Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Các u não của hệ thần kinh trung ương chiếm khoảng 20% các khối tăng sinh ở trẻ em dưới 15 tuổi. Số bệnh nhi mắc u não khá phổ biến trong nhóm các bệnh ung thư, chỉ đứng sau bệnh bạch cầu cấp. Các u não ở trẻ em thường gặp nhất ở vùng hố sau, trong đó u tiểu não chiếm hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong [1].

U tiểu não gồm các khối u phát sinh từ thùy nhộng, bán cầu tiểu não. Đa số các tác giả gộp cả u phát sinh từ màng não thất IV vào các u tiểu não vì u này có thể xâm lấn vào nhu mô tiểu não và cũng như các u tiểu não chính thức, xâm lấn vào não thất IV và thân não gây nên bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau [2],[3]. U tiểu não chiếm 25 – 40% tổng số u não trẻ em, các khối u có thể là tiên phát nếu các tế bào ung thư phát sinh từ tiểu não, có thể là thứ phát nếu các tế bào ung thư di căn từ phổi, thận, đại tràng .[1],[3].

Các u tiểu não, về mô bệnh học, chủ yếu gồm ba loại là u nguyên tủy bào (medulloblastoma), u tế bào hình sao (astrocytoma), u màng não thất (ependymoma) và một số loại u khác hiếm gặp, như u đám rối mạch mạc phát triển từ đám rối mạch mạc của não thất IV (choroid plexus), u tế bào mầm (germ cell tumors), u tổ chức biểu bì (dermoid tumor) . [4],[5],[6].

U nguyên tủy bào là một trong các u tiểu não nguyên phát ác tính phổ biến ở trẻ em chiếm xấp xỉ 15 - 20% của tất cả u thuộc hệ thần kinh trung ương và 30 - 40% các u ở vùng hố sau [2]. U tế bào hình sao cũng xảy ra phổ biến ở vùng tiểu não và đứng thứ hai sau u nguyên tủy bào, u này chiếm 10 - 20% của tất cả u não trẻ em và chiếm 30 - 40% u vùng hố sau [7]. Đây là loại u lành tính nhất trong các loại ung thư não. U màng não thất chiếm khoảng 10% khối u của hệ thần kinh trung ương và tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân gây nên các u não nói chung cũng như u tiểu não nói riêng vẫn chưa được biết rõ. Ngày nay, người ta thấy nhiều trường hợp có yếu tố bất thường về di truyền (do tổn thương gien hoặc nhiễm sắc thể) xảy ra trong thời kỳ phát triển của thai nhi hoặc sau sinh. Phơi nhiễm với các độc tố môi trường hoặc vi rút còn đang tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ [8].

Tiên lượng nặng nhất và gây tử vong cao thường gặp ở u màng não thất sau đến u nguyên tủy bào, u tế bào hình sao là u lành tính nhất. Những yếu tố tiên lượng chủ yếu phụ thuộc vào chẩn đoán sớm, xác định đúng thể bệnh và điều trị kịp thời, kết hợp giữa các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu tùy từng loại u. Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với u nguyên tủy bào hiện nay có thể đạt được từ 60 - 80%. Các u tế bào hình sao có tỷ lệ sống kéo dài hơn vì phần lớn là các u sao bào lông lành tính, nếu cắt bỏ hết u tỷ lệ sống qua khỏi rất cao và kéo dài đến 95% trường hợp [6].

Hiện nay, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học cũng như các phương pháp điều trị phẫu thuật định vị, phẫu thuật dao gamma (gamma knife), xạ trị và hóa trị liệu ung thư ngày càng tiến bộ, do đó tiên lượng cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh ngày càng được cải thiện rõ rệt [3],[8].

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u tiểu não còn chưa nhiều. Năm 1989, Nguyễn Chương “Góp phần nghiên cứu chẩn đoán u tiểu não ở trẻ em” [9]. Năm 1996, Nguyễn Thị Quỳnh Hương “Đối chiếu lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính u tiểu não ở trẻ em” [10]. Các nghiên cứu này thực hiện trong điều kiện phương tiện chẩn đoán và khả năng điều trị bệnh ung thư ở nước ta những năm trước còn hạn chế, các nghiên cứu về chẩn đoán dựa vào lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não, do đó kết quả điều trị còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về u tiểu não ở trẻ em bổ sung cho hai nghiên cứu trên. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Với hai mục tiêu:

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u tiểu não trẻ em.

2. Đánh giá kết quả điều trị u tiểu não trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

 

doc 176 trang dienloan 9240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN VĂN HỌC
NGHI£N CøU §ÆC §IÓM L¢M SµNG, M¤ BÖNH HäC 
Vµ §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ U TIÓU N·O ë TRÎ EM
T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG
	LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN VĂN HỌC
NGHI£N CøU §ÆC §IÓM L¢M SµNG, M¤ BÖNH HäC 
Vµ §¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ U TIÓU N·O ë TRÎ EM
T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG
	Chuyên ngành	: Nhi khoa
	Mã số	: 62720135
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
 Cán bộ hướng dẫn: 
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
2. GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, nhân dịp hoàn thành bản luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng thuộc Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hoàn thiện luận án.
