Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum
Rừng và nước là hai yếu tố cấu thành cơ bản của cảnh quan địa lý, là
những nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng và ảnh hưởng sâu
sắc nhất đối với đời sống của con người và các loài sinh vật khác trên trái đất.
Mối quan hệ giữa rừng và nước rất phức tạp, đan xen trong nhiều mối quan hệ
với các thành phần khác của môi trường như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và
các hoạt động của con người. Trong giới hạn một lưu vực sông, sự biến đổi
của thảm thực vật rừng ở mức độ nhất định có thể dẫn đến sự thay đổi nhiều
yếu tố khác như xói mòn bề mặt đất, chế độ dòng chảy, chất lượng nước sông
suối, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của cư dân trong lưu
vực. Vì vậy, việc phát hiện quy luật tương tác giữa thảm thực vật rừng với
dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông, để có giải pháp quản lý và
sử dụng hiệu quả cả hai nguồn tài nguyên rừng và nước là nhiệm vụ quan
trọng trong nghiên cứu thủy văn rừng, có ý nghĩa to lớn cả về mặt khoa học
và thực tiễn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TẤN LIÊM NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẢM THỰC VẬT RỪNG VỚI DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG LƯU VỰC SÔNG ĐĂKBLA, TỈNH KON TUM LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TẤN LIÊM NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẢM THỰC VẬT RỪNG VỚI DÒNG CHẢY VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG LƯU VỰC SÔNG ĐĂKBLA, TỈNH KON TUM Chuyên ngành: lâm sinh Mã số: 62.62.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHÙNG VĂN KHOA 2. GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC LUNG Ơ Hà Nội, 2014 i LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum” được thực hiện và hoàn thành theo chương trình đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam. Trong suốt hơn 3 năm thực hiện luận án này, tác giả đã được Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp, lãnh đạo UBND tỉnh Kon tum, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon tum quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung và PGS.TS. Phùng Văn Khoa là những người thầy hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả từ những ngày đầu tiên lựa chọn đề tài đến lúc hoàn thành luận án. Tác giả xin cám ơn sự cộng tác giúp đỡ nhiệt tình của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Kon tum, Công ty tư vấn lâm nghiệp Chinh Nguyên, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon tum trong việc thu thập và xử lý số liệu, chia xẻ những kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cuối cùng và rất quan trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người thân trong gia đình và các bạn hữu gần xa đã tận tình giúp đỡ tác giả cả tinh thần và vật chất để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và công việc trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện nghiên cứu và năng lực chủ quan có hạn, cho nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp các nhà khoa học để hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ: “ Nghiên cứu mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla, tỉnh Kon tum” là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà trường nếu như số liệu, kết quả nghiên cứu không trung thực hoặc sao chép từ công trình nghiên cứu của người khác đã công bố. Kon tum, ngày 15/7/2014. Người cam đoan. iii Ơ MỤC LỤC Lời cảm ơn ...................................................................................................... i Lời cam đoan ................................................................................................. ii Mục lục ......................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu các đơn vị tính. ......................................... vi Danh mục các bảng tính toán và hình ảnh ................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 I. Đặt vấn đề. .............................................................................................. 1 II. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài. ............................................ 2 III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.. ............................................. 