Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược Huế

Nhiễm giun sán đường tiêu hoá vẫn còn phổ biến ở nước ta và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá là cần thiết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Kato, nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở 590 bệnh nhân, và làm công thức máu ở bệnh nhân bị nhiễm giun sán trước điều trị và sau khi đáp ứng điều trị thuốc tẩy giun sán 1 tháng. Dùng phiếu câu hỏi để phỏng vấn bệnh nhân nhằm khảo sát kiến thức về bệnh cũng như những hành vi nguy cơ nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giun chung 14,1%. Trong đó nhiễm giun móc (8,5%) và giun tóc (4,3%). Có 100% bệnh nhân nhiễm sán lá gan bé có bạch cầu ưa acid tăng và giảm rõ rệt sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Có 53,0% bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc có tăng bạch cầu ưa acid nhưng với chỉ số thấp hơn nhiễm sán lá gan bé và giảm về bình thường sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Chỉ có bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc là có thiếu máu nhược sắc mức độ nhẹ, với tỷ lệ trường hợp có thiếu máu nhược sắc nhẹ từng loại là: giun móc 18,8%, giun tóc 13,3%. Các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ nhiễm GSĐTH là ít hiểu biết về bệnh ký sinh trùng và có các hành vi nguy cơ như: tập quán ăn thịt cá chưa nấu chín, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ Kết luận: Nhiễm giun sán đường tiêu hoá chủ yếu là giun móc, giun tóc và sán lá gan bé. Tăng bạch cầu ưa acid và hoặc các chỉ số hồng cầu giảm hay thiếu máu nhẹ là dấu chứng gợi ý nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Có kiến thức tốt về bệnh ký sinh trùng có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ nhiễm. Các hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm GSĐTH là tập quán ăn thịt cá chưa nấu chín, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ

pdf 7 trang dienloan 6320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược Huế

Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược Huế
62
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT, 
SỰ THAY ĐỔI CÔNG THỨC MÁU TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐIỀU TRỊ, 
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI 
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Đinh Xuân Tuấn Anh1, Tôn Nữ Phương Anh2
(1) Sinh viên lớp KTXN 4 (Khoá 2013-2017)
(2) Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm giun sán đường tiêu hoá vẫn còn phổ biến ở nước ta và gây ảnh hưởng đến sức khỏe 
con người. Vì vậy khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá là cần thiết. Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, kỹ thuật Kato, nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm giun sán 
đường tiêu hoá ở 590 bệnh nhân, và làm công thức máu ở bệnh nhân bị nhiễm giun sán trước điều trị và sau 
khi đáp ứng điều trị thuốc tẩy giun sán 1 tháng. Dùng phiếu câu hỏi để phỏng vấn bệnh nhân nhằm khảo sát 
kiến thức về bệnh cũng như những hành vi nguy cơ nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giun 
chung 14,1%. Trong đó nhiễm giun móc (8,5%) và giun tóc (4,3%). Có 100% bệnh nhân nhiễm sán lá gan bé 
có bạch cầu ưa acid tăng và giảm rõ rệt sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Có 53,0% bệnh nhân nhiễm giun móc và 
hoặc giun tóc có tăng bạch cầu ưa acid nhưng với chỉ số thấp hơn nhiễm sán lá gan bé và giảm về bình thường 
sau 1 tháng đáp ứng điều trị. Chỉ có bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc là có thiếu máu nhược sắc 
mức độ nhẹ, với tỷ lệ trường hợp có thiếu máu nhược sắc nhẹ từng loại là: giun móc 18,8%, giun tóc 13,3%. 
Các yếu tố làm gia tăng tỷ lệ nhiễm GSĐTH là ít hiểu biết về bệnh ký sinh trùng và có các hành vi nguy cơ như: 
tập quán ăn thịt cá chưa nấu chín, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ Kết 
luận: Nhiễm giun sán đường tiêu hoá chủ yếu là giun móc, giun tóc và sán lá gan bé. Tăng bạch cầu ưa acid và 
hoặc các chỉ số hồng cầu giảm hay thiếu máu nhẹ là dấu chứng gợi ý nhiễm giun sán đường tiêu hoá. Có kiến 
thức tốt về bệnh ký sinh trùng có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ nhiễm. Các hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm GSĐTH 
là tập quán ăn thịt cá chưa nấu chín, không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ.
