Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh (DTBS) còn được gọi là khuyết tật bẩm sinh, rối loạn bẩm sinh hoặc dị dạng bẩm sinh, được định nghĩa là tình trạng bất thường của cấu trúc và chức năng xuất hiện tại thời điểm khi sinh và đã có trước sinh ở thai nhi và có thể được xác định trước khi sinh, lúc mới sinh hoặc sau này trong cuộc sống. DTBS gồm một loạt các bất thường với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Một vài DTBS rất trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong, song một số khác có thể ít nghiêm trọng và có thể điều trị được với những chăm sóc y tế thích hợp. Có khoảng 70% trường hợp DTBS chưa thể giải thích rõ ràng về nguyên nhân; trong một số trường hợp nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ có thể là yếu tố kinh tế xã hội, nhiễm trùng trong quá trình mang thai; các yếu tố về di truyền, môi trường (và bao gồm các yếu tố như thuốc men, rượu, khói thuốc lá hoặc hoá chất trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất) hoặc kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường1.

DTBS là vấn đề y tế đang được quan tâm trên toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, các bệnh mãn tính và tình trạng khuyết tật ở trẻ em tại nhiều nước; gây ảnh hưởng to lớn đến cá nhân, gia đình, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và toàn xã hội. Cứ 100 trẻ sinh ra có 3 - 5 trẻ bị DTBS. Ngoài ra, cũng có khoảng 270.000 trẻ tử vong vì dị tật bẩm sinh trong vòng 28 ngày tuổi trên toàn thế giới2.

 

docx 220 trang dienloan 8920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh

Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀI NAM
Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN HOÀI NAM
Nghiên cứu đặc điểm dị tật bẩm sinh cổ bàn chân và kết quả phục hồi chức năng bàn chân trước khép bẩm sinh
Chuyên ngành	: Phục hồi chức năng
Mã số	: 62720165
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. PHẠM VĂN MINH
PGS.TS. NGUYỄN DUY ÁNH
HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, nhân dịp hoàn thành quyển luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Đảng Ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Phục hồi chức năng -Trường Đại học Y Hà Nội.
Đảng Ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện chỉ đạo giúp đỡ tôi trong công tác cũng như trong nghiên cứu luận án này.
PGS.TS. Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội, trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng, là người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này, cũng như dìu dắt, giúp đỡ, định hướng tôi trưởng thành, phát triển trong sự nghiệp. Thầy là tấm gương sáng mà tôi luôn kính trọng và noi theo về sự uyên thâm, nhân hậu, tỉ mỉ, hài hòa, mà rất giản dị, đời thường.
PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, là người Thầy là người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu trong luận án này. Thầy là tấm gương để tôi luôn hướng mình học hỏi về sự ân cần với người bệnh, nhiệt huyết với công việc, sự thông minh và linh hoạt trong giải quyết tình huống, không ngại khó, ngại khổ.
GS.TS. Cao Minh Châu, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng, là người Thầy đáng kính đã gieo trong tôi tình yêu với chuyên ngành Phục hồi chức năng, đã nhận tôi là học trò và là người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tại Bộ môn Phục hồi chức năng.
Những người Thầy, Cô đáng kính trong Bộ môn Phục hồi chức năng: PGS.TS. Vũ Thị Bích Hạnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Liên, BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Huyền và các thầy cô khác đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện chỉ bảo cho tôi trong những hoàn cảnh nhất định để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn, khả năng xử lý tình huống. Cuộc đời và những thành công trong sự nghiệp của các Thầy, Cô chính là động lực để tôi phấn đấu xứng đáng là một thành viên trong “Ngôi nhà” Bộ môn Phục hồi chức năng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới Phòng Kế hoạch Tổng hợp, khoa Nhi sơ sinh, khoa Sản Thường, khoa Sản Theo yêu cầu Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng khám và khoa Nhi Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội và các Bác sĩ, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình lấy số liệu, thu thập hồ sơ nghiên cứu và xử lý số liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới tập thể các bác sỹ (đặc biệt BSCKII Nguyễn Quang Anh), điều dưỡng, kỹ thuật viên và y công tại khoa Nội và các phòng ban Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn tới Bố, Mẹ đẻ tôi là người đã sinh thành, nuôi dạy tôi, cho đến giờ vẫn hết lòng hi sinh cho sự nghiệp và cuộc sống của tôi. Cảm ơn Mẹ chồng là những người đã mang đến cho tôi món quà quý giá của cuộc sống đó là Chồng tôi, người luôn yêu thương tôi, bảo vệ, che chở cho tôi vô điều kiện trong mọi hoàn cảnh vui, buồn, ốm đau, khỏe mạnh hàng ngày. Cảm ơn các con luôn bên tôi, yêu thương và chia sẻ những câu chuyện hàng ngày của con, giúp tôi có động lực phấn đấu và hoàn thành luận án này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
NCS. Nguyễn Hoài Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Hoài Nam, nghiên cứu sinh khóa 33 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành phục hồi chức năng, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Văn Minh và PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Người viết cam đoan
Nguyễn Hoài Nam
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BANC	
Bệnh án nghiên cứu
BCTK
Bàn chân trước khép
CĐ	
Cao đẳng
CS 
Cộng sự
CT
Computer Tomography
DTBS	
Dị tật bẩm sinh
ĐH	
Đại học
HS	
Hindfoot
MRI	
Magnetic resonance Imaging
MS	
Midfoot
PHCN
Phục hồi chức năng
PTTH	
Phổ thông trung học
TC	
Trung cấp
TTSL	
Thu thập số liệu
VP
Văn phòng
XQ	
X quang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: 	Sự khác biệt bàn chân của trẻ sơ sinh và người trưởng thành	4
Bảng 1.2: 	Phân loại DTBS bàn chân trước khép theo bảng phân loại Berg	24
Bảng 1.3:	Phân loại bàn chân trước khép theo phân loại Berg trên XQ	26
Bảng 2.1: 	Bảng biến số/chỉ số nghiên cứu	38
Bảng 2.2. 	Phân loại bàn chân khoèo theo bảng Phân loại Pirani	47
Bảng 2.3:	Phân loại DTBS bàn chân trước khép theo phân loại của Berg	50
Bảng 2.4: 	Phân vùng loại bàn chân và gán điểm theo vị trí đường chia đôi gót chân	55
Bảng 3.1:	Đặc điểm nhân trắc học của trẻ có DTBS cổ bàn chân khi sinh	61
Bảng 3.2: 	Nguyên nhân sinh mổ của các mẹ có trẻ có DTBS cổ bàn chân	62
Bảng 3.3: 	Các dị tật trong siêu âm thai kỳ của các trẻ có DTBS cổ bàn chân	63
Bảng 3.4: 	Các yếu tố nguy cơ của mẹ trẻ có DTBS cổ bàn chân	64
Bảng 3.5: 	Đặc điểm gia đình của các trẻ có DTBS cổ bàn chân	64
Bảng 3.6:	Các loại DTBS cổ bàn chân của trẻ sơ sinh	65
Bảng 3.7:	Phân bố vị trí chân có dị tật với các loại DTBS cổ bàn chân hay gặp	67
Bảng 3.8. 	Phân bố tuổi thai của trẻ khi sinh với vị trí DTBS cổ bàn chân	67
Bảng 3.9. 	Phân bố ngôi thai khi sinh với vị trí DTBS cổ bàn chân	68
Bảng 3.10. 	Phân bố phương pháp sinh trẻ với vị trí DTBS cổ bàn chân	68
Bảng 3.11. 	Nhân trắc học của trẻ theo vị trí DTBS cổ bàn chân	69
Bảng 3.12. 	Trình độ học vấn của mẹ theo vị trí DTBS cổ bàn chân	70
Bảng 3.13. 	Đặc điểm nhân trắc học của mẹ theo vị trí DTBS cổ bàn chân	70
Bảng 3.14. 	Tuổi thai của trẻ khi sinh trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	72
Bảng 3.15. 	Đặc điểm nhân trắc học của trẻ khi sinh trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	73
Bảng 3.16. 	Phân bố trình độ học vấn của mẹ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	75
Bảng 3.17: 	Đặc điểm nhân trắc học của mẹ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	76
Bảng 3.18. 	Đặc điểm có con DTBS trong gia đình các DTBS cổ bàn chân hay gặp	77
Bảng 3.19. 	Tiền sử tiếp xúc với độc chất của gia đình trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	77
Bảng 3.20. 	Điểm Pirani của trẻ có DTBS bàn chân khoèo	78
Bảng 3.21. 	Các dị tật phối hợp của trẻ có DTBS cổ bàn chân	78
Bảng 3.22. 	Tiền sử siêu âm thai kỳ của các mẹ có trẻ DTBS bàn chân trước khép	79
Bảng 3.23. 	Tiền sử dinh dưỡng của mẹ có con có DTBS trước khép	80
Bảng 3.24. 	Phân loại DTBS bàn chân trước khép theo phân loại Berg	81
Bảng 3.25. 	Mức độ hài lòng của gia đình khi đánh giá điều trị	86
Bảng 3.26. 	Đánh giá kết quả điều trị DTBS bàn chân trước khép sau 3 tháng	88
Bảng 3.27. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chân trái ở thời điểm 1 tháng	88
Bảng 3.28. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chân trái ở thời điểm 2 tháng	90
Bảng 3.29. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chân phải ở thời điểm 1 tháng	91
Bảng 3.30. 	Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chân phải ở thời điểm 2 tháng	92
Bảng 3.31. 	Liên quan tính linh động với mức độ hài lòng của cha mẹ	93
