Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai
Nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn vết mổ luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở các n¬ước phát triển mà còn là vấn đề ¬ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn vết mổ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và gia tăng gánh nặng về tài chính cho bản thân bệnh nhân, các cơ sở y tế và cho cả cộng đồng [91].
Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 2,0% - 5,0% với tổng số khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc trong một năm [43], [82]. Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên ở những nước đang phát triển, nơi có hệ thống y tế chưa thật sự hoàn thiện và trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dao động khoảng từ 5% - 15% số bệnh nhân được phẫu thuật [3], [14], [15], [28], [29].
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng; trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là phổ biến nhất [79], [103]. Việc xâm nhập, phát triển và gây bệnh của các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố nguy cơ sau: yếu tố môi trường, yếu tố phẫu thuật, yếu tố bệnh nhân và yếu tố vi khuẩn [6]. Các yếu tố này tác động qua lại, đan xen với nhau làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ, việc điều trị cũng gặp một số khó khăn như: chẩn đoán phát hiện sớm nhiễm khuẩn vết mổ, bản thân bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, và hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ. Điều trị tốt nhiễm khuẩn vết mổ chính là một thách thức nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện.
Trong các phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật tiêu hóa có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn vì khi can thiệp vào đường tiêu hóa sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn và theo phân loại vết mổ thì phẫu thuật tiêu hóa chủ yếu là các phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn, dẫn đến khả năng phơi nhiễm cao [4], [6]. Nghiên cứu của Blumetti J. và cộng sự (2007) ở bệnh nhân phẫu thuật đại tràng cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 25,0% [46]. Nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam cũng cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa cao hơn so với một số phẫu thuật khác [4], [14].
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa lớn nhất Việt Nam với quy mô 2500 giường bệnh; bệnh viện có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân ở khu vực Hà Nội và bệnh nhân nặng được chuyển tuyến từ các bệnh viện khu vực phía Bắc. Tình trạng quá tải bệnh viện cùng với việc tập trung nhiều bệnh nhân nặng và lưu lượng qua lại hàng ngày cao của nhiều đối tượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Nghiên cứu năm 2008 của Nguyễn Quốc Anh tại bệnh viện Bạch Mai cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa là 4,2% [3].
Thực tế cho thấy, tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở các phẫu thuật tiêu hóa còn ít được chú ý tới. Câu hỏi đặt ra là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa ở Bệnh viện Bạch Mai hiện nay như thế nào? Yếu tố nguy cơ nào ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ này? Kết quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa ra sao? Đó chính là lý do tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu:
1. Xác định nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai, năm 2011 - 2013.
2. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai, năm 2011 - 2013.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM VĂN TÂN NGHIÊN CỨU NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CÁC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM VĂN TÂN NGHIÊN CỨU NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CÁC PHẪU THUẬT TIÊU HÓA TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Chuyên ngành : Ngoại tiêu hóa Mã số : 62 72 01 25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Ngọc Bích 2. PGS.TS. Vũ Huy Nùng HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phạm Văn Tân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa CHỮ VIẾT TẮT ASA score : American