Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích rừng chiếm trên 50% tổng diện tích toàn tỉnh. Quảng Trị có nhiều hệ sinh thái rừng (HSTR) khác nhau. Các HSTR này có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với hàng nghìn loài động, thực vật hoang dã, trong đó có các loài đặc hữu cho Việt Nam. Các HSTR cũng tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và các khu vực lân cận như: duy trì nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy điện,.

 Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài, đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô gặp rất nhiều khó khăn. Sự gia tăng dân số, sự đói nghèo, kéo theo nạn săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng và phát rừng làm rẫy bất hợp pháp kéo dài trong nhiều năm đã gây tác động đáng kể, làm suy thoái nguồn tài nguyên rừng cũng như các DVMT rừng ở tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, bảo vệ các HSTR cùng với các giá trị ĐDSH đặc trưng, phong phú và duy trì các DVMT quan trọng của các HSTR ở Quảng Trị đang là sự quan tâm lớn không chỉ của tỉnh Quảng Trị, Chính phủ Việt Nam và nhiều cơ quan tổ chức bảo tồn khác trên thế giới như Quỹ quốc tế và BTTN (WWF), Tổ chức BTTN Quốc tế (IUCN), Tổ chức Birdlife Quốc tế (Birdlife International),.

 

doc 188 trang dienloan 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh Quảng Trị
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHỔNG TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC GIÁ TRỊ 
DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 
BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2014
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHỔNG TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC GIÁ TRỊ 
DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 
BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã Số: 62.62.02.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS TS. Nguyễn Xuân Đặng
2: TS. Đồng Thanh Hải
HÀ NỘI, NĂM 2014
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
	Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể thầy giáo hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Khổng Trung
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng và TS. Đồng Thanh Hải là giáo viên hướng dẫn
Tôi xin trân trọng cám ơn nguyên PGS.TS. Phạm Bình Quyền, thầy giáo hướng dẫn đầu tiên đã qua đời 
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo trong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Bộ môn Lâm sinh và nhiều thầy, cô giáo khác của Trường Đại học Lâm nghiệp
Tôi xin cám ơn Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Chi cục Kiểm Lâm, Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học Quảng Trị, các đơn vị, cơ quan và các bạn bè, đồng nghiệp
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án này.
	 Ngày tháng năm 2014
Tác giả
Khổng Trung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHH	Bắc Hướng Hóa
BCI	Dự án sáng kiến hành lang đa dạng sinh học
BTTN	Bảo tồn thiên nhiên
CHDCND	Cộng hòa Dân chủ nhân dân
DVMT	Dịch vụ môi trường 
ĐDSH	Đa dạng sinh học
GIS	Hệ thống thông tin địa lý 
GPS	Máy định vị toàn cầu
HST	Hệ sinh thái
HSTR	Hệ sinh thái rừng
IUCN	Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBT	Khu bảo tồn
KBTTN 	Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG	Lâm sản ngoài gỗ
NNPTNT	Nông nghiệp và Phát triển nông bản
SĐVN	Sách Đỏ Việt Nam
TNMT	Tài nguyên và Môi trường
VQG	Vườn quốc gia
WWF	Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1 CÁC TUYẾN ĐIỀU TRA HỆ THỰC VẬT Ở KBTTN BHH
BẢNG 2.2 SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG KHE SANH
BẢNG 2.3 CẤU TRÚC VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ KHU VỰC KBTTN BHH
BẢNG 3.1 THÀNH PHẦN THỰC VẬT KBTTN BHH
BẢNG 3.2 THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT GHI NHẬN Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.3 DIỆN TÍCH CÁC KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.4 CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT RỪNG Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.5. SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI CÓ TẦM QUAN TRỌNG BẢO TỒN CẤP QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ GHI NHẬN Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.6. TÓM TẮT GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦỦA MỘT SỐ VQG, KBTTN VÀ KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM
BẢNG 3.7 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN CỦA KHU BTTN BHH VỚI VQG KON KA KINH VÀ VQG BẠCH MÃ
BẢNG 3.8 GIÁ TRỊ CHỈ SỐ K CÁC ĐƠN VỊ ĐẤT Ở KHU BTTN BHH
BẢNG 3.9 ĐỘ DỐC Ở KHU BTTN BHH
BẢNG 3.10 HỆ SỐ LS CỦA KBTTN BHH
BẢNG 3.11 PHÂN CẤP XÓI MÒN TIỀM NĂNG Ở KHU BTTN BHH