Bảng 4.1. 	Tỉ lệ DTBS cổ bàn chân trong các nghiên cứu	95
Bảng 4.2. 	Tần suất DTBS bàn chân khoèo trong các nghiên cứu	99
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: 	Tiền sử bệnh lý của mẹ khi mang thai trẻ có DTBS cổ bàn chân	62
Biểu đồ 3.2:	Tiều sử siêu âm phát hiện bất thường trong thai kỳ của mẹ trẻ	63
Biểu đồ 3.3: 	Vị trí chân có DTBS cổ bàn chân ở trẻ sơ sinh	66
Biểu đồ 3.4:	Phân bố giới tính theo vị trí DTBS cổ bàn chân	66
Biểu đồ 3.5. 	Phân bố nghề nghiệp của mẹ theo vị trí DTBS cổ bàn chân	69
Biểu đồ 3.6: 	Phân bố giới tính của trẻ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	71
Biểu đồ 3.7: 	Ngôi thai của trẻ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	72
Biểu đồ 3.8: 	Phương pháp sinh trẻ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	73
Biểu đồ 3.9: 	Phân bố nghề nghiệp của mẹ trong các DTBS cổ bàn chân hay gặp	74
Biểu đồ 3.10. 	Lý do can thiệp sinh mổ nhóm trẻ có DTBS bàn chân trước khép	79
Biểu đồ 3.11. 	Tiền sử thai sản của mẹ có DTBS bàn chân trước khép	80
Biểu đồ 3.12: 	Đặc điểm vị trí tổn thương của các trẻ có DTBS trước khép	81
Biểu đồ 3.13. 	Phân loại DTBS bàn chân trước khép theo tính linh động và đóng cứng của bàn chân	82
Biểu đồ 3.14. 	Mức độ nặng của DTBS bàn chân trước khép dựa vào vị trí đường chia đôi gót chân	82
Biểu đồ 3.15. 	Mức độ nặng của DTBS bàn chân trước khép	83
Biểu đồ 3.16. 	Mức độ cải thiện bàn chân trước khép theo đường chia đôi gót chân	84
Biểu đồ 3.17: 	Mức độ cải thiện chân trái dựa vào đường chia đôi gót chân	84
Biểu đồ 3.18. 	Mức độ cải thiện chân phải dựa vào đường chia đôi gót chân	85
Biểu đồ 3.19. 	Mức độ cải thiện theo test ngón tay chữ V	86
Biểu đồ 3.20. Đánh giá kết quả điều trị DTBS bàn chân trước khép sau 1 tháng	87
Biểu đồ 3.21.	Đánh giá kết quả điều trị DTBS bàn chân trước khép sau 2 tháng	87
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Giải phẫu xương, khớp bàn chân	3
Hình 1.2. 	Bàn chân khoèo bẩm sinh 2 bên	6
Hình 1.3: 	Tính điểm ở phần bàn chân giữa (MS) theo thang điểm Pirani	9
Hình 1.4: 	Tính điểm phần bàn chân sau (HS) theo thang điểm Pirani	9
Hình 1.5: 	Áp dụng thang điểm Pirani điều trị bàn chân khoèo	10
Hình 1.6: 	Bàn chân bẹt linh động	11
Hình 1.7: 	XQ bàn chân có khớp cổ chân đóng cứng khe khớp hẹp giữa xương ghe và xương hộp (A) và đóng cứng khối gót sên (B)	14
Hình 1.8: 	Bàn chân trẻ sơ sinh có tật xương sên thẳng trục	17
Hình 1.9: 	Dị tật bàn chân có gót chân vẹo ngoài	19
Hình 1.10: 	Nghiệm pháp ngón tay chữ V	22
Hình 1.11. 	Nghiệm pháp đường giữa gót chân	22
Hình 1.12: 	Hình ảnh in dấu bàn chân	23
Hình 1.13: 	Hình scan bàn chân và cách tính MAS	23
Hình 1.14. 	Cách tính góc khép của bàn chân trên XQ	25
Hình 1.15. 	Bàn chân trước khép đơn giản	27
Hình 1.16. 	Bàn chân nghiêng lệch	27
Hình 1.17. 	Băng cuốn chỉnh trục bàn chân trước khép	29
Hình 1.18. 	Chỉnh trục bàn chân trước khép bằng bó bột trên gối	30
Hình 1.19. 	Giày chỉnh hình Bebax	31
Hình 1.20. 	Kết quả can thiệp bàn chân trước khép bằng phẫu thuật	31
Hình 2.1: 	Xoa miết nhẹ vùng cơ chày trước	52
Hình 2.2: 	Xoa, miết vùng bờ trong bàn chân	52
Hình 2.3: 	Kéo giãn thụ động phần trước bàn chân dạng ngoài	53
Hình 2.4: 	Kích thích dạng ngoài bàn chân phản xạ	54
Hình 2.5: 	Kích thích dạng ngoài bàn chân phản xạ	54
Hình 2.6: 	Thước đo điểm VAS	56
Hình 2.7: 	Sơ đồ nghiên cứu	57
Bảng chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật bẩm sinh (DTBS) còn được gọi là khuyết tật bẩm sinh, rối loạn bẩm sinh hoặc dị dạng bẩm sinh, được định nghĩa là tình trạng bất thường của cấu trúc và chức năng xuất hiện tại thời điểm khi sinh và đã có trước sinh ở thai nhi và có thể được xác định trước khi sinh, lúc mới sinh hoặc sau này trong cuộc sống. DTBS gồm một loạt các bất thường với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Một vài DTBS rất trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong, song một số khác có thể ít nghiêm trọng và có thể điều trị được với những chăm sóc y tế thích hợp. Có khoảng 70% trường hợp DTBS chưa thể giải thích rõ ràng về nguyên nhân; trong một số trường hợp nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ có thể là yếu tố kinh tế xã hội, nhiễm trùng trong quá trình mang thai; các yếu tố về di truyền, môi trường (và bao gồm các yếu tố như thuốc men, rượu, khói thuốc lá hoặc hoá chất trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất) hoặc kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường1. 