Society of Anesthegiologists score (Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ) BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) CDC : Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) CI : Confidence interval (Khoảng tin cậy) cs : Cộng sự NKBV : Nhiễm khuẩn bệnh viện NKVM : Nhiễm khuẩn vết mổ NVYT : Nhân viên y tế OR : Odds ratio (Tỉ số chênh) PEA : Polyesteramide - Màng sinh học Polyesteramide PT : Phẫu thuật PTV : Phẫu thuật viên SENIC : Study on the Efficacy of Nosocomial Infection Control (Chỉ số nguy cơ về hiệu quả chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện) VNĐ : Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1. Thang điểm ASA đánh giá tình trạng bệnh nhân 48 2.2. Phân loại phẫu thuật và nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ 49 2.3. Đánh giá nguy cơ của phẫu thuật theo chỉ số SENIC 49 2.4. Phân loại nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ số SENIC 50 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, BMI ở bệnh nhân nghiên cứu 55 3.2. Đặc điểm về tình trạng bệnh kèm theo và tiền sử phẫu thuật ở bệnh nhân nghiên cứu 56 3.3. Đặc điểm về chỉ số nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ ASA và SENIC ở bệnh nhân nghiên cứu 57 3.4. Đặc điểm về phẫu thuật ở các bệnh nhân nghiên cứu 58 3.5. Đặc điểm về thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện 59 3.6. Đặc điểm về cận lâm sàng trước phẫu thuật 59 3.7. Đặc điểm về tình trạng bệnh nhân sau phẫu thuật 60 3.8. Phân bố nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa theo mức độ 61 3.9. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa theo loại phẫu thuật 62 3.10. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa theo cơ quan phẫu thuật 62 3.11. Tỉ lệ phân lập được nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 63 3.12. Tỉ lệ số lượng nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 63 3.13. Tỉ lệ phân lập được các loại nguyên nhân nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 64 3.14. Sự kháng kháng sinh của Escherichia coli 65 3.15. Sự kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa 67 3.16. Sự kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae 68 3.17. Sự kháng kháng sinh của Enterobacter cloacea 69 3.18. Đặc điểm kháng kháng sinh của Enterococcus spp 70 3.19. Sự kháng kháng sinh của Streptococcus group B 70 3.20. Tổng hợp tỉ lệ kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa chủ yếu 71 3.21. Liên quan giữa tuổi với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 72 3.22. Liên quan giữa giới tính với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 72 3.23. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 73 3.24. Liên quan giữa bệnh kèm theo với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 73 3.25. Liên quan giữa thời gian nằm viện trước mổ với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 74 3.26. Liên quan giữa loại ASA với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 74 3.27. Liên quan giữa chỉ số SENIC với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 75 3.28. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 75 3.29. Liên quan giữa hình thức phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 76 3.30. Liên quan giữa đường phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 76 3.31. Liên quan giữa loại phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 77 3.32. Liên quan giữa cơ quan phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 77 3.33. Liên quan giữa số lượng tạng phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 78 3.34. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 78 3.35. Liên quan giữa việc sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 79 3.36. Liên quan giữa số lượng bạch cầu trước phẫu thuật với nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 79 3.37. Mô hình hồi quy đa biến của các yếu tố liên quan nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 80 3.38. Số lượng kháng sinh được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 81 3.39. Các loại kháng sinh sử dụng trước khi có kết quả kháng sinh đồ 82 3.40. Đặc điểm sử dụng kháng sinh so sánh với kết quả kháng sinh đồ 83 3.41. Các loại kháng sinh sử dụng điều trị nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa sau khi có kết quả kháng sinh đồ 83 3.42. Các biện pháp điều trị toàn thân 84 3.43. Các biện pháp tại chỗ điều trị nhiễm khuẩn vết mổ 84 3.44. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng Polyesteramid 85 3.45. Tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật lại 85 3.46. Thời gian nằm viện điều trị sau mổ của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 86 3.47. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 86 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Sử dụng kháng sinh trước phẫu thuật 60 3.2. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 61 3.3. Tỉ lệ nhóm nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa 63 3.4. Sự kháng kháng sinh của Escherichia coli 66 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 4 1.2. Giải phẫu hệ tiêu hóa 9 2.1. Vết mổ bình thường 47 2.2. Nhiễm khuẩn vết mổ nông 47 2.3. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu 48 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn vết mổ luôn là vấn đề được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà còn là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở các nước đang phát triển. Nhiễm khuẩn vết mổ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tật và gia tăng gánh nặng về tài chính cho bản thân bệnh nhân, các cơ sở y tế và cho cả cộng đồng [91]. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 2,0% - 5,0% với tổng số khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc trong một năm [43], [82]. Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên ở những nước đang phát triển, nơi có hệ thống y tế chưa thật sự hoàn thiện và trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dao động khoảng từ 5% - 15% số bệnh nhân được phẫu thuật [3], [14], [15], [28], [29]. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ là do vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng; trong đó nguyên nhân do vi khuẩn là phổ biến nhất [79], [103]. Việc xâm nhập, phát triển và gây bệnh của các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố nguy cơ sau: yếu tố môi trường, yếu tố phẫu thuật, yếu tố bệnh nhân và yếu tố vi khuẩn [6]. Các yếu tố này tác động qua lại, đan xen với nhau làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ, việc điều trị cũng gặp một số khó khăn như: chẩn đoán phát hiện sớm nhiễm khuẩn vết mổ, bản thân bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, và hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ. Điều trị tốt nhiễm khuẩn vết mổ chính là một thách thức nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện. Trong các phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật tiêu hóa có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn vì khi can thiệp vào đường tiêu hóa sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn và theo phân loại vết mổ thì phẫu thuật tiêu hóa chủ yếu là các phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn, dẫn đến khả năng phơi nhiễm cao [4], [6]. Nghiên cứu của Blumetti J. và cộng sự (2007) ở bệnh nhân phẫu thuật đại tràng cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 25,0% [46]. Nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt Nam cũng cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa cao hơn so với một số phẫu thuật khác [4], [14]. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa lớn nhất Việt Nam với quy mô 2500 giường bệnh; bệnh viện có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân ở khu vực Hà Nội và bệnh nhân nặng được chuyển tuyến từ các bệnh viện khu vực phía Bắc. Tình trạng quá tải bệnh viện cùng với việc tập trung nhiều bệnh nhân nặng và lưu lượng qua lại hàng ngày cao của nhiều đối tượng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ. Nghiên cứu năm 2008 của Nguyễn Quốc Anh tại bệnh viện Bạch Mai cho tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ngoại khoa là 4,2% [3]. Thực tế cho thấy, tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở các phẫu thuật tiêu hóa còn ít được chú ý tới. Câu hỏi đặt ra là tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ và nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa ở Bệnh viện Bạch Mai hiện nay như thế nào? Yếu tố nguy cơ nào ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ này? Kết quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa ra sao? Đó chính là lý do tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục tiêu: Xác định nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại bệnh viện Bạch Mai, năm 2011 - 2013. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn vết mổ phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai, năm 2011 - 2013. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm, phân loại và triệu chứng nhiễm khuẩn vết mổ 1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn vết mổ Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant) [6], [64], [81]. NKVM là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra do phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn rối loạn tuần hoàn tại chỗ: Bao gồm rối loạn vận mạch và hình thành dịch rỉ viêm. + Giai đoạn tế bào: Bao gồm hiện tượng bạch cầu xuyên mạch, hiện tượng thực bào. + Giai đoạn phục hồi sửa chữa: Nhằm loại bỏ các yếu tố gây bệnh, dọn sạch các tổ chức viêm, phục hồi tổ chức, tạo sẹo. 1.1.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ 1.1.2.1. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo vị trí giải phẫu Theo vị trí giải phẫu thì NKVM được chia thành 3 loại: (1) NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da; (2) NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; (3) Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể (Hình 1.1). Hình 1.1. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ * Nguồn: Theo Bộ Y tế (2012) [6] 1.1.2.2. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo đường gây bệnh + NKVM nguyên phát: NKVM xảy ra do nhiễm trùng ở khu vực vết mổ. + NKVM thứ phát: NKVM xảy ra sau một biến chứng không trực tiếp liên quan đến vết mổ (có thể nhiễm trùng từ khu vực khác hoặc tổn thương từ các cơ quan khác dẫn tới NKVM). 1.1.2.3. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ theo mức độ nặng nhẹ + NKVM mức độ nhẹ: là NKVM có dịch tiết không kèm theo sự viêm nhiễm tế bào hoặc phá hủy mô sâu. + NKVM mức độ nặng: là NKVM có dịch tiết kèm theo các mô bị phá hủy. Một phần hoặc toàn bộ vết mổ bị toác ra hoặc nếu có triệu chứng nhiễm trùng hệ thống tại thời điểm đó. Trong các hình thức phân loại NKVM thì phân loại NKVM theo giải phẫu là hình thức được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán và điều trị. 1.1.3. Triệu chứng nhiễm khuẩn vết mổ NKVM xuất hiện các triệu trứng theo thứ tự từ nhẹ đến nặng [6]: Chân nốt chỉ khâu da nhiễm đỏ. Vết mổ nhiễm đỏ không có dịch. Vết mổ nhiễm đỏ có dịch. Vết mổ nhiễm đỏ có mủ. Vết mổ toác rộng. 1.1.3.1. Triệu chứng nhiễm trùng nông * Vị trí tổn thương: ở da, lớp mỡ dưới da, lớp cân. Thường xảy ra 3 ngày sau mổ. * Dấu hiệu: + Toàn thân: dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, môi khô. + Tại chỗ: - Vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau khi chạm vào. - Có rỉ dịch tại vết mổ. - Có mủ hoặc ở dạng mủ tại vết mổ và/ hoặc tại chân ống dẫn lưu. + Lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật. 1.1.3.2. Triệu chứng nhiễm trùng sâu * Vị trí tổn thương: Lớp cân, cơ. Thường xảy ra 3 - 4 ngày sau mổ. * Dấu hiệu: + Toàn thân: bệnh nhân sốt > 380C, có dấu hiệu nhiễm trùng. + Tại chỗ: - Vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau khi chạm vào. - Biểu hiện chảy mủ vết mổ được chia làm 2 trường hợp: (i) Trường hợp 1: Có mủ hoặc ở dạng mủ tại vết mổ và/hoặc tại chân ống dẫn lưu. (ii) Trường hợp 2: Toác vết mổ có mủ chảy ra nhiều. + Lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật. 1.1.3.3. Triệu chứng nhiễm trùng các tạng hoặc các khoang * Vị trí tổn thương: ở các tạng phẫu thuật hoặc các khoang. Thường xảy ra 4 - 5 ngày sau mổ. * Dấu hiệu: + Toàn thân: Bệnh nhân sốt 380C - 390C, có dấu hiệu nhiễm trùng nặng. + Tại chỗ: - Đau nhiều tại các tạng mổ hoặc có phản ứng mạnh khi ấn vào da (vùng đối chiếu của các tạng). - Đối với các khoang có dấu hiệu phản ứng thành bụng. - Biểu hiện chảy mủ vết mổ được