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Thầy đã truyền đạt kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học và tổ chức nhóm nghiên cứu đa chuyên ngành Thần kinh liên quan Ung thư, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nghiên cứu đề tài u tiểu não đạt kết quả tốt nhất.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cám ơn sâu sắc tới: 
 - Ban lãnh đạo khoa, cùng các đồng nghiệp, nhân viên khoa Thần kinh và nhóm nghiên cứu điều trị u não tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
 - Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và các Khoa, Phòng, Ban liên quan đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
 - Ban Giám hiệu Trường Đại Y Hà Nội, Phòng sau Đại học, các Nhà khoa học, các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Nhi, Bộ môn chuyên ngành liên quan đề tài nghiên cứu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án khoa học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè thân thích đã động viên và giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. 
Hà Nội ngày 08 tháng 11 năm 2016
Tác giả
 TRẦN VĂN HỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Văn Học, nghiên cứu sinh khóa 28, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan.
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của các Thầy:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
Hướng dẫn 2: GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã công bố tại Việt Nam và Thế giới.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2016
Người viết cam đoan
Trần Văn Học
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ALNS	Áp lực nội sọ
BN Bệnh nhân
BNPT Bệnh nhân phẫu thuật
cGy 0,01 đơn vị liều xạ (centigrey)
CHT Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI)
CLVT 	Cắt lớp vi tính (Computerized Tomography - CT)
CTA 	Chụp cắt lớp điện toán mạch máu 
	(Computerized Tomography Angiography)
Cs Cộng sự
Gy Đơn vị liều xạ (grey)
HIV 	Human Immuno-deficiency Virus 
	(Vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
IQ Intelligence Quotient (chỉ số phát triển trí tuệ)
NS Năm sinh
NT-OB	Não thất - ổ bụng
PT	Phẫu thuật
TN	Tiểu não
TV Tử vong
WHO 	Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các u não phổ biến ở trẻ em: vị trí khối u và bản chất mô học(*)	15
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi và giới	71
Bảng 3.2. Phân bố theo vùng dân cư	71
Bảng 3.3. Phân bố trẻ mắc bệnh theo tháng, năm	72
Bảng 3.4. Thời gian từ khi triệu chứng u đầu tiên đến khi nhập viện	73
Bảng 3.5. Triệu chứng khởi phát	74
Bảng 3.6. Các triệu chứng lâm sàng tại thời điểm nhập viện.	75
Bảng 3.7. Đặc điểm hình ảnh u tiểu não trên phim chụp cộng hưởng từ	76
Bảng 3.8. Phân bố u tiểu não theo đặc điểm mô bệnh học và tuổi trung bình mắc bệnh	77
Bảng 3.9. Phân bố u tiểu não theo đặc điểm mô bệnh học, giới và nhóm tuổi	78
Bảng 3.10. Phân loại mô bệnh học theo mức độ ác tính (WHO)	79
Bảng 3.11. Sự thay đổi về triệu chứng lâm sàng	80
Bảng 3.12. Sự thay đổi về đặc điểm hình ảnh trên phim cộng hưởng từ	81
Bảng 3.13. Sự thay đổi về triệu chứng lâm sàng	82
Bảng 3.14. Sự thay đổi về các đặc điểm hình ảnh trên phim cộng hưởng.	83
Bảng 3.15. Sự thay đổi về triệu chứng lâm sàng	84
Bảng 3.16. Sự thay đổi về đặc điểm hình ảnh bệnh lý trên phim cộng hưởng từ.	85
Bảng 3.17 . Tình hình bệnh nhân sống và tử vong tại thời điểm các năm theo dõi	86
Bảng 3.18. Tình hình bệnh nhân sống và tử vong theo các năm theo dõi	87
Bảng 3.19. So sánh kết quả sống và tử vong đến thời điểm kết thúc nghiên cứu theo các loại mô bệnh học	89
Bảng 3.20. Đánh giá kết quả phẫu thuật qua hình ảnh cộng hưởng từ	90
Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả điều trị của các phương pháp	91
Bảng 3.22. Kết quả điều trị u nguyên tủy bào	92
Bảng 3.23. Kết quả điều trị của u tế bào hình sao	93
Bảng 3.24. Kết quả điều trị của u màng não thất	94
Bảng 3.25. Các di chứng của bệnh nhân còn sống	94
Bảng 3.26. Tình trạng phát triển trí tuệ sau điều trị các loại u tiểu não	95
Bảng 3.27. Thời điểm tử vong liên quan với kích thước khối u	97
Bảng 3.28. Thời gian sống thêm của bệnh nhân tử vong liên quan khối u xâm lấn và di căn	98
Bảng 3.29. Một số yếu tố liên quan chính đến số sống và tử vong ở bệnh nhân u tiểu não nói chung	99
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ các loại u tiểu não với các tác giả Gjerris, Chang 	113