BẢNG 3.12 HỆ SỐ C Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.13 PHÂN CẤP HIỆN TRẠNG XÓI MÒN Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.14 LƯỢNG ĐẤT BỊ XÓI MÒN PHÂN THEO KIỂU RỪNG Ở KBTTB BHH
BẢNG 3.15 GIÁ TRỊ CHỐNG XÓI MÒN CỦA CÁC KIỂU RỪNG Ở KBTTN BHH
BẢNG 3.16 GIÁ TRỊ CHỐNG XÓI MÒN CỦA CÁC KIỂU RỪNG Ở KBTTN BHH
DANH MỤC CÁC HÌNH 
HÌNH 2.1 VỊ TRÍ CÁC TUYẾN KHẢO SÁT THỰC VẬT TẠI KBTTN BHH
HÌNH 2.2 HỆ THỐNG CÁC Ô TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRA THỰC VẬT TẠI KBTTN BHH
HÌNH 2.3 VỊ TRÍ CÁC TUYẾN CHÍNH KHẢO SÁT ĐỘNG VẬT TẠI KBTTN BHH
HÌNH 2.4 BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KBTTN BHH
HÌNH 2.5 BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH – THỦY VĂN KBTTN BHH
HÌNH 2.6 BẢN ĐỒ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TỈNH QUẢNG TRỊ 
HÌNH 2.7 BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG KBTTN BHH
HÌNH 3.1 BIỂU ĐỒ SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT NĂM 2006 VÀ NĂM 2013
HÌNH 3.2 BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG THẢM THỰC VẬT KBTTN BHH
HÌNH 3.3 BẢN ĐỒ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT ƯU TIÊN BẢO TỒN Ở KBTTN BHH
HÌNH 3.4 BẢN ĐỒ PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT ƯU TIÊN BẢO TỒN Ở KBTTN BHH
HÌNH 3.5 BẢN ĐỒ QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI Ở KBTTN BHH
HÌNH 3.6 BẢN ĐỒ HỆ SỐ K CỦA KBTTN BHH
HÌNH 3.7 BẢN ĐỒ HỆ SỐ LS CỦA KBTTN BHH
HÌNH 3.8 BẢN ĐỒ XÓI MÒN TIỀM NĂNG KBTTN BHH
HÌNH 3.9 BẢN ĐỒ HỆ SỐ C Ở KBTTN BHH
HÌNH 3.10 BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG XÓI MÒN KBTTN BHH
HÌNH 3.11 BIỂU ĐỒ XÓI MÒN CỦA CÁC KIỂU RỪNG SO VỚI ĐẤT KHÔNG CÓ RỪNG
HÌNH 3.12 CÁC KHU VỰC ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI THÚ QUÝ HIẾM
HÌNH 3.13 BẢN ĐỒ VỊ TRÍ CÁC HST ĐỀ XUẤT ƯU TIÊN BẢO TỒN Ở KBTTN BHH
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG KBTTN BHH
PHỤ LỤC 2. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC BỔ SUNG
PHỤ LỤC 3. DANH LỤC CÁC LOÀI CHIM TRONG KBTTN BHH
PHỤ LỤC 3. DANH LỤC CÁC LOÀI BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI TRONG KBTTN BHH
PHỤ LỤC 4. DANH LỤC CÁC LOÀI THÚ GHI NHẬN Ở KBTTN BHH
PHỤ LỤC 5. DANH LỤC CÁC LOÀI THÚ ĐƯỢC BỔ SUNG TẠI KBTTN BHH
PHỤ LỤC 6. DANH LỤC CÁC LOÀI THÚ ĐƯỢC BỔ SUNG
PHỤ LỤC 7. DANH LỤC CÁC LOÀI ƯU TIÊN BẢO TỒN CẤP QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ GHI NHẬN Ở KBTTN BHH
PHỤ LỤC 8. DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT ƯU TIÊN BẢO TỒN Ở KBTTN BHH
PHỤ LỤC 9. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI KBTTN BHH
MỞ ĐẦU
	Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích rừng chiếm trên 50% tổng diện tích toàn tỉnh. Quảng Trị có nhiều hệ sinh thái rừng (HSTR) khác nhau. Các HSTR này có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với hàng nghìn loài động, thực vật hoang dã, trong đó có các loài đặc hữu cho Việt Nam. Các HSTR cũng tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và các khu vực lân cận như: duy trì nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy điện,... 
	Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài, đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô gặp rất nhiều khó khăn. Sự gia tăng dân số, sự đói nghèo, kéo theo nạn săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng và phát rừng làm rẫy bất hợp pháp kéo dài trong nhiều năm đã gây tác động đáng kể, làm suy thoái nguồn tài nguyên rừng cũng như các DVMT rừng ở tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, bảo vệ các HSTR cùng với các giá trị ĐDSH đặc trưng, phong phú và duy trì các DVMT quan trọng của các HSTR ở Quảng Trị đang là sự quan tâm lớn không chỉ của tỉnh Quảng Trị, Chính phủ Việt Nam và nhiều cơ quan tổ chức bảo tồn khác trên thế giới như Quỹ quốc tế và BTTN (WWF), Tổ chức BTTN Quốc tế (IUCN), Tổ chức Birdlife Quốc tế (Birdlife International),...
	Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) BHH được thành lập năm 2007, nhằm mục đích "Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH; Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu cho Việt Nam và HSTR núi thấp Miền Trung. Duy trì giá trị dịch vụ sinh thái và phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn như Sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ và Sê Păng Hiêng;...." (UBND Tỉnh Quảng Trị, 2006). Khu bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Hướng Hóa, là vùng địa hình cao nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1.550 m) và đỉnh Voi Mẹp (1.771 m). Toàn bộ KBTTN BHH được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 1.000m và kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới ở độ cao trên 1.000m. 
	Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, mặc dù một phần thảm rừng nguyên sinh của KBTTN BHH đã bị tác động chuyển sang trạng thái rừng thứ sinh hoặc các kiểu rừng nhân tác khác, nhưng các hệ sinh thái rừng ở đây vẫn giữ được tính ĐDSH rất cao (Mahood, et al. 2008). Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được đầy đủ và chưa có nghiên cứu đánh giá tổng hợp các giá trị ĐDSH quan trọng của các HSTR ở KBTTN BHH. Các giá trị DVMTR ở đây hoàn toàn chưa được nghiên cứu đánh giá.
	Nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc kêu gọi đầu tư và xây dựng các giải pháp bảo tồn hiệu quả các giá trị ĐDSH và duy trì các DVMT của các HSTR trong KBTTN BHH, luận án thực hiện luận án ”Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.
Mục tiêu của đề tài:	
- Nghiên cứu tính ĐDSH về loài và HSTR nhằm xác định các giá trị bảo tồn quan trọng của KBTTN BHH.
- Bước đầu nghiên cứu và lượng hóa được giá trị cảnh quan và giá trị chống xói mòn đất của KBTTN BHH.
- Xác định sinh cảnh, loài có giá trị bảo tồn cao và các tác động tiêu cực để đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả KBTTN BHH.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Luận án cung cấp bộ dẫn liệu khoa học tổng hợp và cập nhật về các giá trị ĐDSH quan trọng của các HSTR ở KBTTN BHH (đa dạng và đặc trưng cấu trúc của các kiểu thảm rừng, đa dạng thành phần loài thực vật, động vật; Các thành phần ĐDSH học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế,...)
- Luận án cung cấp các tư liệu khoa học về các giá trị DVMT của các HSTR trong KBTTN BHH, bước đầu lượng giá một số giá trị DVMT của các HSTR như giá trị cảnh quan, giá trị phòng hộ chống xói mòn đất.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho việc kêu gọi đầu tư và xây dựng các giải pháp quản lý hiệu quả các HSTR tự nhiên, bảo tồn các giá trị ĐDSH và duy trì bền vững các DVMT của các HSTR ở KBTTN BHH nói riêng. Các kết quả của luận án cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng cơ chế chi trả DVMT của HSTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 
Những đóng góp mới của luận án: 
- Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, lần đầu tiên được áp dụng cho nghiên cứu ĐDSH tại tỉnh Quảng Trị như phương pháp bẫy ảnh, phương pháp phân tích GIS để xác định các sinh cảnh ưu thích của một số loài có giá trị bảo tồn cao, sử dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu HSTR
- Lần đầu tiên giá trị chống xói mòn đất và giá trị cảnh quan ở KBTTN BHH được lượng hóa, từ đó đã chứng minh rõ vai trò phòng hộ, cảnh quan môi trường rừng. Vì vậy, những cơ quan, người hưởng lợi từ các DVMT sẽ tự nguyện chi trả, đây là điểm đóng góp quan trọng cho việc thực hiện chính sách chi trả DVMT rừng tại tỉnh Quảng Trị.
- Lần đầu tiên quan điểm về phân chia các phân khu chức năng trong KBTTN được đề xuất thực hiện theo quan điểm về BTTN (phân chia theo mục tiêu bảo tồn loài dựa trên tập tính sinh thái và sinh cảnh yêu thích của loài), ví dụ: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được phân chia theo mục đích bảo tồn HST cụ thể, sinh cảnh cho loài ưu tiên bảo tồn hiện có trong KBTTN, mà có thể không liền nhau; Đồng thời, các khu vực mà rừng và đất rừng chỉ ở trạng thái Ia, Ib, Ic,IIa chưa chắc đã cần phục hồi lại rừng giàu; Vì đây là sinh cảnh sống phù hợp của một số loài quí hiếm như loài móng guốc, các loài gà khác với quan điểm lâm sinh là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thường là khu vực rừng nguyên sinh hay rừng ở trạng thái rừng giàu. Và đây là đề xuất được áp dụng cho việc quy hoạch lại các phân khu chức năng của KBTTN BHH, đồng thời có thể áp dụng cho các KBTTN khác.
Kết cấu của luận án: 
Luận án gồm 105 trang, được bố cục thành các phần và các chương sau: Mở đầu (4 trang); Chương 1 - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (25 trang); Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu (20 trang); Chương 3 - Kết quả và Thảo luận (52 trang); Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang); Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án (1 trang); Tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài (10 trang) và Phụ lục (62 trang). Luận án bao gồm: 19 bảng, 20 hình và 24 hình ảnh minh họa. 
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
1.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học
Công ước Đa dạng sinh học (1992): "ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)”.
Đa dạng loài là sự phong phú về số loài và trữ lượng các loài trong các HST hay khu vực nhất định. Đa dạng loài có tầm quan trọng trong việc duy trì tính ổn định của các quần thể và HST. Đa dạng loài hoàn toàn bao trùm đa dạng gen và có xu hướng quan hệ thuận chiều với đa dạng HST.
