Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại Thừa Thiên Huế
Cộng đồng thủy sản ở Việt Nam khá đông đảo với khoảng 8 triệu ngư dân là lao động khai thác thủy sản và 12 triệu người có nguồn thu hoặc sản phẩm từ ngành thủy sản. Trong 10 năm qua ngành thủy sản đã có mức tăng trưởng khá lớn kể cả số lượng lao động, số tàu thuyền, và sản lượng khai thác thủy sản (Bộ NN & PTNT 2015). Tuy nhiên, tình trạng nghèo của các hộ ngư dân, đặc biệt ở ở vùng biển bãi ngang vẫn rất nghiêm trọng. Sinh kế ngư dân ven biển dựa trên các nguồn lực con người, vốn xã hội (mạng lưới xã hội ), vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, sông ngòi, đất canh tác, đa dạng sinh học ), vốn vật chất nhà ở, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng ), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển ). Sinh kế của hộ luôn bị tác động bởi các yếu tố gây ra tình trạng dễ bị tổn thương, được tạo ra do các biến động (shock) về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, hoặc các xu hướng biến đổi của dân số, tài nguyên, quốc tế và trong nước, khoa học kỹ thuật hoặc các yếu tố biến đổi mang tính mùa vụ như: sản xuất, giá cả, sức khỏe, cơ hội việc làm,. Mặc dù các hoạt động sinh kế chính vùng ven biển chủ yếu là KTTS và NTTS. Tuy nhiên, các hoạt động về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngành nghề, buôn bán, dịch vụ đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng sinh kế và hạn chế tính bị tổn thương của hộ gia đình ven biển [32].
Cộng đồng dân cư ở các xã ven biển Việt Nam có sinh kế chủ yếu phụ thuộc và các hoạt động KTTS biển. Đa số các hộ ngư dân có nghề cá quy mô nhỏ ven biển với các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống, bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự suy giảm nguồn lợi thủy sản. Theo thống kê của các nhà khoa học, nguồn lợi hải sản trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào khoảng 5,3 triệu tấn cá biển, chưa tính đến các loài tôm biển, mực và sinh vật tầng đáy. Với nguồn lợi hải sản này, mỗi năm ngư dân Việt Nam chỉ được đánh bắt tối đa là 2,3 triệu tấn. Nếu khai thác quá sản lượng này thì nguồn hải sản tự nhiên bị suy kiệt, do cá không kịp sinh sản để tái tạo nguồn. Trong khi đó, năm 2016, Việt Nam đã khai thác 2,4 triệu tấn hải sản từ biển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Được biết sản lượng khai thác đạt 2,4 triệu tấn năm 2016 là
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TRUYỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG, ỨNG PHÓ VÀ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN FORMOSA 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP HUẾ, NĂM 2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TRUYỀN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG, ỨNG PHÓ VÀ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA HỘ KHAI THÁC THUỶ SẢN VEN BIỂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN FORMOSA 2016 TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 9620116 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRƯƠNG VĂN TUYỂN PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TUÂN HUẾ, NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trương Văn Tuyển và PGS.TS. Nguyễn Viết Tuân, cùng sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em sinh viên ngành Khuyến nông và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Người viết cam đoan Nguyễn Ngọc Truyền LỜI CẢM ƠN Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy/Cô, bạn bè đồng nghiệp cùng với các em sinh viên Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn. Với lòng kính trọng và sự biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS.TS. Trương Văn Tuyển và PGS. TS. Nguyễn Viết Tuân, quý thầy/cô và các em sinh viên Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã dành thời gian, tâm huyết để chỉ dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin cảm ơn UBND xã Quảng Công, UBND xã Phú Diên, UBND thị trấn Lăng Cô đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và hỗ trợ tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy/cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao năng lực nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Truyền MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu CNH : Công nghiệp hóa DFID : Bộ Phát triển Quốc tế Anh HĐH : Hiện đại hóa HĐSK : Hoạt động sinh kế KHCN : Khoa học Công nghệ KTTS : Khai thác thủy sản KT-NTTS : Khai thác và nuôi trồng thủy sản KT-DVTS : Khai thác và dịch vụ thủy sản KT-NN-NN : Khai thác, nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp KT-XH : Kinh tế - Xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản MTB : Môi trường biển PTKT : Phương tiện khai thác PTSH : Phương tiện sinh hoạt PTSXKD : Phương tiện sản xuất kinh doanh TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TNBQ : Thu nhập bình quân TSC : Trước sự cố DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân tích phục hồi xã hội trong bối cảnh tổn thương và sốc của những ngư dân 12 Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu về khả năng phục hồi và ứng phó của ngư dân 50 Bảng 3.1. Tình hình khai thác thủy sản biển của tỉnh Thừa Thiên Huế 73 Bảng 3.2. Tình hình thuỷ sản tại vùng nghiên cứu 76 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của sự cố MTB đến tỉnh Thừa Thiên Huế 77 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến cộng đồng KTTS ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 82 Bảng 3.5. Đặc điểm của hộ KTTS ven biển 85 Bảng 3.6. Đặc điểm của hộ KTTS ven biển theo nhóm chiến lược sinh kế 89 Bảng 3.7. Thời gian ảnh hưởng của sự cố đến hộ KTTS ven biển (tháng) 94 Bảng 3.8. Thiệt hại kinh tế của hộ KTTS ven biển do ảnh hưởng của sự cố 98 Bảng 3.9. Mức độ tác động sinh kế của sự cố đối với hộ KTTS ven biển 101 Bảng 3.10. Ý kiến hộ đánh giá mức độ tác động của sự cố theo nhóm nghề 103 Bảng 3.11. Các giải pháp ứng phó của hộ ngư dân KTTS ven biển 108 Bảng 3.12. Các giải pháp ứng phó của hộ ngư dân KTTS ven biển 109 Bảng 3.13. Các giải pháp ứng phó của hộ ngư dân KTTS ven biển 110 Bảng 3.14. Tỷ lệ hộ đánh giá “Giải pháp ứng phó có kết quả tốt” cho phục hồi sinh kế 113 Bảng 3.15. Kinh phí bồi thường thiệt hại tại tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến 15/03/2018 118 Bảng 3.16. Tiếp cận hỗ trợ khắc phục sự cố của hộ khai thác thủy sản ven biển 120 Bảng 3.17. Ý kiến đánh giá tầm quan trọng của các loại hỗ trợ đối với phục hồi của hộ 123 Bảng 3.18. Hiện trạng hoạt động KTTS ven biển của hộ 30 tháng sau sự cố 126 Bảng 3.19. Phục hồi thu nhập của hộ sau sự cố 30 tháng so với trước sự cố 130 Bảng 3.20. Các biến độc lập của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 132 Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi thu nhập của hộ 133 Bảng 3.22. Chi tiêu và thay đổi chi tiêu của hộ theo nhóm nghề 135 Bảng 3.23. Ý kiến đánh giá mức độ phục hồi sinh kế và đời sống của hộ sau sự cố 30 tháng 137 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Điểm nghiên cứu của đề tài 67 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết về đối phó với các nguồn gây sốc (EP-CBMS Network Coordinating Team (2011)) 13 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích “năng lực chống chịu sự cố Formosa” 65 Biểu đồ 2.1. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam 30 Biểu đồ 3.2. Mức độ phục hồi của thu nhập từ hoạt động KTTS ven biển của hộ so với trước sự cố 128 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hộ đánh giá mức độ phục hòi đời sống của hộ KTTS ven biển sau sự cố 30 tháng 138 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cộng đồng thủy sản ở Việt Nam khá đông đảo với khoảng 8 triệu ngư dân là lao động khai thác thủy sản và 12 triệu người có nguồn thu hoặc sản phẩm từ ngành thủy sản. Trong 10 năm qua ngành thủy sản đã có mức tăng trưởng khá lớn kể cả số lượng lao động, số tàu thuyền, và sản lượng khai thác thủy sản (Bộ NN & PTNT 2015). Tuy nhiên, tình trạng nghèo của các hộ ngư dân, đặc biệt ở ở vùng biển bãi ngang vẫn rất nghiêm trọng. Sinh kế ngư dân ven biển dựa trên các nguồn lực con người, vốn xã hội (mạng lưới xã hội), vốn thiên nhiên hay tài nguyên (rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển, sông ngòi, đất canh tác, đa dạng sinh học), vốn vật chất nhà ở, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng, hàng hóa lưu chuyển). Sinh kế của hộ luôn bị tác động bởi các yếu tố gây ra tình trạng dễ bị tổn thương, được tạo ra do các biến động (shock) về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, hoặc các xu hướng biến đổi của dân số, tài nguyên, quốc tế và trong nước, khoa học kỹ thuật hoặc các yếu tố biến đổi mang tính mùa vụ như: sản xuất, giá cả, sức khỏe, cơ hội việc làm,... Mặc dù các hoạt động sinh kế chính vùng ven biển chủ yếu là KTTS và NTTS. Tuy nhiên, các hoạt động về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngành nghề, buôn bán, dịch vụ đóng góp không nhỏ vào sự đa dạng sinh kế và hạn chế tính bị tổn thương của hộ gia đình ven biển [32]. Cộng đồng dân cư ở các xã ven biển Việt Nam có sinh kế chủ yếu phụ thuộc và các hoạt động KTTS biển. Đa số các hộ ngư dân có nghề cá quy mô nhỏ ven biển với các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống, bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự suy giảm nguồn lợi thủy sản. Theo thống kê của các nhà khoa học, nguồn lợi hải sản trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vào khoảng 5,3 triệu tấn cá biển, chưa tính đến các loài tôm biển, mực và sinh vật tầng đáy. Với nguồn lợi hải sản này, mỗi năm ngư dân Việt Nam chỉ được đánh bắt tối đa là 2,3 triệu tấn. Nếu khai thác quá sản lượng này thì nguồn hải sản tự nhiên bị suy kiệt, do cá không kịp sinh sản để tái tạo nguồn. Trong khi đó, năm 2016, Việt Nam đã khai thác 2,4 triệu tấn hải sản từ biển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Được biết sản lượng khai thác đạt 2,4 triệu tấn năm 2016 là giảm 15% so với năm 2015 và 20% so với các năm 2010 – 2014 [24]. Vùng ven biển miền Trung và tỉnh Thừa Thiên Huế còn nghèo do điều kiện khó khăn về tài nguyên và nhiều thiên tai (bảo, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn ở vùng ven biển,). Phần lớn các cộng đồng cư dân duyên hải miền Trung đều chọn sinh kế thủy sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản làm sinh kế chính. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay sinh kế của các cộng đồng cư dân này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn hơn trước: mưu sinh vất vả, môi trường lao động đối mặt với nhiều hiểm nguy, thu nhập bấp bênh, nguy cơ thất nghiệp cao, và những biến cố do phát triển KT-XH (ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí) ảnh hưởng xấu đến người dân. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến khó lường và những tác động do BĐKH mang lại như nước biển dâng, nước biển xâm nhập, gia tăng số lượng và cấp độ bão, chính là những thách thức mà cư dân vùng duyên hải miền Trung phải đối mặt. Sinh kế dựa vào biển của họ bị ảnh hưởng tiêu cực, kém bền vững hơn trong tương lai. Những thách thức này không chỉ tác động đến sinh kế của người dân, mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội các cộng đồng cư dân trong vùng duyên hải miền Trung. Sự cố Formosa 2016 xảy ra tác động trực tiếp đến ngư dân ven biển 4 tỉnh miền Trung, trong đó người dân KTTS ven biển Thừa Thiên Huế cũng chịu nhiều thiệt hại. Ở Thừa Thiên Huế, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá bước đầu của chính quyền địa phương, ước tính thiệt hại do tình trạng cá chết là khoảng 135 tỷ đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ và 30.450 nhân khẩu. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 1.240 lồng [8]. Ngoài những thiệt hại đối với lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sự cố môi trường biển cũng tác động tiêu cực đến hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân [16]. Sự cố xảy ra đã đặt sự quan tâm của các cấp các ngành từ Chính phủ, các bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương hướng vào làm giảm tác động và nâng cao năng lực ứng phó của hộ KTTS bị ảnh hưởng. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về “năng lực chống chịu” của người dân trước các cú sốc liên quan đến thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của người dân ở các vùng. Tuy nhiên những nghiên cứu về “năng lực chống chịu” có liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển đến sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển chưa được thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu “năng lực chống chịu” của cộng đồng/ngư dân đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, tác động đến sinh kế của cộng động ngư dân có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các cơ quan chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời cho cộng đồng ngư dân ven biển. Nghiên cứu “năng lực chống chịu” của người dân đối với sự cố bất lợi là “khoảng trống nghiên cứu” và thời sự trong bối cảnh các sự cố môi trường do phát triển KT-XH và BĐKH xảy ra ngày càng thường xuyên. Đề tài này nghiên cứu “năng lực chống chịu” của cộng đồng/ngư dân đối với tác động sự cố ô nhiễm môi trường biển Việt Nam 2016 đến tác động sinh kế và đời sống của hộ, sự phục hồi sinh kế của hộ. Từ đó đề xuất các giải pháp phục hồi sinh kế khả thi cho ngư dân khai thác thuỷ sản ven biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chịu tác động từ sự cố môi trường biển. Vì vậy, “Nghiên cứu tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ khai thác thuỷ sản ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển Formosa 2016 tại Thừa Thiên Huế” trở thành vấn đề thời sự, mới và cấp bách trong giai đoạn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng thể của đề tài Mục tiêu tổng thể của đề tài là nghiên cứu năng lực chống chịu sự cố bất lợi của hộ khai thác thuỷ sản ven biển thông quan đánh giá tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế của hộ bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển formosa 2016 tại Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1). Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực chống chịu sự cố bất lợi của hộ KTTS ven biển với các thành tố chính: hấp phụ tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế sau sự cố. (2) Tìm hiểu và đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Formosa 2016 đối với sinh kế hộ khai thác thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế. (3). Nghiên cứu giải pháp và kết quả thực hiện các giải pháp ứng phó của hộ khai thác thủy sản ven biển trước tác động của sự cố môi trường biển 2016. (4). Đánh giá kết quả phục hồi sinh kế của hộ khai thác thủy sản ven biển sau sự cố môi trường biển. 3. Ý nghĩa khoa học 3.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài giúp tăng cường hiểu biết về khái niệm và hướng tiếp cận mới về “năng lực chống chịu” của người dân (social resilience) trước tác động của các sự cố bất lợi, sốc hay thảm họa. Đề tài góp phần làm rỏ khung phân tích “năng lực chống chịu xã hội” đã được đề xuất đồng thời làm rỏ các thành tố cũng như vai trò của các thành tố đó trong nghiên cứu “năng lực chống chịu”, bao gồm: hấp phụ tác động, ứng phó và phục hồi sinh kế sau sự cố. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu và đánh giá về tác động của sự cố môi trường biển đến khả năng ứng phó và phục hồi đời sống của hộ trong cộng đồng ngư dân khai thác thuỷ sản ven biển, từ đó xác định các hành động cấp thiết và chiến lược dài hạn để giúp các nhóm hộ gia đình, cộng đồng cư dân ven biển, các nhà quản lý, lãnh đạo, các địa phương có hoàn cảnh tương tự tham chiếu, vận dụng nhằm gia tăng năng lực chống chịu và phục hồi khi có các sự cố tương tự về môi trường biển xảy ra. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Sự cố bất lợi, thảm họa 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại Khi đề cấp đến khái niệm/định nghĩa về một sự cố bất lợi nào đó có tác động tiêu cực đến một cộng đồng dân cư. Kết quả tổng quan các tài liệu nghiên cứu cho thấy, có nhiều thuật ngữ tương đương để diễn tả về một sự cố bất lợi cho con người thông qua một hiện tượng cụ thể. Ví dụ, sự cố bất lợi gây ra do thảm họa tự nhiên như lũ lụt, bão, động đất, sóng thần, Những hiện tượng bất lợi như vậy có thể gọi đó là một sự cố bất lợi, sốc hay thảm họa. Cho đến nay, đã có nhiều học giả đưa ra định nghĩa về sốc. Theo EP-CBMS Network Coordinating Team (2011) [80], Sốc là một sự kiện có thể gây ra sự suy giảm về sức khỏe, nó có thể ảnh hưởng đến cá nhân (bệnh tật, tử vong), một cộng đồng, một khu vực, hoặc thậm chí là một quốc gia (thiên tai, khủng hoảng kinh tế vĩ mô). Khi một rủi ro cụ thể hóa, nó có thể trở thành một cú sốc, do vậy một cú sốc liên quan đến một rủi do gây ra một "ý nghĩa" tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe (ví dụ, mất thu nhập lớn, hoặc bệnh tật nặng liên quan đến chi phí) [86]). Những cú sốc là những sự kiện có thể làm giảm sức khỏe cộng đồng hoặc sức khỏe cá nhân, như bệnh tật, thất nghiệp và có thể tự gây ra nghèo nàn về vật chất [107]. Những cú sốc giúp tham khảo việc thực hiện của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ví dụ về các cú sốc bao gồm sự xuất hiện của một trận động đất, chuyển động đáng kể về thương mại, hoặc cái chết của một thành viên ... ring a relational approach to social resilience in coastal Indonesia. Maritime Studies no. 15 (1):2. [196]. Petrie, Cameron A, et al. 2017. Adaptation to variable environments, resilience to climate change: Investigating land, water and settlement in Indus Northwest India. Current Anthropology no. 58 (1):000-000. [197]. Phung, H Tran Thi. 2012. Resilience and livelihood dynamics of shrimp farmers and fishers in the Mekong Delta, Vietnam. [198]. Picou, J Steven, et al. 1992. Disruption and stress in an Alaskan fishing community: Initial and continuing impacts of the Exxon Valdez oil spill. Industrial Crisis Quarterly no. 6 (3):235-257. [199]. Pope, Kevin L, et al. 2014. Fishing for resilience. Transactions of the American Fisheries Society no. 143 (2):467-478. [200]. Quarantelli, Enrico. 1982. Sheltering and Housing After Major Community Disasters: Case Studies and General Observations. OHIO STATE UNIV RESEARCH FOUNDATION COLUMBUS. [201]. Rahman, Md Shahinoor, and Teodoro Kausel. 2012. Disaster as an opportunity to enhance community resilience: lesson learnt from chilean coast. J. Bangladesh Inst. Plan. ISSN no. 5:1-11. [202]. Ratner, Blake D, and Edward H Allison. 2012. Wealth, rights, and resilience: an agenda for governance reform in small‐scale fisheries. Development Policy Review no. 30 (4):371-398. [203]. Sadat, Anwar, and Hastuti. 2019. RESILIENCE OF FISHERIES A SUSTAINABLE BAHARI VILLAGE. Prosiding ICOGISS 2019:315-326. [204]. Satterthwaite, David, et al. 2020. Building resilience to climate change in informal settlements. One Earth no. 2 (2):143-156. [205]. Stanford, Richard J, et al. 2017. The fisheries livelihoods resilience check (FLIRES check): A tool for evaluating resilience in fisher communities. Fish and fisheries no. 18 (6):1011-1025. [206]. Symes, David. 2014. "Finding solutions: Resilience theory and Europe’s small-scale fisheries." In Social issues in sustainable fisheries management, 23-41. Springer. [207]. Symes, David, et al. 2015. E urope's Coastal Fisheries: Instability and the Impacts of Fisheries Policy. Sociologia Ruralis no. 55 (3):245-257. [208]. Tierney, Kathleen J, et al. 2002. Facing the unexpected: disaster preparedness and response in the United States. Disaster Prevention and Management: An International Journal. [209]. Trieu, Tran Thi Ngoc, and Nguyen Thanh Phong. 2015. The impact of climate change on salinity intrusion and Pangasius (Pangasianodon Hypophthalmus) farming in the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture International no. 23 (2):523-534. [210]. Tuler, Seth, et al. 2008. Assessing vulnerabilities: Integrating information about driving forces that affect risks and resilience in fishing communities. Human Ecology Review:171-184. [211]. Wu, Jie Ying, and Michael K Lindell. 