Bảng 4.2. So sánh về tỷ lệ sống của bệnh nhân u tiểu não với tác giả Quinn.	118
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ sống sau 1 và 5 năm với tác giả Jacqueline R.F	120
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi và giới	70
Biểu đồ 3.2. Thời gian trung bình từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện theo mỗi loại mô bệnh học	74
Biểu đồ 3.3. Đường Kaplan – Meier chung	88
Biểu đồ 3.4: Đường Kaplan - Meier của 3 nhóm u thường gặp theo mô bệnh học	89
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân theo số lần phẫu thuật	90
Biểu đồ 3.6: Bệnh nhân sống, tử vong của từng năm đến thời điểm kết thúc nghiên cứu	92
Biểu đồ 3.7. Bệnh nhân sống, tử vong đến thời điểm kết thúc nghiên cứu theo nhóm tuổi và mô bệnh học.	96
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh cộng hưởng từ u tiểu não	4
Hình 1.2. Tỷ lệ trung bình u não trẻ em trong 1.000.000 dân tại Hoa Kỳ từ 1997 - 2001	5
Hình 1.3. Vị trí tiểu não trong	11
Hình 1.4. Phân chia tiểu não	12
Hình 1.5. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính u tiểu não 	22
Hình 1.6. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ u tiểu não	22
Hình 1.7. U nguyên tủy bào	25
Hình 1.8. U tế bào hình sao tiểu não	30
Hình 1.9. U màng não thất	32
Hình 4.1. Hình ảnh CHT sọ não trước và sau phẫu thuật	123
Hình 4.2. Mô bệnh học khối u	124
Hình 4.3. Một số hình ảnh liên quan bệnh nhân Tràng Ngọc L	127
Hình 4.4. Một số hình ảnh về bệnh nhân Nguyễn Văn Minh H	130
4,5,11,12,22,25,30,32,70,74,88,89,90,92,96,123,124,127,130
1-3,6-10,13-21,23-24,26-29,31,33-69,71-73,75-87,91,93-95,97-122,125,126,128,129,131-
	ĐẶT VẤN ĐỀ	
Các u não của hệ thần kinh trung ương chiếm khoảng 20% các khối tăng sinh ở trẻ em dưới 15 tuổi. Số bệnh nhi mắc u não khá phổ biến trong nhóm các bệnh ung thư, chỉ đứng sau bệnh bạch cầu cấp. Các u não ở trẻ em thường gặp nhất ở vùng hố sau, trong đó u tiểu não chiếm hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong [1].
U tiểu não gồm các khối u phát sinh từ thùy nhộng, bán cầu tiểu não. Đa số các tác giả gộp cả u phát sinh từ màng não thất IV vào các u tiểu não vì u này có thể xâm lấn vào nhu mô tiểu não và cũng như các u tiểu não chính thức, xâm lấn vào não thất IV và thân não gây nên bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau [2],[3]. U tiểu não chiếm 25 – 40% tổng số u não trẻ em, các khối u có thể là tiên phát nếu các tế bào ung thư phát sinh từ tiểu não, có thể là thứ phát nếu các tế bào ung thư di căn từ phổi, thận, đại tràng .[1],[3].
Các u tiểu não, về mô bệnh học, chủ yếu gồm ba loại là u nguyên tủy bào (medulloblastoma), u tế bào hình sao (astrocytoma), u màng não thất (ependymoma) và một số loại u khác hiếm gặp, như u đám rối mạch mạc phát triển từ đám rối mạch mạc của não thất IV (choroid plexus), u tế bào mầm (germ cell tumors), u tổ chức biểu bì (dermoid tumor). [4],[5],[6].
U nguyên tủy bào là một trong các u tiểu não nguyên phát ác tính phổ biến ở trẻ em chiếm xấp xỉ 15 - 20% của tất cả u thuộc hệ thần kinh trung ương và 30 - 40% các u ở vùng hố sau [2]. U tế bào hình sao cũng xảy ra phổ biến ở vùng tiểu não và đứng thứ hai sau u nguyên tủy bào, u này chiếm 10 - 20% của tất cả u não trẻ em và chiếm 30 - 40% u vùng hố sau [7]. Đây là loại u lành tính nhất trong các loại ung thư não. U màng não thất chiếm khoảng 10% khối u của hệ thần kinh trung ương và tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.
Nguyên nhân gây nên các u não nói chung cũng như u tiểu não nói riêng vẫn chưa được biết rõ. Ngày nay, người ta thấy nhiều trường hợp có yếu tố bất thường về di truyền (do tổn thương gien hoặc nhiễm sắc thể) xảy ra trong thời kỳ phát triển của thai nhi hoặc sau sinh. Phơi nhiễm với các độc tố môi trường hoặc vi rút còn đang tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ [8]. 
Tiên lượng nặng nhất và gây tử vong cao thường gặp ở u màng não thất sau đến u nguyên tủy bào, u tế bào hình sao là u lành tính nhất. Những yếu tố tiên lượng chủ yếu phụ thuộc vào chẩn đoán sớm, xác định đúng thể bệnh và điều trị kịp thời, kết hợp giữa các phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu tùy từng loại u. Tỷ lệ sống trên 5 năm đối với u nguyên tủy bào hiện nay có thể đạt được từ 60 - 80%. Các u tế bào hình sao có tỷ lệ sống kéo dài hơn vì phần lớn là các u sao bào lông lành tính, nếu cắt bỏ hết u tỷ lệ sống qua khỏi rất cao và kéo dài đến 95% trường hợp [6].