chia làm 3 trường hợp: (i) Trường hợp 1: Có mủ hoặc ở dạng mủ chảy ra qua ống dẫn lưu; (ii) Trường hợp 2: Toác vết mổ có mủ chảy ra nhiều và (iii) Trường hợp 3: ứ đọng mủ ở các túi cùng. + Lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật. + Cận lâm sàng: Hình ảnh áp xe tồn dư. 1.2. Đại cương về phẫu thuật tiêu hóa 1.2.1. Sơ lược giải phẫu hệ tiêu hóa Hệ tiêu hoá làm nhiệm vụ chế biến, tiêu hoá thức ăn từ ngoài môi trường đưa vào và hấp thu các chất cần thiết để tổng hợp lên chất sống cho cơ thể.Còn những chất không cần thiết cho cơ thể (chất cặn bã) được tống ra ngoài môi trường. Hệ tiêu hoá gồm [9]: + Ống tiêu hoá đi từ miệng xuống hậu môn gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non (tá tràng, hỗng hồi tràng) và đại tràng. + Tuyến tiêu hoá gồm tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy. 1.2.1.1. Miệng + Là đoạn đầu của ống tiêu hoá, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hoá như răng, lưỡi và tiếp nhận dịch tiết của các tuyến nước bọt. + Miệng thông ở trước với bên ngoài qua khe miệng, thông ở sau với hầu qua eo họng, ngăn cách với hốc mũi ở trên bởi vòm miệng và được giới hạn ở dưới bởi nền miệng, phía trước và hai bên là môi và má. Ổ miệng được các cung lợi răng chia làm 2 phần là tiền đình miệng và buồng miệng. 1.2.1.2. Thực quản Thực quản là ống dẫn thức ăn đi từ họng xuống dạ dày, thực quản dài 25 cm, dẹt theo chiều trước sau, gồm có 3 chỗ hẹp. Thực quản chạy liên tiếp với họng ở ngang đốt sống CVI xuống dưới thông với dạ dày qua lỗ tâm vị ở ngang DXI. 1.2.1.3. Dạ dày + Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hoá, dạ dày nằm ở tầng trên c ... with acute lower respiratory tract infections in Nha Trang, Vietnam", J Infect Chemother, 14 (5), pp. 349-53. Haley R. W., Culver D. H., Morgan W. M., et al., (1985), "Identifying patients at high risk of surgical wound infection. A simple multivariate index of patient susceptibility and wound contamination", Am J Epidemiol, 121 (2), pp. 206-15. Haley R. W., Schaberg D. R., Crossley K. B., et al., (1981), "Extra charges and prolongation of stay attributable to nosocomial infections: a prospective interhospital comparison", Am J Med, 70 (1), pp. 51-8. Haridas M., Malangoni M. A. (2008), "Predictive factors for surgical site infection in general surgery", Surgery, 144 (4), pp. 496-501; discussion 501-3. Hernandez K. A., Hooper R. C., Boyko T., et al., (2015), "Reduction of suture associated inflammation after 28 days using novel biocompatible pseudoprotein poly(ester amide) biomaterials", J Biomed Mater Res B Appl Biomater, 103 (2), pp. 457-63. Hibbert D., Abduljabbar A. S., Alhomoud S. J., et al., (2015), "Risk Factors for Abdominal Incision Infection after Colorectal Surgery in a Saudi Arabian Population: The Method of Surveillance Matters", Surg Infect (Larchmt), 16 (3), pp. 254-62. Ho V. P., Stein S. L., Trencheva K., et al., (2011), "Differing risk factors for incisional and organ/space surgical site infections following abdominal colorectal surgery", Dis Colon Rectum, 54 (7), pp. 818-25. Hoffman P. N., Williams J., Stacey A., et al., (2002), "Microbiological commissioning and monitoring of operating theatre suites", J Hosp Infect, 52 (1), pp. 1-28. Holtz T. H., Wenzel R. P. (1992), "Postdischarge surveillance for nosocomial wound infection: a brief review and commentary", Am J Infect Control, 20 (4), pp. 206-13. Horan T. C., Gaynes R. P., Martone W. J., et al., (1992), "CDC definitions of nosocomial surgical site infections, 1992: a modification of CDC definitions of surgical wound infections", Infect Control Hosp Epidemiol, 13 (10), pp. 606-8. Hsueh P. R., Hawkey P. M. (2007), "Consensus statement on antimicrobial therapy of intra-abdominal infections in Asia", Int J Antimicrob Agents, 30 (2), pp. 129-33. Isik O., Kaya E., Sarkut P., et al., (2015), "Factors Affecting Surgical Site Infection Rates in Hepatobiliary Surgery", Surg Infect (Larchmt), 16 (3), pp. 281-6. Jones S. L., Nguyen V. K., Nguyen T. M., et al., (2006), "Prevalence of multiresistant Gram-negative organisms in a surgical hospital in Ho Chi Minh City, Vietnam", Trop Med Int Health, 11 (11), pp. 