Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Nguyên
nhân chủ yếu là do các hoạt động KT-XH của con người gây phát thải quá mức các khí nhà
kính vào khí quyển. Biến đổi khí hậu không chỉ còn là vấn đề môi trường mà là tác động mạnh
mẽ đến phát triển bền vững.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững của đất nước.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến
đổi khí hậu là: tài nguyên nước, tài nguyên đất, sinh kế, biến đổi cơ cấu sản xuất và an ninh
lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven biển.
Tại tỉnh Quảng Nam, tính riêng giai đoạn từ 1999 - 2014 đã có 68 cơn bão; 38 đợt áp
thấp nhiệt đới; 39 trận lũ; 77 đợt hạn hán đã ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến tỉnh Quảng
Nam, trong đó có những trận quy mô lớn và có sức tàn phá khốc liệt phải kể đến như: cơn
bão số 4 (2005); cơn bão số 6 (2006); cơn bão số 9 (2009), cơn bão số 11 (2013), ước tính
thiệt hại của các cơn bão này mang lại lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng.
Theo tính toán của Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật cho
năm 2016, số liệu được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH, áp dụng cho tỉnh
Quảng Nam cho thấy: Với kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2080-2099, nhiệt độ trung bình
năm so với thời kỳ 1986-2005 (thời kỳ cơ sở) tăng 1,80C, lượng mưa tăng 25,9%.
Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH trong
những năm qua. Cụ thể, cơ cấu cây trồng, mùa vụ thay đổi rõ rệt (từ việc trồng và canh tác 3
vụ lúa trước đây thì nay người dân địa phương chỉ có thể canh tác có 2 vụ), năng suất, sản
lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng cũng đang trở thành thách thức
trong điều kiện hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra trong chăn nuôi
cũng đã xuất hiện một số loại dịch bệnh mới làm ảnh hưởng đén hoạt động sản xuất bình
thường của ngành chăn nuôi tại địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, NCS đã chọn “Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH
đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Thị Liễu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội, năm 2017 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Trọng Thông 2. PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp ...... họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ, 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy– Hà Nội. Vào hồi giờ phút ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc Gia Việt Nam và thư viện Viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Thư viện Viienj Địa lý NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Liễu (2011). Preliminary assessments on impacts of climate change on agriculture production in Southeast Asia", Southeast Asian Geography Association, Hội Nghị Địa lý Đông Nam Á tr526-530. 2. Nguyễn Thi Liễu, Mai Trọng Thông (2010). Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ V, tr838-843. 3. Nguyễn Thị Liễu (2012). Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung. ISSN1859-2635, số 1/2012-tr62-71. 4. Nguyễn Thị Liễu (2015). Biến động trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ 1995 - nay, Tạp chí Nông thông mới. ISSN1859-0195, số 405- tr46-50. 5. Nguyễn Thị Liễu, Mai Trọng Thông (2016). Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, số 415, kỳ 3 tháng 4/2016- tr41-43. 6. Nguyễn Thị Liễu (2016). Dự báo Kịch bản biến đổi khí hậu tới năm 2100 tại Quảng Nam. 11.7802,6 ha diện tích đất nông, lâm, thủy sản sẽ bị ngập. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, số 420+421, kỳ 2+3 tháng 6/2016-tr74 - 77. 7. Nguyễn Thị Liễu, Ngô Tiền Giang (2016). Đánh giá ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến năng suất lúa ở tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khí tượng Thủy văn. Số 667, tháng 7/2016 8. Nguyễn Thị Liễu, Lại Vĩnh Cẩm (2016). Ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam. Tạp chí Nông thôn mới. ISSN1859-0195, Số 426 Kỳ 2 tháng 8/2016-tr56-58. 9. Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Đăng Tiến (2016). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Tài nguyên Môi trường. ISSN1859-1477, số 16, kỳ 2 tháng 8/2016-tr 30-33. 