Hiện nay, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học cũng như các phương pháp điều trị phẫu thuật định vị, phẫu thuật dao gamma (gamma knife), xạ trị và hóa trị liệu ung thư ngày càng tiến bộ, do đó tiên lượng cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh ngày càng được cải thiện rõ rệt [3],[8]. 
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u tiểu não còn chưa nhiều. Năm 1989, Nguyễn Chương “Góp phần nghiên cứu chẩn đoán u tiểu não ở trẻ em” [9]. Năm 1996, Nguyễn Thị Quỳnh Hương “Đối chiếu lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính u tiểu não ở trẻ em” [10]. Các nghiên cứu này thực hiện trong điều kiện phương tiện chẩn đoán và khả năng điều trị bệnh ung thư ở nước ta những năm trước còn hạn chế, các nghiên cứu về chẩn đoán dựa vào lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não, do đó kết quả điều trị còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về u tiểu não ở trẻ em bổ sung cho hai nghiên cứu trên. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị u tiểu não ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Với hai mục tiêu:
1. 	Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u tiểu não trẻ em.
2. 	Đánh giá kết quả điều trị u tiểu não trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
 Kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ về lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh ung thư nói chung và bệnh u tiểu não nói riêng ở trẻ em hiện nay, đồng thời cũng đưa ra được các khuyến nghị trong công tác quản lý và cứu chữa, chăm sóc trẻ mắc bệnh u não ở nước ta.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA 
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: U não là khối u trong sọ xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau, như: nhu mô não, màng não, dây thần kinh sọ, các mạch máu, tuyến yên và các khối u di căn vào trong sọ. U não có hai loại lành tính và ác tính tùy theo đặc điểm tế bào[11]. 
U tiểu não là những khối u nằm ở vùng hố sau. Các u này gồm hai loại tiên phát và thứ phát. Các u tiên phát là những khối u có nguồn gốc từ tiểu não. Các u thứ phát là các khối u do di căn từ các phần khác của cơ thể, như đại tràng, phổi, thực quản và một số nơi khác [2]. 
Về mô bệnh học u tiểu não gồm hai loại chính là u tế bào hình sao (astrocytoma) và u nguyên tủy bào (medulloblastoma). U tế bào hình sao từ nguồn gốc tiểu não có các tế bào lành tính và ác tính. Trái lại u nguyên tủy bào thuộc loại rất ác tính, chiếm 20% toàn bộ các khối u não ở cả trẻ em và người lớn. U màng não thất (ependymoma) có nguồn gốc từ màng não thất của não thất IV gắn liền với tiểu não, những u này có thể xâm lấn vào tiểu não chính thức và có thể xâm lấn vào thân não, biểu hiện lâm sàng như u nguyên tủy bào và u tế bào hình sao, và được gộp vào các u vùng tiểu não [11],[12].
Hình 1.1. Hình ảnh cộng hưởng từ u tiểu não 
(Theo Hoàng Đức Kiệt: Phương pháp tạo ảnh cộng hưởng từ [13])
1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU U TIỂU NÃO
1.2.1. Tần số mắc bệnh
Hình 1.2. Tỷ lệ trung bình u não trẻ em trong 1.000.000 dân tại Hoa Kỳ 
từ 1997 - 2001 (theo Michael E. C và Patricia)[2]
Các u của hệ thần kinh trung ương chiếm gần 20% tổng số các u tăng sinh ở trẻ em dưới 15 tuổi, các u này chỉ đứng sau bệnh bạch cầu cấp. Nghiên cứu dịch tễ ở Đức từ 1990 - 1999 với 3268 trẻ dưới 15 tuổi bị u não, người ta thấy tỷ lệ mắc mỗi năm là 2,6/100.000 trẻ, trong đó u tiểu não chiếm tỷ lệ khá cao trong các u não nói chung (27,9% tổng số) [4]. Trên biểu đồ hình 1.2 cho thấy, ở các nhóm < 6 tuổi và 5 - 9 tuổi, u tiểu não chiếm tỷ lệ cao nhất (9,3 - 9,7/ 1.000.000 dân) và giảm hơn ở nhóm 10 - 14 tuổi, 15 - 19 tuổi (5,7 và 3,7/ 1.000.000 dân) [2].
Tỷ lệ mắc ung thư hàng năm nói chung ở Hoa Kỳ là 15 - 20/100.000 người, trong đó u não là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người dưới 35 tuổi. Xấp xỉ 3700 bệnh nhân u não trẻ em và vị thành niên mỗi năm. Tỷ lệ mắc trẻ dưới 20 tuổi là 45/1.000.000 trẻ mỗi năm, cao nhất ở độ tuổi dưới 5 (xấp xỉ 52 bệnh nhân/ 1.000.000 trẻ mỗi năm [8],[12].
 Thống kê từ 2003 - 2007 ở Canada, có 1039 người bị ung thư hệ thần kinh trung ương, trong đó 16% ung thư ở trẻ em; với tỷ lệ 44% u tế bào hình sao, 20% khối u có nguồn gốc trong sọ và tủy sống, 10% là u màng não thất. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi là 30%, trẻ dưới 10 tuổi là 75%. Vị trí khối u phổ biến nhất ở vùng hố sau [14].