1725-30. Kiran R. P., El-Gazzaz G. H., Vogel J. D., et al., (2010), "Laparoscopic approach significantly reduces surgical site infections after colorectal surgery: data from national surgical quality improvement program", J Am Coll Surg, 211 (2), pp. 232-8. Kuo C. Y., Su L. H., Perera J., et al., (2008), "Antimicrobial susceptibility of Shigella isolates in eight Asian countries, 2001-2004", J Microbiol Immunol Infect, 41 (2), pp. 107-11. Lawson E. H., Hall B. L., Ko C. Y. (2013), "Risk factors for superficial vs deep/organ-space surgical site infections: implications for quality improvement initiatives", JAMA Surg, 148 (9), pp. 849-58. Le T. A., Fabre L., Roumagnac P., et al., (2007), "Clonal expansion and microevolution of quinolone-resistant Salmonella enterica serotype typhi in Vietnam from 1996 to 2004", J Clin Microbiol, 45 (11), pp. 3485-92. Le T. M., Baker S., Le T. P., et al., (2009), "High prevalence of plasmid-mediated quinolone resistance determinants in commensal members of the Enterobacteriaceae in Ho Chi Minh City, Vietnam", J Med Microbiol, 58 (Pt 12), pp. 1585-92. Leaper D. J., van Goor H., Reilly J., et al., (2004), "Surgical site infection - a European perspective of incidence and economic burden", Int Wound J, 1 (4), pp. 247-73. Leung M., Chan A. H. (2006), "Control and management of hospital indoor air quality", Med Sci Monit, 12 (3), pp. SR17-23. Lilani S. P., Jangale N., Chowdhary A., et al., (2005), "Surgical site infection in clean and clean-contaminated cases", Indian J Med Microbiol, 23 (4), pp. 249-52. Markoishvili K., Tsitlanadze G., Katsarava R., et al., (2002), "A novel sustained-release matrix based on biodegradable poly (ester amide) s and impregnated with bacteriophages and an antibiotic shows promise in management of infected venous stasis ulcers and other poorly healing wounds", Int J Dermatol, 41 (7), pp. 453-8. Medeiros A. C., Aires-Neto T., Azevedo G. D., et al., (2005), "Surgical site infection in a university hospital in northeast Brazil", Braz J Infect Dis, 9 (4), pp. 310-4. Meng F., Cao J., Meng X. (2015), "Risk factors for surgical site infection following pediatric spinal deformity surgery: a systematic review and meta-analysis", Childs Nerv Syst, 31 (4), pp. 521-7. Meyer E., Schwab F., Gastmeier P., et al., (2006), "Surveillance of antimicrobial use and antimicrobial resistance in German intensive care units (SARI): a summary of the data from 2001 through 2004", Infection, 34 (6), pp. 303-9. Munez E., Ramos A., Espejo T. A., et al., (2011), "[Microbiology of surgical site infections in abdominal tract surgery patients]", Cir Esp, 89 (9), pp. 606-12. National Collaborating Centre for Women's and Children's Health (UK) (2008), Surgical Site Infection: Prevention and Treatment of Surgical Site Infection, London: RCOG Press. National Nosocomial Infections Surveillance S. (2004), "National Nosocomial Infections Surveillance (NNIS) System Report, data summary from January 1992 through June 2004, issued October 2004", Am J Infect Control, 32 (8), pp. 470-85. Nguyen T. V., Le P. V., Le C. H., et al., (2005), "Antibiotic resistance in diarrheagenic Escherichia coli and Shigella strains isolated from children in Hanoi, Vietnam", Antimicrob Agents Chemother, 49 (2), pp. 816-9. Olsen M. A., Higham-Kessler J., Yokoe D. S., et al., (2009), "Developing a risk stratification model for surgical site infection after abdominal hysterectomy", Infect Control Hosp Epidemiol, 30 (11), pp. 1077-83. Owens W. D., Felts J. A., Spitznagel E. L., Jr. (1978), "ASA physical status classifications: a study of consistency of ratings", Anesthesiology, 49 (4), pp. 239-43. Parry C. M., Diep T. S., Wain J., et al., (2000), "Nasal carriage in Vietnamese children of Streptococcus pneumoniae resistant to multiple antimicrobial agents", Antimicrob Agents Chemother, 44 (3), pp. 484-8. Parry C. M., Duong N. M., Zhou J., et al., (2002), "Emergence in Vietnam of Streptococcus pneumoniae resistant to multiple antimicrobial agents as a result of dissemination of the multiresistant Spain(23F)-1 clone", Antimicrob Agents Chemother, 46 (11), pp. 3512-7. Patir R., Mahapatra