DTBS là vấn đề y tế đang được quan tâm trên toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, các bệnh mãn tính và tình trạng khuyết tật ở trẻ em tại nhiều nước; gây ảnh hưởng to lớn đến cá nhân, gia đình, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và toàn xã hội. Cứ 100 trẻ sinh ra có 3 - 5 trẻ bị DTBS. Ngoài ra, cũng có khoảng 270.000 trẻ tử vong vì dị tật bẩm sinh trong vòng 28 ngày tuổi trên toàn thế giới2.
DTBS cổ bàn chân gồm rất nhiều dạng với các tần suất xuất hiện khác nhau trong các nghiên cứu trên thế giớiDTBS có thể gặp ở bất kỳ cơ quan nào phụ thuộc vào thời điểm thai nhi bị tổn thương. Tuy nhiên, dị tật bàn chân là một dạng hay gặp ở trẻ. Dị tật bàn chân là có rất nhiều dạng khác nhau. Theo Wynne Davies và CS (1982) thì tần suất xuất hiện DTBS cổ bàn chân tại Anh là 1,27/1000 trẻ sơ sinh sống3; còn theo tác giả Chotigavanichaya C và CS (2012) thì DTBS cổ bàn chân tại Thái Lan là 72,5/1000 trẻ sơ sinh sống4, tỉ lệ xuất hiện của từng dị tật cổ bàn chân cũng rất khác nhau trong các nghiên cứu đã công bố. Có những dị tật gây tàn tật cho trẻ như bàn chân khoèo, xương sên thẳng trục, bên cạnh đó lại có những dị tật gây ảnh hưởng đến sinh cơ học của bàn chân về lâu dài khi trẻ lớn hoặc trưởng thành. Vì vậy trẻ cần được khám sàng lọc phát hiện sớm DTBS cổ bàn chân ngay sau khi sinh, được can thiệp sớm để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Có những dạng tị tật bàn chân ảnh hưởng rất lớn đến chức năng và gây tàn tật cho trẻ như bàn chân khoèo, bàn chân xương sên thẳng trục bẩm sinh, bên cạnh đó có những dị tật cổ bàn chân ảnh hưởng nhiều tới thầm mỹ, ít hoặc lâu dài gây đau và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Dị tật bẩm sinh bàn chân trước khép là dị tật cổ bàn chân tương đối phổ biến, được phát hiện và can thiệp theo dõi và quả lý tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Widhe, T. (1997) bàn chân trước khép nếu bị bỏ sót có từ 4 – 16% sẽ trở nên nặng và đóng cứng, gây đau đớn cho trẻ khi lớn5; theo Yu và Wallace (1992) trong nhiều trường hợp bàn chân trước khép không được điều trị sẽ dẫn tới biến dạng ngón chân búa, viêm bao hoạt dịch và nhiều biến dạng khác6. Nhóm Fleisher, Adam E. và CS (2017) phát hiện bàn chân trước khép là một yếu tố nguy cơ với gãy xương kiểu Jones7.
Việc khám sàng lọc trẻ mới sinh để trên thế giới được làm thường quy từ vài trục năm nay vì vậy trẻ em của nước họ đã được phát hiện và can thiệp nên có kết quả rất tốt, thay đổi nhiều tới chất lượng sống của trẻ. Tại Việt Nam, những năm gần đây nhiều bệnh viện sản và nhi cũng đã bắt đầu thực hiện khám sàng lọc sớm như sàng lọc thai nhi, sàng lọc sơ sinh, tuy nhiên sàng lọc nhi sơ sinh lại chú trọng nhiều vào các chẩn đoán sớm các dị tật di truyền bằng lấy máu gót chân xét nghiệm và đo độ bão hoà oxy máu để chẩn đoán sớm dị tật hệ tim mạch, đo điện cực ốc tai hoặc khám và siêu âm tim, thóp ổ bụng để phát hiện dị tật các bộ phận lớn. Vì vậy dị tật bàn chân trừ một vài dị tật lớn như bàn chân khoèo, thừa ngón hoặc dính ngón dễ phát hiện sẽ thường bị bỏ sót.
Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về dị tật bẩm sinh từ năm 1953 đến nay. Tuy nhiên những nghiên cứu chỉ thống kê các dị tật theo cơ quan bộ phận lớn, đa số là nghiên cứu hồi cứu kha ... iomechanics. 1997;30(3):243-250. doi:10.1016/S0021-9290(96)00136-4
80. 	Camasta CA, Pontious J, Boyd RB. Quantifying magnification in pedal radiographs. J Am Podiatr Med Assoc. 1991;81(10):545-548. doi:10.7547/87507315-81-10-545
81. 	Dawoodi AIS, Perera A. Radiological assessment of metatarsus adductus. Foot and Ankle Surgery. 2012;18(1):1-8. doi:10.1016/j.fas.2011.03.002
82. 	Vanderwilde R, Staheli LT, Chew DE, Malagon V. Measurements on radiographs of the foot in normal infants and children. JBJS. 1988;70(3):407.
