Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân huyện Nam đông - Thừa thiên huế

Sự cảm nhận màu sắc (còn gọi là sắc giác) là một quá trình phức tạp. Chúng ta thường có sự thống nhất về màu sắc vì có hệ thụ cảm màu sắc và hệ thần kinh sắc giác giống nhau. Sự bất thường của một trong hai hệ thống trên sẽ dẫn đến bất thường sắc giác. Các bất thường sắc giác thường gặp nhất là các dạng mù màu đỏ, mù màu lục. Dạng mù màu vàng xanh rất hiếm gặp, phần lớn do mắc phải. Mù hoàn toàn mọi màu sắc cũng rất hiếm gặp, những người này chỉ cảm nhận được ánh sáng với mức độ sáng, tối khác nhau [1,2,3].

Sự bất thường này gây ra những khó khăn trong sinh hoạt như chọn hoa trái hay các đồ vật theo màu sắc, nhận ra các đèn báo giao thông. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng tới thành tích học tập và sự phát triển nhận thức của trẻ em. Trong những ngành nghề không hạn chế những người có sắc giác bất thường thì những người mù màu thường gặp khó khăn nhiều hơn trong những công việc liên quan đến màu sắc (thợ sửa điện, cảnh sát giao thông, nhân viên cứu hộ .). Việc phát hiện ra người bị bất thường sắc giác có ý nghĩa thực tế giúp cho chính người bệnh tránh được những nghề nghiệp không thích hợp. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu sắc giác đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về sắc giác còn chưa nhiều. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu có hệ thống tình hình sắc giác của cư dân Thừa Thiên Huế đồng thời góp phần vào chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân Huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế “, nhằm mục đích:

- Phát hiện các khuyết tật sắc giác ở cộng đồng cư dân một số xã thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Góp phần nghiên cứu các đặc điểm sinh lý di truyền của khuyết tật sắc giác trong mối liên quan với giới và độ biểu hiện kiểu hình của khuyết tật.

 

doc 9 trang dienloan 6080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân huyện Nam đông - Thừa thiên huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân huyện Nam đông - Thừa thiên huế

Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân huyện Nam đông - Thừa thiên huế
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 29, 2005
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẮC GIÁC Ở CƯ DÂN 
HUYỆN NAM ĐÔNG - THỪA THIÊN HUẾ
 Nguyễn Thị Mai Dung, Phan Anh
 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
 Trần Thị Liên
Trường Đại học Y Hà Nội
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cảm nhận màu sắc (còn gọi là sắc giác) là một quá trình phức tạp. Chúng ta thường có sự thống nhất về màu sắc vì có hệ thụ cảm màu sắc và hệ thần kinh sắc giác giống nhau. Sự bất thường của một trong hai hệ thống trên sẽ dẫn đến bất thường sắc giác. Các bất thường sắc giác thường gặp nhất là các dạng mù màu đỏ, mù màu lục. Dạng mù màu vàng xanh rất hiếm gặp, phần lớn do mắc phải. Mù hoàn toàn mọi màu sắc cũng rất hiếm gặp, những người này chỉ cảm nhận được ánh sáng với mức độ sáng, tối khác nhau [1,2,3]. 
Sự bất thường này gây ra những khó khăn trong sinh hoạt như chọn hoa trái hay các đồ vật theo màu sắc, nhận ra các đèn báo giao thông... Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng tới thành tích học tập và sự phát triển nhận thức của trẻ em. Trong những ngành nghề không hạn chế những người có sắc giác bất thường thì những người mù màu thường gặp khó khăn nhiều hơn trong những công việc liên quan đến màu sắc (thợ sửa điện, cảnh sát giao thông, nhân viên cứu hộ ...). Việc phát hiện ra người bị bất thường sắc giác có ý nghĩa thực tế giúp cho chính người bệnh tránh được những nghề nghiệp không thích hợp. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu sắc giác đã được thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về sắc giác còn chưa nhiều. Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu có hệ thống tình hình sắc giác của cư dân Thừa Thiên Huế đồng thời góp phần vào chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu tình hình sắc giác ở cư dân Huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế “, nhằm mục đích:
- Phát hiện các khuyết tật sắc giác ở cộng đồng cư dân một số xã thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Góp phần nghiên cứu các đặc điểm sinh lý di truyền của khuyết tật sắc giác trong mối liên quan với giới và độ biểu hiện kiểu hình của khuyết tật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sắc giác được tiến hành qua điều tra sàng lọc 1592 cư dân gồm 769 nam và 823 nữ thuộc các xã Thượng Nhật, Hương Giang huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu [5, 6]
2.2.1. Phương pháp điều tra sàng lọc
Mỗi người được đọc thử nghiệm qua 21 test các chữ số giả đa sắc trên biểu mẫu của Ishihara (1998). Mỗi test đọc không quá 3 giây. Các bảng mẫu được đặt vuông góc với tầm nhìn và cách xa mắt khoảng 75 cm. Các kết quả đọc được ghi lại theo biểu mẫu điều tra.