A. K., Banerji A. K. (1992), "Risk factors in postoperative neurosurgical infection. A prospective study", Acta Neurochir (Wien), 119 (1-4), pp. 80-4. Pfaller M. A., Jones R. N. (1997), "A review of the in vitro activity of meropenem and comparative antimicrobial agents tested against 30,254 aerobic and anaerobic pathogens isolated world wide", Diagn Microbiol Infect Dis, 28 (4), pp. 157-63. Phan L. T., Ngo T. T., Dang D. A., et al., (2006), "Genetic and phenotypic characterization of Haemophilus influenzae type b isolated from children with meningitis and their family members in Vietnam", Jpn J Infect Dis, 59 (2), pp. 111-6. Plowman R. (2000), "The socioeconomic burden of hospital acquired infection", Euro Surveill, 5 (4), pp. 49-50. Pull ter Gunne A. F., Cohen D. B. (2009), "Incidence, prevalence, and analysis of risk factors for surgical site infection following adult spinal surgery", Spine (Phila Pa 1976), 34 (13), pp. 1422-8. Rosenthal V. D., Guzman S., Migone O., et al., (2005), "The attributable cost and length of hospital stay because of nosocomial pneumonia in intensive care units in 3 hospitals in Argentina: a prospective, matched analysis", Am J Infect Control, 33 (3), pp. 157-61. Salemi C., Anderson D., Flores D. (1997), "American Society of Anesthesiology scoring discrepancies affecting the National Nosocomial Infection Surveillance System: surgical-site-infection risk index rates", Infect Control Hosp Epidemiol, 18 (4), pp. 246-7. Sheng W. H., Chie W. C., Chen Y. C., et al., (2005), "Impact of nosocomial infections on medical costs, hospital stay, and outcome in hospitalized patients", J Formos Med Assoc, 104 (5), pp. 318-26. Song J. H., Jung S. I., Ko K. S, et al., (2004), "High prevalence of antimicrobial resistance among clinical Streptococcus pneumoniae isolates in Asia (an ANSORP study)", Antimicrob Agents Chemother, 48 (6), pp. 2101-7. Tang R., Chen H. H., Wang Y. L., et al., (2001), "Risk factors for surgical site infection after elective resection of the colon and rectum: a single-center prospective study of 2,809 consecutive patients", Ann Surg, 234 (2), pp. 181-9. The EPINE Working Group (1992), "Prevalence of hospital-acquired infections in Spain. EPINE Working Group", J Hosp Infect, 20 (1), pp. 1-13. Tran T. S., Jamulitrat S., Chongsuvivatvong V., et al., (1998), "Postoperative hospital-acquired infection in Hungvuong Obstetric and Gynaecological Hospital, Vietnam", J Hosp Infect, 40 (2), pp. 141-7. Vinh H., Baker S., Campbell J., et al., (2009), "Rapid emergence of third generation cephalosporin resistant Shigella spp. in Southern Vietnam", J Med Microbiol, 58 (Pt 2), pp. 281-3. Watanabe A., Kohnoe S., Shimabukuro R., et al., (2008), "Risk factors associated with surgical site infection in upper and lower gastrointestinal surgery", Surg Today, 38 (5), pp. 404-12. Watanabe M., Suzuki H., Nomura S., et al., (2014), "Risk factors for surgical site infection in emergency colorectal surgery: a retrospective analysis", Surg Infect (Larchmt), 15 (3), pp. 256-61. World Health Organization (2002), Prevention of hospital acquired, A practical guide 2nd edition, World Health Organization, Geneva, Switzerland. World Health Organization (2003),Basic laboratory procedures in clinical bacteriology, 2nd edition, World Health Organization, Geneva, Switzerland. World Health Organization (2015), Antimicrobial resistance,World Health Organization, Geneva, Switzerland. Young H., Bliss R., Carey J. C., et al., (2011), "Beyond core measures: identifying modifiable risk factors for prevention of surgical site infection after elective total abdominal hysterectomy", Surg Infect (Larchmt), 12 (6), pp. 491-6. PHỤ LỤC 1 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Mã bệnh án: .................................................. Mã lưu trữ:..................................................... Họ tên bệnh nhân:................................................................................... Tuổi: Giới: Nam: £ Nữ: £ Địa chỉ: ............................................................................................................... Chiều cao: Cân nặng: Ngày vào viện: ............. /............