10. nguyễn Thị Liễu, Ngô Tiền Giang (2017). Mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu và năng suất lúa tỉnh Quảng Nam. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu, tr157-161. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động KT-XH của con người gây phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển. Biến đổi khí hậu không chỉ còn là vấn đề môi trường mà là tác động mạnh mẽ đến phát triển bền vững. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, tài nguyên đất, sinh kế, biến đổi cơ cấu sản xuất và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven biển. Tại tỉnh Quảng Nam, tính riêng giai đoạn từ 1999 - 2014 đã có 68 cơn bão; 38 đợt áp thấp nhiệt đới; 39 trận lũ; 77 đợt hạn hán đã ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến tỉnh Quảng Nam, trong đó có những trận quy mô lớn và có sức tàn phá khốc liệt phải kể đến như: cơn bão số 4 (2005); cơn bão số 6 (2006); cơn bão số 9 (2009), cơn bão số 11 (2013), ước tính thiệt hại của các cơn bão này mang lại lên đến hơn 4 nghìn tỷ đồng. Theo tính toán của Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam cập nhật cho năm 2016, số liệu được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH, áp dụng cho tỉnh Quảng Nam cho thấy: Với kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2080-2099, nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1986-2005 (thời kỳ cơ sở) tăng 1,80C, lượng mưa tăng 25,9%. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi BĐKH trong những năm qua. Cụ thể, cơ cấu cây trồng, mùa vụ thay đổi rõ rệt (từ việc trồng và canh tác 3 vụ lúa trước đây thì nay người dân địa phương chỉ có thể canh tác có 2 vụ), năng suất, sản lượng cây trồng, nhu cầu sử dụng nước tưới cho cây trồng cũng đang trở thành thách thức trong điều kiện hạn hán ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng đã xuất hiện một số loại dịch bệnh mới làm ảnh hưởng đén hoạt động sản xuất bình thường của ngành chăn nuôi tại địa phương. Xuất phát từ thực tế trên, NCS đã chọn “Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1) Xác định được những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2) Dự báo được những tác động tiềm tàng của BĐKH và thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3) Đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong xu thế BĐKH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thực hiện đánh giá những biểu hiện của BĐKH tỉnh Quang Nam thông qua biến động của một số thiên tai như bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, hạn hán. - Tiến hành đánh giá thực trạng và biến động của hoạt động sản xuất nông nghiệp nghiệp trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2014. 2 - Thực hiện đánh giá những tác động của BĐKH thông qua biến động của các thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đánh giá theo kịch bản BĐKH. - Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phát triển theo hướng bền vững. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ● Về không gian nghiên cứu Ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam ● Về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngành nông nghiệp (nghĩa hẹp) qua các khía cạnh sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập tỉnh Quảng Nam; - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam; - Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước trong nông sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam. ● Về thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố khí tượng thủy văn trong giai đoạn từ (1980-2014) và đến năm 2099 theo kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện KHKTTV&BĐKH; - Nghiên cứu chuỗi số liệu nông nghiệp (1999– 2014). 5. Luận điểm nghiên cứu Luận điểm 1: Với điều kiện địa hình phân hóa phức tạp, lại nằm ở vùng duyên hải miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của thiên tai, BĐKH đã và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt. Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá sự biến động của diện tích đất nông nghiệp nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa đã phần nào làm sáng tỏ được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong tương lai. 6. Những điểm mới của luận án - Đã xác định được mối quan hệ giữa những biến động của các thiên tai, thời tiết với những thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ 1999 đến 2014; - Đã đánh giá được tác động tiềm tàng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam theo các kịch bản BĐKH trên các khía cạnh như: biến động về diện tích đất nông nghiệp; biến động năng suất cây trồng thông qua năng suất lúa; nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất lúa tỉnh Quảng Nam; - Đã đề xuất và đánh giá mức độ ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH và thiên tai cho ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 7. Nguồn tài liệu - Số liệu khí tượng thủy văn tại các trạm ở Quảng Nam giai đoạn từ 1980-2014 và các số liệu kịch bản BĐKH được cung cấp bởi Viện Khoa học KTTV&BĐKH; 3 - Số liệu liên quan đến sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ cơ quan của Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Nam; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm từ 1999 - 2014 và Niên giám thống kê Việt Nam giai đoạn 1999-2014; - Số liệu về tình hình thiên tai lũ lụt, số liệu về thiệt hại do thiên tai lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp được NCS thu thập từ báo cáo “Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp tỉnh Quảng Nam đến năm 2020” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam; Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam và các báo cáo liên quan khác; - Nguồn tài liệu được NCS khai thác từ các đề tài, dự án, ấn phẩm khoa học tiêu biểu khác như: +) Dự án hợp tác quốc tế với Đan Mạch P1-VIE 08 “Đánh giá những tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển KT-XH ở Trung Trung Bộ Việt Nam” do Viện Địa lý chủ trì thực hiện; +) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC08.13/06-10: “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT-XH và đề xuất giải pháp chiến lược giảm nhẹ, thích nghi phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng; +) Hai ấn phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hành năm 2012: 1/ Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực Nông nghiệp và các giải pháp ứng phó và 2/ Một số điều cần biết về BĐKH với Nông nghiệp. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Luận án đã làm sáng tỏ cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; - Luận án đã tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất NÔNG NGHIỆPtrên địa bàn tỉnh Quảng Nam bằng việc sử dụng các phương nghiên cứu mới như phương pháp trọng lượng điều hòa, phương pháp mô hình tính toán thông qua các công cụ đánh giá như phần mềm DSSAT, Harmonic, Cropwat. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp cho các địa phương khác trong cả nước. Bên cạnh đó, kết quả của luận án có thể cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam trong việc quản lý, điều chỉnh các quy hoạch phát triển như: quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội tỉnh, quy hoạch ngành nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, luận án được cấu trúc thành 3 chương Chương I. Tổng quan, cơ sở lý luận, phương pháp luận về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp; Chương II. Xu thế BĐKH và diễn biến của thiên tai tại tỉnh Quảng Nam; Chương III. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam. 4 Chương 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÍ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về đánh giả ảnh hưởng của BĐKH đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến như: Các báo cáo đánh giá lần 1,2,3 của IPCC (2007). Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) ; Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNDP); tổ chức các nước hợp tác kinh tế phát triển (OECD, 2009) đều có những nghiên cứu liên quan đến tác động của BĐKH đến Việt Nam nói chung và đến ngành nông nghiệp nói riêng. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở cấp độ quốc gia, những nghiên cứu về tác động của BĐKH được trình bày một cách khá đầy đủ trong nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008, 2009), của các tác giả như Nguyễn Đức Ngữ (2008); Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2009); Lưu Đức Hải (2009); của Viện Nghiên cứu Chiến lược Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE, 2009), và gần đây nhất là các nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu). Viện đã thực hiện rất nhiều dự án hợp tác với quốc tế như: UNEP, UNDP, GEF - UNDP - ADB, UNEP - RISO, UNEP - UNFCCC, WB, MRC, liên quan đến nghiên cứu về biến đổi khí hậu và những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Ngoài ra, Viện cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Viện có 2 ấn phẩm quan trọng là 1/ Tài liệu“Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” thuộc Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững KTXH ở Việt Nam”. 2/ Tài liệu hướng dẫn: “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”. 1.2. Cơ sở lí luận về đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi của trạng thái khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là dạng thập kỉ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỉ hoặc dài hơn, thì biến đổi khí hậu là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. 1.2.1.2. Thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu 5 a) Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó với những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương pháp giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững. b) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là sự can thiệp của con người nhằm giảm nhẹ áp lực lên hệ thống khí hậu; bao gồm các chiến lược giảm nguồn phát thải khí nhà kính và tăng bể chứa khí nhà kính (IPCC,2007) 1.2.1.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu Theo UNEP (2009), đánh giá tác động của BĐKH thường được dựa trên các kịch bản BĐKH trong tương lai và được biểu hiện như là thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và những thông tin khác. 1.2.1.4. Kịch bản Biến đổi khí hậu Là giả định có cơ sở khoa học và t ... yếu tố khí hậu thời tiết như: Nhìn chung, hệ số tương quan giữa điều kiện KTNN và năng suất lúa khá cao, đa phần các hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê mang dấu dương, và các yếu tố như Tmin2, Tmin3, Tmin4; Tmax2, Tmax3, Tmax4 có mối tương quan cao với năng suất lúa ở các huyện trong vụ Đông Xuân là khá phổ biến. Trong vụ Hè Thu cũng vậy, các yếu tố như Tmin5,6,7,8,9; Tmax5,6,7,8,9; R5,6,7,8,9; Ttb5,9 có mối quan hệ cao với năng suất lúa. Hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê mang dấu dương, ngoại trừ huyện Núi Thành, Đông Giang và Quế Sơn. Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa tỉnh Quảng Nam NCS đã sử dụng mô hình DSSAT để mô phỏng năng suất lúa trong tương lai theo kịch bản BĐKH và kết quả năng suất mô phỏng đã xác định cho cả tỉnh Quảng Nam. Mô hình đảm bảo độ tin cậy hợp lý, đảm bảo kết quả đầu ra của mô hình được chính xác với vụ Đông Đông Xuân là 0,94 tạ/ha; vụ Hè Thu là 0,54 tạ/ha. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa như sau: - Đối với Vụ Đông Xuân: Năng suất lúa thể hiện rõ xu thế giảm ở các thời kỳ từ đầu thế kỉ (2016-2035); đến giữa thế kỉ (2046-2065) và cuối thế kỉ (2080-2099) theo kịch bản RCP 4.5 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005). Vào thời kỳ đầu thể kỉ 21, năng suất lúa giảm 11% so với thời kỳ cơ sở; đến giữa thể kỉ 21, năng suất lúa giảm 21% so với thời kỳ cơ sở. - Đối với Vụ Hè Thu: Cũng giống như lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu tại Quảng Nam, do tác động của BĐKH nên năng suất lúa thể hiện rõ xu thế giảm. Tuy nhiên, ứng với từng thời kỳ của kịch bản BĐKH RCP4.5 thì sự tăng, giảm của năng suất lúa có sự khác nhau từ đầu thế kỉ (2016-2035); đến giữa thế kỉ (2046-2065); và cuối thế kỉ (2080-2099). Vào thời kỳ đầu thể kỉ 21, năng suất hạt giảm 21% so với thời kỳ cơ sở; đến giữa thể kỉ 21, năng suất lúa giảm 36% so với thời kỳ cơ sở. 20 3.2.3. Tác động của BĐKH đến nhu cầu sử dụng nước tưới trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Có thể thấy nhu cầu nước tưới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất lúa đóng một vai trò quan trọng trước những thay đổi của điều kiện khí hậu. Hơn nữa, hiện trạng tỉnh Quảng Nam nhu cầu nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, nhất là trong thời kỳ nắng nóng kéo dài. Để xác định được vai trò của việc tưới nước trong hoạt động sản xuất lúa, NCS đã sử dụng mô hình Cropwat