Nghiên cứu quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Phần thứ ba: Một số vấn đề toàn cầu
1. Tác động của môi trường tới xung đột quốc tế
Tác động của môi trường tới xung đột quốc tế được biểu hiện
trên hai phương diện chính: Môi trường là đối tượng tranh chấp
trong các xung đột quốc tế và sự xuống cấp môi trường đang góp
phần làm tăng khả năng xung đột trong quan hệ quốc tế.
Trong 5 thành phần của môi trường, đất đai là đối tượng
tranh chấp nhiều nhất giữa các quốc gia. Trong lịch sử, đất đai là
nguồn tranh chấp lâu dài nhất, phổ biến nhất. Cuộc xung đột vì
đất đai cũng dai dẳng và khốc liệt nhất. Con người và quốc gia
tranh giành đất đai vì giá trị tài nguyên, vì không gian sống của
con người. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong toàn bộ thời kỳ
trước nền văn minh công nghiệp.
Ngoài ra, chiến tranh giành giật đất đai diễn ra thường xuyên
trong lịch sử còn vì quan niệm của con người về sự tỷ lệ thuận
giữa diện tích đất đai với quyền lực và thịnh vượng. Đây là biểu
hiện về sự gắn kết giữa môi trường với quyền lực quốc tế. Cuộc
cạnh tranh quyền lực quốc tế thường có sự gắn bó ít nhiều với việc
mở rộng không gian sinh sống và hạn chế phạm vi ảnh hưởng của
đối thủ. Một nhận thức đặc biệt nguy hiểm về mối quan hệ này là
Thuyết Định mệnh Quốc gia với đại biểu nổi tiếng là học giả Đức
Friedrich Ratzel (1844 - 1904). Ratzel cho rằng quốc gia cũng như
một thực thể hữu cơ và sống trong sự cạnh tranh với quốc gia khác
để sinh tồn. Vì thế, quốc gia luôn phải chiến đấu không ngừng để
chiếm lấy đất sống. Đây là lý do cho sự bành trướng của quốc gia.
Ratzel cho rằng diện tích đất đai là biểu hiện rõ nhất quyền lực của
một quốc gia. Qua cuộc đấu tranh này, cũng như sự đào thải tự
nhiên, chỉ có quốc gia mạnh mới tồn tại, các quốc gia nhỏ sẽ biến
mất. Các cường quốc còn lại sẽ lại tiếp tục đấu tranh với nhau để
giành ngôi bá chủ thế giới. Lý luận của Ratzel về tính hữu cơ của
quốc gia và vai trò của đất đai đã được Đức Quốc xã sử dụng để
biện minh cho sự bành trướng của mình là vì “không gian sinh
tồn” và chiến tranh xâm lược là theo quy luật tự nhiên.1
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu quốc tế, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Phần thứ ba: Một số vấn đề toàn cầu
TIẾP XÚC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ANH THẾ KỶ XVII 205 PHẦN THỨ BA MOÄT SOÁ VAÁN ÑEÀ TOAØN CAÀU Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 206 MÔI TRƯỜNG VỚI XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 207 M¤I TR¦êNG VíI XUNG §éT Vμ HîP T¸C TRONG QUAN HÖ QUèC TÕ Hoàng Khắc Nam* Dẫn luận Sự xuống cấp môi trường đã tồn tại từ lâu. Vấn đề này được tích góp qua hàng thế kỷ và nổi lên cùng với những phát triển vô tiền khoáng hậu của con người. Không ai có thể sống ngoài môi trường. Mọi sự phát triển đều dựa vào môi trường. Vì thế, sự xuống cấp của môi trường đang de doạ tới cả lợi ích tồn tại và phát triển của nhân loại. Môi trường là một hệ thống mang tính chỉnh thể. Giữa các bộ phận của môi trường có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Bởi thế, sự tổn hại của bộ phận này đang gây phản ứng dây truyền sang các bộ phận khác và làm tăng mức độ suy thoái của môi trường chung. Thế giới gồm nhiều quốc gia riêng rẽ, nhưng môi trường chỉ có một và không biên giới. Bản chất chung nhất của môi trường khiến cho sự xuống cấp môi trường không còn là vấn đề quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Là vấn đề toàn cầu, sự xuống cấp môi trường đang hiện diện ngày càng nhiều trong quan hệ giữa các quốc gia. Điều này làm cho môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm trong * Phó Giáo sư Tiến sỹ, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Khắc Nam 208 quan hệ quốc tế. Giữa môi trường và quan hệ quốc tế ngày càng có sự đan quyện và tương tác chặt chẽ với nhau. Sự liên quan giữa môi trường và quan hệ quốc tế không phải là hiện tượng mới. Chính sự phát triển quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ kinh tế quốc tế, đã đưa việc khai thác môi trường