83. 	YU G, Wallage G. “Metatarsus Adductus,” in Com- Prehensive Textbook of Foot Surgery. Vol 1. Williams and Wikins; 1987.
84. 	Miron M-C, Grimard G. Ultrasound evaluation of foot deformities in infants. Pediatr Radiol. 2016;46(2):193-209. doi:10.1007/s00247-015-3460-3
85. 	Montague JR, Bovarnick M, Effren SC, Southerland CC. The demography of limb dominance, body-mass index, and metatarsus adductus deformity. J Am Podiatr Med Assoc. 1998;88(9):429-436. doi:10.7547/87507315-88-9-429
86. 	Bohne W. Metatarsus adductus. Bull N Y Acad Med. 1987;63(9):835-838.
87. 	Wynne-Davies R, Littlejohn A, Gormley J. Aetiology and interrelationship of some common skeletal deformities. (Talipes equinovarus and calcaneovalgus, metatarsus varus, congenital dislocation of the hip, and infantile idiopathic scoliosis). J Med Genet. 1982;19(5):321-328.
88. 	Kite J. Congenital Metatarsus Varus. The Journal of Bone & Joint Surgery. 1967;49(2):388-397.
89. 	Reimann I, Werner HH. Congenital metatarsus varus. On the advantages of early treatment. Acta Orthop Scand. 1975;46(5):857-863. doi:10.3109/17453677508989273
90. 	Williams CM, James AM, Tran T. Metatarsus adductus: Development of a non-surgical treatment pathway. J Paediatr Child Health. 2013;49(9):E428-E433. doi:10.1111/jpc.12219
91. 	Utrilla-Rodríguez E, Guerrero-Martínez-Cañavete MJ, Albornoz-Cabello M, Munuera-Martínez PV. Corrective Bandage for Conservative Treatment of Metatarsus Adductus: Retrospective Study. Phys Ther. 2016;96(1):46-52. doi:10.2522/ptj.20140443
92. 	Katz K, David R, Soudry M. Below-Knee Plaster Cast for the Treatment of Metatarsus Adductus. Journal of Pediatric Orthopaedics. 1999;19(1):49–50.
93. 	Percutaneous Correction of Persistent Severe Metatarsus Addu... : Journal of Pediatric Orthopaedics. Accessed October 8, 2017. 
94. 	Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, W. Bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10. Published 2011. Accessed October 7, 2019. 
95. 	Phan TD. Nghiên cứu tần xuất và tính chất di truyền của một số dị tật bẩm sinh ở một số nhóm cư dân miền Bắc Việt Nam 2001.
96. 	Xác định giá trị của một số phương pháp phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi ở tuổi thai 13-26 tuần 2006 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed October 7, 2019. 
97. 	Phát hiện dị dạng thai nhi bằng siêu âm và một số yếu tố liên quan đến dị dạng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2008 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed April 9, 2018. 
98. 	Nghiên cứu sàng lọc phát hiện một số dạng khuyết tật và các yếu tố liên quan ở trẻ 0 - 12 tháng tuổi 2012 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed April 9, 2018. 
99. 	Eamsobhana P, Rojjananukulpong K, Ariyawatkul T, Chotigavanichaya C, Kaewpornsawan K. Does the parental stretching programs improve metatarsus adductus in newborns? J Orthop Surg (Hong Kong). 2017;25(1):2309499017690320. doi:10.1177/2309499017690320
100. 	Feng L, Sussman M. Combined Medial Cuneiform Osteotomy and Multiple Metatarsal Osteotomies For Correction of Persistent Metatarsus Adductus in Children. Journal of Pediatric Orthopaedics. 2016;36(7):730–735. doi:10.1097/BPO.0000000000000559
101. 	Pompe van Meerdervoort HF. Congenital musculoskeletal malformation in South African Blacks: a study of incidence. S Afr Med J. 1976;50(46):1853-1855.
102. 	Vasluian E, van der Sluis CK, van Essen AJ, et al. Birth prevalence for congenital limb defects in the northern Netherlands: a 30-year population-based study. BMC Musculoskelet Disord. 2013;14:323. doi:10.1186/1471-2474-14-323
103. 	Pachajoa H, Ariza Y, Isaza C, Méndez F. [Major birth defects in a third-level hospital in Cali, Colombia, 2004-2008]. Rev Salud Publica (Bogota). 2011;13(1):152-162.
104. 	Nguyễn Viết Nhân. Nghiên cứu hiện trạng dị tật bẩm sinh tại một số vùng bị rải chất diệt cỏ rụng lá trong chiến tranh chống Mỹ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị. Published online 2000.
105. 	Yi L, Zhou G-X, Dai L, Li K-S, Zhu J, Wang Y. [An descriptive epidemiological study on congenital clubfoot in China during 2001 to 2010]. Sichuan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban. 2013;44(4):606-609.
