Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết, ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý ung thư và tim mạch, là gánh nặng cho gia đình và xã hội [1].

Năm 2011, liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) đã thông báo thế giới có 366 triệu người, sau 1 năm (2012) con số này đã lên tới 382 triệu người. Dự báo đến năm 2030 có thể lên tới 552 triệu người, vượt xa dự báo của IDF năm (2003) là 333 triệu vào năm 2025 [2].

Ở Việt Nam, năm 1980 tại Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ là 1,1%, Huế 0,96% và Thành phố Hồ Chí Minh 2,96%. Trong nghiên cứu dịch tễ của Bệnh viện Nội tiết (tháng 10/2014 tại Hà Nội) đã cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở người trưởng thành tăng gấp 5 - 6 lần so với trước đây (5,42%) [3],[4].

ĐTĐ typ 2 là thể ĐTĐ thường gặp nhất, chiếm tới 90% - 95% bệnh nhân ĐTĐ và thường xuất hiện ở người trên 35 tuổi [5]. Trước đây người ta chỉ thấy ĐTĐ typ 2 ở lứa tuổi lớn hơn 45, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (1999) công bố ĐTĐ typ 2 gặp ở lứa tuổi sớm hơn, tốc độ trẻ hoá của bệnh ngày càng nhanh (người bệnh trẻ nhất mới 8 tuổi). Hiện nay có khoảng 5 - 6% số người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ [6].

Nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tế bào β bị suy giảm tới 50% chức năng [7]. Cơ chế bệnh sinh chính của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin, giảm bài tiết insulin của tụy, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng [8],[9]. Cần phải phát hiện sớm và điều trị bệnh ĐTĐ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) với Y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị ĐTĐ nói chung và ĐTĐ typ 2 nói riêng đang được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm.

Lịch sử y học từ 1500 năm trước Công nguyên, con người đã biết dùng cây cỏ để chữa bệnh [10]. Tác dụng hạ glucose huyết ở một số phương thuốc, vị thuốc đã được chứng minh trên mô hình thực nghiệm ở động vật và nghiên cứu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có hiệu quả [11],[12], nhiều hoạt chất có tác dụng hạ glucose huyết đã được xác định [13],[14].

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, hầu hết các thuốc điều trị ĐTĐ phải nhập ngoại đắt tiền. Mặt khác, việc điều trị ĐTĐ phải suốt đời nên rất khó khăn với người bệnh. Hơn nữa, những thuốc này dùng lâu có tác dụng phụ và gây quen, nhờn với thuốc [7],[12]. Việc tìm kiếm một loại thuốc điều trị có hiệu quả, ít độc hại, sẵn nguyên liệu trong nước là cần thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.

Từ kết quả xây dựng mô hình ĐTĐ trên thực nghiệm, kết hợp với việc nghiên cứu, lựa chọn bài thuốc từ các tài liệu y văn và kinh nghiệm điều trị trên lâm sàng, bài thuốc HT được xây dựng. Để có đủ cơ sở khoa học khẳng định hiệu quả của bài thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, với các mục tiêu:

1. Nghiên cứu độc tính và đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của thuốc HT trên động vật thực nghiệm.

2. Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của thuốc HT trên lâm sàng, so sánh với một thuốc tân dược.

 

docx 175 trang dienloan 5901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2

Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI
LÊ HỒNG TUYẾN
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
CỦA THUỐC HT TRÊN THỰC NGHIỆM VÀ BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 
Chuyên ngành	: Y học cổ truyền
Mã số	: 62720201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ
2. TS. ĐỖ THỊ MINH THÌN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Viện Y học cổ truyền Quân đội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận án.
Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Nghiên cứu thực nghiệm, Khoa Dược, Khoa A2 , Khoa A1, Khoa A30, Khoa A10, Khoa Khám bệnh Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bộ môn Dược lý, Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Giáo sư - Tiến sĩ Thái Hồng Quang, Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Nhược Kim, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trọng Thông, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Chu Quốc Trường, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Trung Vinh, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trần Giáng Hương, PGS.TS. Đỗ Thị Phương, PGS.TS. Vũ Bích Nga, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Viết Dự, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phan Anh Tuấn, Tiến sĩ Phạm Xuân Phong, Tiến sĩ Phạm Bá Tuyến là những người thầy đã trang bị cho tôi kiến thức chuyên ngành, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận án và động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Các Thầy - Cô trong Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thìn, là những người thầy dành nhiều thời gian, tâm sức, trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong thời gian qua.
Bản Luận án này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và đồng nghiệp để bản luận án được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Lê Hồng Tuyến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Hồng Tuyến, nghiên cứu sinh khóa 1 Viện Y học Cổ truyền Quân đội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và TS. Đỗ Thị Minh Thìn.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận, kiểm tra số liệu và chấp thuận của cơ sở đào tạo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết cam đoan
Lê Hồng Tuyến
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ADA 	: American Diabetes Association	
	(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)
ALT 	: Aspartate Amino Transferase
AST 	: Alanin Amino Transferase 
BMI	: Body Mass Index (Chỉ số trọng lượng cơ thể)
BN	: Bệnh nhân
CS	: Cộng sự
DCCT	: The Diabetes Control and Complications 
	 (Thử nghiệm về kiểm soát glucose huyết và biến chứng bệnh đái tháo đường)
DĐVN	: Dược điển Việt Nam
ĐH	: Đường huyết
ĐT	: Điều trị
ĐTĐ	: Đái tháo đường
ĐTĐTN	: Đái tháo đường thai nghén
EASD 	: European Association for the Study of Diabetes. 