Đánh giá kết quả và phân loại sắc giác theo tiêu chuẩn của Ishihara:
- Nếu đọc được 17 tiêu bản trở lên một cách đúng và bình thường thì sắc giác người đó được coi là bình thường.
	- Nếu chỉ có 13 hay <13 tiêu bản được đọc đúng và bình thường thì sắc giác người đó được coi như có sự thiếu hụt sắc giác.
- Ngoài ra trong khi xem xét các tiêu bản số 18, 19, 20, 21 chỉ những người đọc là 5, 2, 45 và 73 và đọc nó dễ dàng hơn số trên các tiêu bản 14, 10, 13và 17 được ghi nhận là bất thường.
2.2.2. Phương pháp phân biệt mù màu đỏ và mù màu lục:
Những người có bất thường sắc giác phải thử thêm 4 test để phân loại dạng mù màu là mù màu đỏ hay mù màu lục hay mù cả hai màu đỏ và lục. Xếp loại mù màu đỏ (hoặc lục) ở dạng hoàn toàn hay dạng mù màu không hoàn toàn thể nhẹ.
2.2.3. Phương pháp đánh giá người mù hoàn toàn mọi màu sắc.
Những người mù hoàn toàn mọi màu sắc thì không đọc được đúng bất kỳ con số nào trong mọi tiêu bản, trừ tiêu bản số 1 mà mọi người bình thường và bất thường sắc giác đều đọc được.
2.2.4. Phương pháp xác suất thống kê áp dụng trong sinh học:[5]
Các kết quả thu được được phân tích theo phương pháp xác suất thống kê áp dụng trong di truyền quần thể. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình sắc giác chung ở cư dân nghiên cứu:
Điều tra sàng lọc 1592 cư dân các xã Thượng Nhật, Hương Giang thuộc huyện miền núi Nam Đông gồm 769 cư dân nam chiếm tỷ lệ 48,30% và 823 cư dân nữ chiếm tỷ lệ 51,70%, so với tỷ lệ giới chung của quần thể trong tự nhiên thì không khác về bản chất và vì vậy có thể đại diện cho quần thể tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Kết quả về tình hình sắc giác chung ở cư dân được trình bày trong bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Tình hình sắc giác chung của cư dân huyện Nam Đông
Đối tượng
Nam
Nữ
S
Sắc giác
n
% trong nam
n
% trong nữ
n
%
Tổng số cư dân nghiên cứu
769
100
823
100
1592
100
Sắc giác bình thường 
737
95,84±1,41
812
98,66±0,79 
1549
97,30±0,80 
Sắc giác bất thường
32
4,16±1,41
11
1,34±0,79
43
2,70±0,80
Qua bảng 3.1 cho thấy: trong tổng số 1592 cư dân nghiên cứu có 1549 cư dân có sắc giác bình thường chiếm 97,30±0,80% và 43 trường hợp có bất thường sắc giác chiếm 2,70±0,80%. 
- Trong số 769 cư dân nam có 737 trường hợp có sắc giác bình thường chiếm 95,84±1,41% tổng số nam và 32 nam có bất thường sắc giác chiếm 4,16±1,41% trong tổng số nam. 
- Trong số 823 cư dân nữ có 812 cư dân có sắc giác bình thường chiếm 98,66±0,79 % trong nữ và 11 nữ có bất thường sắc giác chiếm 1,34±0,79% trong tổng số nữ. 