Từ khóa: Giun tròn, sán lá, bạch cầu ưa acid, thiếu máu
Abstract
INTESTINAL PARASITE INFECTION, CHANGE OF COMPLETE BLOOD 
COUNT BEFORE AND AFTER TREATMENT, RELATED FACTORS 
OF PATIENT IN HUE UNIVERSITY HOSPITAL
Dinh Xuan Tuan Anh1, Ton Nu Phuong Anh2
Hue University of Medicine and Pharmacy
Introduction: Intestinal parasite infections still are very common in Vietnam and have special cause 
serious consequences for human health. Mastery on the prevalence of them should be done. Materials and 
methods: A cross session with monitoring study were carried out to use the wet mount direct examination, 
Kato technique and the complete blood count for evaluation the rate of intestinal parasite infections in 590 
patients attending to the Parasitology Department in Hue University Hospital. We also interviewed them to 
reveal their life’s hygienic condition, knowledge and risk behaviour of intestinal parasite infections. Result: The 
rate of soil transmitted intestinal helminth was 14.1%. Primarily, patients were infected: hookworm (8.5%), 
Trichiuris trichiura (4.3%) and then Clonorchis sinensis 0.9% . Being 100% of patients infected with Clonorchis 
sinensis had eosinophile increased and decreased significantly after 1 month of treatment response. Being 
53% of patients infected with hookworm and/or Trichuris trichiura had eosinophils increased, and decrease 
to the normal after 1 month of treatment response. Only patients, who were infected with hookworm and/
- Địa chỉ liên hệ: Tôn Nữ Phương Anh, email: tonnuphuonganh@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 11/5/2017; Ngày đồng ý đăng: 12/9/2017; Ngày xuất bản: 15/9/2017
63
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
or Trichiuris trichiura, had a mild anemia, the rate of cases had mild anemia: hookworm 18.8%, Trichuris 
trichiura 13.3%. The rate of risk behavior of intesstinal parasite infection were: no hand washing before 
eating and after defecation, unregular anthelmintic treatment, eating raw beef, pork, and fish. Conclusion: 
Intestinal parasite infections in patients attending to the Hue University Hospital were mainly hookworm, 
Trichuris trichiura and Clonorchis sinensis. Increasing the eosinophils or decreasing the hemoglobin values 
or mild anemia is the signs of intestinal parasitic diseases. To prevention of intestinal helminth infection, it 
should be eating well cooking dishes, washing hands totally and regular anthelmintic treatment.
 Key words: Nematodes, trematodes, eosinophilia, anemia
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột chủ yếu là do 
giun sán đường tiêu hoá (GSĐTH) là một vấn đề của 
những nước đang phát triển, đặc biệt là ở vùng có 
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Theo Tổ 
chức Y tế thế giới, ước tính trên thế giới có hơn một 
tỷ người nhiễm một hay nhiều loại giun sán đường 
ruột, và có khoảng hai tỷ người có nguy cơ bị lây 
nhiễm [3].
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng 
ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho giun sán 
đường tiêu hoá phát triển và lây lan [9]. Tuy nhiên, 
nhiễm GSĐTH thường ít có triệu chứng điển hình và 
chương trình uống thuốc dự phòng ở Việt nam chỉ 
được dành cho trẻ em tuổi học đường nên không 
thật sự có hiệu quả [4,5,6]. Bên cạnh đó, nhiễm giun 
móc, giun tóc thường gây thiếu máu và khó điều trị 
với mebendazole 500mg liều duy nhất thông dụng 
[8], nhiễm sán lá gan bé thường gây viêm đường 
mật không điển hình và dễ dẫn đến ung thư đường 
mật [7]. Do đó việc đánh giá sự thay đổi các chỉ số 
công thức máu ở những bệnh nhân này sẽ giúp chẩn 
đoán và điều trị đúng, góp phần vào việc dự phòng 
nhiễm giun sán.
Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên 
cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột, sự thay 
đổi công thức máu trước và sau khi điều trị, các yếu 
tố liên quan của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện 
trường Đại học Y Dược Huế “ nhằm mục đích:
- Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở 
các bệnh nhân đến khám tại trường Đại học Y Dược 
Huế.
- Đánh giá sự thay đổi công thức máu của bệnh 
nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột trước và sau 
khi điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. 