/20...... Ngày phẫu thuật: ......... /............/20....... Mùa phẫu thuật: - Xuân £ - Hạ £ - Thu £ - Đông £ Ngày ra viện: ....... /........./20........ Số ngày nằm viện trước mổ:................ Số ngày điều trị sau mổ: Tổng số ngày điều trị: Chẩn đoán trước phẫu thuật:................................................................... Chẩn đoán sau phẫu thuật: ................................................................. Mã bệnh: Bệnh kèm theo:.................................................................................................. Tiền sử phẫu thuật: - Không: £ - Có: £ . Cơ quan tiêu hóa £................................................. . Cơ quan khác £.............................................. Phân loại tình trạng bệnh nhân theo ASA: 1 điểm (BN sức khoẻ bình thường): £ 2 điểm (BN có bệnh toàn thân nhẹ): £ 3 điểm (BN có bệnh toàn thân nặng, không mất khả năng hoạt động bình thường): £ 4 điểm (BN có bệnh toàn thân nặng mất khả năng hoạt động BT, đe doạ tính mạng): £ 5 điểm (BN nặng có nguy cơ tử vong cao): £ THÔNG TIN TRƯỚC VÀ TRONG PHẪU THUẬT: Hình thức phẫu thuật: Mổ cấp cứu: £ Mổ phiên: £ Phân loại phẫu thuật: Sạch: £ Sạch nhiễm: £ Nhiễm: £ Bẩn: £ Đường phẫu thuật: Đường trắng giữa trên dưới rốn: £ Đường trắng bên: £ Đường dưới gan: £ Đường ngang: £ Đường khác: £ Đường Marbuney: £ Thời gian phẫu thuật:...................phút. Chỉ số nguy cơ SENIC: Các yếu tố nguy cơ Điểm SENIC Điểm đánh giá Phẫu thuật trong ổ bụng 1 Phẫu thuật kéo dài trên 2 giờ 1 Loại vết mổ nhiễm hoặc bẩn 1 BN mắc ít nhất 3 bệnh khi ra viện 1 Tổng Kháng sinh trước mổ: Có: £ Không: £ Công thức máu, sinh hóa máu trước phẫu thuật: Chỉ số Kết quả lần 1 ( Ngày......../........../20........) Kết quả lần 2 ( Ngày....../........../20.......) Số lượng Hồng cầu Số lượng bạch cầu Tỷ lệ % BCĐNTT Số lượng tiểu cầu TÌNH TRẠNG SAU PHẪU THUẬT: 28. Sốt sau mổ: Có: £ Không: £ 29. Tình trạng vết mổ STT Triệu chứng Có Không 1 Vết mổ bình thường 2 Vết mổ sưng nề 3 Chảy dịch hoặc chảy mủ từ lớp da hoặc dưới da 4 Chảy dịch hoặc chảy mủ từ lớp cơ 5 Toác vết mổ 6 Chảy mủ từ ống dẫn lưu, hoặc từ khoang 7 Khác 30.Kỹ thuật hình ảnh xác định nhiễm khuẩn khoang (nếu có): Tên kỹ thuật Chỉ định thực hiện Kết quả Không Có X quang Nội soi Siêu âm Cắt lớp vi tính 31. Công thức máu sau phẫu thuật (nếu có): Chỉ số Kết quả lần 1 (Ngày......../........../20........) Kết quả lần 2 (Ngày....../........../20.......) Số lượng Hồng cầu Số lượng bạch cầu Tỷ lệ % BCĐNTT Số lượng tiểu cầu 32. Phân lập vi khuẩn vết mổ: Không có vi khuẩn: £ Có vi khuẩn: £ Tên vi khuẩn 1. 2. 3. Tên kháng sinh Kháng sinh đồ Nhạy cảm Trung gian Đề kháng 33.Mức độ nhiễm khuẩn: Không nhiễm khuẩn vết mổ: £ Nhiễm khuẩn vết mổ nông: £ Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: £ Nhiễm khuẩn các cơ quan hoặc khoang cơ thể: £ Xác nhận của Thầy hướng dẫn Nghiên cứu sinh PHIẾU THEO DÕI ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ Họ tên bệnh nhân:................................................ Mã bệnh án: ........................................................ 34.Biện phápđiều trị nhiễm khuẩn vết mổ: TT Biện pháp Có Không 1 Toàn thân Nâng cao thể trạng Thuốc kháng sinh toàn thân Thuốc chống viêm, giảm phù nề 2 Tại chỗ Thay băng Cắt chỉ cách quãng Cắt lọc, khâu lớp cân cơ, để hở da Cắt lọc, khâu kín vết mổ Phẫu thuật lại Sử dụng công nghệ lưới Polyesteramid Khác 35.Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn vết mổ TT Tên các kháng sinh điều trị Sử dụng trước và tại thời điểm có kết quả KSĐ Sử dụng sau khi có kết quả KSĐ Trước khi có kết quả KSĐ Tại thời điểm có kết quả KSĐ Tổng 36.Dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn vết mổ dựa trên KQ Kháng sinh đồ Không có KSĐ: £ Có KSĐ: £ Tên kháng sinh sử dụng tại thời điểm có kết quả KSĐ So sánh kết quả KSĐ Tên kháng sinh sử dụng sau khi có kết quả KSĐ 37.Kết quảđiều trị nhiễm khuẩn vết mổ: Khỏi NKVM Đỡ NKHVM xin ra viện Nặng hơn Tử vong Xác nhận của Thầy hướng dẫn Nghiên cứu sinh
File đính kèm:
- nghien_cuu_nhiem_khuan_vet_mo_cac_phau_thuat_tieu_hoa_tai_kh.docx
- Tiếng Anh.docx
- Tiếng Việt.docx
- Tom tat tieng Anh..docx
- Tom tat tieng Viet..docx