- Tần suất bất thường sắc giác ở giới nam ở khu vực nghiên cứu này cao hơn ở nữ và sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê (çeç= 6,50 > 1,96). 
Bất thường sắc giác gặp ở các dạng khác nhau gồm: 10 trường hợp suy yếu sắc giác và 33 trường hợp khuyết tật các loại. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Phân loại bất thường sắc giác của cư dân huyện Nam Đông
Đối tượng
Nam
Nữ
S
Sắc giác
n1
% trong nam
n2
% trong nữ
n
%
Tổng số cư dân nghiên cứu
769
100
823
100
1592
100
SG bất thường
SG 
Suy yếu 
5
0,65±0,57
5
0,61±0,53 
10
0,63±0,39
khuyết tật SG
27
3,51±1,30
6
0,73±0,58 
33
2,07±0,53
S
32
4,16±1,41
11
1,34±0,79
43
2,70±0,70
Qua bảng 3.2 cũng cho thấy:
- Có 5 nam suy yếu sắc giác chiếm 0,65±0,57% và 27 trường hợp nam khuyết tật sắc giác chiếm 3,51±1,30% tổng số nam.
- Dạng suy yếu sắc giác ở nữ chiếm 0,61±0,53% (5 trường hợp) trong nữ và 6 trường hợp nữ bị khuyết tật các loại chiếm 0,73±0,58 %.
3.2. Tần suất các loại khuyết tật sắc giác trong từng giới cư dân:
Qua phân tích cho thấy 33 cư dân có khuyết tật sắc giác gồm 27 nam và 6 nữ. Các khuyết tật thuộc các dạng khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3 
Bảng 3.3: Tần suất các loại khuyết tật sắc giác trong từng giới dân cư
Các dạng khuyết tật
Nam
Nữ
n
% trong nam
n
% trong nữ
n
%
Số cư dân NC
769
100
823
100
1592
100
MHTMM
2
0,26±0,36
0
0,00±0,00
2
0,13±0,18
KTĐL
MĐL
20
2,60±1,12
5
0,61±0,53
25
1,57±0,61
ML
5
0,65±0,57
1
0,12±0,24
6
0,38±0,30
MĐ
0
0,00±0,00
0
0,00±0,00
0
0,00±0,00
Tổng số CD KT
27
3,51±1,30
6
0,73±0,58
33
2,07±0,53
Qua bảng 3.3 cho thấy trong số 27 trường hợp nam bị khuyết tật sắc giác có 2 người mù hoàn toàn mọi màu chiếm 0,26 ± 0,36%; 20 cư dân mù cả hai màu đỏ-lục chiếm 2,60 ± 1,12%; Dạng chỉ mù màu lục là 5 người chiếm 0,65 ± 0,57% trong tổng số nam. Không gặp cư dân mù màu đỏ ở nhóm nghiên cứu này.
Trong số 6 nữ bị khuyết tật sắc giác có 5 trường hợp mù cả hai màu đỏ lục chiếm 0,61 ± 0,53%; 1 trường hợp bị mù màu lục chiếm 0,12 ± 0,24% trong tổng số nữ. Không gặp các trường hợp mù màu đỏ và mù hoàn toàn mọi màu trong nhóm nghiên cứu này. Bảng 3.3 cũng cho thấy trong các dạng khuyết tật sắc giác ở nghiên cứu này dạng mù cả hai màu đỏ lục và chỉ mù màu lục chiếm tỷ lệ cao ở nam và cao hơn rất nhiều ở nữ.
3.3. Tỷ lệ phân bố của từng loại khuyết tật mù màu đỏ và mù màu lục
Phân tích 31 trường hợp mù đỏ, lục cho thấy: có 25 trường hợp mù cả hai màu đỏ+lục; 6 trường hợp chỉ mù màu lục, nên tổng số các trường hợp mù màu lục là 31. Trong 31 trường hợp mù màu lục có 7 trường hợp mù màu lục hoàn toàn và 24 trường hợp mù màu lục không hoàn toàn. 