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm 
ký sinh trùng đường ruột.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi gồm có 590 bệnh nhân 
làm xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng đường 
ruột tại khoa Ký sinh trùng Bệnh viện trường Đại học 
Y Dược Huế. Trong đó có 35 bệnh nhân được làm 
công thức máu gồm 22 bệnh nhân làm công thức 
máu cả trước và sau khi điều trị và 13 bệnh nhân 
làm công thức trước khi điều trị. Đồng thời chúng 
tôi cũng khảo sát tất cả đối tượng xét nghiệm phân 
để tìm hiểu về đặc điểm môi trường sống, kiến thức, 
hành vi liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng 
đường ruột.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang có theo dõi.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 3/2015 đến 
2/2016
2.2.3. Kỹ thuật tiến hành: 
- Mẫu bệnh phẩm phân được yêu cầu xét nghiệm 
tìm ký sinh trùng đường ruột được xét nghiệm ngay 
trong vòng 30 phút với các kỹ thuật xét nghiệm phân 
trực tiếp và Kato nhằm phát hiện trứng giun sán.
- Bên cạnh bệnh nhân được phỏng vấn theo 
phiếu nghiên cứu nhằm khảo sát các yếu tố liên 
quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường 
ruột gồm các yếu tố sau: Đặc điểm môi trường sống, 
kiến thức về bệnh ký sinh trùng, hành vi có nguy 
cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Từ bộ câu hỏi 
soạn sẵn, chúng tôi đánh giá mức độ hiểu biết theo 
3 mức: biết đầy đủ, biết khá rõ, biết ít và không biết.
•	Đường lây: qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào 
vệ sinh ăn uống, phụ thuộc vào tập quán ăn uống, 
qua da, qua tiếp xúc với vật nuôi. (1 yếu tố: ít, 2-3 
yếu tố: khá rõ, tất cả: đầy đủ)
•	Tác hại: Rối loạn tiêu hóa, đau vùng gan mật, 
thiếu máu và các biểu hiện khác.(1 yếu tố: ít, 2-3 yếu 
tố: khá rõ, tất cả: đầy đủ)
•	Phòng bệnh: Vệ sinh ăn uống, thói quen ăn 
uống, không đi chân đất, không tiếp xúc với chó 
mèo, vật nuôi.(1 yếu tố: ít, 2-3 yếu tố: khá rõ, tất 
cả: đầy đủ)
- Bệnh nhân đồng ý điều trị tại khoa Ký sinh 
trùng sẽ được làm công thức máu ít nhất 2 lần, lần 
đầu là trước khi cho bệnh nhân uống thuốc tẩy giun, 
sán. Xét nghiệm phân kiểm tra đáp ứng điều trị sau1 
tuần và điều trị lại nếu thất bại. Một tháng sau đáp 
ứng điều trị, bệnh nhân được làm lại xét nghiệm 
phân tìm ký sinh trùng đường ruột để kiểm tra lại 
sự sạch ký sinh trùng và làm công thức máu để đánh 
64
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
giá sự thay đổi các chỉ số của công thức máu sau khi 
đáp ứng điều trị. 
- Tất cả các công thức máu được làm tại Khoa 
Huyết học bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế 
bằng máy Sysmex xs-800i .
- Trong đó đặc biệt lưu ý chỉ số về số lượng bạch 
cầu (WBC), số lượng bạch cầu hạt ưa acid Eosin), 
số lượng hồng cầu (RBC), hàm lượng huyết sắc tố 
(HGB), hematocrit (HCT), thể tích trung bình hồng 
cầu (MCV) và lượng huyết sắc tố trung bình hồng 
cầu (MCH).
- Chúng tôi cũng khảo sát các chỉ số công thức 
máu trung bình được ghi nhận từ 40 người khoẻ 
mạnh đến khám sức khoẻ, xét nghiệm chẩn đoán 
không bị nhiễm ký sinh trùng như sau:
 + Số lượng bạch cầu (WBC) : 7,12 G/l
 + Số lượng bạch cầu hạt ưa acid (Eosin): 0,32 
G/l (4,5%)
 + Số lượng hồng cầu (RBC): 4,68 T/l
 + Hàm lượng huyết sắc tố (HGB): 138,15 g/L
 + Hematocrit (HCT): 41,73 %
 + Thể tích trung bình hồng cầu (MCV): 89,54 fL
 + Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu 
(MCH): 29,92 pg
- Theo Tổ chức Y tế thế giới, đánh giá mức độ 
thiếu máu như sau:
 + Thiếu máu mức độ nhẹ: HGB = 90-120 g/L
 + Thiếu máu mức độ vừa: HGB = 70 - <90 g/L
 + Thiếu máu mức độ nặng: HGB = 30 - <70 g/L
 + Thiếu máu mức độ rất nặng: HGB = <30 g/L
- Các bệnh nhân nhiễm giun sán được điều 
trị theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới ( tháng 
3 năm 2016)[10], và phác đồ điều trị thay thế của 
Peter Steinmann và cs. (2011) [8] đối với bệnh nhân 
nhiễm giun móc và hoặc giun tóc như sau:
+ Bệnh nhân nhiễm giun đũa đơn thuần: uống 
Mebendazole 500mg liều duy nhất.
+ bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc: 
uống Albendazole 400mg/ ngày x 3 ngày
+ bệnh nhân nhiễm sán lá gan bé: uống 
Praziquantel: 25 mg/kg x 3 lần / ngày x 3 ngày.
Sau 1 tuần tái khám làm xét nghiệm phân lại và 
điều trị lại nếu vẫn còn trứng giun sán.
2.2.4. Xử lí số liệu: theo phương pháp thống kê y 
học và viết báo cáo.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2015 đến 
tháng 2/2016, chúng tôi đã khảo sát được 590 bệnh 
nhân được làm xét nghiệm ký sinh trùng đường 
ruột. Trong đó có 288 bệnh nhân nam và 302 bệnh 
nhân nữ chủ yếu độ tuổi từ 16 đến 45 tuổi. Chúng 
tôi khảo sát được tỉ lệ nhiễm giun chung, trong 
590 bệnh nhân làm xét nghiệm có 85 bệnh nhân bị 
nhiễm ký sinh trùng đường ruột chiếm 14,41% với tỷ 
lệ đơn nhiễm là 13,4%, đa nhiễm là 1%. Nhiễm giun 
sán đường ruột chủ yếu gặp ở độ tuổi trưởng thành 
và độ tuổi lao động. 
3.1. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột: 
Bảng 1. Tỉ lệ nhiễm từng loại theo giới tính
Giới
G.tóc G.móc G.đũa G.kim G.lươn S.dây Slgan bé
G.đũa
+ tóc
Slgan bé 
+G.móc
G.tóc
+móc
n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) n(%)
Nam
(288)
9
(3,1)
19
(6,6)
0
(0)
1
(0,4)
1
(0,4)
2
(0,7)
4
(1,4)
0
(0)
1
(0,4)
4
(1,4)
Nữ
(302)
11
(3,7)
26
(8,6)
5
(1,7)
1
(0,4)
0
(0)
0
(0)
0
(0)
1
(0,3)
0
(0)
0
(0)
Tổng
(590)
20
(3,4)
45
(7,6)
5
(0,9)
2
(0,3)
1
(0,2)
2 
(0,3)
4
(0,7)
1
(0,2)
1
(0,2)
4
(0,7)
Nhận xét: Các trường hợp nhiễm nhiều nhất 
là giun móc (8,5%), sau đó là giun tóc (4,3%). Các 
trường hợp nhiễm giun khác có tỉ lệ tương đương 
nhau ở cả hai giới. 
3.2. Đánh giá sự thay đổi công thức máu
Khảo sát công thức máu của hai nhóm đối tượng 
là người bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột và nhóm 
người bình thường nhằm đưa ra sự so sánh về số 
lượng bạch cầu chung (WBC), số lượng bạch cầu 
hạt ưa acid (Eosin), số lượng hồng cầu (RBC), nồng 
độ huyết sắc tố (Hgb) và hematocrit (Hct), thể tích 
trung bình hồng cầu (Mcv) và lượng huyết sắc tố 
trung bình hồng cầu (MCH) . 
3.2.1. Sự thay đổi công thức bạch cầu ưa acid ở 
bệnh nhân nhiễm giun sán
Trong tất cả bệnh nhân được làm công thức 
máu trước và sau khi điều trị, chỉ số bạch cầu chỉ 
thay đổi số lượng bạch cầu ưa acid còn lại không 
có chỉ số nào thay đổi và các bệnh nhân đều đáp 
ứng điều trị tốt với xét nghiệm phân không còn tìm 
thấy trứng giun sán. Tất cả kết quả thể hiện dưới 
bảng sau:
65
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2. Số lượng bạch cầu hạt ưa acid trước và sau khi điều trị
Nhóm bệnh
Bạch cầu ưa acid
G/l %
Sán lá gan bé (n=4)
Trước điều trị 1,31 17
Sau điều trị 0,43 4
Sán lá gan bé và giun móc 
(n=1)
Trước điều trị 1,85 20
Sau điều trị 0,3 4
Giun móc (n=5)
Trước điều trị 1,23 15,6
Sau điều trị 0,29 4
Giun tóc (n=4)
Trước điều trị 0,65 9,75
Sau điều trị 0,19 2,75
Bình thường 0,32 4,5
 Nhận xét: Tất cả 5 bệnh nhân có nhiễm sán lá 
gan đều có chỉ số Eosin tăng cao trước khi điều trị, 
nhưng trường hợp nhiễm đồng thời sán lá gan bé và 
giun móc có chỉ số bạch cầu ưa acid tăng cao hơn so 
với trường hợp chỉ nhiễm sán lá gan bé. 