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4 I. Trên thế giới. ........................................................................................... 4 1. Phương pháp nghiên cứu thủy văn rừng. .............................................. 4 1.1. Nghiên cứu ở quy mô ô thí nghiệm. ................................................. 5 1.2. Nghiên cứu ở quy mô khu rừng. ...................................................... 5 1.3. Nghiên cứu ở quy mô lưu vực. ........................................................ 6 1.4. Mô hình hóa trong nghiên cứu thủy văn rừng quy mô lưu vực. ...... 10 2. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu về ảnh hưởng của rừng đối với dòng chảy và chất lượng nước của lưu vực. .................................................... 12 2.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đối với sản lượng nước trong dòng chảy của lưu vực. ........................................................................ 14 2.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng đối với chất lượng nước trong lưu vực. ................................................................................................ 22 II. Ở Việt nam. ......................................................................................... 25 1. Nghiên cứu ở quy mô khu rừng. ......................................................... 25 1.1. Xây dựng phương pháp nghiên cứu thủy văn rừng. ....................... 26 iv 1.2. Xác định khả năng giữ nước và điều tiết dòng chảy của rừng. ...... 27 1.3. Xác định khả năng giữ nước của đất rừng. ..................................... 28 1.4. Xác định lượng thoát hơi nước của thảm thực vật rừng và bốc hơi nước của đất rừng. ................................................................................ 28 1.5. Nghiên cứu cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn. ........... 29 2. Nghiên cứu ở quy mô lưu vực. ........................................................... 30 2.1. Khả năng giữ nước của đất rừng và các thảm thực vật rừng. ......... 30 2.2. Ảnh hưởng của độ che phủ rừng đến sản lượng nước trong dòng chảy sông suối. ..................................................................................... 31 2.3. Ảnh hưởng của độ che phủ rừng đến chất lượng nước trong dòng chảy sông, suối. .................................................................................... 33 2.4. Xác định diện tích rừng cần thiết trong lưu vực. ............................ 34 2.5. Xây dựng và ứng dụng các mô hình nhằm tính toán, mô phỏng các quá trình dòng chảy trong lưu vực. ....................................................... 36 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .................. 40 Chương 1. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................... 40 1.1. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................ 40 1.1.1. Phân tích một số đặc trưng cơ bản của các lưu vực nghiên cứu. .. 40 1.1.2. Phân tích mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng và các yếu tố lập địa với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla. ............ 40 1.1.3. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu vực sông Đăkbla. .................................................................................. 41 1.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 41 1.2.1. Phương pháp luận. ...................................................................... 41 1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin. ................................................. 42 1.2.3. Phương pháp xử lý thông tin. ...................................................... 49 v Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 63 2.1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của khu vực nghiên cứu. ................... 63 2.1.1. Xác định vị trí, ranh giới, diện tích, độ dốc, chỉ số hình dạng, thổ nhưỡng, mật độ lưới sông, suối của các lưu vực nghiên cứu. ................ 63 2.1.2. Phân tích các đặc trưng về chế độ mưa, thảm thực vật rừng và chế độ dòng chảy sông, suối trong các lưu vực nghiên cứu. ........................ 67 2.2. Phân tích mối liên hệ giữa thảm thực vật rừng và các yếu tố lập địa với dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla. ...................... 82 2.2.1. Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng. .............................. 