Theo báo cáo của khoa giải phẫu bệnh, bệnh viện Alsabah (Kuwait), trên các tiêu bản của bệnh nhân u não được xem xét mô bệnh học từ 1995 - 2011. Trong thời kỳ này, 75 trẻ trai (49%) và 77 trẻ gái (51%) đã được xác định mô bệnh học là u não nguyên phát. Các trẻ mắc u não bao gồm 122 trẻ từ 0 - 14 tuổi và 30 trẻ từ 15 - 19 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh trẻ trai so với trẻ gái là 1,03 và 0,76 đối với thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc bệnh tính theo tất cả các nhóm tuổi là 11,2/ triệu người/ năm. Trẻ mắc bệnh ở nhóm 1 - 4 tuổi mắc cao nhất (33%). U não phổ biến nhất ở trẻ em là u tế bào hình sao (37%), u có nguồn gốc bào thai (31%), u màng não thất (8%), u tuyến yên (23%) và u nguyên bào thần kinh đệm (15%). Vị trí u phổ biến nhất ở vùng tiểu não (47%) [4].
U tế bào hình sao chiếm 10 - 20% tất cả các u não trẻ em, phổ biến thứ hai ở vùng hố sau, và chiếm 30 - 40% của tất cả các u hố sau ở trẻ em [6]. Các u tế bào hình sao thường gặp là bậc thấp ở trẻ em và hiếm hơn ở người lớn. Khi u tế bào hình sao bậc thấp ở người lớn, thường gặp hơn ở nhóm lan tỏa hoặc không phải u sao bào lông (non –  ... . “General of surgery”. In Pizzo PA, Poplack DG (editors). Principle and Practice of Pediatrice, Oncology, 4th edition. Philadelphia, Lippincott Williams, pp: 405-20.
Tarbell NJ and Kooy HM (2006). “General Principles of Radiation Oncology”. In Pizzo PA, Poplack DG (editors). Principle and Practice of Pediatrice, Oncology, 4th edition. Philadelphia, Lippincott Williams, pp: 421-32.
Guinan EC, Krance RA and Lehmann LE (2002). “Stem cell transplantation in pediatric oncology”. In Pizzo PA, Poplack DG, Principle and Practice of Pediatric Oncology, 4th edition. Philadelphia, Lippincott Williams 2002, pp: 429-52.
Cheung NKV and Rooney CM (2002). “Principles of immune and cellular ttherapy”. In Pizzo PA, Poplack DG, Principle and Practice of Pediatric Oncology, 4th edition. Philadelphia, Lippincott Williams, pp: 381-408.
Blatt J, Dreyer A. (2002). “Late effects of childhood cancer and its treatment”. In Pizzo PA, Poplack DG (editors). Principles and Practice of Pediatric, Oncology, 4th edition, Philadelphia, Lippincott Williams & Winkins, pp 1431-61.
Andrew S. Bradlyn (2004). Health - related quality of life in pediatric oncology; current status and future challenges”. J pediatr Oncol Nurs, 21, 137-140.
Balis F.M, Holconberg J.S, and Blaney S.M (2002). “General principles of chemotherapy”. In Pizzo PA, Poplack DG (editors). Principles and practice of pediatric, oncology, 4th edition, Philadelphia, Lippincott Williams and Winkins, 2002, pp 237-308.
Brenner MK (2002). “Gene Transfer and the Treatment of Pediatric Malignancy”. In Pizzo PA, Poplack DG, Principle and Practice of Pediatric Oncology, 4th edition. Philadelphia, Lippincott Williams, pp: 453-64.
Dickerman JD (2007). “The late effects of childhood cancer therapy”. Pediatrics, 119: 554-68.
Trần Văn Học, Nguyễn Thị Bích Vân, Ninh Thị Ứng và cs (2009). Đặc điểm lâm sàng và phân loại u não ở trẻ em trong 5 năm (2003 - 2008) tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 356, 46-52. 
Hoàng Thị Năng (2014). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và biểu hiện lâm sàng theo vị trí u não ở trẻ em. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Peter Kaatch, Christian H. Rickert, Joanchim Kuhl et al (2001). “Population - based epidermiologic data on brain tumours in German children”. Cancer, Volue 92, Issue 12, Pages 3155-14.
Coppes M, Tubergen DG, Arceci RJ (2001). “Pediatric oncology in the 21st century: I and II”. Hematol Oncol clin North Am; 15: 631-910.
Carlos F, Torres M.D. et al (1994). Surveillance scanning of children with Medulloblastoma, Neur Engl Jour of Med, 330 (13), pp 892 -95.
Shawna L. P, Wilburn E. R, and Amar G (2007). Understanding the Cognitive Impact on Children Who are Treated for Medulloblastoma, Journal of Pediatrics Psychology 32(9), pp 1040 - 1049.
Woo S.Y, Donaldson S.S, Cox R.S (1988). Astrocytoma in children: 14 years’ experience at Stanford University Medical Center. J. Clin Oncol, 6 (6), 1001 - 1007.
Gerald M.F. (2001). Clinical Pediatric Neurology: A Signs and symptoms Approach, fourth edition, pp 97 - 116.
Guy L.O, Davis H, and Barnes W (1956). Brain tumours in children: clinical analysis of 164 cases. Pediatrics, 18 (6), 856-70.