1.1.2 Sự suy thoái đa dạng sinh học 
Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của loài người phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của trái đất, nhất là tài nguyên ĐDSH. Trong nhiều thập kỷ qua, con người đã quá lạm dụng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai. Hậu quả là sự suy thoái ĐDSH trên trái đất đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 
	 Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái ĐDSH là sự tăng dân số quá nhanh trên trái đất dẫn đến việc khác thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng. 
1.1.3 Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học
	Trên thế giới hiện nay thường áp dụng 2 hình thức chính để bảo tồn ĐDSH là: bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation) và bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ conservation). Bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn tại chỗ là những cách tiếp cận bảo tồn có tính bổ sung cho nhau. 
	Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn các HST và nơi cư trú tự nhiên nhằm duy trì và khôi phục số lượng các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Bảo tồn tại chỗ được xem là phương thức bảo tồn phù hợp nhất vì nó đảm bảo được điều kiện sống phù hợp nhất cho các loài và duy trì tiềm năng tiến hoá của các loài và các HST tự nhiên. Bảo tồn tại chỗ nguyên vẹn toàn bộ một quần xã sinh vật (không phải chỉ từng loài riêng biệt của quần xã) là cách bảo tồn có hiệu quả nhất tính ĐDSH của mỗi khu vực và trên toàn cầu. Một trong các hình thức bảo vệ tại chỗ phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là xây dựng và quản lý tốt hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên. Ngoài ra, bảo tồn tại chỗ còn bao gồm cả bảo tồn các HST bên ngoài các KBTTN.
	Bảo tồn chuyễn chỗ: Đối với nhiều loài bị đe dọa thì bảo tồn tại chỗ có thể chưa phải là giải pháp khả thi do những áp lực của con người ngày cành gia tăng. Nếu quần thể còn sót lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu như tất cả những cá thể còn sót lại chỉ có ở bên ngoài các khu vực được bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là chuyển các cá thể đó vào bảo tồn trong những nơi có điều kiện nuôi giữ nhân tạo dưới sự gi ... 
HA, QS(+)
11. Cercopithecidae 
Họ Khỉ
Macaca leonina (Blyth, 1863)
Khỉ đuôi lợn
HA, QS(+)
Macaca mulatta (Zimmermann, 1870)
Khỉ vàng
HA, PV(+)
Macaca arctoides (Geoffroy, 1831)
Khỉ mặt đỏ
HA, QS(+)
Pygathrix nemaeus (Linnaeus, 1771)
Chà vá chân nâu
QS(+)
Trachypithecus hatinhensis (Dao 1970)
Voọc Hà Tĩnh
QS(+)
12. Hylobatidae 
Họ Vượn
Hylobates leucogenys Ogiby, 1840
Vượn đen má trắng
TK(+)
Carnivora 
Bộ ăn thịt
13. Canidae 
Họ Chó
Cuon alpinus (Pallas, 1811)
Sói đỏ
PV(+?)
14. Ursidae 
Họ Gấu
Ursus thibetanus G. Cuvier, 1823
Gấu ngựa
PV, DV
(+)
Ursus malayanus (Raffles, 1821)
Gấu chó
PV(+)
15. Mustelidae 
Họ Chồn
Martes flavigula (Boddaert, 1785) 
Chồn vàng
HA, PV(+)
Melogale moschata (Gray, 1831)
Chồn bạc má bắc
HA, PV(+?)
Melogale personata Geoffroy Saint-Hilaire, 1831
Chồn bạc má nam
PV(+?)
Mustela kathiah Hodgson, 1835
Triết bụng vàng
HA,QS(+)
Arctonyx collaris F. Cuvier, 1825
Lửng lợn
DV (+?)
Aonyx cinerea (Illiger, 1815)
Rái cá vuốt bé
DV (+)
Lutra lutra (Linnaeus, 1758)
Rái cá thường
PV(+?)
16. Viverridae 
Họ Cầy
Viverra zibetha Linnaeus,1758
Cầy giông
HA, DV(+)
Viverricula indica (Geoffroy Saint-Hilaire, 1803)
Cầy hương
CT(+)
Arctogalidia trivirgata (Grey,1832)
Cầy tai trắng
PV(+?)
Paguma larvata (H.Smith, 1827)
Cầy vòi mốc
HA, CT (+)
Paradoxurut hermaphroditus (Pallas, 1777)
Cầy vòi đốm
HA, CT (+)
Prionodon pardicolor Hodgson, 1842
Cầy gấm
PV (+)
Arctictis binturong (Raffles, 1821)
Cầy mực
PV (+)
Chrotogale owstoni Thomas, 1912
Cầy vằn bắc
PV (+?)
17. Herpestidae 
Họ Cầy lỏn
Herpestes javanicus (Geoffroy 1818)
Cầy lỏn
PV (+?)