nhằm đưa ra nhu cầu nước tưới trong các thời kì theo kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 đối với cây lúa thông qua việc tính toán nhu cầu tưới của cây trồng IRReq, đó là hiệu số giữa nhu cầu nước của cây trồng và lượng mưa hiệu quả. IRReq = ETcrop - Peff Bảng 3.15. Nhu cầu tưới cho lúa ĐX, HT tại tỉnh Quảng Nam thời kì 2046-2065 của kịch bản RCP4.5 và RCP 8.5 so với thời kỳ cơ sở ĐV: triệu m3 Huyện/Thành phố 1986-2005 RCP4.5 RCP 8.5 ĐX HT Tổng ĐX HT Tổng ĐX HT Tổng Huyện Thăng Bình 32.85 25.48 58.33 36.28 32.68 68.96 38.68 34.64 73.32 Huyện Điện Bàn 20.22 18.42 38.64 26.28 25.29 51.57 28.65 26.48 55.13 Huyện Đại Lộc 18.94 17.85 36.79 22.68 21.36 44.04 24.83 28.52 53.35 Huyện Duy Xuyên 18.18 14.5 32.68 26.47 24.23 50.7 27.02 25.32 52.34 Huyện Quế Sơn 16.3 12.52 28.82 22.13 14.04 36.17 23.16 18.62 41.78 Huyện Núi Thành 13.34 12.98 26.32 18.65 16.82 35.47 20.27 18.12 38.39 Huyện Phú Ninh 12.12 10.66 22.78 16.12 12.38 28.5 18.14 15.28 33.42 Huyện Tiên Phước 10.57 6.44 17.01 14.06 8.26 22.32 16.27 9.34 25.61 Huyện Nam Giang 2.46 7.94 10.4 6.28 8.82 15.1 9.15 10.23 19.38 Huyện Hiệp Đức 6.32 2.47 8.79 8.82 5.25 14.07 10.24 7.87 18.11 Huyện Nông Sơn 7.23 1.46 8.69 8.43 3.66 12.09 9.62 8.17 17.79 Huyện Bắc Trà My 4.56 3.39 7.95 6.12 5.23 11.35 8.13 8.25 16.38 Huyện Đông Giang 3.65 4.21 7.86 3.09 5.96 9.05 5.54 10.12 15.66 Thành phố Tam Kỳ 5.2 2.48 7.68 4.38 4.48 8.86 6.43 6.29 12.72 Huyện Tây Giang 2.57 3.96 6.53 3.29 4.97 8.26 5.76 5.69 11.45 Huyện Nam Trà My 2.63 3.18 5.81 3.68 4.25 7.93 5.13 5.98 11.11 Huyện Phước Sơn 2.75 1.96 4.71 3.26 2.56 5.82 5.27 4.37 9.64 Thành phố Hội An 2.48 1.29 3.77 4.12 2.85 6.97 5.26 3.25 8.51 Tổng 182.37 151.19 333.56 234.14 203.09 437.23 267.55 246.54 514.09 21 Nhu cầu sử dụng nước tưới tại tỉnh Quảng Nam có sự gia tăng khác nhau giữa các kịch bản khác nhau (bảng 3.15) Tại thời kỳ cơ sở, nhu cầu nước tưới là 333,56 triệu m3 (trong đó: vụ Đông xuân là 182,37 triệu m3; vụ Hè thu là 151,19 triệu m3). Với kịch bản RCP 4.5, nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh Quảng Nam là 437,23 triệu m 3 (trong đó: vụ đông xuân là 234,14 triệu m3; vụ hè thu là 203,09 triệu m3); Với kich bản RCP 8.5, nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh Quảng Nam là 514,09 triệu m3 (trong đó: vụ đông xuân là 267,55 triệu m3; vụ hè thu là 246,54 triệu m3). Như vậy, nhu cầu nước tưới cho cây lúa tại các huyện/ thành phố tỉnh Quảng Nam ngày gia tăng. Theo kịch bản RCP 4.5, nhu cầu sử dụng nước tăng 31,1% so với thời kỳ cơ sở; nhu cầu sử dụng nước của kịch bản RCP 8.5 tăng 54,1% so với thời kỳ cơ sở. Trong đó, vụ Đông Xuân nhu cầu tưới tăng 53,6% (RCP 4.5) và 52,0 (RCP 8.5). Vụ Hè Thu nhu cầu tưới tăng 46,4% (RCP 4.5) và 48,0 (RCP 8.5) so với thời kỳ sơ sở. Các huyện như: Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Phú Ninh là những huyện có nhu cầu tưới lớn hơn so với các huyện khác ở cả thời kỳ cơ sở cũng như theo kịch bản BĐKH (RCP 4.5 và RCP 8.5). 3.3. Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH trong ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam 3.3.1. Các giải pháp chung - Thay đổi cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với những thay đổi của thời tiết khí hậu trong những năm gần đây; - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp; - Đẩy mạnh công tác thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp; - Ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp; - Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp; - Đầu tư phát triển chăn nuôi an toàn; - Nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH. 3.3.2. Các giải pháp cụ thể * Giải pháp phi công trình: UBND các cấp Xây dựng phương án chống hạn cụ thể; tăng cường công tác dự báo thời tiết, khí hậu; quản lý thủy lợi; nạo vét kênh mương nội đồng; quy hoạch phát triển kinh tế đối với vùng đất ngập nước;. * Giải pháp công trình: Phát huy vai trò của các hồ chứa; cần phải tiếp tục vận hành tăng cường các trạm bơm điện cố định để chống hạn; 3.3.3. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các giải pháp ứng phó trong ngành nghiệp tỉnh Quảng Nam Dựa theo quyết định số: 1719/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Tiêu chí đánh giá giải pháp ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) [30]. Theo đó mức độ ưu tiên của giải pháp, nhiệm vụ được đánh giá qua 4 bước đó là: Bước 1: Đánh giá sơ bộ. Quá trình đánh giá sơ bộ nhằm lược bỏ các đề xuất giải pháp; Bước 2: Đánh giá mức độ ưu tiên; Bước 3: Đánh giá theo nội dung đề xuất giải pháp; Bước 4: Tổng hợp kết quả. Trên cơ sở đó, NCS đã đánh giá ưu tiên các giải pháp thích ứng trong từng ngành nông nghiệp 22 Bảng 3.22. Kết quả các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên STT Yêu cầu nội dung trong Đề xuất giải pháp Điểm (tối đa) 1 Đẩy mạnh, cải thiện vai trò của hồ chứa, trạm bơm để chống hạn, mặn 98 2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ 98 3 Áp dụng các loại giống cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn trong sản xuất 98 4 Ưu tiên thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH tại các huyện/thành phố có nguy cơ chịu tác động mạnh của BĐKH 98 5 Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp 97 6 Chuyển đổi diện tích ngập sang nuôi trồng thủy hải sản 97 7 Phát triển mạnh chăn nuôi, nhằm nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Xác định chăn nuôi bò là thế mạnh đối với phát triển kinh tế miền núi 96 8 Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp 96 9 Tổ chức cảnh bảo lũ lụt, hạn hán kịp thời cho người dân, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết cực đoan 96 10 Tuyên truyền các kiến thức về BĐKH nói chung và những kiến thức về tác động của BĐKH đến ngành Nông nghiệp nói riêng cho người dân nhằm mang lại những hiệu quả cao nhất trong công tác ứng phó với BĐKH 95 Tiểu kết chương 3 BĐKH có khả năng làm ngập diện tích đất nông nghiệp. Theo dự tính vào năm 2020, diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập là 19.889,5 (chiếm 12,2% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh), năm 2050 là 20.303,9 (chiếm 12,5% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh), năm 2100 là 25.402,4 ha (chiếm 15,6% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Với mức ngập như trên so sánh với năm 1999 thì diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập tăng 28% (2020); 31% (2050); 63% (2100). Trong đó, cấp ngập từ 0-1m là cấp ngập lớn nhất trong các cấp ngập tại tỉnh Quảng Nam. Diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập do nước biển dâng cũng được NCS nghiên cứu và làm rõ cho 2 cấp 50cm và 80cm. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập ở cấp 50 cm là 418,.32 (chiếm 2,25% diện tích đất nông nghiệp). Bên cạnh đó, với cấp ngập 80 cm, diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập lên đến 637,07 ha (chiếm 0,39% diện tích đất nông nghiệp). Kết quả dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa theo kịch bản RCP 4.5 cho thấy: Vụ Đông Xuân: Năng suất lúa thể hiện rõ xu thế giảm, năng suất lúa giảm 11% vào đầu thế kỷ; 21% vào giữa thể kỉ và 33% vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở. Vụ Hè Thu: Năng suất lúa cũng thể hiện rõ xu thế giảm, năng suất lúa giảm 21% vào đầu thế kỷ; 36% vào giữa thế kỷ và 49% so vào cuối thế kỷ so với thời kỳ cơ sở. Nhu cầu sử dụng nước tưới trong sản xuất lúa cũng tăng theo kịch bản BĐKH. Theo kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2046 -2065, nhu cầu sử dụng nước tăng 31,1% so với thời kỳ cơ sở; nhu cầu sử dụng nước của kịch bản RCP 8.5 vào thời kỳ 2046 -2065 tăng 54,1% so với thời kỳ cơ sở. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN 1. Quảng Nam là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai điển hình như: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,.... Thiên tai đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã bị tác động khá lớn của BĐKH và thiên tai, đó là sự biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp, sự thay đổi trong cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa; trong ngành chăn nuôi ngày càng xuất hiện các dịch bệnh mới; nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng là một vấn đề cấp bách do ảnh hưởng của hạn hán gia tăng trong những năm gần đây;... 2. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu và các công cụ gồm: phương pháp trọng lượng điều hòa, mô hình DSSAT, mô hình Cropwat, phần mềm Mapinfo, Arcgis đã đánh giá được các tác động của BĐKH đến một số khía cạnh nhạy cảm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam theo kịch bản BĐKH, cụ thể: - Diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập vào năm 2020 là 19.889,5 ha (chiếm 12,2% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh), năm 2050 là 20.303,9 ha (chiếm 12,5% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh), năm 2100 là 25.402,4 ha (chiếm 15,6% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập tăng 28% (2020); 31% (2050); 63% (2100). Diện tích cấp ngập từ 0-1m là lớn nhất so với các các cấp ngập khác. Diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập do nước biển dâng ở mức 50 cm là 418,32 (chiếm 2,25% diện tích đất nông nghiệp); ở mức 80 cm là 637,07 ha (chiếm 0,39% diện tích đất nông nghiệp). Các địa phương có diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập do BĐKH và nước biển dâng lớn nhất là: Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Núi Thành, Tam Kỳ, Đại Lộc, Quế Sơn, TP. Hội An. Với diện tích đất nông nghiệp có khả năng bị ngập như trên sẽ được xem là một bất lợi khá lớn cho ngành nông nghiệp trong tương lai. - Năng suất lúa theo kịch bản BĐKH cũng thể hiện rõ xu thế giảm. Cụ thể: năng suất lúa vụ Đông Xuân giảm 11% vào đầu thế kỷ; 21% vào giữa thể kỉ so với thời kỳ cơ sở. Đối với vụ Hè Thu giảm 21% vào đầu thế kỷ; 36% vào giữa thể kỉ so với thời kỳ cơ sở. - Nhu cầu nước tưới cho cây lúa tại các huyện/ thành phố tỉnh Quảng Nam ngày gia tăng. Theo kịch bản RCP 4.5, vào thời kỳ 2046 -2065, nhu cầu sử dụng nước tăng 31,1% so với thời kỳ cơ sở; nhu cầu sử dụng nước của kịch bản RCP 8.5 vào thời kỳ 2046 -2065 tăng 54,1% so với thời kỳ cơ sở. Trong đó, vụ Đông Xuân nhu cầu tưới tăng 53,6% (RCP 4.5) và 52,0% (RCP 8.5). Vụ Hè Thu nhu cầu tưới tăng 46,4% (RCP 4.5) và 48,0% (RCP 8.5). Các huyện như: Thăng Bình, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Núi Thành, Phú Ninh là những huyện có nhu cầu tưới lớn hơn so với các huyện khác ở cả thời kỳ cơ sở cũng như theo kịch bản BĐKH (RCP 4.5 và RCP 8.5). Nhu cầu nước tưới gia tăng phụ thuộc vào diện tích sản xuất và hiện tượng hạn hán dự báo tăng lên trong tương lai theo kịch bản BĐKH. 24 3. Các giải pháp ứng phó với BĐKH trong ngành nông nghiệp được đề xuất bao gồm những giải pháp phi công trình và công trình và được đánh giá, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp là căn cứ khoa học đáng tin cậy để các nhà quản lý có thể đề ra các chính sách, biện pháp ứng phó kịp thời với BĐKH, góp phần làm giảm những thiệt hại đến mức thấp nhất do BĐKH gây ra đối với ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam. II. KIẾN NGHỊ 1. Để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam thì hai nguồn số liệu quan trọng là số liệu về hoạt động sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản và số liệu khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, tại địa phương hiện nay cả hai loại số liệu này vẫn còn thiếu và chưa được cập nhật đầy đủ trong các báo cáo; các trạm quan trắc khí tượng thủy văn thì ít. Do vậy, NCS kiến nghị các cơ quan quản lý của tỉnh Quảng Nam cần xây dựng một ngân hàng dữ liệu đầy đủ hơn trên cơ sở cập nhật cũng như tổ chức điều tra, quan trắc bổ sung. Ngân hàng dữ liệu này trước hết là giúp cho các nhà quản lý có thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn và những dự đoán trong tương lai trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp trong cả nước cũng như tại tỉnh Quảng Nam. 2. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hứng chịu những ảnh hưởng bất lợi của BĐKH. Trong những năm qua, tình trạng hạn hán xảy ra nhiều và kéo dài hơn, tần suất bão, lũ lụt cũng thường xuyên hơn, xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng dọc theo các lưu vực sông vào đất liền, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Nam ngay lúc này cần thiết phải đề ra được các giải pháp thích ứng phù hợp và hiệu quả cho ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phải có sự ưu tiên và điều chỉnh thực hiện các giải pháp ứng phó với nhau để có thể mang lại hiệu quả thích ứng cao nhất nhằm tránh những thiệt hại đến mức thấp nhất do BĐKH mang lại. 25
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_den_san_xu.pdf