Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh Hà Giang
Trong xu thế hội nhập hiện nay, phát triển lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đi sâu vào chất lượng và phát triển bền vững. Lúa cạn (lúa nương) là loại lúa gieo trên đất trồng cạn như các loại hoa màu không tích nước trong ruộng. Bên cạnh khả năng thích nghi tốt trong điều kiện canh tác nhờ nước trời, lúa cạn còn được biết đến bởi chất lượng thơm ngon mang đặc trưng vùng miền bởi các sản phẩm được làm từ gạo nương. Hà Giang là một trong các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam có nhiều cây trồng đặc sản trong đó phải kể đến là các giống lúa cạn (lúa nương). Tại đây, các giống lúa nếp cạn và tẻ cạn đều được gieo trồng chính trong vụ mùa, chiếm khoảng 3% tổng diện tích lúa mùa. Giống có nhiều đặc điểm tốt như sinh trưởng phát triển trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời, chịu được nóng, được hạn, và đặc biệt bởi chất lượng gạo cao, hạt gạo trong, cơm và xôi dẻo. Tuy nhiên hạn chế trong canh tác lúa cạn và lúa nếp cạn tại địa phương năng suất vẫn thấp chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha (Cục thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016). Nguyên nhân chủ yếu là do giống, biện pháp kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch và điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến năng suất. Do vậy, bên cạnh việc bảo tồn cần phải tìm các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống vừa tạo điều kiện để giống phát huy được tiềm năng sinh học và nâng cao năng suất. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc “Nghiên cứu kỹ thuật canh tác cho lúa nếp cạn đặc sản tại tỉnh Hà Giang” phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen lúa cạn và sản xuất lúa chất lượng cao tại địa phương, cây lương thực bản địa thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu rất cấp thiết.
File đính kèm:
- nghien_cuu_ky_thuat_canh_tac_cho_lua_nep_can_dac_san_tai_tin.docx