Herspestes urva ( Hogdson, 1836)
Cầy móc cua
HA (+)
18. Felidae 
Họ Mèo
Prionailurus bengalensis (Kerr, 1792) 
Mèo rừng
HA, DV
(+)
Catopuma temminckii (Vigors et Horsfield,1827)
Beo lửa
PV (+)
Pardofelis marmorata ( Martin, 1837)
Mèo gấm
PV (+)
Pardofelis nebulosa (Griffithi,1821)
Báo gấm
PV (+?)
Panthera pardus (Linnaeus,1758)
Báo hoa mai
PV (+)
Panthera tigris (Linnaeus,1758)
Hổ
PV (+?)
Artiodactyla
Bộ guốc chẵn
19. Suidae 
Họ Lợn
Sus scrofa Linnaeus,1758
Lợn rừng
HA, DV (+)
20. Tragulidae 
Họ Cheo cheo
Tragulus javanicus (Osbeck, 1765)
Cheo cheo java 
HA (+)
21. Cervidae 
Họ Hươu nai
Cervus unicolor (Kerr,1792)
Nai
PV, Ph
(+)
Muntiacus muntjak (Zimmermann,1780)
Mang (Hoẵng)
HA (+)
Megamuntiacus vuquangensis (Do Tuoc et al., 1994)
Mang lớn
HA, CT (+)
Muntiacus truongsonensis (Giao et al., 1997)
Mang Trường Sơn
PV (+ ?)
22. Bovidae 
Họ Trâu bò
Bos gaurus Smith, 1827
Bò tót
HA, QS (+)
Capricornis milneedwardsii David, 1869
Sơn dương
HA, DV (+)
Pseudoryx nghetinhensis Dung et al., 1993
Sao la
 CT (+)
Pholidota
Bộ Tê tê
23.Manidae 
Họ Tê tê
Manis javanica Desmarest 1822
Tê tê Java
CT (+)
Manis pentadactyla Linnaeus,1758
Tê tê vàng
CT (+)
Rodentia 
Bộ gặm nhấm
24. Sciuridae
Họ Sóc cây
Ratufa bicolor (Sparrmann, 1778)
Sóc đen
PV (+)
Callosciurus erythraeus (Pallas, 1779)
Sóc bụng đỏ
HA, MS(+)
Callosciurus inornatus(Gray, 1867)
Sóc bụng xám
MS (+)
Dremomys rufigenis (Blanford, 1878)
Sóc má đào
QS(+)
Tamiops maritimus (Bonhote, 1900)
Sóc chuột Hải Nam
QS(+)
Menetes berdmorei (Blyth, 1849)
Sóc vằn lưng
MS(+)
Tamiops rodoilphei (Milne-Edwwards, 1867)
Sóc chuột lửa
QS (+)
25. Pteromyidae 
Họ Sóc bay
Petaurista philippensis (Ellios, 1839)
Sóc bay lớn
HA, QS (+)
26.Rhizomyidae
Họ Dúi
Rhizomys pruinosus (Blyth, 1851)
Dúi mốc lớn
DV (+)
27. Muridae
Họ Chuột
Bandicota indica (Bechstein, 1800)
Chuột đất lớn 
MS (+)
Berylmys berdmorei (Blyth, 1851)
Chuột mốc bé 
MS (+)
Berylmys bowersi (Anderson, 1879)
Chuột mốc lớn 
MS(+)
Leopoldamys sabanus (Thomas, 1887)
Chuột núi đuôi dài 
MS(+)
Maxomys surifer (Miller, 1900)
Chuột su-ri 
MS(+)
Mus pahari Thomas, 1916
Chuột nhắt nương
MS(+)
Niviventer fulvescens (Gray, 1847)
Chuột hươu bé 
MS(+)
Niviventer langbianis (Robinson et Kloss, 1922)
Chuột lang-bi-an 
MS(+)
Niviventer tenaster (Thomas, 1916 )
Chuột núi đông dương 
MS(+)
Rattus nitidus (Hodgson, 1845)
Chuột bóng
MS(+)
28. Hystricidae
Họ Nhím
Hystrix brachyurus Linnaeus, 1758
Nhím đuôi ngắn
HA, CT (+)
Atherurus macrourus (Linnaeus, 1758)
Đon
CT (+)
Lagomorpha
Bộ Thỏ
29. Leporidae 
Họ Thỏ
Lepus peguensis Blyth, 1855
Thỏ nâu
QS (+)
Nesolagus timminsii Averianov et al, 2000
Thỏ vằn
HA, CT (+)
Ghi chú: HA = Hình ảnh; QS = quan sát trên thực địa; CT = các phần cơ thể; TK = tiếng kêu; DV = Dấu vết; Ph = Phân; PV= Phỏng vấn; MS= Mẫu sống; (+): Ghi nhận chắc chắn. (+?): Chưa khẳng định. Sp.: Loài đang phân tích trong phòng thí nghiệm 
Phụ lục 6: Danh lục các loài thú bổ sung thêm
Tên khoa học
Tên phổ bảng
Ghi nhận
Hylomys suillus (Müller, 1839)
Chuột voi đồi
MS (+)
Euroscaptor sp.