ra khắp thế giới, biến sự tàn phá môi trường trở thành vấn đề toàn cầu. Quan hệ quốc tế càng phát triển, sự xuống cấp môi trường của các quốc gia càng dễ tác động đến nhau. Quan hệ quốc tế càng phát triển, hệ thống quốc tế càng mở rộng thì sự xuống cấp của môi trường càng trở thành mối đe doạ chung của các quốc gia. Quan hệ quốc tế càng phát triển, ý thức và cơ hội phối hợp để giải quyết vấn đề này càng tăng lên. Chính những điểm này đã khiến việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay ngày càng phụ thuộc vào quan hệ quốc tế thế giới. Ngược lại, sự nổi lên vấn đề môi trường với tư cách là vấn đề toàn cầu cũng tác động không nhỏ lên quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế thế giới thêm một vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự; thế giới có thêm điều kiện để thống nhất hơn; toàn cầu hoá có thêm một cơ sở; nhân loại có thêm những giá trị và chuẩn mực chung; hệ thống quốc tế có thêm yếu tố định hướng... Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng tác động mạnh đến nhiều cơ sở quan trọng của quan hệ quốc tế hiện đại. Đó là sự gắn bó ngày càng tăng giữa môi trường với quyền lực chính trị, sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, môi trường trở thành lợi ích quốc gia, sự xuất hiện vấn đề an ninh phi truyền thống, xu hướng xói mòn chủ quyền quốc gia, sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia Trong mối tương tác này, sự nổi lên của vấn đề môi trường cũng đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới hai tính chất cơ bản của quan hệ quốc tế – xung đột và hợp tác. Có thể đây chính là tác động có ý nghĩa nhất của vấn đề môi trường đối với quan hệ quốc tế hiện nay. Vậy tác động này diễn ra như thế nào? MÔI TRƯỜNG VỚI XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 209 1. Tác động của môi trường tới xung đột quốc tế Tác động của môi trường tới xung đột quốc tế được biểu hiện trên hai phương diện chính: Môi trường là đối tượng tranh chấp trong các xung đột quốc tế và sự xuống cấp môi trường đang góp phần làm tăng khả năng xung đột trong quan hệ quốc tế. Trong 5 thành phần của môi trường, đất đai là đối tượng tranh chấp nhiều nhất giữa các quốc gia. Trong lịch sử, đất đai là nguồn tranh chấp lâu dài nhất, phổ biến nhất. Cuộc xung đột vì đất đai cũng dai dẳng và khốc liệt nhất. Con người và quốc gia tranh giành đất đai vì giá trị tài nguyên, vì không gian sống của con người. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong toàn bộ thời kỳ trước nền văn minh công nghiệp. Ngoài ra, chiến tranh giành giật đất đai diễn ra thường xuyên trong lịch sử còn vì quan niệm của con người về sự tỷ lệ thuận giữa diện tích đất đai với quyền lực và thịnh vượng. Đây là biểu hiện về sự gắn kết giữa môi trường với quyền lực quốc tế. Cuộc cạnh tranh quyền lực quốc tế thường có sự gắn bó ít nhiều với việc mở rộng không gian sinh sống và hạn chế phạm vi ảnh hưởng của đối thủ. Một nhận thức đặc biệt nguy hiểm về mối quan hệ này là Thuyết Định mệnh Quốc gia với đại biểu nổi tiếng là học giả Đức Friedrich Ratzel (1844 - 1904). Ratzel cho rằng quốc gia cũng như một thực thể hữu cơ và sống trong sự cạnh tranh với quốc gia khác để sinh tồn. Vì thế, quốc gia luôn phải chiến đấu không ngừng để chiếm lấy đất sống. Đây là lý do cho sự bành trướng của quốc gia. Ratzel cho rằng diện tích đất đai là biểu hiện rõ nhất quyền lực của một quốc gia. Qua cuộc đấu tranh này, cũng như sự đào thải tự nhiên, chỉ có quốc gia mạnh mới tồn tại, các quốc gia nhỏ sẽ biến mất. Các cường quốc còn lại sẽ lại tiếp tục đấu tranh với nhau để giành ngôi bá chủ thế giới. Lý luận của Ratzel về tính hữu cơ của quốc gia và vai trò của đất đai đã được Đức Quốc xã sử dụng để biện minh cho sự bành trướng của mình là vì “không gian sinh tồn” và chiến tranh xâm lược là theo quy luật tự nhiên.1 1 Lewis M. Alexander, Mô thức chính trị thế giới (Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam dịch và xuất bản), Sài Gòn, 1963, tr.7-8. Hoàng Khắc Nam 210 Ngay cả khi đất đai được phân chia thành lãnh thổ quốc gia, tranh chấp đất đai vẫn tiếp tục xảy ra giữa các bộ phận dân cư trong quốc gia, cũng như giữa các quốc gia với nhau. Đất đai giờ đây không chỉ là không gian sống hay tài nguyên mà còn mang trong mình giá trị thiêng liêng đối với quốc gia, dân tộc. Trong thời hiện đại, sự tranh chấp đất đai/lãnh thổ vẫn là hiện tượng phổ biến trong quan hệ quốc tế. Tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp tục là nguồn của xung đột – một loại hình xung đột rất khó giải quyết. Một yếu tố môi trường khác cũng là nguyên nhân của nhiều xung đột trong lịch sử và hiện tại. Đó là tranh chấp nguồn nước. Trên thế giới có 214 con sông có lưu vực đồng thời nằm trên lãnh thổ của nhiều quốc gia. Có gần 50 nước có 3/4 lãnh thổ nằm trong lưu vực của các con sông chảy xuyên quốc gia.1 Khoảng 40% dân số thế giới sinh sống ở vùng lưu vực các con sông chảy qua 2 hay nhiều nước.2 Vì thế, tranh chấp về việc phân chia và sử dụng nguồn nước của các con sông quốc tế thường hay xảy ra. Thêm vào đó, nhu cầu ngày một lớn đối với tài nguyên môi trường này càng làm tăng nguy cơ xung đột trong việc quản lý và khai thác nguồn nước chung. Tình trạng xuống cấp của môi trường là một lý do khác liên quan đến nguy cơ xung đột. Dân số tăng nhanh, nguồn nước hạn chế, tình trạng ô nhiễm nước tăng đang tạo nên tình trạng thiếu nước hoặc làm giảm khả năng tiếp cận tới nguồn nước sạch. Sự thiếu thốn kích thích sự tranh giành. Tất cả những điều trên khiến cho vấn đề nước trở thành một nguồn của xung đột. Tình trạng bất ổn kéo dài ở Trung Đông và Bắc Phi có một nguyên nhân là cuộc tranh chấp nguồn nước kéo dài trong lịch sử giữa các quốc gia trong vùng. Israel và các nước Arab tranh chấp với nhau về con sông Jordan. Cuộc tranh chấp về nguồn nước 1 River, Britanica 1999. 2 Conway Henderson, International Relations: Conflict and Cooperation at the Turn of the 21st Century, McGraw Hill, Singapore, 1997, (Bản dịch của Khoa Quốc tế học), tập 2, tr.126. MÔI TRƯỜNG VỚI XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 211 1965 - 1966 là một nguyên nhân gây căng thẳng và góp phần dẫn đến chiến tranh Israel - Arab năm 1967. Mâu thuẫn giữa Palestine và Israel cũng sâu sắc thêm bởi Israel đã bơm và sử dụng nước ngầm gấp năm lần so với người Palestine cùng sống trong vùng đất khô cằn như vậy.1 Hay một loạt ví dụ khác, tranh chấp giữa Sudan và Ai Cập về sông Nil, Mali và Senegan tranh nhau con sông Senegan, tranh chấp nguồn nước giữa Mali và Burkina Faso, giữa Hungary và Slovakia... Sự tranh chấp này còn liên quan đến việc sử dụng nước giữa quốc gia đầu nguồn và hạ nguồn. Sự tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria - Iraq về khai thác sông Ecephrates và Tigris là ví dụ điển hình.2 Ví dụ tương tự cũng có thể tìm thấy trong trường hợp khai thác sông Mekong. Đại dương là một đối tượng tranh chấp có nguy cơ tăng lên trong quan hệ quốc tế. Ban đầu, sự tranh giành đại dương với tư cách là nguồn của xung đột quốc tế chủ yếu liên quan đến quan niệm về sự tương tác giữa đại dương và quyền lực quốc tế. Trong thế kỷ XVIII - XX, quan điểm về mối liên quan giữa đại dương và quyền lực quốc tế cũng rất phổ biến. Nước Nga dưới thời Pie Đại đế đã trở thành cường quốc châu Âu khi tiến ra được biển Baltic và Hắc Hải. Nước Anh trở thành cường quốc số 1 trong thế kỷ XIX nhờ có hạm đội hùng mạnh và kiểm soát được đại dương. Nước Mỹ trên con đường trở thành cường quốc đã vận dụng luận thuyết của Afred Thayer Mahan (1840 - 1914). Xuất phát từ thực tế nước Anh mạnh lên nhờ hàng hải, Mahan cho rằng quốc gia cần phát triển hàng hải để kiểm soát được đại dương và có được quyền lực quốc tế. Mahan đã đưa ra nhiều khuyến nghị quan 1 Conway Henderson, sđd, tr.126. 