	 (Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu)
GIP 	: Glucose-dependent insulinotropic polypeptide
GLP-1 	: Glucagonlike peptide-1
GLUT4 	: Hệ vận chuyển glucose
GSK3 	: Glycogen synthase kinase-3
HDL-C	: High densitylipoprotein Cholesterol
IDF	: International Diabetes Federation 
	(Liên đoàn đái tháo đường Thế giới)
IGT	: Impaired Fasting Glucose (Rối loạn đường huyết khi đói)
IR 	: Insulin receptor
LDL-C	: Low densitylipoprotein Cholesterol
MODY	: Maturity onset diabetes of the young
NC	: Nghiên cứu
NGSP	: Federation Glyco-hemoglobin standardization Program
NMCT	: Nhồi máu cơ tim
OECD : Organization for Economic Cooperation and Development 
	(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
OGTT	: Oral Glucose Tolerance Test 
	(Nghiệm pháp dung nạp glucose huyết đường uống)
RLLPM	: Rối loạn chuyển hóa lipid máu
STZ	: Streptozotoxin
SUR 	: Sulfonylurea receptor
TCCS	: Tiêu chuẩn cơ sở
THA	: Tăng huyết áp
TNFα 	: Tumour necrosis factor α
UKPDS	: United Kingdom Prospective Diabetes Study 
	(Nghiên cứu tiến cứu về bệnh nhân đái tháo đường tại Anh)
VXĐM	: Vữa xơ động mạch
WHO	: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
YHCT	: Y học cổ truyền
YHHĐ	: Y học hiện đại
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Các thuốc nhóm sulfonylurea	11
Bảng 1.2. 	Các thuốc viên dạng kết hợp	15
Bảng 1.3. 	Các loại insulin	16
Bảng 2.1. 	Thành phần thuốc HT	42
Bảng 2.2. 	Thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn NFD và HFD cho chuột cống tính trên 100g thức ăn	44
Bảng 2.3. 	Đánh giá mức độ triệu chứng bệnh tiêu khát theo YHCT	48
Bảng 2.4. 	Phân loại thể bệnh theo YHCT	49
Bảng 2.5. 	Đánh giá BMI theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001	56
Bảng 2.6. 	Phân độ tăng HA theo JNC VII (2003) ở người > 18 tuổi	57
Bảng 2.7. 	Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của Hội Nội tiết - Đáo tháo đường Việt Nam năm 2011	59
Bảng 3.1. 	Kết quả độc tính cấp của thuốc HT	62
Bảng 3.2. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến thể trọng thỏ	63
Bảng 3.3. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ	64
Bảng 3.4. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ	64
Bảng 3.5. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến hematocrit trong máu thỏ	65
Bảng 3.6. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ	65
Bảng 3.7. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ	66
Bảng 3.8. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến công thức bạch cầu trong máu thỏ	67
Bảng 3.9. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ	68
Bảng 3.10. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến hoạt độ AST (GOT) trong máu thỏ	68
Bảng 3.11. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến hoạt độ ALT (GPT) trong máu thỏ	69
Bảng 3.12. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu thỏ	69
Bảng 3.13. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến nồng độ protein trong máu thỏ	70
Bảng 3.14. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến nồng độ cholesterol trong máu thỏ	70
Bảng 3.15. 	Ảnh hưởng của thuốc HT đến nồng độ creatinin trong máu thỏ	71
Bảng 3.16. 	Kết quả trọng lượng chuột của các lô nghiên cứu	73
Bảng 3.17. 	Kết quả Xét nghiệm glucose huyết	74
Bảng 3.18. 	Kết quả xét nghiệm Cholesterol	75
Bảng 3.19. 	Kết quả xét nghiệm LDL-C	75
Bảng 3.20. 	Kết quả xét nghiệm HDL-C 	76
Bảng 3.21. 	Kết quả xét nghiệm Triglycerid của thuốc HT	76
Bảng 3.22. 	Phân bố bệnh nhân theo tuổi	79
Bảng 3.23. 	Phân bố bệnh nhân theo giới	79
Bảng 3.24. 	Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp	80
Bảng 3.25. 	Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ	81
Bảng 3.26. 	Chỉ số BMI trước khi điều trị	82
Bảng 3.27. 	Thời gian mắc bệnh	83
Bảng 3.28. 	Triệu chứng lâm sàng trước điều trị	84
Bảng 3.29. 	Huyết áp bệnh nhân trước khi điều trị	85
Bảng 3.30. 	Lipid máu bệnh nhân trước khi điều trị	86