Cả 5 bệnh nhân đều có đáp ứng điều trị tốt, sau 
khi điều trị chỉ số Eosin giảm, tuy nhiên vẫn còn cao 
hơn trị số trung bình của nhóm chứng. Trong 9 bệnh 
nhân (53%) trong tổng 17 bệnh nhân nhiễm giun có 
tăng bạch cầu hạt ưa acid trước điều trị và đều giảm 
sau khi được điều trị. 
Trong đó chỉ có nhiễm giun móc và hoặc giun tóc 
mới có tăng bạch cầu ái toan với tỷ lệ lần lượt là 
(5/45) 11% và (4/20) 20%.
3.2.3. Đánh giá tình hình thiếu máu
Trong các bệnh nhân theo dõi được chỉ có bệnh 
nhân bị nhiễm giun móc và/hoặc giun tóc là có tình 
trạng thiếu máu mức độ nhẹ.
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân bị thiếu máu
Nhóm bệnh nhân có thiếu máu nhẹ
Số bệnh nhân
n (%)
Bệnh nhân nhiễm giun móc (16) 3 18,8
Bệnh nhân nhiễm giun tóc (15) 2 13,3
Tổng (31) 5 16,1
 Nhận xét: Trong quá trình nghiên cứu đánh giá tình hình thiếu máu, không có bệnh nhân bị thiếu máu 
mức độ vừa, nặng và rất nặng. Khảo sát chỉ số hồng cầu của bệnh nhân nhiễm giun nhưng không thiếu máu 
chúng tôi ghi nhận kết quả theo bảng sau:
 Bảng 4. Chỉ số công thức hồng cầu trước và sau khi điều trị
RBC (T/l) HGB (g/L) HCT (%) MCV(fL) MCH(pg)
Giun móc
Trước điều trị 4.54 131.92 39.87 87 29.03
Sau điều trị 4.49 130.33 39.9 88.6 29
Giun tóc
Trước điều trị 4,54 132,46 39,76 87,53 29,42
Sau điều trị 4.27 127.25 38.2 89.19 29.98
Nhóm bình thường 4.68 138.15 41.73 89,55 29,93
Nhận xét: Các chỉ số công thức hồng cầu của bệnh nhân bị nhiễm giun móc và tóc đều nhỏ hơn so với 
nhóm giá trị bình thường. Đánh giá chỉ số hồng cầu cho thấy, tuy sau khi điều trị tẩy giun nhưng các chỉ số 
hồng cầu của bệnh nhân vẫn không thay đổi có ý nghĩa như số lượng bạch cầu ưa acid. 
3.3. Khảo sát các yếu tố liên quan
Khảo sát phiếu điều tra được 80 bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng để điều tra các yếu tố liên quan về nhiễm 
bệnh ký sinh trùng đường ruột nhằm chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ các hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, có sẵn 
nước sạch để dùng chiếm tỉ lệ cao theo thứ tự là: 87,5%, 98,8% với kiến thức về bệnh ký sinh trùng như sau:
66
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.3.1. Tuổi và giới
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy sự liên quan giữa tuổi, giới và tình trạng nhiễm KSTĐR (p > 
0,05).
3.3.2. Tình trạng có hố xí hợp vệ sinh và có sẵn nước sạch để dùng: 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa thấy sự liên quan giữa hố xí hợp vệ sinh, co sẵn nước sạch để dùng 
và tình trạng nhiễm KSTĐR (p > 0,05).