Chuột chũi
MS (+)
Tupaia belangeri (Wagner,1841)
Đồi
QS (+)
Eonycteris spelaea (Dobson, 1871)
Dơi quả lưỡi dài
MS (+)
Megaerops niphanae (Yenbutra and Felten, 1983)
Dơi quả không đuôi lớn
MS (+)
Sphaerias blanfordi (Thomas, 1891)
Dơi quả núi cao
MS(+)
Rhinolophus pusillus (Temmicki, 1834)
Dơi lá mũi nhỏ
MS (+)
Rhinolophus thomasi (K. Andersen, 1905)
Dơi lá tô-ma
MS (+)
Aselliscus stoliczkanus (Dobson, 1871)
Dơi nếp mũi ba lá
MS (+)
Myotis muricola ? tác giả
Dơi
MS(+)
Tylonycteris pachypus (Temminck, 1840)
Dơi chân đệm thịt
MS (+)
Murina beelzebub (Son, Furey, Csorba, 2011)
Dơi mũi ống
MS(+)
Kerivoula titania Bates, (Struebig et al. 2007)
Dơi mũi nhẵn lớn
MS(+)
Mustela kathiah (Hodgson, 1835)
Triết bụng vàng
HA,QS (+)
Paguma larvata (H.Smith, 1827)
Cầy vòi mốc
HA, CT (+)
Paradoxurus hermaphroditus (Pallas, 1777)
Cầy vòi đốm
HA, CT (+)
Callosciurus inornatus (Gray, 1867)
Sóc bụng xám
MS (+)
Tamiops rodoilphei (Milne-Edwwards, 1867)
Sóc chuột lửa
QS (+)
Bandicota indica (Bechstein, 1800)
Chuột đất lớn 
MS (+)
Berylmys berdmorei (Blyth, 1851)
Chuột mốc bé 
HA,MS (+)
Berylmys bowersi (Anderson, 1879)
Chuột mốc lớn 
MS(+)
Leopoldamys sabanus (Thomas, 1887)
Chuột núi đuôi dài 
MS(+)
Maxomys surifer (Miller, 1900)
Chuột su-ri 
MS(+)
Mus pahari (Thomas, 1916)
Chuột nhắt nương
MS(+)
Niviventer fulvescens (Gray, 1847)
Chuột hươu bé 
MS(+)
Niviventer langbianis (Robinson et Kloss, 1922)
Chuột lang-bi-an 
MS(+)
Niviventer tenaster (Thomas, 1916)
Chuột núi đông dương 
MS(+)
Rattus nitidus (Hodgson, 1845)
Chuột bóng
MS(+)
Lepus peguensis (Blyth, 1855)
Thỏ nâu
QS (+)
Ghi chú: HA = Hình ảnh; MS = Mẫu sống; QS = Quan sát; CT = Mẫu là một phần của cơ thể; (+) = Ghi nhận chắc chắn
Phụ lục 7. Danh lục các loài động vật ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế ghi nhận ở KBTTN BHH
TT
Tên khoa học
Tên phổ bảng
SĐVN
IUCN
NĐ32
Đ.hữu
Lớp thú - Mammalia
Cynocephalus variegatus 
Chồn dơi
EN
IB 
+
Nycticebus bengalensis 
Cu li lớn
VU 
VU
IB 
+
Nycticebus pygmaeus 
Cu li nhỏ
VU 
VU
IB 
+
Macaca leolina
Khỉ đuôi lợn
VU 
VU 
IIB 
Macaca mulatta 
Khỉ vàng
LR 
 IIB
Macaca arctoides
Khỉ mặt đỏ
VU 
VU
 IIB
Pygathrix nemaeus 
Voọc vá chân nâu
EN 
EN
IB 
+
Trachypithecus hatinhensis 
Voọc hà tĩnh
EN 
EN
 IB
+
Nomascus siki
Vượn má trắng siki
EN 
EN
IB 
+
Cuon alpinus 
Sói đỏ
EN 
EN 
IB 
Ursus thibetanus 
Gấu ngựa
 EN
VU
IB 
Ursus malayanus 
Gấu chó
 EN
VU
IB 
Aonyx cinerea 
Rái cá vuốt bé
V 
VU
 IB
Lutra lutra 
Rái cá thường
V 
NT
 IB
Viverra zibetha 
Cầy going
IIB 
Viverricula indica
Cầy hương
 IIB
Arctogalidia trivirgata 
Cầy tai trắng
LR 
Prionodon pardicolor 
Cầy gấm
VU
IIB 
Arctictis binturong
Cầy mực
EN 
VU
IB 
Chrotogale owstoni 
Cầy vằn bắc
VU 
VU
IIB 
+
Prionailurus bengalensis 
Mèo rừng
 IB
Catopuma temminckii 
Beo lửa
EN 
NT
IB 
Panthera pardus 
Báo hoa mai
CR 
NT
IB 
Pardofelis nebulosa 
Báo gấm
EN 
VU
IB 
Panthera tigris 
Hổ
CR 
EN
IB 
Pardofelis marmorata
Mèo gấm
VU 
VU
IB 
Tragulus kanchil
Cheo cheo java 
VU 