2004. Housing reconstruction after two major earthquakes: The 1994 Northridge earthquake in the United States and the 1999 Chi‐Chi earthquake in Taiwan. Disasters no. 28 (1):63-81. [212]. Ye, Xinyu, et al. 2019. Impact of water mixing and ice formation on the warming of Lake Superior: A model‐guided mechanism study. Limnology and Oceanography no. 64 (2):558-574. [213]. Young, Oran R. 2010. Institutional dynamics: resilience, vulnerability and adaptation in environmental and resource regimes. Global Environmental Change no. 20 (3):378-385. PHỤ LỤC 1. Bảng phỏng vấn hộ KTTS ven biển PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ KHAI THÁC THỦY SẢN Tên người PV:........................... Ngày PV: ..................... Mã phiếu: ........................ 1. Thông tin về hộ -Chủ hộ:..............................; Địa chỉ: .......................................... .... Số ĐT:................. -Loại hộ theo nghề: ..............; Loại hộ giàu nghèo: (h.tại) ..........., Trước sự cố.............. -Tổng Số khẩu: .............; Tổng Số Lao động .............Trong đó: Số LĐ di cư ................ -HĐ sinh kế hiện tại của hộ (Ghi theo thứ tự: trái= q.trọng nhất) : -HĐ bị Formusa ảnh hưởng trực tiếp (Ghi theo thứ tự: trái= nhiều nhất): Ghi chú: Code ngành nghề, HĐ sinh kế Sử dụng để nêu câu hỏi Loại Ngành nghề Code Nghề/ HĐ sinh kế Ghi chú -I: KTTS a-KT gần bờ; b-KT xa bờ; -DVnghề cá: buôn bán (thu mua cá)+chế biến +hậu cần -Di cư theo mùa: ghi chú HĐ cụ thể -II: Nông nghiệp c-NTTS; d-Trồng trọt; g-Chăn nuôi; -III: Ngành nghề NT e-DV nghề cá; f-DV du lịch biển; i-NN nông thôn khác; -IV: Di cư LĐ h-Làm thuê tại chổ; k-Di cư theo mùa; l-Công nhân; m-Xuất khẩu; -V: Hưởng lương n-CB viên chức/hưu trí; m-Khác (ghi rỏ) 2. Tài sản và Phương tiện SXKD của hộ KTTS: Tên tài sản, trang thiết bị Liệt kê Số lượng +ĐVT Tổng giá trị(a) hiện tại (Triệu) So với Trước sự cố (%) Mô tả thay đổi (định tính) và lý do thay đổi Nhà ở Phương tiện sinh hoạt Thuyền ko lắp máy Tàu cá gần bờ <90CV Ngư lưới cụ PT SXKD khác... Tài sản khác... Tổng giá trị TS : Trọng tâm bảng này là ước tính Tổng & giá trị các loại TS tính theo các HĐ sinh kế 3. Thiệt hại đối với HĐ KTTS của hộ Tình trạng HĐ sau sự cố Số tháng + T.điểm b.đầu Căn cứ thực hiện HĐ (a) Mất chi phí SX (triệu) Sản lượng sụt giảm (kg/th) Mất Thu nhập (tr/th) Ngừng KT hoàn toàn Phục hồi KT<50% Phục hồi KT >50% Phục hồi KT hoàn toàn : 1=đầu vào HĐ bị sụt giảm; 2=SP không tiêu thụ được; 3=Quy định của cơ quan chức năng 4. Thiệt hại đối với HĐ sinh kế KHÁC của hộ HĐ sinh kế (Như mục 1) Số tháng + T.điểm b.đầu Căn cứ thực hiện HĐ (a) Mất chi phí SX (triệu) Sản lượng/DT sụt giảm/th Mất Thu nhập (tr/th) 5. Ứng phó của Lao động trong hộ: (TK LĐ thực tế, Bắt đầu với chủ hộ) T T Họ tên LĐ (+Số ĐT) Năm sinh Giới Văn hóa (lớp) Đ.tạo nghề (có/ko) Nghề chính (*) Các nghề phụ theo thứ tư thường xuyên (*) Nghề bị ảnh hưởng theo thứ tự thiệt hại (*) 1 2 3 4 5 6 7 (*) Ghi theo Code HĐ sinh kế (Tiếp bảng trên) T T Số tháng bị a.hưởng Các nghề thay thế trong tgian bị a.hưởng Cách thực hiện nghề thay thế (a) Tổng Thu nhập hiện tại (tr/LĐ/th) So với TN trong t.gian sự cố (%) So với TN trước sự cố (%) Tỷ trọng trong TN của hộ (%) 1 2 (a): 1=Tự thực hiện hoàn toàn; 2=Có hỗ trợ kỹ thuật; 3=có hỗ trợ vốn & vật tư 6. Giải pháp hộ KTTS đã thực hiện để ứng phó và phục hồi sinh kế: Nội dung giải pháp/ HĐ thay thế Có/ Ko Mới/ Củ Còn/ Ko Quy mô (SL+ĐVT) Cách thực hiện (a) Hiệu quả HĐ (b) Mở rông KT tầng nổi Chuyển sang KT xa bờ Điều chỉnh KT khác ......... PT/Mở rộng HĐ: (*) - - - XD liên kết làm ăn.... Giảm mức chi tiêu Vay tín dụng chính thức Vay tín dụng Ko chính thức Nhờ hỗ trợ từ bà con Bán tài sản Tgia HĐ tập thể........... .... Khác.... (*): Theo Code HĐ sinh kế; (a) 1=Tự thực hiện hoàn toàn; 2=Có hỗ trợ kỹ thuật; 3=có hỗ trợ vốn & vật tư;(b)= Kém; Tốt; Rất tốt; 7. Tiếp cận Hỗ trợ và Dịch vụ phát triển Nguồn và loại DV Có/ không Hình thức Quy mô (SL+ĐVT) SD cho HĐ gì theo thứ tự(a) Vai trò các loại hỗ trợ (b) Hỗ trợ khẩn cấp Đền bù thiệt hại Hỗ trợ học phí Hỗ trợ đào tạo nghề Hỗ trợ xuất khẩu LĐ Hỗ trợ BHYT Hỗ trợ vốn ưu đãi Hỗ trợ khác... Các HĐ như Bảng 6; (b): 1= Ko có ý nghĩa; 2=quan trọng; 3= Rất quan trọng; 8. Hiện trạng & Mức độ phục hồi KTTS của hộ Chỉ tiêu Mô tả hiện tại (Số lượng+ĐVT) So với trc sự cố (%) Số tháng để phục hồi(a) Các thay đổi khác (định tính) so với trc sự cố Số lao động KTTS Tàu thuyền KTTS Ngư cụ KTTS Số chuyến/năm Sản lượng/chuyến Chi phí/chuyến Thu nhập/chuyến Khác.... (a): Nếu >100% (đã phục hồi) thì ghi “số tháng đạt”; Nếu <100% (chưa phục hồi) thì ghi “+mấy tháng nữa sẻ phục hồi” 9. Mức độ phục hồi SK & Thu nhập của hộ: Chọn ĐVT (theo tháng or năm) tùy theo HĐ Nguồn thu/ HĐ sinh kế (*) Thu nhập Hiện tại (Tr+ĐVT) So với trc sự cố (%) Số tháng phục hồi (a) Nguyên nhân chính cho phục hồi /chưa phục hồi a-Khai thác TS Tổng thu nhập của hộ/năm Thu nhập bq khẩu/năm (*)=HĐ sinh kế hiện tại của hô, như mục 1 (a): Nếu >100% (đã phục hồi) thì ghi “số tháng đạt”; Nếu <100% (chưa phục hồi) thì ghi “+mấy tháng nữa sẻ phục hồi” 10. Hiện trạng và phục hồi chi tiêu đời sống của hộ Chỉ tiêu Mô tả Hiện tại (SL+ĐVT) So với trước sự cố (%) Số tháng để phục hồi(a) Nguyên nhân chính cho phục hồi /chưa phục hồi Tổng Chi tiêu của hộ tr/th % Chi LTTP % Chi đầu tư sản xuất % Chi XD mua sắm lớn % Chi tiêu dùng SH % Chi GD, chửa bệnh % Tích luỹ, tiết kiệm % Chi khác:.... % (a): Nếu >100% (đã phục hồi) thì ghi “số tháng đạt”; Nếu <100% (chưa phục hồi) thì ghi “+mấy tháng nữa sẻ phục hồi” 11. Ý kiến của hộ đánh giá tác động của sự cố đối với sinh kế Khía cạnh/HĐ Mức độ (a) So với hộ khác (b) Lý do tác động ít Lý do tác động nhiều Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động(c) Tác động đối với HĐ KTTS của hộ Tác động đối với tổng TN của hộ Tác động đối với đời sống của hộ Tác động đối với cộng đồng Nếu có sự cố tương tự, nó tác động đến hộ thế nào? Nếu có sự cố tương tự, nó tác động đến cộng đồng thế nào? Na -(a): 1=Ít nghiêm trọng; 2= Nghiêm trọng; 3=Rất nghiêm trọng;-(b): Ít hơn; 2= Tương tự; 3=Nhiều hơn -(c): Định tính: VD: Đa dạng hóa SK; Hỗ trợ chuyển đổi nghề gì?.... 12. Ý kiến của hộ đánh giá phục hồi của hộ Khía cạnh/HĐ Mức độ (a) So với hộ khác (b) Nguyên nhân Kém hơn Nguyên nhân tốt hơn Đề xuất Giải pháp phục hồi hiệu quả nhất(c) Phục hồi HĐ KTTS của hộ Phục hồi Tổng Thu nhập của hộ Phục hồi chi tiêu và đời sống của hộ Phục hồi của cộng đồng địa phương -(a):1=Đã phục hồi và đang PT; 2= đang và sẻ phục hồi; 3= không thể phục hồi -(b): 1=Kém hơn; 2= Tương tự; 3= Tốt hơn -(c): Định tính: VD: Hỗ trợ PT sinh kế thay thế; Tăng cường HĐ đoàn thể.... 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA Descriptives N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Lower Bound Upper Bound Thiet hai truoc su co (Tr/ho) 1 53 10.43 12.668 1.740 6.94 13.93 2 79 9.25 14.533 1.635 6.00 12.51 3 78 4.67 14.926 1.690 1.30 8.03 Total 210 7.85 14.390 .993 5.89 9.81 Thiet hai tu KTTS (tr/ho) 1 53 266.17 213.526 29.330 207.31 325.02 2 79 257.85 135.875 15.287 227.41 288.28 3 78 260.21 166.007 18.797 222.78 297.63 Total 210 260.82 168.516 11.629 237.90 283.75 Thiet hai tu HDSK khac (Tr/h) 1 53 7.79 9.684 1.330 5.12 10.46 2 79 7.76 7.079 .796 6.17 9.35 3 78 2.97 4.495 .509 1.96 3.99 Total 210 5.99 7.408 .511 4.98 7.00 Tong thiet h?i (tr/ho) 1 53 284.41 213.19 29.2845016 225.646726 343.174029 2 79 274.87 141.68 15.9404218 243.133412 306.603296 3 78 267.93 165.30 18.7161271 230.658994 305.196134 Total 210 274.70 170.02 11.7326503 251.569066 297.828077 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Thiet hai truoc su co (Tr/ho) Between Groups 1299.835 2 649.917 3.205 .043 Within Groups 41975.289 207 202.779 Total 43275.124 209 Thiet hai tu KTTS (tr/ho) Between Groups 2244.114 2 1122.057 .039 .962 Within