2 Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai dự án Đại Anatolia xây dựng một nhà máy thuỷ điện lớn và các đập chắn trên sông Ecephrates để tưới tiêu đã gây thiếu nước cho Syria và Iraq. Người ta tính rằng dự án này làm giảm 40% nguồn nước sông cho Syria và 90% cho Iraq. [Viện Khoa học Công an, Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.575]. Hoàng Khắc Nam 212 trọng cho nước Mỹ.1 Quan điểm như vậy đã dẫn đến cuộc chạy đua hải quân và cạnh tranh quyền kiểm soát mặt biển cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Ngay việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan năm 1978 cũng được coi là ý đồ tiến xuống vùng biển ấm ở Ấn Độ Dương và sự kiện này đã khơi mào cho sự trở lại đối đầu giữa hai phe 1979 - 1985. Nhu cầu an ninh và phát triển đã khiến lợi ích quốc gia ngày càng được mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia. Quan hệ đối ngoại của quốc gia ngày càng tiến ra đại dương và xung đột liên quan đến đại dương cũng vì thế mà tăng lên. Bên cạnh đó, sự xuống cấp môi trường cũng đang góp thêm cho vai trò là nguồn xung đột của đại dương. Do nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trên đất liền, do hệ sinh thái ven bờ bị suy giảm, các quốc gia ngày càng tiến ra xa đại dương để khai thác tài nguyên biển và đáy biển. Vì thế, các tranh chấp liên quan đến hải phận và tài nguyên biển cũng tăng lên trong quan hệ quốc tế. Mặc dù lãnh hải rồi vùng đặc quyền kinh tế trên biển đã dần được xác định nhưng tranh chấp không vì thế mà giảm đi. Tình trạng tranh chấp hải phận giữa các quốc gia vẫn phổ biến trên thế giới, vấn đề xâm phạm quyền lợi kinh tế giữa ngư dân các nước không còn là chuyện hiếm. Sự tranh giành lãnh hải và quyền khai thác biển ngày càng trở thành vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế dù đã có Luật Biển quốc tế năm 1982. Nguy cơ xung đột đặc biệt cao ở những vùng biển có tiềm năng dầu mỏ. Nhiều vấn đề chưa được giải quyết như xác định đường cơ sở, thềm lục địa, vùng chồng lấn, quyền khai thác vùng biển quốc tế, nhu cầu đối với tài nguyên biển, vấn đề khai thác dầu mỏ ngoài khơi đang tiếp tục nuôi dưỡng khả năng xung đột này. 1 Afred Thayer Mahan đã đưa ra nhiều khuyến nghị quan trọng cho chính sách đối ngoại của Mỹ như: Mỹ phải phát triển hàng hải và kiểm soát được mặt biển thì mới có thể trở thành cường quốc thế giới, chiếm đảo Hawaii, đào kênh ở Trung Mỹ để đi lại dễ dàng giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương... MÔI TRƯỜNG VỚI XUNG ĐỘT VÀ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 213 Sự xuống cấp của môi trường góp phần làm tăng thêm khả năng xung đột trong quan hệ quốc tế. Trong đó, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là năng lượng, có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến xung đột trong tương lai. Khi nguy cơ cạn kiệt chưa xảy ra, chỉ sự phân bố tài nguyên không đều cũng đã dẫn đến vô vàn cuộc xung đột. Khi tài nguyên trở nên khan hiếm, sự cạnh tranh sẽ tăng lên, xung đột sẽ xảy ra nhiều hơn và thậm chí là trên quy mô toàn cầu. Một số người theo chủ nghĩa tương lai đã chỉ ra rằng “sự đổ vỡ của môi trường tới giữa thế kỷ XXI sẽ dẫn đến các cấp độ xung đột ác mộng”.1 Trên thực tế, chẳng cần phải chờ đến tương lai mà nhiều cuộc chiến tranh trong quá khứ và xung đột trong hiện tại đã cho thấy điều này. Có thể không phải là nguyên nhân cơ bản như người Nhật giải thích, song rõ ràng sự khan hiếm tài nguyên chiến lược và dầu mỏ là động cơ quan trọng của Nhật khi tiến hành Chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Sự tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trở nên gay gắt hơn kể từ khi phát hiện ra dầu mỏ tại khu vực này. Nhiều người đã cho rằng dầu mỏ chính là mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc ở đây, nhất là khi nhu cầu năng lượng của nước này ngày càng tăng. Tương tự như vậy, các cố gắng duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở vùng Vịnh và Trung Đông đều có mùi khét của dầu mỏ. Thomas Homer-Dixon đã nhận xét rằng các quốc gia sẵn sàng chiến đấu để giành những tài nguyên không tái tạo được hơn là tài nguyên tái tạo được2 bởi tính thiết yếu và trữ lượng có hạn của các nguồn tài nguyên này. Nếu nhận xét của Thomas Homer-Dixon có lý thì nguy cơ xung đột là tiềm tàng khi phần lớn tài nguyên môi trường hiện nay đều trong tình trạng không tái tạo được do tốc độ khai thác đã vượt quá nhiều so với khả năng tái tạo của tự nhiên. 