Bảng 3.31. 	Kết quả HbA1c của hai nhóm trước khi điều trị	87
Bảng 3.32. 	Phân mức độ theo Y học hiện đại	88
Bảng 3.33. 	Phân thể theo Y học cổ truyền	88
Bảng 3.34. 	Thay đổi triệu chứng lâm sàng tại các thời điểm theo dõi	89
Bảng 3.35. 	Thay đổi huyết áp (mmHg) ở các thời điểm của 2 nhóm	90
Bảng 3.36. 	Chỉ số BMI tại các thời điểm theo dõi	90
Bảng 3.37. 	Chỉ số glucose huyết (mmol/l) tại các thời điểm theo dõi.	91
Bảng 3.38. 	Đánh giá glucose huyết (mmol/l) trước và sau điều trị theo YHCT	92
Bảng 3.39. 	Sự thay đổi các chỉ số Huyết học trước và sau điều trị.	93
Bảng 3.40. 	Đánh giá chức năng gan, thận trước và sau điều trị.	94
Bảng 3.41. 	Sự thay đổi các chỉ số Lipid máu trước và sau điều trị	95
Bảng 3.42. 	Kết quả xét nghiệm nước tiểu trước và sau điều trị.	96
Bảng 3.43. 	Triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng	97
Bảng 3.44. 	Đánh giá kết quả điều trị theo thể YHCT của nhóm nghiên cứu	97
Bảng 3.45. 	Kết quả chung sau điều trị	98
Bảng 4.1. 	Các vị thuốc có tác dụng hạ glucose huyết trong HT.	118
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố bệnh nhân theo giới	80
Biểu đồ 3.2. 	Sự thay đổi các chỉ số Lipid máu trước và sau điều trị	96
Biểu đồ 3.3. 	Đánh giá kết quả điều trị theo theo YHCT	98
Biểu đồ 3.4. 	Kết quả điều trị chung	99
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Cấu trúc hóa học của alloxan	29
Hình 1.2. 	Alloxan của hãng Sigma	30
Hình 1.3. 	Các phản ứng tạo ra các dạng oxy hoạt động gây độc tế bào 	31
Hình 3.1. 	Hình thái vi thể gan bình thường ở lô chứng	72
Hình 3.2. 	Hình thái vi thể thận bình thường ở lô chứng	72
Hình 3.3. 	Hình thái vi thể gan bình thường ở lô trị 1	72
Hình 3.4. 	Hình thái vi thể thận bình thường ở lô trị 1	72
Hình 3.5. 	Hình thái vi thể gan bình thường ở lô trị 2	72
Hình 3.6. 	Hình thái vi thể thận bình thường	72
Hình 3.7. 	Các tế bào đảo tụy chuột bình thường	77
Hình 3.8. 	Các tế bào đảo tụy lô chứng âm	77
Hình 3.9. 	Các tế bào đảo tụy lô chứng dương	78
Hình 3.10. 	Tế bào tiểu đảo tụy	78
Hình 3.11. 	Tế bào tiểu đảo tụy	78
30,72,77,78,80,96,98,99,159-161
1-29,31-71,73-76,79,81-95,97,100-147,162-175
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết, ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý ung thư và tim mạch, là gánh nặng cho gia đình và xã hội [1].
Năm 2011, liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) đã thông báo thế giới có 366 triệu người, sau 1 năm (2012) con số này đã lên tới 382 triệu người. Dự báo đến năm 2030 có thể lên tới 552 triệu người, vượt xa dự báo của IDF năm (2003) là 333 triệu vào năm 2025 [2].
Ở Việt Nam, năm 1980 tại Hà Nội tỷ lệ ĐTĐ là 1,1%, Huế 0,96% và Thành phố Hồ Chí Minh 2,96%. Trong nghiên cứu dịch tễ của Bệnh viện Nội tiết (tháng 10/2014 tại Hà Nội) đã cho thấy tỷ lệ ĐTĐ ở người trưởng thành tăng gấp 5 - 6 lần so với trước đây (5,42%) [3],[4]. 
ĐTĐ typ 2 là thể ĐTĐ thường gặp nhất, chiếm tới 90% - 95% bệnh nhân ĐTĐ và thường xuất hiện ở người trên 35 tuổi [5]. Trước đây người ta chỉ thấy ĐTĐ typ 2 ở lứa tuổi lớn hơn 45, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (1999) công bố ĐTĐ typ 2 gặp ở lứa tuổi sớm hơn, tốc độ trẻ hoá của bệnh ngày càng nhanh (người bệnh trẻ nhất mới 8 tuổi). Hiện nay có khoảng 5 - 6% số người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ [6].
Nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cho thấy tế bào β bị suy giảm tới 50% chức năng [7]. Cơ chế bệnh sinh chính của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin, giảm bài tiết insulin của tụy, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng [8],[9]. Cần phải phát hiện sớm và điều trị bệnh ĐTĐ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Kết hợp Y học hiện đại (YHHĐ) với Y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị ĐTĐ nói chung và ĐTĐ typ 2 nói riêng đang được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm.