82 2.2.2. Xác lập phương trình hồi quy biểu thị mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. .................................................................... 83 2.3. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết nhằm nâng cao giá trị sử dụng của sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu vực sông Đăkbla. ....................................................................... 116 2.3.1. Đánh giá khả năng điều tiết nước trong dòng chảy sông suối và hạn chế xói mòn đất của thảm thực vật rừng hiện có trong lưu vực sông Đăkbla. ............................................................................................... 116 2.3.2. Bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu vực sông Đăkbla. ................................................................................ 119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 126 I. Kết luận............................................................................................... 126 II. Kiến nghị ........................................................................................... 130 PHỤ LỤC Ơ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU CÁC ĐƠN VỊ TÍNH Chữ viết tắt và ký hiệu Tên đầy đủ và giải nghĩa ArcGIS. Phần mềm hệ thống thông tin địa lý xử lý và phân tích các mô hình không gian. CIFOR. Center for International Forestry Research – Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế. DEM. Digital Elevation Model – Mô hình số hóa độ cao. ENVI. The Environment for Visualizing Images – Phần mềm xử lý ảnh viễn thám. FAO. Food and Agriculture Ornization of the United Nation – Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc. GIS. Geography Information System – Hệ thống thông tin địa lý. GPS. Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu. IUFRO. International Union of Forest Research Orgnizations – Hiệp hội các tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế. MapInfor. Phần mềm hệ thống thông tin địa lý xử lý bản đồ. RQĐ. Rừng quy đổi. SPSS. Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm máy tính phục vụ phân tích thống kê dùng cho nghiên cứu điều tra xã hội. SSE. Sum of Squares Residual - Tổng bình phương sai số. SSR. Sum of Squares Regression - Tổng bình phương hồi quy. SST. Sum of Squares Total - Tổng bình phương chung. SWAT. Soil and Water Assesment Tools – Công cụ đánh giá đất và nước. WMS . Watershed Modeling System – Hệ thống mô hình lưu vực. vii Chữ viết tắt và ký hiệu Tên đầy đủ và giải nghĩa B Chiều rộng bình quân lưu vực. CP Độ che phủ rừng. F Hình số thon thân cây. Flv Diện tích lưu vực. G Tiết diện ngang thân cây tại vị trí cao 1,3m. H Chiều cao vút ngọn của cây theo cấp kính. Kd Chỉ số hình dạng lưu vực. L Chiều dài lưu vực. M Mô đuyn dòng chảy. Mbclu Mô đuyn bùn cát lơ lửng mùa lũ. Pgtb Tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình. Q Lưu lượng dòng chảy. Qnăm Lưu lượng bình quân năm. S Độ dốc lưu vực . Tnăm Tổng lượng nước mưa năm trên lưu vực . Xbq Lượng mưa bình quân . Y Độ sâu dòng chảy. ŋ Hệ số dòng chảy. COM Compound - Hàm compound. Y = B0 + B1X CUB. Cubic - Hàm parabol bậc 3. Y = B0 + B1X + B2X2+ B3X3 INV. Inverse - Hàm nghịch đảo. Y = B0 + B1/X LIN. Liner – Hàm tuyến tính. Y = B0 + B1.X LOG. Logarithmic – Hàm logarit. Y = B0 + B1.lnX POW. Power - Hàm Power. lnY = B0 + B1.lnX QUA. Quadratic - Hàm parabol bậc 2. Y = B0 + B1X + B2X2 S Hàm chữ S. lnY = B0 + B1/X hoặc Y = exp (B0 + B1/X) viii DANH MỤC CÁC BẢNG TÍNH TOÁN VÀ HÌNH ẢNH Số hiệu bảng, hình vẽ Tên bảng, tên hình vẽ Trang Bảng 2.1. Diện tích, độ dốc, chỉ số hình dạng các lưu vực nghiên cứu 64 Bảng 2.2. Diện tích các loại đất trong lưu vực sông Đăkbla. 65 Bảng 2.3. Lượng mưa trên các lưu vực trong giai đoạn 2011-2013. 67 Bảng 2.4. Diện tích các trạng thái rừng trong các lưu vực nghiên cứu. 73 Bảng 2.5. Độ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình trong các lưu vực nghiên cứu. 74 Bảng 2.6. Lưu lượng dòng chảy bình quân (năm, mùa lũ, mùa cạn) và lượng bùn cát lơ lửng trong dòng chảy mùa lũ ở các lưu vực nghiên cứu. 76 Bảng 2.7. Tổng lượng dòng chảy, mô đuyn dòng chảy và hệ số dòng chảy trong các lưu vực nghiên cứu từ năm 2011-2013. 79 Bảng 2.8. Bảng tính tỷ tương quan giữa các đại lượng 81 Bảng 2.9. Bảng phân tích phương sai (CP - Qnăm). 84 Bảng 2.10. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP - Qnăm). 84 Bảng 2.11. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,CP,Sbq,Kd)- Qnăm. 85 Bảng 2.12. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,CP,Sbq,Kd)- Qnăm. 86 Bảng 2.13. Tóm tắt mô hình liên hệ (Tnăm,CP) - Qnăm . 86 Bảng 2.14. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,CP) - Qnăm . 86 Bảng 2.15. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,CP,) - Qnăm . 87 Bảng 2.16. Bảng phân tích phương sai (CP- Mnăm). 89 Bảng 2.17. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP- Mnăm). 89 Bảng 2.18. Bảng phân tích phương sai (Xnăm,CP,) - Mnăm . 90 Bảng 2.19. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xnăm,CP,) - Mnăm. 91 Bảng 2.20. Bảng phân tích phương sai (CP-Mlũ). 92 ix Bảng 2.21. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-Mlũ). 93 Bảng 2.22. Bảng phân tích phương sai (Xlũ,CP,) - Mlũ 94 Bảng 2.23. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xlũ,CP,) - Mlũ . 94 Bảng 2.24. Bảng phân tích phương sai (CP-ŋnăm). 96 Bảng 2.25. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-ŋnăm). 97 Bảng 2.26. Bảng phân tích phương sai (CP-Mbclu). 98 Bảng 2.27. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (CP-Mbclu). 99 Bảng 2.28. Bảng phân tích phương sai (Xlũ,CP,) – Mbclu . 100 Bảng 2.29. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xlũ,CP,) – Mbclu. 100 Bảng 2.30. Bảng phân tích phương sai (Pgtb - Qnăm). 104 Bảng 2.31. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb - Qnăm). 105 Bảng 2.32. Bảng phân tích phương sai (Tnăm,Pgtb)- Qnăm. 106 Bảng 2.33. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Tnăm,Pgtb)- Qnăm. 106 Bảng 2.34. Bảng phân tích phương sai (Pgtb - Mnăm). 108 Bảng 2.35. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb - Mnăm). 109 Bảng 2.36. Bảng phân tích phương sai (Xnăm,Pgtb) - Mnăm . 110 Bảng 2.37. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Xnăm,Pgtb) - Mnăm. 110 Bảng 2.38. Bảng phân tích phương sai (Pgtb-Mlũ). 112 Bảng 2.39. Bảng các hệ số của phương trình hồi quy (Pgtb-Mlũ). 113 Bảng 2.40. Kết quả biến động mô đuyn dòng chảy năm theo sự biến đổi của lượng mưa bình quân năm và độ che phủ rừng. 119 Bảng 2.41. Kết q ... ếp tục bị suy giảm sẽ làm cho chế độ dòng chảy ở mức cạn kiệt, nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, muốn gia tăng khả năng sinh thủy của rừng trên một đơn vị diện tích lưu vực sông Đăkbla thì tỷ lệ diện tích rừng giàu và rừng trung bình cần nâng lên trên 50%. 3. Về vai trò của rừng đối với quá trình xói mòn đất trên bề mặt lưu vực thông qua hai chỉ tiêu độ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình. - Độ che phủ rừng là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến mô đuyn bùn cát lơ lửng trong mùa lũ. Trong điều kiện lượng mưa bình quân tương đối ổn định và có tính chu kỳ, độ che phủ rừng tăng thì lượng đất xói mòn trên mỗi đơn vị 130 diện tích của lưu vực trong mùa lũ sẽ giảm và ngược lại. Điều này khẳng định vai trò của rừng làm hạn chế xói mòn đất trên bề mặt lưu vực, cuốn trôi vào dòng chảy sông suối, làm giảm chất lượng nước và gây bồi lắng, làm cạn các lòng hồ thủy điện và thủy lợi ở hạ lưu. Với độ che phủ rừng hiện nay là 49,1%, tương ứng với diện tích 150.200 ha, thì lượng bùn cát xói mòn trong một mùa lũ trên lưu vực sông Đăkbla khoảng 890.000 m3 đất, tức là chưa đảm bảo lượng bùn cát xói mòn trên bề mặt lưu vực ở mức thấp nhất. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu cực đoan, mùa lũ thường xuất hiện những đợt mưa lớn và kéo dài với lượng mưa trên 1.300 mm, nếu độ che phủ rừng không tăng, hoặc rừng tiếp tục bị suy giảm về diện tích, thì lượng bùn cát xói mòn trong mùa lũ đi vào dòng chảy sông Đăkbla có thể lên trên 2 triệu m3/ năm. Vì vậy, cần thiết phải tăng độ che phủ rừng lên trên 67%, tương ứng quy mô diện tích rừng là 205.000 ha thì lượng xói mòn sẽ giảm dưới mức bình quân hiện nay. - Tỷ lệ diện tích rừng giàu và trung bình không có có ảnh hưởng rõ rệt đến mô đuyn bùn cát lơ lửng trong mùa lũ, tức là vai trò hạn chế xói mòn đất của rừng giàu và trung bình không thể hiện rõ rệt. 4. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đề xuất quy mô diện tích và chất lượng rừng cần thiết để nâng cao tối đa sản lượng nước trong dòng chảy sông suối trong mùa khô hạn và hạn chế thấp nhất xói mòn đất trong mùa lũ trên lưu vực sông Đăkbla là khoảng 205.000 ha, tương ứng độ che phủ rừng khoảng 67%, trong đó diện tích rừng giàu và trung bình chiếm trên 50%. II. Kiến nghị Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, mặc dù đã đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, đã có những phát hiện mới đã nêu trong kết luận trên đây, song đề tài vẫn còn hạn chế đó là : - Đề tài chỉ mới phân tích và định lượng được tác động của hai nhân tố là lượng mưa và thảm thực vật rừng tác động đến khả năng sinh thủy cung 131 cấp cho dòng chảy sông suối và hạn chế xói mòn đất trên bề mặt lưu vực rửa trôi vào dòng chảy, còn lại các nhân tố khác tác động như điều kiện thổ nhưỡng, địa hình và các loại hình sử dụng đất của con người vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng. - Các phương trình đa biến chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy và chất lượng nước trong lưu vực sông Đăkbla cho nên phạm vi ứng dụng của kết quả nghiên cứu hạn chế; các phương trình hồi quy xây dựng được chưa qua kiểm định thực tế nên trước mắt chỉ có giá trị tham khảo và áp dụng cụ thể cho lưu lực sông Đăkbla, cần tiếp tục kiểm nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng cho các lưu vực khác. Trong các công trình nghiên cứu tiếp theo, đề nghị cần có nghiên cứu bổ sung, để đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố cùng tác động đến sản lượng và chất lượng nước trong dòng chảy của lưu vực sông, làm cơ sở lý luận phục vụ có hiệu quả việc quản lý và sử dụng đồng thời hai nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên nước vì lợi ích lâu dài của nhân loại./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Tấn Liêm (2014), “Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để đánh giá biến động tài nguyên rừng trong lưu vực sông Đakbla, giai đoạn 1995-2010”, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,8/2014 (239), tr.118-124. 2. Nguyễn Tấn Liêm , Phùng Văn Khoa (2014), “Mối liên hệ giữa lượng bùn cát lơ lửng trong dòng chảy mùa lũ với lượng mưa và độ che phủ rừng của lưu vực sông Đăkbla”, Kinh tế sinh thái, (46), tr.43-49. 3. Nguyễn Tấn Liêm , Phùng Văn Khoa (2014), “Mối liên hệ giữa lượng mưa và độ che phủ rừng với khả năng cung cấp nước cho dòng chảy sông suối trong lưu vực sông Đăkbla”, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 11/2014 (242), tr.100-105. TÀI LIỆU THAM KHẢO. I. Tiếng Việt: 1. Hà Ban (2007), Thách thức và triển vọng phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn tỉnh Kon tum. Nhà xuất bản Đà nẵng. 2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Hà nội 3. Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Kiên Dũng (2005), “Ứng dụng mô hình SWAT tính toán dòng chảy và bùn cát lưu vực sông Sê san”, Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ 9, Viện Khí tượng thủy văn, Tr 247-252. 4. Cục kỹ thuật điều tra cơ bản (1990), Quy phạm quan trắc lưu lượng nước sông lớn và sông vừa vùng sông không ảnh hưởng triều (94TCN3-90). Tổng cục Khí tượng Thủy văn. 5. Cục mạng lưới và trang thiết bị kỹ thuật KTTV (1996), Quy phạm quan trắc lưu lượng chất lơ lửng vùng sông không ảnh hưởng triều (94TCN13- 96).Tổng cục Khí tượng Thủy văn. 6. Nguyễn Kiên Dũng, Cao Phong Nhã (2002), “Nghiên cứu đặc điểm bùn cát trên các lưu vực sông Ba, sông Mã và sông Sêrêpôc”, Tuyển tập báo báo khoa học Hội thảo lần thứ X, Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường. 7. Phạm Văn Điển (1998), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thuỷ văn của một số thảm thực vật rừng làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn rừng giữ nước - vùng xung yếu hồ thuỷ điện Hoà Bình. Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 8. Phạm Văn Điển (2006), Nghiên cứu khả năng giữ nước của một số thảm thực vật tại vùng phòng hộ Hồ thuỷ điện Hoà Bình, Luận án tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp, Hà Tây. 9. Phạm Văn Điển, Võ Đại Hải, Vương Văn Quỳnh (2011), Thủy văn rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 10. Trần Viết Đông (2011), Phân tích diễn biến tài nguyên rừng để phục vụ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ở hai xã Thượng Hóa, Hóa Sơn, huyện Minh hóa. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 11. FAO, CIFOR (2005), Rừng và lũ, chìm đắm trong lý thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế, RAP Publication 2005/3/ Forest perspectives 2. 