3.3.3. Kiến thức liên quan tới nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Bảng 5. Mức độ hiểu biết về tác hại, đường lây và biện pháp dự phòng nhiễm GSĐTH 
liên quan đến tình hình nhiễm GSĐTH
Kiến thức về GSĐTH Số XN
Nhiễm GSĐTH
n (%) P
Đường lây
Biết khá đầy đủ và biết rõ 50 3 4 <0,05
Không biết và biết ít 540 82 15,37
Tác hại
Biết khá đầy đủ và biết rõ 62 4 3,23 <0,05
Không biết và biết ít 528 81 15,72
Phòng bệnh
Biết khá đầy đủ và biết rõ 71 8 5,63 <0,05
Không biết và biết ít 519 77 15,61
Điều trị
Biết khá đầy đủ và biết rõ 100 10 10,00 >0,05
Không biết và biết ít 480 75 15,31
Nhận xét: Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi nhận thấy có kiến thức tốt về tác hại đường lây truyền và các 
biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ nhiễm với p<0,05.
3.3.4. Hành vi liên quan tới nhiễm giun sán đường tiêu hoá
Bảng 6. Kết quả khảo sát các hành vi liên quan đến tình hình nhiễm GSĐTH
Hành vi Số XN
Nhiễm giun chung
P
n Tỷ lệ (%)
Ăn rau sống Có 534 82 15,36
>0.05
Không 46 3 06,52
Ăn quà vặt Có 375 48 12,80
> 0,05
Không 215 37 17,21
Tập quán ăn uống 
(ăn gỏi cá, bò tái, 
nem chua..) 
Có 346 73 21,10
Không 244 12 4,92 <0,05
Uống nước lã Có 207 37 17,87
> 0,05
Không 387 48 12,40
Không rửa tay Có 38 17 44,74
< 0,05Không 552 68 12,32
Đi chân đất
Có 468 62 13,25
> 0,05
Không 122 18 14,75
Không tẩy giun 
định kỳ
Có 90 2 2,22
< 0,05
Không 500 83 16,60
67
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: Khảo sát các hành vi liên quan đến tỷ 
lệ nhiễm ký sinh trùng, chúng tôi nhận thấy tập quán 
ăn uống, không rửa tay và không tẩy giun định kỳ 
làm tăng nguy cơ nhiễm GSĐTH có ý nghĩa thống kê 
với p< 0,05.
4. BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 
được tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá chung 
là 14,1%. Trong đó nhiễm giun móc chiếm tỷ lệ cao 
nhất là 8,5%, tiếp theo là giun tóc với tỷ lệ 4,3%. Từ 
kết quả này chúng tôi nhận thấy, nhiễm giun tròn 
đường tiêu hoá thường không có triệu chứng rõ 
ràng, riêng giun móc thường gây thiếu máu, giun tóc 
cũng gây thiếu máu và tiêu chảy giống lỵ có lẽ là lý 
do khiến bệnh nhân đến khám. Vì vậy để có tỷ lệ 
nhiễm chính xác cần có các điều tra ở cộng đồng. 
Ngoài ra khảo sát những biến đổi của các chỉ số công 
thức máu ở những bệnh nhân nhiễm giun móc, giun 
tóc cũng cần thiết để tránh bỏ sót chẩn đoán trên 
lâm sàng. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận ở đây là có 
sự xuất hiện của bệnh sán lá gan bé lây nhiễm phụ 
thuộc nhiều vào tập quán ăn uống hơn là vệ sinh ăn 
uống và vệ sinh môi trường như các giun truyền qua 
đất khác, mà các nghiên cứu trước đây của chúng tôi 
năm 1999 và năm 2008 đều không ghi nhận trường 
hợp nào [1,2]. Vì vậy cần lưu ý các trường hợp lâm 
sàng viêm đường mật hay xơ hoá đường mật có nguy 
cơ bị bỏ sót chẩn đoán dễ đưa đến hậu quả ung thư 
đường mật sau này [7]. Nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun 
giữa nam và nữ nhưng cao ở tuổi lao động và người 
lớn tuổi hơn trẻ em tuổi học đường. Kết quả là do 
trẻ em tuổi học đường được tẩy giun định kỳ bằng 
mebendazole 500mg liều duy nhất theo khuyến cáo 
của WHO. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: để 
phòng chống nhiễm giun sán triệt để cần phải tẩy 
giun định kỳ cho cả cộng đồng. Đồng thời để phòng 
chống nhiễm giun sán hiệu quả, khảo sát kiến thức 
về phòng bệnh, đường lây và tác hại của GSĐTH để 
có kết hoặc giáo dục sức khoẻ phù hợp.