Lịch sử y học từ 1500 năm trước Công nguyên, con người đã biết dùng cây cỏ để chữa bệnh [10]. Tác dụng hạ glucose huyết ở một số phương thuốc, vị thuốc đã được chứng minh trên mô hình thực nghiệm ở động vật và nghiên cứu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có hiệu quả [11],[12], nhiều hoạt chất có tác dụng hạ glucose huyết đã được xác định [13],[14].
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, hầu hết các thuốc điều trị ĐTĐ phải nhập ngoại đắt tiền. Mặt khác, việc điều trị ĐTĐ phải suốt đời nên rất khó khăn với người bệnh. Hơn nữa, những thuốc này dùng lâu có tác dụng phụ và gây quen, nhờn với thuốc [7],[12]. Việc tìm kiếm một loại thuốc điều trị có hiệu quả, ít độc hại, sẵn nguyên liệu trong nước là cần thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.
Từ kết quả xây dựng mô hình ĐTĐ trên thực nghiệm, kết hợp với việc nghiên cứu, lựa chọn bài thuốc từ các tài liệu y văn và kinh nghiệm điều trị trên lâm sàng, bài thuốc HT được xây dựng. Để có đủ cơ sở khoa học khẳng định hiệu quả của bài thuốc, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều trị của thuốc HT trên thực nghiệm và bệnh nhân đái tháo đường typ 2”, với các mục tiêu:
1. 	Nghiên cứu độc tính và đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của thuốc HT trên động vật thực nghiệm.
2. 	Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của thuốc HT trên lâm sàng, so sánh với một thuốc tân dược.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn chẩn đoán, nguyên nhân cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2
1.1.1.1. Định nghĩa, phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Đái tháo đường 
Theo định nghĩa của Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ: “Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose huyết, hậu quả của sự thiếu hụt tiết insulin; khiếm khuyết trong hoạt động của insulin; hoặc cả hai [15],[16]. Tăng glucose mạn tính thường kết hợp với huỷ hoại, rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [17],[18].
Theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) năm 2011, ĐTĐ được chia thành 4 loại: ĐTĐ typ1, ĐTĐ typ 2, ĐTĐ thai kỳ và các typ đặc biệt khác, trong đó ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 là những loại hay gặp nhất [19],[20]. 
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc bệnh ĐTĐ có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Glucose huyết lúc đói (sau ăn 8h qua đêm) ≥ 7mmol/l (≥ 126mg/dl) trên bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân.
- Glucose huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
- Glucose huyết > 11,1mmol/l ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75gam glucose hòa với 200ml nước đun sôi để nguội.
- Hemoglobin A1c (HbA1c) ≥ 6,5%.	 
Các xét nghiệm glucose huyết đói và nghiệm pháp dung nạp glucose phải làm 2 lần vào 2 ngày khác nhau.
Tháng 1/2010, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) đã đưa thêm tiêu chí mới trong chẩn đoán ĐTĐ là HbA1c ≥ 6,5%. Tiêu chí này cũng đã được sự đồng thuận của Tổ chức y tế thế giới vào đầu năm 2011 [18]. Tuy nhiên không sử dụng HbA1c để chẩn đoán bệnh ĐTĐ trong các trường hợp thiếu máu, bệnh Hemoglobin trong trường hợp này chẩn đoán ĐTĐ nên dựa vào glucose huyết lúc đói [3].
1.1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh đái tháo đường typ 2
* Nguyên nhân [16],[17].
ĐTĐ không phụ thuộc insulin (ĐTĐ người lớn tuổi).
Liên quan đến:
+ Tình trạng kháng insulin và rối loạn tiết insulin
+ Béo phì
+ Ảnh hưởng của di truyền và môi trường
- Tỉ lệ phù hợp trẻ sinh đôi cùng trứng bị ĐTĐ typ 2 là 90 - 100%
Liên quan trực hệ cùng bị ĐTĐ
Các chủng tộc khác nhau có tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 khác nhau
Di truyền theo gen thường - trội như kiểu MODY
Ảnh hưởng của sự phát triển lúc bào thai và tuổi thiếu niên.
* Cơ chế bệnh sinh
ĐTĐ typ 2 liên quan đến sự thiếu hụt insulin tương đối do rối loạn tiết insulin và hiện tượng kháng insulin [16],[17]. Trong đó rối loạn tiết insulin và kháng insulin có liên quan mật thiết với nhau và đều xảy ra trước khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của ĐTĐ (giai đoạn tiền ĐTĐ) [18],[21]. Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 không ... safety and efficacy of hebal medicine". Report of regional office for the Western Pacific of the WHO. March, pp. 52-59.
郑筱萸.中药新药临床研究指导原则[M].北京:中国医药科技出版社,2002第181-189, 233-237页. 
Trịnh Tiểu Du (2002). Nguyên tắc hướng dẫn nghiên cứu lâm sàng thuốc tân dược trung dược, NXB Y Dược Khoa học kĩ thuật Bắc Kinh, tr. 181-189, 233-237.
Tomoko Uno, Isao Ohsawa, Mizuho Tokudome (2005). "Effects of Goshajinkgan on insulin resistance inpatients with type 2 diabetes". Diabetes research and clinical practice. 69, pp. 160-172.