Daria Riva and Cesare Giorgi (2000). The cerebellum contributes to higher functions during development: Evidence from a series of children surgically treated for posterior fossa tumours. Brain, Issue 123, pp. 1051 - 1061. 
Edgardo Schijman, Jonathan C.P, and Harold L.R et al (2004). Management of hydrocephalus in posterior fossa tumors: how, what, when?. Childs Nerv Syst, 20, 192-94.
Anthony J. Raimondi, Tadanori Tomita (2012). Hydrocephalus and infratentorial tumors: Incidence, clinical picture, and treatment. J of Neurosurgery, 116 (5); 174 - 182.
Culley D.J, Berger M.S, Mitchel S et al (1994). An analysis of factors determining the need for ventriculoperitoneal shunts after posterior fossa tumor surgery in children. Neurosurgery, volume 34, issue 3, 402-8. 
William T.O (2013). “Imaging of primary posterior fossa brain tumours in children”, Journal of the American osteopathic college of radiology, vol 2, issue 3, 2-12.
Desai K.I, Nadkarni T.D, Muzumdar D.P et al (2001). Prognostic factor for cerebellar astrocytomas in children: A study of 102 cases, Pediatr Neurosurg, 35, 311-17. 
Bakish J, Hargrave D, Tariq N, et al (2003), Evaluation of dietetic intervention in children with medulloblastoma or supratentorial primitive neuroectodermal tumors. Cancer, 98 (5), 1014-1020.
Pierre - Kahn A, Hirsch JE, Roux F.X. (1983), “Intracranial ependymoma in childhood. Survival and functional results in 47 cases”, Childs Brain, 10: 145-156.
Christian H. R, Werner P (2001). Epidemiology of central nervous system tumors in childhood and adolescence based on the new WHO classification. Child’s Nervous System, Volume 17, Issue 9, pp503 - 511.
Gjerris V Murali, Sidda Reddy, Seethiah S, et al (1978). Clinicopathological study of cerebellar astrocytoma: report of thirty cases. J of Evolution of Medical and Dental Sciences, vol 2, issue 43, 8365-71.
Donna R. Copeland, Carl deMoor, Bartlett D. Moore , et al (1999). Neurocognitive Development of Children After a Cerebellar Tumor in Infancy: A Longitudinal Study, Journal of Clinical Oncology, 17 (11), 3476-86.
Jacques Grill, Delphine V, Virginie, et al (2004). Critical risk factors for intellectual impairment in children with posterior fossa tumors: the role of cerebellar damage, Journal of Neurosurgery, Vol 101, Nº 2, pp 152 - 158.
 Undjian S, Marinov M, Georgiev K. (1989). Long term follow - up after surgical treatment of cerebellar astrocytomas in 100 children, Childs nerv syst, (2), 99-101.
Heiskanen O., Lehtosalo J. (1985). Surgery of cerebellar astrocytomas, ependymomas and medulloblastomas in children. Acta Neurochirurgica, volum 78, issue 1, 1-3.
Jacqueline R.F, George J.D, and John T.F. (1984). Medulloblastoma in childhood an epidemiological study. Journal of Neurosurgery, vol 64, No.4, pp 657- 664.
Nicholas G.G and Amar G (2008). Chemotherapy for malignant brain tumors of childhood, J Child Neurol, Volume 23, Issue 10, 1149-59.
Perez-Martinez A, Quintero V, Vicent MG (2004), “High - dose chemotherary with autologous stem cell rescue as first line of treatment in young children with medulloblastoma and supratentorrial primitive neuroectodermal tumours”. J Neurooncol, 67: 101-56.
Farideh Nejat, Mostafa El Khashab, James T Rutka (2008). Initial management of childhood brain tumors: Neurosurgical considerations. J Child Neurol, 23(10), 1136-48.
Spiros Sgouros, Paul W. Fineron, and Anthony D. Hockley (1995). Cerebellar astrocytoma of childhood: long - term follow - up. Child’s Nerv Syst, (1995), 11, 89-96.
Lyons MK, Kelly PJ (1991), “Posterior fossa ependymomas: report of 30 cases and review of the literature”, Nerosurgery 28: 659-65.
Tycho J. Z, Andrea P, Barbara D, et al (2008). Outcome of children with low - grade cerebellar astrocytoma: long-term complications and quality of life, Childs Nerv Syst, 24, 1447 -55.
Richter S, Schoch B, Ozimek A et al (2005). Incidence of dysarthria in children with cerebellar tumors: a prospective study, Brain and Languade, Volume 92, Issue 2, 153 - 67. 
Maja S, Sara I, Prisca Z, et al (2003). Neuropsychological long - term sequelae after posterior fossa tumour resection during childhood, Brain, 126, 1998 - 2008.
Katja von Hoff, Virginie Kieffer, Jean-Louis Habrand, et al (2008). Impairment of intellectual functions after surgery and posterior fossa irradiation in children with ependymoma is related to age and neurologic complications. BMC Cancer. 8(15), 1471-80.
Yule S.M, Hide T.A, Cranney M et al (2001). Low grade astrocytomas in the West of Scotland 1987-96: treatment, outcome, and cognitive functioning. Arch Dis Child, 84, 61-64.