Groups 5932878.367 207 28661.248 Total 5935122.481 209 Thiet hai tu HDSK khac (Tr/h) Between Groups 1128.885 2 564.442 11.299 .000 Within Groups 10341.096 207 49.957 Total 11469.981 209 Tong thiet h?i (tr/ho) Between Groups 8577.224 2 4288.612 .147 .863 Within Groups 6033104.321 207 29145.432 Total 6041681.545 209 Multiple Comparisons LSD Dependent Variable Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound Thiet hai truoc su co (Tr/ho) 1 2 1.181 2.528 .641 -3.80 6.17 3 5.767* 2.535 .024 .77 10.76 2 1 -1.181 2.528 .641 -6.17 3.80 3 4.586* 2.273 .045 .11 9.07 3 1 -5.767* 2.535 .024 -10.76 -.77 2 -4.586* 2.273 .045 -9.07 -.11 Thiet hai tu KTTS (tr/ho) 1 2 8.322 30.060 .782 -50.94 67.58 3 5.965 30.137 .843 -53.45 65.38 2 1 -8.322 30.060 .782 -67.58 50.94 3 -2.357 27.023 .931 -55.63 50.92 3 1 -5.965 30.137 .843 -65.38 53.45 2 2.357 27.023 .931 -50.92 55.63 Thiet hai tu HDSK khac (Tr/h) 1 2 .033 1.255 .979 -2.44 2.51 3 4.818* 1.258 .000 2.34 7.30 2 1 -.033 1.255 .979 -2.51 2.44 3 4.785* 1.128 .000 2.56 7.01 3 1 -4.818* 1.258 .000 -7.30 -2.34 2 -4.785* 1.128 .000 -7.01 -2.56 Tong thiet h?i (tr/ho) 1 2 9.5420229 30.3124284 .753 -50.218638 69.302684 3 16.4828133 30.3903468 .588 -43.431464 76.397090 2 1 -9.5420229 30.3124284 .753 -69.302684 50.218638 3 6.9407903 27.2504842 .799 -46.783278 60.664858 3 1 -16.4828133 30.3903468 .588 -76.397090 43.431464 2 -6.9407903 27.2504842 .799 -60.664858 46.783278 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM HỒI QUY ĐA BIẾN Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 Cai hoan tau ca, Tong TG anh huong (m), Vay tien, Tong thiet hai, So LD cua ho, Lien ket lam an, Giam chi tieu, Nghe moi, Boi thuong thiet hai, Phat trien nganh nghe da co, So HDSKb . Enter a. Dependent Variable: Ty le thu nhap phuc hoi b. All requested variables entered. Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .732a .536 .511 14.857 a. Predictors: (Constant), Cai hoan tau ca, Tong TG anh huong (m), Vay tien, Tong thiet hai, So LD cua ho, Lien ket lam an, Giam chi tieu, Nghe moi, Boi thuong thiet hai, Phat trien nganh nghe da co, So HDSK ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 50577.585 11 4597.962 20.830 .000b Residual 43705.814 198 220.736 Total 94283.400 209 a. Dependent Variable: Ty le thu nhap phuc hoi b. Predictors: (Constant), Cai hoan tau ca, Tong TG anh huong (m), Vay tien, Tong thiet hai, So LD cua ho, Lien ket lam an, Giam chi tieu, Nghe moi, Boi thuong thiet hai, Phat trien nganh nghe da co, So HDSK Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 121.963 7.669 15.904 .000 So LD cua ho -1.174 1.005 -.064 -1.168 .244 So HDSK 1.272 1.352 .056 .941 .348 Boi thuong thiet hai .066 .021 .182 3.192 .002 Tong TG anh huong (m) -1.295 .199 -.375 -6.506 .000 Tong thiet hai -.005 .006 -.044 -.839 .403 Nghe moi 3.669 2.460 .085 1.492 .137 Vay tien 3.886 2.904 .067 1.338 .182 Lien ket lam an -.103 2.849 -.002 -.036 .971 Phat trien nganh nghe da co .768 2.554 .017 .301 .764 Giam chi tieu -15.610 2.524 -.343 -6.185 .000 Cai hoan tau ca 51.397 15.903 .167 3.232 .001 a. Dependent Variable: Ty le thu nhap phuc hoi 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1. Phục hồi hoạt động NTTS đầm phá của hộ Hình 2. Phục hồi hoạt động KTTS của hộ Hình 3. Phục hồi hoạt động NTTS trên ao đất Hình 4. Thuyền và ngư cụ khai thác thủy sản ven biển Hình 5. Ngư dân chuẩn bị thuyền, ngư cụ khai thác Hình 6. Phương tiện và ngư cụ khai thác trong đầm phá Hình 7. Các phương tiện khai thác thủy sản của ngư dân Hình 8. Sản lượng khai thác sau chuyến đi biền Hình 9. Mua bản hải sản sau các chuyến khai thác
File đính kèm:
- nghien_cuu_tac_dong_ung_pho_va_phuc_hoi_sinh_ke_cua_ho_khai.docx
- SUMMARY-TRUYEN-LUAN AN FINAL-update (a5)) cd.docx
- SUMMARY-TRUYEN-LUAN AN FINAL-update (a5)) final (eng) cd sau phan bien.docx
- TR-THONG TIN LUAN (TIENG ANH).docx
- TR-THONG TIN LUAN AN (TIENG VIET).docx
- TR-TRICH YEU LUAN AN (TIENG ANH ).docx
- TR-TRICH YEU LUAN AN( TIENG VIET).docx