Trường Đại học Y Hà Nội (2004). “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng”, nhà xuất bản Y học, tr 95-112.
Litchfield, Wilcoxon (1949). “A simplifiel method of evaluating doseeffect experiments”. J. Pharmacol. Exp. Ther, pp. 99 – 113
Bộ Y tế (1996). "Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền", Quyết định số 371/BYT- QĐ ngày 12/3/1996.
Wallace Hayes (2001). Principles and Methods of Toxicology, Raven Press, 2001.
OECD (2008). Repeated Dose 28-Day Oral Toxicity Study in Rodents, Guidelines for the testing of chemicals - (407).
Rivera R.F., Escalona C.N., Garduno S.L. et al (2011). ”Antiobesity and hypoglycaemic effects of aqueous extract of Ibervillea sonorae in mice fed a high fat diet with fructose”, Journal of Biomedicine and Biotechnology, Epub 2011 Nov 17, doi: 10.1155/2011/968984. 
Srinivasan K., Ramarao P. (2007). ”Animal models in type 2 diabetes research: An over view”. Indian Journal of Medicine Research 125, pp. 451 – 472.
张发荣主编 (1998). 中西医结合糖尿病治疗学,北京: 中国中药 出版社,132-138. 
Trương Phát Vinh chủ biên (1998). Điều trị học bệnh đái tháo đường Trung Tây y kết hợp. Nhà Xuất bản Trung y dược Bắc kinh Trung Quốc xuất bản, tr. 132-138.
Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2001). Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 30-50
Vũ Đình Vinh (2001). Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, NXB Y học Hà Nội, tr. 270- 290.
Goralski K.B. and Sinal C.J. (2007). "Type 2 diabetes and cardiovascular disease: getting to the fat of the matter", Can J Physiol Pharmacol, pp. 135 - 142.
Ryan D. and Dejonge L. (2001). "Contributions of total body fat yabdominal subcutaneous adipose tissue compartments and visceral adipose tissue to the metabolic complications of obesity", Metabolis. 50, pp. 440 - 448.
Islam S., Choi H. (2007). Nongenetic Model of Type 2 Diabetes: A Comparative Study, International journal of experimental and Clinical Pharmacology Vol. 79, No. 4, pp. 243-249. 
Venables M.C. & Jeukendrup .E., (2009). Physical inactivity and obesity: links with insulin resistance and type 2 diabetes mellitus, Diabetes Metab Res Rev, 2009 Sep;25 Suppl 1, pp. S18-23. 
Shimada T., Nagai E. et al. (2010). Metabolic disease prevention and suppression of fat accumul ation by Salaci a reticulata, J Nat Med. 64(3), pp. 266-274.
Quan Thế Dân (2014). Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường typ 2 có biến chứng thận trong thực nghiệm và trên lâm sàng, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
Vogel H.G. (2007). Drug Discovery and Evaluation: Pharmacological Assays, third edition, Springer, pp. 1327- 1355, 1572-1573. 
Wargent E.T. (2009). The Measurement of Insulin Secretion Using Pancreas Perfusion in the Rodent, Type 2 Diabetes Methods and Protocol, Humana Press, pp. 203-211. 
Meguro S. Higashi K. and Hase T. (2001). "Solubilization of phytosterols in diacylgycerol versus triacylglycerol improves the serum cholesterol-lowering effect", Eur J Clin Nut 55(7), pp. 530-545.
Lê Văn Bách, Trần Hữu Dàng và Lê Văn Chi (1993), Tỷ lệ toàn bộ và phân loại tạm thời bệnh đái tháo đường tại bệnh viện Trung Ương Huế, Tạp chí Y học Việt Nam. 168, tr. 8 - 11.
Bùi Thị Hồng Thuý (1998). Bước đầu nghiên cứu tác dụng của chè DBT trong điều trị đái tháo đường typ 2, Luận văn tốt nghiệp BSNTBV, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 31-32, 42-43.
WHO (2002). Laboratory Dianosis and Monitoring of Diabetes Mellitus. World Health Organization Geneva. Switzerland, pp. 14-26
Mai Thế Trạch (1997). Đái tháo đường ở người có tuổi, Tạp chí Y học thực hành, tr. 4-18.
马 华民, 风 英 (1997) ."糖 尿 病". 万 病 防 治 问 答 丛 书. 河 南 科 学 技 术出 版 社, 第25-46页. 
Mã Hoa Dân, Phong Anh (1997). Tùng thư hỏi đáp “Bệnh tiểu đường”. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nam Trung Quốc, tr. 25-46
Daniel W and Foster (2000). Diabetes mellitus, Harrison's principles of internal medicine. 14th edition. pp. 2060 - 2080.
Mai Thế Trạch và Nguyễn Thy Khuê (2001). Nội tiết học đại cương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 336-368.
Majithia .R. & Florez J.C., (2009). Clinical translation of genetic predictors for type 2 diabetes. Current Opinion in Endocrinology, Diabetes and Obesity 16, pp. 100-106. 
Dương Đăng Hiền (2005). "Đánh giá tác dụng của thuốc ”tiểu đường Đông Đô” trong điều trị đái tháo đường typ 2 chưa có biến chứng", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường đại học Y Hà Nội, tr. 70-75.