Aarsen F.K, Van Dongen H.R, Paquier P.F et al (2004). Long - term sequelae in children after cerebellar astrocytoma surgery, Neurology, 62, 1311-16.
Kim Edelstein, Brenda J.Spiegler, Sharon Fung et al (2001). Early aging in adult survivors of childhood medulloblastoma: long-term neurocognitive, functional, and physical outcomes. Neuro-Oncology, 13 (5), 536-45.
Samuel L, Paul M. Z, et al (1988). Assessment of quality of survival in children with medulloblastoma and cerebellar astrocytoma, Cancer, (62), 1215 - 22.
Steinlin M, Imfeld S, Zulauf P et al (2003). Neuropsychological long - term sequelae after posterior fossa tumours resection during childhood. Brain, 126(9), 1998-2008.
Lisi L, Alice C. G, and Jeremy D. S (2000). Neuropsychological consequences of cerebellar tumour resection in children: Cerebellar cognitive affective syndrome in a paediatric population, Brain, Issue 123, 1041 - 1050.
Fiorillo, Amedeo (2008). Different Treatment Strategies for Pediatric Brain tumours. Current pediatric reviews, vol 4, No3, 178-186.
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU BỆNH NHÂN U TIỂU NÃO
Số TT.............
ID:
Họ tên:...................................................................
Địa chỉ...
Tuổi.........
Giới: 1. Nam 2. Nữ
Triệu chứng khởi phát: 
Đau đầu 
Nôn
Liệt/yếu chi
Co giật
Khác (ghi rõ).
Ngày khởi phát:..................
Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện lần đầu: ....... ngày
Triệu chứng đau đầu: 1. Có 2. Không 
Triệu chứng Nôn hoặc buồn nôn: 1. Có 2. Không
 Liệt chi: 1. Có 2. Không
10a. Nếu có 1. Liệt 1 chi 2. Liệt nửa người
 3. Liệt 2 chân 4. Liệt 2 tay 5. Liệt tứ chi.
 Liệt TK sọ: 1. Có 2. Không
11a. Nếu có 1. Dây VI 2. Dây VII 3. Nhiều dây
 Hội chứng tiểu não: 
Có 2. Không 3. Không xác định
 Loạng choạng
1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Mất điều hòa động tác
Có 2. Không 3. Không xác định
 Rung giật nhãn cầu
1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Run tay chân
1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Rối loạn ngôn ngữ
1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Giảm trương lực cơ
1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Triệu chứng Co giật: 1. Có 2. Không
19a. Nếu có 
 1. Giật toàn thân
 2. Giật cục bộ 
 3. Không xác định 
 RL tri giác : 1. Có 2. Không
20a. Nếu có 
 1. Lơ mơ 2. Li bì 3. Hôn mê
 Dấu hiệu màng não: 1. Có 2. Không
 Dấu hiệu Babinski: 1. Có 2. Không
22a. Nếu có 
 1. Một bên 2. Cả 2 bên. 3. Không xác định
 Nhìn đôi: 1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Giảm/ Mất thị lực 
Có 2. Không 3. Không xác định
 Soi đáy mắt: 1. Có 2. Không 
 Nếu có
 25a. Tình trạng phù gai thị: 1. Có 2. Không 3. Không xác định 
 Vòng đầu to: 1. Có 2. Không
27. Nghẹo cổ: 1. Có 2. Không
 Xét nghiệm máu 1. Có 2. Không
 Nếu có: 
 28a. Số lượng hồng cầu .................HC (x 103/mm2)
 28b. Huyết sắc tố ................... g/L
 28c. Số lượng bạch cầu ..................BC (x /mm2)
 28d. Số lượng tiểu cầu ...................TC (x 103/mm2)
 Vị trí khối u: 
1. Thùy nhộng, 2. Bán cầu TN
3. Thùy nhộng + Bán cầu TN 
Đường kính TB khối u: ..............mm
 Ranh giới khối u: 1. Rõ 2. Không rõ 3. Không xác định
 Tính đồng nhất của khối u: 
 Có 2. Không 3. Không XĐ 
 Tính ngấm thuốc của khối u: 
Nhiều 2. Ít 3. Không
 Nang dịch: 
Có 2. Không 3. Không XĐ
 Phù não quanh u: 
Có 2. Không 3. Không rõ
 Giãn NT: 
 1. Có 2. Không
 Nếu có: 
 36a Mức độ giãn: 1. Giãn nhẹ 2. Giãn vừa 3. Giãn rộng 
 Xâm lấn thân não
1.Có 2. Không 3. Không xác định
 Di căn tuỷ sống: 
 1. Có 2. Không 3. Không xác định
 Phẫu thuật đặt van NT – OB: 1. Có 2. Không
Nếu có:
39a. Thời điểm đặt van NT - OB: 1. Trước PT cắt u 2. Sau PT cắt u
39b. Nhiễm trùng sau đặt van NT – OB: 1. Có 2. Không
 Phẫu thuật cắt u: 1. Có 2. Không
Nếu có
40a. Số lần phẫu thuật cắt u: ..............lần
40b. Phẫu thuật lần đầu: 1. Hết u 2. Còn một phần u
 3.Như trước PT 4. Không xác định 