IIB 
Cervus unicolor 
Nai
VU
VU
Megamuntiacus 
vuquangensis 
Mang lớn
VU 
EN
IB 
+
Muntiacus truongsonensis
Mang Trường Sơn
DD 
DD
IB 
+
Bos gaurus 
Bò tót
 EN
VU
IB 
Capricornis milneedwardsii 
Sơn dương
EN 
NT
IB 
Pseudoryx nghetinhensis 
Sao la
 EN
CR
IB 
+
Manis javanica
Tê tê Java
 EN
EN
IIB 
Manis pentadactyla 
Tê tê vàng
 EN
EN
IIB 
Ratufa bicolor
Sóc đen
VU
NT
Petaurista philippensis 
Sóc bay lớn
VU 
Nesolagus timminsi 
Thỏ vằn
EN 
DD
IB 
+
Tổng cộng (thú) 
33
30
34
27
Lớp Chim - Aves
Arborophila merlini
Gà so trung bộ
EN
+
Lophura edwardsi
Gà lôi lam mào trắng
CR
CR
IB
+
Lophura diardi
Gà lôi hông tía
VU
NT
IB
Polyplectron bicalcaratum
Gà tiền mặt vàng
VU
IB
Rheinardia ocellata
Trĩ sao
VU
NT
IB
Picus rabieri
Gõ kiến xanh cổ đỏ
NT
RRS
Megalaima lagrandieri
Thầy chùa đít đỏ
RRS
Anorrhinus tickelli
Niệc nâu
VU
NT
IIB
Buceros bicornis
Hồng hoàng
VU
NT
IIB
Alcedo hercules
Bồng chanh rừng
NT
Megaceryle lugubris
Bói cá lớn
VU
Ichthyophaga humilis
Diều cá bé
VU
NT
Carprococcyx renauldi
Phướn đất
VU
IIB
Garrulax vassali
Khướu đầu xám
IIB
RRS
Jabouilleia dangjoui
Khướu mỏ dài
NT
RRS
Macronous kelleyi
Chích chạch má xám
RRS
Tổng cộng (chim)
10
9
8
7
Bò sát
Gekko gecko 
Tắc kè
VU
Leiolepis reevesii 
Nhông cát Rivơ 
VU
Physignathus cocincinus 
Rồng đất
VU
Varanus bengalensis 
Kỳ đà vân
EN
IIB
Varanus salvator 
Kỳ đà hoa
EN
IIB
Python molurus 
Trăn đất
CR
IIB
Elaphe radiata 
Rắn sọc dưa
VU
IIB
Ptyas korros 
Rắn ráo
EN
Bungarus fasciatus 
Rắn cạp nia
EN
Naja naja 
Rắn hổ mang
EN
IB
Ophiophagus hannah 
Rắn hổ chúa
CR
IB
Platysternon 
megacephalum 
Rùa đầu to
EN
EN
IIB
Cuora galbinifrons 
Rùa hộp trán vàng
EN 
CR
IIB
Ocadia sinensis 
Rùa cổ sọc
IIB
Pyxhidea mouhoti 
Rùa đất mouhoti
IIB
Geoemyda spengleri 
Rùa đất spengle
EN
EN
IIB
Cyclemys tcheponensis 
Rùa đất tephon
Sacalia quadriocellata 
Rùa bốn mắt
EN
Palea steindachneri 
ba ba gai
VU
EN
Pelodiscus sinensis 
ba ba trơn
VU
VU
Cộng (bò sát)
16
6
11
Lớp Ếch nhái
Brachytarsophrys intermedius 
Cóc trung bộ
VU
Bufo galeatus
Cốc rừng
VU
Rana andersoni 
Ếch Anderson
VU
 Cộng (ếch nhái)
2
1
0
0
Tổng chung (đ.vật)
71
46
53
34
Phụ lục 8: Danh lục các loài thực vật ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
SĐVN
IUCN
NĐ 32
Cephalotaxus mannii Hook. f.
Đỉnh tùng
VU
VU
IIA
Dacrycarpus imbricatus (Bl.) de Laub
Bảng nàng
CR
Podocarpus neriifolius D. Don
Bảng tre lá dài
CR
Keteeleria evelyniana Mast
Du sam núi đất
VU
IIA
Nageia wallichiana (C. Presl.) O. Kuntze
Kim giao núi đất
VU
CR
Fokienia hodginsii Dunn
Pơ mu
EN
IIA
Alstonia scholaris (L.) R. Br.
Mò cua
CR
Amoora dasyclada (How & Chen) C.V.Wu
Gội đỏ
VU
Cycas inermis Lour
Tuế sơn trà
VU
IIA
Cycas pectinata Buch.-Ham
Tuế lược
VU
IIA
Cycas simplicipinna (Smitinand) K. D. Hill
Thiên tuế chìm
EN
IIA
Erythrophleum fordii Oliv
Lim xanh
IIA
Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen
Gụ lau
EN
IIA
Dipterocapus grandiflorus Blanco
Dầu đọt tím
VU
Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Cam.