12. Võ Đại Hải, Ngô Đình Quế (2006), “ Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông Miền Trung và Tây Nguyên”. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, kỳ I tháng 10/2006, Tr 57-61. 13. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 14. Dương Văn Khánh (2001), “Ứng dụng mô hình quan niệm mưa rào- dòng chảy để đánh giá ảnh hưởng hoạt động của con người đến dòng chảy lũ”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, số 492, tháng 12/2001. 15. Phùng Văn Khoa (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm thuỷ văn rừng trồng Thông mã vĩ làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn rừng trồng giữ nước ở khu thực nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Tây, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 16. Phạm Thị Hương Lan (2005), “Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố SWAT để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước, ứng dụng tính toán cho lưu vực hồ chứa nước Đại lải”. Tạp chí khoa học kỷ thuật Thủy lợi và Môi trường, tháng 6/ 2005. 17. Phạm Thị Hương Lan (2008), “ Một số kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của xói mòn và vận chuyển bùn cát đến chất lượng nước hạ lưu sông Đồng nai”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, tháng 8/ 2008. 18. Phan Đình Lợi, Nguyễn Đăng Ninh (2002), Đo đạc và chỉnh lý số liệu thủy văn. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà nội. 19. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1997), Nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 20. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005), Sinh thái rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 21. Lê Văn Nghinh (2000), Nguyên lý thủy văn. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội. 22. Vũ Tấn Phương, Phạm Thị Hương Lan, Nguyễn Thị Hải (2007), Tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất. Nghiên cứu trường hợp tại lưu vực sông Chảy, sông Bồ và sông Ba. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt nam, tháng 1/2007. 23. Vương Văn Quỳnh (1994), “ Nghiên cứu thủy văn và xói mòn ở khu thực nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1995-1999, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 24. Vương Văn Quỳnh (1996), “Vai trò bảo vệ đất của thảm tươi cây bụi dưới rừng trồng ở vùng nguyên liệu giấy”, Thông tin khoa học, Đại học Lâm nghiệp , 96(2), tr 83-84. 25. Vương Văn Quỳnh, Phùng Văn Khoa (1999), “ Khả năng giữ nước của rừng thông ở khu thực nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp”, Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 10/1999, tr 47-48. 26. Vương Văn Quỳnh và cộng sự (2007), Nghiên cứu xác định diện tích và phân bố rừng cần thiết cho các địa phương. Đề tài cấp Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 27. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kon tum (2005), Dự án phân hạng đất tỉnh Kon tum ( theo Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ). 28. Nguyễn Thanh Sơn (2003), Tính toán thủy văn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội. 29. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỷ thuật, 1982. 30. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005). Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà nội. 31. Vũ Văn Tuấn, Phạm Thị Hương Lan (2004), “Ứng dụng mô hình toán để đánh giá ảnh hưởng của rừng tới một số đặc trưng thuỷ văn trong lưu vực nhỏ”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, (số 524), tháng 8/2004. 32. Trần Thanh Xuân (2003). “ Dòng chảy nhỏ nhất của sông suối ở Việt nam”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, (số 516), tháng 12/2003. 33. Lương Thị Vân (2001). “Khả năng điều tiết dòng chảy sông ngòi ở Bình định”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn, (số 484), tháng 4/2001. 34. Ward R.C và Robinson M (2010). Nguyên lý thủy văn. Người dịch: Nguyễn Văn Thuần và Nguyễn Đức Hạnh. Giáo trình Trường Đại học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. II. Tiếng Anh. 35. Bergkamp G.,Orlando B., and Burton I. (2003), “ Change: adaption of water resourses management to climate”.Gland.Switzerland, World Conservation Union (IUCN). 