106. 	Ansar A, Rahman AE, Romero L, et al. Systematic review and meta-analysis of global birth prevalence of clubfoot: a study protocol. BMJ Open. 2018;8(3). doi:10.1136/bmjopen-2017-019246
107. 	Parker SE, Mai CT, Strickland MJ, et al. Multistate study of the epidemiology of clubfoot. Birth Defects Res Part A Clin Mol Teratol. 2009;85(11):897-904. doi:10.1002/bdra.20625
108. 	Carey M, Bower C, Mylvaganam A, Rouse I. Talipes equinovarus in Western Australia. Paediatr Perinat Epidemiol. 2003;17(2):187-194. doi:10.1046/j.1365-3016.2003.00477.x
109. 	Dietz F. The genetics of idiopathic clubfoot. Clin Orthop Relat Res. 2002;(401):39-48. doi:10.1097/00003086-200208000-00007
110. 	Patil SD, Parekh H, Patil VD, Joshi K. Congenital Hallux Varus with Polydactyly and Syndactyly-Correction in an Adult - A Case Report. J Orthop Case Rep. 2014;4(2):64-68. doi:10.13107/jocr.2250-0685.171
111. 	Ahmed H, Akbari H, Emami A, Akbari MR. Genetic Overview of Syndactyly and Polydactyly. Plast Reconstr Surg Glob Open. 2017;5(11). doi:10.1097/GOX.0000000000001549
112. 	Smith WG, Seki JT, Smith RW. Prospective study of a noninvasive treatment for two common congenital toe abnormalities (curly/varus/underlapping toes and overlapping toes). Paediatr Child Health. 2007;12(9):755-759. doi:10.1093/pch/12.9.755
113. 	Rosselli P, Nossa S, Huérfano E, et al. Prenatal Ultrasound Diagnosis of Congenital Talipes Equinovarus in Bogota (Colombia) Between 2003 and 2012. Iowa Orthop J. 2015;35:156-159.
114. 	Phạm Thị Tỉnh. Nghiên cứu sàng lọc phát hiện một số dạng khuyết tật và các yếu tố liên quan ở trẻ 0 - 12 tháng tuổi 2012 — LUẬN ÁN TIẾN SĨ - Cơ sở dữ liệu toàn văn. Accessed October 7, 2019. 
115. 	Phan Thanh nga. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ xung đa vi chất trên tre suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Published online 2013.
116. 	Shi Y, Zhang B, Kong F, Li X. Prenatal limb defects. Medicine (Baltimore). 2018;97(29). doi:10.1097/MD.0000000000011471
117. 	Cho JY, Park JH, Kim JH, Lee YH. Congenital curly toe of the fetus. Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. doi:10.1002/uog.1087
118. 	Hartge DR, Gaertner S, Weichert J. Prenatal detection and postnatal outcome of congenital talipes equinovarus in 106 fetuses. Arch Gynecol Obstet. 2012;286(4):831-842. doi:10.1007/s00404-012-2325-3
119. 	Phan TD. Nghiên cứu tần xuất và tính chất di truyền của một số dị tật bẩm sinh ở một số nhóm cư dân miền Bắc Việt Nam 2001.
120. 	Phan Thanh nga. Thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà mẹ và con và hiệu quả bổ xung đa vi chất.
121. 	Jochymek J, Peterková T. ARE SCORING SYSTEMS USEFUL FOR PREDICTING RESULTS OF TREATMENT FOR CLUBFOOT USING THE PONSETI METHOD? Acta Ortop Bras. 2019;27(1):8-11. doi:10.1590/1413-785220192701189801
122. 	Wan SC. Metatarsus Adductus and Skewfoot Deformity. Clinics in Podiatric Medicine and Surgery. 2006;23(1):23-40. doi:10.1016/j.cpm.2005.10.008
123. 	Rushforth GF. The natural history of hooked forefoot. Bone & Joint Journal. 1978;60-B(4):530-532.
124. 	Aiyer AA, Shariff R, Ying L, Shub J, Myerson MS. Prevalence of metatarsus adductus in patients undergoing hallux valgus surgery. Foot Ankle Int. 2014;35(12):1292-1297. doi:10.1177/1071100714551022
125. 	Metatarsus adductus and hallux abducto valgus: their correlation - PubMed. Accessed August 5, 2020. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3655196/
126. 	Farsetti P, Weinstein SL, Ponseti IV. The long-term functional and radiographic outcomes of untreated and non-operatively treated metatarsus adductus. JBJS. 1994;76(2):257.
127. 	A New Device for the Treatment of Metatarsus Adductus. : JPO: Journal of Prosthetics and Orthotics. Accessed November 8, 2017. 
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
Mã BA mẹ:	Mã BA con	Ngày giờ khám: 
Họ tên trẻ:  Giới Nam/Nữ, Ngày sinh: . Tuổi thai: ...
Họ tên mẹ: Tuổi: Nghề nghiệp: 
Họ tên cha: ...Tuổi: Nghề nghiệp: ...	.
Địa chỉ:
Điện thoại liên hệ: Mẹ: . Bố: ...
Email:............................................................................................................