Tiêu Ngọc Chiến (2008). Đánh giá tác dụng của thuốc GLUCRON điều trị bệnh ĐTĐ typ 2, Tạp chí Y học thực hành -Số 2/2009, tr. 108-122.
PHỤ LỤC
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
Dựa vào cân nặng nên có hiện tại của bệnh nhân, nhằm duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ.
Cân nặng lý tưởng = BMIx22
Nếu cân nặng vượt quá 10% số cân nặng lý tưởng tức là đã quá béo. Việc điều trị bệnh lúc này cần phải đưa cân nặng về mức lý tưởng, giảm đi vài cân trọng lượng thừa sẽ đưa đến sự cân bằng glucose huyết.
Chia các bữa ăn hợp lý và bữa ăn phụ để đảm bảo về nhu cầu dinh dưỡng.
Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng với các thức ăn có chọn lọc.
Phân chia tỷ lệ các chất sinh nhiệt như sau:
Glucid = 60-62% tổng năng lượng.
Protid = 20% tổng năng lượng.
Lipid = 18-20%, acid béo no chỉ dưới 10% tổng năng lượng, cholesterol không nên vượt quá 250mg/ngày.
Chất xơ khoảng 40g/ngày.
Vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng đủ theo nhu cầu cơ thể.
MỘT SỐ THỰC ĐƠN DÀNH CHO BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Thực đơn chế độ ăn ĐTĐ thể trạng béo không có bệnh lý kết hợp (DD01)
Năng lượng: 1700-1800 kcal/ngày.
Protide : 60-70g
Giờ ăn
Thứ 2 + 5
Thứ 3 + 6 + CN
Thứ 4 + 7
7h
Bún thịt nạc:
Bún: 200g
Thịt nạc: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu nành không đường: 300ml
Phở bò:
Bánh phở: 200g
Thịt bò: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu này không đường: 300ml
Phở thịt gà:
Bánh phở: 200g
Thịt gà: 30g
Hành lá, rau thơm.
Sữa đậu nành không đường: 300ml
11h
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt cà chua: 1 bìa
Bí xanh luộc: 300g
Cơm gạo tẻ: 100g
Chả xương sông: 50g
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau muống luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 100g
Cá kho: 150g
Đậu phụ luộc: 1 bìa
Rau cải ngọt luộc: 300g
18h
Cơm gạo tẻ: 100g
Trứng gà tráng: 1 quả
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau muống xào: 300g
Canh rau ngọt: 50g
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau cải xanh luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt nạc luộc: 50g
Giá xào: 300g
Canh rau ngót: 50g
Thực đơn chế độ ăn ĐTĐ thể trạng gầy không có bệnh lý kết hợp (DD02)
Năng lượng: 2000-2100 kcal/ngày
Protide: 70-75g
Giờ ăn
Thứ 2 + 5
Thứ 3 + 6 + CN
Thứ 4 + 7
7h
Bún thịt nạc:
Bún: 200g
Thịt nạc: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu nành không đường: 300ml
Phở bò:
Bánh phở: 200g
Thịt bò: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu này không đường: 300ml
Phở thịt gà:
Bánh phở: 200g
Thịt gà: 30g
Hành lá, rau thơm.
Sữa đậu nành không đường: 300ml
11h
Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt cà chua: 1 bìa
Bí xanh luộc: 300g
Cơm gạo tẻ: 120g
Chả xương sông: 50g
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau muống luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 120g
Cá kho: 150g
Đậu phụ luộc: 1 bìa
Rau cải ngọt luộc: 300g
18h
Cơm gạo tẻ: 120g
Trứng gà tráng: 1 quả
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau muống xào: 300g
Canh rau ngọt: 50g
Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt: 1 bìa
Rau cải xanh luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 120g
Thịt nạc luộc: 50g
Giá xào: 300g
Canh rau ngót: 50g
Thực đơn chế độ ăn ĐTĐ kèm rối loạn lipid máu mềm DD03
Năng lượng: 1500-1600 kcal/ngày
Protide: 60-70g
Giờ ăn
Thứ 2+5
Thứ 3+6+CN
Thứ 4+7
7h
Phở bò:
Bánh phở: 200g
Thịt bò: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu này không đường: 300ml
Bún thịt nạc:
Bún: 200g
Thịt nạc: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu nành không đường: 300ml
Phở thịt gà:
Bánh phở: 200g
Thịt gà: 30g
Hành lá, rau thơm.
Sữa đậu nành không đường: 300ml
11h
Súp thịt gà:
Khoai sọ: 300g
Đậu xanh: 50g
Rau lá: 200g
Thịt gà nạc bỏ da: 40g
Dầu ăn, hành lá.
