Minh also put an emphasis on political 
and ideological education and building ethical behaviors and lifestyle for the revolutionary 
intelligentsia. In fact, He did find, train and convert the ideology of many talented people, 
leading them to the revolution, and encouraging them to contribute to the struggle for national 
independence, social construction and national defense. 
The fact that Ho Chi Minh showed his trust and respect to the intellectuals and assigned 
them with the right tasks to their capabilities during his mobilization of intellectuals has become 
a valuable lesson, which is always of great significance. “Today, mankind has entered the era of 
globalization, with the development of the revolution of science and technology for 
modernization, the intelligentsia has become an important resource, creating the power of any 
state in its development strategy”. Obviously, Ho Chi Minh's concepts of mobilizing the 
intellectuals are of significant values for the management and development of the intelligentsia 
in our country, which is aimed at becoming a rich and strong nation with a democratic, just and 
civilized society”. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_van_dong_tri_thuc_cua_ho_chi_minh.pdf