36. Bishop K., Gebrehiwot S. and Taye A. (2010), “ Forest cover and stream flow in a headwater of the Blue Nile: Complumenting Observational Data Analysis with Community perception”, Ambio, 39(4),284-294.URL: 37. Bosch J.M. and Hewlet J.D. (1982), “A review of catchment experiments to determine the effect of vegetation changes on water yield and evapotranspiration”. Journal of Hydrology, Volume 55, Issues 1-4, 3-23. 38. Bruijnzeel .L.A (2004), “ Hydrological functions of tropical forests: not seeing the soil for the trees?” Agriculture, Ecosystems and Environment (104), 185-228. 39. Carsten Lorz, Martin Volk, Gerd Schmith (2007), “Considering spatial distribution and functionality of forests in a modeling framework for river basin management”. Forest Ecology and Management, (248), 17–25. 40. Debarry Paul A (2004), Watersheds: Processes, Assessment, and Management. John Wiley & Sons, Inc. ISSN: 0-471-26423-7 41. Peter Dye, Dirk Versfeld (2007), “Managing the hydrological impacts of South African plantation forests: An overview”. Forest Ecology and Management, (251), 121–128. 42. Egginton P., Beall F. and Buttle J. (2011), Forests, Water and Climate Change. CCIAD Discussion Paper. Natural Resources Canada, Ottawa. 43. John.D. Stednick (1996). “ Monitoring the effects of timber harvest on annual water yield”. Journal of Hydrology, (Volume 176), Issues 1- 4, 1996, Pages 79-95. 44. Ge Sun, Guoyi Zhou, Zhiqiang Zhang, Xiaohua Wei, Steve G. McNulty, and James Vose (2005). Forest and Water Relationships: Hydrologic Implications of Forestation Campaigns in China. 45. Hewlet.J.D.(1982), Principles of Forest Hydrology. University of Georgia Press Athen GA. 46. I. Calder, T. Hofer, S. Vermont and P. Warren (2011), Towards a new understanding of forests and water. htm.11/30/2001. 47. IUFRO ( 2007), “Research Spotlight. How do Forests Influence Water ?” IUFRO Fact, (Sheet No 2), September 2007. 48. Kathleen A. Farley, Estban G, Jobba Gy, Robert B. Jackson (2005), “Effects of afforestation on water yield: a global synthesis with implications for policy”. Global Change Biology (11), 1565–1576. 49. Khoa Van Phung (2006), Relationship among environmental factors and streamwater ion yields of watersheds in the United States. Ph.D dissertation, Colorado State University, 2006. 50. Mingteh Chang (2006), Forest hydrology : an introduction to water and forests ( second edition). Stephen F.Austin State University, Nacogdoches, Texas, U.S.A. 51. Nisbet T.R (2001), “The role of forest management in controlling diffuse pollution in UK forestry”. Forest Ecology and Management, (143), 215- 226. 52. O. Vigiak, O. Ribolzi, A. Pierret, C. Valentin, O. Sengtaheuanfhoung, A. Noble (2007), “Filtering of water pollutants by riparian vegetation: bamboo versus native grasses and rice in a Lao catchment”, FAO Unasylva vol 58 (229), 4-11. 53. Van Dijk A.I.J.M, Keenan R.J (2007), “Planted forests and water in perspective. Forest Ecology and Management”. www.elsevier.com/locate/foreco. (Volume: 251) Issue: 1-2, Pages: 1-9. 54. Vidal Sahin and Michael.J.H. (1996), The effects of afforestation and deforestation on water yields. Journal of Hydrology, Volume 178, Issues 1- 4, 1996, Pages 293-309. 55. X.Wei,S.Liu,G.Zhou,C.Wang (2005), “Hydrological processes in major types of Chinese fores”. Canadian Geophysical Union-Hydrology Section, (Volume 19), Issue 1, pages 63–75. 56. Yuefeng Yao, Tijiu Cai, Xiaohua Wei, Mingfang Zang and Cunyong Ju (2011), “Effect of forest recovery on summer streamflow in small forested watersheds, Northeastern China”. Hydrol. Process. Published in Wiley Online Library. 57. Zhang L., K. Hickel, W. R. Dawes, F. H. S. Chiew, A. W. Western, and P. R. Briggs (2004), “A rational function approach for estimating mean annual evapotranspiration”, Water Resources. 58. Zhang L., Vertessy R., Walker G., Gilfedder M., Hairsine P. (2007), “Afforestation in a Catchment Context: Understanding the Impacts on Water Yield and Salinity”. Industry Report 1/07. Water CRC, Melbourne, Australia. 59. Zhao F.F.,L.Zhang and Z.X.Xu (2009), “Effects of vegetation cover change on streamflow at a range of spatial scales”.18th World IMACS/MODSIM Congress, Cairns, Australia 13-17,July 2009.
File đính kèm:
- nghien_cuu_moi_lien_he_giua_tham_thuc_vat_rung_voi_dong_chay.pdf
- ThongTinDiemMoiCuaLuanAn(NguyenTanLiem).docx
- TomTatLuanAn(NguyenTanLiem).doc