Mặt khác, nhiễm GSĐTH được Tổ chức Y tế thế 
giới xếp vào nhóm bệnh Nhiệt Đới bị lãng quên 
(Neglected tropical diseases: NTDs). Vì vậy khảo sát 
các dấu chứng gợi ý để chẩn đoán nhiễm GSĐTH đặc 
biệt là tình trạng thiếu máu hay viêm đường mật, 
xơ hoá đường mật là rất quan trọng. Kết quả Bảng 
3 khảo sát sự biến đổi các chỉ số công thức máu của 
bệnh nhân nhiễm giun móc, giun tóc và sán lá gan 
bé cho thấy tăng bạch cầu ưa acid là dấu hiệu gợi ý 
của nhiễm GSĐTH, tránh các chẩn đoán nhầm như: 
bệnh bạch cầu cấp đối với nhiễm sán lá gan bé, bệnh 
leucemia ở bệnh nhân nhiễm giun móc. Đặc biệt đối 
với sán lá gan bé, theo dõi chỉ số bạch cầu ưa acid 
còn giúp đánh giá đáp ứng điều trị. Kết quả đánh 
giá tình trạng thiếu máu ở Bảng 4 cho thấy nhiễm 
giun móc và hoặc giun tóc có 16,1% bệnh nhân có 
tình trạng thiếu máu nhược sắc nhẹ. Các bệnh nhân 
khác tuy không thiếu máu nhưng các chỉ số hồng 
cầu đều thấp hơn nhóm người bình thường. Từ kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân 
có tình trạng thiếu máu nhược sắc nhẹ hoặc không 
thiếu máu nhưng các chỉ số hồng cầu ở mức độ 
thấp trong giới hạn bình thường kết hợp với tăng 
hoặc không bạch cầu ưa acid thì cần nghĩ đến nhiễm 
GSĐTH để tránh bỏ sót chẩn đoán.
Khảo sát điều kiện vệ sinh chung, kiến thức, 
và hành vi liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh 
trùng sẽ hữu ích cho công tác phòng chống nhiễm 
GSĐTH. Kết quả Bảng 5 và Biểu đồ 1 cho thấy: đa số 
đối tượng nghiên cứu có tình trạng vệ sinh chung 
tốt với tỷ lệ có nước sạch để dùng và hố xí hợp vệ 
sinh rất cao. Điều này giải thích tỷ lệ nhiễm GSĐTH 
thấp hơn các nghiên cứu của chúng tôi trước đây 
[1,2]. Từ kết quả phỏng vấn (Bảng 5) chúng tôi nhận 
thấy có kiến thức tốt về tác hại đường lây truyền 
và các biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường 
tiêu hoá có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ nhiễm với p<0,05. 
Khảo sát các hành vi liên quan đến tỷ lệ nhiễm ký 
sinh trùng (Bảng 6) , chúng tôi nhận thấy tập quán 
ăn uống, không rửa tay và không tẩy giun định kỳ 
làm tăng nguy cơ nhiễm GSĐTH có ý nghĩa thống kê 
với p<0,05. Từ đó chúng tôi nhận thấy,những hiểu 
biết về đường lây tác hại của GSĐTH chưa được đầy 
đủ kết hợp hành vi nguy cơ có tỷ lệ rất cao đã lý giải 
tình trạng nhiễm GSĐTH của những bệnh nhân này. 
Vì vậy để phòng chống nhiễm GSĐTH hiệu quả cần 
kết hợp các yếu tố sau: tẩy giun định kỳ cho cả cộng 
đồng có tỷ lệ nhiễm giun cao, lưu ý dấu chứng gợi ý 
chẩn đoán nhiễm GSĐTH trên lâm sàng và giáo dục 
sức khoẻ phòng bệnh giun sán cho cả cộng đồng.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đường 
ruột ở khoa Ký sinh trùng Trường Đại học Y Dược 
Huế trong thời gian 12 tháng (3/2015 đến 2/2016), 
chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1. Tỉ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột 
ở bệnh nhân đến khám tại khoa ký sinh trùng của 
bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế như sau:
Tỷ lệ nhiễm giun sán chung là 14,1%. Trong đó 
nhiễm giun đũa là 0,9%, giun móc: 8,5%, giun tóc 
4,3%, giun kim 0,3%. Nhiễm sán dây (Taenia sp.) 
là 0,3%, sán lá gan bé là 0,9%. Trong đó cũng có 1 
trường hợp nhiễm phối hợp giun đũa và giun tóc, 1 
trường hợp giun móc và sán lá gan bé, 4 trường hợp 
giun móc và giun tóc.