Dẻ bán cầu
VU
Cinnamomum parthenoxylon Lec.
Vù hương
CR
IIA
Cinnamomum balansae 
Gù hương
VU
IIA
Paramichelia baillonii 
Giổi xương
VU
Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet
Gội nếp
VU
Chukrasia tabularis A. Jus.
Lát hoa
VU
CR
Madhuca pasquieri H. J. Lam
Sến mật
EN
Dendrobium amabile 
Thuỷ tiên hường
EN
Dendrobium farmeri 
Ngọc điểm
VU
Paphiopedilum appletonianum 
Hài đài cuốn
VU
IA
Paris chinensis 
Trọng lâu tàu 
EN
Drynaria bonii 
Tắc kè đá
VU
Rauvolfia cambodiana 
Ba gạc lá to
VU
Rauvolfia verticillata var. Hainanense (Lour.) Baill.
Ba gạc vòng
VU
Markhamia stipulata 
Thiết đinh
VU
II A
Codonopsis javanica 
Đẳng sâm
VU
II A
Ardisia gigantifolia 
Lá khôi
VU
Meliantha suavis 
Rau sắng
VU
Kadsura heteroclita 
Na leo
VU
Aquilaria crassna 
Trầm hương
EN
Cratoxylon cochinchinensis 
Thành ngạnh nam
CR
Croton touranensis 
Cù đèn đà nẵng
VU
Dipterocarpus grandiflorus 
Dầu hoa to
CR
Dipterocarpus hasseltii 
Dầu
CR
Dipterocarpus grandiflorus 
Dầu cà luân
CR
Erythrophleum fordii 
Lim
EN
Dipterocarpus hasseltii
Lan kim tuyến
EN
I A
Engelhartia spicata 
Chẹo bông
CR
Knema globularia 
Máu chó cầu
CR
Mangifera foetida 
Xoài hôi
CR
Rhodoleia championii 
Hồng quang
VU
CR
Smilax glabra 
Thổ phục linh
VU
Sindora tonkinensis .
Gõ dầu
VU
VU
Tacca integrifolia 
Ngải rợm
VU
Disporopsis longifolia 
Hoàng tinh cách
EN
II A
Calamus poilanei 
Mây bột
EN
Cộng (thực vật)
36
18
15
Ghi chú: SĐVN - Sách Đỏ Việt Nam (2007). IUCN - Danh lục Đỏ của IUCN (20134). 
CR: Rất nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp, LR: Ít nguy cấp, NT: Sắp bị đe dọa, DD: Thiếu dẫn liệu (để xếp bậc đe dọa), RRR - phân bố hẹp
NĐ 32 - Nghị định 32/2006/NĐ-CP về Quản lý thực vật, động vật rừng, nguy cấp, quý, hiếm, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN
Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. IA - thực vật, IB - động vật.
Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. IA - thực vật, IB - động vật.
Phụ lục 9. Một số hình ảnh điều tra, khảo sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Rừng trúc sắt tại định Voi Mẹp độ cao 1771m
Ảnh: Năm 2009
Rừng hỗ giao tre trúc tại định Sa mù, độ cao 1300m
Rừng lùn trên định Pa Thiên, độ cao 1535m
Ảnh: Năm 2010
Điều tra thực vật tại tuyến Hướng Lâp – Bản Cuôi
Ảnh: Năm 2011
Lắp đặt máy bẫy ảnh điều tra động vật tại định Pa Thiên, độ cao 1550m
Ảnh: Năm 2009
Lắp đặt lưới mờ điều tra dơi tại định Sa Mù độ cao 1313m.
Ảnh: Năm 2011
Điều tra động vật khu vực định Voi Mẹp 
Ảnh: Năm 2011
Điều tra thực vật tại khu vực xã Hướng Sơn
Ảnh: Năm 2012
Phỏng vấn người dân để thu thập thông tin phục vụ cho điều tra động vật tại xã Hướng Lập.
Ảnh: Năm 2009
Cùng với chuyên gia của trung tâm CRES điều tra đa dạng sinh học tại khu vực xã Hướng Sơn
Ảnh: Năm 2010
Điều tra thảm thực vật tại khu vực xã Hướng Việt
Ảnh: Năm 2010
Điều tra thảm thực vật tại khu vực xã Hướng Việt
Ảnh: Năm 2010
Khỉ mặt đỏ
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2011
Cheo cheo 
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 201
Cầy giông sọc
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2011
Cầy móc cua
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2011
Mang thường
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2008
Lợn rừng
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2011
Gà lôi hông tia
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2011
Bò tót
Ảnh: Từ máy bẫy ảnh năm 2008

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_da_dang_sinh_hoc_va_cac_gia_tri_dich_vu_he_sinh_t.doc
  • docxThongTinDiemMoi cua LuanAn (ncs.KhongTrung_DHLN).docx
  • docTom tat luan an (ncs.KhongTrung_DHLN).doc