Súp thị bò:
Khoai tây: 300g
Đậu xanh: 50g
Rau lá: 200g
Thịt bò: 40g
Dầu ăn, hành lá
Súp thịt nạc:
Khoai tây: 300g
Đậu xanh: 50g
Rau lá: 200g
Thịt nạc: 40g
Dầu ăn, hành lá
15h
Cháo thịt gà:
Gạo tẻ: 30g
Thịt gà nạc bỏ da: 40g
Rau lá: 100g
Dầu ăn, hành lá
Cháo thịt nạc
Gạo tẻ: 30g
Thịt nạc: 40g
Rau lá: 100g
Dầu ăn, hành lá
Cháo thịt gà:
Gạo tẻ: 30g
Thịt gà nạc bỏ da: 40g
Rau lá: 100g
Dầu ăn, hành lá
18h
Cháo thịt nạc: 400ml
Gạo tẻ: 50g
Thịt nạc: 40g
Rau lá: 100g
Khoai luộc: 200g hoặc
Sữa đậu này không đường 300ml
Cháo thịt nạc: 400ml
Gạo tẻ: 50g
Thịt nạc: 40g
Rau lá: 100g
Khoai luộc: 200g hoặc
Sữa đậu này không đường 300ml 
Cháo thịt nạc: 400ml
Gạo tẻ: 50g
Thịt nạc: 40g
Rau lá: 100g
Khoai luộc: 200g hoặc
Sữa đậu này không đường 300ml 
Thực đơn chế độ ăn ĐTĐ kèm rối loại lipid máu cơm (DD04)
Năng lượng: 1400-1500 kcal/ngày
Protide: 70-75g
Giờ ăn
Thứ 2 + 5
Thứ 3 + 6 + CN
Thứ 4 + 7
7h
Bún thịt nạc:
Bún: 200g
Thịt nạc: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu nành không đường: 300ml
Phở bò:
Bánh phở: 200g
Thịt bò: 30g
Hành lá, rau thơm
Sữa đậu này không đường: 300ml
Phở thịt gà:
Bánh phở: 200g
Thịt gà: 30g
Hành lá, rau thơm.
Sữa đậu nành không đường: 300ml
11h
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt nạc rim: 50g
Đậu phụ sốt cà chua: 1 bìa
Bắp cải luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt nạc băm viên sốt cả chua: 50g
Lạc rang: 30g
Rau muống luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 100g
Cá đồng kho: 100g
Đậu phụ luộc: 1 bìa dài
Rau cải xanh luộc: 300g
Nguyên rau luộc
18h
Cơm gạo tẻ: 100g
Thị bò xào giá:
Thịt bò: 40g
Giá đỗ: 200g
Canh cải xanh: 100g
Cơm gạo tẻ: 100g
Thịt gà nạc bỏ da rim: 100g
Đậu phụ sốt cả chùa: 1 bìa
Rau cải luộc: 300g
Nguyên rau luộc
Cơm gạo tẻ: 100g
Khoai tây nấu thịt
Thịt lợn: 50g
Khoai tây: 200g
Rau muống xào: 300g
PHỤ LỤC 
PHIẾU THEO DÕI BỆNH NHÂN
BẢNG THEO DÕI ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỨC ĐỘ NHẸ VÀ VỪA CỦA THUỐC HT VÀ AMARYL
Bệnh án số: Bác Sỹ điều trị:
Họ và tên bệnh nhân:
Tuổi:. Giới : Nam/ Nữ
Địa Chỉ: Điện thoại:
Vào viện ngày:.Ra viện ngày:
CHẨN ĐOÁN: 
1. Y học hiện đại
2. Y học cổ truyền 
Lâm sàng: theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội Nội tiết ĐTĐ Trung Quốc tháng 8/2009 về thuốc y học cổ truyền điều trị đái tháo đường chia làm 03 thể :
- Thể thượng tiêu
-Thể trung tiêu
-Thể hạ tiêu
 Được chẩn đoán bát cương theo biện chứng YHCT.	
BẢNG THEO DÕI CAC CHỈ SỐ TRONG DIỀU TRỊ
Chỉ số
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Glucose máu huyết tương (mmol/l)
Đói
Sau ăn
HbA1c (%)
Huyết áp (mmHg)
BMI (kg/m2)
Nam
Nữ
Total Cholesterol (mmol/l)
HDL Cholesterol (mmol/l)
Triglycerid (mmol/l)
LDL Cholesterol (mmol/l)
GOT(U/l)
GPT(U/l)
URE(mmol/l)
CREATENIN(µmol/l)
HC(T/l)
HST(g/l)
BC(G/l)
TC(G/l)
Nước tiểu
Glucose
Protein
Ery
Leu
TIỀN SỬ
- Gia đình liên quan đến ĐTĐ Có £	Không £
Mấy người bị: Ai: Ông/ Bà/Bố / Mẹ/ Anh/ Chị/ Em/ Con/ Cháu
- Gia đình liên quan đến tăng HA: Có £	 	Không £	
Mấy người bị: Ai: Ông/ Bà/Bố / Mẹ/ Anh/ Chị/ Em/ Con/ Cháu
- Tiền sử bệnh khác: Có £	Không£
Ghi rõ:
- Tiền sử hút thuốc: Có£	Không £
- Ăn ngọt: Có £	Không £
- Luyện tập thường xuyên: Có£	Không £ (ít nhất 30 phút/ngày)
- Tiền sử ĐTĐTN: 	Có£	Không £
- Tiền sử đẻ con trên 4000gr 	Có£	Không £	 Mấy con £
- Tiền sử đẻ con dưới 2500gr	Có£	Không £	 Mấy con £
- Stress:	Có£	Không £	
- Tiền sử bệnh khác:	Có£	Không £	
Ghi rõ:
BỆNH SỬ
Thời gian phát hiện bệnh: 
Dưới 6 tháng £	 Từ 6 tháng - 1 năm £	Từ 1- 3 năm £	
Từ 3 - 5 năm £	 Từ 5 - 7 năm £ Từ 7 - 10 năm £
Trên 10 năm £
BẢNG THEO DÕI CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG:
Triệu chứng cơ năng
Mức độ: 0.Bình thường 1.Nhẹ 2.Vừa 3. Nặng
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Ăn nhiều
Khát, uống nhiều
Đái nhiều
Mệt mỏi
Sút cân
Mất ngủ
Đau ngực
Đau cách hồi
Tê bì chân tay
Mắt nhìn mờ
Ra mồ hôi
Đại tiện táo
Đau đầu
Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng:
Buồn nôn 	£	 Nôn 	£	Đau bụng £	
Rối loạn tiêu hóa 	£	 Mẩn ngứa 	£ 
THĂM KHÁM LÂM SÀNG
Chiều cao:.m	Cân nặng:..kg BMI:..