2. Đánh giá sự thay đổi công thức máu của bệnh 
nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột trước và sau 
khi điều trị: 
- Có 100% bệnh nhân nhiễm sán lá gan bé có 
bạch cầu ưa acid tăng và giảm rõ sau 1 tháng đáp 
ứng điều trị.
- Có 53% bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc 
68
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 4 - tháng 8/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
gium tóc có tăng bạch cầu ưa acid nhưng với chỉ 
số thấp hơn nhiễm sán lá gan bé và giảm về bình 
thường sau đáp ứng điều trị.
- Chỉ có bệnh nhân nhiễm giun móc và hoặc giun 
tóc là có thiếu máu nhược sắc nhẹ, với tỷ lệ trường 
hợp có thiếu máu nhược sắc nhẹ từng loại là: giun 
móc 18,8%, giun tóc 13,3%. Tuy nhiên những bệnh 
nhân nhiễm giun móc và hoặc giun tóc khác có các 
trị số hồng cầu thấp hơn so với trị số hồng cầu trung 
bình của nhóm chứng.
3. Các yếu tố liên quan đến tình hình nhiễm ký 
sinh trùng đường ruột: Rất ít bệnh nhân có kiến 
thức đầy đủ về đường lây tác hại và phòng bệnh ký 
sinh trùng với hành vi nguy cơ nhiễm ký sinh trùng 
đường ruột như sau:
+ Có kiến thức tốt về tác hại, đường lây và cách 
dự phòng làm giảm nguy cơ nhiễm GSĐTH.
+ Các hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm GSĐTH là 
tập quán ăn uống, không rửa tay trước khi ăn, sau 
khi đi vệ sinh và không tẩy giun định kỳ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Nữ Phương Anh, Phạm Văn Lình, Trương 
Quang Ánh, Nghiên cứu dịch tễ học nhiễm KST đường ruột 
ở phường Phú Cát TP Huế. Tạp chí Y học TPHCM, p.101- 
107, Số đặc biệt Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các 
Trường Đại học Y Dược Việt nam lần thứ X, phụ bản tập 4 
số 2 năm 2000.
2. Ngô Thị Minh Châu, Nghiên cứu tình hình nhiễm ký 
sinh trùng đường ruột và các yếu tố liên quan ở học sinh 
trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi, TP Huế, Luận văn 
Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược Huế, 2008
3. Nguyễn Thị Việt Hòa và cs (2005), “ Nghiên cứu ảnh 
hưởng của quá trình tẩy giun hàng loạt đến sự phát triển 
thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi)”, công trình NCKH, 
báo cáo tại hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành sốt 
rét-kst-côn trùng giai đoạn 2001-2005, tập II, viện SR-KST-
CTTW, NXB y học Hà Nội
4. Esrey SA, Potash JB, Roberts L, Shiff C., Effects 
of improved water supply and sanitation on ascariasis, 
diarrhoea, dracunculiasis, hookworm infection, 
schistosomiasis, and trachoma. Bull World Health 
Organization. 1991;69:609–21.
5. Jia TW, Melville S, Utzinger J, King C, Zhou XN., Soil-
transmitted helminth reinfection after drug treatment: a 
systematic review and meta-analysis., PLoS Negl Trop Dis. 
2012;6:e1621. 
6. Levecke B, Montresor A, Albonico M. et al, 
Assessment of anthelmintic efficacy of mebendazole in 
school children in six countries where soil-transmitted 
helminths are endemic., PLoS Negl Trop Dis. 2014 Oct 
9;8(10):e3204
7. Pearson R. D. et al., Principles and Practice of 
Clinical Parasitology., John Wiley & Sons Ltd (2001), p. 
408-414, 568-573.
8. Steinmann P., Jurg Utzinger et al., Efficacy of Single-
Dose and Triple-Dose Albendazole and Mebendazole 
against Soil-Transmitted Helminths and Taenia spp.: A 
Randomized Controlled Trial., PLoS ONE 6(9): e25003
9. Yapi RB et al., Bayesian risk profiling of soil-
transmitted helminth infections and estimates of 
preventive chemotherapy for school-aged children in Côte 
d’Ivoire., Parasit Vectors. 2016; 9: 162.
10. WHO, Preventive chemotherapy in human 
helminthiasis: coordinated use of anthelminthic 
drugs in control: a manual for health professionals 
and programme managers. Geneva: World Health 
Organization; 2006. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ti_le_nhiem_ky_sinh_trung_duong_ruot_su_thay_doi.pdf