1 Conway Henderson, sđd, tr.126. 2 Conway Henderson, sđd, tr.126. Hoàng Khắc Nam 214 Sự xuống cấp của môi trường đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn Bắc - Nam. Những tranh cãi về môi trường giữa hai nhóm nước này đã tăng lên cùng với sự nổi lên của vấn đề môi trường. Cả hai nhóm nước đều quy lỗi cho nhau và đòi nhóm kia phải chịu trách nhiệm. Các nước phương Bắc phê phán các nước phương Nam về việc khai thác bừa bãi tài nguyên, gây ra sự huỷ hoại môi trường nghiêm trọng. Các nước phương Nam chỉ trích phương Bắc về các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm, sự nóng lên của Trái đất và chủ nghĩa tiêu dùng thái quá của họ. Các nước phương Nam không thể ngừng khai thác tài nguyên bởi đó là lợi thế so sánh của họ và bị bức bách phải thu hẹp khoảng cách phát triển. Các nước phương Bắc cũng không thể ngừng phát triển công nghiệp bởi yêu cầu ngày càng nâng cao tiêu chuẩn sống và sự ngừng lại cũng có nghĩa là sụp đổ. Các nước phương Bắc nêu lên quyền can thiệp về sinh thái;1 những nước phương Nam tố cáo chủ nghĩa thực dân sinh thái của các nước công nghiệp phương Bắc. Cả hai theo đuổi những chiến lược riêng rẽ và cùng làm tổn hại tới môi trường trong khi vẫn tiếp tục chỉ trích lẫn nhau. Mâu thuẫn Bắc-Nam vì thế mà tiếp tụ ... ng về số lượng cũng như quy mô. Điều này có thể được giải thích ở sự đa dạng của các hoạt động kinh tế, chính trị cũng như sự đa dạng về mặt xã hội. Thêm vào đó, hệ thống chính trị Mỹ cũng đặc biệt mở rộng đối với hoạt động của các nhóm lợi ích, coi đó như một phương tiện thể hiện tự do dân chủ. Nếu so sánh ảnh hưởng của các nhóm lợi ích tới hoạt động xây dựng chính sách, các nhóm lợi ích ở các bang thường mạnh hơn nhóm lợi ích ở cấp liên bang. Điều này không phải là do sự chặt chẽ về tổ chức, sự phong phú về nguồn lực vật chất, số thành viên đông đảo hơn, mà do đặc điểm tổ chức của cơ quan làm luật ở các bang tạo ra. Do nhiệm kỳ của các nghị sỹ ngắn hơn và sự thay đổi nhanh hơn, nhiều nghị sỹ không quen với nguyên tắc, thủ tục hay bản chất của công việc làm luật. Thêm vào đó, đại bộ phận các nhà làm luật của bang là những quan chức bán chuyên nghiệp. Họ vẫn tiếp tục làm những công việc của họ như chủ trang trại, luật sư Tình hình này đã tạo thuận lợi cho các nhà vận động hành lang tác động vào việc làm luật và nâng cao vị thế của họ, vì họ là những người có chuyên môn và có những thông tin cần thiết mà các nhà làm luật cần. Do vậy, những nhà vận động hành lang ở cấp bang mạnh hơn nhiều so với các nhà làm luật ở cấp liên bang. Điều này cũng có nghĩa các nhóm lợi ích ở cấp bang có ảnh hưởng chính trị lớn hơn so với các nhóm ở cấp liên bang. Một nhân tố khác cũng tạo điều kiện cho những nhà vận động hành lang dành ảnh hưởng đó là thời gian của các kỳ họp làm luật ở các bang thường tương đối ngắn. Trong tình hình này, các nhà làm luật phải dựa vào những nhà vận động có tay nghề nhiều hơn. Điều cuối cùng tạo điều kiện hoạt động mạnh hơn cho các nhóm lợi ích của bang là các nghị sỹ thường đại diện cho những địa phương tương đối nhỏ. Họ thường bỏ phiếu thông qua các dự luật, không động chạm lắm đến cử tri của địa phương họ. Điều này khiến những nhà vận động hành lang có thể tiếp cận và thuyết phục các nghị sỹ này chấp nhận quan điểm của họ một cách dễ dàng. Phạm Thị Thu Huyền 444 Tuy nhiên, không phải nhóm lợi ích nào cũng có khả năng tác động đến việc hoạch định chính sách của Chính phủ. Chỉ có các nhóm có thế lực mới có khả năng thực sự để làm điều đó. Sức mạnh của các nhóm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô tổ chức, tình hình hoạt động của đảng phái. Nhìn chung, thông qua các hoạt động như quan hệ với công chúng, vận động bầu cử, vận động hành lang, các nhóm lợi ích đang ngày càng có ảnh hưởng to lớn trong đời sống chính trị - xã hội của nước Mỹ. Những lobby nhiều tiền, nhiều thế lực nhất ở Mỹ là những lobby đại diện cho các tập đoàn tư bản, tiêu biểu là: - Lobby công nghiệp quốc phòng: Lobby này có sức mạnh vô địch, chi phối