Vòng eo:...cm	Vòng hông:cm
HA tay phải:	HA tay trái:..
Mạch: + Tần số:
+ Mạch cảnh phải: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
+ Mạch cảnh trái: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
+ Mạch đùi: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
+ Mạch khèo: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
+ Mạch chày trước: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
+ Mạch chày sau: 	1) đều/không đều; 	2) tiếng thổi/ không
Khám cảm giác (ô mô cái, ô mô giữa, ô mô út, ngót cái, ngón áp út):
Bên trái	Bên phải
Có cảm giác	[ ] vị trí	[ ] vị trí
Mất cảm giác 	[ ] vị trí	[ ] vị trí
Khám phản xạ gân Achile:
	Bên trái	Bên phải
Bình thường	[ ]	[ ]
Giảm	[ ]	[ ]
Mất	[ ]	[ ]
Da, niêm mạc:.........
Tình trạng răng, lợi:
Mắt: + Thị lực (Biểu đồ snellel): MF:. ........................
 MT:........................
 + Tổn thương: MF:..................................... 
 MT......................................
Bộ phận khác:
Kết quả điều trị theo YHCT: 1. Tốt 	2.Khá	3.Trung bình	4.Kém
Kết quả điều trị chung: 1. Tốt 	2.Khá	3.Trung bình	4.Kém
	 Người thu thập số liệu
PHỤ LỤC 
CÁC VỊ THUỐC TRONG THUỐC HT
1. Nhân sâm (Radix ginseng) 
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm (Panax ginseng C.A. Mey), họ nhân sâm (Araliaceae)
Hình 1. Rễ nhân sâm và cây nhân sâm 
2. Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 
Hình 2. Cây mạch môn và vị mạch môn
3. Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)
Quả chín phơi hoặc sây khô của cây ngũ vị tử bắc – Schisandra chinensis (Turcz.) Baill, họ Ngũ vị (Schisandraceae). 
Hình 3. Cành mang quả chín và Vị ngũ vị tử bắc
4. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)
Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của cây quýt (Citrus reticulata Blanco) họ Citrus Rutaceae.
Hình 4. Vị trần bì và Cây quýt 
5. Cát căn (Radix Puerariae Thomsonii)
Hình 5. Cát căn 
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: 	Các vị thuốc trong thuốc HT
Phụ lục 2: 	Quy trình bào chế thuốc HT	
Phụ lục 3: 	Tiêu chuẩn cơ sở thuốc HT
Phụ lục 4: 	Kết quả nghiên cứu "Tác dụng hạ glucose huyết của thuốc HT trên mô hình động vật đái tháo đường typ 2"	
Phụ lục 5:	Kết quả thử độc tính cấp của thuốc HT
Phụ lục 6: 	Kết quả thử độc tính bán trường diễn của thuốc HT trên thực nghiệm	
Phụ lục 7: 	Chấp thuận của Hội đồng KH&CN Viện YHCT Quân đội về khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở
Phụ lục 8: 	Giấy chứng nhận về thực hành tốt Thử nghiệm Lâm sàng và các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Phụ lục 9: 	Chế độ ăn cho bệnh nhân nghiên cứu 
Phụ lục 10: 	Phiếu theo dõi bệnh nhân
Phụ lục 11: 	Danh sách bệnh nhân nghiên cứu

File đính kèm:

  • docxnghien_cuu_tac_dung_dieu_tri_cua_thuoc_ht_tren_thuc_nghiem_v.docx
  • docThong tin TA Le Hong Tuyen.doc
  • docThong tin TV Le Hong Tuyen.doc
  • docTom tat LA TV Le Hong Tuyen.doc
  • docTom tat LA_TA Le Hong Tuyen.doc
  • docTrich yeu luan an TS.doc