Mẹ: 
Tuổi lấy chồng	Tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ; 
PARA	Số con dị tật bẩm sinh: tuổi mẹ dị tật:
Bệnh khi mang thai: có/không	thời điểm chẩn đoán 
Thời gian bệnh	thuốc điều trị
Bệnh mãn tính của mẹ trước khi có thai: có/ không . Thuốc điều trị
Các thuốc khác mẹ dùng khi mang thai: có/ không Thuốc điều trị: 
Tiền sử thai nghén bất thường : dọa sảy thai/ động thai/ đa ối/ thiểu ối/ 
Siêu âm phát hiện dị tật trong thai kỳ: có/ không. Loại dị tật
Tiều sử dinh dưỡng mẹ trong thai kỳ: tăng .kg, bổ xung vi chất: sắt/ calcican xi/ đa vi lượng/ sữa tươi/ sữa bầu
Tiêu chủng của mẹ: 
Mẹ có Hút thuốc/ uống rượu/ lạm dụng chất gây nghiện trong khi bầu.
Bố: Tiền sử tiếp xúc với hóa chất/ phóng xạ/ hút thuốc lá/ rượu/ na túy
Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh: có / không, Cụ thể:
Ông bà có tham gia chiến tranh tại vùng có rải chất độc hóa học, phóng xạ
Khám lâm sàng trẻ
Sinh thường / sinh mổ / forcep / giác hút Lý do can thiệp: 
Giới tính: Nam/nữ Cân nặng kg Chiều dài cm chu vi vòng đầu cm
APGAR 1 phút	5 phút	10 phút
Khám toàn trạng: 
Đầu tròn/ méo lệch, cụ thể 
Mặt: bình thường/ down syndrome/ liệt 7 bên trái/ phải
Má cân đối / nép Trái/ Nép P
Đầu cổ: cân đối/ thuận xoay T/ P nghiêng T/ P
Vùng cơ ức đòn chũm: bình thường/ co cứng/ sờ thấy khối
Vùng xương đòn: bình thường/ bất thường. kết quả XQXQ: 
Vận động tay bất thường: có/ không, cụ thể: giảm/ mất VĐ tay T/P video
Số lượng và hình dạng bàn ngón tay P: , T: 
Co rút cơ vùng vai tay: có/ không, Cụ thể
Cứng khớp vùng tay: có/ không, Cụ thể
Tầm vận động háng: hạn chế/ bình thường: háng T/ P cụ thể
Nghiệm pháp Barlow (gập và ép háng): háng T +/ - Háng P +/-
Nghiệm pháp Ortolania (dạng và duỗi háng): Háng T +/ - Háng P +/ - 
Nếp nằn mông : cân đối/ P/ T, 
Chiều dài xương đùi khi gập háng cân đối/ cao Trái/ cao P
Duỗi gối bình thường/ co cứng T/ co cứng P
Phản xạ Sơ sinh: Morro +/ -, Phản xạ nắm +/ -, phản xạ tìm vú +/ -, phản xạ mút +/ -
Bất thường tim phổi: +/-, cụ thể: 
Thoát vị Thành bụng: +/ -, rốn +/ - , Bẹn +/ 
Phân loại dị tật cổ bàn chân
Loại dị tật: 
Chân bị tật: trái / phải/ cả hai chân
Điểm Pirani với bàn chân khoèo trái: MS: HS: TS
	 Phải MS: HS: TS
DỊ tật phối hợp: có/không
Loại dị tật
Bàn chân trước khép
Chân trái 	Đơn thuần/phối hợp/skew foot
Tính linh động: linh động/bán linh động/ đóng cứng
	Phân đường chia đôi bàn chân theo vùng: 
	Mức độ nặng: nhẹ / vừa / nặng
Chân phải 	đơn thuần/phối hợp/skew foot
Tính linh động: linh động/bán linh động/ đóng cứng
	Phân đường chia đôi bàn chân theo vùng
Mức độ nặng: nhẹ / vừa / nặng
	Hình in dấu chân 2 bên
Mức độ lo lắng và hài lòng của cha mẹ(người chăm sóc)(thang điểm từ 0 đến 10)
Lần đầu tiên khám
Sau 1 tháng
Sau 2 tháng
Sau 3 tháng
Kết quả phục hồi: ngón tay chữ V(NTCV), vị trí đường chia đôi gót chân
Chân trái 	Tháng 1: 
Tháng 2:
	Tháng 3: 
Chân trái 	tháng 1: 
Tháng 2:
	Tháng 3: 
Phân loại kết quả đường chia đôi gót chân theo từng tháng
Kết quả 	Rất tốt: chân trẻ chỉnh về bình thường
	Tốt: chân trẻ có cải thiện nhưng chưa về bình thường
	Kém không cải thiện 
Hình in dấu chân sau 1 Tháng
Hình in đâu chân sau 2 tháng
Hình in dấu chân sau 3 tháng
HƯỚNG DẪN KÉO GIÃN CAN THIỆP 
CHO BÀN CHÂN TRƯỚC KHÉP TẠI NHÀ
BS Nguyễn Hoài Nam, BM PHCN ĐHYHN
Người thực hiện: 
Cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc
Thời gian luyện tập
Ngày từ 3 lần, có thể thực hiện mỗi lần thay tã
Thời gian mỗi lần 10 – 12 phút
Quy trình luyện tập
STT 
Nội dung
Cách thức thực hiện
1
Chuẩn bị
Vệ sinh tay của người can thiệp sạch sẽ bằng xà phòng với nước hoặc nước rửa tay khô. 
Để tay khô tự nhiên
Bộc lộ cổ bàn chân trẻ từng chân một, bỏ tất chân, kéo quần cao đến gối
Xoa 1 chút dầu mát xoa hoặc bột tanc đều tay
2
Mát xoa mô mềm
T/g 1 – 2 phút ở một vị trí
Có 2 vị trí cần mát xoa, 1 là bờ trong bàn chân và mặt trước ngoài cẳng chân
Thực hiện hai kỹ thuật là xoay tròn và miết trượt nhẹ nhàng trên da trẻ. Dùng ô mô ngón cái mát xoa
Mỗi động tác miết trượt, và xoay tròn lặp lại 10 lần
3
Kéo giãn thụ động dạng bàn chân
T/g: 3 – 5 phút
Một tay giữ cố định phần cổ bàn chân phía sau, giữ tư thế gót chân ở trung gian 
Tay kia giữ phần trước bàn chân kéo giãn nhẹ nhàng phần trước bàn chân dạng ngoài qua đường giữa, giữ nguyên tư thế kéo giãn 1 phút, sau đó từ từ đưa phần trước trở về tư thế trung gian, nghỉ 15 giây
4
Kích thích phản xạ dạng bàn chân
T/g: 2 – 3 phút
Vị trí: bờ ngoài bàn chân 
Dùng ngón tay hoặc bàn chải lông mềm vuốt dọc từ gót chân lên ngón út theo bờ ngoài bàn chân
Sau mỗi lần vuốt chờ chân trẻ đáp ứng dạng bằng phản xạ
Lặp lại sau khi chân trở về vị trí ban đầu
Thời gian thực hiện kỹ thuật 3 – 5 phút.
Hình 1: Xoa miết nhẹ vùng cơ chày trước
Hình 2: Xoa, miết vùng bờ trong bàn chân
Hình 3, 4: Kéo giãn thụ động phần trước bàn chân dạng ngoài
Hình 5, 6: kích thích phản xạ dạng ngoài bàn chân
Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật
Cần ôm ấp vỗ về hoặc cho bé bú để tạo sự dễ chịu khi can thiệp trẻ
Không cố gắng điều trị khi bé lên cơn quấy khóc
Luôn chú ý thực hiện đúng quy trình.
Chú ý giữ gót chân trẻ ở vị trí trung gian. 
Giảm tập luyện số lần hoặc thời gian vào những ngày trẻ khó chịu nếu việc luyện tập kích thích làm tăng khó chịu của trẻ.
Gặp khó khăn liên hệ bác sĩ.
Liên hệ với bác sĩ để xin tham vấn kỹ thuật và hẹn tái khám
Số điện thoại: 0904247028 (Zalo, messenger, viber: 0904247028)
Viện Phục hồi chức năng Hà Nội, 35 lên văn thiêm
Bệnh án mẫu can thiệp nắn chỉnh bàn chân trước khép
Mẹ 29 tuổi, nhân viên văn phòng, có kinh lần đầu 13 tuổi, lấy chồng 25 tuổi, sinh bé thứ 2 ở tuần thai 39, con đầu không có dị tật, tiền sử bệnh lý trước và trong bầu khoẻ mạnh
Bố không tiếp xúc độc chất, hút thuốc lá, gia đình không có bệnh lý DTBC
Bé sinh 3.1kg, APGAR 9 – 10 điểm, vòng đầu 34,1 cm, dài 49,0 cm, siêu âm thai kỳ không có bệnh lý di truyền. 
Khám sơ sinh lúc 2 ngày tuổi, test chữ V (+) 2 bên, bàn chân trược khép đơn giản, đường chia gót chân, T vị trí 3, phải vị trí 2. chân phải linh động, chân trái bán linh động. 
Điều trị: Mẹ tập cho bé ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 12 phút 
Kết quả điều trị: hồi phục hoàn toàn sau 1 tháng, tiếp tục tái khám sau 2 tháng và 3 tháng
Hẹn khám lại khi trẻ 12 tháng: di tật chỉnh sửa hoàn toàn, không tái phát, không gây đau và ảnh hưởng đến chức năng vận động
Ảnh bàn chân trẻ 
Lúc 2 ngày tuổi

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_dac_diem_di_tat_bam_sinh_co_ban_chan_va_ket_qua_p.docx
  • pdf2. TOM TAT TIENG VIET.pdf
  • pdf3. TOM TAT TIENG ANH.pdf
  • docx4. THONG TIN TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI (TIẾNG VIỆT).docx
  • docx5. THÔNG TIN TÓM TẮT KẾT LUẬN MỚI (TIẾNG ANH).docx
  • pdfScan 1.pdf
  • pdfScan.pdf
  • docxtrích yếu luận án.docx