40b1. Nhiễm trùng sau PT: 1. Có 2. Không
 40c. Phẫu thuật lần 2: 1. Có 2. Không
 40c1. Nếu có: 1. Hết u 2. Còn một phần u
 3.Như trước PT 4. Không xác định
40c2. Nhiễm trùng sau PT: 1. Có 2. Không
 40d. Phẫu thuật lần 3: 1. Có 2. Không
 40d1. Nếu có: 1. Hết u 2. Còn một phần u
 3. Như trước PT 4. Không xác định
40d2. Nhiễm trùng sau PT: 1. Có 1. Không 
Nếu không phẫu thuật: 
40e. Lý do không phẫu thuật: 
 1. Không thể phẫu thuật 2. Gia đình xin không PT 3. Lý do khác
	41. Kết quả mô bệnh học: 1. Có 2. Không
Nếu có: 41a Xếp loại mô bệnh học
 1. Astrocytoma grade 1 
2. Astrocytoma grade 2 
3. Astrocytoma grade 3 
4. Astrocytoma grade 4
5. Medulloblastoma
 6. Ependymoma grade2
7. Ependymoma grade 3
8. Ependymoma grade 4
9. Khác
42. Điều trị xạ: 1. Có 2. Không
42a. Nếu có: 1. Xạ hết liều 2. Xạ dở dang
43b. Nếu xạ dở dang: 1. Do tai biến 2. Do tình trạng BN 3. Do gia đình
43c. Nếu không xạ: 1. Do phác đồ 2. Do tình trạng BN 3. Do gia đình
 Điều trị hoá chất: 1. Có 2. Không 
Nếu có:
43a. Phác đồ 
 1. Phác đồ Medullo dưới 6T 
 2. PĐ Medullo trên 6T
 3. PĐ Ependymoma vùng hố sau dưới 6T 
 4. PĐ khác 
43b. Liệu trình 
Đủ liều
Dở dang
 43c. Tai biến 1. Có 2. Không
 Nếu có 
43c1 1. Rụng tóc 2. Thiếu máu
 3. Giảm BC hạt 4. Khác
 Nếu dở dang
 	43d. Lý do 1. Tử vong 2. Nặng lên 3. GĐ xin thôi 
Nếu không
43e. Lý do 1. Do phác đồ 2. Do tình trạng BN 3. Do gia đình
 Tái phát khối u: 1. Có 2. Không 3. Không phẫu thuật 4. Không xác định 
Nếu có: 
 44a. Sau phẫu thuật hết u: ................ tháng
 Tình trạng hiện nay: 
 1. Sống 2. Tử vong 3. Mất liên lạc
Nếu tử vong: 
45a. Ngày tử vong: ........./......./ 20.... 
45b. Thời điểm tử vong:
Trước phẫu thuật
Đang/sau phẫu thuật
Đang điều trị xạ
Đang điều trị hóa chất
Sau điều trị
45c. Nguyên nhân tử vong: 
 1. Không điều trị 2. Liên quan phẫu thuật
 3. Điều trị xạ 4. Điều trị hóa chất
 5. U tái phát và di căn 6. Khác 
 Nếu sống:
 45d. Di chứng 1.Có di chứng, 2. Không di chứng 
Nếu có di chứng:
 45d1. Loại di chứng
45d1a Rối loạn vận động: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
45d1b Thay đổi tính nết: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
45d1c Rối loạn ngôn ngữ: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
45d1d Rối loạn thị lực: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
45d1e Rối loạn tiểu tiện: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
45d1f Liệt dây TK sọ: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
 45e. Điểm IQ: . điểm 
PHIẾU THEO DÕI KHÁM LẠI
Lần thứ.............
Mã BN:
1. Họ tên:................................................................... Tuổi.
2. Địa chỉ...
3. Lý do khám lại 1. Theo hẹn 2. Cấp cứu 3. Khác 
4. Chụp cộng hưởng từ: 1. Có 2. Không
Nếu có
Có u 2. Không có u
 Nếu có u
 Vị trí: 1. Vị trí cũ 2. Vị trí khác của não 3. Tủy sống
 Đường kính trung bình khối u: ..mm
 So với lần khám trước: 1. Không thay đổi 2. Lớn hơn 3. Nhỏ hơn 
 Tình trạng giãn não thất 1. Có 2. Không
5. Di chứng 1.Có di chứng, 2. Không di chứng 
 Nếu có di chứng:
 Loại di chứng
Rối loạn vận động: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
Thay đổi tính nết: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
Rối loạn ngôn ngữ: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
Rối loạn thị lực: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
Rối loạn tiểu tiện: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
Liệt dây TK sọ: 1. Có 2. Không 3. Không XĐ
6. Điểm IQ: . điểm 
7. Các bất thường khác (nếu có): 
8. Kế hoạch tiếp theo:
Phẫu thuật lại: 1 Có 2. Không
Hẹn khám lần tiếp theo sau ..tháng 

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_mo_benh_hoc_va_danh_gia_ket_qua.doc
  • docThong tin KL moi cua luan an. Tieng Anh.doc
  • docThong tin KL moi cua luan an. Tieng Viet.doc
  • docTom tat luan an. Tieng Anh.doc
  • pdfTom tat luan an. Tieng Anh.pdf
  • docTom tat luan an. Tieng Viet.doc