Quốc hội và Nhà nước. Nó đại diện cho đông đảo các công ty và các nhà thầu cực lớn, cung cấp máy bay, tàu chiến, bom và những thứ hàng cần thiết cho quân đội Mỹ. Trong suốt thời gian của cuộc Chiến tranh Lạnh, đông đảo các nghị sỹ của cả hai phe đã liên hệ mật thiết với lobby của các công ty này. Trong mỗi cuộc bầu cử, những uỷ ban hành động chính trị của các công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng đã ủng hộ những khoản đóng góp lớn cho các ứng cử viên Thượng viện và Hạ viện. - Lobby dầu khí: Sức mạnh của lobby này đứng sau lobby quốc phòng. Sau cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, lobby dầu khí vận động Nhà nước có chính sách bao cấp để gia tăng sản xuất dầu khí trong nước nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu khí nhập khẩu từ Trung Đông. - Lobby phục vụ nước ngoài: Những người làm lobby phục vụ nước ngoài phải đăng ký hoạt động với Nhà nước Mỹ và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Công việc của họ trên hai phương diện: cố vấn cho chính phủ nước ngoài về chủ trương, chính sách và xu thế của Nhà nước Mỹ đối với các vấn đề liên quan đến hai nước; vận động để Quốc hội và Tổng thống Mỹ theo đường lối hợp với nguyện vọng của chính phủ nước ngoài mà người làm lobby phục vụ. Trong lịch sử, rất nhiều chính phủ là VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ 445 khách hàng của các hãng lobby Mỹ như: Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... 3. Các quy định pháp lý về hoạt động lobby Sự lớn mạnh nhanh chóng của các nhóm lợi ích khiến cho chính quyền Mỹ phải đưa ra phương thức giải quyết. Một mặt, chính phủ phải tạo ra hàng loạt các quy định pháp luật nhằm bảo vệ chính quyền, mặt khác luật hoá các quy định nhằm giúp các nhóm lợi ích phát triển. Năm 1946, Đạo luật Vận động hành lang được Quốc hội thông qua, theo đó, người ta yêu cầu những người cố gắng gây ảnh hưởng đối với Quốc hội phải đăng ký với thư ký của Hạ viện hoặc Thượng viện và cứ 3 tháng một lần, phải thông báo số tiền nhận được và chi tiêu các khoản cho các hoạt động vận động hành lang. Tác giả của Đạo luật này mặc dù miễn cưỡng đưa ra một đề nghị kiểm soát trực tiếp đối với việc vận động hành lang, nhưng tin rằng những nỗ lực đầy sáng tạo và mang tính chất chuyên nghiệp của công việc vận động hành lang khi gây sức ép lên Quốc hội không thể cho ra đời một sản phẩm hoàn hảo. Vì vậy, Đạo luật này chỉ mang tính đăng ký và thông báo. Nắm rõ thông tin về các nhóm vận động hành lang và biết rõ chi tiêu của họ khi họ gây ảnh hưởng lên quá trình lập pháp, các thành viên và các nguồn đóng góp tài chính cho họ sẽ giúp ích hữu hiệu cho Quốc hội trong việc đánh giá sự đại diện của họ mà không làm suy yếu quyền của bất cứ cá nhân hay nhóm nào được tự do bày tỏ chính kiến của mình đối với Quốc hội. Các nhà lập pháp đã nhiều lần cố gắng lấp chỗ hổng thiếu sót trong Đạo luật năm 1946. Nhưng các nỗ lực đó đa phần thất bại do gặp nhiều khó khăn, vì nếu điều chỉnh thì xâm phạm đến quyền công dân khi họ tiếp xúc với các nghị sỹ của họ. Cuối cùng, sau những nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi lề lối làm việc tại Washington, nhiều nghị sỹ đã ủng hộ chiến dịch sửa đổi cơ bản Đạo luật năm 1946. Ngày 11/5/1995, Chủ tịch Hạ viện Gingrich và Phạm Thị Thu Huyền 446 Tổng thống Clinton đã gặp nhau tại bang New Hampshire, bắt tay cam kết đệ trình những cải cách về ngân sách trong các vận động tranh cử cũng như một đạo luật về vận động hành lang. Đạo luật công khai hoạt động vận động hành lang năm 1995 đã thắt chặt các quy tắc đối với những người vận động hành lang. Có thể liệt kê những thay đổi chủ yếu như sau: - Một người vận động hành lang được định nghĩa là bất kỳ người nào sử dụng 20% trở lên số thời gian của mình để tham gia vào hoạt động vận động hành lang được trả công. - Các hoạt động vận động hành lang bao gồm việc chuẩn bị và nghiên cứu được dự định để gây ảnh hưởng đến chính sách cũng như các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách và nhân viên của họ. - Những người vận động hành lang phải đăng ký với Quốc hội. Họ phải công khai tên khách hàng và vấn đề họ đang vận động và nói rõ có xấp xỉ bao nhiêu khách hàng đang trả công cho sự phục vụ của họ. - Những người vận động hành lang phải trình các báo cáo công khai 6 tháng/lần. Những người không tuân thủ sẽ bị phạt dân sự khoảng 50.000 USD. - Các tổ chức phi lợi nhuận theo khoản 501C4 của IRS tiến hành vận động hành lang không nhận được tài trợ trực tiếp của liên bang. - Các cựu đại diện thương mại Mỹ và phó của họ bị nghiêm cấm suốt đời đối với việc vận động hành lang cho lợi ích của nước ngoài. 4. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về lobby Số lượng các nhà vận động hành lang tăng vọt sau khi có luật năm 1995. Theo thống kê của một nghiên cứu của Văn phòng kế toán tổng hợp cho biết, khi Đạo luật năm 1946 có hiệu lực, chỉ có VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ 447 khoảng 6.078 cá nhân và các tổ chức đăng ký. Nhưng sau khi Đạo luật năm 1995 có hiệu lực, có khoảng 14.912 người đăng ký vận động hành lang, trong đó có khoảng 10.612 người đăng ký lần đầu. Đạo luật này đã được đặt dưới sự giám sát của các văn phòng thăm dò công chúng của Hạ viện và Thượng viện. Người ta yêu cầu các nhà vận động hành lang 6 tháng một lần phải cho biết họ đại diện cho ai, chính sách mà họ đang gây ảnh hưởng và số tiền mà họ chi tiêu cho các hoạt động vận động hành lang. Mức phạt dân sự lên tới 50.000 USD áp dụng đối với những ai không chấp hành những quy định của đạo luật. Đạo luật miễn trừ cho các vận động hành lang công chúng khi các nhà vận động được trả dưới 5.000 USD hay được thuê chưa đến 6 tháng và các tổ chức sử dụng người của họ để vận động hành lang. Đạo luật này được điều chỉnh bổ sung 3 năm sau đó để hoàn thiện một số thiếu sót về mặt kỹ thuật, như làm rõ hơn định nghĩa của cụm từ “vận động tiếp xúc”. Đạo luật vận động hành lang năm 1995 cũng sửa đổi một số điều khoản trong Đạo luật đăng ký các cơ quan đại diện nước ngoài năm 1938, trong đó yêu cầu tất cả những người vận động hành lang cho các chính phủ nước ngoài, các đảng phái chính trị, đều phải đăng ký với Bộ Tư pháp. Đạo luật năm 1995 cũng mở rộng về quy định cho các nhà vận động hành lang nước ngoài bao gồm cả các cá nhân vận động cho các công ty, doanh nghiệp thương mại nước ngoài, yêu cầu những người này phải đăng ký với thư ký của Hạ viện và Thượng viện. Có khoảng 600 nhà vận động hành lang đã đăng ký với Bộ Tư pháp với tư cách là các cơ quan đại diện cho các chính phủ hay các đảng phái nước ngoài. Do vai trò của Hoa Kỳ trong nền kinh tế và quân sự trên toàn cầu, có nhiều cá nhân nước ngoài cũng như người Mỹ đã làm việc cho các thân chủ nước ngoài, dành nhiều thời gian và tiền bạc để vận động hành lang tại đồi Capitol và thúc đẩy các lợi ích của họ trên toàn quốc. Năm 1996, các chính phủ, các công ty và các cá Phạm Thị Thu Huyền 448 nhân nước ngoài thông báo rằng họ đã chi tiêu 678 triệu USD trên nước Mỹ cho các mục đích khác nhau: thúc đẩy thương mại, quan hệ song phương và phân phát tài liệu. Trong số này có khoảng 64 triệu USD dành cho việc vận động hành lang ở các cơ quan chính phủ. Những con số đó mới chỉ nói lên một phần trong các hoạt động vận động hành lang và chi tiêu của nó. Những đóng góp cho chiến dịch ngầm do các chính phủ nước ngoài tài trợ cho các cuộc bầu cử ở Mỹ là một vấn đề đòi hỏi các uỷ ban của Quốc hội Mỹ phải nỗ lực chống những tiêu cực trong quá trình bầu cử diễn ra ở Mỹ. Mặc dù Đạo luật năm 1995 có nhiều tiến bộ hơn so với Đạo luật năm 1946, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, hiệu lực của nó vẫn nhỏ giọt. Chưa có một công ty hay một nhà vận động hành lang nào nhận được thông báo chính thức về việc ai đó không chịu nộp báo cáo. Một số công ty và các tổ chức thậm chí còn báo cáo sai lệch về các khoản chi tiêu tài chính của họ trong việc vận động hành lang. Tuy nhiên, các nhà quản lý cho rằng, chưa có trường hợp nào nghiêm trọng xảy ra. Mục đích cuối cùng của hoạt động vận động hành lang đối với những nhà luật pháp chính là giành được sự ủng hộ của