Tương tự đối với khuyết tật mù màu đỏ gồm 25 trường hợp mù cả hai màu đỏ+lục và 0 trường hợp chỉ mù màu đỏ, nên tổng số các trường hợp mù màu đỏ là 25. Trong đó có 3 trường hợp mù màu đỏ hoàn toàn và 22 trường hợp mù màu đỏ không hoàn hoàn toàn. Kết quả phân loại được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. .Tỷ lệ các dạng mù màu trong số người mù màu đỏ và mù màu lục
Nam
Nữ
å
n1
%
n2
%
n
%
Mù màu lục
25
80,65±13,91
6
19,35±13,91
31
100
MLHT
7
22,58±14,72
0
0,00
7
22,58±14,72
MLKHT
18
58,06±17,37
6
19,35±13,91
24
77,42±14,72
Mù màu đỏ
20
80,00±15,68
5
20,00±15,68
25
100
MĐHT
3
12,00±12,74
0
0,00
3
12,00±12,74
MĐKHT
17
68,00±18,29
5
20,00±15,68
22
88,00±12,74
Tỷ lệ biểu hiện các dạng mù màu trong số người mù màu đỏ và mù màu lục qua bảng 3.4 cho thấy: dạng mù màu lục không hoàn toàn ở nam chiếm tỷ lệ cao (58,06%) so với mù màu lục hoàn toàn (22,58%) và cao hơn các tỷ lệ này ở nữ: tỷ lệ người mù lục không hoàn toàn là 19,35% và không có trường hợp nào mù màu lục hoàn toàn. 
Đối với dạng mù màu đỏ: ở nam giới dạng mù màu đỏ không hoàn toàn chiếm 68,00%, còn dạng mù màu đỏ hoàn toàn chiếm 12,00%. Ở nữ 20,00% các trường hợp mù màu đỏ không hoàn toàn. Không có trường hợp nào bị mù màu đỏ hoàn toàn.
3.4. Kết quả nghiên cứu ở cư dân có sắc giác bình thường:
Dựa vào số lượng các tiêu bản đọc đúng và sai theo tiêu chuẩn bảng màu của Ishihara để đánh giá, phân loại khả năng sắc giác của cư dân có sắc giác bình thường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Khả năng sắc giác của cư dân có sắc giác bình thường
Sắc giác
Nam
Nữ
TC
n
% trong nam
n
% trong nữ
n
%
Tinh tường
386
52,37±3,60
469
57,75±3,40
855
55,20±2,48
Tốt
207
28,09±3,24
212
26,10±3,02
419
27,05±2,21
Khá
120
16,28±2,67
104
12,81±2,30
224
14,46±1,75
Trung bình
24
3,26±1,28
27
3,33±1,23
51
3,29±0,89
Tổng số
737
100
812
100
1549
100
Qua bảng 3.5 cho thấy trong số 1549 cư dân có sắc giác bình thường có 855 cư dân có sắc giác tinh tường chiếm 55,20±2,48%, 419 cư dân có sắc giác tốt chiếm 27,05±2,21%, 224 cư dân có sắc giác khá chiếm 14,46±1,75% và 51 cư dân có sắc giác trung bình chiếm 3,29±0,89% 
Qua bảng 3.5 cũng cho thấy ở nam giới trong 737 cư dân sắc giác bình thường có 386 trường hợp sắc giác tinh tường chiếm 52,37±3,60% trong nam. Trường hợp sắc giác tốt có 28,09 ± 3,24 % trong nam (207 người), 120 cư dân sắc giác khá chiếm 16,28 ± 2,67 % nam, 24 cư dân có sắc giác trung bình chiếm 3,26 ± 1,28% trong tổng số nam có sắc giác bình thường.
Ở nữ giới trong 812 trường hợp có sắc giác bình thường có 469 cư dân có sắc giác tinh tường chiếm 57,75 ± 3,40%. Sắc giác tốt gồm 212 trường hợp chiếm 26,10±3,02% trong nữ có sắc giác bình thường. Sắc giác khá có 104 cư dân chiếm 12,81±2,30%, 27 nữ có sắc giác trung bình chiếm 3,33±1,23% trong tổng số nữ sắc giác bình thường.
IV. KẾT LUẬN
Qua điều tra sắc giác trên 1592 cư dân huyện Nam Đông gồm 769 nam và 823 nữ chúng tôi rút ra được một số kết luận sau :
1. Tần suất bất thường sắc giác ở nam là 4,16±1,41% trong đó: suy yếu sắc giác là 0,65±0,57%, khuyết tật sắc giác các loại là 3,51±1,30%. 
2. Ở nữ bất thường sắc giác chiếm 1,34±0,79% trong đó suy yếu sắc giác chiếm 0,61±0,53%, khuyết tật sắc giác các loại là 0,73±0,58%.
3. Trong các dạng khuyết tật sắc giác ở nam thì khuyết tật mù cả hai màu đỏ lục có tần suất cao nhất (2,60±1,12%), dạng mù lục chiếm tần suất thấp hơn (0,65±0,57%) và không gặp dạng chỉ mù đỏ trong nghiên cứu này. 
4. Ở nữ khuyết tật đỏ lục chiếm tần suất (0,61±0,53), dạng chỉ mù màu lục là (0,12±0,24%) và không có trường hợp nào chỉ mù màu đỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Liên. Tình hình bất thường sắc giác do các gen lặn liên kết nhiễm sắc thể X chi phối trong điều tra sơ bộ ở xã Liên Ninh. Hình thái học, T2, Số 2 (1992) 11-13
Trần Thị Liên, Vũ Thị Nhát. Tình hình bất thường sắc giác do các gen lặn liên kết nhiễm sắc thể X chi phối trong điều tra ở Kim Bảng. (Trong đề tài chung "Môi trường-sức khỏe và môi trường bệnh tật" đề tài độc lập cấp nhà nước do PGS. Tôn Thất Bách chủ nhiệm đề tài) (1996)
Trần Thị Liên. Điều tra các bất thường sắc giác do các gen lặn liên kết nhiễm sắc thể X chi phối ở người Việt khu vực Hà Nội. Di truyền học và ứng dụng, 1 (1996) 15-21.
Lê Khánh Trai, Hoàng Hữu Như. Ứng dụng xác suất thống kê trong Y, Sinh học. NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (1979)
Ishihara S. Ishihara’s test for colour - blindness. Kanehara & Co., LTD. Tokyo Japan (1990).
Ishihara S. The series of plates designed as a test for colour - blindness. Kanehara & Co., LTD. Tokyo Japan (1990) 1-6.
TÓM TẮT
	Qua điều tra sắc giác trên 1592 cư dân huyện Nam Đông gồm 769 nam và 823 nữ chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
1. Tần suất bất thường sắc giác ở nam là 4,16±1,41% trong đó: suy yếu sắc giác là 0,65±0,57%, khuyết tật sắc giác các loại là 3,51±1,30%. 
2. Ở nữ bất thường sắc giác chiếm 1,34±0,79% trong đó suy yếu sắc giác chiếm 0,61±0,53%, khuyết tật sắc giác các loại là 0,73±0,58%.
3. Trong các dạng khuyết tật sắc giác ở nam thì khuyết tật mù cả hai màu đỏ lục có tần suất cao nhất (2,60±1,12%), dạng mù lục chiếm tần suất thấp hơn (0,65±0,57%) và không gặp dạng chỉ mù đỏ trong nghiên cứu này. 
4. Ở nữ khuyết tật đỏ lục chiếm tần suất (0,61±0,53), dạng chỉ mù màu lục là (0,12±0,24%) và không có trường hợp nào chỉ mù màu đỏ.
THE COLOUR VISION DEFICIENCIES AMONG THE PEOPLE FROM NAM DONG DISTRICT OF THUA THIEN HUE
 Nguyen Thi Mai Dung, Phan Anh
 College of Sciences, Hue University
 Tran Thi Lien 
 Ha Noi Medical College
SUMMARY
1592 people from Nam Dong Distric (769 males and 823 females) were tested with ISHIHARA chromatic plates to distinguish the subjects' colour vision deficiencies (CVD) from normal people (CVD, whichh includes total colour blindness, red-green blindness; red blindness, and green blindness). 
The results were:
- Frequency of CVD in men among man group is 4.16±1.41%
- Frequency of CVD women among woman group is 1.34±0.79%
- Among 3 types of red-green blindness, the red-green is of a higher frequency in comparison with the one of green blindness and red blindness. 

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_tinh_hinh_sac_giac_o_cu_dan_huyen_nam_dong_thua_t.doc