các vị này đối với một quan điểm hay chính sách có lợi cho nhóm mà các nhà vận động đại diện. Vì vậy, các nhà vận động tìm cách tiếp cận với các nhà làm luật, gây dựng mối quan hệ và đặc biệt là cung cấp các thông tin cần thiết và hữu ích cho các vị này nhằm hiểu rõ hơn về quan điểm của nhóm lợi ích đó, từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà làm luật là được cung cấp những thông tin bổ ích về các hoạt động lập pháp và quản lý, tuy nhiên, họ cũng nhận thấy được sức ép mà các nhà vận động hành lang đặt lên họ. Thực tế cho thấy, giữa các nhóm lợi ích, các địa phương và các nhà chính trị, các nhà làm luật có mối quan hệ thông qua hoạt động vận động hành lang. Những hoạt động vận động hành lang VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG Ở MỸ 449 làm cho chính phủ hiểu được quan điểm mà họ đại diện, hy vọng sẽ thuyết phục được các nhà hoạch định chính sách sẽ thông qua chính sách này. Họ cũng thông báo cho các nhà lãnh đạo nhóm bất kỳ một thay đổi hay tiến triển nào trong vòng quay của chính phủ, mà có thể gây ảnh hưởng tới địa vị của tổ chức đó. Vì vậy, các nhà lãnh đạo đã có một hệ thống báo động trước và sẽ không bị bất ngờ khi thấy mình đang phải đối mặt với những chính sách chống đối đã được lập ra. Các nhà vận động hành lang có thể cung cấp cho các nhà lập pháp thông tin và các dự luật với hy vọng là thông qua sự giúp đỡ đó, họ có thể xây dựng nên một mối quan hệ dựa trên sự tin cậy và thuận tiện mà sẽ có lợi về lâu dài. Bên cạnh những mặt tích cực mà lobby đem lại, chúng ta không thể phủ nhận các tiêu cực vẫn còn tồn tại và ngày càng diễn ra trong chính trường Mỹ. Chính đồng tiền đã làm cho tính dân chủ, mà bấy lâu nước Mỹ vẫn cho là mình luôn sở hữu, mất dần đi. Chỉ có các nhóm lợi ích lớn, các hiệp hội có sức mạnh về kinh tế mới có được các chính sách phục vụ cho lợi ích của mình, còn các nhóm lợi ích có quy mô nhỏ khó có tiếng nói, khó đề đạt ý kiến của mình cho các nghị sỹ, với mong muốn những nguyện vọng của nhóm sẽ được cụ thể hoá thành những chính sách hay luật lệ để có chút lợi ích trong xã hội. Như vậy, để xã hội Mỹ ngày càng công bằng, dân chủ và đáp ứng được quyền hạnh phúc của con người như trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, chính quyền Mỹ cần phải đề cao tính đạo đức trong hoạt động vận động hành lang, cũng như các biện pháp chống lại các hoạt động tiêu cực của hoạt động lobby trong quá trình đưa ra chính sách và ban hành luật, để đảm bảo rằng mọi tầng lớp nhân dân đều có được các lợi ích từ những chính sách và đạo luật mà nhà nước sẽ ban hành. Như vậy, thông qua lobby, những người dân nằm ngoài chính phủ có thể tác động tới việc ra quyết định, ban hành chính sách diễn ra bên trong chính phủ. Những thông tin do các nhóm lợi ích cung cấp có vai trò quan trọng đối với việc ban hành luật và nó phản ánh nguyện vọng của người dân, bởi vậy chúng giữ cho quá Phạm Thị Thu Huyền 450 trình dân chủ được tiếp diễn. Ngày nay, do việc hình thành rất nhiều nhóm lợi ích, nên nhiều loại thông tin khác nhau sẽ được cung cấp cho chính phủ, giúp chính phủ kịp thời có chính sách giải quyết nhu cầu của người dân. Trong mối quan hệ với chính phủ, lobby ở Mỹ đồng thời là sự phản ánh, giám sát, kiềm chế, đối trọng của các nhóm lợi ích và nhân dân Mỹ đối với các cơ quan công quyền. Về bản chất, lobby là sự chia sẻ quyền lực giữa nhà nước và xã hội. Sự thừa nhận về mặt pháp lý của lobby cũng là sự minh hoạ cụ thể về tính đại diện của Quốc hội Hoa Kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lagerloef, Johan Frisell, Lars Lobbying Information Transmission and Unequal Representation, February 2004. Milbrath Lester, The Washington Lobbyist Nally 1963. Nguyễn Chí Dũng, “Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9, năm 2006. Nguyễn Tấn Minh, “Hệ thống chính trị Mỹ và vận động hành lang”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11/2004. www.FOXNews.com. www.vietnamusembassy.gov.
File đính kèm:
- nghien_cuu_quoc_te_mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_phan_t.pdf